"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia..."

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

Dân tộc Việt Nam ta đã trải qua hơn 4000 dựng nước và giữ nước, để được sống trên mảnh đất hình chữ "S" xinh đẹp và phát triển như ngày hôm nay đó chính là nhờ công ơn, sự hi sinh của biết bao nhiêu thế hệ đi trước. Thật vậy, đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì con người là yếu tố vô cùng cần thiết. Thân Nhân Trung đã từng nói: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí duy thì nước yếu, rồi xuống thấp".

"Hiền tài" là người đủ đức, đủ tài để gánh vác những trọng trách được giao. Đó mới là điều đáng quan tâm hơn hết. Họ sẵn sàng hi sinh lợi ích cả nhân, hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh bản thân mình để sống và cống hiến. Người tài đã khó tìm, người hiền tài lại càng khó tìm hơn nữa. Vì hai chữ "hiền tài" đã bao hàm trong nó tài năng và đức độ. Điều cần thiết của mỗi quốc gia dính là trận trọng và phát triển những người có khả năng đưa đất nước đi lên vững bền. "Nguyên khí của quốc gia" chính là sự phát triển, sự bền vững của một đất nước. "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" chính là sự khẳng định, đề cao tầm quan trọng của những người "hiền tài" – những con người làm nên đất nước. Đất nước Việt Nam ta đã phải trải qua bao nhiêu mất mát, hi sinh vì chiến tranh. Lúc đó nếu không có những bậc vĩ nhân làm nên những trang sách sử vẻ vang như Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt... thì liệu đất nước ta có được sự vững bền như ngày hôm nay không. Đúng như Nguyễn Trãi đã từng viết:

"Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có."

(Bình Ngô đại cáo).

Ý kiến của Thân Nhân Trung trải qua mọi thời đại vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Ông không chỉ nhấn mạnh khía cạnh "coi trọng" mà còn nhấn mạnh đến việc "phát triển" những con người có đủ khả năng, ý chí, nghị lực để có thể gánh trên vai sự hưng thịnh của một quốc gia. Vì vậy, dù trong hòan cảnh nào thì những nhân tài vẫn luôn cần được trân trọng.

Điển hình là Nhật Bản - một quốc gia coi trọng con người, luôn đặt vấn đề giáo dục con người lên hàng đầu. Vì từ thời kỳ Thiên Hoàng Minh Trị, tư tưởng này đã luôn được xem trọng. Bởi xem trọng con người, xem trọng người tài sẽ là đòn bẩy giúp cho đất nước đó có thể phát triển bền vững. Trong những thập kỉ qua, Nhật Bản đã khẳng định mình là quốc gia vững mạnh trên tất cả mọi mặt, bởi họ luôn lấy hiền tài làm trọng để phát huy những thế mạnh khác.

Đáng buồn thay, đất nước ta đang có hiện tượng "chạy chất xám". Đây là hiện tượng mà phần lớn các các bạn trẻ tài giỏi đang muốn tìm cho mình một quốc gia có đầy đủ điều kiện sống và phát triển được khả năng của họ một cách nạnh mẽ hơn. Nhiều người khi đã học tập và phát triển ở những quốc gia phát triển đã quyết định ở lại và định cư lâu dài, không còn quay lại nước nhà để làm việc. Không những thế, hiện tượng này còn làm cho nước nhà phải tốn một khoản chi lớn cho việc mời các chuyên gia từ các quốc gia khác về cũng như việc phải chi cho các thiết bị máy móc nước ngoài... Trong khi bản thân quốc gia hoàn toàn có thể tự làm điều đó để phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội. Điều này chứng tỏ chính sách đãi ngộ nhân tài của nước ta chưa được hoàn thiện, rất cần được xem xét, khắc phục.

Nếu chúng ta hiểu một cách sâu xa chân lý "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách trọng dụng người tài để họ có cơ hội được phát triển bản thân, cống hiến sức lực của mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Những sinh viên xuất sắc, cán bộ có năng lực, ... đều được chính phủ trợ cấp chí phí sinh hoạt và học tập ở nước ngoài để mai này trở về phục vụ đất nước. Bên cạnh đó, những cải cách giáo dục luôn được đưa ra để phù hợp với từng thời kì phát triển. Các trường học được xây dựng tạo điều kiện cho trẻ em mọi vùng miền đều có cơ hội học tập, các chính sách miễn giảm học phí cho các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đưa ra, những quỹ học bổng dành cho những em có thành tích cao trong học tập cũng được xây dựng và duy trì. Như thế mới khônglãng phí và có thể níu chân được các nguồn tài nguyên nhân lực để sau này phụcvụ tổ quốc. Vì nếu không có con người "hiền tài" thì đất nước sẽ ngày càng bị suy vong và sớm muộn gì cũng sẽ trở thành thuộc địa của các nước giàu mạnh khác.

Như vậy, đối với một đất nước thì việc xem trọng hiền tài chính là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ. Hiền tài sẽ là những người cống hiến, vạch đường đi để cho nhân dân ta có thể tiến bước đi lên sánh vai với các cường quốc năm Châu trên thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro