hieu ung wal-mart

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Hiệu ứng Wal-mart" sẽ tăng cường?

1. "Hiệu ứng Wal-mart" 

Wal-mart không chỉ là một cửa hàng, một công ty khổng lồ, hoặc một hiện tượng đơn thuần. Wal-mart sắp đặt nơi mà chúng ta mua sắm, những mặt hàng được mua, và mức giá mà chúng ta trả. Wal-mart "thâm nhập" vào bên trong hoạt động của các nhà cung cấp và thay đổi không chỉ mặt hàng sản xuất, cách bao gói, phương pháp giới thiệu sản phẩm, mà cả đời sống của công nhân nhà máy. Wal-mart đã vươn tới mọi ngõ ngách của thế giới, định hình lại công việc và đời sống của người sản xuất đồ chơi ở Trung Quốc, người nuôi cá hồi ở Chile, và của những người công nhân may ở Bangladesh. Trong khi đó, thậm chí họ còn chưa bao giờ đặt chân đến một cửa hàng Wal-mart trong đời.

Wal-mart đã thay đổi cả cách chúng ta nghĩ với địa vị là những người tiêu dùng. Wal-mart đã thay đổi cảm giác của chúng ta về chất lượng, và thế nào là một món hàng được giá. Những thứ hàng hóa giá rẻ của Wal-mart liên tục lập trình kì vọng của chúng ta về mức giá hợp lí của tất cả các mặt hàng - từ quần áo cho đến đồ đạc rồi thịt cá. Wal-mart đã tác động và làm thay đổi chiếc thấu kinh chúng ta đang dùng để quan sát thế giới.

Đây là những lời giới thiệu về một trong những cuốn sách đang bán chạy nhất trên thị trường - The Wal-mart Effect của Charles Fishman - về Wal-mart - một tập đoàn khổng lồ, "Nếu toàn bộ tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam đạt 60 tỉ USD trong năm 2006, thì Wal-Mart trước ngày 1/3 năm nay đã có doanh số bằng như thế." Không chỉ có vậy, bảng xếp hạng Fortune 500 và Fortune Global 500 đã liên tục phải để người khổng lồ nằm ở vị trí số 1 và số 2 trong nhiều năm liền, với mức doanh thu còn vượt lên trên nhiều đại gia trong ngay cả những ngành công nghiệp lờ lãi như dầu khí (Exxon Mobil), hay máy bay (Boeing), ôtô (Ford, General Motors), hàng điện tử (General Electric), và thậm chí cả tài chính-ngân hàng (Citi Group)

Bảng xếp hạng Wal-mart của Fortune 500 và Fortune Global 500 

Năm 

 Xếp hạng 

 Doanh thu 

 Lợi nhuận 

Fortune 500 

 Fortune Global 500 

2002 

 1 

 1 

 219,812.0 

 6,671.0 

2003 

 1 

 1 

 246,525.0 

 8,039.0 

2004 

 1 

 1 

 258,681.0 

 9,054.0 

2005 

 1 

 1 

 288,189.0 

 10,267.0 

2006 

 2 

 2 

 315,654.0 

 11,231.0 

2007 

 1 

 1 

 351,139.0 

 11,284.0 

Xét về lợi nhuận, tỉ suất của lợi nhuận qua các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 lần lượt là 3,03%, 2,26%, 3,5%, 3,56%, 3,56%, 3,21%. Như vậy lợi nhuận của Wal-mart tăng tương đối ổn định qua các năm. Doanh thu của năm 2007 gấp 1,6 lần doanh thu năm 2002, còn lợi nhuận gấp 1,7 lần. Tốc độ tăng doanh thu trung bình hàng năm thời kì 2002-2007 là 12%/năm và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình là 13,8%/năm. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận và doanh thu tăng rất đều nhau. 

2. Thị trường bán lẻ Việt Nam 

Một số các công ty phân phối nổi lên ở Việt Nam gồm có: 

Của Việt Nam: hệ thống siêu thị Intimex, Fivimart của công ty cổ phần Nhất Nam, chuỗi cửa hàng tiện lợi G7 Mart của Trung Nguyên.

Của nớc ngoài gồm có Metro AG của Đức (xếp hạng số 62 trong số 500 tập đoàn lớn nhất thế giới Fortune Global 2007), Big C của Thái Lan đã bị tập đoàn Casino của Pháp nắm 63%, số còn lại bị năm bởi Tập đoàn Central Retail của Thái) và Parkson của Malaysia.

Năm 2006, khảo sát của tập đoàn AT Kearney, một tập đoàn tư vấn hàng đầu của Mỹ, cho thấy hàng loạt các tập đoàn phân phối khổng lồ của thế giới như Wal-mart và Carrefour cũng đang nhắm tới thị trường Việt Nam do yếu tố hấp dẫn nhất là dân số đông và trẻ.

Không chỉ là dân số đông và trẻ, năm 2007 Ngân hàng thế giới công bố chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của Việt Nam năm 2007 đạt 74/100 điểm, đứng thứ 4 thế giới sau ấn Độ, Nga, và Trung Quốc. Theo Tổng cục thống kê, thị trường bán lẻ của Việt Nam trị giá 37 tỉ USD mỗi năm, nhu cầu của người dân tăng lên về hàng công nghệ cao. Ngoài ra, công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen công bố chỉ số lạc quan tiêu dùng (mức độ tin tưởng vào nền kinh tế thông qua hành vi mua sắm và tiết kiệm) của người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ 5. 

Tiềm năng tiêu thụ của thị trường thì lớn như vậy, nhưng hệ thống phân phối của nước ta còn thiếu tính chuyên nghiệp. Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, Hiệp hội siêu thị Hà Nội đã chỉ ra những điểm yếu đang tồn tại trong hệ thống phân phối Việt Nam như tính chuyên nghiệp yếu do nguồn nhân lực chưa được đào tạo, hạ tầng chưa đạt tiêu chuẩn, sản phẩm chưa được bảo quản đúng tiêu chuẩn... nên lợi nhuận còn thấp. Đây là cơ hội để các công ty nước ngoài khai thác triệt để lợi thế chuyên nghiệp và trình độ quản lí cộng với công nghệ hiện đại trên thị trường Việt Nam.

3. Hiệu ứng "Wal-mart" sẽ tăng cường? 

Sau khi ra nhập WTO, có nhiều thông tin nói rằng Wal-mart đã chuẩn bị vào Việt Nam. Vậy liệu sau khi Wal-mart đặt chân đến Việt Nam, những cái tên như Metro, BigC hay Intimex hay G7Mart có còn được nhắc nhở thường xuyên? Và liệu thói quen tiêu dùng của người Việt Nam có bị thay đổi, đời sống của người công nhân có thay đổi, và nền kinh tế Việt Nam có thay đổi? Đó là những câu hỏi thời gian sẽ có câu trả lời.

Trước sức mạnh tưởng chừng như "vô địch" của Walmart, người ta hay nghĩ đến cảnh an toàn và hưởng thụ, nhưng không dừng lại ở đó, năm 2006 Wal-mart đã đề ra chiến lược cải tổ, và theo kế hoạch sẽ bắt đầu áp dụng vào năm 2007 để đem lại hiệu quả và đạt lợi ích kinh tế lớn hơn. Và như vậy, có phải "hiệu ứng Walmart" sẽ mạnh lên?

Do Sam Walton thành lập năm 1962 (hiện nay con trai lớn nhất của ông là S. Robson Walton đang giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị), cho đến năm 2006, Wal-mart đã hoạt động 44 năm trung thành với chiến lược bán hàng giá rẻ để thu hút khách "low prices, always."  Mặc dù đã cực kì thành công với chiến lược này, nhưng năm 2006 qua nhiều cuộc thử nghiệm và nghiên cứu, Wal-mart đã phát hiện ra rằng giá rẻ không phải là tất cả.

Các cuộc nghiên cứu khách hàng của Wal-mart cũng đã làm được một việc quan trọng đó là phân chia được nhóm khách hàng thành 3: nhóm thu nhập thấp, sợ hàng giá cao; nhóm thu nhập cao, nhạy cảm với giá; và nhóm thu nhập trung bình thích mua đúng giá. Theo sự phân nhóm khách hàng này, lần đầu tiên trong lịch sử Wal-mart sẽ có chiến lược bán hàng riêng cho mỗi nhóm, nhằm khai thác triệt để các nhóm khách hàng và hành vi mua sắm của họ.

Không chỉ tập trung vào giá, Wal-mart đã phát hiện ra rằng khách hàng của mình thích mua sản phẩm của những hãng có uy tín, vì vậy họ cũng đã trưng bày các sản phẩm có thương hiệu trong những gian hàng. Không những thế, Wal-mart còn thực hiện cả chiến lược bán đồ quần áo hàng hiệu, mở phòng thiết kế ở Mahattan, mua quảng cáo trên các tạp chí thời trang nổi tiếng như Vougue.

Hiện tại, sức mạnh lớn nhất của Wal-mart vẫn là hàng giá rẻ, tuy nhiên, những mặt hàng giá cao cũng đã bắt đầu được chú ý, sau hàng loạt những cuộc nghiên cứu và thử nghiệm năm 2006, năm 2007 sẽ là năm tiến hành thực sự. Như vậy, với chiến lược "bổ sung" vào truyền thống này, Wal-mart dường như "khôn ngoan" hơn, và liệu hiệu ứng Wal-mart sẽ trở nên mạnh hơn bao giờ hết?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro