hethong danhlua

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8: Hệ thống đánh lửa

I.Hư hỏng:

1.Công suất động cơ yếu:

-Đặt lửa sai, nhiên liệu cháy không hết.

-Bugi làm việc không tốt, khe hở không đúng.

-Bô bin yếu, tia lửa cao áp yếu.

2.Đánh lửa quá sớm:

-Khi khởi động, động cơ có hiện tượng quay ngược, có tiếng nổ ở bộ chế hòa khí.

-Động cơ không chạy chậm được, tốc độ không ổn định, động cơ chạy rung giật.

-Khi tăng ga có tiếng gõ (kích nổ).

-Nhiệt độ động cơ cao, công suất động cơ giảm, không bốc tiêu tốn nhiên liệu.

•Nguyên nhân: Điều chỉnh thời gian đánh lửa quá sớm, mâm tiếp điểm bị kẹt hoặc do khe hở tiếp điểm lớn quá.

3.Đánh lửa muộn:

-Động cơ khó nổ, có tia lửa điện ở ống xả.

-Nhiệt độ động cơ lên cao.

-Động cơ tăng tốc không tốt.

-Công suất động cơ giảm, tiêu tốn nhiên liệu.

II. Sữa chữa bộ chia điện:

1. Hư hỏng:

- Cặp tiếp điểm bị bẩn, cháy rỗ do làm việc lâu ngày, tụ điện bị hỏng.

- Cam ngắt điện và giá đỡ tiếp điểm bị mòn và mòn không đều.

- Lò xo kéo quả găng của bộ tự động đánh lửa sớm ly tâm yếu gãy.

- Các đầu nối dây bị tuột, đứt, các đệm cách điện ở má vít và đầu nối dây bị nứt vỡ, gâychạm mát.

- Bạc, trục bộ chia điện bị mòn làm cho cam cắt điện đóng mở tiếp điểm không chính xác, làm sai thời điểm đánh lửa.

- Nắp chia điện, đầu chia điện bị nứt vỡ, dò điện, than dẫn điện bị mòn, lò xo yếu do làm việc lâu ngày.

- Màng đàn hồi của bộ điều chỉnh đánh lửa sớm chân không bị rách, lò xo yếu gãy.

2. Kiểm tra, sữa chữa:

a. Kiểm tra:

- Tháo rời các chi tiết của bộ chia điện, dùng xăng lau sạch và tiến hành kiểm tra bằng mắt để phát hiện các hư hỏng thông thường: má vít bị cháy rỗ, nắt chia điện và đầu chia điện bị nứt vỡ...

- Dùng dụng cụ để xác định.

- Dùng lực kế để kiểm tra độ đàn hồi của thanh tiếp điểm động và lò xo.

- Dùng pamme để đo độ mòn của cam chia điện và trục chia điện.

- Kiểm tra độ cong của trục chia điện trên bàn máp.

- Kiểm tra đầu chia điện.

- Kiểm tra nắp chia điện.

b. Sữa chữa:

- Nắp bộ chia điện, đầu chia điện bị nứt vỡ thì thay mới.

- Tấm cách điện của cần tiếp điểm bị mòn thì thay mới.

- Tiếp điểm bị cháy rỗ thì rũa hoặc mài rà lại.

- Khe hở giữa trục bộ chia điện và bạc lót lớn hơn 0,07mm thì phai thay bạc mới.

- Trục bộ chia điện cong lớn hơn 0,03mm thì phải nắn lại.

- Màng, lò xo của bộ điều chỉnh đánh lửa sớm tự động bị hỏng thì phải thay mới.

- Các ống cách điện, đệm cách điện hỏng thay mới.

- Khe hở tiếp điểm thông thường là: 0,35~0,45mm.

III. Sữa chữa tụ điện-bugi:

1.Tụ điện:

a.Hư hỏng: Trong quá trình sử dụng tụ điện thường có các hư hỏng:

-Chạm, chập do làm việc với điện áp cao quá.

-Tụ điện bị đứt đầu dây nối do tháo lắp không đúng kỹ thuật.

-Tụ giảm trị số điện dung.

•Tác hại: Làm mất khả năng tích điện, giảm hiệu điện thế của mạch cao áp và cặp tiếp điểm bị cháy rỗ.

b.Kiểm tra, sữa chữa:

•Bằng phương pháp so sánh:

-Thay tụ mới vào cho động cơ làm việc, nếu tốt hơn thì chứng tỏ tụ điện cũ hỏng.

-Dùng đồng hồ ôm để kiểm tra.

-Tụ điện kiểm tra bị yếu, hỏng thì thay mới.

2.Bugi:

a.Hư hỏng:

-Sứ cách điện bị nứt vỡ do nhiệt độ động cơ quá cao, dùng không đúng chủng loại, tháo lắp không đúng kỹ thuật.

-Điện cực bị mòn, bám nhiều muội than do nhiên liệu cháy không hết, muội than bám sẽ gây hiện tượng ngắn mạch giữa các điện cực.

-Phần ren bị chờn hỏng do tháo lắp không đúng kỹ thuật.

b.Sữa chữa:

-Khi động cơ đang hoạt động, cho động cơ chạy ở tốc độ ổn định, dùng tô vít ngắn mạch (tiếp mát với nắp máy) của từng bugi. Nếu bugi của xylanh nào khi ngắn mạch mà động cơ vẫn hoạt động bình thường thi bugi đó hỏng.

-Thông thường bugi có hiện tượng hỏng khi nhiệt độ cao và tải nặng. Lúc này ta thấy động cơ có hiện tượng bỏ lửa không bốc.

-Bugi bị hỏng ta thay bugi mới.

IV. Sữa chữa bôbin - dây cao áp:

1.Hư hỏng:

-Cuộn dây sơ cấp, thứ cấp bị hỏng, bị đứt do làm việc lâu ngày.

-Điện trở phụ bị đứt do sử dụng lâu ngày hoặc do dòng điện sơ cấp quá lớn.

-Nắp bị nứt vỡ do va chạm, thao tác không đúng kỹ thuật.

-Các cọc đấu dây bị đứt, gãy do tháo lắp không đúng kỹ thuật.

2.Kiểm tra và sữa chữa:

a.Kiểm tra sơ bộ:

-Rút dây cao áp ra khỏi bộ chia điện để cách mát 3~5mm.

-Mở khóa điện, tháo nắp chia điện ra dùng tuốcnovit để đóng mở tiếp điểm, quan sát tia lửa điện. Nếu tia lửa điện yếu khi đầu dây gần mát và không có khi để xa mát chứng tỏ bôbin hỏng.

b.Kiểm tra bằng cách so sánh:

-Lắp bôbin tốt và hệ thống đánh lửa, cho động cơ làm việc. Nếu động cơ làm việc tốt chứng tỏ bôbin cũ hỏng.

-Có thể thay dây cao áp mới để so sánh.

c.Kiểm tra bằng đo kiểm:

-Dùng đồng hồ ômkế để đo các cuộn dây xem có bị đứt hay không. Đo điện trở xem co đúng quy định không.

-Dùng đồng hồ ômkế đo trị số điện trở của dây cao áp và so sánh với giá trị tiêu chuẩn.

-Dùng nguồn điện một chiều 6V hoặc 12V và một bóng đèn đấu nối tiếp với nhau để kiểm tra cuôn dây và

kiểm tra điện trở phụ.

Ống tăng điện nếu kiểm tra thấy yếu hoặc hỏng thì phải thay mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro