hiep khach hanh(hoi77,,78,79,80,81,82)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hồi thứ 77 - Hiệp Khách Hành - Kim Dung

Coi Ðồ Giải Hào Kiệt Ðiên Ðầu

Ðinh Bất Tứ hỏi:

-Thế thì sao nhưng bạn đồng đạo bị giết chết, thi thể lại không trả về quê quán.

Long đảo chúa lắc đầu đáp:

-Ðinh tiên sinh nói vậy là sai. Những lời đồn ở dọc đường sao có thể tin hết được.

Ðinh Bất Tứ lại hỏi:

-Theo lời Long đảo chúa thì sao bao nhiêu tay cao thủ võ lâm không có tội gì thì chẳng một người nào chết ư! Ha ha! Thật đáng buồn cười!

Long đảo chúa cũng ngửa mặt lên trời cả cười nhại lại:

-Ha ha, thật là đáng buồn cười.

Ðinh Bất Tứ ngạc nhiên hỏi:

-Sao lại cười?

Long đảo chúa cười đáp:

-Ðinh tiên sinh là tân khách của đệ đảo. Tiên sinh nói là đáng buồn thì tại hạ cũng lên tiếng phụ họa là đáng buồn cười.

Ðinh Bất Tứ nói:

-Trong vòng ba mươi năm trời những tay cao thủ võ lâm đến đảo Long Mộc ăn cháo Lạp Bát không đủ cả ngàn cũng phải tám trăm, theo lời Long đảo chúa, đã được bình yên vô sự, vậy chẳng đáng buồn cười lắm ư?

Long đảo chúa đáp:

-Ðã là người ai cũng có số mạng. Nếu đại hạn đã đến mà không phải Ðại La Kim Tiên thì còn sống thế nào đươc? Có điều những người đó không phải bản đảo đã ra tay hạ sát mà thôi

Ðinh Bất Tứ ngẹo đầu ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

-Vậy tại hạ muốn hỏi thăm tin tức về một người: Có một cô gái tên là Phương Cô tại hạ nghe nói mười chín năm trước đây đã đến đảo Long mộc này người đó vẫn mạnh khoẻ chứ?

Long đảo chúa hỏi lại:

-Vị nữ hiệp đó họ gì? Chừng bao nhiêu tuổi? Y là nhân vật đầu não ở môn phái hoặc bạng hội nào?

Ðinh- Bất- Tứ ngập ngừng:

-Họ gì thì tại hạ cũng không biết rõ. Chính ra... Y họ Ðinh thì phải.

Ðột nhiên người đàn bà che mặt cất tiếng lanh lảnh nói :

-Ðó là con tư sinh của lão , nhưng cô này không theo họ gia gia mà theo họ mẹ, tên cô ta là Mai Phương Cô.

Ðinh Bất Tứ thẹn đỏ mặt lên nói:

-Ha ha! Họ Mai thì họ Mai chứ sao? Làm gì mà phải nhặng lên thế? Y... năm nay chừng độ bốn chục tuổi...

Người đàn bà lại lên giọng thỏ thẻ cãi:

-Việc gì phải nói chừng độ bốn mươi tuổi? Nói trắng là ba mươi chín có được không.

Ðinh Bất Tứ nói:

-Ðược rồi thì y ba mươi chín tuổi Y không phải là Chưởng môn phái nào, cũng chẳng phải Bang chủ, Giao chủ chi chi hết. Y chỉ học "Hoa Mai Quyền" về " Mai Hoa Quyền" trong thiên hạ chỉ có một nhà y chắc y cũng được mời lên đảo Long Mộc?

Một đảo chúa lắc đầu đáp:

-Mai Hoa quyền ư không đủ tư cách.

Người đàn bà che mặt lại lên tiếng lanh lảnh:

- Mai Hoa Quyền" sao không đủ tư cách: Tại hạ cũng tiếp được thể đồng mọi đến dự yến thì sao?

Mộc đảo chúa lắc đầu nói :

-Không phải "Mai- Hoa Quyền".

Long đảo chúa giải thích:

-Mộc huynh đệ của tại hạ đã nói về Mai nữ hiệp một cách đơn giản, chứ không ưa dài dòng như tại hạ Mộc huynh đệ muốn nói bọn tại hạ mời còn giá đến đảo Long Mộc không phải vì tôn giá có môn " Mai Hoa Quyền" truyền đời mà là vì môn kiếm pháp mà tôn giá mới lập ra hai năm trước đây.

Người đàn bà họ Mai lấy làm kỳ, hỏi:

-Kiếm pháp mà tại hạ mới lập ra chưa một ai thấy qua làm sao đảo chúa lại biết?

Tiếng mụ nói đã chói tai khiến mọi người nghe đều cảm thấy khó chịu, mà lại ra chiều kinh dị nữa, nên càng khó nghe hơn.

Long đảo chúa tủm tỉm cười ngõ hai tên đệ tử chỏ tay một cái.

Một tên áo vàng, một tên áo xanh vượt mọi người bước ra khom lưng chờ lệnh.

Long đảo chúa nói:

-Hai ngươi hãy đem môn kiếm pháp tân kỳ của Mai nữ hiệp ra biểu diễn một lượt. Nếu có chỗ nào sai lầm thì xin Mai nữ hiệp chữa lại cho đúng.

Hai tên đệ tử "dạ" một tiếng rồi đến bên cái giá đặt tựa vào tường, mỗi tên rút lấy một thanh kiếm gỗ.

Hai gã nhìn người đàn bà họ Mai, khom lưng nói:

-Xin Mai nữ hiệp chỉ giáo cho!

Rồi thi triển kiếm thức đâm dọc chém ngang tỷ đấu với nhau.

Quân hùng ngồi trong sảnh đường đều là những người kiếm văn quảng bác mà kiếm pháp này quả chưa được thấy qua.

Người đàn bà miệng không ngớt la lên:

-Thế thì kỳ thật! Thế thì kỳ thật! Các ngươi ngó trộm kiếm pháp này hồi nào?

Thạch Phá Thiên coi mấy chiêu rồi động tâm tư hỏi:

-Kiếm pháp mà gã áo xanh kia sử dụng phải chăng là kiếm phái của Tuyết Sơn?

Coi thêm mấy chiêu nữa, Bạch Tự Tại không nhịn được cũng lớn tiếng la:

-Ô hay! Mai nữ hiệp ! Phái Tuyết Sơn ta cùng nữ hiệp không oán thù gì nhau mà sao lại sáng lập ra kiếm pháp này dường như để đối phó với kiếm pháp phái Tuyết Sơn!

Nguyên tên đệ tử áo xanh đúng là sử kiếm pháp phái Tuyết Sơn, nhưng từng chiêu từng thức của y đều bị kiếm pháp tân kỳ của tên đệ tử áo vàng uy hiếp dữ .

Người đàn bà che mặt chỉ cười lại mấy tiếng chứ không trả lời.

Bạch Tự Tại càng coi càng tức giận, quát lên:

-Ngươi tưởng kiếm pháp này có thể chống đối với Tuyết Sơn kiếm ư? Ta e rằng còn có điểm sai lầm đó.

Câu này vừa nói ra khỏi miệng, đệ tử áo vàng liền biến đổi kiếm pháp, chiêu nào cũng cực kỳ gian ngoan cổ quái và thâm hiểm vô cùng, tuyệt không giữ phong thể của danh gia chút nào.

Bạch Tự Tại lại quát:

-Ngươi thật là lộn xôn! Kiếm pháp gì mà kỳ vậy?

Tuy ngoài miệng lão hỏi thế nhưng trong lòng không không khỏi ngấm ngầm kinh hãi, bụng bảo dạ:

-Gia tỷ mình cùng đấu với y mà đột nhiên gặp phải phép đánh này thì không chừng sẽ bị bại với y thật. Tuy nhiên phép đánh thâm độc này chỉ nên đánh lén mà thôi, không thể tỷ đấu một cách quang minh chính đại được.

Bạch Tự Tại tuy kinh ngạc nhưng cũng có chỗ mừng thầm, tự nhủ:

-Những chiêu thức hạ lưu này nếu đánh ra đột ngột thì dĩ nhiên khó bề chống đỡ, nhưng ta đã được thấy qua một lần thì chẳng có gì đáng sợ nữa. Những thuật bằng môn tả đạo chỉ lừa bịp được một lần, chứ không được hai.

Gã đệ tử áo xanh chưa sử hết Tuyết Sơn kiếm pháp thì đột nhiên dựng đứng thanh kiếm gỗ lên.

Gã đệ tử áo vàng cũng lập tức thu chiêu để chờ đợi gã áo xanh đem kiếm gỗ đổi lấy một thanh đao gỗ rồi mới tái đấu .

Bạch Tự Tại coi chục chiêu nữa rồi lại càng tức giận lớn tiếng quát hỏi:

-Họ Mai kia ! Ngươi xung đột với vợ chồng ta mà đến đây có dụng ý gì? Vụ này... thật kỳ quặc khó hiểu!

Nguyên gã đệ tử áo xanh xử đao pháp đúng là chiêu thức gia truyền của Sử Tiểu Thuý, còn gã đệ tử áo vàng vẫn dùng các thủ đoạn hiểm độc. Gã đệ tử áo xanh có gặp nguy hiểm thì đến lúc tối hậu, gã áo vàng lại thu chiêu về chứ không phát huy chiêu thức đến tột độ.

Hai người qua lại hơn ba chục chiêu nữa, Long đảo chúa liền vỗ tay ba cái.

Hai gã đệ tử lập tức thu chiêu đứng khom lưng hướng về phía Bạch Tự Tại và người đàn bà che mặt nói:

-Xin Bạch lão tiền bối cùng Mai nữ hiệp chấn chỉnh cho.

Bọn chúng lại hướng về phái Long Mộc đảo chúa thi lễ xong rồi mới thu đao gỗ, lui về hàng ngũ.

Người đàn bà họ Mai cất giọng lanh lảnh nói:

-Ngươi đã ở trong bóng tối học lượm được đến bảy thành kiếm pháp của ta sáng chế ra, như vậy cũng không là chuyện dễ,

Bạch Tự Tại tức giận nói:

-Thứ kiếm pháp hạ cấp đó còn có thể thống gì nữa mà khó học?

Ðinh Bất Tứ hỏi xen vào:

-Sao lại không có thể thống gì ? Lão họ Bạch kia ! nếu lão gặp y một cách đột ngột, chân tay luống cuống , thì đến mười bảy mười tám đường huyệt đạo của lão sẽ bị người ta đâm trúng đó.

Bạch Tự Tại càng tức hơn nói:

-Ngươi có giỏi thì hãy thử coi!

Ðinh Bất Tứ đáp:

-Dù sao ngươi cũng không phải là địch thủ của nữ hiệp.

Người đàn bà họ Mai cất giọng the thé hỏi:

-Ai mượn lão lấy lòng ta? Ta sẽ tỷ thí với Sử Tiểu Thuý thì ngươi tính sao?

Ðinh Bất Tứ ấp úng:

-Cái đó... Cái đó?..

Bạch Tại Tự nói:

-Phu nhân ta không có đây, nhưng có đồ đệ của phu nhân ta hiện đã đến đảo Long Mộc.

Ồ ! Tôn nữ tế đâu! Ra tỷ thí với thị đi!

Thạch Phá Thiên đáp:

-Cháu nghĩ rằng bất tất phải tỷ thí làm chi?

Người đàn bà họ Mai hỏi:

-Ngươi là đồ đệ Sử Tiểu Thuý ư?

Thạch- Phá -Thiên đáp:

-Chính phải.

Người đàn bà lại hỏi:

-Thế mà sao ngươi lại làm tôn nữ tế của lão? Thật chẳng còn có trên dưới gì nữa. Thứ bậc loạn xà ngầu ! Toàn phường chó lộn giống. Có phải ngươi là Cẩu Tạp Chủng không?

Thạch Phá Thiên đáp:

-Tại hạ chính là Cẩu Tạp Chủng.

Người đàn bà sửng sốt một chút rồi không nhịn được, bật lên cười rộ.

Mộc đảo chúa nói:

-Thế là đủ rồi!

Tuy lão nói hời hợt mấy tiếng nhưng âm thanh rất oai nghiêm, khiến cho người đàn bà họ Mai thộn mặt im tiếng.

Long đảo chúa nói:

- Kiếm pháp của Mai nữ hiệp khách quan mà nói thì chưa tinh thâm ảo điệu bằng Tuyết Sơn kiếm pháp. Nhưng nữ hiệp tự mình sáng chế ra chiêu thức tân kỳ thì cũng là thiên tư trí tuệ phi thường. Trong những chiêu thức có nhiều chỗ rất kỳ dị, vì thế mà bọn tại hạ mời nữ hiệp đến tệ đảo để nghiên cứu bức đồ giải bài cổ thi, biết đâu chẳng phát huy được ý kiến tân kỳ. Còn về " Mai Hoa Quyền" đã là môn học tổ truyền thì chẳng cần nói đến làm chi.

Mai nữ hiệp nói:

-Vậy Mai Phương Cô không đến đảo Long Mộc ư?

Long đảo chúa lắc đầu đáp:

-Không.

Mai nữ hiệp ngồi phì người ra, miệng lẩm bẩm.

-Hỡi ơi! Tỷ tỷ ta lúc lâm tử còn nhớ đến đứa con này!

Long đảo chúa liền quay lại bảo một tên đệ tử áo vàng đứng ở mé hữu:

-Ngươi hãy đến tra giúp nữ hiệp coi!

Gã đệ tử dạ một tiếng rồi trở gót vào nhà trong, ôm ra mấy cuốn sổ.

Gã lật mấy trang rồi trỏ một hàng chữ ghi:

-Mai Phương Cô Chưởng " Mai Hoa Quyền" có cha sinh người họ Ðinh...

Y đọc đến đây rồi ngừng lại, nhưng mọi người cũng biết ngay là Ðinh Bất Tứ.

Gã đọc tiếp:

-Từ thuở nhỏ Cô học nghề ở mẫu thân. Năm mười tám tuổi ẩn cư ở Dự Tây trên ngọn Khô Thảo Lĩnh núi Hùng Nhị.

Ðinh Bất Tứ cùng Mai nữ hiệp đồng thời đứng lên cất tiếng hỏi.

-Y ở núi Hùng Nhĩ ư? Sao ngươi biết thế?

Gã đệ tử cười đáp:

-Tại hạ có biết đâu? Trong sổ ghi như vậy mà thôi.

Ðinh Bất Tứ lại hỏi:

-Chính ta không biết mà theo cuốn sổ này lại có người biết được?

Long đảo chúa dõng dạc nói:

-Ðảo Long Mộc bất tài nên lấy việc bảo hộ võ lâm làm việc chính nghĩa của mình. Muốn thưởng thiện phạt ác làm cho công minh thì nhất cử nhất động của các bạn võ lâm, bọn tại hạ dĩ nhiên phải điều tra và ghi chép cho rành mạch.

Người đàn bà họ Mai mới lên tiếng:

-À ! Ra thế đấy! Vậy thì Phương Cô, hiện ở Khô Thảo Lĩnh núi Hùng Nhĩ...

Long đảo chúa lại nói:

-Nếu các vị còn chỗ nào hoài nghi xin nói rõ hết ra

Bạch -Tự Tại hỏi:

-Long đảo chúa đã nói đi nói lại là mời bọn ta đến đây để coi đồ giải bài thơ cổ. Vậy cái đó là cái gì xin cho xem được chăng?

Long đảo chúa và Mộc đảo chúa đều đứng dậy đáp:

-Ðó chính là vấn đề mà bọn tại hạ cần thỉnh giáo nhã ý của các vị cao minh quân tử.

Bốn tên đệ tử chạy ra nắm lấy cạnh hai tấm bình phong rất lớn từ từ kéo sang một bên.

Sau nhà đại sảnh liền hở ra một đường hầm khá dài,

Long Mộc hai vị đảo chúa nói:

-Nào! Xin mời liệt vị!

Rồi hai lão đi trước dẫn đường, quần hùng theo sau đi vào đường hầm

Ði chừng mười trượng thì trước một cái cửa đá.

Trên cửa đề ba chữ " Hiệp Khách Hành" theo lối cổ lệ.

Một tên đệ tử áo vàng tiến lại vừa đẩy cửa đá vừa nói:

-Trong động có hai mươi bốn gian thạch thất. Xin mời các vị tuỳ ý vào coi. Lúc nào mỏi mệt thì ra ngoài động cho thoải mái. Trong các thạch thất nhất thiết những đồ ăn thức dùng đều dự bị đầy đủ. Các vị cứ tự tiện lấy mà dùng, bất tất phải khách sáo.

Ðinh Bất Tứ cười lạt nói :

-Cái gì cũng được tuỳ ý thì còn khách sáo cái gì? Có chăng chỉ không được tuỳ ý rời khỏi đảo có phải thế không?

Long đảo chúa cười ha hả nói:

-Ðinh tiên sinh sao lại nói vậy? Các vị đến đảo Long Mộc là do tự nguyện thì lúc ra đi ai dám miễn cưỡng lưu lại? Bãi biển đầy đủ thuyền lớn nhỏ. Các vị muốn về lúc nào cũng được

Quần hùng sửng sốt.

Chẳng ai ngờ Long, Mộc lại dễ dãi như vậy, muốn ở lại hay muốn đi đều được tuỳ ý.

Mấy người đồng thanh hỏi:

-Bọn tại hạ muốn đi ngay bây giờ có được không?

Long đảo chúa đáp:

-Dĩ nhiên là được. Các vị coi tại hạ và Mộc huynh đệ là hạng người nào mà lại hỏi thế? Anh em tại hạ đãi khách không được chu đáo, đã tự lấy làm hổ thẹn. Có lý đâu còn dám miễn cưỡng lưu tâm khách lại?

Quần hùng nghe Long đảo chúa nói vậy cũng hơi yên tâm, liền nghĩ bụng:

-Ðã thế thì ta thử coi xem cổ thi đồ giải là cái gì rồi hãy ra về. Họ đã bảo không miễn cưỡng giữ khách, chẳng lẽ nói lời rồi ăn lời được sao.

Thế rồi mọi người lục tục tiến vào nhà thạch thất.

Bỗng thấy mặt Ðông có một khối đá lớn mài nhẵn bóng, Trên mặt đá có khắc chữ. Trước phiến đá này đã có mười bẩy mười tám người. Kẻ chú ý ngưng thần, người đang ngồi luyện công. Có ông nhắm cả hai mắt, miệng lẩm bẩm những gì không nghe rõ. Lại có ba, bốn vị đang lớn tiếng tranh luận .

Bạch Tự Tại chợt thấy một người, lão để ý nhìn hồi lâu rồi cả kinh hỏi:

-Ôn tam huynh!.. Tam huynh... ở đây ư?

Nguyên lão này mình mặc áo đen không ngớt đi lại trước phiến đá. Lão Ôn tên gọi là Nhân Hậu, là Chưởng môn phái đầu tiên ở Sơn Ðông. Giữa lão và Bạch Tự Tại đã có mối giao tình nồng hậu.

Ôn Nhân Hậu tủm tỉm cười hỏi:

-Sao ngươi bữa nay mới đến?

Bạch Tự Tại đáp:

-Mười năm trước tiểu đệ nghe nói Ôn tam huynh bị đảo Long Mộc mời đi dự yến Lạp Bát Cúc .Tiểu đệ chắc là Ôn tam huynh đã quy tiên rồi... Ai ngờ...

Ôn Nhân Hậu đáp:

-Tiểu đệ vẫn bình yên ở đây nghiên cứu võ công thượng thưa, Sao lại bảo là tiểu đệ chết rồi? Ðáng tiếc là Bạch huynh đến chậm quá. Bạch huynh coi kia! Câu đầu bài thơ là " Triệu Khách Mạn- Hồ Anh "Chữ" Hồ" tông câu này đã chú giải Hồ là người ở Tây Vực . Trong truyện Thừa Can ở sách Tân đường có câu:" Mấy mươi trăm người tập tiếng nói theo người Hồ, búi tóc chuôi vồ cắt, lụa mầu làm áo mưa..."

Lão vừa nói vừa trỏ vào phiến đá chỗ chú thích bằng chữ anh đọc cho Bạch Tự Tại nghe .

Bạch Tự Tại gặp bạn hữu một cách đột ngột lão mừng, cuống lên. Ngoài việc nắm bắt tình hình trên đảo, nhất thiết lão không để ý đến một vấn đề nào khác.

Lão liền hỏi:

-Ôn tam huynh! Cách ăn ở của tam huynh trong mười năm nay thế nào? Sao lại không đưa tin về Sơn Ðông?

Ôn Nhân Hậu trợn mắt hỏi lại:

-Bạch huynh nói cái gì? Bức đồ giải cổ thi võ Hiệp Khách Hành này câu nào cũng bao hàm bao nhiêu ý nghĩa mầu nhiệm về võ học cao thâm bát ngát. Chúng ta đem hết tâm trí mà trong mười phần chưa hiểu được một hai. Khi nào còn phân tâm hỏi đến việc tầm thường trên thế tục? Bạch huynh hãy coi người này trong bức đồ hình dáng điệu phong nhã thanh tú, rõ ràng là văn nhân ở Giang Nam, tuyệt không giống khách hào kiệt nước Yên nước Triệu với những bài bi ca khẳng khái thế mà sao lại gọi là " Triệu Khách " mới kỳ? Muốn giải đáp cho mỏng câu này thì trừ phi biết rõ những mấu chốt trọng yếu, ngoài ra không còn cách nào khác.

Bạch Tự Tại nhìn lên người viết trên vách đá thì quả nhiên là một chàng thư sinh tuổi trẻ, tay trái cầm quạt lông, tay phải vung chưởng, vẻ mặt rất ung dung nhàn nhã.

Ôn Nhân Hậu nói :

-Bạch huynh! Gần đây tiểu đệ mới mò được ra . Sở dĩ trên đồ hình vẽ người phong nhã ôn hoà đó là hình tượng về âm như trong chú giải có nói :" Nêu theo chỗ cương mãnh mà hạ thủ . Thế lá âm như làm " thể" mà dương cương làm "dụng". Nhưng thế nào là " thể " thế nào là "dụng" Cần phải một nền học vấn sâu rộng mới hiểu được.

Bạch Tự Tại gật đầu nói :

-Phải rồi ! Ôn huynh! Ðây là tôn nữ tế của tiểu đệ. Ôn huynh thử coi nhân phẩm gã xem thế nào? Thằng nhỏ kia! Ngươi lại chào Ôn tam gia đi.

Thạch Phá Thiên chạy đến gần quỳ xuống trước mặt Ôn Nhân Hậu khấu đầu hô lên:

-Ôn tam gia gia!

Ôn Nhân Hậu nói:

-Hay lắm, hay lắm!

Lão nói vậy nhưng chẳng buồn để mắt nhìn đến Thạch Phá Thiên một cái nào. Tay trái lão tập theo tư thức người trong đồ hình. Tay phải đột nhiên phóng chưởng đánh vèo một tiếng .

Lão nói:

-Tả âm hữu dương chắc là nghĩa lý như vậy,

Lão để hết tinh thần chú ý vào việc nghiên cứu vỡ học trên vách đá.

Bạch Tự Tại ngưng thần một lúc. Lão đọc lời chú giải trên vách:

-Trong thiên thuyết kiếm của Trang Tử có ghi: " Thái tử nói: nhà vua thấy các kiếm sĩ đều đầu bù tóc rối, đội mũ đính giải thô sơ, áo ngắn vạt sau". Họ Tư Mã chú thích " Man hồ anh" là giải ngũ trơn, mộc mạc, không màu sắc rực rỡ.

Lão nói:

-Ôn huynh! Theo ý kiến của tiểu đệ thì hai chữ " Man hồ" nên cho đi liền để mà giải thích. Man hồ nghĩa là thô lậu cục kịch. Man hồ anh là nỗi giải mũ không diêm dúa, chứ không phải là đeo giải mũ như người Hồ. Vậy chữ Hồ này là hồ đồ (thuộm thuộm ) chứ không phải rợ Hồ bên Tây Vực.

Ôn Nhân Hậu lắc đầu đáp:

-Không phải! Bạch huynh hãy coi xuống câu dưới: Bài Tả tư Nguỵ đồ phú có câu: "Man hồ chi anh", mà: "Man hồ " Là tên giải mũ của người võ sĩ. Thế thì giải mũ của người võ sĩ thộ lậu cũng được mà diêm dúa cũng được. Mấy năm trước tiểu đệ đã đến thỉnh giáo Chưởng môn phái Quả Nghị ở Kinh Châu là Khang Côn Luân. Y là người Hồ bên Tây Vực. Những việc gì thuộc về người Hồ y đều biết hết. Y nói là những võ sĩ người Hồ đội mũ có giải mà hình trạng thế này...

Lão nói xong cúi lom khom lấy ngón tay vạch xuống đất.

Thạch Phá Thiên nghe hai lão nghị luận dài dòng mà chàng chẳng hiểu gì cả. Những bài chú giải bên vách đá chàng lại mù tịt chẳng biết chữ nào. Chàng nghe hồi lâu không thấy có gì hứng thú liền thả bước đến gian thạch thất thứ hai.

Vừa vào cửa, chàng đã thấy kiếm khí tung hoành.

Bảy cặp đều dùng trường kiếm đang tỷ đấu. Tiếng kiếm chạm nhau choang choảng chói tai không ngớt.

Những người sử kiếm toàn lạ mặt chứ không phải bọn người vừa ở nhà đại sảnh cùng đi phó yến với chàng.

Chàng chắc đây đều là những tay cao thủ võ lâm đã đến đảo Long Mộc từ trước.

Xem kiếm pháp những người này đều không giống nhau, biến ảo ly kỳ, toàn là kiếm thuật cực kỳ tính diệu.

Bỗng thấy hai người qua lại mấy chiêu rồi như người qua lại mấy chiêu rồi như ngừng cuộc đấu.

Một lão già tóc bạc nói:

-Lão đệ! Nhát kiếm vừa rồi của lão đệ kể ra cũng ly kỳ. Nhưng lão đệ nên nhớ kiếm pháp đó chủ chốt ở năm chữ: " Ngô câu sương thuyết minh" Ngô câu là lưỡi đao. Vậy lúc ra kiếm chiêu phải nhớ luôn luôn hai chữ " loan đao". Nếu không thì mất hết bản ý của nó. Dùng đao pháp để vận kiếm thì chẳng khó gì, nhưng sử kiếm như loan đao thành ra trong chỗ thẳng có chỗ cong, trong chỗ cong có chỗ thẳng, có thế mới đúng tôn chi của tám chữ "Ngô câu sương thuyết minh".

Lão già râu đen lắc đầu đáp:

-Ðại ca! Ðại ca chỉ chú trọng về một phương diện mà lại quên mất yếu điểm khác. Ðại ca hãy coi lại bài chú giải trên vách. Trong bài Bảo chiếu nhạc phủ có câu: "Cẩm đới bội ngô câu". Bài thơ của Lý Hạ cũng có câu: " Nam nhi hà bất đới ngô câu".

Vậy chữ "bội" và chữ "đới" là mẫu chốt khẩu yếu trong câu thơ. Ngô câu tuy là lưỡi loan đao nhưng chỉ "đeo" vào mình, chứ không phải đem ra mà sử dụng. Theo ý kiến của tiểu đệ thì trong kiếm pháp có ẩu giấu ngô câu, tức là chuyển động theo đường vòng tròn chứ không phải là cong lưỡi đao cong thật sự.

Thạch Phá Thiên không muốn nghe hai người tranh chấp nữa lại đi tới chỗ cặp khác.

Cặp này tỷ đấu mau lẹ, một người ra kiếm chiêu cực kỳ lợi hại tấn công rất rát, còn người kia chỉ cầm trường kiếm không ngớt vạch những đường vòng tròn mà gạt hết được những chiêu kiếm của đối phương.

Bất thình lình đánh "choang" một tiếng vang lên, cả đôi kiếm gẫy.

Hai người đều nhảy vọt ra.

Hán tử da đen thân hình cao lớn nói:

-Hứa đạo hữu! Lời chú giảng trên vách nói thơ Bạch Cư Dị có câu:" Vật khinh trực chiết kiếm, do thắng khúc toàn câu" thì rõ lối đánh thẳng của tại hạ đúng với ý bài chú giải.

Lão kia là một đạo sĩ, trong tay cầm nửa thanh kiếm gãy lắc đầu nói:

-" Ngô câu sương tuyết minh" là chủ. Còn "Do thắng khúc toàn câu" là khách. Ðể khách đoạt chủ là không phải lối.

Hồi thứ 78 - Hiệp Khách Hành - Kim Dung

Trông Ðồ Hình Hào Kiệt Luyện Võ

Thạch Phá Thiên nghe hai người tranh biện về hai chữ "chủ khách" hàng giờ, không ai chịu ai, mỗi lúc một to tiếng mà chàng chẳng hiểu gì ráo. Chàng đưa mắt nhìn qua mé Tây thấy một đôi nam nữ đang tỷ kiếm. Họ tỷ qua lại một chiêu. Có lúc người đàn ông ngoẹo đầu suy nghĩ. Có lúc người đàn bà sử đi sử lại một chiêu kiếm đến tám chín lần. Xem chừng hai người này nếu không phải là vợ chồng thì cũng là anh em hay bạn đồng môn, vì họ có vẻ thân tình với nhau lắm. Họ đồng tâm hiệp lực để nghiên cứu võ học tuyệt không tranh chấp nhau nửa câu.

Thạch Phá Thiên bụng bảo dạ:

-Học kiếm pháp theo hai người này chắc có thể đi đến chỗ vi diệu được.

Chàng liền từ từ tiến lại gần.

Bỗng thấy người đàn ông phóng kiếm chênh chếch đi, nhưng mới phóng ra nửa vời lại thu về, lắc đầu mấy cái, tỏ vẻ chán nản rồi thở dài nói:

-Rút cục vẫn không đúng.

Người đàn bà liền an ủi gã, nói:

-Viên ca! So với năm tháng trước đây, chiêu này viễn ca đã tiến bộ rất nhiều. Chúng ta thử nghĩ lại lời chú thích này: "Ngô câu là thanh bảo đao của Ngô Vương Hạp Lư". Tại sao thanh bảo đao của Ngô Vương Hạp Lư lại có chỗ dị đồng với bảo đao của người khác.

Gã đàn ông thu trường kiếm về, đọc bài chú giải trên vách:

-Sách Ngô Việt Xuân Thu chép rằng: "Hạp Lư đã bán thanh kiếm Mạc Tà còn ra lệnh cho người trong nước đánh câu (gươm) vàng. Ai làm câu tốt được thưởng trăm lạng vàng. Người Ngô làm câu rất nhiều. Có kẻ tham được nhà vua trọng thưởng giết hai con lấy máu pha vô vàng, y làm được đôi câu dâng Hạp Lư". Thiên muội! Câu chuyện cũ này thật là tàn nhẫn! Ai đời vì tham trăm lạng vàng thưởng mà giết hai con của mình bao giờ?.

Người đàn bà đáp:

-Hai chữ "tàn nhẫn" dường như là yếu quyết của chiêu này, tức là phải hạ thủ một cách quyết liệt, dù chính con mình sinh ra cũng phải giết chết. Nếu không thế thì bài chú thích trên vách dẫn tích này vào làm chi?

Thạch Phá Thiên thấy người đàn bà này cỡ ngoài bốn chục tuổi, dung mạo rất xinh tươi, mà nói đến chuyện người giết con, mụ vẫn mặt trơ như đá, không tỏ vẻ cảm động chút nào, nên chàng chán ghét không muốn nghe nữa.

Chàng ngẩn lên nhìn vách đá thấy khắc đầy văn tự mà chàng lại không biết chữ, nên chẳng để ý làm chi. Nhưng giữa đám văn tự chi chít này có khắc cả hai, ba chục thanh kiếm.

Chỗ thanh kiếm này đủ hiểu: dài có, ngắn có. Thanh thì mũi chỏng ngược lên, thanh thì mũi chúc xuống. Có thanh thì nằm nghiêng như muốn bay lên, có thanh xiên ngang như sắp rớt xuống.

Thạch Phá Thiên bắt đầu ngắm nghía từng thanh một. Khi chàng coi đến thanh kiếm thứ mười hai thì đột nhiên huyệt" Cự Cốt " ở vai bên phải nóng ran. Một luồng nhiệt khí rần rần như muốn phát động.

Chàng coi sang thanh kiếm thứ mười ba, luồng nhiệt khí thuận đường kính mạnh chuyển tới huyệt "Ngũ Lý". Chàng coi đến thanh thứ mười bốn, luồng nhiệt khí chuyển vào huyệt "Khúc Trì".

Luồng nhiệt khí mỗi lúc một lên cao độ, từ huyệt "Ðan Ðiền" bốc lên không ngớt.

Thạch Phá Thiên rất lấy làm kỳ, bụng bảo dạ:

-Trước kia, mình luyện theo kinh mạch tượng gỗ "Thập Bát La hán Thần Công" nội lực tăng tiến rất mau, nhưng không cảm thấy cấp bách như lần này. Chẳng hiểu đây là họa hay là phúc. Ruột nóng như nước sôi thế này, không chừng chất độc trong cháo Lạp Bát dã bắt đầu phát tác cũng nên.

Chàng nghĩ tới món cháo kịch độc đó thì không khỏi bỏ vía, nhưng cứ tiếp tục xem những hình kiếm vẽ, nội lực cũng theo đó mà chyển vận. Luồng nhiệt khí trong bụng từ từ chuyển vận đến các huyệt đạo trong người chàng .

Thạch Phá Thiên coi lại từ thanh kiếm thứ nhất rồi tuần tự coi tiếp xuống dưới. Luồng nội lực ào ạt như nước sông thuận đường mà chuyển vận.

Chàng coi từ đầu cho đến thanh kiếm thứ hai mươi bốn thì luồng nội lực đi từ huyệt "Nghinh Hương" vận hành cho đến huyệt " Thương Dương".

Thạch Phá Thiên bụng bảo dạ:

-Té ra những hình kiếm này có liên quan cả đến việc tụ tập nội lực. Có điều đáng tiếc là mình không hiểu văn tự trên vách. Nếu biết thì cứ theo đúng phép mà luyện tập lo gì chẳng học được một môn kiếm pháp ra trò. Âu là ta trở về phòng đầu, kiếm Bạch gia gia để xin người cắt nghĩa cao minh nghe.

Chàng liền chạy về phòng đã thấy Bạch Tự Tại và Ôn Nhân Hậu mỗi người cầm một thanh kiếm gỗ để bãi bỏ chiêu thức rồi lại trao, luận một hỏi. Có lúc hai ông trỏ lên vần tự trên vách đó hai chữ. Ông nào cũng bảo thủ ý kiến của mình là đúng mà chỉ chích chỗ lầm lẫn của đối phương.

Thạch Phá Thiên kéo tay áo Bạch Tự Tại hỏi:

-Gia gia chữ này nói gì đây?

Bạch Tự Tại giải nghĩa cho chàng nghe mấy câu.

Ôn Nhân Hậu liền nói xen vào:

-Trật rồi! Trật rồi! Bạch huynh! Võ công Bạch huynh tuy cao thâm thật, nhưng tiểu đệ ở đây đã mười mấy năm. Chẳng lẽ công trình thời gian lâu dài đó trống cả hay sao? Nói tóm lại có chỗ Bạch huynh chưa lĩnh hội được.

Bạch Tự Tại nói:

-Học võ công như tu đạo. Mười năm khổ công tu luyện chưa chắc đã bằng một đêm giác ngộ. Tiểu đệ cho là câu này hiểu như thế mới đúng...

Ôn Nhân Hậu lắc đầu quầy quậy nói:

-Bạch huynh lầm to rồi, không phải thế đâu.

Thạch Phá Thiên nghe Bạch Tự Tại cùng Ôn Nhân Hậu tranh cãi coi bộ không biết đến bao giờ mới xong, thì bụng bảo dạ:

-Những văn tự chú thích trên vách đá khó khăn thế này chắc không ai giải quyết được. Vừa rồi Long đảo chúa đã nói họ mời không biết bao nhiêu cao thủ võ lâm, trong số đó, rất nhiều người học vấn uyên thâm đã bàn cãi mười máy năm trời mà chưa ra được lẽ giải. Mình là anh chàng dốt đặc thì đi nghe họ làm chi cho điên đầu vô ích?

Trong nhà Thạch Thất, bao nhiêu người đi đi lại lại không ngớt. Ðầu này một tốp, đầu kia một đám, chỗ nào cũng nghị luận gay go sôi nổi. Ai nấy đều phô bày ý nghĩ của mình và cho mình là phải. Chàng muốn kiếm một người nói mấy câu chuyện chơi cho đỡ buồn cũng không thể được. Chàng cảm thấy bơ vơ lạc lõng, liền bỏ đi xem những đồ hình.

Chàng vào phòng thứ hai coi hai mươi bốn thứ đồ hình các thanh kiếm chàng phát giác ra phương vị, hình trạng các thanh trương kiếm ám hợp với những vị trí và những đường lối vận chuyển các kinh mạch trong thân thể chàng.

Bức đồ hình thứ nhất về một chàng thanh niên thư sinh ngoài ra không có gì nữa.

Chàng coi một lúc phát giác ra người đồ hình đang phô diễn tư thế phất tay áo bên phải coi rất ung dung đẹp mắt. Bất giác chàng coi lại mấy lần.

Ðột nhiên chàng phát giác ra huyệt "Uyên Mạch" ở cạnh sườn bên phải mình chuyển động.

Một luồng nhiệt khí đi theo túc thiếu dương đởm kình vào hai huyệt "Nhật Nguyệt" và "Kinh Môn"

Thạch Phá Thiên trong bụng mừng thầm. Chàng xem kỹ lại thì những đường dây cấu tạo nên y phục, nét mặt và cây quạt của người trong đồ hình, nét nào cũng liên lạc với nhau.

Chàng liền thuận chiều xem mãi xuống, thì quả nội lực trong người cũng chuyển vận theo những đường dây đó. Chàng liền bụng bảo dạ:

-Bút pháp trong họa đồ phù hợp với những kinh mạch trong thân thể người chẳng qua là những lý lẽ rất thô sơ, ai ai cũng có thể hiểu được. Có điều những võ học cao thâm mình không lĩnh hội được. Ngày trước nhằm những lúc rảnh việc, mình đã đem những pho tượng gỗ ra luyện công theo nét vẽ trên tường, thì bây giờ ở đây, mình cũng theo đồ hình luyện lấy chút công phu thô thiển, mà chơi để chờ gia gia lĩnh hội được võ công thượng thừa rồi sẽ cùng nhau rời đảo trở về.

Nghĩ vậy, chàng liền tìm đến chỗ bắt đầu nét bút rồi cứ luyện theo thứ tự.

Nguyên bút pháp đồ hình này rất kỳ quái. Có lúc đi từ dưới lên trên, lại cò lúc đi từ trái sang khác hẳn với nét bút thông thường hoặc viết hoặc vẽ trong các sách vở cùng họa đồ.

May ở chỗ Thạch Phá Thiên trước nay chưa học viết chữ bao giờ.

Ta nên biết rằng bát luận viết chữ hay họa đồ thì bao giờ, nét bút cũng đua từ trên xuống dưới, từ tả sang hữu. Vì thế mà gặp những chỗ bút pháp trái ngược, chàng chẳng lấy thế làm quái lạ, cứ theo đúng đồ hình mà luyện. Giả tỷ vào đại vị một người dù là tre nít đã học đã viết qua mấy bữa thì quyết không thể theo đường lối nét bút quái dị nầy.

Những nét bút họa trên bản đồ kể cả thuận lẫn ngược cả thảy là chín lần chín tám mươi mốt nét.

Thạch Phá Thiên luyện được hơn ba mươi nét thì cảm thấy bụng đã đói meo. Chàng ngó trên ghế bốn góc nhà thấy bày đủ thứ bánh trái, nào trà nước. Chàng liền lại lấy ăn uống một hồi, rồi ra ngoài đi đại, tiểu tiện. Xong chàng lại quay vào phòng y theo những đường lối trên nét bút mà luyện tập.

Trong thạch thất đèn lửa sáng trưng, chàng mệt thì ngồi tựa vào vách mà ngủ, đói lại lấy bánh mà ăn.

Ngày giờ trôi qua chàng cũng không hay.

Thạch Phá Thiên không hiểu mình đã luyện được bao nhiêu ngày giờ. Trên bản đồ thứ nhất gồm có tám mươi mốt nét bút chàng đã thuộc lòng, liền đi kiếm Bạch Tự Tại thì không thấy lão đâu nữa.

Thạch Phá Thiên đã hơi hoang mang, chàng la gọi:

-Gia gia! Gia gia!

Chàng hộc tốc chạy sang gian phòng thứ hai, đưa mắt nhìn vào thấy Bạch Tự Tại tay cầm thanh kiếm gỗ đang đấu cùng một vị lão đạo mặt mũi hồng hào như trẻ nít, mà mái tóc đã bạc phơ,

Kiếm pháp hai người trông tựa hồ rất non nớt và vụng về, nhưng hai thanh kiếm đều rút lên veo véo. Ðúng là hai người đã trút nội lực thượng thừa vào kiếm chiêu.

Bỗng nghe "cách" một tiếng vang lên?

Cây kiếm gỗ trong tay Bạch Tự Tại rớt xuống đất.

Lão đạo cười hỏi.

-Thế nào?

Bạch Tự Tại chưa chịu phục đáp:

-Ngu Trà Ðạo trưởng ! Kiếm pháp của đạo trưởng so với tại hạ còn cao minh hơn nhiều thiệt. Tại hạ rất khâm phục về điểm này. Nhưng đây là võ học truyền đời của phái Võ Ðương chứ không phải là bảo kiếm pháp chú thích trên vách đá này.

Ngu Trà đạo trưởng cười hỏi lại:

-Theo lời Bạch tiên sinh thì sao?

Bạch Tự Tại đáp:

-Trong câu "Ngô câu sương tuyết minh" này thì chữ "minh" ý nghĩa rất sâu xa...

Thạch Phá Thiên kiếm thấy gia gia rồi, chàng đã vững dạ, lên tiếng hỏi xen vào:

-Gia gia! Chúng ta đi về thôi chứ?

Bạch Tự Tại lấy làm kỳ hỏi lại:

-Ngươi bảo sao?

Thạch Phá Thiên đáp:

-Long đảo chúa ở đây đã nói chúng ta muốn về lúc nào thì có thể tuỳ tiện rời khỏi đảo, Ngoài bãi biển có rất nhiều thuyền bè, vậy chúng ta về được rồi.

Bạch Tự Tại tức giận xẳng giọng:

-Ngươi nói năng gì thế? Sao phải hấp tấp như vậy?

Thạch Phá Thiên thấy lão nổi giận, chàng kinh hãi đáp:

-Bà bà trở gia gia ở ngoài đó. Người nói chỉ đợi đến mười tám tháng giêng mà không thấy gia gia về thì người nhảy xuống biển tự tử.

Bạch Tự Tại ngẩn người ra nói:

-Mười tám tháng giêng ư ? Chúng ta tới đây vào ngày mồng tám tháng chạp, mới đây có vài bữa, còn lâu, sợ gì ? Thủng thẳng rồi hãy về cũng vừa.

Thạch Phá Thiên mong nhớ A Tú vô cùng! Chàng hồi tưởng hôm ấy nàng đứng trên bãi biển, vẻ mặt u sầu không bút nào tả xiết, cặp mắt đăm chiêu ngó chàng rời bến, chứa đựng biết bao nhiêu mối tình nghĩa thâm trọng, chàng hận mình không thể chắp cánh bay về cho đến nơi ngay tức khắc. Khốn nỗi Bạch Tự Tại bao nhiêu tâm trí toàn bộ để chìm đắm vào những môn võ học khắc trên vách đá, khác nào người đến bảo sơn, chẳng khi nào lão chịu về không.

Thạch Phá Thiên không dám nói gì nữa, chàng thả bước đi tới gian thạch thất thứ ba.

Vừa bước chân vào phòng, đã nghe tiếng gió ào ào rất cấp bách.

Ba lão già võ phục đang thí triển khinh công chạy nhanh với một tốc độ phi thường.

Ba lão này chạy nhanh đến độ cả gian nhà này nổi gió ào ào. Ba người vừa đuổi nhau vừa nói luôn miệng không ngớt. Có điều chân bước cực kỳ cấp bách mà lời nói vẫn ung dung, bình tĩnh đủ nội công họ cao thâm không vì nói chuyện mà chân bước chậm lại hay hơi thở cấp bách hơn.

Lão thứ nhất nói:

-Khúc ca Hiệp Khách Hành này là của đại thì gia Lý Bạch làm ra. Nhưng Lý Bạch là một vị thi tiên chứ không phải kiếm tiêu, thì sao lại vỏn vẹn có hai mươi bốn câu thơ mà bao hàm được võ học chí lý bao giờ?

Lão già thứ hai đáp:

-Người sáng chế ra môn võ học mới đúng là một nhân tài chấn động cổ kim, đến một địa tôn sư võ học cũng không thể bì kịp. Lão nhân gia chẳng qua muốn mượn bài thơ của Lý Bạch này để phô diễn võ công thần kỳ của mình mà thôi. Vì thế mà tại hạ vẫn nói là phải để ý đến bản chất võ công, không nên câu nệ đến ý thơ rườm rà trong khúc ca Hiệp Khách Hành.

Lão già thứ ba liền lên tiếng:

-Lời nghị luận của Kỷ huynh tuy rất hợp lý, nhưng tiểu đệ nghĩ rằng nếu câu "Ngân yên chiếu bạch mã" mà đưa ra khỏi địa hạt ý thơ thì không thể giải thích được.

Lão già thứ nhất lại nói:

-Phải rồi! Chẳng những thế, tiểu đệ còn cho là cả câu : "Tạp đạp như lưu tinh" ở bên gian phòng thứ tư phải cho đính thêm vào câu này mới giải nghĩa cho thông được. Chúng ta nghiên cứu võ học, không thể trích từng chương, từng câu để mà bắt nghĩa được.

Thạch Phá Thiên ngấm ngầm lấy làm kỳ ở chỗ ba người nghị loạn võ công sao không ngồi xuống đàng hoàng nói chuyện, mà cứ rượt nhau hoài?

Nhưng chỉ trong khoảng khắc chàng hiểu rõ ngay.

Bỗng nghe lão già thứ hai nói:

-Các vị tự phụ hiểu hai câu thơ này hiểu hơn ta nhiều. Nhưng tại sao lúc dùng đến khinh công lại chẳng hơn gì, thuỷ chung vẫn đuổi không kịp ta ?

Lão thứ nhất hỏi lại:

-Vậy lão có đuổi kịp ta không?

Ba người mỗi lúc một chạy nhanh hơn, vạt áo bay vù vù. Ba người chạy vòng tròn, khoảng cách thuỷ chung vẫn không thay đổi. Hiển nhiên công lực ba người ngang nhau, chẳng ai hơn ai chút nào.

Thạch Phá Thiên coi một lúc rồi quay đầu nhìn vào đồ hình khắc trên vách đá thấy vẽ một con tuấn mã đang nghển cổ phóng nước đại.

Dưới chân nó rang mây dàn dụa chẳng khác gì đang phi hành trên không gian.

Chàng liền theo biện pháp trước để ý nghĩ vào con tuấn mã thì cảm thấy khí nóng trong người tựa hồ bị ngừng trệ, không chuyển vận. Chàng nghĩ bụng:

-Công phu trên bức đồ này không giống như trong hai gian nhà kia.

Chàng lại nhìn kỹ làn mây toả dưới chân ngựa thì thấy luồng mây mù này không ngớt xô đẩy về phía trước tựa hồ muốn phá tường vách bay ra ngoài.

Thạch Phá Thiên coi một lúc nữa thấy nội lực rạt rào nhốn nháo. Chàng không tự chủ được nữa phải co cẳng mà chạy.

Chàng chạy quanh một vòng rồi liếc nhìn lại làn mây toả trên vách, liền cảm thấy nội lực trong người xô rần rần. Chàng liền chạy quanh một vòng nữa thì chân bước loạng choạng, người xiêu vẹo như kể say rượu mà chạy chậm hơn ba lão già kia xa.

Ba lão chạy được bảy tám vòng thì chàng mới hết một bên tai chàng văng vẳng nghe tiếng ba lão lên giọng mỉa mai:

-Gã thiếu niên này ở đâu đến? Gã cũng học chúng ta mà chạy. Ha ha thế này là nghĩa gì?

Một lão nói:

-Khinh công gã như vậy cũng học đòi nghiên cứu võ công trên vách đá, bá chẳng còn xa xôi lắm ư?

Lão khác nói:

-Người ta say sưa bước chân của bát tiên tuy tửu là phải có võ công cao minh lắm rồi, chú bé này lại mê bộ pháp của "Cửu Tiên" quá chín, mới thật buồn cười.

Thạch Phá Thiên thẹn quá, mặt đỏ ra đến mang tai, chàng dừng bước lại. Nhưng chàng đưa mắt nhìn lên vách đá, liền không nhịn được, lại co giò chạy liền. Chàng chạy được tám chín vòng nữa, thì bao nhiêu tâm thần để hết vào làn mây trên vách đá đặng nhớ lấy hình trạng.

Ba lão già kia vẫn đem chàng ra làm trò cười, buông lời chế diếu, nhưng chẳng một câu nào lọt được vào tai chàng nữa.

Không hiểu Thạch Phá Thiên chạy được bao nhiêu vòng rồi mà hình trạng đám mây trên vách chàng đã ghi nhớ hết trong lòng.

Ba lão già bỏ đi lúc nào chàng cũng không hay.

Bây giờ bên chàng lại xuất hiện bốn người khác tay cầm binh khí đang trong tư thế "Thiên mã hành không" để kích thích lẫn nhau.

Thạch Phá Thiên đứng ngoài coi bốn người sử kiếm đâm chém.

Miệng họ vẫn đọc lời giải về khẩu quyết trên vách đá.

Một người nói:

-Ánh ngân quang rực rỡ, yên ngựa vững vàng.

Một người khác nói:

-Sắc trắng thì trong sạch mà sâu xa.

Thạch Phá Thiên nghĩ bụng:

-Những khẩu quyết kia cực kỳ huyền diệu sâu xa. Mình hiểu thế nào được? Bọn này ở đây luyện kiếm ít ra là đã mười năm, nhiều là ba chục năm. Mình làm gì có thì giờ ở dây lâu như họ? Âu là mình coi lượt qua các nơi đi cho rồi.

Chàng liền qua gian phòng thứ tư. Trong gian nhà này có đồ hình câu "Tạp đạp như lưu tinh". Chàng coi đồ hình để luyện tập, bất tất phải nói kỹ.

Bài Hiệp Khách Hành gồm hai mươi bốn câu thì nói đây cũng có hai mươi bốn gian thạch thất cùng đồ giải.

Thạch Phá Thiên đi tới các phòng. Chàng không biết chữ, đành coi họa đồ để luyện tập nội công cùng võ thuật.

Trong gian phòng số năm là câu" Thập bộ sát nhất nhân", phòng số mười là câu" Thoát kiếm tất tiền hoành", số mười bảy câu" Cứu triệu huy kim truỵ". Mỗi câu là một loại kiếm pháp. Phòng số sáu là câu " Thiên lý bất lưu hành". Số tám câu "Thâm tăng thân dữ danh". Số mười bốn câu" Ngũ nhạc đảo vi khinh". Mỗi câu trong những phòng này là một lối khinh công. Phòng số bảy câu" Sự liễu phất y khứ". số chín " Nhàn quá Tin Lăng ẩm". Số hai mươi mốt " Túng tử hiệp cốt hương" thì mỗi câu là một thứ chưởng pháp.

Phòng số mười ba câu" Tam bôi thổ nhiên nặc", số mười sáu câu " ý khí tố nghê sinh", số hai mươi câu" Huyền hách Ðại lương thành" dạy nội công về phép hô hấp.

Thạch Phá Thiên có lúc học rất mau, trong một ngày được hai ba môn, nhưng có khi đến bẩy tám ngày chưa xong một môn.

Thấm thoát chàng đã luyện đồ hình trên vách đá hai mươi ba phòng. Cứ cách vài ngày chàng lại đến thôi thúc Bạch Tự Tại ra về. Nhưng lão đã luyện được khá nhiều võ học trên vách đá, rồi càng ngày càng đi vào chỗ say mê. Hễ lão thấy Thạch Phá Thiên đến thúc giục là ngoác miệng ra mà thoá mạ. Lão bảo chàng đều quấy nhiễu làm cho rối loạn tâm thần để lầm lỡ việc nghiên cứu võ công của lão. Về sau thấy chàng đến, lão liền vung quyền đánh luôn, không cho chàng vào gần để nói lải nhải nữa.

Thạch Phá Thiên không sao được, đi tìm bọn Phạm Nhất Phi, Cao Tam nương tử định bàn tính với họ, chẳng ngờ bọn này cũng đang say mê điên đảo, bao nhiêu tâm thần chìm đắm cả vào võ học trên vách đá. Họ níu kéo chàng bao yếu quyết câu này ở chỗ nào. Câu kia phải giải thích làm sao?

Thạch Phá Thiên kinh hãi nghĩ thầm:

-Té ra hai vị Long, Mộc đảo chúa mời cao nhân võ lâm đến đao nghiên cứu võ học vẫn để cho ai nấy được tự do ra về, nhưng từ ba mươi năm nay chẳng một người nào chịu rời khỏi đảo. Xem thế đủ biết võ học trên vách đá làm cho người ta say mê quá đỗi. May mà võ công mình kém cỏi, lại không biết chữ nghĩa nên không đến nỗi lưu luyến như họ.

Bọn Phạm Nhất Phi vì hảo tâm muốn giải thích văn tự trên vách đá cho chàng hiểu, nhưng chàng chỉ nghe qua quít mấy câu rồi tìm cớ bỏ đi, không dám quay đầu lại nữa. Những câu chàng đã nghe vào tai rồi lại quên hết, chàng cũng không dám nghĩ tới nữa.

Thạch Phá Thiên bấm đốt tay tính ra đã ở đảo Long Mộc hơn hai chục ngày. Chỉ còn mấy bữa nữa, không ra về không được chàng bụng bảo dạ:

-Trong hai mươi bốn căn thạch thất, ta đã qua được hai mươi ba rồi. Còn phòng chót mình thử vào coi một hai ngày nữa. Nếu gia gia nhất định không đi thì ta cũng phải về trước đem tình hình trên đảo nói cho sử bà bà cùng mọi người biết để họ vững tâm.

Nghĩ vậy, chàng liền tìm đến căn phòng số hai mươi bốn. Vừa bước chân vào đã thấy Long, Mộc đảo chúa đang ngồi xếp bằng trên đệm gấm quay mặt vào đá, ngưng thần suy nghĩ ra chiều cực nhọc.

Thạch Phá Thiên rất tôn kính hai lão này. Chàng đừng tận xa không dám tới gần. Dương mắt lên nhìn vách đá, chàng càng thất vọng.

Nguyên hai mươi ba căn thạch thất kia đều có đồ hình trên vách đá. Chỉ riêng phòng sau chót này toàn khắc văn tự chứ không có họa đồ.

Thạch Phá Thiên nghĩ bụng:

-Trong này đã không có đồ hình thì còn coi cái gì? Âu là ta đi nói với gia gia, bữa nay ra ra về quách.

Chàng nghĩ tới sau mấy ngày sống chung cùng bọn A Tú, Thạch Thanh, Mẫn Nhu, mà lòng chàng mừng khôn tả.

Chàng liền khom lưng hướng về Long, Mộc đảo chúa lạy mấy lạy rồi nói:

-Ðược hai vị đảo chúa khoan đãi, lại cho coi võ công trên vách đá đặng mở rộng kiến thức, tiểu nhân cảm tạ vô cùng. Bữa nay tiểu nhân xin cáo từ.

Long, Mộc hai vị đảo chúa ngơ ngác ngưng thần nhìn lên vách đá, dường như chẳng nghe thấy chàng nói gì?

Thạch Phá Thiên liền hướng mục quang nhìn lên vách đá .

Ðột nhiên chàng thấy văn tự trên vách dường như đang nhảy múa quay cuồng, bất giác chàng cảm thấy óc mê loạn.

Hồi thứ 79 - Hiệp Khách Hành - Kim Dung

Không Ngờ Mù Chữ Lại Thành Công

Thạch Phá Thiên ráng trấn tỉnh tâm thần những chữ trên vách đá thì lại thấy váng óc.

Chàng liền nhìn ra chỗ khác, tự hỏi:

- Chữ gì mà kỳ vậy? Hễ nhìn vào lại choáng váng đầu óc là nghĩa làm sao? Chàng động tính hiếu kỳ, không dằn lòng được, lại quay vào dương mắt lên để ý nhìn thì thấy bao nhiêu nét bút tựa hồ đều biến thành những con nòng nọc lại đứng yên không cử động.

Thạch Phá Thiên thưở nhỏ tấm thân cô độc ở chốn hoang sơn, cứ đến mùa xuân là chàng thường vào khe núi bắt rất nhiều nòng nọc, rồi lại lấy đá xếp thành vũng bỏ vào đồ nuôi để coi chúng rụng đuôi, mọc chân biến thành ếch, nhảy ra ngoài vũng kêu ồm ộp, inh ỏi cả một vùng sơn cước cho đỡ tịch mịch.

Lúc này chàng tưởng chừng như được gặp bạn trong hồi thơ ấu thì mừng rỡ vô cùng. Chàng chú ý nhìn kỹ thái độ của một con nòng nọc. Hồi lâu chàng thấy huyệt Chí Dương ở sau lưng nẩy lên thì bụng bảo dạ:

- Mình tưởng con nòng nọc này dường như đang vùng vẫy chơi lượn mà thực ra là nó có liên quan đến nội khí của mình.

Chàng lại coi đến con nòng nọc thứ hai thì huyệt Huyền Khu ở sau lưng lại nẩy lên. Nhưng bỗng nội khí từ huyệt Chí Dương đến huyệt Huyền Khu không thông nhau nữa.

Chàng liền đảo mắt coi sang con thứ ba mà lâu lắm luồng nội khí không thấy động tĩnh gì.

Ðột nhiên chàng thấy bên mình có giọng khàn khàn lên tiếng.

- Thạch bang chúa chăm chú đọc Thái Huyền Kinh . Té ra tôn gia là một nhà học vấn thâm uyên, tinh thông cả khoa Ðấu Văn ( lối chữ đối thượng cổ giống như con nòng nọc).

Thạch Phá Thiên ngoảnh đầu lại coi thì thấy cặp mắt sáng như diện của Mộc đảo chúa đang chăm chú nhìn mình. Chàng không khỏi nóng cả mặt mày, vội đáp:

- Tiểu nhân không biết một chữ nào cả, Vì vậy những con nòng nọc này hay hay, nên muốn coi chơi một lúc mà thôi.

Mộc đảo chúa gật đầu nói:

- Thế thì phải rồi! Thái Huyền Kinh này viết bằng lối cổ tự gọi là khoa Ðảuu Văn. Tại hạ đang lấy làm kỳ, Thạch bang chúa còn nhỏ tuổi, nếu hiểu biết lối chữ cổ quái này thì thật là một bậc kỳ tài.

Thạch Phá Thiên bẽn lẽn đáp:

- Nếu vậy tiểu nhân xin rút lui, không dám quấy nhiễu hai vị đảo chúa nữa.

Mộc đảo chúa nói:

- Tôn giáo bất tất phải đi đâu, cứ ở đây coi nữa cũng chẳng hề chi, không bận rộn gì đến chúng ta đâu.

Lão nói xong nhắm mắt lại. Thạch Phá Thiên cũng muốn bỏ đi nhưng lại e làm mích lòng Mộc đảo chúa. Chàng định coi một lúc nữa rồi hãy đi ra.

Ngờ đâu chàng vừa ngó lên đầu nòng nọc trên vách đá thì huyệt Trung Chú ở bụng dưới đã nẩy lên kịch kiệt làm cho toàn thân chấn động. Chàng lẩm bẩm:

- Những con nòng nọc này thật là cổ quái! Chưa biến thành ếch đã nhảy lên lao xao.

Bất giác tính tình trẻ nít lại rạo rực, chàng lần lượt ngắm nghía từng con nòng nọc một. Ðồng thời những huyệt đạo trong người chàng xúc động mãnh liệt, chàng cảm thấy rất thích thú.

Trên vách đá kể có đến hàng ngàn, hàng vạn con nòng nọc nhỏ, có lúc luồng nội khí trong hai đường huyệt đạo thông liền vào một thì toàn thân chàng cảm thấy rất khoan khoái. Chàng coi thích thú quá quên cả những câu Mộc đảo chúa vừa nói, liền đi tìm những con nòng nọc thích hợp khiến cho những luồng nội khí huyệt đạo mỗi nơi liên lạc với nhau, Nhưng ở trên vách đá không biết bao nhiêu là nòng nọc, mà muốn cho mấy trăm chỗ huyệt đạo thông suốt liền với nhau thành một luồng nội khí thì đâu phải chuyện dễ dàng?

Trong thạch thất không nhìn thấy ánh mặt trời, dĩ nhiên chẳng biết ngày đêm là gì, chỉ khi nào thấy bụng đói thì lấy cơm lấy bánh mà ăn.

Thạch Phá Thiên từ lúc vào phòng hai mươi bốn này đã ăn đến mười tám, mười chín bữa, nhưng đường huyệt đạo trong người thông suốt nhau đã được khá nhiều. Chàng tưởng chừng như những con nòng nọc nhỏ xíu kia cứ từng con nòng nọc một di chuyển dần vào các đường huyệt mạch trong người chàng, lại tựa hồ chúng đã biến thành những con ếch nhỏ đang nhảy nhót trong mình.

Thạch Phá Thiên vừa cảm thấy thích thú lại vừa cảm thấy kinh hãi. Chỉ những chỗ huyệt đạo nào đã thông liền nhau thì luồng nội khí mới yên tĩnh lại một chút. Nhưng huyệt đạo này vừa bình tĩnh lại, thì huyệt đạo khác lại xôn xao.

Chàng như người đang mơ ngủ hay người bị hồn ma ám ảnh, cứ ngưng thần nhìn vào văn tự trên vách đá. Chỉ khi nào mỏi mệt quá không chịu được nữa, chàng mới tựa lưng vào vách đá mà ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy cặp mắt chàng bị hàng vạn con nòng nọ trên vách thu hút.

Chẳng hiểu đã coi văn tự trên vách đá mất bao nhiêu thời gian, Thạch Phá Thiên đột nhiên cảm thấy luồng nội khí trong người rạo rực, bành trướng, rồi xung phá bảy tám chỗ còn bị tắc nghẽn. Sau cùng nội khí trong người chàng chẳng khác một con sông lớn, nước chảy cuồn cuộn tử huyệt Ðan Ðiền lên đỉnh đầu lại từ đỉnh đầu xuống huyệt Ðan Ðiền, càng chảy càng mau.

Thạch Phá Thiên vừa kinh hãi vừa mừng thầm. Trong lúc hồi hộp, chàng không có chú ý, chẳng biết làm thế nào cho được. Chàng cảm thấy khắp mọi chỗ trong người, khí lực rần rần không nơi phát tiết. Tiện tay chàng sử chưởng pháp Sự liễu phát y khứ ( việc xong dũ áo ra đi).

Chưởng lực phóng ra rồi tinh lực lại càng đầy rẫy. Tay phải chàng cầm thanh kiếm vô hình sử kiếm pháp Thập Bộ sát nhất nhân. Tuy trong tay không có kiếm mà khí lạnh dàn dụa khắp gian phòng.

Thạch Phá Thiên chưa sử xong kiếm pháp thập bộ sát nhất nhân thì da thịt toàn thân chàng bành trướng, căng thẳng tưởng chừng như muốn nổ xé tung ra.

Chàng không tự chủ được nữa thì bỗng luong nội khí vận chuyền theo đường kinh mạch trên bức đồ phổ Û Triệu khách mạn hồ anh. Ðồng thời chàng khoa chân múa tay tựa người vui mừng quá đỗi, lại giống kẻ đau khổ điên khùng.

Thạch Phá Thiên liền vận khí theo bức đồ Triệu khách mạn hồ anh xong, tiếp tục chuyển sang đồ phổ Ngô câu sương tuyết minh Rồi chàng không cần nghĩ ngợi gì nữa mà những bức đồ phổ trên vách đá tự nhiên lần lượt xuất hiện ra trong đầu óc chàng từ bức Ngân yên chiếu bạch mi cho đến bức số hai mươi ba Thuỳ năng thư các hạ, chàng cứ thuộc lòng biểu diễn.

Lúc này bất luận là kiếm pháp hay chưởng pháp, nội công hay khinh công đều hoà hợp vào nhau thành một khối, không còn phân biệt được đâu là chưởng pháp, đâu là kiếm pháp.

Thạch Phá Thiên diễn công phu xuôi xuống cho tới bức đồ phổ thứ hai mươi ba Û Thuỳ năng thư các hạ vừa xong thì lập tức cảm thấy luồng nội khí vận ngược lên, cho nên đi vào đồ phỗ số hai mươi hai Bất tâm thế thượng anh ngược lên cho tới đô phổ số một Triệu khách mạn hồ anh...

Bất giác chàng hú lên một tiếng dài. Chỉ trong khoảng khắc, bao nhiêu những công phu học ngày trước, bất luận là Âm Chưởng của mẫu thân, hay Viêm Công của TạYên Khách truyền thụ hoặc lực mà chàng tự tập ở mười tám pho tượng La Hán, hoặc Cầm Nã thủ của Ðinh Ðang truyền thụ, hoặc kiếm pháp của bọn tử phái Tuyết Sơn rèn luyện cho nhau mà chàng trông thấy hoá Thượng Thanh kiếm pháp mà vợ chồng Thạch Thanh truyền thụ, hoặc quyền pháp, chưởng pháp của Ðinh Bất Tứ dạy cho, hoặc đao pháp học được ở Sử bà bà, hoặc đao kiếm hợp nhất tự chàng sáng chế ra, đều dần kéo đến đảo lộn trong đầu óc chàng tay chàng cũng múa lên tưng bừng.

Bây giờ không theo một thứ tự nào nữa. Bất chấp là công phu Tương chả đạm Chu hợi hay Thoát kiếm tất tiền hoành chàng muốn thi triển môn gì tuỳ ý, đã không cần nghĩ tới nội khí, cũng chẳng cần nhớ chiêu số. Hàng ngàn hàng vạn chiêu thức trên vách đá cứ tự nhiên trong lòng phát ra không ngớt.

Thạch Phá Thiên càng biểu diễn càng cảm thấy trong lòng vui sướng. Sau chàng không nhịn được nữa bật lên chàng cười ha hả, buột miệng la:

- Thật là tuyệt diệu! Ðột nhiên chàng nghe thấy hai người hoan hô!

- Quả nhiên tuyệt diệu!...

Thạch phá Thiên giật mình, dừng tay thu chiêu lại. Chàng thấy Long, Mộc hai vị đảo chúa đứng trong góc nhà, lộ vẻ vừa kinh hãi, vừa vui mừng đang chăm chú nhìn chàng. Chàng vội nói:

- Tiểu nhân phá quấy, xin hai vị miễn trách.

Chàng thấy hai đảo chúa trán toát mồ hôi đầm đìa, quần áo cũng ướt hết, chỗ góc nhà hai lão đứng đều có nước lênh láng.

Long đảo chúa nói:

- Thạch Bang Chúa được trời ban cho kỳ tài. Thiệt là đáng mừng. Xin nhận của lão phu một lạy này.

Lão nói xong phục xuống lạy. Mộc đảo chúa cũng sụp lạy theo.

Thạch phá Thiên cả kinh, vội quỳ mọp khấu đầu lia lịa. Trán chàng dâp xuống đất kêu binh binh.

Chàng hấp tấp nói:

- Hai vị làm như vậy... thì tiểu nhân tổn thọ mất.

Long đảo chúa nói:

- Thạch bang chúa! ... Xin tôn giá ... đứng dậy!

Thạch phá Thiên dứng dậy thì thấy Long đảo chúa cũng toan đứng thẳng người lên nhưng đột nhiên lão lảo đảo người đi hai cái phải ngồi phệt xuống đất.

Mộc đảo chúa hai tay chống đât cũng không đứng lên được.

Thạch phá Thiên cả kinh hỏi:

- Hai vị làm sao vây? Rồi chàng vội sang nâng Long đảo chúa ngồi dậy hẳn hoi, chàng lại nâng cả Mộc đảo chúa ngồi lên nữa.

Long đảo chúa lắc đầu. Vẻ mặt mỉm cười. Lão nhắm mắt vận khí.

Mộc đảo chúa chắp hai tay lại cũng tự mình hành công.

Thạch phá Thiên không dám quấy nhiễu, đứng lặng yên cho hai lão vận khí hành công.

Hồi lâu bỗng nghe Mộc dảo chúa thở pháo một cái rồi đứng phắt dậy. Lão qua bên này ôm lấy Long đảo chúa.

Long đảo chúa dương cặp mắt lên nhìn rồi hai lão ôm lấy nhau phá lên cười ha hả, ra chiều hoan hỉ vô cùng.

Thạch phá Thiên không hiểu hai lão vì lẽ gì mà lại nức lòng hởi dạ đến thế, nhưng không dám hỏi.

Thấy hai lão cười, chàng cũng ngây ngô cười theo.

Long đảo chúa vịn tay vào vách đá, từ từ đứng lên nói:

- Thạch bang chúa! Hai anh em lão phu mấy chục năm nay canh cánh bên lòng vì những mối nghi ngờ. Bữa nay được tôn giá phá giải, lão phu thật cảm kích không biết đến đâu mà kể.

Thạch phá Thiên nói:

- Tiểu nhân đâu có ... phá giải được cái gì?

Long đảo chúa tủm tỉm cười đáp:

- Thạch bang chúa hà tất phải nhún nhường như vậy? Tôn giá đã nghiên cứu và hiểu thấu những đồ giải trên vách đá về khoa Hiệp Khách Hành này. Như vậy thì chẳng những tôn giá là người thứ nhất trong võ lâm mà ngoài bậc cao nhân tiền bối đã điêu khắc đồ phổ trên vách đá, lão phu e rằng cổ kim rất ít người bì kịp.

Thạch phá Thiên sợ hãi vô cùng nói:

- Tiểu nhân không dám! Tiểu nhân không dám! Long đảo chúa nói vậy mà để cho Bạch gia gia của Tiểu nhân nghe thấy thì người sẽ giận lắm đấy!

Long đảo chúa hỏi lại:

- Tại sao vậy! Thạch phá Thiên đáp:

- Bạch gia gia muốn hết thảy mọi người đều kêu lão gia là đại anh hùng, đại hào kiệt, đại hiệp sĩ, đại tôn sư , đệ nhất về kiếm pháp, đệ nhất về quyền cước, đệ nhất về ám khí, đệ nhất về nội công trong võ lâm từ cổ chí kim không ai bì kịp. Tiểu nhân có hiểu gì đâu mà dám sánh với Bạch gia gia?

Long đảo chúa cười nói:

- Ðại anh hùng, đại hào kiệt, đại hiệp sĩ, đại tôn sư , nội công đệ nhất trong võ lâm từ cổ chí kim... Ha ha!... té ra nhân vật ấy là Bạch tự Tại ở phái Tuyết Sơn Ha ha!

Rồi lão cùng Mộc đảo chúa nhìn nhau mà cười.

Long đảo chúa lại hỏi Thạch phá Thiên :

- Thạch bang chúa nghĩ thế nào về lời tuyên bố của Uy Ðức tiên sinh.

Thạch phá Thiên trầm ngâm một lúc rồi đáp:

- Võ công của Bạch gia gia dĩ nhiên là rất cao cường nhưng bảo rằ ng cái gì cũng đệ nhất tự cổ chí kim thì e rằ ng ... chưa chắc.

Long đảo chúa nói:

- Chính thế! nói về kiếm pháp, chưởng pháp, nội công, Thạch bang chúa cũng đã cao hơn gấp mười lần Bach gia gia rồi. Những lời chú giải bằ ng khoa đẩu cổ văn trên vách đá này, tại hạ cùng Mộc huynh đệ mười phần chưa biết được một. Chẳng hiểu Thạch bang chúa có sẵn lòng chỉ giáo cho chăng.?

Thạch phá Thiên hết nhìn Long đảo chúa lại ngó Mộc đảo chúa. Chàng thấy hai lão lộ vẻ rất thành khẩn thêm vào những nét sợ hãi tựa hồ lo rằng những yêu cầu cua rmình có điều thất thố. Hai lão có ý sợ chàng không chịu tiết lộ những điều huyền diệu mà chàng đã hiểu rõ.

Chàng vội đáp:

- Tiểu nhân xin nhất nhất trình bày thế cùng hai vị, chẳng dám dấu diếm gì. Ðầu tiên tiểu nhân coi con nòng nọc này thì hấy huyệt Trung chúa chuyển động. Tiểu nhân coi đến con kia thì huyệt Thái bách nhảy bong lên...

Chàng vừa nói vừa chỉ từng con nòng nọc một, để giải thích cho hai lão nghe.

Hai vị Long, Mộc lơ mơ ra chiều không hiểu.

Thạch phá Thiên thấy nét mặt hai lão ra chiều khác lạ, liền nói:

- Tiểu nhân nói trật rồi chăng?

Long đảo chúa ấp úng đáp:

- Té ra Thạch bang chúa chỉ coi ... những con nòng nọc chứ không phải coi những chữ. Vậy mà tại sao Thạch bang chúa lại thông hiểu được cả Thiên thái Huyền kinh?

Thạch phá Thiên thẹn đỏ mặt lên đáp:

- Tiểu nhân từ thuở nhỏ không đọc sách bao giờ thực tình chẳng biết một chữ, rất lấy làm xấu hổ.

Long, Mộc đảo chúa kinh ngạc đến bất nẩy cả người lên , đồng thanh hỏi:

- Bang chúa không biết chữ ư ?

Thạch phá Thiên đáp:

- Tiểu nhân không biết. Sau khi tiểu nhân trở về Trung nguyên nhất định sẽ yêu cầu A Tú... dạy cho biết chữ. Tiểu nhân dốt nát để người chê cười thật là mất mặt.

Long, Mộc hai vị đảo chúa thấy chàng vẻ mặt thật thà, tuyệt không có ý xảo trá, không tin cũng đến phải tin.

Long đảo chúa đầu óc hỗn loạn, lão vịn vào vách đá hỏi:

- Bang chúa đã không biết chữ thì sao lại hiểu được biết bao nhiêu lời chú giải từ phòng số một đến phòng số hai mươi ba. Hay là ai giải thích cho Bang chúa?

Thạch phá Thiên đáp:

- Không có ai giải thích hết. Bạch gia gia giảng mấy câu, Phạm gia gia giảng mấy câu mà tiểu nhân chẳng hiểu gì ráo, nên nghe không vào tai. Tiểu nhân ... chỉ coi đồ hình rồi nghĩ vơ nghĩ vẩn. Ðột nhiên làn mây hoặc những thanh kiếm nhỏ gì gì đó trên đồ hình hoà nhịp với một nhiệt khí trong người tiểu nhân.

Mộc đảo chúa hỏi:

- Bang chúa không biết chữ mà hiểu được đồ giải... cái đó kể cũng lạ thiệt!

Long đảo chúa hỏi:

- Chẳng lẽ trong cõi mênh mang quả có ý trời thiệt? Hay là Bang chúa được trời ban cho kỳ tài.

Mộc đảo chúa đột nhiên dậm chân la lên:

- Tiểu đệ hiểu rồi! Tiểu đệ hiểu rồi! Ðại ca! Té ra là thế! Long đảo chúa ngẩn người ra một chút rồi lão cũng hiểu ngay. Ta nên biết hai lão cũng ở với nhau mấy chục năm trời, bản lãnh ngang nhau, trí lực cũng tương đương. Có điều Mộc đảo chúa thì trầm lặng it nói. Kể về ngoại giao lão kém Long đảo chúa một chút, nhưng về trí phán đoán hiểu biết thì có phần lẹ hơn lão Long.

Long đảo chúa quay lại bảo Thạch phá Thiên:

- Thạch bang chúa! May ở chỗ bang chúa không biết chữ mới phá giải được mối nghi ngờ sâu xa này, khiến anh em lão phu dù có chết cũng nhắm mắt được, không đến nối ôm hận mang xuống tuyền đài.

Thạch phá Thiên ngơ ngác hỏi:

- Cái gì mà chết cũng nhắm mắt được?... Long đảo chúa khẽ buông tiếng thở dài nói:

- Té ra những văn tự chú thích rườm rà này câu nào cũng có ý đưa người ta vào con đường lạc lõng. Ðã là người nghiên cứu đồ phổ thì còn ai lại không nghiền nghĩ về những lời chú thích.

Thạch phá Thiên lấy làm kỳ hỏi:

- Ðảo chúa nói vậy thì bao nhiêu văn tự ở đây đều vô dụng ư ?

Long đảo chúa đáp:

- Chẳng những vô dụng mà còn có hại lớn nữa là khác. Giả tỷ không có những bài chú thích này thì hai anh em lão phu đâu đến nỗi phải tốn bao nhiêu tâm huyết , sức cùng lực kiệt, mà chẳng được ích gì.

Mộc đảo chúa thở dài nói:

- Thiên Thai Huyền Kinh này thực ra không phải là khoa đẩu cổ văn... mà chỉ là những đường dây cùng phương vị các kinh mạch mà thôi. Hỡi ôi! Uổng công bốn chục năm trời! Uổng công bốn chục năm trời!

Long đảo chúa nói

- Câu Bạch thủ Thái huyền Kinh thật chỉ lý. Hiền đệ ơi ! Ðầu tóc hiền đệ đã bạc phơ rồi!

Hồi thứ 80 - Hiệp Khách Hành - Kim Dung

Ðảo Long Mộc Phát Sinh Biến Cố

Mộc đảo chúa ngó lên đầu Long đảo chúa "ồ" một tiếng. Tuy lão chẳng bảo sao, nhưng hai người hiểu ngay lão muốn nói:

- Cả đầu tóc lão cũng bạc, phải riêng gì mình ta? Long, Mộc hai vị đảo chúa nhìn nhau buông một tiếng thở dài. Ðột nhiên cả hai lão lộ vẻ già nua khác thư ờng, không còn một chút oai nghiêm nào như ngày mở yến Lap Bát nữa.

Thạch phá Thiên trong dạ hoài nghi liền hỏi:

- Vị cao nhân đó viết biết bao nhiêu văn tự lên vách đá khiến cho người ta đi vào đường lầm lạc là có mục đích gì?

Long đảo chúa lắc đầu đáp:

- Mục đích của họ thế nào thiệt khó mà biết được. Có khi vị tiền bối võ lâm đó không muốn bọn hậu sinh lượm được kết quả một cách quá dễ dàng. Hoặc giả những lời chú thích do người khác thêm vào cũng chưa biết chừng.

Mộc đảo chúa nói:

- Có khi vị võ lâm tiền bối đó không ưa nhà văn cố ý bày ra cạm bẫy này, để cho Thạch bang chúa là người không biết chữ mà tính tình trung hậu mới được hưởng.

Long đảo chúa thở dài nói:

- Cách dụng tâm của vị tiền bối đó quá sa u sắc thế này thì còn trời nào hiểu được?

Thạch phá Thiên thấy hai lão lộ vẻ buồn chán nản, thì lòng chàng cũng thấy tội nghiệp, chàng liền nói:

- Thưa hai vị chúa đảo! Nếu những công phu mà tiểu nhân vừa học được quả nhiên hữu dụng thì tiểu nhân xin trình bày hết để hai vị hiểu rõ. Bây giờ chúng ta hãy về hết cả gian phòng số một... Tiểu nhân quyết không giấu giếm một điều gì.

Long đảo chúa nhăn nhó cười lắc đầu nói:

- Tấm lòng chân thành của chú em, chúng ta xin thành tâm lãnh là đủ. Chú em là người nhân hậu, được hưởng phúc duyên này rất xứng đáng. Ngày sau chú làm lãnh tụ quần hùng võ lâm, tạo phúc cho lê dân thì hai anh em ta dù phí bao nhiêu tâm huyết cũng không đến uổng công.

Mộc đảo chúa nói:

- Chính thế! Những điều bí mật đáng nghi về đồ phổ đã giải quyết xong, là hai ta thoả mãn tâm nguyện rồi. Vậy thì chú em tập luyện thành công hay hai ta luyện được thì cũng thế ?

Thạch Phá Thiên thành khẩn hỏi lại:

- Vậy chưởng môn đem những con nòng nọc này nói tường tận cho mọi người nghe, nên chăng?

Long đảo chúa nở một nụ cười thê lương đáp:

- Thần công đã truyền thụ rồi thì đồ phổ trên vách đá cũng nên rút lui, không còn có lý do tồn tại nữa, Chú em! Chú hãy coi lại đi!

Thạch Phá Thiên xoay mình lạïi, ngó lên vách đá, bất giác chàng kinh hãi thất sắc, vì trên vách đá đã biến thành từng mảnh đá vụn đang từ từ rớt xuống. Những khoa đảuu văn tự chi chít trên vách đá đã mất mát nhiều, mười phần chỉ còn lại bảy tám.

Chàng hoảng hốt hỏi:

- Sao ... sao lại thế này? Long đảo chúa đáp:

- Chú em vừa mới... Mộc đảo chúa ngắt lời:

- Vụ này để thủng thẳng đã rồi sẽ nói chuyện. Bây giờ chúng ta hãy tụ hội mọi người tuyên bố, kết quả đã , nên chăng?

Long đảo chúa hiểu ý ngay, liền đáp:

- Hay lắm! Hay lắm! Nào mời Thạch bang chúa! Ba người liền sóng vai từ trong thạch thất đi ra.

Long đảo chúa truyền tin đi mời các tân khách và triệu tập các đệ tử ra cả nhà đại sảnh tụ hội.

Nguyên Thạch Phá Thiên hiểu thần công trên vách đá rồi chàng không nhịn được đem ra thử biểu diễn xem sao.

Long, Mộc hai vị đảo chúa trông thấy rất lấy làm kinh dị.

Long đảo chúa liền tiến lại phóng chưởng ra mời

Lúc này Thạch Phá Thiên tựa hồ người bị tà ma ám ảnh, tự nhiên phóng chưởng trả đòn.

Sau mấy chiêu qua lại, Long đảo chúa biết ngay là khó có thể chống chọi được.

Mộc đảo chúa liền tiến vào giáp công.

Kể về võ công hai lão thì hiện nay khó kiếm được lấy người thứ ba tương tự, nhưng đối với Thach Phá Thiên thì dù cả hai lão hợp lực cũng không địch nổi, vì chàng mới học được những môn võ thần diệu.

Giả tỷ hai lão thu chiêu thì tự nhiên Thach Phá Thiên cũng dừng tay ngay, song hai lão còn muốn thử xem cho biết uy lực võ công trên vách lợi hại đến thế nào.

Hai lão máu tích song chưởng càng đánh càng kịch liệt . Chưởng lực của hai lão càng mãnh liệt bao nhiêu thì Thạch Phá Thiên cũng phản kích mãnh liệt bấy nhiêu.

Chưởng phong cùng chưởng lực của ba người thưởng khí đập vào vách đá. Mặt vách đá đều bị chấn động mạnh thành ra mềm nhũn, bùng nhùng.

Nguyên một chưởng lực của Long, Mộc đảo chúa cũng đủ để, phá huỷ vách đá, huống chi lại thêm vào võ công tân kỳ của Thạch Phá Thiên mới học được. Chưởng lực của ba người đã đến bực tuyệt đỉnh võ lâm nhưng không lộ liễu. Vì thế vách đá không vỡ ngay tức khắc mà chỉ từ từ rơi xuống.

Mộc đảo chúa biết rõ trong lúc Thạch Phá Thiên thí nghiệm võ công của mình chẳng khác gì người đang ở trong giấc ngủ say sưa, chẳng hay biết gì ngoại cảnh nữa. Vì thế mà Thạch Phá Thiên ngơ ngác trước cảnh văn tự trên vách đá biến đổi, Long đảo chúa toan nói toạc ra, song Mộc đảo chúa ngăn lại không cho nói nữa. Lo sợ Thach Phá Thiên phải hối hận vì trong khi vô ý đã phá huỷ công trình của người khác. Vả lại vách đá mà bị tổn hại một phần lớn cũng vì hai vị đảo chúa phóng chưởng ra mời. Lỗi ở mình nhiều hơn là ở người.

Ba người vào nhà đại sảnh an toạ rồi. Các tân khách và đệ tử lục đục kéo vào.

Long đảo chúa truyền lệnh đi hết đến trong các toà thạch thất để những người say mê nghiên cứu võ công không chịu đến đại sảnh tụ hội cũng bắt buộc phải dừng lại, đến họp cho đủ.

Lúc này trong nhà đại sảnh đã đông đủ những nhân vật thủ lãnh võ lâm đến đảo Long Mộc trong vòng ba chục năm nay, trừ những vị vị tuổi cao đã tạ thế. Số người chết rồi rất ít.

Những nhân vật đầu não này suốt ngày đêm chi quanh quẩn lui tới trong hai mươi bốn gian thạch thất suốt trong thời gian ở trên đả o. Họ đều nhận mặt nhau, trừ thiểu số tân khách mới đến.

Ðây là lần đầu tiên, có cuộc tụ hội đông đảo.

Long đảo chúa sai tên đệ tủ thư tịch kiểm điểm nhân số thấy tân khách đã đến đông đủ, liền quay lại dặn tên đệ tử kia mấy câu.

Tên đệ tử lộ vẻ ngạc nhiên lại ra chiều kinh hãi.

Mộc đảo chúa cũng khẽ dặn tên đệ tử thủ tịch của lão mấy câu.

Hai tên đệ tử này nghe sư phụ nói rồi hỏi lại cặn kẽ mọi điều xong, mới dẫn hơn mưòi tên sư đệ ra khỏi sảnh đường hành động.

Long đảo chúa lại bên Thạch Phá Thiên khẽ bảo chàng:

- Tiểu huynh đệ! Những chuyện vừa rồi ở trong nhà thạch thất, chú nhớ kỹ tuyệt đối đừng nói với ai. Chú chớ để cho người ta hay mình đã hiểu rõ những võ công màuu nhiệm trên vách đá.

Nếu chú tiết lộ ra thì suốt đời gặp bọn hoạn lớn lao và phiền não vô cùng.

Thạch Phá Thiên đáp:

- Tiểu nhân xin kính cẩn tuân theo lời dạy của đảo chúa.

Long đảo chúa nói:

- Thói đời thường cổ nhân thắng kỷ. Trong mình chú đã mang võ công tuyệt thế, trên võ lâm chẳng thiếu chi người ghen ghét, căm thù. Có người đến yêu cầu chú chỉ điểm, có kẻ bức bách chú giải thố lộ những điều bí mật. Nếu họ không được vừa lòng sẽ tìm trăm phương nghìn kế ra hai chức võ công chú cao cường, nhưng tâm địa chú thực thà trung hậu, chẳng thể đề phòng cho xiết được. Vì thế mà vụ này dù sao mặc lòng chú chớ có tiết lộ.

Thạch Phá Thiên đáp:

- Tiểu nhân đa tạ đảo chúa đã cho chỉ thị sáng suốt, tiểu nhân cảm kích vô cùng!

Long đảo chúa lại nắm lấy tay chàng khẽ nói:

- Ðáng tiếc là lão phu cùng Mộc huynh đệ không thể được xem chú thi triển kỳ tài, dương oai trên chốn giang hồ!

Mộc đảo chúa dường như đã hiểu hai người đã nói gì với nhau.

Lão quay lại chăm chú nhìn Thạch Phá Thiên ra chiều luyến tiếc :

Thach Phá Thiên bụng bảo dạ:

- Hai vị đảo chúa đây thật có lòng hảo tâm đối với mình. Chuyến này mình về gặp A Tú xong, nhất quyết cùng nàng trở lại đảo bái yết hai vị lão gia.

Long đảo chúa dặn dò Thạch Phá Thiên xong, quay về chỗ ngồi.

Lão nhìn quần hùng lên tiếng:

- Thưa các vị hảo bằng hữu! Chúng ta được cùng nhau tụ hội trên đảo này bấy lâu cũng là do phúc duyên mà gặp. Ðến nay duyên phận đã hết, vậy bây giờ là lúc phải chia tay.

Quần hùng nghe lời tuyên bố của Long đảo chúa đều kinh dị hỏi nhau:

- Tại sao vậy?

- Ðảo chúa đã gặp chuyện gì xảy ra?

- Hai vị đảo chúa có điều chi dạy bảo? Giữa lúc tiếng người xôn xao hỏi nhau thì đột nhiên có những tiếng ầm ầm vọng lại, những tiếng nổ khủng khiếp này chẳng khác trời long đất lở.

Quần hùng lập tức im hơi lặng tiếng, không hiểu trên đảo đã xảy ra biến cố gì trọng đại.

Long đảo chúa nói:

- Thưa các vị! Chúng ta tụ hội ở đây chỉ mong phá giải được những võ công mầu nhiệm ghi trên đồ giải về bài ca Hiệp Khách Hành. Ðáng tiếc là thời vận không còn.Ðảo Long Mộc này chỉ trong chớp mắt sẽ chìm xuống đáy biển.

Quần hùng kinh hãi thất sắc nhao nhao lên mỗi người hỏi một câu:

- Tai sao vậy?

- Ðộng đất ư ?

- Có phải Hoả Diệm sơn phát nổ không?

- Sao đảo chúa biết?

Long đảo chúa đáp:

- Vừa rồi lão phu cùng Mộc huynh đệ thấy khu trung tâm trái đảo này có khói lửa Hoả Diệm sơn phun ra. Hoả sơn phát nổ thì chỉ trong nháy mắt toàn đảo sẽ biến thành biển lửa. Bây giờ đã nghe tiếng ầm ầm, nguy đến nơi rồi! Các vị phải cấp tốc rời đi.

Quần hùng nửa tin nửa ngờ, chẳng ai biết quyết định ra sao. Ðại đa số còn luyến tiếc võ công trên vách đá, thà rằng mạo hiểm tính mạng ở đây còn hơn phải rời đi nơi khác, nên không chịu bỏ đi.

Long đảo chúa lại nói;

- Nếu các vị không tin thì xuống thạch thất coi lại xem. Các gian phòng đều bị rung động, tường vách bị phá huỷ cả rồi. Dù cho không phải động đất, núi lửa không phun, thì ở lại đây cũng chẳng được gì nữa.

Quần hùng nghe nói vách đá bị phá huỷ, thảy đều kinh hãi tới tấp chạy ra khỏi nhà đại sả nh, vọt đến khu thạch thất.

Thạch Phá Thiên cũng chạy đi theo mọi người thì quả nhiên thấy các gian thạch thất chấn động xiêu vẹo, đồ hình trên tường đều bị phá huỷ. Chàng biết đây là hai vj cố ý sai đệ tử phá huỷ đi. Lòng chàng rất đỗi ban khoăn tự nghĩ:

- Trăm điều ngang ngữa cũng vì ta. Chính mình đã gây ra vạ lớn này. Trong quần hùng cũng có người coi biết tình hình có điều ngoắt ngoéo. Những toà thạch thất bị phá huỷ này do ở tay người làm ra, chứ không phải vì động đất.

Người đó liền giơ tay lên la gọi quần hùng kéo về nhà đại sảnh để chất vấn Long, Mộc đảo chúa.

Nhưng vừa đến của sảnh đường đã nghe thấy tiếng người kêu khóc om sòm.

Quần hùng càng lấy làm kinh dị, ngó vào xem thì thấy hai vị Long Mộc đảo chúa ngồi nhắm mắt lại, bọn tệ tử vây quanh hai lão, nằm phục xuống đất khóc ròng lên cực kỳ thảm thiết.

Thạch Phá -Thiên bở vía, trống ngực đánh thình tưởng chừng như trái tim muốn nhảy ra ngoài miệng. Chàng rẽ đám đông tiến ra, la gọi:

- Long đảo chúa! Mộc đảo chúa! Hai vị làm sao thế? Chàng thấy hai người cứng đơ, thì ra đã chết rồi.

Thạch Phá Thiên quay sang hỏi Trương Tam, Lý Tứ:

- Hai vị đảo chúa đang bình yên vô sự mà sao lại chết ngay chóng thế?

Trương Tam nghẹn ngào đáp:

- Hai vị gia sư trước khi quy tiên có nói : "Ý nguyện các vị đã được hoàn toàn thoả mãn, tuy lìa bỏ cõi đời nhưng không có điều chi oán giận nữa."

Thạch Phá Thiên trong lòng đau xót, bất giác khóc rống lên. Chàng có biết rằng hai vị đảo chúa sở dĩ chết một cách đột ngột. Một là vì tuổi già, hai lão thấy những bí mật về võ công trên đồ giải đã được phanh phui, không còn bận bịu đến việc đời nữa. Hai là nhận cuộc đấu chưởng với chàng, nội lực chàng là một cái kho vô tận mà hai lão sức cùng lực kiệt không chống nổi rồi lâm vào tình trạng ngọn đèn khô dầu. Giả tỷ chàng biết mình có liên quan rất lớn đến cái chết của hai lão, thì chàng còn hối hận hơn nữa và tự trách mình đã gây nên tai hoạ, mối thương tâm không biết đến đâu mà kể.

Một tên đệ tử Thủ Toà mình mặc áo vàng lau nước mắt dõng dạc tuyên bố:

- Thưa quí vị tân khách! Trước khi gia sư quy tiê n có di mệnh các vị nên cấp tốc rời khỏi đảo. Vị nào đã nhận được những tấm bài đồng "Th ởng thiện Phạt ác" sau này có khi dùng đến, xin giữ lấy đừng vứt bỏ đi. Khi nào các vị có việc gì khó khăn xin mời đến họp ở xóm chài nhỏ ngoài bãi biển, anh em tại hạ có thể đem chút sức mọn ra giúp đỡ các vị.

Quần hùng trong khi thất vọng, cũng được một điểm vui mừng, bụng bảo dạ:

- Bọn đệ tử của Long, Mộc đảo chúa đều là những tay bản lãnh phi thường, nếu được họ ra tay viện trợ thì dù mình có gặp những hoạ hoạn tầy đình, cũng có thể giải quyết được.

Lại nghe tên đệ tử Thủ Toà mặc áo xanh nói:

- Ngoài bãi biển đã chuẩn bị thuyền bè đầy đủ, các vị có thể đăng trình ngay được.

Quần hùng đều tới tấp phục lạy trước thi thể hai vị đảo chúa để bái biệt ra về.

Truơng Tam, Lý Tứ nắm chặt tay Thạch Phá Thiên ra chiều lưu luyến, Trương Tam nói:

- Tam đệ! Bữa nay tam đệ trở về Trung Nguyên thôi! Sau này có dịp, tiểu huynh sẽ đến thăm tam đệ.

Thạch Phá Thiên gạt lệ chia tay. Chàng đi theo bọn Bạch Tự Tại, Phạm Nhất Phi, Cao Tam nương tử ra bờ biển, xuống thuyền.

Chuyến này, mọi người đi biển bằng những chiếc thuyền lớn, mỗi thuyền có thể chở được dư trăm người, chỉ cần năm sáu chiếc là đủ chở quần hùng.

Thuyền nhổ neo, dương buồm ra khơi. Trong quần hùng, những người nào đã ... hai ba chục năm, họ say mê điên cuồng những võ công ... đồ giải. Bữa nay thấy vách đá các căn nhà thạch thất bị phá huỷ , đều tiếc. Còn bọn người mới đến, nghĩ tới toàn mạng về quê quán thì vui sướng hơn là luyến tiếc.

Ðảo Long Mộc mỗi lúc một xa, Thạch Phá Thiên chợt nhớ tới điều gì, lưng chàng toát mồ hôi ướt đẫm bất giác dậm chân la lên:

- Hỏng!... Hỏng bét rồi!... Bữa nay là mồng mấy rồi?

Bạch Tự Tại cũng giật mình la hoảng:

- Trời ơi! Chòm râu lão không ngớt rung động... là cũng không biết... bữa nay là... mồng mấy rồi.

Ðinh Bất Tứ ngồi trong góc thuyền cười lạt lên tiếng:

- Mồng mấy hay mười mấy thì làm sao?

Thạch Phá Thiên đáp:

- Ðinh Tứ gia gia! Gia gia nhớ chúng ta đến đảo Long Mộc bao nhiêu ngày rồi không?

Ðinh Bất Tứ thủng thẳng đáp:

- Bảy mươi ngày cũng thế, tám chục ngày cũng vậy. Ai mà nhớ được?

Thạch Phá Thiên bồn chồn trong dạ, cơ hồ sa nước mắt, chàng quay lại hỏi Cao Tam nương tử:

- Chúng ta tới đảo nhằm ngày mồng tám tháng chạp. Bữa nay đã sang mồng mấy tháng giêng rồi nhỉ?

Cao Tam nương tử bấm đốt tay tính nhẩm, rồi đáp:

- Chúng ta ở trên đảo năm mươi bảy ngày. Bữa nay đã sang tháng hai nếu không phải mồng sáu thì là mồng bảy.

Thạch Phá Thiên cùng Bạch Tự Tại đồng thanh la hoảng:

- Tháng hai rồi ư ?

Cao Tao nương tử đáp:

- Dĩ nhiên là tháng hai rồi!

Bạch Tự Tại đấm ngực, gào lên:

- Chết rồi! Thật chết rồi!

Ðinh Bất Tứ cười ha hả reo lên:

- Hay quá! Hay quá!

Thạch Phá Thiên tức giận nói:

- Ðinh Tứ gia gia! Bà bà đã hiểu là nếu đến mồng tám tháng giêng không thấy Bạch gia gia trở về thì người nhảy xuống biển tự tử. Thế mà sao Ðinh Tứ gia gia... lại cười được?

Cả A Tú ... nàng cũng bảo đâm đầu xuống biển...

Hồi thứ 81 - Hiệp Khách Hành - Kim Dung

Về Trung Nguyên Một Nhà Ðoàn Tụ

Bạch Tự Tại quay lại mắng Thạch Phá Thiên:

Ngươi đã biết bà bà định mồng tám tháng giêng gieo mình xuống biển mà sao không nhắc ta ?

Thạch Phá Thiên đau lòng cơ hồ ngất đi, chàng chẳng buồn tranh biện với lão nữa, để lão oán trách thế nào cũng mặc.

Lúc này gió Nam thổi mạnh, thuyền dương ba lá buồm lên, vượt biển rất mau.

Bạch Tự Tại trách mắng Thạch Phá Thiên không ngớt . Ðinh Bất Tứ lúc này lại mồm năm miệng mười đấu khẩu với Bạch Tự Tại.

Mấy lần hai lão toan choảng nhau, nhưng bị người đồng thuyền cản ngăn khuyên giải.

Ðến chiều ngày thứ ba, thuyền gần đến Nam Hải bến lục địa, Quần hùng sung sướng hò reo vang dội cả một góc trời.

Còn Bạch Tự Tại hai mắt trợn ngược đăm đăm ngó làn sóng biếc như để tìm kiếm thi thể sử bà bà và A Tú

Con thuyền đi mỗi lúc một vào gần bờ, Thạch Phá Thiên vận nhãn lực đến tột độ nhìn xa, chàng đã nhìn thấy khung cảnh trên bờ vẫn như lúc mà chàng xa rời nó, chẳng có chi khác trước. Trên bãi biển từng hàng cây vẫn còn trơ đó. Mé hữu sườn núi lồi ra một mảng. Bên chỗ lồi ra có ba cây dừa trông tự hồ như hình bóng ba người gầy ốm mà cao nghêu.

Thạch Phá Thiên nghĩ tới hai tháng trước rời khỏi nơi đây, Sử bà bà cùng A Tú đứng trên bờ biển tiễn chân. Bữa nay chàng được bình yên trở về, sư phụ và A- Tú đã xác chôn vào bụng cá, bất giác hai hàng lệ tầm tã như mưa làm cho cặp mắt chàng mờ đi.

Con thuyền vẫn tiếp tục tiến vào bờ. Bỗng nhiên có tiếng la từ vách núi vọng lại. Mọi người liền ngẩng đầu trông lên thì thấy hai bóng người, một xám một trắng song song từ sườn núi nhảy xuống biển.

Thạch Phá Thiên nghe tiếng mắt sáng lên, mục quang chàng linh mầu phi thường, nhìn rõ hai người nhảy xuống đó chính là Sử bà bà cùng A Tú. Chàng vừa kinh hãi vừa vui mừng.

Trong lúc cấp bách tựa ngàn cân treo đầu sợi tóc, chàng còn kịp nghĩ đâu đến sao ngày nay hai người này vẫn chưa chết ?

Chàng giựt ngay một tấm ván thuyền liệng về phái hai người vừa nhảy xuống, tiếp theo chàng co hai chân lại, dồn hết nội lực vào bàn chân, nhảy thực mạnh về phía trước. Người chàng vọt đi như tên bắn.

Lúc chàng ở đảo Long Mộc đã học được môn nội công cực kỳ cao thâm trên vách đá, chàng vọt người đi một cái, chỉ còn cách tấm ván từng vài thước, chàng liền khoa chân trái lên đẩy mình đi một bước dài thì chân vừa đặt xuống mặt tấm ván.

Giữa lúc chân trái chàng đặt lên ván thuyền thì người A Tú đang lướt lẹ xuống mình chàng. Chàng vội vươn tay trái ra ôm được lưng nàng. Hai người đã nặng lại thêm đà nhảy từ trên xuống.

Thạch Phá Thiên đang chìm xuống thì chàng lại ngó thấy Sử bà bà đang rớt xuống bên mé hữu, nhưng lúc này chàng không thể ôm thêm mụ được nữa. Chàng liền giơ bàn tay đẩy vào lưng mụ theo công phu Ngân Yên Chiếu Bạch Mi

Mượn đà rớt xuống đẩy mụ chuyển hướng cho mụ hạ mình êm vào trong thuyền.

Mọi người trong thuyền lớn tiếng hoan hô.

Bạch Tự Tại cùng Ðinh Bất Tứ tranh nhau vọt lại đầu thuyền.

Mắt thấy Sử bà bà vọt tới nơi, cả hai người cùng giơ tay ra đón.

Bạch Tự Tại quát lên:

- Tránh ra!

Rồi phóng chưởng đánh Ðinh Bất Tứ.

Ðinh Bất Tứ toan trả đòn. Không ngờ mụ đàn bà che mặt vung tay đánh mạnh một cái, Ðinh Bất Tứ liền lăn tõm xuống nước.

Lúc này Bạch Tự Tại đã ôm được Sử bà bà. Không ngờ nội lực của Thạch Phá Thiên vô cùng hùng hậu còn đọng lại trong người mụ, khiến cho Bạch Tự Tại đứng không vững phải lùi lại một bước.

"Rắt" một tiếng! Hai chân lão đạp xuống ván thuyền mạnh quá thuyền bi thủng một lỗ lớn . Lão ngồi phịch xuống, mà tay vẫn ôm khư khư Sử bà bà vào lòng, không chịu buông ra.

Lúc này Thạch Phá Thiên ôm A Tú mượn sức bám vào thuyền nổi bập bềnh trên mặt nước chờ đến bên thuyền nhảy vọt lên.

Ðinh Bất Tứ may mà biết bơi lội, lão vừa bơi vừa chửi bới om sòm.

Thuỷ thủ liệng dây xuống lôi lão lên.

Mọi người mồn năm miệng mười nhốn nháo cả lên.

Ðinh Bất Tứ người ướt sũng, đứng thọn mặt ra nhì n người đàn bà che mặt hồi lâu.

Ðột nhiên lão la lên:

- Ngươi không phải là em... nàng... mà chính là nàng.

Người đàn bà che mặt chỉ cười lạt, hồi lâu mụ mới cất giọng âm trầm hững hờ đáp:

- Ngươi thiệt là lớn mật! Trước mặt ta ngươi còn dám ôm Sử Tiểu Thuý.

Ðinh Bất Tứ la lên:

- Nhu... Mụ ra chiêu "Phi Lai Kỳ Phong" đẩy ra ngư chúc đi. Khắp thiên hạ chỉ có một mình mụ biết chiêu này mà thôi.

Người đàn bà kia nói:

- Ngươi biết vậy là hay rồi. Mụ đưa tay mở tấm khăn che mặt, để lộ những vết nhăn nheo, nhưng mầu da trắng lợt, tưởng chừng như người ở trong bóng tối lâu ngày, không thấy ánh mặt trời thành bị cớm.

Ðinh Bất Tứ hỏi:

- Văn Hinh! Văn Hinh chết rồi? Người đàn bà che mặt họ Mai, tên gọi là Văn Hinh. Mụ là người tình ngày trước của Ðinh Bất Tứ. Nhưng Ðinh Bất Tứ lại say mê Sử Tiểu Thuý, nên bỏ mụ nửa đời nửa đoạn. Không ngờ vụ này xảy ra đã mấy chuc năm, đến nay hai người lại trùng phùng.

Mai Văn Hinh đưa tay trái ra véo tai Ðinh Bất Tứ. Mụ rít lên lanh lảnh;

- Ngươi chỉ mong ta chết cho ngươi sướng đời. Có đúng thế không?

Ðinh Bất Tứ xấu hổ vô cùng. Lão không dám giẫy giụa, cứ cười gượng nói:

- Buông ta ra! các vị anh hùng có ở cả đây. Mụ làm vậy khó coi lăm!

Mai Văn Hinh nói:

- Chính ta muốn cho ngươi ra mặt, Phương Cô của ta đâu, phải trả ta đi!

Ðinh Bất Tứ đáp:

- Buông tay ra mau! Long đảo chúa đã tra ra hiện ở Khô Thảo Lĩnh trên núi Hùng Nhĩ. Chúng ta đến đó kiếm y.

Mai Văn Hinh nói:

- Ngươi có kiếm được con ta, thị ta mới buông tha ngươi. Bằng không tìm thấy y, ta xẻo cả hai tai ngươi đó!

Hai người còn đang gây lộn, thuyền đáp mạn vào bờ. Vợ chồng Thạch Thanh cùng bọn Bạch Vạn Kiếm, Thành Tự Học ở phái Tuyết Sơn ra đón. Mọi người thấy Bạch Tự Tại cùng Thạch Phá Thiên được bình yên trở về. Sử bà bà và A Tú gieo mình xuống biển cũng được cứu thoái thì ai nấy vui mừng khôn xiết!

Chỉ có ba người Thành Tự Học, Tề Tự Miễn, Lương Tự Tiến là trong lòng thất vọng, nhưng ngoài mặt cũng phải giả bộ vui tươi, tiến đến trước mặt đưa lời chúc tụng.

Bạch Vạn Kiếm nói:

- Gia gia! Má má đã bảo chờ gia gia đến mồng tám tháng giêng mà khô ng thấy trở về thì người gieo mình xuống biển tự tử. Bữa nay chính là ngày mồng tám tháng giêng, hài nhi đã gia tâm đề phòng. Không ngờ má má đột nhiên ra tay điểm huyệt hài nhi, nên khô ng cản trở được. Tạ ơn trời phật, gia gia về vừa đúng lúc, chỉ chậm một khắc là không được gặp má má nữa.

Bạch Tự Tại làm kỳ hỏi:

- Bữa nay ngươi bảo mới là mồng tám tháng giêng ư ?

Bạch Vạn Kiếm đáp:

- Ðúng thế, Bữa nay chính là mùng tám tháng giêng.

Bạch Tự Tại lẩm bẩm;

- Sao lại mùng tám tháng giêng?

Rồi lão gãi đầu nói:

- Mình lên đảo Long Mộc vào ngày mồng tám tháng chạp, rồi ở đó hơn năm chục ngày. Sao bữa nay hãy còn mùng tám tháng giêng?

Bạch Vạn Kiếm đáp:

- Gia gia quên rồi ư ? Năm ngoái nhuận tháng chạp, tức là có hai tháng chạp.

Bạch Vạn Kiếm vừa nói câu này, Bạch Tự Tại liền tỉnh ngộ ngay. Lão ôm lấy Thạch Phá Thiên nói:

- Hảo tiểu tử! Sao ngươi không bảo ta trước. Ha há! Nhuận tháng chạp! Tháng nhuận thiệt là hay!

Thạch Phá Thiên hỏi xen vào:

- Nhuận tháng chạp là thế nào? Sao lại hai tháng chạp?

Bạch Tự Tại cười nói:

- Ngươi thắc mắc làm chi câu chuyện hai tháng chạp. Hai tháng chạp cũng tốt, ba tháng chạp cũng tốt. Miễn là bà bà không chết thì dù có trăm tháng chạp cũng không sao.

Mọi người nghe lão nói đều cười ồ cả lên.

Bạch Tự Tại ngẩng đầu nhìn lại rồi hỏi:

- Lão tặc Ðinh Bất Tứ chuồn đi đâu mất rồi?

Sử bà bà đáp:

- Ngươi để tâm đến hắn làm chi? Mai Văn Hinh kéo tai hắn bắt đưa đi tìm đứa con gái là Mai Phương Cô.

Ba chữ Mai Phương Cô, Sử bà bà vừa nói ra, khỏi cửa miệng thì Thạch Thanh cùng Mẫn- Nhu đều biến đổi sắc măt, đồng thanh hỏi:

- Bà bà bảo Mai Phương Cô ư ? Họ đưa nhau đến địa phương nào tìm kiếm?

Sử bà bà đáp:

- Vừa rồi ta ở trong thuyền nghe mụ đàn bà họ Mai nói là họ đi kiếm con gái tư sinh là Mai Phương Cô trên Khô Thảo lĩnh, núi Hùng Nhĩ.

Mẫn nhu cất giọng run run nói:

- Tạ ơn trời đất! Thế là mình biết được tin tức về người đó! Thanh ca! Chúng ta... Cũng đi coi chăng?

Thạch Phá Thiên gật đầu đáp:

- Ðúng thế.

Hai người liền ngỏ lời từ biệt bọn Bạch Tự Tại.

Bạch Tự Tại la lên:

- Chúng ta đang lúc náo nhiệt tưng bừng. ít ra hết thảy các vị ở lại đây tụ hội nửa tháng hay mười bữa, không ai đi đâu được.

Thạch Thanh nói:

- Bạch lão bá có chỗ chưa hiểu. Mai Phương Cô này là kẻ đại thù giết con của vợ chồng điệt nhi. Vợ chồng điệt nhi bôn tẩu khắp đó đây trên chốn giang hồ để kiếm thị mười tám năm nay mà không ra được chút manh mối nào. Bữa nay đã hay tin, cần cấp tốc theo dõi. Nếu để chậm một bữa thì e rằng để con tiện nhân kia trốn đi mất.

Bạch Tự tại la lên:

- Thị ấy giết chết con trai các ngươi ư ? Có lý nào thế được? Nếu vậy thì phải bắt thị phân thây làm muôn doạn mới nghe. Công việc của ngươi cũng là công việc của ta. Ði đi! Chúng ta nên đi hết Thạch lão đệ! Con nữ tặc đó được lão tặc Ðinh Bất Tứ hộ vệ. Mụ Mai Văn Hinh lại có môn Mai Hoa Quyền gia truyền rất lợi hại. Vậy lão đệ phải đưa ít người đi giúp sức cho mới có thể trả được mối thù này.

Bạch Tự Tại nay được trùng phùng Sử bà bà cùng A Tú, lão sung sướng vô cùng. Lúc này ai yêu cầu lão cũng ưng ngay.

Thạch Thanh cùng Mẫn Nhu nghĩ đến Mai Phương Cô có Ðinh Bất Tứ che chở thì mình khó mà trả thù được. Bạch Tự Tại chịu ra tay viện trợ, viện trợ là một điều mà hai người mong mỏi vô cùng.

Hai vợ chồng Thạch Thanh liền quỳ lạy Bạch Tự Tại, ngỏ lời tạ ơn. Chưởng môn chùa Thượng Thanh đi thuyền khác chưa về tới đây, vợ chồng Thạch Thanh nóng báo thù, không dằn lòng chờ lão được, liền lập tức đăng trình.

Thạch Phá Thiên cũng đi theo mọi người. Dọc đường không có gì đáng nói. Chẳng mấy bữa đoàn người len đến núi Hùng Nhĩ. Trái núi này chu vi rộng đến trăm dặm, không ai biết Khô Thảo Lĩnh ở chỗ nào?

Ðoàn người tìm kiếm mấy ngày không thấy, Bạch Tự Tại nóng nảy không dằn lòng được nữa, lão quay ra mắng Thạch Thanh:

- Thạch lão đệ! Huyền Tố song kiếm của lão đệ cũng là một nhà kiếm thuật nổi tiếng ở Giang Nam. Võ công vợ chồng lão đệ tuy còn kem ta đây nhưng cũng không phải hạng tầm thường. Thế mà có đứa con không giữ nổi để cho con nữ tặc giết mất ư ? Con nữ tặc thù hằn gì mà lại giết con ngươi:

Thạch Thanh thở dài đáp:

- Vụ này đúng là tiền oan nghiệp chướng đời trước, khó vượt qua!

Mẫn Nhu bỗng nghẹn ngào lên tiếng:

-Thanh ca! Phải chăng Thanh ca cố ý dẫn mọi người đi lạc đường. Nếu Thanh ca không thực lòng muốn giết con nữ tặc để báo thù cho Kiếm nhi...

... nói tới đây, nước mắt ràn rụa chảy xuống trước ngực, nghẹn lời.

Bạch-Tự Tại lấy làm kỳ hỏi ngay:

- Tại sao lại không muốn giết nữ tặc? Trời ơi! Hỏng rồi! Lão đệ! Con nữ tặc đó đẹp lắm. Lão đệ đã chàng màng với thị phải không?

Thạch Thanh đỏ mặt lên đáp:

-Bạch lão bá lại nói giỡn rồi!

Bạch Tự Tại trợn mắt lên nhìn Thạch Thanh một lúc rồi nói:

-Nhất định là thế! Con nữ tặc nổi dạ ghen tuông nên ha ïđộc thủ sát hại thang con của Mẫn nữ hiệp.

Bạch Tự Tại nhận xét việc mình thì thần trí hồ đồ mà xét đoàn việc người thì lại rất minh mẫn, nói trúng ngay được.

Thạch Thanh nghẹn họng không biết nói sao được nữa.

Mẫn Nhu nói:

- Bạch lão gia không phải Thanh ca có tình ý gì với thị... Ðó là mụ họ Mai kia tự ý tương tư , rồi từ ghen tuông chuyển sang thù hận, giận lây cả đến thằng con tiểu muội. Trời ơi!... Ðau đớn cho con tiểu muội!

Thạch Phá Thiên đột nhiên la lên một tiếng:

- Chao ôi?

Vẻ mặt chàng coi rất cổ quái. Chàng lại cất tiếng hỏi:

- Ô hay... Sao... Lại đến chốn này?

Rồi chàng quay giò chạy tuột lên trái núi mé tả . Nguyên trên trái núi này chàng quen thuộc cả từng gốc cây, từng ngọn cỏ. Ðó là nơi chàng ở từ nhỏ đến lớn. Nhưng bữa nay lại từ mé bên kia trái núi đi lên, nên chàng chưa biết mà nói ra.

Hiện nay khinh công chàng đã đến mức phi thường, chớp mắt đã lên đến đỉnh núi. Chàng xuyên qua khu rừng đi đến một gian nhà cỏ,

Bỗng nghe tiếng chó xủa rầm lên. Một con chó vàng từ trong nhà chạy ra nhảy lên vai Thạch Phá Thiên. Chàng mừng rỡ gọi rối rít:

- A Hoàng! A Hoàng! Ngươi về nhà rồi ư ? Má má ta đâ u? Má má ơi! Má Má ơi!...

Trong nhà có ba người chạy ra. Ði giữa là mụ đàn bà cực kỳ xấu xa. Mụ chính là mẫu thân Thạch Phá Thiên. Hai người hai bên là Ðinh Bất Tứ và Mai Văn Hinh.

Thạch Phá Thiên mừng quýnh la lên:

- Má... Má..

. Chàng ôm con A Hoàng chạy đến trước mặt mụ kia. Mụ lạnh lùng hỏi:

-Mi đi đâu?

Thạch Phá Thiên úp úng:

- Hài nhi... Hài nhi...

Bỗng nghe thanh âm Mẫn Nhu ở phía sau lên tiếng:

- Mai Phương Cô! Ngươi bôi mặt hoá trang tưởng gạt được ta ư ? Dù ngươi có trốn đi đằng trời... Ta... Ta

Thạch Phá Thiên cả kinh, nhảy tránh sang một bên, nói ấp úng:

- Thạch Phu Nhân!... Phu nhân... nhận lầm rồi . Y là... mẹ cháu chứ không phải ... Kẻ thù đã giết con phu nhân...

Thạch Thanh, Mẫn Nhu nghe Thạch Phá Thiên kêu mụ kia bằng má thì kinh ngạc vô cùng.

Thạch Thanh hỏi:

- Mụ đó là má ngươi ư ?

Thạch Phá Thiên đáp:

- Chính phải! Cháu ở chung với má má từ thuở nhỏ. Một hôm... cháu không thấy má má đâu nữa. Cháu chờ mấy bữa không thấy má má trở về rồi xuống núi đi kiếm má má, càng đi càng lạc lõng không biết đường về. Cả con A Hoàng cũng không thấy đâu nữa. A Hoàng! Có phải A Hoàng đấy không?

Chàng ôm con A Hoàng tha thiết âu yếm nó.

Hồi thứ 82 - Hiệp Khách Hành - Kim Dung

Lỡ Duyên Kiếp Tìm Ðường Giải Thoát

Thạch Thanh quay lại nhìn mụ đàn bà xấu xa hỏi:

Phương Cô chính ngươi đả có con rồi, sao ngày ấy còn sát hại con ta, Tuy giọng nói của ông rất bình tĩnh nhưng mọi người đều nghe ra trong lòng ông khổ não vô cùng!

Mụ đàn bà xấu xa đó chính là Mai Phương Cô, mụ cười lạt đáp:

- Ta muốn giết ai thì ta giết. Ngươi... làm gì được ta ?

Thạch Phá Thiên nói:

- Má má! Má má đã sát hại cậu con Thạch trang chúa và Thạch phu nhân thiệt ư ?... tại sao vậy?

Mai Phương Cô vẫn cười lạt đáp:

- Ta muốn giết ai ta giết, cần chi phải giải thích.

Mẫn Nhu từ từ rút thanh trường kiếm ra. Ba nhìn Thạch Thanh nói:

- Thanh ca! Thanh ca bất tất phải băn khoăn. Tiểu muội không giết được mụ thì thôi, Thanh ca không cần ra tay viện trợ. Thanh ca đứng ngoài mà coi,

Thạch Thanh nhăn tít cặp lông mày, ra chiều rất đau khổ.

Bạch Tự Tại bảo Ðinh Bất Tứ:

- Ðinh lão nhi! Chúng ta nói trước cho ngươi hay! Vợ chồng ngươi muốn tử tế thì đứng ngoài, có thế thì chúng ta cũng chỉ đứng bàng quang. Nếu hai ngươi mà ra tay viện trợ đứa con gái bảo bối của các ngươi thì đừng có trách chúng ta. Thạch lão đệ đây mời vợ chồng ta lên núi Hùng Nhĩ này không phải là để xem hội đâu nhé.

Ðinh Bất Tứ thấy đối phương người nhiều liền xúc động tâm linh, đáp:

-Ðược rồi! Nói lời phải giữ lấy lời. Chúng ta điều không ra tay. Vậy bên các ngươi chỉ có vợ chồng Thạch trang chúa mà bên này chỉ hai mẹ con y. Mỗi bên đều một nam một nữ tỷ đấu với nhau. Còn ai nấy ở ngoài để coi thắng bại mà thôi.

Lão đã cùng Thạch Phá Thiên động thủ mấy lần nên lão biết rõ võ công chàng thiếu niên này còn cao hơn vợ chồng Thạch Thanh nhiều. Mai Phương Cô có chàng trợ lực quyết không đến nỗi thất bại.

Mẫn Nhu đưa mắt nhìn Thạch Phá Thiên hỏi:

- Này chú em! Chú không muốn cho chúng ta báo thù phải chăng?

Thạch Phá Thiên ấp úng:

- Cháu... Thạch phu nhân!... Cháu...

Ðột nhiên chàng quì gối xuống nói tiếp:

- Cháu khấu đầu trước Thạch phu nhân. Xin phu nhân đừng sát hại má má cháu.

Chàng nói xong đập đầu lạy binh binh. Mai Phương Cô lớn tiếng quát:

- Cẩu Tạp Chủng! Ðứng lên đi! Ai mượn mi năn nỉ con tiện nhân đó cho ta?

Mẫn Nhu chợt động tâm hỏi:

-Tại sao ngươi lại kêu y như vậy? Phải chăng y là con ruột ngươi?... Hay là... Hay là...

Rồi bà quay lại hỏi Thạch Thanh:

- Thanh ca! Chú em này tướng mạo giống Ngọc nhi như đúc. Phải chăng Thanh ca cùng Mai tiểu thư đã sanh ra y?

Bà bản tính hiền hoà. Tuy gặp trường hợp cừu địch mà lời nói vẫn nhã nhặn.

Thạch Thanh vội lắc đầu đáp:

-Không phải! Không phải! Làm gì có chuyện đó?

Bạch Tự Tại cười ha hả nói:

- Lão đệ đừng cãi nữa! Dĩ nhiên là lão đệ cùng thị đã sinh ra thằng nhỏ này. Nếu không thế thì có lý đâu mụ đàn bà kia lại kêu, con là Cẩu Tạp Chủng bao giờ? Ðó là vì Mai Cô nương căm hận lão đệ vô cùng!

Mẫn Nhu khom lưng bỏ thanh kiếm xuống đất, nói:

- Nay các vị ba người đoàn tụ. Tiểu muội... xin đi đây. Bà nói xong trở gót từ từ cất bước.

Thạch Thanh trong lòng nóng nảy nắm lấy tay vợ lớn tiếng:

- Nhu muội nếu nhu muội đem lòng ngờ vực cho ta thì ta hãy giết chết con tiện nhân này đi, để chứng minh tấm lòng ngay thẳng của ta.

Mẫn Nhu nhăn nhó cười nói:

- Chú nhỏ này chẳng những giống hệt Ngọc nhi mà lại giống Thanh ca nữa.

Thạch Thanh chống kiếm bước ra vung tay trái một cái nhằm Mai Phương Cô đâm tới.

Ngờ đâu Mai Phương Cô lại không né tránh, ưỡn ngực ra đón lấy. Ai cũng thấy nhát kiếm này sẽ đâm thủng ngực mụ.

Thạch Phá Thiên giơ ngón tay ra búng nghe choang một tiếng. Thanh trường kiếm của Thạch Thanh bị gẫy làm hai đoạn.

Mai Phương Cô nở một nụ cười thê thảm hỏi:

-Thạch Thanh, phải chăng ngươi nhất định giết ta mà không hối hận.

Thạch Thanh đáp:

- Ðúng thế! Phương Cô! Ta lại nói rõ với ngươi một lần nữa là trên thế gian này trong lòng ta chỉ có một mình Mẫn Nhu mà thôi. Cả đời ThạchThanh này chưa từng có một người đàn bà thứ hai nào. Nếu ngươi còn đem dạ thương yêu ta, tức là ngươi hại ta đó. Câu này ta đã nói với ngươi hai mươi năm về trước, thì giờ ta vẫn giữ mấy câu đó. Nói tới đây, thanh âm chuyển sang hoà hoãn, ông nói tiếp:

- Phương Cô! Con ngươi đã khôn lớn rồi. Chú nhỏ này lòng dạ thẳng ngay, võ công trác tuyệt. Chỉ trong mấy năm là thanh danh y lừng lẫy giang hồ, thành một nhân vật thủ lãnh trong võ lâm. Vậy gia gia y là ai? Sao ngươi không nói rõ cho y biết?

Thạch Phá Thiên hỏi xen vào:

- Phải đấy má má ơi! gia gia hài nhi là ai? Hài nhi họ tên gì? Má má nói cho hài nhi hay. Tại sao má má cứ gọi hài nhi là Cẩu Tạp Chủng?

Mai Phương Cô nở một nụ cười thê thảm nói:

- Gia gia ngươi là ai thì khắp thiên hạ chỉ có mình ta biết mà thôi.

Mụ quay sang bảo Thạch Thanh:

-Thạch Thanh! Ta biết trong lòng ngươi chỉ có một mình Mẫn Nhu nên đã tự huỷ dung mạo ngay từ ngày ấy: Cũng vì lẽ đó không muốn để bộ mặt xinh đẹp làm chi.

Thạch Thanh lẩm bẩm:

- Ngươi tự huỷ dung mạo ư ? Sao lại khổ thân như vậy?

Lời nói của Thạch Thanh lọt vào tai Mai Phương Cô Mụ nhắc lại:

- Sao lại làm khổ thân ? Sao lại làm khổ thân ? Ngày ấy ngươi so dung mạo ta với Mẫn Nhu, ai hơn?

Thạch Thanh nắm tay vợ, ngần ngừ một lúc rồi đáp:

- Hai mươi năm trước, kể những người mỹ nữ nổi danh trong võ lâm thì nội nhân ta tuy không đến nỗi xấu xa, nhưng cũng không bằng ngươi được.

Mai Phương Cô tủm tỉm cười, hắng giọng một tiếng.

Ðinh Bất Tứ nói xen vào:

- Ðúng thế! Gã tiểu tử Thạch Thanh kia! Ngươi thật là ngu ngốc. Ngươi đã biết Phương Cô dung mạo xinh đẹp không ai bì kịp, mà ngươi lại không yêu y?

Thạch Thanh không trả lời. Ông nắm chặt tay phu nhân hơn, tựa hồ bà tức giận trong lòng, rồi lại bỏ đi...

Mai Phương Cô lại hỏi:

- Ngày trước so võ công giữa ta và Mẫn Nhu, ai cao ai thấp?

Thạch Thanh đáp:

- Ngươi có môn võ công gia truyền là Mai Hoa Quyền, lại kiêm học được nhiều thứ võ công cổ quái ly kỳ...

Ðinh Bất Tứ tức mình ngắt lời:

- Sao lại cổ quái ly kỳ? Ðó là nhữ ng công phu mà Ðinh Tứ gia nhà ngươi rất lấy làm đắc ý. Ngươi là kẻ kiến thức hẹp hòi, nên không biết mà thôi. Con người ta đã thấy ít thì cái gì cũng cho là cổ quái, ly kỳ.

Thạch Thanh nói:

-Ðúng thế! Võ công ngươi kiêm thông cả nhà họ Ðinh, họ Mai, Nhất là những môn sở trường lại càng hiếm thấy ở đời. Ngày ấy nội nhân ta chưa học được chan truyền về kiếm thuật của chùa Thượng Thanh, dĩ nhiên nàng còn sút hơn ngươi một bực.

Mai Phương Cô lại hỏi:

- Sau hết, về đường văn học, giữa ta và Mẫn Nhu ai hơn ?

Thạch Thanh đáp:

- Ngươi đã biết làm thơ làm từ. Vợ chồng ta ví với ngươi thế nào được?

Thạch Phá- Thiên trong lòng rất lấy làm kỳ. Chàng tự hỏi:

- Nếu vậy thì má má ta về văn tài cũng như về võ công chẳng thứ gì không hay không giỏi, thế mà tại sao người không dạy ta?

Mai Phương Cô cười lạt nói:

- Ngoài ra, về nghề kim chỉ thêu thùa, nấu nướng, ta không bằng cô em nhà họ Mẫn được.

Thạch Thanh vẫn lắc đầu đáp:

- Nội nhân ta không hiểu thêu thùa may vá. Cả về nấu nướng cũng không lành nghề thì bằng ngươi là sành sỏi trăm đường thế nào được?

Mai Phương Cô lớn tiếng hỏi:

- Vậy thì sao hễ ngươi thấy mặt ta là thuỷ chung vẫn lạnh như băng, chẳng vui vẻ chút nào cả? là nghĩa làm sao?...

Mụ nói đến đây giọng nói run lên, ra chiều khích động vô cùng.

Thạch Thanh thủng thẳ ng đáp:

- Mai cô nương! Ta cũng khô ng biết nữa. Bất luận về môn gì, cô nương cũng hay hơn Mẫn Nhu. Chẳng những cô nương hơn Mẫn Nhu mà thôi. Ta ở chung với cô nương cũng tự thẹn mình kém cỏi, không xứng đáng chút nào.

Mai Phương cô ngơ ngẩn xuất thần một lúc, bỗng mụ la lên một tiếng rồi chạy vào trong phòng căn nhà tranh.

Mai Văn Hinh cùng Ðinh Bất Tứ cũng chạy vào theo.

Mẫn Nhu tựa đầu vào ngực Thạch Thanh. Bà cất giọng ôn hoà nói:

- Ðại ca! Mai cô nương là người số mạng cực kỳ đau khổ. Tuy y đã giết con tiểu muội, nhưng tiểu muội so với y còn sung sướng hơn nhiều. Tiểu muội biết rõ trong lòng đại ca lúc nào cũng chỉ có một mình tiểu muội. Chúng ta đi thôi! Mối thù này không cần trả nữa.

Thạch Thanh hỏi lại:

- Không báo thù nữa ư ?

Mẫn Nhu đáp:

- Dù có giết Mai cô nương thì Kiên nhi của chúng ta cũng không thể sống lại được.

Bỗng nghe tiếng Ðinh Bất Tứ la hoảng:

- Phương nhi! Sao ngươi lại liều mình như vậy? Ta quyết cùng gã họ Thạch liều mạng!

Bọn Thạch Thanh đều giật mình kinh hãi. Bỗng thấy Mai Văn Hinh ôm người Phương Cô ở trong phòng chạy ra. Tay do bên trái Phương Cô trễ xuống để lộ làn da trắng ngọc. Trên cánh tay mụ vẫn còn chấm hồng. Ðó là dấu vết Thủ Cung Sa của người xử nữ.

Mai Văn Hinh thét lên:

- Phương Cô giữ mình băng thanh ngọc khiết, Ðến nay y vẫn còn là người xử nữ. Vậy thì Cẩu Tạp Chủng kia không phải do y sinh ra.

Mọi người hưởng mắt nhìn Thạch Phá Thiên. Trong lòng ai nấy đều nghi hoặc, tự hỏi:

- Mai Phương Cô còn là xử nữ thì dĩ nhiên y khô ng phải là mẫu thân Thạch Phá Thiên. Vậy mẫu thân chàng là ai? Phụ thân chàng là ai? Tại sao Mai Phương Cô lại tự nhận là mẫu thân chàng?

Thạch Thanh cùng Mẫn Nhu bụng bảo dạ:

- Chẳng lẽ ngày đó Phương Cô cướp Kiên nhi đem đi mà không sát hại? Sau y có đưa đến xác chết một đứa nhỏ, nhưng mặt mũi máu thịt bầy nhầy, không còn nhận diện được nữa. Tại sao y lại kêu chú nhỏ kia là Cẩu Tạp Chủng? Tại sao gã giống Ngọc nhi như đúc.

Thạch Phá- Thiên rất đỗi hoang mang. Chàng hỏi luôn mấy câu:

- Gia gia hài nhi là ai? Má má hài nhi là ai? Hài nhi là ai?

Mai Phương Cô đã tự vẫn chết rồi. Bao nhiêu nghĩ vấn chẳng còn ai tìm được đáp án.

Hết

Thanh Viet(duoi uoi)hiii

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro