hieu luc va nguyen tac ap dung VB quy pham

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Put your story text here...NHÓM 4

10 | Page

A-Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

1.Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo thời gian:

a)Định nghĩa: hiệu lực theo thời gian văn bản quy phạm pháp luật được xác định từ thời điểm phát sinh hiệu lực đến khi chấm dứt hiệu lực của văn bản.

b)Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thường được thể hiện theo 2 cách:

cách 1:được quy định sẵn trong văn bản quy phạm pháp luật nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành (trích điểm 1 điều 78 Luật ban hành VBQPPL )

vd Điều 56 Luật ban hành VBQPPL: luật này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005.trong khi luật này được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004

cách 2: đối với những văn bản quy phạm pháp luật không ghi rõ thì được tính từ ngày khi chúng được công bố chính thức.

Trong đó Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố luật,nghị quyết của Quốc hội,Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày luật,pháp lệnh,nghị quyết được thông qua.Trường hợp Chủ tịch nước đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại hoặc trình trước Quốc hội để xem xét lại trong kỳ họp gần nhất thì thời hạn công bố chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua hoặc Quốc hội quyết định.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.

c)Hiệu lực trở về trước:

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được tính kể từ thời điểm phát sinh hiệu lực trở về sau tức không có hiệu lực hồi tố. Tuy nhiên trong một số trường hợp thật cần thiết văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước.

Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

_ Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

_ Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. (trích Điều 79 Luật ban hành VBQPPL)

d)Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật:

_Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ thì văn bản hết hiệu lực, nếu không huỷ bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.

_Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

_Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. (Điều 80 Luật ban hành VBQPPL)

e)Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực:

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

_Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

_Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

_Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ( Điều 81 Luật ban hành VBQPPL)

2.Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng:

a)Hiệu lực theo không gian:

Giới hạn theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo lãnh thổ quốc gia, một vùng hay một địa phương nhất định.

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo không gian phụ thuộc vào thẩm quyền cơ quan ban hành ra nó, tính chất, mục đích và nội dung được thể hiện cụ thể trong văn bản đó.

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo hai cách cơ bản: ghi rõ trong văn bản và không ghi rõ trong văn bản.

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì hiệu lực theo không gian của các văn bản quy phạm pháp luật được xác lập như sau:

_Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong cả nước. Những văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương có phạm vi cả nước như:

+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

+ Nghị định của Chính phủ.

+ Quyết định của Thủ tường Chính phủ.....

_ Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó, trừ trường hợp văn bản có quy định khác. VD: Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân là văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành theo thẩm quyền, trình tự thủ tục do Luật này quy định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực trong phạm vi địa phương, được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội ở địa phương theo định hướng xã hội chủ nghĩa....".

b)Hiệu lực theo đối tượng:

Đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm cá nhân, các tổ chức và các mối quan hệ mà văn bản pháp luật đó cần phát huy hiệu lực. Thông thường các văn bản quy phạm pháp luật tác động đến mọi đối tượng mà văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực về thời gian và không gian.

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo đối tượng phụ thuộc vào thẩm quyền cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật đó.

Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước. Văn bản quy phạm pháp luật cũng có hiệu lực đối với người nước ngoài ở Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác.

VD: Điều 5 Bộ luật hình sự có quy định:

"1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao."

Các văn bản quy phạm pháp luật thường xác đinh rõ đối tượng tác động, song trong một số trường hợp nhất định đối tượng tác động không được ghi rõ trong văn bản, vì vậy cần liên hệ với hiệu lực theo thời gian và không gian để xem xét, đồng thời lưu ý những quy định của các văn bản có liên quan khác.

B-Nguyên tắc áp dụng, đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luật.

1.Nguyên tắc áp dụng :

Việc áp dụng các văn bản pháp luật được tiến hành theo nguyên tắc sau: "Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực"(Điều 83_Luật ban hành vặn bản quy phạm pháp luật). Ví dụ: Điều 2_Bộ luật dân sự quy định: "Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực...".

_ Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

Ví dụ: Nghị định 24/2010/NĐ-CP 15/3/2010 của thủ tướng chính phủ trong đó có quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức được ban hành ngày 15/3 nhưng phải đến ngày 1/5/2010 mới có hiệu lực, vì vậy nó sẽ được áp dụng từ ngày 1/5/2010.

_ Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc áp dụng văn bản mà trong đó có quy định việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Điều 1_Luật thương mại 2005 có quy định:

"Phạm vi điều chỉnh :

1.Hoạt động thương mại được thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.Hoạt động thương mại được thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có áp dụng luật này.

3.Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật này."

_ Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản ban hành sau.

Ví dụ: Nghị định 33/2009/NĐ-CP ban hành ngày 6/4/2009 và nghị định 28/2010/NĐ-CP ban hành ngày 25/3/2010 của thủ tướng chính phủ về quy định mức lương tối thiểu, nhưng khi nghị định 28/2010/NĐ-CP có hiệu lực ngày 10/5/2010 thì sẽ được áp dụng thay cho nghị định đã được ban hành trước đó.

_Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

_Đối với các quy định trong văn bản quy định chi tiết thi hành có lợi cho đối tượng áp dụng thì thời điểm áp dụng các quy định đó được tính từ thời điểm có hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết và phải được quy định cụ thể trong văn bản quy định chi tiết.Nếu nó bất lợi cho đối tượng áp dụng về nghĩa vụ hoặc chế tài thì thời điểm có hiệu lực được tính từ thời điểm có hiệu lực của văn bản quy định chi tiết.

2. Đăng tải và đăng tin văn bản pháp luật :

Điều 84_Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải toàn văn trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày công bố hoặc kí ban hành và phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước."

C-Giám sát kiểm tra và xử lí văn bản qui phạm pháp luật trái pháp luật.

1.Mục đích, nội dung kiểm tra giám sát văn bản quy phạm pháp luật:

a) Mục đích: Nhằm phát hiện những nội dung sai trái hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hủy bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xác định trách nhiệm của cơ quan đã ban hành văn bản sai trái.

VD: Nghị định 26/2010/NĐ-CP 22-3-2010 được ban hành nhằm sửa đổi khoản 2 điều 8 của nghị định 67/2003/NĐ-CP ban hành ngày 13-6-2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nội dung chính như sau"2. Phần còn lại nộp 100% vào ngân sách địa phương để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương, bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của địa phương, trả nợ vay đối với các khoản vay của các dự án thoát nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương".Thay thế cho nội dung "2.Phần còn lại nộp vào ngân sách nhà nước và phân chia cho các cấp ngân sách như sau:

a)Ngân sách trung ương hưởng 50% để bổ sung vốn hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trườngViệt Nam theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướngChính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trườngViệt Nam;

b)Ngân sách địa phương hưởng 50% để sử dụng cho việc bảo vệ môi trường, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước tại địa phương.

b) Nội dung giám sát và kiểm tra:

Sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp. Luật, nghị quyết của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên.

Sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung văn bản đó.

Sự phù hợp của văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản.

Sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành của cùng một cơ quan.

2.Thẩm quyền giám sát,xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật:

a/Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội:

Điều 89 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:

"1.Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2.Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội."

*Quốc hội:

+Giám sát,kiểm tra:

Nội dung giám sát của Quốc hội bao gồm:

_Xem xét báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;

_Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

_Xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

+Xử lí:

Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước có dấu hiệu trái với Hiến pháp,luật,nghị quyết của Quốc hội thì:

_Đại biểu Quốc hội đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước sửa đổi hoặc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.

_Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước xem xét và trả lời đại biểu Quốc hội.

Trong trường hợp đại biểu Quốc hội không đồng ý với trả lời của Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước thì yêu cầu Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét,quyết định tại kì họp gần nhất.

Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước,Thủ tướng Chính phủ,Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái Hiến pháp,luật,nghị quyết của Quốc hội theo trình tự sau:

_Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật;

_Quốc hội thảo luận,trong quá trình thảo luận,người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;

_Quốc hội ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật trái hoặc không trái với Hiến pháp,luật,nghị quyết của Quốc hội,nếu trái thì hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật.

*Ủy ban thường vụ Quốc hội:

+Giám sát,kiểm tra:

_Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Hội đồng dân tộc,Ủy ban của Quốc hội,Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc của đại biểu Quốc hội quyết định xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ,Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp,luật,nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh,nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

_Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ,Hội đồng dân tộc,Ủy ban của Quốc hội,Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc của đại biểu Quốc hội quyết định xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có dấu hiệu trái với Hiến pháp,luật,nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh,nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội

_ Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội chuẩn bị ý kiến về văn bản quy phạm pháp luật đó để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

+Xử lí:

_Đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ,Tòa án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp,luật,nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Trình Quốc hội xem xét,quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó ở kì họp gần nhất.

_Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương.

*Hội đồng dân tộc,Ủy ban của Quốc hội:

+Giám sát,kiểm tra:

_Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị-xã hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản quy pham pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

_ Hội đồng dân tộc,Ủy ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên theo dõi,đôn đốc chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản quy pham pháp luật để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đúng thời hạn theo quy định cua pháp luật.

+Xử lí:

_Kiến nghị,yêu cầu cơ quan,tổ chức,cá nhân có thẩm quyền xem xét,sửa đổi,bổ sung,đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó.

_Trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày nhận được yêu cầu,cơ quan,tổ chức,cá nhân phải thông báo cho Hội đồng,Ủy ban biết việc giải quyết.

b)Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật:

-Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ.

-Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trương cơ quan ngang Bộ trái Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

-Bộ tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm tra, xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ.

c)Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật:

_Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của mình và của bộ,cơ quan ngang bộ về những nội dung có liên quan đến ngành và lĩnh vực do mình phụ trách.

_Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tự mình bãi bỏ, sửa đổi,bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác thay thế.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ đã ban hành văn bản về ngành, lĩnh vực do mình phụ trách bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản đó,nếu kiến nghị không được chấp nhận thi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

_Việc giám sát,kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân cấp huyện,xã và văn bản của Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện theo điều 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#devil