hình tượng mèo- chuột

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mèo trong tranh dân gian Đông Hồ

Làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam có nghệ thuậ

Nhân vật mèo tượng trưng cho bọn quan lại, cường hào ác bá, còn họ hàng nhà chuột thì thấp cổ bé miệng, mong sự yên lành. Chuột thừa hiểu muốn tổ chức an toàn đám cưới đầy đủ lễ nghi rước kiệu, có kèn có nhạc, có “võng anh đi trước, kiệu nàng theo sau” thì phải vui vẻ tự nguyện mà hối lộ cho mèo trên đường đi. Chữ Hán “hưng tác” viết trên đầu con chuột trong tranh thể hiện thái độ vui vẻ “hối lộ” cho mèo hai món mà mèo ưa thích là cá và chim. Chuột biết sự yên ổn của mình cần kèm theo sự vừa lòng, no đủ của mèo. Đó là tình trạng tham nhũng hối lộ, thời nào cũng có trong xã hội. Điểm đặc sắc của tranh này là thái độ lịch sự của mèo, ngồi nhận quà trong tư thế ôn hòa, đuôi quặp về phía trước dưới mông, vui vẻ đưa tay nhận quà hối lộ từ chuột.

t vẽ tranh dân gian nổi tiếng từ xưa đến nay hình thành nên dòng tranh Đông Hồ. Tranh về chuột và mèo là chủ đề được mọi người ưa thích trong dịp xuân về. Trong các bức tranh loại này có bức tranh “Đám cưới chuột” rất sâu sắc về ý nghĩa nhân sinh.Trong dòng tranh Đông Hồ còn có bức tranh “Em bé ôm mèo” cùng chủ đề tranh chúc tụng với các bức tranh: Em bé ôm phật thủ, Tranh nhân nghĩa (Em bé ôm cóc), Tranh lễ trí (Em bé ôm rùa), Tranh phú quý (Em bé ôm vịt), Em bé ôm tôm... Tranh thể hiện tính dí dỏm, khung cảnh ấm cúng của Tết Nguyên Đán tràn đầy hạnh phúc, may mắn và thịnh vượng. Các con vật gần gũi với làng quê Việt Nam như trâu, gà trống, vịt, mèo... là biểu trưng cho hạnh phúc, thịnh vượng, sự chăm chỉ cần cù, thông minh. ong hai tranh “Đám cưới chuột” và “Chuột vinh quy”, theo cụ Sam, đều có nội dung phê phán hiện tượng: “Cá lớn nuốt cá bé”. Tuy nhiên, xét theo tính cách của những kẻ tham ăn, bòn mót, chui rúc, gặm nhấm, phá phách, đục khoét, tham nhũng công quỹ, bị dân gian nguyền rủa và được chuyển tải vào tranh Đông Hồ qua hình tượng loài chuột để ám chỉ, ví von, phê phán.

Qua tranh dân gian Đông Hồ, con mèo như là đại diện cho thế lực quan lại, thống trị; con chuột thuộc tầng lớp hạ đẳng bị cai trị, áp bức, bần cùng. Cả đời nhà chuột từ khi sinh ra, đến khi tác duyên “cưới vợ” sinh đàn, kéo lũ theo quy luật của tạo hoá, rồi học hành “đỗ đạt thành tài”, vinh quy bái tổ nhưng …vẫn phải sống nhẫn nhịn trong nguy cơ, đe dọa của loài mèo.

Bức tranh “Chuột vinh quy” lại gửi gắm thâm ý khác, trong xã hội phong kiến đương thời những người chăm chỉ, dùi mài kinh sử, thi đỗ trạng nguyên đều được triều đình ban võng, lọng và mời ra làm quan; nhưng khi chuột (ý nói dân đen, khác với “con vua thì lại làm vua”) đỗ tiến sỹ “vinh quy” về quê bái tổ vẫn phải “Hiệu thủ lễ”, đem lễ để cống (quan) mèo. Thật là, “phép vua thua lệ làng”! Tuy vậy, ở bức tranh này hình thái “đưa lễ” của lũ chuột cũng… có khác: Lũ chuột chỉ còn 11 con, sản vật cống nạp cũng bớt đi một con chim; thái độ “nhận lễ” của mèo cũng bớt sự căng thẳng, không còn giương oai, hằm hè nữa. Theo cụ Sam, tranh có ý diễn đạt: “Quan to đóng thuế ít, bổng lộc nhiều”; so với quyền uy của mèo thì tuy là chuột nhưng cũng đã vinh quy “tiến sỹ”, xếp vào hạng thứ quan rồi, cho nên lễ vật mang đi cống (quan) mèo được giảm một bậc, bằng tượng hình bớt đi một con chim!

Xem tranh “Đám cưới chuột” và “Chuột vinh quy” đi “tống lễ” để đổi lấy sự “thủ thân”, người xem thường hoài nghi: Trước sự cám dỗ bằng “chim, cá”, liệu mèo có nhận “lễ”? Cụ Sam lý giải, cần biết rằng chuột già cụp đuôi trong tranh “Đám cưới chuột” có ẩn ý ở chỗ “mất đầu còn đuôi; đuôi còn thì đầu còn”. Chuột già bày mưu mang cá, mang chim đi “hối lộ” mèo là dấn thân, đối mặt với sự nguy hiểm đến tính mạng cho nên, lũ chuột mới phải “tác nhạc”, làm cho mèo bùi tai là để hòa hiếu, “nịnh” cho mèo nhận lấy lễ vật thì ngày vu quy, vinh quy mới thực vui vẻ, vẹn toàn. 

Như vậy, mối quan hệ mèo - chuột ở đây toát lên tính nhân văn vừa thể hiện sự uy nghiêm nhưng vị tha của mèo vừa có ý nói lũ chuột mưu trí, gan dạ, biết nhường nhịn và mưu cầu hạnh phúc, khát khao được sống chung với mèo trong hòa bình. Tuy nhiên, có người nhận định oái oăm rằng, việc “đưa và nhận hối lộ” trong luật tục xã hội phong kiến bấy giờ cũng đã được quy định là “tội phạm và phải chịu hình phạt”.Theo logíc này, lũ chuột thật tinh quái, ma mãnh nên đã “trống rong, cờ rước”“tác nhạc” inh ỏi, cố ý phô bày việc “đưa hối lộ”; nếu mèo“nhận hối lộ” thì “trạng chết, chúa cũng băng hà” vì bàn dân thiên hạ cũng đều biết cả, chỉ chờ cơ hội để vạch mặt quan tham nhũng!

Tủm tỉm cười ý nhị, cụ Sam dặn, thú chơi và thưởng thức tranh Đông Hồ trong những ngày đầu xuân cũng phải biết cách. Tranh Đông Hồ châm biếm hài hước, tính nhân văn sâu sắc vừa  mộc mạc, đơn giản vừa độc đáo lại đa dạng, thâm ý và phong phú về cách hiểu. Cho nên,“Đám cưới chuột” phải treo (hoặc dán) bên tranh “Chuột múa rồng” thì mới toát ý. Bởi, nội dung bức tranh “Chuột múa rồng” thể hiện sự khát khao yêu hoà bình, cầu cho mưa thuận gió hoà và mong cho thần dân được mùa, cuộc sống bình an, no đủ. Bức tranh này treo bên bức tranh “Đám cưới chuột” còn bật ra ý “phú quý sinh lễ nghĩa”. Có thế, việc cống thuế, nạp tô, lễ lạt của lũ chuột đối với (quan) mèo mới thuận chèo, mát mái. Còn bức tranh “Chuột vinh quy” treo bên bức tranh “Thầy đồ cóc” sẽ bổ túc ý nghĩa cho nhau. Ý nói rằng, lũ chuột muốn làm quan và dung hòa quyền lực chung sống với mèo, thì cần phải có trí tuệ, mưu lược và lòng dũng cảm; muốn có trí tuệ phải chăm chỉ học hành và biết lắng nghe “Lão ô độc giảng” (cóc già khuyên bảo) thì mới có trí, dũng được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro