Hiểu đúng về tà dâm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có lẽ mọi người đều đã rõ khi Quy Y Tam Bảo, trở thành Phật tử, tin tưởng hành trì theo những lời di huấn của Thích Ca thì điều căn bản đầu tiên nhất đó chính là thọ trì Ngũ Giới!

1- Không sát sanh, hại vật.

2- Không tham lam, trộm cướp.

3- Không uống rượu, hay các chất kích thích làm thần trí bất minh,

4- Không tà dâm,

5- Không nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói lời ác ý!

Xét qua ngũ giới ta thấy có điều giới luật nào nằm ngoài Đạo Đức, nằm ngoài quy luật Nhân Quả hay không?

Nếu bỏ đi một trong các giới luật đó thì sẽ thế nào? Người Phật tử sẽ ra sao? Có còn là người tin Phật, học phật hay không?

1- Không sát sanh:

Giới luật này không những là giúp cho ta tránh được sát nghiệp to lớn, mà còn giúp ta nuôi dưỡng ươm mầm cho tâm từ bi, biết cảm nhận sự sợ hãi, đau đớn của con vật trước cái chết, từ đó sẽ luôn cảnh tỉnh thân khẩu ý tránh gieo tạo ác nghiệp để không phải bị rơi vào cảnh ngộ bị đọa địa ngục, chịu trừng phạt thiêu đốt, cắt thịt, lóc da, hoặc bị đọa làm thân Ngạ Quỷ, Súc Sanh. Đó là điều cần tránh của Sa Môn, vì tu hành tức là tỉnh thức, đã tỉnh thức thì không thể phạm nghiệp do ngu si vô minh mà ra cho nên phải tránh. Vậy giữ được giới này nào phải đầu chỉ là lòng từ phổ rộng khắp thấy chúng sanh muôn loài mà nó còn là hạnh nghiệp cho chính bản thân ta đấy thôi! Do trong bài này ta chỉ luận bàn về điều giới luật thứ 4 nên ta sẽ nói tiếp các giới còn lại trong một dip khác.

2- Không tham lam, trộm cướp:

Điều này không chỉ là Phật tử thì mới tuân thủ mà mọi quốc gia có pháp luật đều có hình phạt thích đáng cho ác nghiệp này, cho nên người học phật, tin kể đến phật trước tiên phải tuân thủ luật pháp, giữ gìn thêm giới luật, bởi vì luật pháp cũng từ luân lý lẽ đời, đạo đức, phẩm giá mà ra cả!

3- Không uống rượu:

Giới luật ban đầu chỉ ngắn gọn như thế, nhưng về sau cần ghi chú thêm là không được sử dụng tất cả các chất kích thích có thể làm cho thần trí bất minh. Bởi vì khi quy y thì có thể xem như đólà người tỉnh thức, khi say rượu thì tâm trí cuồng loạn, tâm không còn làm chú, kiểm soát được bản thân cho nên ngày xưa giới luật mới cấm uống rượu, vậy thì mục đích của việc cấm uống rượu không phải để cấm đưa rượu vào người, mà là cấm để người tu sĩ rơi vào trạng thái bất minh. Ngày nay đầu chỉ có rượu mới đưa con người ta rơi vào trạng thái bất minh đó? Mà còn có ma túy, chất gây nghiện, gây ảo giác, tất cả những thứ đó đều là những thứ nằm trong ba từ (không uống rượu) trong giới luật. Vì giới luật ra đời cách nay hơn 2500 năm, mà khi ấy thìmới chỉ có rượu làm con người ta bất minh thần trí. Như vậy chung quy lại thìngười tu sĩ phải hiểu được bản chất thật sự của giới luật này và điều mà Thích Ca Thể Tôn muốn người tu hành hướng tới!

5- Không nói dối:

Điều giới luật nguyên bản chi ngắn

gọn như thế, nhưng nó bao hàm mênh mông của khẩu nghiệp! Để giữ cho khẩu nghiệp thanh tịnh, tâm ý chánh niệm tất nhiên điều quan trọng là người tu hành phải biết thượng tôn sự thật, không nói dối tức là không thể nói thêu dệt, không nói thêu dệt tức là không nói sai lệch sự thật thôi có phải không? Như vậy thì không phải, như vậy là còn chưa đủ, mà ngay cả việc nếu nói thật với tâm mong cầu điều tốt lành cho người khác thì mới là thụ trì giới luật, còn nói thật mà nói với sự ác ý nhằm miệt thị, khinh rẻ kẻ khác cũng là phạm giới rồi!

Thí dụ người ta nghèo anh cũng không phải là ác ý mà miệt thị người ta với ý khinh rẻ, rồi tự biện minh rằng tôi nói thật mà)!

Như trong một bài trước tôi có nói tới 5 thứ vô minh ngu si thế gian mà người phật tử cần biết, thì nói mà không đúng lúc, đúng chỗ thì dù có nói đúng sự thật nhưng vẫn là ngu si vô minh không khác kẻ nói lời dối trá là mấy!

- Điều giới luật thứ 4: ĐÓ LÀ GIỚI LUẬT KHÔNG TÀ DÂM!

Sở dĩ hôm nay tôi nhắc đến điều giới vô cùng nhạy cảm này bởi vì nó mới là giới luật vô cùng khó chế phục của người phật tử tu tại gia. Bởi vì người cư sĩ tu tại gia tức là chưa thoát ly khỏi gia đình, vẫn còn vợ/chồng, vẫn còn con cái, thân quyen! Mà như thế thì điều giới luật này lại động chạm đến tư tưởng cực đoan của một số người, một số tôn giáo, rồi vì sự hiểu sai lệch về điều này lại xuyên tạc, phi báng chánh pháp, điều đó vô cùng nguy hại cho việc hoằng dương chánh pháp,

Trước nhất ta nên hiểu thế nào là hai chữ Tà Dâm trong giới luật? Dâm - tức là nói đến việc chung đung, gần gũi giữa người nam và người nữ. Điều mà người cư sĩ tại gia vẫn chưa đoạn diệt dứt được. Chính vì chưa đoạn diệt dứt được có nghĩa là còn có việc ấy!

Chúng ta nên hiểu đó là việc rất đỗi bình thường của một cư sĩ chưa xuất gia, chưa thọ giới tỳ kheo, không phải là việc gì ghê gớm, kinh tởm như nhiều người còn nghĩ! Tuy nhiên, để kiểm soát được nó thì giới luật đặt ra là không được Tà Dâm!

Tà tức là tà ma, không tà dâm tức là không có hành động, lời nói, ý nghĩ nào sai trái về việc ấy! Ý nghĩa của hai từ này tuy ngắn gọn nhưng vô cùng rộng lớn, bao hàm gần như tất cả mọi vấn đề có liên quan.

Ái dục là ái dục, như thế nào bị xem là tà? Như thế nào thì là không phải tà? Tà tức là không phải chánh rồi, chánh thì chỉ có một và là Duy Nhất! Còn tất cả những gì còn lại không thuộc chánh đều là tà!

Thí dụ: Người cư sĩ có vợ/ chồng, việc gần gũi chung đụng ái dục cùng với vợ hoặc chồng của họ tức là Chánh Ái, ngoài việc đó ra đều là Tà Ái, trong Tà Ái, thì có luyến ái, yêu thương, nhớ nhung, âu yếm, chung đụng, mà cao nhất đó chính là Tà Dâm.

Vậy thì nếu ngoài người chồng/ vợ của họ ra mà họ còn luyến ái, thương yêu nhớ nhung, âu yếm, chung đụng thì dù chưa đến mức gần gũi xác thịt đi chăng nữa đó cũng đã là Tà Ái (một phần của Tà Dâm trong giới luật).

Như vậy thì có thể nói đơn giản là: Dù cho việc luyến ái một kẻ khác (ngoài vợ hay chồng của người cư sĩ đó đều là tà dâm). Dù đó là lời nói, cử chỉ, hành động, hay thậm chí là nhớ nhung, tư tưởng trong tâm ý cũng là TÀ DÂM trong giới luật. Ngay cả chính với người vợ/ hay chồng ấy của họ, nhưng nếu dâm dật quá độ, phóng túng theo dâm dậy thì cũng là Tà Dâm, bởi Chánh Ải là sự luyến ái có kiểm soát, có điều phục, chế ngự, không phóng dật, buông thả!

Lỗi này Rất Nhiều người trong hàng Phật tử tại gia, lẫn xuất gia rất dễ mắc phái, nó tàng ẩn trong bóng tối tâm hồn mỗi người vì vậy cho nên càng che dau, càng khó kiểm soát, chế phục được nó!

Đừng nghĩ là ta chỉ nghĩ về họ bằng tình cảm trong sáng thôi chứ không có đụng chạm gì thì đầu có phạm giới luật! Như thể là sai lầm rồi! Từ ý nghĩ sẽ đua đến lời nói, hành động, cử chỉ, da thịt chưa chạm vào nhau nhưng tâm tưởng vọng tức đã là cội nguồn của tà niệm được khởi phát!

Sở dĩ giới luật ngăn cản việc Tà Dâm chính là để nuôi dưỡng Chánh niệm, Chánh ý, từ đó sẽ có Chánh Khẩu, chánh định, đó mới là tu hành thật sự!

Còn có người nói bên Mật Tông có cả phép tu Phối Ngẫu để thăng hoa trong tu hành! Đúng là có việc ấy thật! Nhưng phép tu đó không phải của Thích Ca Mâu Ni truyền dạy, mà nếu một phép tu không phải của Thích Ca Mâu Ni mà do ai đó chế ra thì sao có thể gọi là Phật Giáo cho được? Gọi như thế chỉ là sự gán ghép khiên cưỡng mà thôi!

Như trong bài (Ly dục và đoạn dục) tôi có nhắc qua, nếu ái dục còn tham đắm dù dưới bất cứ trạng thái, hoàn cảnh nào ngoài Chảnh Ái thì đều đưa ta đến tà tâm!
Tu là muốn rèn giũa thân tâm kim cương yên ngựa của thân tâm không để cho nó chạy tán loạn, linh tinh mới giữ được chánh niệm bất biến, chứ còn có tà niệm thì tức là còn cần phải chỉnh sửa lại!

Cho nên người Phật Tử, ngay cả hàng cư sĩ, tỳ kheo cũng nên tự quán chieu lấy tâm mình, tránh để rơi vào lỗi này rất khó mà thoát ra được!

Hãy tự mình phản tỉnh!!!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro