hinh anh gay so

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

(24h) - Những ám ảnh về những loài vật gây thảm hỏa chết chóc, những thây ma giống như những câu chuyện tam sao thất bản mà càng truyền tai nhau người ta càng thấy rợn tóc gáy.

6. Con chó của dòng họ Baskerville

Dựa vào câu chuyện của Richard Cabell, Arthur Conan Doyle đã cho ra đời truyện “Con chó của dòng họ Baskerville” vào năm 1901.

Tác giả câu chuyện

Sau khi ngài Charles Baskerville được phát hiện đã chết trong công viên ngay tại trang viên của mình, viên thám tử nổi tiếng Sherlock Holmes cùng trợ lý là bác sỹ Watson đã ngay lập tức tiến hành một cuộc điều tra.

Watson đã đến Devon một mình và bắt đầu phỏng vấn một số người thân của nạn nhân, và rất nhiều người trong số họ đã kể về lời nguyền của dòng họ Baskerville cùng con chó từ địa ngục đi lang thang trên đồng hoang. Dựa trên truyền thuyết của địa phương, lời nguyền đã nhằm vào Hugo Baskerville, người đã bắt cóc một cô gái trẻ. Khi cô gái bỏ trốn, ông ta đã đuổi theo qua những cánh đồng hoang, nơi hai người đàn ông cuối cùng đã bị giết bởi một con chó săn khổng lồ. 

Một chuỗi những sự việc kỳ bí đã xảy ra liên tiếp trong khi cuộc điều tra được tiến hành: Ngài Barrymore đi dạo quanh dinh thự vào buổi đêm, bóng hình một người lính trên cánh đồng hoang, tiếng chó hú và cuộc chạm trán bất ngờ giữa ngài Charles và một người phụ nữ địa phương tên Laura Lyons vào đêm ông ta chết. Watson đã phát hiện ra rằng chính Holmes là người đi dạo trên cánh đồng, ông liên kết một chuỗi các sự việc và đi đến kết luận rằng chính Jack Stapleton là người thừa kế thực sự gia sản nhà Baskerville và cũng chính là chủ nhân của con chó khổng lồ. Họ đã bắt quả tang Stapleton và giết con quái vật khi Stapleton bỏ trốn vào khu đồng hoang, nơi hắn chết đuối trong đầm lầy. Câu chuyện về con chó địa ngục này là lời cảnh báo chúng ta rằng tham vọng có thể dẫn đến một kết cục tồi tệ.

7. Con mực khổng lồ

Con mực khổng lồ liên quan đến chuyện thật hơn là truyện thần thoại bởi những con mực khổng lồ là có thật, nhưng chúng cũng được tìm thấy trong những câu chuyện thần thoại hay tiểu thuyết vào thời Aristotle – thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên. Mỗi đất nước lại có những chuyện thần thoại khác nhau về mực khổng lồ như câu chuyện về kraken của Na Uy, Lusca ở Caribê hay Scylla ở Ha Lạp cổ. Những truyền thuyết này chính là cảm hứng cho hai tiểu thuyết vĩ đại vào thế kỷ thứ 19 là Moby-Dick của Herman Melville (1851) và Hai vạn dặm dưới đáy biển của Jules Verne (1870). 

Mực khổng lồ cũng góp phần nổi bật trong tiểu thuyết “Dr.No” của Ian Flemming và “Quái vật” của Peter Benchley. Sinh vật này cũng là hình mẫu cho Cthulu, một nhân vật xuất hiện lần đầu tiên trong truyện ngắn “Tiếng gọi của Cthulu” của H.P.Lovecraft vào năm 1928, nhưng cũng đồng thời có mặt trong nhiều tác phẩm tiếp theo của Lovecraft và tác phẩm của những nhà văn khác trước và sau khi ông chết.

8. Những thây ma

Trong khi từ “zombie” (thây ma) có xuất xứ từ châu Phi, người ta lại tin rằng biểu tượng cho thây ma lại bắt đầu từ cả châu Phi và Haiti, nơi những phù thủy về Voodoo được gọi là bokdor thể hiện ma thuật đen. Những bokdor này có thể lấy đi linh hồn của người sống cũng như làm cho người chết sống lại và biến họ thành nô lệ. “Câu chuyện về Gherib và người anh em Agib” từ truyện “Nghìn lẻ một đêm” của Ba Tư cổ là một trong những câu chuyện sớm nhất đề cập tới thây ma, chúng được gọi là những kẻ trộm xác chết.

Một bước tiến quan trọng khác trong văn học về thây ma là Frankenstein của Mary Shelley. Đây thực ra không phải là một cuốn tiểu thuyết về thây ma nhưng cũng đã nêu ra ý kiến rằng việc gọi các xác chết sống dậy là một phương pháp khoa học nhiều hơn là một nghi lễ thần bí. Một vài tác phẩm khác ở thế kỷ 19 có liên quan tới đề tài thây ma bao gồm “Đảo ma thuật” của W.B.Seabrook, “Không khí mát mẻ”, “Trong tầng hầm”, “Vật trên bậu cửa”, ”Người ngoài cuộc”, “Kiểu mẫu của Pickman và Herbert West- Reanimator” đều của H.P.Lovecraft. Thây ma cũng trở thành đề tài của vô số các bộ phim. Bộ phim đầu tiên về thây ma có tên “Thây ma trắng” (1932) do Bela Lugosi thủ vai chính.

9. Jabberwocky

 “The Jabberwocky” là tên một bài thơ sáng tác bởi Lewis Caroll khi ông còn đang sống với gia đình tại Whitburn. Bài thơ kể về sự thất bại của một sinh vật, lần đầu tiên xuất hiện trong một tạp chí định kỳ ông viết cho gia đình dưới cái tên “Đoạn thơ của thi ca Ănglô- Sắcxông”. Nó được xuất bản rộng rãi như một phần của bài thơ “Nhìn qua ống nhòm và xem những gì Alice thấy” vào năm 1871 và mặc dù nó được coi như là một bài giảng về cách viết thơ, đây vẫn là một trong những bài thơ vô nghĩa vĩ đại nhất được viết bằng tiếng Anh. 

Bài thơ đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng và có ảnh hưởng đến nhiều tác phẩm khác như “Mimsy Were the Borogroves” của Henry Kuttner và Lewis Padgett, “Đêm của Jaggerwock” của Frederic Brown và “What do you mean it was brillig?” của James Thurber.

10. Hồn ma

Tất cả các nền văn hóa trên thế giới đều có những câu chuyện về hồn ma và cũng có nhiều cuộc tranh luận lâu dài về việc họ có thực sự tồn tại hay không. Những câu chuyện về hồn ma có từ thời Hy Lạp cổ đại, trong trường ca Odyssey của Homer, khi Odysseus đến tìm thần Hades để xin lời khuyên từ Tiresias. 

Một vài các tác phẩm văn học vô cùng nổi tiếng cũng đã nhắc tới hồn ma như Hamlet, Macbeth, Julius Caesar và Richard III của Shakespear, “The Legend of Sleepy Hollow” của Washington Irving, “Những cuộc phiêu ưu của Tom Sawyer” của Mark Twain, “Hồn ma Canterville” của Oscar Wilde và “Guilliver du ký” của Jonathan Swift và rất nhiều các tác phẩm của Edgar Allen Poe. 

Chúng ta say mê các tác phẩm này bởi tính nhân văn sâu sắc của chúng. Mỗi hồn ma cũng đều từng là người sống với những câu chuyện rất riêng và việc biết rằng một ngày nào đó, mỗi người trong số chúng ta cũng đều sẽ trở thành một hồn ma đã làm các tác phẩm này càng thêm hấp dẫn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#longdj