hn-ams ne hien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trả lời:

Chào bạn!

Có rất nhiều cách chăm sóc vùng kín để giúp ngăn ngừa và điều trị ngứa âm đạo, bạn có thể sử dụng những biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau nhé:

* Tránh sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, hạn chế giấy vệ sinh thơm và tắm bằng xà phòng

* Tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày, chỉ sử dụng dung dịch vệ sinh cô bé trong những ngày đèn đỏ.

* Không mặc quần áo khi ẩm ướt, đặc biệt là với những bộ quần áo tắm hoặc quần áo tập thể dục bạn phải thay càng sớm càng tốt sau khi luyện tập xong.

* Vệ sinh vùng kín bằng cách lau hay rửa từ trước ra sau sau khi đi tiểu hoặc khi tắm táp.

* Ăn sữa chua hàng ngày như một cách sử dụng thuốc kháng sinh để tăng sức đề kháng cho vùng kín.

* Giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô ráo. Vệ sinh bằng nước ấm sạch hàng ngày

* Giữ lượng đường trong máu dưới sự kiểm soát tốt nếu bạn có bệnh tiểu đường.

* Hãy thực hiện giảm cân nếu bạn đang “mèo ú”

* Tránh lao động và học tập quá sức; tránh cơ thể ra mồ hôi quá nhiều

* Tránh gãi khi bạn bị ngứa ngáy vùng kín vì nó sẽ chỉ làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

* Tạm thời trì hoãn XXX cho đến khi các triệu chứng của bạn có biểu hiện khỏi hẳn.

* Sử dụng bao cao su để tránh lây lan bệnh qua đường XXX.

3. Là bạn gái, hầu như ai cũng bị ít nhất những cơn ngứa ngáy vùng kín hoành hành. Song bản thân mình rất muốn biết, với những cơn ngứa vùng kín như thế nào thì nên tìm đến một bác sỹ phụ khoa để thăm khám đây? (Yến Nhi, HCM)

Trả lời:

Chào bạn gái!

Đúng là những cơn ngứa vùng kín có khi là rất nghiêm trọng nhưng có khi nó chỉ là một biểu hiện của những cơn dị ứng tạm thời. Do đó, hãy đến bác sỹ thăm khám ngay nếu bạn có những biểu hiện như sau kèm theo những cơn ngứa ngáy này:

* Bạn bị sụt cân, mệt mỏi và đi tiểu thường xuyên mà không giải thích được nguyên nhân

* Bạn thấy đau ở vùng xương chậu hoặc đau bụng, sốt.

* Bạn thấy vết loét ở âm đạo hoặc âm hộ.

* Âm đạo chảy máu, sưng, hay khí hư ra nhiều bất thường

* Đối tác của bạn cũng có triệu chứng ngứa ngáy

* Triệu chứng của bạn ngày một xấu đi và kéo dài đã hơn 1 tuần

* Những cơn ngứa ngáy vẫn tái diễn bất chấp tự chăm sóc cẩn thận và đúng cách của bạn.

Những câu hỏi mà bác sỹ sẽ hỏi bạn để giúp chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa vùng kín

* Bạn bắt đầu ngứa vùng kín từ khi nào?

* Trước đó, bạn đã bao giờ bị ngứa vùng kín chưa?

* Bạn đang ngứa trầm trọng phải không?

* Ngứa ngáy có làm bạn khó chịu và hạn chế các hoạt động của bạn?

* Bạn ngứa chính xác ở khu vực nào của vùng kín? Bên trong âm đạo hoặc trên âm hộ (bên ngoài)?

* Bạn có thường xuyên tắm hay vòi sen và thụt rửa sâu vùng kín không?

* Bạn có sử dụng xà phòng thơm, giấy vệ sinh màu, hoặc tắm xà phòng?

* Bạn có thường xuyên bơi lội hoặc chơi các môn thể thao dưới nước? Bạn có thay đổi quần áo của bạn ngay sau khi hoạt động thể dục thể thao?

* Bạn có mặc quần nhỏ bằng vải bông, cotton hay sợi tổng hợp?

* Đồ nhỏ của bạn có chật khít?

* Bạn có sinh hoạt tình dục? Bạn có sử dụng thuốc ngừa thai?

* Bạn đã làm bất cứ điều gì để bạn cảm thấy tốt hơn chưa?

TIN MỚI Báo Phụ Nữ Online

Thay đổi diện mạo nhờ...thực phẩm

Nguoiduatin.vn

Tình yêu bi thảm của hoàng tử Ấn Độ và hầu…

Người Lao Động

Happy Kids Gummy nhận giải "top 100"

Alobacsi.vn

Chất bột trên cà chua độc tương đương hạt…

Người Lao Động

Nâng cao hiểu biết về bệnh ung thư

TỪ KHÓA LIÊN QUAN chỗ kín ngứa ngáy âm đạo viêm âm đạo vệ sinh dung dịch XXX giấy vệ sinh bác sĩ thụt rửa nguyên nhân stress thuốc tránh thai bao cao su bệnh tiểu đường

5 điều cần tránh khi bị viêm âm đạo

24-04-201314:01:06 |BS. Hoa Hồng - Theo Trí Thức Trẻ

Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm âm đạo là phải chú ý chuyện vệ sinh. Tuy nhiên, chị em cũng cần tránh một số yếu tố sau đây để bệnh không bị nặng thêm.

Hướng dẫn đặt thuốc trị viêm âm đạo cho đúng cách

Viêm âm đạo sau lần quan hệ đầu tiên

Bị viêm âm đạo phải đốt cổ tử cung mới có thể có con

Thưa bác sĩ, em năm nay 27 tuổi, mới kết hôn. Em có chuyện này mong được bác sĩ tư vấn giúp em.

Em kết hôn được hơn  tháng nhưng từ khi kết hôn em thường xuyên bị ngứa ở "vùng kín", thậm chí còn có dịch âm đạo màu vàng và hôi nữa. Em đã đi khám thì được bác sĩ kết luận là viêm âm đạo và kê thuốc cho để đặt và uống. Lần thứ nhất điều trị em đã gần khỏi hẳn rồi (chỉ còn lại ngứa) nhưng sau đó không hiểu sao bệnh trở lại như trước. Em dùng hết thuốc thì đi khám lại, bác sĩ vẫn kê đơn thuốc như vậy và dặn rằng phải giữ vệ sinh sạch sẽ.

Em dùng hết đợt thuốc thứ 2 mà bệnh vẫn không khỏi. Em đang rất hoang mang, không biết có nên đi khám lại không hay chỉ cần mua thuốc đó về dùng tiếp là được. Hơn nữa, khi em đi khám, không thấy bác sĩ dặn phải kiêng gì, em ngại nên cũng không dám hỏi.

Bác sĩ cho em hỏi tại sao tình trạng bệnh của em lại lâu khỏi như vậy? Trong quá trình điều trị em có cần kiêng gì không? Em xin cảm ơn! (M. Lê)

BS. Hoa Hồng tư vấn:

Bạn M. Lê thân mến,

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến mà hầu hết chị em nào cũng có thể gặp trong đời. Chỉ cần không chú ý đến chuyện vệ sinh, rối loạn trong ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt, tâm trạng stress kéo dài... đều có thể làm xuất hiện viêm âm đạo. Nguyên nhân trực tiếp gây ra viêm âm đạo là do sự mất cân bằng vi khuẩn bên trong âm đạo (bao gồm vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu).

Hầu hết các trường hợp người bị viêm âm đạo thường được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho uống hoặc đặt bên trong âm đạo. Tuy nhiên, khả năng khỏi bệnh nhanh đến đâu còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, sự tích cực của người bệnh trong việc dùng thuốc và khả năng kiêng khem các tác nhân gây bệnh tốt đến đâu...

Tránh một số yếu tố có thể làm cho bệnh thêm nặng như dưới đây cũng là điều cần thiết. Ảnh minh họa

Trong trường hợp của bạn, bệnh viêm âm đạo liên tục tái phát, mãi không khỏi có thể là do bạn đã không thực hiện tốt việc kiêng khem trong ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm âm đạo là phải chú ý chuyện vệ sinh, tránh dùng các loại sản phẩm vệ sinh phụ nữ khi đang bị viêm, chỉ nên rửa bằng nước sạch. Tuy nhiên, việc tránh một số yếu tố có thể làm cho bệnh thêm nặng như dưới đây cũng là điều hết sức cần thiết.

- Tránh uống rượu, hút thuốc lá: Chất kích thích nicotin trong thuốc lá có thể làm cho lượng oxy trong máu giảm đi nên lượng máu cung cấp cho "vùng kín" cũng bị giảm mức oxy cần thiết. Hơn nữa, rượu lại làm cho "vùng kín" của người phụ nữ thường xuyên trong tình trạng nóng ẩm nên càng tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển, gây bệnh viêm âm đạo.

- Tránh ăn nhiều hải sản: Các loại hải sản như cá biển, bạch tuộc, tôm, cua… có thể góp phần làm nóng, làm ẩm và làm cho âm hộ càng ngứa ngáy khó chịu, càng vi khuẩn gây viêm nhiễm cũng phát triển nhiều hơn.

- Tránh ăn đồ cay nóng: Thực phẩm cay, nóng sẽ làm tăng chất độc tích tụ trong cơ quan nội tạng, làm cho nước tiểu đậm màu, hậu môn nóng rát, và tạo môi trường cho các vi khuẩn gây viêm âm đạo càng phát triển khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

- Tránh thức ăn ngọt, béo nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm béo ngậy, nhiều dầu mỡ như mỡ, bơ, thịt lợn... và thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như kẹo, chocolate, bánh kem… cũng khiến nhiệt độ ở vùng sinh dục cao hơn một chút nvà làm tăng lượng bài tiết âm đạo và ảnh hưởng lớn đến việc điều trị viêm âm đạo.

- Tránh quan hệ tình dục: Có quan hệ tình dục khi đang bị viêm âm đạo góp phần làm cho các vi khuẩn có cơ hội tiến sâu vào trong và "phá hủy" bên trong cơ quan sinh sản. Kết hợp với các loại vi khuẩn khác xâm nhập từ bên ngoài, bệnh viêm âm đạo của bạn không nhưngcàng lâu khỏi mà còn có nguy cơ lan rộng và nặng thêm.

Bạn nên chú ý những điều cần tránh nói trên để bệnh nhanh khỏi hơn. Hơn nữa, bạn nên đi khám lại để được chẩn đoán và kê đơn thuốc mới chứ không nên tự ý mua thuốc về tiếp tục uống.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Âm hộ, âm đạo bị nhiễm có thể do nấm vi khuẩn. (Ảnh minh họa).

Biểu hiện của bệnh viêm âm đạo là gì?

Thứ Năm, 25/04/2013, 11:05 AM (GMT+7)

Sự kiện: Bệnh của "vùng kín"

Viêm âm hộ - âm đạo cũng như các bệnh phụ khoa khác, không chỉ gây xáo trộn đời sống sinh hoạt hàng ngày bởi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu...

Nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm thì bệnh diễn tiến dai dẳng và gây những biến chứng nghiêm trọng: viêm cổ tử cung, vô sinh...

Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bệnh viêm phụ khoa trong 5 năm gần đây  ở phụ nữ là 65 - 75,6%, trong đó chủ yếu là bệnh viêm nhiễm âm hộ - âm đạo do vi khuẩn, nấm chiếm tới trên 85% trong tổng số các bệnh viêm phụ khoa.

Vì sao âm hộ - âm đạo dễ bị viêm? 

- Do vị trí và đặc điểm sinh lý của bộ phận âm hộ - âm đạo:

+ Miệng mở bên dưới âm đạo trực tiếp thông ra ngoài.

+ Phía trước âm hộ - âm đạo có miệng niệu đạo, mà niệu đạo của phụ nữ lại rất ngắn, rất dễ bị vi sinh vật bên ngoài xâm nhập, nước tiểu cũng có thể gây nhiễm bẩn cho âm hộ-âm đạo. Phía sau âm hộ - âm đạo rất gần với hậu môn, nên bộ phận này rất dễ bị ngấm và ô nhiễm bởi phân.

+ Ô nhiễm do máu kinh nguyệt và khích ứng của băng vệ sinh.

- Ngoài ra, kết hợp với các yếu tố như:

+ Vệ sinh vùng kín không thường xuyên, chưa đúng cách nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, hậu sản, thai nghén: Sử dụng sản phẩm rửa phụ khoa hàng ngày không thích hợp; thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sỹ; sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh để tắm rửa.

+ Lây nhiễm qua đường tình dục khi quan hệ với chồng (bạn trai) đã nhiễm hoặc đang có nguy cơ nhiễm bệnh.

+  Thực hiện các thủ thuật y khoa không đảm bảo vô trùng.

+ Ngoài ra, một số phụ nữ đang dùng kháng sinh, đang mang thai, đang dùng viên uống tránh thai kết hợp,... là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật có hại sống cộng sinh ở âm đạo dễ phát triển quá mức gây viêm nhiễm.

Âm hộ, âm đạo bị nhiễm có thể do nấm vi khuẩn. (Ảnh minh họa).

Biểu hiện đặc trưng của viêm âm hộ - âm đạo do nấm, vi khuẩn

- Viêm âm hộ - âm đạo do vi khuẩn: Dịch tiết âm đạo hôi; Có ban đỏ, phù quanh âm hộ; Ngứa âm hộ.

- Viêm âm hộ - âm đạo do nấm: Dịch tiết âm đạo trắng đục như váng sữa, dính ở các môi nhỏ, thành âm đạo (thường không có mùi hôi); Có ban đỏ, phù nề, ngứa âm hộ; Cảm giác sót, đau rát khi đi tiểu, giao hợp.

Khi thấy các dấu hiệu trên, chị em phụ nữ nên đến các phòng khám chuyên khoa phụ sản để điều trị.

Theo PGS. TS. Nguyễn Đức Vy – Chủ tịch hội Sản phụ khoa & SĐCKH Việt Nam “Thực hiện vệ sinh vùng kín hàng ngày, đúng cách để giảm thiểu khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa đồng thời ngăn ngừa bệnh tái mắc”:

- Tắm rửa thường xuyên (nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt), vệ sinh âm hộ hàng ngày, sau mỗi lần đi đại tiện bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng hằng ngày.

- Luôn luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng những dụng cụ, khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo, âm hộ vì bất cứ lý do nào. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.

- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng qui định, 4 - 6 giờ phải thay một lần.

- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật, nước thải như nước ao hồ, kênh rạch... để tắm rửa, vệ sinh vùng kín.

- Không nên dùng xà bông hay các chất tẩy rửa mạnh, chất kháng khuẩn để vệ sinh vùng kín.

-  Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ.

Một sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp dùng hằng ngày phải đảm bảo các yêu cầu sau: Làm sạch nhẹ nhàng; ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; an toàn khi dùng thường xuyên, phù hợp với sinh lý vùng kín; dưỡng da, tái tạo da, giúp da và niêm mạc vùng kín luôn tươi nhuận, tạo cảm giác thoải mái, tự tin cho bạn gái). 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sản phẩm rửa phụ khoa, tuy nhiên các bạn gái nên đọc kỹ thành phần, tác dụng để lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp cho việc chăm sóc vùng kín hàng ngày. Một trong số các sản phẩm được nhiều bạn gái thường xuyên sử dụng để vệ sinh vùng kín hàng ngày cũng như được các BS sản phụ khoa khuyên dùng là dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương. Với thành phần Muối, Tinh chất các thảo dược, Dạ Hương có các đặc điểm phù hợp với một sản phẩm vệ sinh vùng kín hằng ngày.

Các mẹo nhỏ hạn chế hiện tượng rối loạn kinh nguyệt:

Mùi tây: uống 75ml nước mùi tây mỗi ngày là phương pháp hiệu quả mà đơn giản, sẽ khắc phục được hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tại nhà.

Hoa chuối: nấu hoa chuối với sữa đông sẽ làm giảm quá trình chảy máu nguyệt san nặng nề.

Mật ong: một nửa muỗng cafe mật ong hòa tan với 2 viên aspirins vào nửa chén nước. Hòa tan rồi uống. Như vậy sẽ có tác dụng làm cho kinh nguyệt được đều đặn hơn, cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Ăn nhiều trái cây đặc biệt có chứa thành phần estrogen rất có ích cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều. Vì bổ sung estrogen sẽ giúp cho nội tiết tố nữ được cân bằng.

Hạt vừng: một nửa thìa café bột hạt vừng hòa với nước ấm để uống, 2 lần mỗi ngày. Việc này sẽ giúp bạn giảm đau, cải thiện tình hình vì hạt vừng sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt.

Tắm nước ấm sẽ giúp những triệu chứng khó chịu khi có kinh nguyệt được giảm bớt.

Hạt rau mùi: Với những người bị chảy máu nhiều, đun sôi 6g hạt rau mùi với nửa lít nước và đun cho đến khi còn khoảng một bát thì bỏ ra uống. Uống hàng ngày. Đây là một phương pháp hiệu quả giúp điều hòa kinh nguyệt.

Gừng: đập nhỏ gừng tươi và đun sôi trong 1 bình nước, uống 3 lần/ngày sau bữa ăn.

Củ cải đường: uống 60-90 gram nước củ cải đường, ngày 2 lần cũng sẽ giúp giảm thiểu hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Khi bị rối loạn kinh nguyệt thì tuyệt đối không nên ăn những chất kích thích như: đường, bánh kẹo, trà, café, dưa chua, gia vị, hay những chất kích thích khác.

Khi bị rối loạn kinh nguyệt bạn nên uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải ra được những vi khuẩn trong quá trình đi tiểu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro