heeeeeeeeee

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biến chuyển cách mạng căn bản và khẳng định lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như "một quá trình lịch sử - tự nhiên". Thực tế lịch sử nhân loại đã có năm hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau.

Trên cơ sở khái niệm chung về hình thái kinh tế - xã hội, chúng ta có khái niệm cụ thể hơn về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn so với cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản; có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hoá ngày càng cao.

2 Phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã có những luận điểm khoa học về phân kỳ các giai đoạn phát triển trong quá trình hình thành và hoàn thiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Có thể nêu khái quát các luận điểm cơ bản đó như sau:

a) Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Đó là:

- "Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản" (hay "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản"). Sau này Lênin và các đảng cộng sản gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa xã hội" (hay "xã hội xã hội chủ nghĩa").

- "Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản". Sau này Lênin và các đảng cộng sản gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa cộng sản" (hay xã hội cộng sản chủ nghĩa).

- "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia... một thời kỳ quá độ chính trị..., chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản", và C. Mác gọi thời kỳ quá độ này bằng hình tượng: "những cơn đau đẻ kéo dài" để cho chủ nghĩa xã hội lọt lòng từ xã hội cũ mà ra...

b) V.I. Lênin cũng nêu lại cách diễn đạt hình tượng về quá trình ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu, đó là:

I. Những cơn đau đẻ kéo dài (tức là thời kỳ quá độ).

II. Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

III. Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa1 .

V.I. Lênin còn cụ thể hoá và phát triển thêm quan điểm phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông gọi "giai đoạn thấp" là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội); "giai đoạn cao" là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản); đặc biệt là phát triển lý luận về "thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội"

Để chuyển từ xã hội TBCN lên xã hội XHCN cần phải trải qua một thời kỳ quá độ nhất định. Tính tất yếu của TKQĐ lên CNXH được lý giải từ các căn cứ sau đây:

- Một là, CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu TBCN về các tư liệu sản xuất; dựa trên chế độ áp bức và bóc lột. CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới 2 hình thức là nhà nước và tập thể; không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có một thời kỳ lịch sử nhất định.

- Hai là, CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao. Quá trình phát triển của CNTB đã tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng muốn có cơ sở vật chất - kỹ thuật đó cần phải có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.

Đối với những nước chưa từng trải qua quá trình CNH tiến lên CNXH , TKQĐ cho việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là tiến hành CNH XHCN.

- Ba là, các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát nảy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN. Sự phát triển của CNTB dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ xã hội XHCN, do vậy cũng cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển các quan hệ đó.

- Bốn là, công cuộc xây dựng CNXH là một công việc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần phải có thời gian để GCCN từng bước làm quen với những công việc đó.

TKQĐ lên CNXH ở các nước có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài, ngắn khác nhau. Đối vơi những nước đã trải qua CNTB phát triển ở trình độ cao thì khi tiến lên CNXH, TKQĐ có thể tương đối ngắn. Những nước đã trải qua giai đoạn phát triển CNTB ở mức độ trung bình, đặc biệt là những nước còn ở trình độ phát triển tiền tư bản, có nền kinh tế lạc hậu thì TKQĐ thường kéo dài với rất nhiều khó khăn, phức tạp.

Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH là sự tồn tại đan xen giữa những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của CNXH trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, tư tưởng - văn hóa) của đời sống xã hội.

Ở nước ta, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bắt đầu từ năm 1954 ở miền bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành thắng lợi, đất nước đã hòan thành thắng lợi, đất nước đã hòa bình thống nhất quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộ ở nước ta

Chính trị, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân, trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Kinh tế, Người nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hiành công nghiệp hoá XHCN; xây dựng cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và lãnh thổm chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất, đồng thời coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tếm sử dụng hình thức và phương tiện của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kẻ thù muốn đè bẹp ta về kinh tế thay bằng quân sự, vì vậy ta phải phát triển kinh tế.

Tư tưởng, văn hoá, xã hội: Bác nêu phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức, sự bấp bênh về chính trị, sự trì trệ về kinh tế, lạc hậu về văn hoá... tất cả sẽ dẫn đến những biểu hiện xấu xa, thoái hoá cán bộ, đảng viên... là khe hở chủ nghĩa tư bản dễ dàng lợi dụng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh "muốn cải tạo xã hội chủ nghĩa thì phải cải tạo chính mình, nếu không có tư tưởng XHCN thì không làm việc XHCN được". "Khắc phục chủ nghĩa cá nhân là bước quan trọng để tiến lên chủ nghĩa xã hội."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro