KNM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

GIÁO ÁN:

1.-LÀM QUEN

-giới thiệu TT

Chức nặng: tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp vs gtvl, đào tạo pt kỹ năng.

2. Sự khác nhau giữa THPT vs ĐH

-Tự học

-Khối lượng kiến thức tăng

-Kiến thức đa dạng

-Cường độ học tập

-Lớp đông hơn

-Tự do hơn

Học những gì: kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và tham gia HĐ Đoàn thể.

3. Những năng lực cần có của sv thế kỷ 21: năng lực trí tuệ

-Kỹ năng tự lập

-K/N học tập suốt đời

-N/Lực ngoại ngữ, k/n hội nhập.

4. Kỹ năng mềm, sự cần thiết cho sinh viên

-ĐỊnh nghĩ kỹ năng, kỹ năng mềm, kỹ năng cứng

-Tại sao phải học KNM?

=> KNM Khẳng định sự thành công.

Những KNM cần thiết: tiêu biểu: liệt kê...

Cần làm ngay: Mục tiêu + kế hoạch + Hành động => Thành công!

Kết bài

Một số tư liệu tham khảo: 

Top 7 kĩ năng học tập hiệu quả

00:00:20 15/12/2014

37

Các nhà khoa học cho rằng bộ nhớ được tô màu theo vị trí, vì thế thay đổi địa điểm học sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ những gì bạn vừa học...

Kĩ năng học chính là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc học của một người có hiệu quả hay không. Đó chính là lí do mỗi người cần trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết và đầy đủ cho quá trình học tập. Sau đây là top 7 kĩ năng quan trọng giúp quá trình học tập đạt hiệu quả cao.

1. Thay đổi không gian và địa điểm học tập

Nhiều người thường hay chọn lựa và tìm cho mình một địa điểm học tập cố định và cho đó là phù hợp nhất với bản thân để học. Ví dụ như: thư viện, trong phòng,..

Tất nhiên, bạn phải tìm cho mình một địa điểm học tập phù hợp nhất với bản thân, nhưng đừng cứ mãi học ở một địa điểm. Thỉnh thoảng, bạn hãy thử thay đổi không gian và địa điểm học. Sự thay đổi này sẽ giúp bạn cảm thấy được "làm mới" và không bị nhàm chán.

2. Học và làm bài theo nhóm

Không ai có thể một mình giải quyết tất cả mọi việc, đặc biệt khi đối mặt với một vấn đề khó. Vì thế, hãy cùng những thành viên khác giải quyết mọi vấn đề. Điều này không những giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh gọn hơn, mà còn tạo nên những mối quan hệ thân thiết giữa những người bạn. Và nếu chuyên nghiệp hơn, hãy thành lập một nhóm cố định, hoạt động có khoa học để cùng học tập và tiến bộ.

3. Tự kiểm tra và đánh giá kết quả

Các nghiên cứu đã cho thấy, các bài đánh giá nghiêm túc không chỉ giúp khẳng định mà còn nâng cao kiến thức. Kiểm tra chính là cách giúp bạn học lại thêm lần nữa để ghi nhớ thông tin.

Tất nhiên, bạn cần lập cho mình một sự khoa học trong những lần tự kiểm tra. Ví dụ: khi bạn học hết một chuyên đề, hãy vạch ra những vấn đề cần giải quyết, và mỗi vấn đề cần giải quyết chính là các câu hỏi. Nghĩa là bạn lập thành nhiều câu hỏi và cho vào một chiếc hộp rồi bốc ngẫu nhiên, sau đó làm như một bài kiểm tra cuối kì. Sau đó, bạn sẽ tự kiểm tra, so sánh với yêu cầu và tự đánh giá xem bài làm của mình đạt hiệu quả ra sao.

Việc liên tục tự kiểm tra không những giúp bạn đánh giá được trình độ của mình mà còn giúp bạn gặp và xử lí được các tình huống phát sinh. Và từ đó, khi vào kì thi thật sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao hơn.

4. Nghỉ ngơi hợp lí

Sự mệt mỏi về cơ thể sẽ dẫn đến sự mệt mỏi về trí não. Và khi trí não mỏi mệt đồng nghĩa với việc tư duy chậm lại.

Vì thế hãy duy trì một chế độ nghỉ ngơi thật hợp lí. Một giấc ngủ sâu khi mệt mỏi, một bản nhạc khi chán, một cốc nước cam khi mất cân bằng,... sẽ giúp bạn hồi phục tinh thần và tăng cường trí não.

5. Đến lớp và ghi chép thật đầy đủ

Có nhiều bạn sẽ cười khi đọc đến kĩ năng này, vì việc đi học là đương nhiên, ghi bài là tất nhiên. Nhưng, bạn đến lớp với 1 tư thế nào? Bạn ghi chép với cách thức nào? Những điều đó mới là quan trọng.

Bạn sẽ phải tiếp cận quá trình học với tâm thế của người muốn được học chứ không phải đến để điểm danh. Và khi học xong bạn sẽ phải biết cần làm gì cho kỳ thi. Trong việc ghi chép, bạn phải biết mình đang ghi cái gì, nghĩa là bạn phải hiểu những gì bạn đang ghi. Và không phải cái gì bạn cũng ghi mà phải biết chọn lọc. Cách tốt nhất là bạn nên học cách ghi và nhớ những từ khóa quan trọng và từ đó tìm hiểu sâu hơn và rộng hơn về vấn đề đó.

6. Đừng dừng lại ở "mớ" tài liệu

Việc "cày nát" tài liệu học của các thầy cô giao cho sẽ giúp bạn có được kết quả cao trong điểm số. Thế nhưng, nếu chỉ dừng lại ở đó thì bạn sẽ chỉ dừng lại ở mức độ biết chứ không thể biết sâu và biết rộng. Và học kiểu đó khiến cho khả năng tư duy sáng tạo của bạn ngày càng bị hạn chế. Hãy tìm hiểu và mở rộng các vấn đề bạn đang học bằng nhiều nguồn sách vở cũng như các phương tiện khác nhau. Việc đọc nhiều hơn sẽ giúp bạn có được cái nhìn sâu và toàn diện hơn.

Tất nhiên, ngoài việc chú ý đến số lượng, bạn phải quan tâm đến chất lượng. Việc đọc được nhiều là rất tốt, nhưng nếu bạn đọc nhiều mà chẳng hiểu gì, lại thêm việc sao nhãng tài liệu "phải thuộc" thì rất tai hại. Vì thế, hãy chuẩn bị một chất nền đủ tốt và sau đó hãy mở rộng và đào sâu hơn.

7. Kỹ năng quản trị thời gian

Rât nhiều bạn rơi vào tình trạng quá tải vì khối lượng công việc nhiều mà thời gian thì lại chỉ có thế. Nhưng tình trạng này xảy ra phần nhiều là do người đó chưa biết cách quản trị thời gian một cách hợp lí nhất. Một ví dụ: Rất nhiều bạn thường đợi đến gần thời điểm thi mới bắt đầu ôn thi, việc này khiến cho mọi thứ đều gấp gáp, mệt nhọc, stress,...

Vì thế, hãy biết cách sắp xếp thời gian và công việc một cách khoa học và hiệu quả nhất. Đừng để thói quen trì hoãn khiến công việc ứ lại và chất đống lên. Hãy làm dần công việc dù thời hạn dành cho nó "còn lâu mới đến". Và hãy biết cách ưu tiên công việc nào trước và công việc nào sau.

------------------

Học đường

Khác biệt giữa môi trường học ở phổ thông và đại học

Ở cấp bậc nào cũng có sự khác biệt nhau về nhiều thứ, nhưng có lẽ bậc phổ thông và bậc đại học là hai cấp độ có nhiều sự thay đổi nhất. Vậy những sự khác biệt là gì?

1. Tự học

Một trong những khác biệt lớn nhất và dễ nhận thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông là tự học. Tự học là sự tự giác trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến thức, kỹ năng học tập không chỉ ở trên lớp mà còn cả ở ngoài nhà trường.

Nếu như học phổ thông bạn được các thầy cô, bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên thì học đại học, ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của bạn. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, bạn không còn sổ liên lạc và cũng chẳng còn họp phụ huynh, vì bạn đã đủ 18 tuổi và bạn là một người trưởng thành.

2. Khối lượng kiến thức

Điểm khác biệt tiếp theo giữa đại học và phổ thông đó là khối lượng kiến thức. Khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học tăng lên một cách đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu ở bậc phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở bậc đại học, một môn học chỉ kéo dài trung bình từ 9 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng), nghĩa là sinh viên sẽ phải "ngốn" khoảng 1 chương/1 buổi (mỗi chương khoảng 20-30 trang).

Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về khối lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp phải những khó khăn và thậm chí có thể bị sốc. Chính vì thế tân sinh viên hãy chủ động tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi và khác biệt này.

3. Kiến thức đa dạng

Không chỉ có sự khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và học phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Rõ ràng, sự đa dạng về kiến thức sẽ tỉ lệ thuận với cấp bậc học, học càng cao thì kiến thức càng đa dạng.

Đầu tiên là các loại tài liệu liên quan đến môn học, học đại học khác biệt với phổ thông ở chỗ, muốn giỏi thật sự thì người học cần chủ động đọc rất nhiều loại tài liệu khác nhau, đồng thời chủ động tìm kiếm các bài tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ năng. Ví dụ: sinh viên Sư phạm thì cần phải chủ động tìm kiếm cơ hội để được đứng lớp (có thể là dạy thêm), sinh viên Kinh tế thì cần tìm kiếm các trải nghiệm về kinh doanh, buôn bán,... Đây là những điều mà học phổ thông không thể có.

Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp thì học đại học còn có nhiều thử thách mang tên: kiến tập, thực tập,... Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho sinh viên và chỉ có ở sinh viên. Sự đa dạng về kiến thức khiến sinh viên cần biết cách khai thác cũng như tiếp cận một cách khôn ngoan và khoa học để có thể có kết quả học tập tốt nhất.

4. Cường độ học tập

Đi cùng với việc khối lượng kiến thức tăng lên, kiến thức đa dạng hơn thì chắc chắn cường độ học tập của bạn cũng phải tăng lên. Thời gian học một môn kéo dài hơn, kiến thức được các thầy cô truyền đạt nhanh hơn và nhiều hơn. Đồng thời sinh viên cũng cần đọc nhiều loại tài liệu hơn, tiếp thu nhiều loại kiến thức hơn.

Học đại học, bạn cũng sẽ phải tư duy nhiều hơn với các hoạt động tập thể, nhóm, hay thuyết trình,... nhiều hơn. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa cũng khiến cường độ học tập của sinh viên tăng lên đáng kể.

5. Lớp học đông hơn

Nếu như ở phổ thông mỗi lớp học chỉ dao động sĩ số khoảng 40 đến 50 người thì đại học có sự khác biệt lớn. Lớp học của bạn có thể có sĩ số lên đến 80 đến 100 người. Điều này gây khó khăn hơn cho cả quá trình học của sinh viên và quá trình dạy của giáo viên. Thường thì ở các nước có điều kiện giáo dục tốt hơn, sĩ số thường chỉ dao động từ 20 đến 30 sinh viên. Ví dụ: Gần chúng ta nhất là nước bạn Lào, số lượng sinh viên trong một lớp chỉ khoảng trên 20 người.

6. Tự do hơn

Như phần đầu bài đã khẳng định, tự học là yếu tố khác biệt quan trọng nhất giửa học phổ thông và học đại học; nó cũng là điểm quan trọng quyết định kết quả của học đại học. Nhưng tại sao lại như vậy? Câu trả lời là vì chúng ta được tự do hơn. Chúng ta tự so hơn về giờ giấc, chúng ta tự do hơn về thái độ trên lớp,...

Ví dụ: Học đại học, bạn có thể đến muộn mà chẳng ai quan tâm, bởi lớp học hàng trăm người và trừ phi bạn là "nhân tài" trong lớp thì mới khiến người khác phải cảm thấy thiếu khi không có bạn. Tất nhiên, có nhiều thầy cô nghiêm khắc điểm danh thường xuyên, nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể qua mắt được hành động kiểm soát này.

Hay như chỗ ngồi, có thể khi học phổ thông 3 năm bạn chỉ ngồi 1 vị trí. Nhưng ở đại học thì ngược lại, 1 năm bạn có thể đổi 30 vị trí (tất nhiên có thể ít cũng có thể nhiều hơn). Hoặc như ra vào lớp với rất nhiều thầy cô, bạn có thể ra vào lớp tự do mà không cần phải xin phép, chỉ cần đừng ảnh hưởng đến người khác,...

Tất nhiên, sẽ có rất nhiều sự khác biệt khác mà bạn có thể nghĩ ra như: sinh viên có thể sử dụng điện thoại, lap-top, máy tính bảng,... Trong lớp, sinh viên cũng có thể để đồ ăn, hay chai nước trên mặt bàn mà không nhiều người để ý (kể cả thầy, cô). Sinh viên cũng có thể phản biện thầy cô nhiều hơn trong học tập,... Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản và dễ nhìn thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông.

---------

Trong thời đại mới, ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi sinh viên cần bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết để hoàn thiện bản thân và hòa nhập tốt với xã hội. Vì sinh viên ngày nay không chỉ "học để biết, học để tự khẳng định mình" mà còn "học để chung sống, học để làm việc". Do đó, việc trang bị kỹ năng mềm cần đi đôi với việc trang bị kiến thức chuyên môn.

Kỹ năng mềm là khả năng ứng xử, nhạy bén với công việc và giải quyết khó khăn một cách nhanh nhất có thể, hạn chế tối đa những rủi ro công việc mà những điều này ở giảng đường Đại học không thể truyền đạt cho Sinh viên. Không những thế, kỹ năng mềm còn là nghệ thuật ứng xử của Sinh viên với các đồng nghiệp, cộng sự; với cấp trên và với tất cả mọi người.

Nhiều năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm nhiều đến "Kỹ năng mềm" cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này. Có được kỹ năng mềm vững không những giúp con đường học tập của các bạn sinh viên trở nên suôn sẻ, thuận lợi, tạo bước đà cho sự nghiệp thành công mà nó còn đem lại hạnh phúc trong cuộc sống.

Mỗi Thầy Cô giáo trong Trường ta, đặc biệt là các Thầy Cô đang làm nhiệm vụ Cố vấn học tập thì việc học hỏi trau dồi thêm các kỹ năng mềm để truyền đạt cho Sinh viên, đặc biệt là các Sinh viên sắp ra trường là điều rất cần thiết để giúp cho Sinh viên mỗi Chi hội chúng ta có thêm được sự tự tin, kiến thức và các kỹ năng mềm cần thiết ở ngưỡng cửa bước vào đời.

Dưới đây xin được liệt ra một số kỹ năng mềm mà Sinh viên cần học hỏi và có được trước khi tốt nghiệp ra trường :

1/ Khả năng thích nghi nhanh

2/ Nhún nhường và nhẫn nại

3/ Cập nhật thông tin

4/ Tự quản thời gian

5/ Nói trước công chúng

6/ Kỹ năng xử trí xung đột

7/ Kỹ năng truyền đạt thông tin

8/ Kỹ năng về máy móc công nghệ

9/ Khả năng lãnh đạo

10/ Khả năng làm việc nhóm

11/ Khả năng làm việc độc lập

Môi trường đại học không đơn giản chỉ để cho sinh viên học tập mà còn hơn thế nữa đó là môi trường rất tốt để sinh viên hình thành những kĩ năng căn bản trước khi ra trường đi làm .Những kĩ năng mềm này thực sự rất quan trọng và các nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi cao về điều này. Theo thống kê của tổ chức quốc tế về đào tạo kĩ năng thì kĩ năng mềm chiếm đến 80 % sự thành công . Việc tham gia các hoạt động do trường Đại học tổ chức ,các hoạt động của Đoàn Thanh niên , Hội Sinh viên và các cuộc thi chuyên đề ,các cuộc hội thảo cho sinh viên trên quy mô lớn thực sự có vai trò rất quan trọng .Đây là những hoạt động chính giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn , khả năng lãnh đạo ; hình thành sự tự tin , năng động cần có khi đi làm việc , những kinh nghiệm học được từ những con người thành đạt . Ngoài ra nó còn bổ trợ kiến thức chuyên sâu rất nhiều, hình thành được cách làm việc, quản lí thời gian hiệu quả , hoạt động cộng đồng theo nhóm, làm việc độc lập.

Nói tóm lại, trên đây là một số hoạt động phong trào tiêu biểu của Trường chúng ta. Qua các hoạt động này, kỹ năng mềm cho Sinh viên dần dần được hình thành và phát triển. Mỗi Thầy Cô giáo làm nhiệm vụ Cố vấn học tập hãy xem như đây là một phần kiến thức cần phổ biến rộng rãi trong Sinh viên và bằng cách nào đó hãy nhân rộng thêm các hoạt động phong trào nhằm rèn luyện kỹ năng cho Sinh viên. Ngoài kiến thức được học ở giảng đường, hãy xem đây như là một phần quan trọng, là hành trang cho Sinh viên mang theo ở ngưỡng cửa bước vào đời.

------------

Kỹ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống, là một trong những yếu tố cơ bản để sinh viên gây ấn tượng cho các nhà tuyển dụng. Vậy thê nào kỹ năng mềm, làm thế nào để rèn luyện kỹ năng mềm? Những thông tin dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Theo UNESCO mục đích học tập là: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Nếu xem nhận định trên là một định nghĩa và đối chiếu định nghĩa này với nên giáo dục của Việt Nam ngày nay thì mục đích học tập của ta mới chỉ là học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO. Chính vì vậy khi sinh viên tham gia phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng bằng cấp, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc... Thế nhưng, bạn nên biết rằng năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc, để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ "kỹ năng", "kỹ năng mềm" và "kỹ năng cứng".

Vậy thế nào là kỹ năng, kỹ năng mềm và kỹ năng cứng?

Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng sống, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề nghiệp. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống và kỹ năng mềm là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng nên có và cần phải có.

Kỹ năng mềm (soft skills) - trí tuệ cảm xúc: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người - thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Ngược lại, kỹ năng cứng (hard skills) - trí tuệ logic: chính là khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Những kiến thức đó dù học tốt tới đâu trong 4 - 5 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại dương mênh mông kiến thức sau này của đời con người.

Kỹ năng mềm - chìa khóa của sự thành công

Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.

Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng?

Sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, sau đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng "cứng", đâu là kỹ năng "mềm". Chẳng hạn với vị trí nhân viên phòng Kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng lại chính là kỹ năng "cứng", hay chính là chuyên môn của nghề nghiệp. Nhưng với vị trí Lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng "mềm". Việc xác định rõ "mềm", "cứng" và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau dồi kỹ năng "mềm". Các bạn phải tập kỹ năng hàng ngày, cũng như tập viết, tập đọc thì mới nhuần nhuyễn được. Hãy nhớ rằng, xã hội ngày này là một xã hội thay đổi, cần sự uyển chuyển chứ không cần sự cứng nhắc.

Có những bạn sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân. Nhưng phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống ngày nay, nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ có một tấm vé khi vào đời, quan điểm này không sai nhưng chưa đủ. Bạn học giỏi chuyên môn, nhưng chưa chắc bạn có thể thích ứng nhanh với công việc hay sự thay đổi về "môi trường" cuộc sống. Bạn có thành tích học tập mà ai nhìn vào cũng thật đáng nể nhưng chưa chắc đã có được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu một yếu tố quan trong đó là kỹ năng mềm. Bạn học không xuất sắc, nhưng bạn luôn mạnh rạn, tự tin trong bất kỳ tình huống thay đổi nào, bạn luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.

Tuy nhiên, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. Tân sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học; từ đó đến khi ra trường, bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo.

Với sinh viên Trường Đại học MỎ bắt đầu từ năm 2013 các bạn sẽ được học một số kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo chính khóa. Ngoài ra sinh viên có thể học thêm các kỹ năng mềm khác tại Trung tâm đào tạo kỹ năng mềm của trường. Tại đây, sinh viên sẽ được tư vấn để chọn học các kỹ năng cần thiết và phù hợp với bản thân cũng như định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Các lớp học cũng được thiết kế rất linh hoạt về thời gian, địa điểm, giáo trình...nhằm tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể theo học và đạt hiệu quả cao nhất.

-------

Kỹ năng trong cuộc sống – Kỹ năng sống, là năng lực, khả năng chuyên biệtđể cư xử, giải quyết các tình huống để sống trong cuộc sống. Sống với những mối quan hệ, tương tác, giữa chính bản thể (con người) với đối tác (con người, công việc, các tình huống gặp phải). Sinh ra đời, chúng ta được quyền tồn tại nhưng để sống cho thực sống, chúng ta phải chứng nghiệm, trải nghiệm và chiêm nghiệm lại những điều đã qua, từ đó đúc kết lại thành kỹ năng sống.

Kỹ năng mềm trong cuộc sống được hình thành từng ngày, từng giờ trong đời sống của bạn. Tuy nhiên, có những người không rèn luyện, có những người không thực sống và trải nghiệm nên sẽ không có điều gì đọng lại để suy ngẫm và trưởng thành thực sự. Có những người phát triển kỹ năng sống trở thành một nghệ thuật, ví dụ như Dale Carnegie với thuật "Đắc nhân tâm". Bởi thế, có người có kỹ năng sống tốt, có kỹ năng sống kém và có nhiều cấp độ khác nhau trong kỹ năng này. Kỹ năng khác hẳn với năng khiếu bẩm sinh nên chúng ta có thể học hỏi, tiếp thu và rèn luyện để đạt được.

2. Các kỹ năng cần thiết đối với sinh viên ngày nay:

Một người đạt được thành công trong cuộc sống, phải hội tụ đủ kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) và kỹ năng mềm.

Kỹ năng cứng, sinh viên được và tự trang bị ngay chính ngành chuyên môn trong trường học, trong công việc tập sự, trong định hường nghề nghiệp bạn quan tâm.

Kỹ năng mềm, sinh viên được trang bị từ các khóa học và trong chính cuộc sống và phải thực hành nhuần nhuyễn, sống và sử dụng nhiều lần kỹ năng ấy cho đến khi trở thành của chính bản than mình thì lúc đó sinh viên mới thật sự có kỹ năng mềm.

3. Kỹ năng mềm - quyết định 75% sự thành đạt

Trong buổi phỏng vấn thi tuyển vào công ty Unilever, đang trao đổi về nghiệp vụ kinh doanh, bất ngờ nhà tuyển dụng hỏi: "Theo em, nếu phi một con dao vừa dùng để phết bơ thì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không phết bơ?". Trước câu hỏi bất thình lình như thế, bạn sẽ lúng túng hay bạn sẽ mỉm cười và đáp lại câu hỏi bằng một câu trả lời đầy thuyết phục? Thật ra, ý đồ của các nhà tuyển dụng chính là nằm ở những câu hỏi "vu vơ" này là nhằm kiểm tra kỹ năng "mềm" của các ứng viên. Với những câu hỏi này, không có một đáp án cụ thể nào cả mà quan trọng là ứng viên phải thuyết phục được nhà tuyển dụng tin vào đáp án của mình.

Thế nào là kỹ năng mềm?

- Kỹ năng "mềm" (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

- Những kỹ năng "cứng" (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng "mềm" vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này.

9 kỹ năng "mềm" cơ bản (Theo Sean Hawitt - Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp - Every 2nd Thursday):

----

Sinh viên mới ra trường bị nhà tuyển dụng từ chối vì thiếu kỹ năng "mềm", công chức đi làm cảm thấy mất cơ hội thăng tiến vì thiếu kỹ năng "mềm", các sếp tạm gác công tác quản lý trở lại trường học để trau dồi kỹ năng "mềm"...

Vì sao kỹ năng "mềm" ngày càng đóng vai trò quan trọng như vậy ?

Để đạt yêu cầu tuyển dụng cho một công việc, một ứng viên phải thỏa mãn các kỹ năng "cứng" hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn. Ví dụ, một kế toán trưởng chắc chắn phải thành thạo các nghiệp vụ như kiểm tra chứng từ, lập báo cáo thuế, quyết toán chi phí...; một chuyên viên IT phải sở hữu các kỹ năng vận hành hệ thống mạng, cài đặt các hệ điều hành, bảo trì phần cứng nội bộ v.v... Các kỹ năng này có thể được kiểm tra tại chỗ hoặc kiểm chứng bởi bằng cấp và quá trình đào tạo.

Tuy nhiên, có một loạt những kỹ năng khác khó đo lường hơn như kỹ năng ngoại giao, kỹ năng thiết lập quan hệ xã hội, kỹ năng đàm phán xuyên văn hóa v.v... cũng đem lại những thành công cá nhân và giá trị đáng kể cho công ty mà ít chương trình giáo dục chính quy nào cung cấp cho người học.

Ở bậc đại học, phần lớn sinh viên nỗ lực học vì điểm, chứ không phải vì kỹ năng. Một sinh viên được đánh giá "giỏi" khi điểm tổng kết từ 8,0 trở lên. Nhưng khi đi làm, nhà tuyển dụng không trả tiền để tìm kiếm bảng điểm đẹp, họ trả tiển cho các kỹ năng mang lại lợi ích thực hay gia tăng giá trị cho công ty.

Kỹ năng "mềm" gồm các kỹ năng nào? Cách hiểu đơn giản nhất đó là các kỹ năng làm việc và tương tác với con người. Một cuộc khảo sát 461 lãnh đạo doanh nghiệp của Hiệp hội Quản trị Nhân sự Hoa Kỳ cho thấy, các nhà quản lý tập đoàn tuy khẳng định các kỹ năng "cứng" cơ bản vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng kỹ năng "mềm" ngày càng trở nên thiết yếu để dẫn đến thành công.

ei Han, chuyên gia cố vấn nghề nghiệp tốt nghiệp trường kinh doanh danh tiếng Wharton (Mỹ) thống kê có 28 kỹ năng "mềm" khác nhau. Challa Ram Phani, giáo sư môn Giao tiếp kinh doanh thuộc trường kinh doanh Sujana (Ấn Độ) công bố danh sách 60 kỹ năng "mềm" gây tranh cãi trong giới nhân sự và nghiên cứu kỹ năng.

Ngày càng nhiều các câu chuyện hài về sự thiếu hụt trầm trọng kỹ năng làm việc của các tân cử nhân. Đại loại diện váy ngắn giày thể thao đi phỏng vấn xin việc, nữ nhân viên mới lúng túng không biết xưng hô với sếp tổng là "chú" hay "anh", sinh viên loại giỏi không thể tốc ký nổi một biên bản cuộc họp, hoặc thậm chí tranh lời sếp khi đang họp để "chứng tỏ năng lực và cá tính"...

Một chuyên gia Singapore của tập đoàn nhân sự hàng đầu thế giới Adecco từng nhận xét về thị trường lao động Việt Nam: "Người tìm việc với kinh nghiệm và bằng cấp đầy đủ thì nhiều, nhưng tìm một ứng viên kinh nghiệm và bằng cấp đầy đủ cộng với kỹ năng "mềm" tương xứng thì như tìm kim trong đống cỏ".

Tuy nhiên hiện nay, ngoài một số ít đại học cân nhắc lồng kỹ năng "mềm" vào chương trình chính khóa, phần lớn các chương trình đào tạo, đặc biệt các chương trình chính quy vẫn xem kỹ năng "mềm" như bộ môn ngoại đạo. Kết quả là các tân cử nhân, thậm chí tân thạc sĩ ngỡ ngàng khi đi xin việc và nhận phải cái lắc đầu từ nhà tuyển dụng.

Quan điểm về kỹ năng con người, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh, quản trị, đã thay đổi đáng kể trong một thập niên qua. Nếu như trước đây, kỹ năng chuyên môn "cứng" được xem như điều tiên quyết còn kỹ năng "mềm" được đánh giá là "có càng tốt", thì giờ đây mọi thứ đã xoay chuyển.

Tầm quan trọng của kỹ năng "mềm" được đánh giá ngang bằng, thậm chí có phần vượt trội so với kỹ năng "cứng", và đã đến lúc các chương trình đào tạo cần nhìn lại tầm quan trọng của kỹ năng "mềm" một cách nghiêm túc hơn.

Không thể không thừa nhận, kỹ năng mềm chính là chìa khóa không thể thiếu cho mỗi người trong hành trang vào đời. Vậy bạn còn đợi gì nữa mà không tích cực trau dồi kỹ năng mềm của bản thân?

Chúc bạn thành công.

-----------------------------

Năng lực cần có của sv thế kỷ 21: gồm có năng lực trí tuệ, kỹ năng tự thân tự lập, học tập suốt đời, Năng lực ngoại ngữ vs khả năng hội nhập.

Sống tự lập mang lại sự tự tin

Đến một giai đoạn nhất định, đó có thể là năm thứ nhất của đại học, hoặc lần đầu bạn phải sống xa gia đình, chúng ta dần phải tự lập trong mọi mặt của đời sống. Điển hình như bước qua tuổi 18 bạn cần biết cách quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của bản thân. Không thể còn phụ thuộc vào cha mẹ, thầy cô để quyết định, nhắc nhở trong mọi việc.

Vậy thế nào là sống tự lập?

Sống tự lập là khả năng tự chăm sóc đến bản thân từ ăn ở, đi lại cho đến chi phí sinh hoạt, học phí; chủ động trong việc học tập, xã giao thiết lập quan hệ, cải thiện bản thân về mọi mặt. Đặc biệt, sống tự lập giúp tăng cường sự tự tin trong việc tự quyết định nhiều vấn đề cho bản thân mà không cần phụ thuộc vào người khác.

Sự tự lập giúp bạn trẻ phát triển về kỹ năng sống và học vấn toàn diện hơn. Sinh viên ở các nước tiên tiến, sau phổ thông trung học, họ thường ra ở riêng, đi làm thêm và có ý thức sống tự lập rất cao. Họ tự kiếm tiền để nuôi bản thân, hoặc vay tiền để đi học đại học, cao học. Thậm chí ngay những gia đình có khả năng chu cấp vẫn thường để con mình tự lo hoặc vay tiền và tự trả sau khi ra trường và có việc làm. Có như vậy sinh viên mới quý trọng đồng tiền và khi đã học thì cố gắng học hết mình. Và khi đó, học là mục tiêu cốt yếu cho bản thân chứ không phải miễn cưỡng hay vì cha mẹ.

Vì lý do tài chính hoặc truyền thống gia đình, nhiều sinh viên nước ta vẫn sống với cha mẹ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên hình thành dần những thói quen sống tự lập. Rất nhiều sinh viên đến khi đi học đại học vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về việc giặt giũ, cơm nước, chi phí sinh hoạt... Đây là điều không nên vì khi mọi chuyện đến quá dễ dàng, con người ta có xu hướngỷ lại và phụ thuộc, đùn đẩy công việc cho người khác. Lối suy nghĩ như vậy rất dễ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cá nhân sau này.

Làm thế nào để học cách sống tự lập?

Hãy tự rèn luyện những kỹ năng cơ bản nhất như tự chăm sóc cho bản thân về ăn uống, đi lại, chi tiêu cho đến đi làm thêm để phụ giúp cho gia đình.

• Bằng cách đi làm ngoài giờ và quản lí tiền bạc một cách hiệu quả, bạn có thể thiết lập được sự tự lập trong vấn đề tài chính.

• Tự lo cho bản thân những bữa ăn sáng chiều, những bộ quần áo sạch sẽ, những phương tiện đi lại, bạn có thể rèn luyện được tính tự lập trong thói quen hằng ngày.

Những điều ấy tuy không phải là việc trọng đại nhưng đều ảnh hưởng đến nhận thức không ỷ lại, tinh thần tổ chức, có trách nhiệm tự giác cao.

Hãy lắng nghe hia sẻ của một số sinh viên cùng lời khuyên hữu ích từ chuyên gia Vũ Gia Hiền với chủ đề "Sống tự lập mang lại sự tự tin". Bằng cách tự tập suy nghĩ và quyết định cho bản thân từ những việc nhỏ trong cuộc sống cho đến công việc, học tập, rồi tự đào sâu, tìm hiểu quyết định sở thích và chuyên đề học vấn, bạn mới có thể xác định được đường lối thực sự đúng đắn, phù hợp cho bản thân. Không những vậy, bạn có thể chủ động, tự tin đưa ra những quyết định đúng đắn trên đường đời.

HƯỚNG DẪN GIÚP BẠN SỐNG TỰ LẬP CẢI THIỆN BẢN THÂN

SỐNG TỰ LẬP

Tự lập là một kỹ năng quan trọng cho những người muốn làm chủ nhiều hơn trong cuộc sống của mình và họ cảm thấy rằng không cần dựa dẫm vào những người khác để hoàn thành mục tiêu của họ. Độc lập hơn trong mọi việc, bạn sẽ thấy tự do hơn để làm những gì bạn muốn mà không quan tâm người khác nghĩ gì và nó cũng sẽ giúp bạn tìm thấy một số giải pháp cho vấn đề của mình. Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy rằng một người độc lập hơn thì cảm thấy cuộc sống hạnh phúc hơn! Điều này là bởi vì chúng ta có cảm giác nhẹ nhõm và niềm vui khi chúng ta được làm chủ cuộc đời chính mình. Bạn muốn biết làm thế nào để làm được điều đó? Chỉ cần làm theo các bước sau.

PHẦN 1: SUY NGHĨ ĐỘC LẬP

1. Chấp nhận bản thân. Bạn không thể có được sức mạnh hay sự độc lập nếu bạn không thể sống với chính mình. Bạn cần phải thỏa hiệp được với chính mình, với cơ thể, tính cách, quan điểm, lựa chọn hay với cuộc sống, với những người đã làm nên cuộc sống của bạn... Đừng bao giờ chối bỏ bản thân. Nếu đã từng mắc phải sai lầm thì đừng vội buông bỏ mà hãy coi đó là một bài học, một kinh nghiệm cho chính mình. Nỗ lực hơn nữa để trở nên tốt đẹp hơn và quan trọng nhất là bạn phải biết yêu chính mình.

2. Tin tưởng vào bản thân. Nếu ngay cả bạn còn không tin chính mình thì ai có thể? Mỗi người chúng ta đều khác nhau với những quan điểm khác nhau. Không ai có thể quyết định cuộc đời thay cho bạn và tất nhiên, không phải lúc nào người ta cũng đồng ý với quan điểm của bạn. Tin tưởng vào quyết định của mình – thậm chí nếu nó không đúng như mong muốn của một số người – đồng nghĩa với việc bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn với quyết định đó, như vậy, bạn mới thể tự lập được. Nếu bạn không thể tin tưởng vào chính mình, bạn sẽ luôn dè dặt, phân vân trước mỗi lựa chọn, và bạn liên tục nhờ người khác quyết định giùm mình, dần dần nó sẽ thành thói quen và bạn cứ dựa dẫm mãi vào người khác như vậy.

3. Hòa hợp với xã hội. Những người sống độc lập là những người nhìn thế giới vào cả hai mặt tốt và xấu của nó và ý thức được đâu là lựa chọn đúng đắn – là phải mạnh mẽ và tự đứng trên đôi chân của mình. Tự lập không có nghĩa là bạn không tin vào bất cứ ai, cũng không phải cho rằng bạn là nhất. Hòa hợp với xã hội tức là chấp nhận nó cùng với mọi thứ rắc rối xung quanh, rồi bạn sẽ thấy rằng ngoài kia có hàng ngàn hàng vạn cách sống khác nhau – bạn cũng có cách riêng của mình chứ không phải bắt chước một ai đó.

4. Độc lập về cảm xúc. Sẽ không sao cả nếu bạn cần một ai đó để động viên tinh thần, có thể là bố mẹ, là bạn trai hay bạn gái, hoặc là những người bạn thân. Đó là điều rất bình thường vì ai cũng cần có sự cổ động như một sự tiếp thêm sức mạnh nhưng bạn không nên coi đó là động lực vì chắc chắn bạn cũng biết rằng những người đó một ngày nào đó cũng sẽ rời xa bạn vì một lý do nào đó. Người duy nhất còn ở lại với bạn là chính bạn, hãy dựa dẫm vào chính mình.

5. Bản thân chính là động lực. Thành công do bạn làm nên là của chính bạn chứ không nên dành cho ai khác. Những người thành công nhất trên thế giới không phải là những người tài giỏi nhất hay những người luôn tỏa sáng, những người đẹp nhất, mà là những người luôn dựa vào chính mình để đi lên, họ quý trọng những gì họ có và những chiến thắng họ đã đạt được dù lớn hay nhỏ.

• Nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp, mong muốn đó phải là để làm hài lòng bản thân chứ không phải để làm hài lòng các vị phụ huynh hay do bạn sợ các lời dị nghị xung quanh.

• Đừng đặt mục tiêu làm bất cứ điều gì chỉ vì muốn gây ấn tượng với người khác mà hãy làm điều đó vì chính mình.

6. Mình chính là người hùng. Bạn có thể lấy ai đó làm hình mẫu cho mình vì bạn rất ngưỡng mộ tài năng, con người hay vì bất cứ điều gì từ họ. Tuy nhiên, đừngquên nhìn lại bản thân và làm mới chính mình thay vì cố gắng làm cho giống họ. Nếu bạn không thể tự tạo nên chính bản thân bạn thì bạn không thể tự lập được.

7. Châp nhận rằng cuộc sống là không công bằng. Cuộc sống thực sự không như những gì bạn đọc từ sách, coi trong phim,.. đó không phải là truyện cổ tích, nơi kẻ xấu thì bị trừng phạt và người tốt được yêu mến. Thực tế, bạn có thể bị phân biệt đối xử vì bạn không có nhiều tiền, bạn không đẹp, bạn quá khác người hay vì những lý do khác. Nhưng điều đó không phải là tất cả, quan trọng là bạn phải là chính mình, tự tin vào bản thân và làm những điều mình muốn, những điều mình mong mỏi trong cuộc sống của mình.

8. Ngừng quan tâm về việc người khác nghĩ gì. Đây là điều quan trọng nhất trong việc tạo nên tính cách tự lập. Nếu bạn cứ mãi để ý cái cách người ta nhận xét về cuộc sống của bạn, bộ đồ hôm nay bạn mặc, nghề nghiệp của bạn hay bất cứ quyết định gì của bạn thì bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy hài lòng và vui vẻ. Chỉ cần đó là điều bạn thích và bạn muốn thì những thứ khác cũng không quan trọng.

9. Đừng nghĩ rằng bạn là nhất, mà hãy chứng minh điều đó nếu có. Suy nghĩ của bạn có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến việc tạo động lực cho bản thân. Tuy nhiên, từ suy nghĩ đến hành động cũng là một quãng đường khá khó khăn. Nhưng nếu bạn có niềm tin tuyệt đối và tinh thần mạnh mẽ thì bạn sẽ làm được.

10. Học hỏi. Cố gắng học hỏi từ mọi nguồn, từ sách vở, báo chí, bạn bè,... tiếp thu kiến thức từ tất cả các nguồn mà bạn có thể. Nhìn nhận vấn đề từ cả 2 khía cạnh tốt và xấu sau đó mới đi đến quyết định. Bạn có thể đặt mục tiêu đọc sách càng nhiều càng tốt, học hỏi càng nhiều bạn sẽ có suy nghĩ độc lập hơn. Đừng bao giờ quyết định làm gì chỉ vì ai đó nói với bạn rằng bạn nên, trừ khi bạn cũng thích làm điều đó.

PHẦN 2: HÀNH ĐỘNG ĐỘC LẬP

1. Duy trì mối quan hệ vững chắc. Tự lập không có nghĩa là bạn bỏ tất cả đi hết và sống một mình. Ngược lại, bạn cần phải duy trì và làm cho mối quan hệ gần gũi, khăng khít hơn nữa. Hãy luôn ở cạnh người đó mỗi khi họ cần bạn. Hãy là một người đáng tin cậy, là chỗ dựa cho họ nếu họ cần. Đôi khi, bạn còn học được cách giải quyết một số vấn đề tương tự từ kinh nghiệm của bạn bè.

2. Độc lập tài chính. Điều này tất nhiên là rất khó nhưng muốn sống tự lập thì trước hết, bạn cần phải độc lập về tài chính. Nếu còn là học sinh, sinh viên thì hãy đi làm thêm và học cách tiết kiệm. Có thể cuộc sống sẽ không thoải mái như trước đây nữa nhưng bạn sẽ tự lập hơn.

3. Không dễ dãi với chính mình. Bạn cần phải cố gắng, nỗ lực hết sức khi làm việ dù cho đó là việc lớn hay việc nhỏ. Và đối với các cô gái, đừng dựa dẫm vào bất kỳ người đàn ông nào. Nếu bạn có thể tự làm bằng sức mình, vậy hãy thực hiện ngay chứ đừng chờ đợi người khác giúp mình.

4. Tự thân vận động. Đây cũng là một bước khó khăn trong hành trình sống tự lập của bạn, nhưng hãy cố gắng. Bạn không cần phải nhờ ai đó đưa đến chỗ làm vì bạn cũng có thể tự đi 1 mình. Bạn cũng không cần phải có người đi cùng đến siêu thị chỉ vì bạn cần mua một chai sữa tắm....

5. Loại bỏ những ảnh hưởng xấu trong cuộc sống của bạn. Nhưng đừng bỏ bạn bè của mình trừ khi điều đó là cần thiết. Hoặc bạn có thể tìm cách giữ khoảng cách vừa đủ.

Học tập suốt đời - Những tố chất cần có

Tôi Viết

Khi một người quen nghe thấy tôi nói về ý định theo học khóa thạc sĩ, họ thường bảo: "Tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định rồi còn học nữa làm gì. Học thế đủ rồi. Con gái tầm tuổi em không cần học nữa đâu".

Tôi luôn tự hỏi học bao nhiêu là đủ; khi nào là quá muộn để học; phải chăng tôi nên ngừng học sau khi đã tốt nghiệp đại học và khi tôi là một phụ nữ sắp bước sang tuổi 30?

Theo tôi được biết, hiện nay thế giới đang phát triển một khái niệm khác rộng hơn về học tập - đó là học tập suốt đời. Theo đó, bất cứ ai cũng nên học, mọi lúc mọi nơi và dưới mọi hình thức.

Trong những thập kỉ tới đây, con người có thể sẽ phát minh và sử dụng những máy móc thông minh, phức tạp hơn máy tính. Những kiến thức mới sẽ đến từ những lĩnh vực mà ta chưa hề biết đến hoặc khó đoán trước được. Do đó, học tập suốt đời là vô cùng quan trọng để chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức đó, trong khi đó khái niệm cũ về việc học (học trong một khoảng thời gian nhất định, dành cho những đối tượng và độ tuổi nhất định) không giúp ta được.

Trong hoàn cảnh đó, cần đặt ra câu hỏi: Liệu sinh viên Việt Nam đã hội đủ những tố chất để trở thành người học suốt đời hay chưa?

Có hai tố chất quan trọng của một người học suốt đời: Có khát khao học và có kỹ năng học.

Một người có khát khao học tập sẽ luôn mong muốn khám phá kiến thức mà không lo đến kết quả, sợ sự phức tạp và những thách thức. Thông thường những học sinh này tiếp cận một sự việc với một thái độ mở, thường xuyên đặt những câu hỏi như "Đây là cái gì", "Nó hoạt động ra sao" hay là "Mình phải tìm hiểu xem tại sao nó lại thế này...". Họ không ngại thử nhiều công cụ, cách làm và nguồn thông tin khác nhau để tìm hiểu sâu sự việc và khám phá những tri thức mới.

Trong nhiều nghiên cứu về cách học của học sinh Á châu nói chung và Việt Nam nói riêng, sinh viên Việt Nam thường bị mô tả là "thụ động chờ đợi giáo viên đưa thông tin". Theo nhiều nhà nghiên cứu, cách học và cách tư duy đó chịu tác động của môi trường văn hóa. Trên lớp, sinh viên sẽ bị nhận xét là "thiếu lễ độ" nếu phát biểu ý kiến khi giáo viên đang giảng bài mà không được sự cho phép, "chưa hiểu bài" nếu đưa ra câu trả lời khác với đáp án của thầy cô và "chậm hiểu" nếu đặt nhiều câu hỏi. Do đó, phần lớn học sinh thà ngồi im lặng và nghe giảng để được khen là "ngoan" hơn là đặt câu hỏi nếu không hiểu bài.

Thông thường, khi gặp vấn đề gì mới, họ thường nghĩ "cái này dễ hiểu", "cái kia khó nhớ", "cái này không quan trọng vì thầy cô không dạy" hoặc là "cái kia có trong đề cương thi không nhỉ?" Những yếu tố văn hóa này đã dần dần làm suy yếu sự dũng cảm và tính hiếu kì cần có của một người học suốt đời.

Nhiều người có thể sẽ lý luận rằng học sinh Việt Nam ham học. Bằng chứng là bên cạnh các lớp học chính quy, họ còn tham gia các lớp buổi tối và học thêm cùng gia sư. Trên thực tế, động lực chính của học sinh ngồi hàng giờ trong những lớp này là để thi đỗ qua các kì thi từ tiểu học cho tới trung học phổ thông và đặc biệt là kì thi tuyển sinh đại học hàng năm. Tại đây, học sinh học bằng cách làm lại đề thi từ những năm trước. Sau khi thi xong, phần lớn những kiến thức này sẽ không còn được sử dụng nữa. Kết quả là phần lớn học sinh không đủ kiên nhẫn và động lực để theo đuổi việc học lâu dài.

Một người học suốt đời còn cần biết cách học như thế nào cho hiệu quả nhằm luôn cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới mọi lúc, mọi nơi, dù là trong một buổi hội thảo, một khóa học ngắn hạn, trong công việc hay trong bất cứ một hoàn cảnh nào khác. Những kỹ năng học tập cần thiết gồm có kỹ năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, phân tích và đánh giá thông tin. Các kỹ năng này khó có thể được phát triển tách rời môi trường giáo dục trong đó người học đóng vai trò trung tâm. Điều đó có nghĩa là cách học, cách dạy, các kết quả học tập dự kiến và phương pháp đánh giá kiểm tra có liên quan mật thiết tới việc phát triển các kỹ năng này.

Theo quan sát của tôi, các trường đại học ở Việt Nam không có chương trình phát triển kỹ năng học tập. Giáo viên chỉ dạy các kiến thức chuyên ngành mà không quan tâm tới việc phát triển kỹ năng cho sinh viên. Trong khi đó, các trường đại học không có các dịch vụ hỗ trợ phát triển kỹ năng học tập. Phương pháp đánh giá kiểm tra chính là thông qua bài kiểm tra giữa kì và cuối kì; có rất ít bài luận và đề án dùng để đánh giá các kỹ năng. Do đó, sinh viên ít có cơ hội để thử thách kiến thức đã học, đánh giá ý tưởng, tranh luận và trải nghiệm điều tốt nhất mà việc học mang lại - đó là biến những kỹ năng đó thành thói quen tư duy.

Tuy nhiên, khi được học trong môi trường cởi mở và được tự do thảo luận ý kiến, sinh viên Việt Nam lại tỏ ra lúng túng và sợ hãi. Với họ, cách học này quá mới mẻ và không sẵn sàng thích nghi. Một nghiên cứu năm 2010 đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảng dạy mới tại một số trường đại học Việt Nam chỉ ra rằng phần lớn sinh viên và giảng viên cảm thấy các hoạt động nhóm không hiệu quả hơn những phương pháp cũ. Theo nghiên cứu này, sinh viên thấy thoải mái và tự tin hơn với việc đọc và ghi nhớ bài giảng và thông tin từ sách giáo khoa để sử dụng trong thi cử. Điều này ngược lại với những gì mà một người học suốt đời cần có - đó là dũng cảm đón nhận thử thách và coi đó như là cơ hội để hoàn thiện bản thân.

Để phát triển các tố chất của một người học suốt đời, các bạn sinh viên nên:

- Nghĩ rằng học tập là quá trình khám phá, thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá, liên tưởng và liên hệ chứ không phải là thu nhận, sao chép và ghi nhớ thông tin.

- Nhớ rằng mọi người đều bình đẳng trong học tập. Vì thế, đừng sợ thể hiện ý kiến riêng của bản thân, đặt câu hỏi và thậm chí bác lại những điều mà bạn được dạy.

- Học cách học. Hãy đến gặp chuyên gia tư vấn học thuật của bạn và hỏi về các kỹ năng học tập như tư duy phản biện hay cách đọc hiệu quả. Nếu trường của bạn không có một trung tâm hỗ trợ học thuật như vậy thì hãy tìm hiểu thêm từ sách và trang tin điện tử về các chủ đề có liên quan.

- Phản ánh những điều đã học. Khi học một điều gì mới, hãy suy nghĩ xem điều đó có liên quan như thế nào với những gì mà bạn đã được học hay đọc được hoặc với những điều bản thân đã trải nghiệm; tại sao cần học nó; những câu hỏi hoặc giả định mà bạn có; bằng cách nào và ở đâu bạn có thể áp dụng những điều đã học.

Sinh viên và các kỹ năng mềm

Mặc dù việc sở hữu một nền tảng vững chắc ở các kỹ năng cứng như viết, toán và khoa học luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình học tập cũng như nghề nghiệp của mỗi người, nhưng ngày càng nhiều các nhà tuyển dụng mong muốn nhân viên tiềm năng của mình có được các kỹ năng mềm cần thiết.

Ảnh minh họa

Các kỹ năng mềm bao gồm khả năng thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh, sẵn sàng học hỏi thông qua kinh nghiệm và việc vận dụng chúng vào nhiều tình huống, công việc khác nhau. Điều quan trọng là phải trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm cần thiết trước khi các em tốt nghiệp và chính thức bước vào đời. Dưới đây là những kỹ năng mềm quan trọng mà sinh viên cần phải có.

1. Kỹ năng hợp tác

Đây là điều bắt buộc đối với các em nếu muốn làm việc nhóm một cách hiệu quả. Hãy hợp tác với mọi người trong nhiều dự án khác nhau và biết chấp nhận những lời phê bình mang tính xây dựng. Những sinh viên chỉ thích làm việc một mình chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập và xa hơn nữa là trong nghề nghiệp tương lai của mình vì rất nhiều công việc ngày nay đòi hỏi phải có kỹ năng hợp tác.

Các em có thể phát triển kỹ năng này bằng nhiều cách khác nhau như tham gia vào các hoạt động thể thao hay các hoạt động ngoại khóa trong thời sinh viên.

2. Kỹ năng giao tiếp

Lời than phiền phổ biến nhất của các nhà tuyển dụng là những người trẻ tuổi không biết cách làm thế nào để thực hiện có hiệu quả một cuộc đối thoại và dường như không có khả năng đặt câu hỏi, lắng nghe hay duy trì việc giao tiếp bằng mắt.

Sự phổ biến của các thiết bị điện tử ngày nay giúp mọi người dễ dàng kết nối với nhau hơn, nhưng cũng có nhiều người cho rằng chính điều này đã làm giảm khả năng giao tiếp mặt đối mặt cũng như khả năng giao tiếp qua điện thoại. Xin một lần nữa khẳng định lại rằng, kỹ năng này là cực kỳ quan trọng khi trở thành sinh viên vì các em sẽ phải tiếp xúc nhiều với giảng viên của mình để nhận các tài liệu tham khảo cũng như những lời khuyên bổ ích.

Sinh viên có thể cải thiện kỹ năng này bằng cách trò chuyện với giảng viên của mình theo mô hình 1-1. Đây là phương pháp tuyệt vời để rèn luyện kỹ năng giao tiếp với giảng viên ở những bậc học cao hơn cũng như kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

3. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đôi khi trong cuộc sống các em sẽ phải đối mặt với những thử thách bất ngờ và phải tự mình vượt qua những thử thách đó. Điều này đòi hỏi các em phải có khả năng tìm ra giải pháp cho các vấn đề bằng những cách đầy sáng tạo, không theo một khuôn mẫu nào được quy định sẵn cả.

Những ai không biết linh động xử lý sẽ gặp phải khó khăn khi đối diện với những vấn đề bất ngờ xảy ra. Các em có thể cải thiện kỹ năng này bằng cách đăng ký tham gia các lớp học có vận dụng kinh nghiệm chứ không phải học vẹt hay sử dụng lý thuyết suông. Ngoài ra, các em cũng nên theo đuổi các mục tiêu mới để đặt mình vào những tình huống "không mấy dễ chịu" như tham gia vào câu lạc bộ tranh luận chẳng hạn.

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Điều bắt buộc là các em phải biết tự quản lý thời gian và biết cách ưu tiên công việc. Khả năng theo dõi được tiến trình của các kế hoạch và biết cách ưu tiên công việc một cách thông minh có tầm quan trọng dài lâu đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Để phát triển kỹ năng này, các em có thể kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau trong suốt thời gian đi học hoặc tích lũy kinh nghiệm thông qua các hoạt động tình nguyện.

5. Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo cũng quan trọng không kém kỹ năng hợp tác. Dù là ở trường hay ở nơi làm việc cũng vậy, có được khả năng lãnh đạo khi hoàn cảnh yêu cầu là điều rất cần thiết cho những ai muốn chứng minh kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cứng của mình.

Các công ty cũng mong muốn thuê được những nhân viên có khả năng lãnh đạo, chứ không phải những người chỉ biết theo gót. Cách tốt nhất để phát triển kỹ năng này là tìm kiếm các cơ hội được trở thành người lãnh đạo khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điều này có nghĩa là các em có thể làm đội trưởng của một đội thể thao hoặc làm người dẫn đầu cho một nhóm hoạt động ngoại khóa nào đó.

Mỹ Hằng

Theo usnews.com

Phản hồi


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro