hfthft

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

thứ nội trong tam giới hiện nay cũng đều vì Đại Pháp mà tồn tại. Khi tại ma nạn Đại Pháp viên

mãn mọi thứ xong, [thì] những tà ác [đang] bức hại Đại Pháp đều sẽ kết thúc.

Lý Hồng Chí

14 tháng Sáu, 2001

Gửi toàn thể học viên Pháp hội Bắc Âu

Toàn thể học viên Pháp hội Bắc Âu:

Là đệ tử Đại Pháp, viên mãn là [điểm] kết thúc tu luyện, Chính Pháp là trách nhiệm vĩ đại mà

lịch sử đã giao phó cho chư vị trong thời kỳ Chính Pháp. Do vậy, trong khi giảng rõ chân tướng,

vạch rõ tà ác hiện nay, hết thảy những gì chúng ta làm đều là viên dung Đại Pháp. Bất kể khi

giảng rõ chân tướng, vạch rõ tà ác hoặc khi tham gia các hoạt động khác của Đại Pháp, kể cả các

Pháp hội của chúng ta, chúng ta đều cần biểu hiện từ [tâm] từ bi của các đệ tử Đại Pháp và thể

hiện của [tâm] Thiện xuất phát từ tu luyện [trong tiến trình] Chính Pháp. Chúc Pháp hội thành

công viên mãn.

Đồng thời, tôi mong rằng các học viên Châu Âu cũng được như các học viên Bắc Mỹ: mỗi học

viên, ngoài lúc tham gia các hoạt động tập thể, bình thường đều phát huy đầy đủ tính chủ động

của đệ tử Đại Pháp; trong khi giảng rõ chân tướng [lại khéo] trồng cây uy đức cho bản thân, [và]

vững tiến trên con đường của từng đệ tử Đại Pháp. Do đó, khi giảng rõ chân tướng, không nên

đợi, không nên dựa vào [người khác], không nên trông chờ vào sự biến đổi của các nhân tố bên

ngoài. Mỗi cá nhân chúng ta đều đang sáng tạo lịch sử cho tương lai; vậy nên, mỗi người, ngoài

việc tham gia hoạt động tập thể khác, đều chủ động tìm chọn công tác mà làm; chỉ cần có lợi cho

Đại Pháp, đều nên chủ động làm, chủ động thực hiện. Hết thảy mọi người [chúng ta] tiếp xúc

ngoài xã hội đều là đối tượng để giảng rõ chân tướng; [những gì] thể hiện trong khi giảng rõ

chân tướng đều là từ bi của đệ tử Đại Pháp và là cứu độ thế nhân. [Tôi] mong rằng mỗi đệ tử Đại

Pháp đều phát huy đầy đủ tính tích cực của bản thân mình và tác dụng của đệ tử Đại Pháp. Một

lần nữa, chúc Pháp hội thành công viên mãn.

Chú ý: Bất kể chư vị bận đến đâu, cũng không thể lơ là xem nhẹ việc học Pháp. Đó là điều đảm

bảo căn bản cho việc tiến đến viên mãn và làm tốt công tác Đại Pháp.

Lý Hồng Chí

17 tháng Sáu, 2001

Đại Pháp kiên cố không thể phá

Các đệ tử Đại Pháp tại sao bị tà ác [gây] bao khó khăn tàn khốc? Là vì họ kiên trì với chính tín

vào Đại Pháp; là vì họ là những lạp tử trong Đại Pháp. Vì sao cần Chính Pháp? Là vì các chúng

sinh của vũ trụ đều không phù hợp với tiêu chuẩn nữa. Là đệ tử Đại Pháp, chính niệm kiên định

là tuyệt đối không thể dao động; bởi vì những sinh mệnh mới [canh tân] của chư vị thật sự hình thành trong Chính Pháp. Tuy nhiên, cựu thế lực tà ác của vũ trụ, vì để đạt được hết thảy những

gì chúng muốn làm, đang không ngừng lợi dụng sự an bài tà ác mà chúng tự bày đặt ra nhưng lại

không phù hợp với Pháp chân chính của vũ trụ, để trực tiếp tham gia bức hại Đại Pháp, các đệ tử

Đại Pháp và các chúng sinh; [chúng] lợi dụng quan niệm con người chưa dứt bỏ được và nghiệp

lực của các đệ tử Đại Pháp, để [làm] dao động chính niệm của các đệ tử Đại Pháp. Vì một số học

viên chịu đựng không nổi trước những thống khổ bị bức hại, đã làm những việc mà một đệ tử

Đại Pháp lẽ ra tuyệt đối không nên làm và tuyệt đối không thể làm. Đó là điều vũ nhục [khinh

nhờn] đối với Đại Pháp.

Sư phụ muốn cứu vãn hết thảy chúng sinh, nhưng thế lực tà ác lại lợi dụng chính chúng sinh để

phạm tội đối với Đại Pháp; mục đích căn bản là huỷ diệt chúng sinh. Một đệ tử Đại Pháp một

khi đã làm điều không nên làm, nếu không thể thật sự nhận thức ra tính nghiêm trọng ấy và vãn

hồi [bù đắp] lại những tổn thất gây ra cho Đại Pháp, thì hết thảy [mọi thứ] và [những gì] đã chờ

đợi hằng nghìn vạn năm sẽ được hoàn tất theo thệ ước đã lập từ trước lịch sử. Là đệ tử Đại Pháp,

hết thảy những gì của chư vị đều cấu thành từ Đại Pháp, [nó] hết sức chính, chỉ có khả năng làm

chính lại hết thảy những gì bất chính; cớ sao lại cúi đầu trước tà ác? Cớ sao lại trước tà ác mà

bảo chứng [cam kết] này khác? Dẫu rằng [đó] không phải thực tâm, nhưng cũng là thoả hiệp với

tà ác; điều này ở nơi con người đã là hành vi không tốt; Thần tuyệt đối không làm những việc

như thế. Trong khi bị bức hại nếu sợ thật sự tuột khỏi cái lớp da con người này, thì điều chờ đợi

người tu luyện Đại Pháp [cũng] là viên mãn. Trái lại, bất kể tâm chấp trước và sợ hãi nào cũng

không thể dùng đưa chư vị đến viên mãn được; tuy vậy một tâm sợ hãi tự nó chính là cửa dẫn

đến không viên mãn, cũng là nhân tố 'chuyển hoá' theo phương hướng và phản bội của chư vị.

[Tôi] nói với mọi người rằng, hết thảy những thiên tai nhân hoạ vừa qua ở Trung Quốc, là cảnh

cáo nhắm thẳng vào những chúng sinh đã phạm tội đối với Đại Pháp. Nếu chẳng ngộ [hiểu ra],

thì tai hoạ thật sự sẽ bắt đầu. Trước mắt tất cả những ác nhân phạm tội đối với Đại Pháp, [những

kẻ] không còn có giá trị lợi dụng trong cái gọi là 'khảo nghiệm' tà ác kia đối với đệ tử Đại Pháp,

[chúng] đã bắt đầu gặp ác báo; từ nay trở đi sẽ xuất hiện rất nhiều. Nhưng một bè lũ tà ác xấu xa

nhất đang còn được lợi dụng đến bước cuối cùng; là vì còn có các đệ tử Đại Pháp không ngừng

bước ra, cựu thế lực tà ác còn cần đến chúng để tiếp tục 'khảo nghiệm' các đệ tử Đại Pháp. Đó

là lý do tại sao những người tà ác nhất vẫn đang buông lung hung hăng làm điều ác.

Là đệ tử Đại Pháp thì hoàn toàn phủ định hết thảy những gì cựu thế lực tà ác đã an bài. Toàn

diện giảng rõ chân tướng, chính niệm thanh trừ tà ác, cứu độ chúng sinh, kiên định duy hộ Pháp;

bởi vì chư vị là thành viên của Đại Pháp, kiên cố không thể phá, làm chính lại hết thảy những gì

bất chính; [những ai] bị chuyển hoá và [cần được] cứu độ chỉ có thể [người bị] tà ác lừa dối;

[những kẻ bị] thanh trừ chính là những sinh mệnh tà ác và cựu thế lực tà ác; [những ai] ở trong

viên mãn là các đệ tử Đại Pháp và [những ai] đang trồng cây uy đức của Đại Pháp.

Giải thích ba đoạn cuối bài thơ Hoa Mai

Kỳ 8 Như kỳ thế sự cuộc sơ tàn,

Cộng tế hoà trung khước đại nạn.

Báo tử do lưu bì nhất tập,

Tối gia Thu sắc tại Trường An.

Kỳ 9 Hoả long chiết khởi Yến Môn thu,

Nguyên bích ưng nạn Triệu Thị thu.

Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ,

Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.

Kỳ 10 Sổ điểm Mai hoa Thiên Địa xuân,

Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân.

Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật,

Tứ hải vi gia thục chủ tân.

Như ván cờ, thế sự đã chớm vào tàn cuộc,

Đồng lòng cùng giúp nhau, nhưng gặp đại nạn.

Con báo chết rồi vẫn còn lưu lại bộ da,

Hương sắc mùa Thu đẹp nhất tại Trường An.

Rồng lửa khởi ra từ đau buồn cửa Yến Môn,

Ngọc bích nguyên sơ chịu nạn, nhà Triệu thu về.

Một vườn hoa đẹp kỳ diệu, mùa Xuân có chủ,

Gió mưa suốt đêm, không cần phải lo sầu.

Hoa Mai điểm nở cả trời đất đều là Xuân,

Muốn biết Bác Phục hãy hỏi nguyên nhân xưa.

Ở khắp nơi tự nó thừa hưởng ngày thái bình,

Bốn biển là nhà, hỏi ai là chủ ai là khách.

1

"Như kỳ thế sự cuộc sơ tàn" - "Như ván cờ, thế sự đã chớm vào tàn cuộc"

Giải: Chuyện trên thế gian xưa nay cũng như trên bàn cờ; một bên là liên minh Cộng Sản Quốc

Tế, một bên là hệ thống các [nước theo] xã hội tự do. Từ mười năm về trước, đối với bên các

nước Cộng Sản mà nói, thì ván cờ đã vào tàn cuộc rồi.

"Cộng tế hoà trung khước đại nạn" - "Đồng lòng cùng giúp nhau, nhưng gặp đại nạn"

Giải: liên minh Cộng Sản Quốc Tế đã giải thể hết. 90% các quốc gia đã từ bỏ Chủ Nghĩa Cộng

Sản. Đối với Đảng Cộng Sản mà nói thì đúng là lâm đại nạn.

"Báo tử do lưu bì nhất tập" - "Con báo chết rồi vẫn còn lưu lại bộ da"

Giải: Liên Xô giống như một con báo. Hệ thống Đảng Cộng Sản đã giải thể rồi; nhưng biểu hiện

bên ngoài thì giống như nó để lại một bộ da được chính phủ Trung Quốc kế thừa. Bởi vì nhân

dân Trung Quốc ngày nay cũng không còn tin vào Chủ Nghĩa Cộng Sản nữa; do vậy chẳng có gì khác hơn là những người đang cầm quyền tại Trung Quốc vẫn mong lợi dụng hình thức Đảng

Cộng Sản để duy trì chính quyền mà thôi.

"Tối gia Thu sắc tại Trường An" - "Hương sắc mùa Thu đẹp nhất tại Trường An"

Giải: Đối với những vị đang cầm quyền tại Trung Quốc mà nói, thì chính tự bản thân họ cũng

không tin vào Đảng Cộng Sản; mục đích thật sự của họ là lợi dụng hình thức bề ngoài của Đảng

Cộng Sản để khống chế quyền lực; vì thế nên [họ] hết sức cố gắng tô vẽ cho cái đồ giả tạo được

gọi là 'tình thế tốt đẹp'. Ngay cả khi cái 'hương sắc mùa Thu đẹp nhất' (cũng là thời khắc cuối

cùng của Đảng) kia có giữ được tốt mấy đi nữa, thì hương sắc ấy tự nhiên cũng chẳng được lâu.

Trường An là nói về một kinh thành của Trung Quốc, nói chung để chỉ nước Trung Quốc.

"Hoả long chiết khởi Yến Môn thu" - "Rồng lửa khởi ra từ đau buồn cửa Yến Môn"1

Giải: Từ không gian tầng thấp nhất ở Thiên thượng mà nhìn thì Đảng Cộng Sảng Trung Quốc có

hình thức là một con ác long màu đỏ. Câu này ẩn ý nói về sự kiện ngày 4 tháng Sáu2, các học

sinh và dân chúng đến thỉnh nguyện tại Thiên An Môn và sau đó bị thảm sát.

"Nguyên bích ưng nạn Triệu Thị thu" - "Ngọc bích nguyên sơ chịu nạn, nhà Triệu thu

về"

Giải: 'Ngọc bích nguyên gốc' là chỉ Trung Quốc 5 nghìn năm lịch sử nói chung; nó phải chịu

nạn này. Triệu Tử Dương3 vì thế mà bị đàn áp.

"Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ" - "Một vườn hoa đẹp kỳ diệu, mùa Xuân có chủ"

Giải: Trước ngày 20 tháng Bảy, 1999, các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở khắp nơi tại Trung Quốc;

khắp nơi trong nước [họ] đều đeo huy hiệu Pháp Luân Công; khắp nơi đều có thể thấy hình Pháp

Luân của Đại Pháp; [điều ấy] giống như vườn hoa kỳ diệu. "Xuân có chủ" ngụ ý rằng vào một

ngày Xuân một năm nào đó, các đệ tử Đại Pháp đã chịu bức hại và Sư Phụ sẽ gặp nhau một cách

đường đường chính chính.

"Liên tiêu phong vũ bất tu sầu" - "Gió mưa suốt đêm, không cần phải lo sầu"

Giải: Với nhãn quang lịch sử mà nhìn nhận, thì các đệ tử Đại Pháp đang chịu bức hại [không

phải ưu lo gì cả], bất kể tà ác đang tuỳ tiện làm càn như thế nào; giống như trong một đêm mưa

gió cũng chẳng lo sầu. Mưa gió ấy qua đi là bình minh đến ngập tràn ánh sáng.

"Sổ điểm Mai hoa Thiên Địa Xuân" - "Hoa Mai điểm nở cả trời đất đều là Xuân"

Giải: Các đệ tử Đại Pháp trải qua khảo nghiệm khắt khe mùa Đông sẽ ở khắp trên thế giới, khắp

trên Trung Quốc; như loài hoa Mai xem thường sương tuyết mà trỗi nở đón mùa Xuân đến. Đó

chính là thời khắc Pháp Chính nhân gian.

"Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân" - "Muốn biết Bác Phục hãy hỏi nguyên nhân xưa"

Giải: 'Bác' 'Phục' là tên hai quẻ. Bác cực tất Phục, cũng có nghĩa là vật cực tất phản4. Lịch sử

như chuyển luân5; có nhân trước đây thì tất yếu có quả sau này. Lịch sử nhân loại đều là vì

Chính Pháp lần này mà an bài.

1. Chữ thu vừa có nghĩa là mùa Thu, vừa có nghĩa là đau buồn. Ở câu trước nó mang nghĩa mùa Thu,

còn câu này nó mang nghĩa đau buồn. Yến là một từ cổ đôi khi được dùng để chỉ Bắc Kinh.

2. Chỉ sự kiên 4 tháng Sáu, 1989.

3. Triệu Tử Dương là tổng bí thư và thủ tướng; bị phế truất sau sự kiên 4 tháng Sáu, 1989.

4. Vật cực tất phản: khi sự vật sự việc đến cùng cực thì tất yếu sẽ xoay chuyển lại. Bác cực tất Phục:

khi quẻ Bác đến cực thịnh thì tất yếu sẽ sang quẻ Phục.

5. Chuyển luân: bánh xe xoay chuyển. "Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật" - "Ở khắp nơi tự nó thừa hưởng ngày thái bình"

Giải: Các đệ tử Đại Pháp nếm trải hết khảo nghiệm tà ác; khi tà ác diệt vong [họ] sẽ đi tới tương

lai tốt đẹp.

"Tứ hải vi gia thục chủ tân" - "Bốn biển là nhà, hỏi ai là chủ ai là khách"

Giải: Từ năm 1992 Sư Phụ đã ra truyền Pháp; trên cơ bản là truyền Pháp bốn phương, lấy bốn

biển là nhà. Nửa câu sau-"thục chủ tân"-ẩn ý là 'ai là chủ, ai là khách'; trên vũ đài lịch sử thì

hỏi ai là vai phụ, ai là vai chính. Nền văn minh nhân loại lần này đều là vì Đại Pháp mà được tạo

thành, vì Đại Pháp mà được khai sáng.

Ngày 3 tháng Bảy, 2001. Sư Phụ giải thích bằng lời; học viên ghi lại và công bố theo sự đồng ý

của Sư Phụ.

Chính Pháp và tu luyện

Bài này đã bàn rất rõ ràng về việc đối xử với vấn đề 'Chính Pháp và tu luyện' như thế nào. Đệ tử

Đại Pháp trong Chính Pháp khác với tu luyện cá nhân trước đây. Khi đối diện với những hãm

hại vô lý, khi đối diện với những bức hại đối với Đại Pháp, khi đối diện với những bất công

cưỡng ép lên chúng ta, thì không thể đối xử giống như tu luyện cá nhân trong quá khứ và chịu

nhận hết; bởi vì các đệ tử Đại Pháp hiện nay đang trong thời kỳ Chính Pháp. Nếu như không

phải là vấn đề xuất hiện do chấp trước hoặc sai sót của cá nhân chúng ta, thì đó nhất định là do

tà ác đang can nhiễu, đang làm điều xấu.

Tuy nhiên, chúng ta còn đang trong tu luyện, còn có những tâm cuối cùng của người thường [mà

chưa bỏ]. Khi xuất hiện vấn đề, thì trước hết nhất định phải kiểm tra bản thân xem có sai sót

không. Nếu như phát hiện rằng đó là can nhiễu hoặc phá hoại, thì khi xử lý vấn đề cụ thể, đối

với con người bề ngoài kia cần phải hết sức hoà bình và từ bi, bởi vì khi tà ác lợi dụng con

người, thì thông thường bản thân người ấy không nhận thấy rõ (tuy nhiên người bị lợi dụng

thông thường là người có tư tưởng xấu hoặc là người có tư tưởng xấu xuất hiện). Còn đối với

can nhiễu của tà ác ở không gian bên ngoài, cần phải nhất định sử dụng chính niệm một cách

nghiêm túc để thanh trừ.

Lý Hồng Chí

8 tháng Bảy, 2001

Ghi chú: Bài này là bài giảng Pháp đối với bài "Thế nào là Thiện chân chính" được đăng trên

Chính Kiến Net vào 8 tháng Bảy, 20011.

Tác dụng của chính niệm

Tại [tiến trình] Chính Pháp, vũ trụ mới tốt đẹp không gì sánh được và to lớn vô cùng; bởi vì toàn

bộ đại khung này là hình thành từ tổ hợp hàng nghìn vạn vũ trụ thể hệ1 to lớn không gì sánh

được; tuyệt đại bộ phận các vũ trụ thể hệ to lớn mà đã qua Chính Pháp nay đã tiến nhập sang

lịch sử mới; tuy nhiên chỗ mà tà ác hiện nay đang làm điều xấu là nơi mà cái thế biến chuyển

mạnh mẽ của Chính Pháp rộng khắp chưa động chạm đến; đó chính là nơi mà chính niệm của

các đệ tử Đại Pháp khởi tác dụng; mặc dù tình huống ở nơi này cũng hết sức phức tạp và bại

hoại.

Trước [tiến trình] Chính Pháp, thế lực cũ đã lấy từ hàng nghìn các vũ trụ thể hệ rất xa xôi, mỗi

một thể hệ ấy lấy bộ phận tầng thấp nhất để nhồi nhét vào tam giới là trung tâm của vũ trụ thể hệ

chúng ta đang ở; trên biểu hiện thì đó là để khỏi bị lạc mất trong [tiến trình] Chính Pháp, đồng

thời cũng là biểu hiện tham gia Chính Pháp; nhưng trên thực tế đó là mượn việc giúp đỡ Chính

Pháp để đạt mục đích cá nhân của chúng. Bởi vì ở nơi rất cao của đại khung thiên thể đang được

cái thế của Chính Pháp rộng lớn thanh lý, tiêu huỷ, và đồng hoá một cách cực nhanh; mỗi một

phút có vô số các vũ trụ to lớn bị cái thế của Chính Pháp quét sạch, đồng thời cũng được Chính

Pháp hoàn tất. Tuy nhiên vì thiên thể cấu thành từ vô số vũ trụ, vũ trụ thể hệ lại cấu thành từ vô

số thiên thể to lớn; tầng thấp nhất liên hệ đến chúng được nhồi nhét vào trong tam giới của

chúng ta; không gian của chúng sau khi nhồi nhét vào tuy rằng đã bị co lại, nhưng thời gian và

kết cấu trong đó không thay đổi; do vậy khi mà ở mặt trên toàn bộ một thể hệ to lớn do vô số các

vũ trụ và vô số các đại thiên thể cấu thành nên đã được Chính Pháp hoàn tất, thì mới tiêu trừ

được một trong những chỗ cách ly trong tam giới được tạo thành giữa các bộ phận được nhồi

nhét vào trong tam giới chúng ta. Tuy rằng tốc độ Chính Pháp cực nhanh; với tốc độ đột phá hết

tầng này đến tầng khác; nhưng vì thiên thể đại khung quá to lớn, nên có thực hiện nhanh đến thế,

siêu việt hết thảy thời gian và không gian đến thế, cũng cần phải có một quá trình; như thế này

đã là nhanh nhất rồi; trừ phi cho nổ tung rồi tổ hợp lại, nhưng làm vậy thì không cần đến Chính

Pháp làm gì nữa. Còn vô số những thể hệ ngoại lai lại hình thành trong tam giới nghìn vạn

những chỗ cách ly giữa các không gian, hình thành các phạm vi thế lực khác nhau, mà ở đó giấu

kín rất nhiều các sinh mệnh tà ác. Thậm chí có những sinh mệnh và vật thể đã bị phân cách

thành rất nhiều tầng, hầu như lạp tử ở mỗi tầng bị phân cách thành một tầng. Nguyên ban đầu

trong tam giới đã có vô số không gian; nay lai thêm vào đó hàng nghìn vạn vô số không gian

kiểu như thế này nữa; điều ấy làm cho việc Chính Pháp khó khăn hơn rất nhiều, làm tình huống

trở nên rất phức tạp. Có những lúc thấy rõ rằng các sinh mệnh tà ác đã bị đệ tử Đại Pháp phát

chính niệm diệt trừ rồi, nhưng chúng vẫn xuất hiện giữa những lần phát chính niệm, hơn nữa

chúng lại còn tiếp tục làm điều xấu. Vậy là có hiện tượng rằng có những tà ác có thể bị tiêu trừ

khi các đệ tử Đại Pháp phát chính niệm một lần, nhưng cũng có [những tà ác] không dễ bị tiêu

trừ trong một lần, thậm chí phải nhiều lần mới trừ được. Bè lũ cầm đầu tà ác tại Trung Quốc

chính là trường hợp này. Nhưng dẫu khó đến mức nào thì cũng phải kiên định trong chính niệm

trừ ác, bởi vì trừ ác cũng đồng thời trồng cây uy đức vĩ đại của các đệ tử Đại Pháp trong Chính

Pháp. Mọi người trong khi chính niệm trừ ác đã thật sự có tác dụng rất lớn; một số lượng lớn các

sinh mệnh tà ác đã bị thanh trừ, cũng có những [sinh mệnh tà ác] bị thanh trừ một phần; như vậy

đã làm tổn thương lớn nguyên khí của thế lực tà ác, đã tiêu trừ hết tà ác tại rất nhiều các không

gian mà Chính Pháp chưa đến được, và có tác dụng tiêu trừ, trấn áp và răn đe những người ác.

Bất kể không gian phức tạp đến đâu, tà ác tuỳ tiện hoành hành đến đâu, thì đó cũng chỉ là biểu

hiện khi mà cái thế của Chính Pháp lớn mạnh không gì sánh nổi kia chưa đến. Một khi cái thế

của Chính Pháp đến, thì hết thảy sẽ kết thúc trong nháy mắt.

Tôi dạy các đệ tử phát chính niệm, là vì cái mà gọi là tà ác ấy thực ra không là gì hết; tuy nhiên

do [tâm] từ bi của các đệ tử Đại Pháp đã bị thế lực cũ lợi dụng; những sinh mệnh tà ác được

chúng bảo hộ đã cố ý bức hại; như vậy những gì đệ tử Đại Pháp phải chịu nhận đã không còn là

nghiệp lực của bản thân nữa, mà còn là những thứ đáng ra không phải nhận nhưng bị tà ác bắt

phải nhận; hơn nữa những sinh mệnh tà ác ấy là những thứ đồ vô cùng thấp hèn và dơ bẩn,

không hề đáng có được tác dụng gì trong Chính Pháp. Để giảm thiểu những bức hại đối với Đại

Pháp cũng như [đối với] đệ tử Đại Pháp, nên tôi mới yêu cầu các đệ tử phát chính niệm, thanh

trừ những phá hoại mà chúng cố ý gây ra đối với Chính Pháp; qua đó cũng giảm thiểu những gì

mà đệ tử Đại Pháp không đáng phải chịu khi bị bức hại, đồng thời cứu độ chúng sinh và viên

mãn thế giới của các đệ tử Đại Pháp.

Lý Hồng Chí

16 tháng Bảy, 2001

Bình "Uy nghiêm của Đại Pháp"

Đệ tử này bàn luận hết sức tốt; đây chính là chỗ khác nhau giữa Chính Pháp và tu luyện cá nhân,

đồng thời cũng thể hiện được cơ sở vững chắc trong tu luyện cá nhân. Không có cái Thiện của

đệ tử Đại Pháp thì không phải người tu luyện; đệ tử Đại Pháp mà không có khả năng chứng thực

Pháp thì không phải là đệ tử Đại Pháp. Khi vạch rõ tà ác thì đồng thời cứu vãn chúng sinh, viên

mãn thế giới của bản thân mình.

Lý Hồng Chí

17 tháng Bảy, 2001

Ghi chú: đây là bài bình luận về bài văn "Sự uy nghiêm của Đại Pháp" do đệ tử Đại Pháp viết và

công bố trên Minh Huệ Net ngày 17 tháng Bảy, 20011.

Đại Pháp viên dung

Xã hội nhân loại cũng là một tầng do Đại Pháp khai sáng, trong tầng như thế tất nhiên cũng có

Pháp [làm] tiêu chuẩn sinh tồn đối với chúng sinh tại tầng đó và [đạo] lý làm người tại tầng đó.

Tuy nhiên tam giới là [nơi tương] phản với hết thảy những gì trong vũ trụ; do đó Pháp lý cũng

cấp cho sinh mệnh của tầng ấy [đạo] lý [tương] phản [và] thích hợp với sinh tồn của người

thường; như binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc, sát sinh thủ thực, cường giả vi anh hùng2;

1. Bài Sự uy nghiêm của Đại Pháp đã được dịch và đăng trên trang web Pháp Luân Đại Pháp tiếng

Việt: http://www.phapluan.org/vie/jw/binh_chu_20010717.html.

2 Binh chinh thiên hạ → dùng quân binh mà chinh phục thiên hạ; vương giả trị quốc → người làm vua

thống trị nước; sát sinh thủ thực → sát sinh mới có đồ ăn; cường giả vi anh hùng → kẻ mạnh làm

anh hùng (diễn theo chữ nghĩa).

các khái niệm đối với người tốt, kẻ xấu, chiến tranh, v.v đều tạo thành [đạo] lý của người thường

và nhân thức của con người. Đối với chính Pháp lý1 tại vũ trụ cao tầng mà xét thì những thứ ấy

đều là sai; do vậy người tu luyện phải vứt bỏ hết thảy các tâm hết thảy các lý của người thường,

thì mới có thể tu lên cao tầng, thì mới có thể nhảy ra khỏi tam giới vốn là thứ tương phản với vũ

trụ. Tuy nhiên nếu như người thường cũng đổi hết thảy nhận thức ấy phản [đảo] lại [rồi] lấy

chính Pháp lý của vũ trụ cao tầng mà yêu cầu mà nhận định hết thảy những điều của nhân loại

hoặc tam giới, thì tam giới này sẽ thành chính Pháp lý, xã hội nhân loại cũng không tồn tại, trạng

thái con người cũng không có nữa, [nó] đã là thế giới của Thần, đồng thời cũng không tồn tại cái

'mê' của con người cũng như cơ hội cấp cho con người tu luyện. Như vậy không được, bởi vì

rác rưởi của các sinh mệnh cao tầng cần phải rớt xuống dưới; xã hội nhân loại chính là bãi rác

của vũ trụ; để có thể tồn tại các sinh mệnh ở nơi này, thì cần phải có phương thức sinh tồn tại

tầng ấy; đó cũng là Đại Pháp khai sáng yêu cầu và điều kiện tồn tại cho các chúng sinh tại nơi

này.

Trong thiên thể tại cao tầng, các thế giới và sinh mệnh của các Đại Giác là được sản sinh từ

trong chính Pháp lý hoặc từ tu luyện trong chính Pháp lý mà viên mãn. Hết thảy những thứ của

họ đều phù hợp với chính Pháp lý. Giác Giả cũng là Vương của một thế giới; nhưng không

giống như phương thức thống trị theo nhận thức của con người, mà là từ chính Pháp lý mà Thiện

hoá hết thảy chúng sinh trong thế giới. Còn 'binh chinh thiên hạ', 'cường giả vi anh hùng' là

những [đạo] lý mà Đại Pháp cấp cho tầng này của nhân loại. Bởi vì tam giới là phản lại, do vậy

so sánh [đạo] lý của con người và chính Pháp lý của vũ trụ là nhận thức [tương] phản; như thế

những hành vi cường bạo kiểu 'binh chinh thiên hạ', 'cường giả vi anh hùng' đã trở thành cái lý

đúng {chính lý} của con người. Bởi vì mọi thứ nơi nhân loại đều do Thần thao túng, [nên] chiến

tranh, cường giả, thắng bại đều là để Thần đạt đươc mục đích; [những người] cường giả, anh

hùng cũng là được Thần giao những vinh quang "anh hùng", "cường giả" cho con người hưởng,

cũng là hồi báo cho con người; chỉ có người tu luyện tu theo chính Pháp tu luyện thì mới có thể

vượt ra khỏi chỗ này. Như vậy là người tu luyện Đại Pháp đang tu luyện trong xã hội người

thường, thì cần đối đãi cụ thể với hết thảy những điều ấy như thế nào? Nếu như Đại Pháp tu

luyện tại xã hội người thường, mà số người theo là lớn, thì nhất định phải tu luyện phù hợp với

xã hội người thường với mức độ tối đa, nếu không sẽ làm thay đổi xã hội người thường. Tuy

nhiên khi tôi giảng Pháp lý cho chư vị, mọi người đành rằng đã minh bạch [rằng cần] tu luyện

phù hợp với trạng thái xã hội người thường ở mức tối đa, nhưng khi gặp một số vấn đề cụ thể,

vẫn còn nhiều chỗ nhận thức không rõ; như vấn đề đi lính chẳng hạn. Làm lính phải chiến đấu,

đi chiến đấu cần phải huấn luyện, điều được luyện đều là kỹ năng sát nhân; ngoài ra khi chiến

đấu thật sẽ phải sát sinh. Chư vị cần hiểu rõ, rằng điều ấy ở trong chính Pháp lý là không đúng,

nhưng ở trong [đạo] lý của người thường cũng không sai; nếu không thì [đạo] lý của con người

đã là chính Pháp lý rồi. Nếu không có thống khổ, thì nghiệp lực mà con người tạo ra nơi cõi

người sẽ không có cách nào tiêu bỏ đi được; người ta nếu không sát sinh, thì người ta sẽ không

ăn thịt. Con người cần ăn thịt; do đó để có đồ ăn con người ta đã tạo nghiệp; nhưng ăn thịt chỉ là

một phương diện tạo nghiệp. Con người sống ở thế gian này, ấy là đang tạo nghiệp, ít [hay]

nhiều mà thôi; nhưng ở thế gian con người cũng có nhân tố hoàn [trả] nghiệp, như bệnh tật, tai

nạn tự nhiên và chiến tranh. Trong chiến tranh con người chết một cách đau khổ, thì [nó] tiêu

khứ nghiệp tiêu khứ tội cho các sinh mệnh, khi chuyển sinh vào kiếp sau không có nghiệp lực

nữa, sẽ sống hạnh phúc. Tính lương thiện của con người không phải biểu hiện ở chỗ không tạo

nghiệp khi đoạt đồ ăn để sinh tồn, mà là ở chỗ không kể gì đến chỗ ác của người khác, không

ôm hận, không tật đố, không sát nhân, không lạm sát vô cớ, không cố ý làm hại sinh mệnh. Chỉ

vì sinh tồn mà có đồ ăn, có tạo nghiệp nhưng không sai; chiến tranh là do Thần an bài, nếu như

không phải như vậy thì sự sát sinh vô cớ kia, nó không được chính Pháp lý của vũ trụ và [đạo] lý

của con người cho phép, không thì Thần sẽ dùng con người để trừng trị kẻ lạm sát ấy. Nếu một

sinh mệnh lớn bị giết chết, thì tội nghiệp sẽ vô cùng to lớn, đặc biệt là sát nhân; nghiệp đã tạo

như thế nhất định phải hoàn [trả]. Là người tu luyện mà xét, thì sự tôi luyện thống khổ trong tu

luyện gian khổ cũng đều là hoàn [trả] nghiệp đã tạo từ trước. Tội nghiệp tạo ra về tinh thần có

thể bồi thường trong gian khổ khi tu luyện; nhưng [đối với] hoàn cảnh thực tế ác liệt, sự thống

khổ phải chịu nhận và tổn thất vật chất của sinh mệnh sau khi bị giết, thì người tu luyện trong

quá trình viên mãn hết thảy những thứ của bản thân mình sẽ phải dùng thành quả tu luyện của

bản thân mình mà cứu độ hoặc báo đền bằng phúc. Như vậy từ một giác độ mà xét, nếu đem sự

bồi thường mà sinh mệnh bị giết nhận được với những thứ đắc được nơi cõi người, thì không

cách nào so sánh được; đó chính là thiện giải hết các ác duyên. Trái lại nếu người tu luyện

không thể đạt chính quả, không tu tốt, thì [đối với] hết thảy sinh mệnh đã từng [bị họ] giết [họ]

sẽ phải lấy thân mà bồi thường trong những ác báo ở tương lai. Tiền đề là người tu luyện cần

phải có thể tu viên mãn, còn những [ai] không thể tu viên mãn, vừa sát sinh vừa nói rằng tôi siêu

độ họ, thì đó chính là tội lại thêm tội. Hiện nay các đệ tử Đại Pháp có những người đi lính; làm

lính cũng là một công tác của con người, đặc biệt có những quốc gia, chính phủ quy định rằng

con trai thành niên đều phải đi quân dịch một lần. Bởi vì chư vị tu luyện trong người thường,

nên đối với tình huống này nếu không có gì đặc biệt thì cũng có thể phù hợp với yêu cầu của xã

hội người thường ở mức độ tối đa. Đi lính không nhất định sẽ có chiến tranh. Khi huấn luyện

quân nhân hô 'sát' là không có Thiện; các đệ tử Đại Pháp có thể coi đó là đối với tà ác bách hại

các đệ tử Đại Pháp là được rồi. Nếu thật sự chiến tranh xảy đến, các đệ tử Đại Pháp không nhất

định là lên tuyến đầu, bởi vì chư vị có Sư phụ quản1. Nếu thật sự phải lên tiền tuyến, thì cũng

giống như quan hệ nhân duyên sư phụ của Milerepa2 đã yêu cầu ông hành hắc nghiệp [mà] cấp

Thiện quả. Tất nhiên, đây là [tôi] giảng Pháp lý, thông thường sẽ không như vậy. Tuy nhiên

Pháp không gì là không thể, đối với sự việc gì cũng là viên dung không thể phá, hơn nữa người

tu luyện là có Sư phụ quản. Hết thảy những gì người tu luyện gặp phải đều có quan [hệ] với tu

luyện và viên mãn của chư vị, nếu không sẽ tuyệt đối không có. Làm tốt công tác nơi xã hội

người thường, bản thân [việc ấy] không chỉ là vì để tu luyện hoặc biểu hiện sự lương thiện của

các đệ tử Đại Pháp nơi người thường, mà cũng là trong khi duy hộ Đại Pháp mà khai sáng Pháp

lý cho xã hội người thường.

Công tác ổn định cũng làm người tu không phải lo lắng đến vấn đề ăn mặc và vấn đề sinh tồn

mà yên tâm tu luyện và an tâm hồng Pháp, cũng như giảng rõ chân tướng và cứu độ thế nhân.

Trong các ngành các nghề đều có thể tu luyện, và cũng có người có duyên đang đợi đắc Pháp.

Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp

Những đệ tử Đại Pháp nào không thể thực thi tác dụng duy hộ Đại Pháp thì không có cách nào

viên mãn, bởi vì chư vị đều khác với tu luyện trong quá khứ và tương lai; sự vĩ đại của các đệ tử

Đại Pháp chính ở chỗ này. Do Sư phụ hầu như vì chư vị mà gánh nhận hết thảy [những điều

trong] lịch sử, [nên] các đệ tử trong thời kỳ Chính Pháp cần phải đến khi Chính Pháp kết thúc thì

mới có thể rời đi; do đó trong quá trình tu luyện việc chư vị đạt được tiêu chuẩn viên mãn cá

nhân là một quá trình quan trọng. Nếu chẳng vì chư vị mà gánh nhận hết thảy [những điều trong]

lịch sử, thì chư vị hoàn toàn không có cách nào tu luyện được; nếu chẳng vì chúng sinh nơi vũ

trụ mà gánh nhận hết thảy, thì họ sẽ tuân theo lịch sử quá khứ mà giải thể; nếu chẳng vì con

người thế gian mà gánh chịu hết thảy, thì họ sẽ không thể có cơ hội [tồn] tại trên thế gian hôm

nay. Trong quá trình lịch sử tiền sử cũng đã một mực chiểu theo sự vĩ đại của đệ tử thời kỳ

Chính Pháp mà tạo nên hết thảy [những gì của] chư vị; do đó [có] trong an bài rằng khi chư vị

đạt đến viên mãn thông thường, thì tại thế gian lại còn có các chủng tư tưởng và nghiệp lực của

người thường; mục đích là một mặt thực thi công việc Chính Pháp, một mặt trong khi giảng rõ

chân tướng lại vì viên mãn thế giới của bản thân chư vị mà thu thập các chúng sinh còn có thể

cứu độ; [khi] viên mãn thế giới của bản thân chư vị thì đồng thời cũng tiêu bỏ những nghiệp lực

cuối cùng của chư vị, dần dần vứt bỏ các tư tưởng người thường, từ trong người thường mà thật

sự bước ra. Từ căn bản nhất mà giảng thì chư vị trong quá trình phá trừ bức hại của thế lực cũ

mà kiến lập nên uy đức vĩ đại, trở về vị trí cao nhất của chư vị; đây không phải là vấn đề viên

mãn nơi cảnh giới bình thường, cũng không phải chỗ có thể đạt được bằng viên mãn thông

thường. Nhìn qua thì thấy chư vị vì Đại Pháp mà thực hiện những điền cần phải làm; trên thực tế

thì chư vị đang vì viên mãn toàn diện và sự quay về của bản thân mà thực hiện. Nếu chư vị

chẳng thể làm tốt những gì chư vị cần phải làm trong thời gian này, như thế giai đoạn viên mãn

này chỉ có thể là một quá trình tu luyện, không thể từ gốc rễ mà đạt được viên mãn tối hậu chân

chính của đệ tử Chính Pháp. Các đệ tử Đại Pháp trong [khi chịu] bức hại của tà ác mà thực thi

không tốt hoặc tự mình buông lung, thì rất có khả năng là công [sức] trước đây sẽ vứt bỏ hết.

Thực ra, có một vài học viên cá biệt cứ một mực coi việc phá trừ tà ác, giảng rõ chân tướng là

những việc không tình nguyện; dường như vì Sư phụ mà thực hiện, dường như vì Đại Pháp mà

làm thêm. Khi nghe thấy tôi nói rằng chư vị đã đạt tiêu chuẩn viên mãn thì như trút được gánh

nặng, buông lung bản thân, không còn mong nghĩ làm gì nữa; thay vì theo lời Sư phụ giảng cho

chư vị rằng phải qua sự việc thần thánh này mà gia tăng công lực tinh tấn. Nếu như đến tận bây

giờ chư vị vẫn chưa rõ thế nào là đệ tử Chính Pháp, thì không thể từ trong ma nạn trước mắt này

mà bước ra được, thì sẽ bị tâm [mong] cầu yên ổn của con người thế gian dẫn đến tà ngộ1. Sư

phụ vẫn luôn đau lòng trước những vị bị rớt xuống; đa số là bị cái tâm này làm huỷ hại mà rớt

xuống. Chư vị biết chăng? Những đệ tử Chính Pháp nào không thể vượt qua thời kỳ Chính Pháp

thì sẽ không còn cơ hội tu luyện thêm một lần nào nữa; bởi vì trong lịch sử đã cấp cho chư vị hết

thảy những gì tốt nhất, trong tu luyện cá nhân hiện nay hầu như không phải chịu khổ nào cả,

ngay cả những tội nghiệp thiên đại mà chư vị đã tạo qua bao nhiêu đời cũng không để bản thân

chư vị chịu nhận, đồng thời cấp phương thức nhanh chóng nhất cho chư nâng cao tầng, lưu giữ

lại hết thảy những gì tốt của chư vị trong quá khứ, lại nữa tại mỗi một tầng lại bổ xung những

thứ rất tốt cho chư vị, trong suốt [quá trình] tu luyện cũng cấp cho chư vị những gì vĩ đại nhất tại

mỗi cảnh giới, khi viên mãn rồi lại cho phép chư vị quay về vị trí cảnh giới cao nhất của chư vị.

Đó là những điều mà chư vị có thể [được] biết; còn nhiều điều hơn nữa mà hiện nay chư vị

không thể [được] biết. Sự vĩ đại của đệ tử Đại Pháp là vì chư vị ở cùng với thời kỳ Chính Pháp

của Sư phụ, [và] có thể duy hộ Đại Pháp. Nếu như khi mà bản thân chẳng tương xứng làm đệ tử

Đại Pháp, như thế mọi người thử nghĩ xem, với từ bi và ân huệ to lớn của Phật vốn chưa từng có

từ khai thiên lập địa [đến nay], nếu như vẫn chẳng làm được tốt, thì hỏi làm sao có được cơ hội

một lần nữa? Tu luyện và Chính Pháp là nghiêm túc; có thể biết quý tiếc giai đoạn thời gian này

hay không-trên thực tế-chính là có thể có trách nhiệm đối với bản thân được hay không. Giai

đoạn này sẽ không lâu; nhưng nó có thể tôi luyện được những Giác Giả, Phật, Đạo, Thần vĩ đại

tại các tầng khác nhau thậm chí cho đến uy đức của Chủ các tầng khác nhau; [nó] cũng có thể

làm cho một người tu luyện buông lung bản thân sẽ bị huỷ hại từ một tầng cao phi thường dẫu

chỉ trong một buổi sớm. Các đệ tử, hãy tinh tấn! Hết thảy những gì vĩ đại nhất, tốt đẹp nhất đều

từ tiến trình chứng thực Đại Pháp của chư vị mà xuất sinh. Những thệ ước của chư vị sẽ trở

thành những chứng kiến của chư vị trong tương lai.

Lý Hồng Chí

15 tháng Tám, 2001

Cũng một đôi lời

Bài "người tốt" không nói nhiều [nhưng] làm rõ một [đạo] lý. Chính niệm kiên cố không thể phá

đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vững như đá tảng của đệ tử Đại Pháp

lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác1, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư

tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể. Có chính niệm mạnh bao nhiều, thì có uy lực

lớn bấy nhiêu. Các đệ tử Đại Pháp thật sự từ người thường mà bước ra.

Lý Hồng Chí

8 tháng Chín, 2001

Ghi chú: bài này là lời bình đối với bài "Một đôi lời: Người tốt" của một đệ tử Đại Pháp đăng

trên Chính Kiến Net ngày 8 tháng Chín, 20012.

Lộ {con đường}

Học Pháp [và] tu luyện là việc của cá nhân; tuy vậy thường hay có nhiều học viên luôn luôn lấy

người khác làm khuôn mẫu; thấy người ta làm thế nào, thì mình làm thế ấy. Ấy là hành vi không

tốt vốn được nuôi dưỡng ở người thường. Làm người tu luyện, thì không có khuôn mẫu; con

đường mỗi cá nhân đi theo đều khác nhau; bởi vì cơ sở mỗi cá nhân là khác nhau, sự to nhỏ của

các chủng tâm chấp trước là khác nhau, đặc điểm sinh mệnh là khác nhau, công tác nơi người

thường là khác nhau, hoàn cảnh gia đình là khác nhau, v.v; các nhân tố [như thế] đã quyết định

1. Lệnh nhất thiết tà ác đảm hàn: ra lệnh làm mật của hết thảy tà ác phải lạnh cóng.

2. Một đôi lời là tên của một mục các bài trên mạng Chính Kiến Net. Bài Người tốt đã được dịch sang

tiếng Việt và đăng trên phapluan.org: http://www.phapluan.org/vie/jw/binh_chu_20010908.html.

con đường tu luyện của mỗi cá nhân là khác nhau, trạng thái vứt bỏ tâm chấp trước, sự lớn nhỏ

khi vượt quan là khác nhau; do đó trên biểu hiện [ta] rất khó [có thể] tìm ra con đường tốt mà

người khác đã đắp, lại càng không có khả năng lên xe ở đó. Nếu như thật sự có con đường đã

đắp tốt và xe chạy thuận chiều gió, thì quyết không phải là tu luyện.

Từ khi Đại Pháp bắt đầu truyền xuất đã có những người quan sát từ xa. 'Người khác thế nào,

mình sẽ thế ấy', chứ không dùng Pháp để cân nhắc đúng và sai. Thấy [ai] có tu Đại Pháp thời

khỏi bệnh, thì tự mình thấy rất phấn chấn; thấy có người không luyện nữa, thì mình cũng dao

động; thấy toàn quốc [Trung Quốc] có ức vạn người tu Đại Pháp, thì cho rằng [Đại Pháp] nhất

định là tốt, theo đó mà bắt đầu học; thấy tà ác bắt đầu đánh đập đàn áp bức hại Đại Pháp, rồi khi

TV tuyên truyền vu khống hãm hại Đại Pháp, thì mình lại bắt đầu dao động, tâm thần bất định.

Tu luyệt thật khó; khó [là ở chỗ] bất kể khi trời đổ đất sụp, tà ác điên cuồng bức hại, [lúc] liên

quan đến sống chết, vẫn có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện của [bản thân] chư

vị; bất kể sự việc gì ở xã hội nhân loại đều không can nhiễu được đến bước đi đều chân trên con

đường tu luyện.

Hiện nay các đệ tử Đại Pháp đang đúng trong thời kỳ Chính Pháp; biểu hiện của thế lực cũ cấu

tạo thành khảo nghiệm căn bản nhất nghiêm khắc nhất đối với đệ tử Đại Pháp; làm và không

làm, ấy là thực tiễn có thể có trách nhiệm bản thân đối với Đại Pháp và mỗi đệ tử Đại Pháp hay

không; trong khi phá trừ tà ác có thể hay không thể bước ra chứng thực Đại Pháp sẽ thành chứng

kiến của [xả bỏ] sinh tử, sẽ thành chứng nghiệm của đệ tử Chính Pháp có thể viên mãn được hay

không, cũng sẽ thành sự phân biệt giữa người và Thần. Là đệ tử Đại Pháp mà xét, thì duy hộ Đại

Pháp về lý là việc đương nhiên. Như vậy tại lịch sử ngày hôm nay đã thực sự xuất hiện [việc] tà

ác bức hại Đại Pháp, bức hại nhắm thẳng [vào Đại Pháp], thì đệ tử Đại Pháp nhất định sẽ đứng

ra chứng thực Pháp. Vậy có những học viên thấy người khác bước ra chứng thực Pháp, thì tự

mình cũng theo; thấy người khác không bước ra, thì tự mình cũng không bước ra; khi bị đánh,

khi bị cái gọi là "chuyển hoá", thấy người khác chịu khuất phục trước áp lực của tà ác mà viết

những gì gọi là 'cam kết bất tu luyện', thì vì không thể nhận thức theo Pháp, cũng [tự mình] viết

theo. Là một người tu luyện, nếu điểm ô nhục ấy mà không tẩy sạch cho được, thì hỏi ý nghĩa {ý

vị} theo đó là gì, chư vị có tưởng tượng được chăng? Hiện nay những sự bức hại này của tà ác

chính là cựu thế lực gây áp lực lên Đại Pháp và đệ tử; vậy mọi thứ làm để chống lại bức hại

chẳng phải là biểu hiện vĩ đại nhất của trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp đối với Đại Pháp và bản

thân là gì? Trong lịch sử bại hoại, [thì việc] thế lực tà ác bức hại đối với người tu luyện không

phải là lần đầu. Đó chẳng phải là [những điều] Jesus từng nếm trải trong những năm đương thời

[nay] lại tái hiện một lần nữa? Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chẳng từng nếm trải [điều] tương tự

là gì? Nếu con đường [để] tham chiếu thật sự có, thì tại những phương diện mà các Giác Giả

trước đây từng nếm trải và tà ác hôm nay, chẳng phải đã xuất hiện giống nhau là gì? Tuy rằng

trên biểu hiện cụ thể có chỗ khác nhau, mục đích đều là huỷ hại ý chí của người tu luyện chính

Pháp. Tu luyện thông thường trong lịch sử quá khứ, các sinh mệnh phụ1 kia thực sự có tác dụng

'thử vàng' đối với việc cá nhân người tu luyện có thể viên mãn hay không. Là cát thì nhất định

bị đào thải; nhưng chỗ khác biệt của ngày nay là đang Chính Pháp trong thiên thể, đại khung

đang được trùng tổ, tất cả những gì gọi là 'khảo nghiệm' đối với Đại Pháp đều đang can nhiễu

đến Chính Pháp; ngoài ra [những sinh mệnh] tham gia bức hại lại đều vì mục đích phá hoại

nhắm thẳng vào Đại Pháp. Tuy rằng hết thảy những chỗ can nhiễu đến tu luyện cá nhân của cựu

thế lực trong quá khứ có tác dụng nhất định; nhưng nếu những điều ấy được dùng trong Chính

Pháp, thì không những không đạt tiêu chuẩn mà Đại Pháp yêu cầu, mà còn-đối với Chính Pháp

mà giảng-là can nhiễu và phá hoại nghiêm trọng. Hiện nay đối với cựu thế lực mà xét thì

[phải] trừ bỏ triệt để, bất kể [sinh mệnh] tham dự là sinh mệnh chính hay phụ. Trong Chính Pháp

thì những sinh mệnh tà ác tham dự trong việc này đều hoàn toàn bị đào thải, bất kể tầng của

chúng cao đến đâu. Đối với Chính Pháp mà nói thì tuyệt nhiên khác với tu luyện thông thường.

Hiện nay đối với bức hại của tà ác, trong các đệ tử Đại Pháp giảng rõ chân tướng, có một số học

viên cũng nhìn [theo] người khác. Trong ma nạn hiện nay thì làm điều gì, cũng đều cần tự bản

thân ngộ. Mỗi lần nâng cao đều là sự thăng hoa của quả vị [do|vì|của] tự bản thân chứng ngộ.

Con đường một đệ tử Đại Pháp đi chính là một bước lịch sử thật huy hoàng, bước lịch sử ấy nhất

đinh phải tự mình chứng ngộ mà khai sáng.

Lý Hồng Chí

Viết 9 tháng Bảy, 2001

Công bố 23 tháng Chín, 2001

Gửi Viên Minh Net ở Châu Âu

Gửi Viên Minh Net ở châu Âu:

Gửi lời chào tất cả các đệ tử Đại Pháp tham dự vào [công tác] này! Về vấn đề làm trang web

Viên Minh thế nào cho tốt, tôi muốn có vài lời với chư vị.

Tôi nghĩ rằng, trước hết phải coi trọng tác dụng của website Đại Pháp. Đó là vì để giảng rõ chân

tướng mà làm, vì để vạch trần những [việc] làm bức hại tà ác, vì để cứu độ thế nhân mà làm.

Đồng thời phải coi trọng tác dụng của các phương tiện truyền thông trong dân chúng. Điều đó

hết sức quan trọng đối với việc con người hiểu rõ được sự thực của Đại Pháp, cứu độ thế nhân,

và vạch trần tà ác, ngoài ra ảnh hưởng cũng rất to lớn. Do đó nội dung của các bài cụ thể cần có

đặc điểm riêng của mình, báo cáo nhiều về tình huống ở châu Âu, đồng thời cũng lấy từ các bài

trên Minh Huệ, một số bài tin trọng yếu để chuyển phát, bởi vì đó là [bài tin] sớm nhất về tình

huống của các đệ tử Đại Pháp trong nước [Trung Quốc].

Chủ thể của các đệ tử Đại Pháp ở tại Trung Quốc, hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp tại các

nơi khác trên thế giới thực hiện-ngoại trừ viên mãn bản thân-đều là để vạch trần sự bách hại

Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp ở đó. Như vậy, từ một phương diện nhất định mà xét thì tình

huống của Đại Pháp tại Trung Quốc là không thể không công bố, đặc biệt là [các trường hợp] bị

bức hại đến chết và các thủ đoạn tà ác được dùng trong bức hại, đó là nội dung trọng yếu phải

báo cáo; điều này không ảnh hưởng đến đặc điểm chính là tin tức về Đại Pháp ở châu Âu. Số

lượng các bài chủ yếu là về châu Âu, liên kết với các bài trên Minh Huệ Net về tình hình trọng

yếu tại Trung Quốc. Thực thi như vậy thì vừa có được đặc điểm riêng của Viên Minh ở châu Âu,

vừa có được tin tức quan trọng về việc bức hại Đại Pháp; những người xem và đọc giả sẽ quan

tâm đến cũng như hiểu rõ được tình huống các đệ tử Đại Pháp bị bức hại hàng ngày.

Trên đây là đôi chút suy nghĩ của tôi; nếu như chư vị thấy rằng có cách nghĩ riêng của mình và

phương án tốt hơn, thì tôi cũng không phản đối; [tôi] chỉ mong rằng [công tác] làm website được

tốt hơn nữa, có thể phát huy tác dụng giảng rõ chân tướng.

Gửi Pháp hội Đại Pháp lần thứ hai tại Nga

Gửi Pháp hội Đại Pháp lần thứ hai tại Nga:

Trong thời kỳ chính Pháp, các học viên đã thực hiện hết sức tốt. Đặc biệt là các học viên Nga;

khi nhân dân ở Nga chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước tuyên truyền của tập đoàn chính trị tà ác

Trung Quốc, các học viên đã trụ vững trước các chủng áp lực mà thành lập được 'Phật học hội',

khi giảng rõ chân tướng đã khởi tác dụng cực đại. Những điều đó đều thật suất sắc. [Tôi] hy

vọng rằng thông qua Pháp hội lần này, [thì] công tác giảng rõ chân tướng, vạch rõ tà ác, [và] cứu

độ chúng sinh sẽ được triển khai tốt hơn nữa. Cần thường xuyên liên lạc với các học viên ngoại

quốc và các khu vực khác, khích lệ lẫn nhau, cộng đồng tinh tấn. Sư phụ chờ đợi tin tức tốt đẹp

hơn nữa từ các chư vị.

Lý Hồng Chí

29 tháng Chín, 2001

Thu phong lương

Thu phong lương

Tà ác chi đồ mạn xương cuồng,

Thiên địa phục minh hạ phí thang;

Quyền cước nan sử nhân tâm động,

Cuồng phong dẫn lai Thu cánh lương.

Lý Hồng Chí

2001 niên 10 nguyệt 25 nhật

Diễn nghĩa:

Cái lạnh của gió Thu

Ðám đồ tà ác chớ vội làm càn,

[Khi] trời đất sáng tỏ trở lại [các ngươi] sẽ [bị] hạ vào [vạc] nước

sôi;

Đấm đá khó thay đổi được tâm của con người,

Cuồng phong dẫn đến mùa Thu còn lạnh lẽo hơn.

Lý Hồng Chí

25 tháng Mười, 2001

Dự liệu cho Pháp Chính nhân gian

Chính Pháp thực thi đến thế gian, Thần Phật đại hiển, những oan [và] duyên loạn thế gian đều

được giải quyết một cách thiện. Những ai hành ác đối với Đại Pháp [đều bị] hạ vào cửa vô sinh,

còn lại những người [có] tâm quy chính, trọng đức hành thiện, mọi vật đổi mới; chúng sinh

không [ai] không kính [trọng] ân cứu độ của Đại Pháp; khắp trời cùng vui vẻ, cùng chúc mừng,

cùng khen ngợi. Thời [khắc] Đại Pháp toàn thịnh tại thế gian là bắt đầu từ đây.

Phụ lục: tra từ vựng

Người dịch cố gắng bảo lưu gốc Hán văn, bảo lưu các thuật ngữ, từ ngữ Hán văn ở mức tối đa có thể

hiểu được. Do vậy, bản dịch đọc lên giống như văn Hán Việt hơn là thuần Việt. Cũng chính vì điều ấy

mà người dịch viết thêm phần 'tra từ vựng' này. Mọi chú thích đều dựa trên hiểu biết tìm tòi chủ quan

của người dịch, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo.

bản lai diện mục: bộ mặt nguyên gốc ban đầu.

'bất luyện' hoặc 'bất luyện công': giấy cam kết

không luyện công, một thủ đoạn mà tà ác đã dùng

để thúc ép làm nhục người tu.

biến dị: biến chất, thoái hoá, không còn tốt, mất

đặc tính nguyên gốc; biến → thay đổi, dị → khác.

chính niệm: niệm chân chính.

chính Pháp: (a) Pháp chân chính, từ trái nghĩa là

tà pháp; (b) nói về tiến trình Chính Pháp, chỉnh lại

cho đúng với Pháp. Trong tiếng Hán hai từ này

viết giống nhau, để phân biệt, trong tiếng Việt, một

từ viết thường (chính Pháp), một từ viết hoa

(Chính Pháp).

chính tín: đức tin chân chính.

chuyển sinh: chuyển sang sinh vào một thế giới

nào đó, tái sinh.

chứng thực Pháp: khẳng định tính đúng đắn của

Pháp, sự chân chính của Đại Pháp.

cựu thế lực: thế lực cũ.

duy hộ Đại Pháp: duy trì bảo hộ Đại Pháp.

dự ngôn: lời dự báo, tiên tri.

đại khung: gầm trời rộng lớn.

giả tượng: hiện tượng giả, không thực chất; trái

với chân tượng hoặc chân tướng là cái thực chất,

hiện tượng thật.

'hối quá thư': giấy hối hận, một thủ đoạn mà tà ác

đã dùng để thúc ép làm nhục người tu luyện.

hồng Pháp, hồng truyền Đại Pháp: truyền bá

rộng rãi Đại Pháp; hồng → to lớn, tràn ngập.

hữu thần luận: theism; vô thần luận: atheism.

Cách phân triết học, thế giới quan thành hai loại;

một loại thừa nhận sự tồn tại của thần thánh trong

việc nhìn nhận và lý giải thế giới, một loại thì

không.

liễu giải: giải được cặn kẽ, hiểu được thấu đáo;

giải thích cặn kẽ, làm cho hiểu thấu đáo.

lao giáo sở, lao động giáo dưỡng sở: trại cải tạo,

nơi giáo dục bằng lao động; kỳ thực đây là hình

thức giam giữ không cần qua thủ tục pháp lý đầy

đủ tại Trung Quốc.

lý tính: tính hợp lý, có lý trí, có lý.

Milerepa: giáo chủ khai tổ Bạch giáo trong Phật

giáo Tây Tạng.

minh bạch: tỉnh táo hiểu rõ mạch lạc.

nội hàm: hàm nghĩa bên trong.

Pháp Chính càn khôn: chỉnh lại càn khôn vũ trụ

bằng Pháp, cho đúng với Pháp.

Pháp Chính nhân gian: chỉnh lại nhân gian bằng

Pháp, cho đúng với Pháp.

Pháp Chính thiên địa: chỉnh lại thiên địa trời đất

bằng Pháp, cho đúng với Pháp.

phô thiên cái địa: trải khắp trời che kín đất, ngụ ý

cái thế lớn mạnh.

quan: cửa ải, quan ải; thường được dùng với nghĩa

bóng là khảo nghiệm, thử thách; một số đại huyệt

cũng được gọi là quan.

quang diệm: quang → ánh sáng, diệm → lửa.

tà ngộ: ngộ theo đường tà.

tâm đắc thể hội hoặc tâm đắc: điều tâm thể mình

đắc được, lĩnh hội được, điều tự mình trải qua,

kinh nghiệm của mình.

'thanh minh' hoặc 'nghiêm chính thanh minh':

bản tuyên bố nghiêm túc của học viên thực hiện

lúc tỉnh táo, tự nguyện, nội dung là phủ nhận

những gì mình đã bất đắc dĩ phải làm khi chịu áp

bức của tà ác.

Thẩm Dương: địa danh thuộc tỉnh Liêu Ninh,

Trung Quốc.

thể hệ: hệ thống các thể.

thế nhân: con người thế giới, con người thế gian.

thiên lý: đạo lý của trời.

thiện ác tất báo: hành thiện hay hành ác đều tất có

báo ứng.

thù thắng: đặc biệt tốt đẹp hơn cả.

thương khung: gầm trời xanh.

tinh tấn yếu chỉ: chỉ đạo cốt yếu cho tinh tấn, chỉ

đạo quan trọng cho việc tiến bộ vững mạnh ổn

định của học viên.

Trung Nam Hải: tên một khu vực tại Bắc Kinh

nơi các quan chức cao cấp ở.

trùng tổ: tổ chức lại một lần mới.

tỷ học tỷ tu: so sánh việc học, so sánh việc tu.

vật cực tất phản: vật đến cùng cực thì phản lại, sự

việc đến cùng tội thì đảo lại, âm dương đảo lại.

viên dung: viên → tròn, dung → dung nạp nội

dung bao hàm.

viên minh: viên → tròn đầy, minh → sáng tỏ.

viên mãn: viên → tròn, mãn → đầy khắp.

vô pháp vô thiên: không còn có pháp [luật],

không còn thiên [lý], buông lung làm bậy không

coi phép tắc ra gì.

vũ trụ thể hệ: hệ vũ trụ (diễn theo chữ nghĩa).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro