hình thành và phát triển đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

hình thành và phát triển đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới (5d)

Hoàn cảnh lịch sử

Tình hình thế giới từ giữa thập kỷ 80 thế kỷ XX

●       Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng KH và CN (đặc biệt là CNTT) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho LLSX của các quốc gia phát triển mạnh.          

●       Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng đặc biệt là sự sụp đổ chế độ XHCN của Liên Xô đầu những năm 1990. Từ đó hình thành nên một trật tự thế giới mới.         

●       Các nước trên thế giới điều chỉnh chính sách đối nội, đối ngoại để phù hợp với xu hướng chung của thế giới là muốn hợp tác cùng phát triển kinh tế.         

●       Các nước xác định kinh tế là nguồn lực quan trọng nhất khẳng định vị thế,                sức mạnh của 1 quốc gia.

•Quá trình toàn cầu hóa và tác động tiêu cực cũng như tích cực làm cho nền kinh tế của các nước trên thế giới bị ảnh hưởng sâu sắc.

Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

●       Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực ổn định nhất, ít bị chịu tác động do sự biến động của TG.

●       Là khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh và năng động nhất với xu hướng chung là hoà bình, hợp tác cùng có lợi.

●       Để hòa nhập cùng với nền KT thế giới cũng như khu vực Đảng và nhà nước ta đã hoạch định chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoai nhằm phát triển KT trong thới kì đổi mới và xa định mục tiêu: Giải toả thù địch, đối đầu, phá thế bao vây, cấm vận tiến tới bình thường và hợp                tácvới các nước phưong Tây. Phải chống tụt hậu về mặt kinh tế bằng cách phát triển nội lực và tranh thủ ngoại lực thông qua cách chính sách đối nội, đối ngoại.            

Các giai đoạn hình thành và phát triển đường lối.

Giai đoạn 1986-1996.

●       Xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa   dạng hoá quan hệ quốc tế. Đây là giai đoạn mở cửa               đơn phương, quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra một chiều.   

●       Độc lập tự chủ trong việc xác định đường lối quan hệ kinh tế hợp tác với các nước mà không phụ thuộc vào nước ngoài.

●       Thể hiện của đường lối

●       + Tháng 12/1987, lần đầu tiên Luật đầu tư nước ngoài tại VN được ban hành

●       + Năm 1989 lần đầu tiên VN xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

●       + Tháng 5/1988 Bộ Chính trị ra nghị quyết số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập chung xây dựng và phát triển kinh tế với các chủ trương đổi mới tư duy qhệ quốc tế và chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đối ngoại của Đảng trong tình hình mới. Đặt nền móng cho sự hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.

●       + Đại hội VII (6/1991) đề ra chủ trương “hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”

●       * Cơ sở đưa ra đường lối nhận biết được lợi ích trong quan hệ không chỉ cho giai cấp mà còn có lợi cho toàn thể dân tộc, khu vực.

●       * Phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hoà bình, độc lập và phát triển”

●       Tóm lại: Phương châm và về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đảng ta là mục tiêu chung của thời đại, phấn đấu vì hoà bình và phát triển.

●       * Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH được Đại hội VII thông qua đã xác định mục tiêu hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới

●       * Các     Hội nghị TW (khoá VII) tiếp tục cụ thể hoá quan điển Đại hội VII về lĩnh vực đối ngoại.Trong đó Hội nghi 3 khoá VII (6/1992) nhấn mạnh yêu cầu đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế.

●       * Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1/1994) triển khai mạnh mẽ đưòng lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phưong hóa quan hệ kinh tế đối ngoại. 

Giai đoạn 1996 đến nay.

●       Bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.         

●       Đại hội VIII của Đảng (6/1996) tiếp tục mở rộng, đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước và xây dựng nền kinh tế mở như tăng cường quan hệ kinh tế với các nước làng giềng, nước ASEAN...

●       Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII (12/1997) chỉ rõ: trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút nguồn nhân lực bên ngoài. Khẩn trương và vững trắc việc đàm phán Hiệp định thương mại vơi Mỹ gia nhập APEC và WTO.

●       So với Đại hội VII thì Đại hội VIII có nhiều tích cực hơn như:

+ Một là: Chủ trương mở rộngquan hệ với các Đảng cầm quyền và các Đảng khác.

+ Hai là: Quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ.

+ Ba là : Lần đầu tiên Đảng ta đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư nước ngoài.

●       Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001) Đảng nhấn mạnh chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.

●       + Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ về đường lối, chính                sách.

●       + Có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Kết hợp nội lực và ngoại lực để hình thành nguồn lực tổng hợp phát triển đất nước

●       + Đủ điều kiện để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .        

●       Đại hội IX đã phát triển phương trâm Đại hội VII là “Việt Nam muốn là bạn các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” thành “VN sắn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”

●       + Tháng 11/2001 Bộ Chính trị ra nghị quyết 07 về hội nhập kinh tế quốc tế với 9 nhiệm vụ và 6 phương pháp tổ chức hội nhập

●       + Ngày 5/1/2004 Hội nghị lần thứ 9 nhấn mạnh chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để sớm ra nhập WTO Và kiên quyết đấu tranh với các lợi ích cục bộ kìm hãm quá trình hội nhập.

●       Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) tiếp tục thực hiện quan điểm Đại hội IX đồng thời đề ra chủ trương:

●       + Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong việc quyết định đường lối chính sách lường trước những khó khăn, thử thách cũng như tận dụng thuận lợi.

●       + Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là khẩn trương chuẩn bị điều chỉnh đổi mới bên trong sao cho phù hợp với nhiệm vụ và tình hình mới.           

●       Chứng tỏ nền kinh tế VN sau 10 năm đổi mới (1986-1996) đến Đại hội X (4/2006) đã có bước phát triển đồng thời Đảng ta đã nhận thức được trong quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra một cách đồng bộ. Hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế. .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#coison