hethonglammat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: hệ thống làm mát

I. Hư hỏng:

1. Rò chảy nước do:

- Các đầu nối bắt không chặt.

- Các nối cao su bị vỡ, thủng.

- Các khoang chứa, đường ống, của két làm mát bị nứt, vỡ, bị thủng.

- Cánh tản nhiệt của két nước bị biến dạng.

- Phớt cao su, phớt, gioăng của bơm nước bị hỏng hoặc bulông bắt không chặt.

2. Nhiệt độ quá cao do:

- Thiếu nước hoặc không có nước trong két.

- Bơm nước, quạt gió bịhỏng.

- Dây đai bị trùng, puly dẫn động bị mòn hỏng.

- Tắc đường ống trong két làm mát.

- Van hằng nhiệt bị hỏng làm đóng không cho nước qua két làm mát.

- Rèm chắn phía trước không mở.

- Bụi bẩn bám nhiều ở két nước và thân động cơ nên tỏa nhiệt kém.

3. Bơm nước có tiếng kêu khi làm việc là do:

- Các ổ bi dơ quá hoặc không có mỡ.

- Cánh bơm quẹt với lòng thân bơm.

- Mặt bích để lắp puly bị mòn, bị trượt khi làm việc.

- Loại dẫn động bằng bánh răng, mòn hỏng bánh răng dẫn.

II. Sữa chữa bơm nước:

1.Hư hỏng:

-Đầu cánh bơm và lòng thân bơm bị mòn do va quyệt khi làm việc.

-Cánh bơm bị sứt, gãy, rạn nứt, vỏ bơm bị vỡ do tháo lắp không đúng kỹ thuật.

-Trục bơm nước bị hỏng ren ở đầu, hỏng rãnh then, trục bị cong do lắp ghép không đúng kỹ thuật.

-Vòng bi đỡ trục bị mòn, tróc rỗ, vỡ do làm viêc lâu ngày.

-Phớt cao su bị rách, đệm gỗ phíp bị hỏng do làm việc lâu ngày.

2.Kiểm tra, sữa chữa:

a.Kiểm tra: Trước khi tháo rời bơm nước để kiểm tra phải cạo rửa sạch sẽ bên ngoài rồi mới tháo rời các chi tiết. Lau rửa sạch các chi tiết rồi tiến hành kiểm tra:

•Dùng mắt quan sát các hỏng hóc thông thường: của cánh bơm, vòng bi, trục bơm, phớt cao su, đệm gỗ phíp...

•Dùng pamme để xác định độ dơ của trục và bạc.

•Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của trục bơm.

b.Sửa chữa:

-Vỏ bơm bị nứt vỡ thì hàn đắp rồi gia công lại.

-Trục bị cong thì nắn lại, các rãnh then hoa của trục bị hỏng thì hàn đắp rồi gia công lại.

-Phớt cao su đệm gỗ phíp bị hỏng thì thay mới.

-Lò xo yếu gãy thì thay mới.

-Cánh bơm bị mòn, sứt mẻ thì hàn đắp rồi gia công lại.

-Các đệm bị hỏng thay mới.

III. Sửa chữa các chi tiết khác:

1.Quạt gió:

a.Hư hỏng: Cánh quạt bị biến dạng, nứt, gãy do va quệt và két nước. Ổ đỡ bi, bạc bị mòn do làm việc lâu ngày. Gây tác hại cho động cơlamf việc bị rung, có tiếng kêu vòng bi, bơm nước bị mòn nhanh.

b.Kiểm tra: Dùng mắt quan sát cánh quạt bị biến dạng thì nắn lại, nếu bị nứt thì hàn rồi gia công lại. Đưa cánh quạt lên mặt phẳng để kiểm tra góc nghiêng của cánh quạt, nếu cánh nào vênh thì nắn lại. Các ổ đỡ bi, bạc bị mòn thì thay thế hoặc gia công lại.

2.Van hằng nhiệt:

a.Hư hỏng:

-Van bị kẹt ở vị trí mở, nước luôn luôn qua két, không nâng nhanh được nhiệt độ động cơ lên nhiêt độ định mức.

-Van bị kẹt ở vị trí không cho nước qua két làm cho đông cơ bị quá nóng.

b.Sữa chữa: Tháo van ra cho vào nước đun lên, dùng nhiệt kế để kiểm tra tình trạng làm việc của van. Nếu ở 70*C van bắt đầu mở và ở 80~85*C van mở hoàn toàn là van tốt. Nếu không đạt yêu cầu thì phải thay mới.

3.Két làm mát:

a.Hư hỏng:

-Các lá tản nhiệt bị xô lệch về một phía do quạt gió va quệt vào. Cánh tản nhiệt bị xô, không khí không qua được két làm tản nhiệt kém.

-Các bầu chứa nước, đường ống dẫn bị thủng, tắc do làm việc lâu ngày, trong nước có nhiều tạp chất, đường ống dẫn nước bị thủng do va quệt với quạt gió,

-Bụi bẩn bám vào két nước làm cho tản nhiệt kém.

-Van một chiều ở nắp két nước bị hỏng do sử dụng lâu ngày.

b.Kiểm tra, sửa chữa:

-Quan sát các lá tản nhiệt bị xô lệch thì nắn lại thẳng như ban đầu.

-Đường dẫn nước và bầu chứa nước bị thủng thì hàn lại.

-Két nước bị tắc bẩn, ta tiến hành xúc rửa cùng động cơ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro