he tuan hoan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3: Hệ tuần hoàn và tiến hóa của hệ tuần hoàn:

1. vai trò, chức năng của hệ tuần hoàn:

Trong quá trình sống, cơ thể động vật luôn luôn có nhu cầu về chất dinh dưỡng và oxi. Các quá trình trao đổi chất xẩy ra trong tất cả các tế bào của cơ thể đòi hỏi phải được cung cấp liên tục chất dinh dưỡng và oxi, đồng thời phải thải ra khỏi cơ thể các sản phẩm cảu quá trình trao đổi chất và C02. Nhu cầu này phải được cung cấp 1 cách liên tục, không thể gián đoạn. Việc thực hiện chức năng này là nhờ hệ tuần hoàn

2. cấu trúc sinh học của hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn gồm tin và hệ mạch – là con đường lưu thông máu và các dịch thể đến mô và các cơ quan trong cơ thể.

Tim là nơi chứa đựng, co bóp, bơn và đẩy máu vào động mạch để đưa máu đi đến các cơ quan trong cơ thể. Nó là 1 khối cơ động được bao bởi màng tim. Trong tim có các van tim và các nút, tim được cấu tạo bởi lớp cơ đặc biệt và dày. Tim có nhiều kiểu khác nhau tùy từng nhóm, loài.

Hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Động mạch là hệ thống dẫn máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể, được cấu tạo bởi 3 lớp đồng tâm: lớp nội mô trong cùng gồm các tế bào dẹp gắn trên màng mỏng, lớp cơ trơn ở giữa gồm cơ vòng, cơ dọc, cơ trơn và cơ đàn hồi, ngoài cùng là lớp mô liên kết sợi xốp

Động mạch được chia làm 3 loại: động mạch chun, động mạch cơ và các tiểu động mạch. Tiết diện của động mạch càng gần tim càng lớn, càng xa tim cang nhỏ và phân nhánh nhiều. chiều máu chảy trong động mạch là chiều phân ly.

Tĩnh mạch là hệ thống dẫn máu từ mô và cơ quan về tim, có cấu tạo giống động mạch nhưng có thành mỏng hơn và tĩnh mạch có các van tĩnh mạch để cho máu chảy theo 1 chiều mà không theo chiều ngược lại.

Mao mạch là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch, là mạng lưới các mạch nhỏ tận cùng của tiểu động mạch, có màng rất mỏng phân nhánh đến các cơ quan trong cơ thể.

Máu chảy trong thành mạch nhờ sức hút và lực đẩy cảu tim và sự co giãn mạch do vận động của cơ.

Trong mạch máu luôn chảy theo chiều từ tim đến động mạch, mao mạch, đến tĩnh mạch rồi trở về tim. Nếu như tim ngừng đập và máu ngừng chảy trong hệ tuần hoàn thì cơ thể bị cheert.

3. sự tiến hóa của hệ tuần hoàn

Trong quá trình phát triển chủng loại, hệ tuần phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín, từ hệ tuần hoàn đơn 1 vòng tuần hoàn đến hệ tuần hoàn kép 2 vòng tuần hoàn.

ở các nhóm động vật nguyên sinh, thân lỗ, ruột khoang, sứa lược, giun dẹp chưa có hệ tuần hoàn. Sự vận chuyển các chất trong cơ thể nhờ vào sựu chuyển động của các dịch hoặc các xoang nhỏ trong cơ thể.

ở giun vòi lần đầu tiên xuất hiện hệ tuần hoàn kín có cấu trúc gồm 3 mạch, 1 mạch lưng và 2 mạch bên. Mạch lưng cho máu đi từ sau ra trước, mạch bên cho máu đi từ trước ra sau, giữa mạch lưng và mạch bên có các mạch ngang.

ở giun đốt xuất hiên 2 mạch chính là mạch lưng và mạch bụng, mạch lưng cho máu đi từ sau ra trước, mạch bụng cho máu đi từ trước ra sau, giữa mạch lưng và mạch bụng có 5 – 7 đôi mạch ngang, gốc của chúng phình to tạo thành các đôi tim bên

ở chân khớp có hệ tuần hoàn hở, có cấu trúc gồm ống tim nằm ở lưng, mỗi ống tim có nhiều túi tim, mỗi túi tim có van ngược chiều cho máu đi từ sau ra trước và đi từ ngoài vào trong.

ở thân mềm có hệ tuần hoàn hở, tim có 2-4 ngăn phân thành tâm thất và tâm nhĩ riêng biệt.

ở cá sụn tim có 2 ngăn và có thêm côn động mạch, có 5 đôi động mạch đến và rời mang.

ở cá xương tim có 2 ngăn, có thêm bầu động mạch, có 4 đôi động mạch đến và rời mang.

ở lưỡng cư tim 3 ngăn, các cung động mạch chưa tách biệt

ở bò sát tim 3 ngăn nhưng có vách hụt (trừ cá sấu) các cung động mạch tách rời nhau.

ở chim và thú tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn hoản chỉnh tách rồi nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro