1000năm thăng long

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Từ thủa mang gươm đi mở cõi

Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long".

                                              (Huỳnh Văn Nghệ)

Ngay từ thời vua Hùng dựng nước đến các bậc đế vương như An Dương Vương, Hai bà Trung, Lý Nam Đế, Ngô Quyền đã chọn đất thuộc vùng Thăng Long - Hà Nội để đóng đô, xây dựng nền độc lập.  

Thăng Long – Hà Nội luôn là nơi tụ hội của các tài hoa, trí tuệ văn vật của mọi miền đất nước từ đời này qua đời khác. Lịch sử, cảnh vật, con người Thăng Long - Hà Nội là một biểu tượng văn hoá Việt Nam. Cốt cách văn hoá Thăng Long là mẫu hình để người Thủ đô cùng cả nước nâng lên tầm cao mới, hoà nhập với thế giới và bên ngoài, thật đáng tự hào.

Năm nay, 2010, cả nước cùng hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử nước nhà, thể hiện lòng thành kính, tôn vinh truyền thống yêu nước, hướng về cội nguồn của lớp con cháu kế cận đối với những người đi trước đã hi sinh vì một Việt Nam hòa bình, ổn định và phồn vinh. Sự kiện này đã được chỉ đạo cụ thể trong Chỉ thị số 32-CT/TW ( ngày 4/5/1998) của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 30/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú, xứng tầm thành phố 1000 năm tuổi.

Thăng Long - Hà Nội: Những chặng đường lịch sử 1000 năm soi rọi

Những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội từ cách đây 2 vạn năm, giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Nhưng đến thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, các cư dân của thời đại đồ đá mới bị đẩy lùi lên vùng núi. Phải tới khoảng 4 hoặc 5 ngàn năm trước Công nguyên, con người mới quay lại sinh sống ở nơi đây. Các hiện vật khảo cổ giai đoạn tiếp theo, từ đầu thời đại đồ đồng đến đầu thời đại đồ sắt, minh chứng cho sự hiện diện của Hà Nội ở cả bốn thời đại văn hóa: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Thế kỷ III  trước Công nguyên, trong cuộc chiến với quân Tần từ phương Bắc, Thục Phán quyết định đóng đô ở Cổ Loa, nay là huyện Đông Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km. Sự xuất hiện của thành Cổ Loa ghi dấu Hà Nội lần đầu tiên trở thành một đô thị trung tâm về chính trị và xã hội.

Trên 4.000 năm trước, các bộ lạc Phùng Nguyên đã biết dùng đồng thau để chế tác công cụ sản xuất, đồ dùng, vũ khí... xây dựng nên nền văn hoá sông Hồng, tạo nên cơ sở vật chất cho quốc gia đầu tiên của nước Văn Lang dưới thời đại các Vua Hùng lấy đất Phong Châu - Việt Trì làm trung tâm văn hoá. Sinh cơ lập nghiệp đôi bờ sông Hồng phù sa trù phú nhưng giặc dã, thiên tai là mối nguy cơ thường trực, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết, hun đúc nên truyền thống phòng thủ, chống giặc ngoại xâm và xây dựng nên nền độc lập, tự chủ và tạo nên nhiều kỳ quan độc đáo là hệ thống đê, kè phòng lụt dọc bờ sông Hồng.

Thục Phán An Dương Vương theo triền sông Hồng chuyển dần về phía đông, xây thành Kinh đô Cổ Loa, với ba vòng thành kiên cố, một vòng thành nằm trong hào khí Rồng bay mà sau này khi lên ngôi Lý Công Uẩn chọn đất này làm đất Kinh kỳ của nước Đại Việt. Từ đó đến nay, tinh hoa của nước Việt, con người và truyền thống cùng cảnh vật của đất nước của nền văn hiến Việt Nam.

Suốt chiều dài 1000 năm Thăng Long - Hà Nội xây nên nền văn hoá vật thể như chùa chiền, đình tháp, những bức thành trị thuỷ, những phố phường đô hội, nền văn hoá tinh thần cốt lõi của truyền thống bảo vệ đất nước.

Kể từ khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (mùa Thu năm Canh Tuất – 1010), gặp điềm “rồng vàng” bay lên, liền đặt tên kinh đô là Thăng Long, cũng là đặt nền móng văn hiến cho vùng đất địa linh, nhân kiệt này.

Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên - Trấn Vũ phía Bắc. Đền Bạch Mã phía Đông, cửa Nam có thần Cao Sơn trấn giữ còn cửa Tây có thần Linh Lang - đền Voi Phục - Thủ Lệ. Tương ứng lối vào thành phải đi qua bốn cửa thành: Ô Cầu Dền, Đồng Lâm, Cầu Giấy và Yên Hoà. Bốn phương yên ổn, nhà vua cho xây điện Càn Nguyên ở giữa, núi Nùng làm chỗ thiết triều.

Thế kỷ thứ XI, Lý Công Uẩn lớn lên từ cửa Phật nên khi lên ngôi cho xây dựng ở Thăng Long nhiều chùa phật giáo. Ông cũng là người lo lắng nhất đến phòng thủ kinh đô và đất nước, cho nên cua lập trường Giảng Võ trên một cánh đồng rộng để ngày đêm quân sĩ luyện tập. Không xa Giảng Võ là Trại ngựa (Kim Mã), kho đạn đặt ở Ngọc Khánh, Trại Voi ở Cống Vị (Voi Phục). Khi đàm dạo văn chương thì có Thủ Lệ, lập ra Văn Miếu làm trường học. Ông đã cho xây dựng 4 cửa thành để chống giặc ngoại xâm, kết thành "Tứ chấn" đi vào tâm thức dân gian trở nên huyền thoại hơn bởi có các thần linh phù hộ vòng trong và vòng ngoài. Tứ trấn bảo vệ kinh kỳ từ xa có Trấn Đoài (Sơn Tây), Trấn Bắc (Kinh Bắc), Trấn Đông (Hải Dương) và Trấn Nam (Nam Định). Bốn phương của đất Thăng Long có 4 vị thần trấn giữ. Từ đây hình thành nên truyền thống bản sắc văn hoá đất Kinh kỳ trong nền văn hoá Việt Nam, hun đúc khí phách anh hùng từ đời này qua đời khác. Chôn vùi bao kẻ thù hùng mạnh của thế giới.

Từ Lý Thường Kiệt phá Tống, Hưng Đạo Vương ba lần đại thắng quân Nguyên Mông. Giúp nhà Lê có Nguyễn Trãi. Đất Thăng Long chứng kiến những trận đáng oanh liệt phá tan giặc Bắc phương của Nguyễn Huệ. Thăng Long mãi mãi ghi dấu ấn. Thăng Long còn ghi dấu ấn đức độ của thầy Chu Văn An... Những trang sử còn ghi chép từ đất Thăng Long nghìn đời tạo nên hào khí Đông Đô.

Thăng Long tự hào với các phường nghề truyền thống như: Giấy, vải, mộc, đúc đồng, kim hoàn, vàng bạc như Giấy Bưởi, Yên Thái; đúc đồng Ngũ Xã; nghề trạm bạc ở Định Công... cùng với 36 phố phường gắn liền với nghề truyền thống. Thăng Long còn là nơi tập trung của những của ngon vật lạ từ khắp nơi dồn về không chỉ là sản vật tiến vua mà nơi đây tụ hội bao lớp người phong lưu, biết làm ăn, tạo nên văn hoá ẩm thực độc đáo, lịch thiệp, hào hoa phong nhã.

Sau 215 năm cầm quyền, triều Lý lâm vào tình trạng suy yếu và năm 1226, nhà Trần thay thế nhà Lý thiết lập lại trật tự chính trị, xã hội. Thăng Long thời Trần cơ bản vẫn giữ ranh giới cũ, được quy hoạch lại thành 61 phường với dân số đông đúc hơn, tập trung trong khu vực dân sự; Nho học được coi trọng và phát triển; chế độ khoa cử được tổ chức chặt chẽ; Khoa học quân sự thời Trần được coi là yếu tố cấu thành văn hóa Đại Việt, tạo nên hào khí Đông A. Kinh đô Thăng Long thời Trần là thành phố mở, hội tụ tinh hoa văn hóa của nhiều nước trên thế giới.

Sau gần 500 năm giành được độc lập, đến nhà Hồ, nước ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Năm 1418, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa. Sau 9 năm kháng chiến, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng được các vùng từ Nam đến Bắc. Lê Lợi lên ngôi năm 1428 và đổi tên kinh đô thành Đông Kinh. Thời Hậu Lê, kinh thành Thăng Long được quy hoạch và xây dựng theo quy cách đế đô của quốc gia quân chủ tập quyền. Kinh thành được mở rộng sang phía Đông. Kiến trúc kinh thành thời Lê đạt đến trình độ mực thước, hài hòa. Khu dân sự tiếp tục được phát triển và quy hoạch lại gồm huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương, mỗi huyện có 18 phường. Đông Kinh lúc này đã có những phố chợ buôn bán tấp nập, nhiều phường thủ công nổi tiếng như: Nghi Tàm, Thụy Chương, Yên Thái, Hàng Đào, Tranh Hàng Trống…Nước Đại Việt dưới triều vua Lê Thánh Tông đã đạt tới đỉnh cao của một quốc gia phong kiến độc lập. Có thể nói thời Lê, Mạc, Lê Trung Hưng tuy có những biến động về chính trị nhưng Thăng Long vẫn là một thành thị - thương cảng sầm uất nhất cả nước vào loại lớn ở Châu Á.

Cuối năm 1788, Kinh đô và đất nước Đại Việt lại phải đương đầu với sự xâm lược của đế chế Mãn Thanh. Vua Quang Trung lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn từ Huế tiến ra Bắc, giải phóng Thăng Long. Ông đã cho tu sửa, đắp lại những nơi bị sụp đổ. Lịch sử triều Tây Sơn tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại những dấu ấn đậm nét trong trang sử Thăng Long – Hà Nội văn hiến, anh hùng.

Đến thời nhà Nguyễn, kinh đô vẫn đặt ở Phú Xuân và Thăng Long được gọi là Bắc Thành. Năm 1831 vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội, Thăng Long được gọi là Hà Nội. Cuối thời Nguyễn, trước những hành động xâm lược của thực dân Pháp, Hà Nội đã đứng lên kháng chiến. Tuy nhiên sự nhu nhược của triều Nguyễn đã khiến nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Mặc dù thực dân Pháp thi hành chính sách đàn áp, khủng bố tàn bạo nhưng vẫn không dập tắt được phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội. Ngày 19/8/1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hà Nội đã nổi dậy cướp chính quyền, giành độc lập. Tại Quốc hội lần thứ nhất năm 1946, Hà Nội được vinh dự được chọn làm thủ đô của cả nước trong kỷ nguyên mới.

Thời kỳ khánh chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân Hà Nội luôn đoàn kết một lòng, khi là trận tuyến, khi là hậu phương chi viện cho chiến trường, cùng cả nước đấu tranh thống nhất nước nhà vào năm 1975. Tháng 4/1976, Hà Nội được Quốc hội chung của cả nước quyết định la Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Hà Nội dấy lên phong trào thi đua yêu nước với quyết tâm xây dựng Thủ đô “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Các công trình lớn như sân bay Nội Bài, cầu Thăng Long, cầu Đuống, cầu Chương Dương, và nhiều khu cao tầng được xây dựng và đưa vào sử dụng. Một số ngành công nghiệp điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí nông nghiệp, hóa chất được hình thành. Nông nghiệp cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kinh tế đối ngoại bắt đầu hình thành. Kinh tế Thủ đô có những bước tiến, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Những năm đầu thế kỷ 21, Hà Nội thay đổi từng ngày, trở thành một đô thị văn minh, hiện đại. Năm 2008 Quốc hội có Nghi quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Theo đó Hà Nội được mở rộng bao gồm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Đến nay, Hà Nội có diện tích 3.340 km2 với gần 6,5 triệu dân, 29 đươn vị huyện, quận, 577 xã phường, thị trấn.

Với tấm lòng yêu nước son sắc, bất khuất, kiên cường, mưu trí, sáng tạo nghìn năm qua người Thăng Long – Hà Nội đã thể hiện sinh động  hào khí Thăng Long trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đã tạo nên chủ nghĩa anh hùng Cách mạng trong thời đại mới. Hà Nội là “Thủ đô của phẩm giá con người”, “Thủ đô vì hòa bình”; Hà Nội nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, tỏa chiếu văn hiến Thăng Long đi khắp mọi miền của Tổ quốc, trở thành niềm tự hào chung của đất nước Việt Nam, tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dân Thủ đô, mỗi người dân Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập vì hạnh phúc lớn của dân tộc. Cho đến ngày nay Thăng Long - Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước, là nơi kết tinh tinh hoa của dân tộc, hội tụ nhân tài của đất nước.

Đại lễ 1000 năm Thăng Long: Tôn vinh truyền thống yêu nước, hướng về cội nguồn

Đón chào cột mốc trọng đại này (năm 2010),  ngay từ những ngày đầu năm, các hoạt động kỷ niệm gắn với các ngày lễ lớn đã được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước: Lễ hội Hoa tại Hà Nội, Festival Hoa Đà Lạt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội tại Lâm Đồng; Liên hoan hợp xướng Những bài ca dâng Đảng của thanh niên, học sinh, sinh viên toàn quốc; Mít tinh trọng thể cấp quốc gia kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng; Gặp mặt 1000 đảng viên trẻ tiêu biểu; tổ chức Lễ hội Xuân Thăng Long – Hà Nội ngàn năm, mở đầu cho mùa lễ hội năm 2010 với chủ đề “ Khí phách Thăng Long- Hồn thiêng sông núi; Tổ chức các cuộc thi sang tác video ngắn về Thăng Long- Hà Nội văn hiến; Ngày thơ Việt Nam với chủ đề Đại lễ hội Thơ 1000 năm; Hội Nhà văn Việt Nam với chủ đề  “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long”.

Với việc UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức thành công hoạt động kỷ niệm 999 năm Thăng Long- Hà Nội (ngày 10/10/2009) và tham gia kỳ họp  thứ 182 của Đại hội đồng UNESCO (diễn ra vào tháng 10/2009) và được tổ chức này ra Nghị quyết về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đây là cơ sở  pháp lý quan trọng nâng tầm tổ chức các hoạt động kỷ niệm ở quy mô quốc tế. Và mới đây, ngày 9/3/2010, trong phiên họp toàn thể thường niên của Ủy ban Ký ức Thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (tại Ma Cau, Trung Quốc) đã công nhận 82 Bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê- Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di sản Tư liệu thế giới.

Thành phố cũng đang chuẩn bị chu đáo các điều kiện để các chuyên gia vào thẩm định hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hoá thế giới. Bên cạnh vận động quốc tế (UNESCO) công các di sản văn hoá vật thể, Thành phố cũng đang phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan chuyên môn tổ chức tổng duyệt và tổ chức lễ hội Gióng để lập hồ sơ lễ hội này đề nghị  tổ chức này công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể. Ở cấp độ quốc gia, nhiều đề tài khoa học được nghiên cứu hoàn thành như chương trình “Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và giá trị lịch sử, văn hoá 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô”; sản xuất hai bộ phim lịch sử “Trần Thủ Độ” và “Người con của Rồng”, đĩa DVD những ca khúc chọn lọc về Hà Nội qua các thời kỳ…

Sự hưởng ứng tham gia của các bộ ngành, địa phương và nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế thể hiện tình cảm và trách nhiệm mong muốn xây dựng một Thủ đô ngàn năm văn hiến với nhiều di sản giá trị cho muôn đời sau, trong sự phát triển trường tồn của dân tộc.

Không chỉ khởi động tổ chức các hoạt động từ đầu năm, truớc đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long cùng Thành phố Hà Nội phối hợp với các bộ, ngành, các tỉnh thành phố tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm theo mốc sự kiện 1000 ngày, 500 ngày, 1 năm, kỷ niệm 999 năm, 55 năm Ngày giải phóng Thủ đô và Công bố năm Du lịch Quốc gia.

Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động theo mốc thời gian: 1.000 ngày, 500 ngày, 1 năm trước Đại lễ, kết hợp với kỷ niệm 999 năm Thăng Long, 55 năm giải phóng Thủ đô, khởi đầu Năm du lịch quốc gia v.v... đã được dư luận đánh giá tốt.  Chỉ riêng từ tháng 5 đến 10/2010, sẽ có gần 80 hoạt động diễn ra trong đó đỉnh cao là 10 ngày Đại lễ và kết hợp các sự kiện gắn với các mốc thời gian: kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 ngày trước Đại lễ (2/7), kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 30 ngày trước Đại lễ (10/9), các hoạt động tổ chức các sự kiện vẫn đang được tiếp tục triển khai.

Các hoạt động sẽ diễn ra ở tất cả các xã, phường thị trấn, quận, huyện, thị xã của Hà Nội. Mỗi địa phương đều có chương trình riêng để tổ chức, hiện đang được rà soát, thống nhất, để tạo thành khung cảnh chung của lễ hội. Các di tích, danh thắng, đình, đền chùa cũng sẽ tổ chức các lễ hội, các trò chơi dân gian truyền thống trong dịp này. Đại lễ hội sẽ có kỷ lục về số nghệ sĩ tham gia.

Các chương trình được dư luận đánh giá có chất lượng, ấn tượng sâu sắc góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tình cảm về truyền thống lịch sử - văn hoá của Thủ đô đến đông đảo nhân dân cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Nhiều dự án trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, triển lãm di sản văn hoá thời Lý; xuất bản các ấn phẩm về lịch sử văn hoá thời Lý ở các địa phương- vùng đất con người quê hương nhà Lý như Bắc Ninh, Ninh Bình…

Thiết thực hưởng ứng đợt phát động của Thủ tướng Chính phủ “Cả nước hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long”, 26 công trình được hoàn thành  trước ngày 10/10 năm nay để chào mừng Đại lễ trọng đại này. 18 công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trên phạm vi cả nước được làm lễ gắn biển….

Hướng về 1000 năm Thăng Long – Hà Nội còn phải kể đến dấu ấn tích cực của tư nhân vào việc xây dựng các công trình, hoạt động kỷ niệm theo phương châm xã hội hoá như: Công trình văn hoá Việt Phủ Thành Chương tại huyện Mê Linh (Hà Nội), được đầu tư công phu, thể hiện sự tìm tòi hướng về cội rế văn hoá truyền thống làng xã. “Đây được xem như một tác phẩm có giá trị văn hoá truyền thống không thể đo đếm bằng tiền vì đòi hỏi nhiều công sức và niềm đam mê của gia đình tôi”- Hoạ sĩ Thành Chương cho biết. Bên cạnh đó là các dự án: Con đường gốm sứ ven sông, lễ hội Ký ức cầu Long Biên, Games show truyền hình, phim truyện nhựa, video, tài liệu…

Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội: Cả nước cùng hướng về Thủ đô

Kể từ Lễ phát động đợt thi đua đặc biệt "Cả nước hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội", đến nay, các địa phương trong cả nước đang nỗ lực hết sức để cùng với Thành phố Hà Nội góp phần làm nên thành công của Đại lễ.

Tỉnh Bắc Ninh, đến nay, cùng với việc chỉ đạo đẩy nhanh hoàn thiện các hạng mục các dự án chào mừng Đại lễ 1000 năm như nâng cấp, bảo tồn Đền Rồng (Đình Bảng - Từ Sơn); tu bổ, tôn tạo chùa Phật Tích, di tích Đền Đô. Tỉnh đã phát động sáng tác, tuyên truyền, quảng bá các hoạt động văn hóa, triển lãm di sản văn hóa thời Lý; xuất bản các ấn phẩm, xây dựng phim tài liệu lịch sử về vùng đất, con người quê hương nhà Lý.

Tỉnh Phú Thọ, ngoài các công trình tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, Khu di tích lịch sử Đền Hùng; các di tích thời đại Hùng Vương, tỉnh còn triển khai các hoạt động thông tin lưu động về lịch sử 1000 năm Thăng Long; tổ chức tuần lễ phim về Thăng Long - Hà Nội; xuất bản các ấn phẩm văn hóa nghệ thuật thời Lý - Trần trên vùng đất Tổ…

Tỉnh Ninh Bình triển khai tu bổ, tôn tạo các công trình văn hóa, du lịch nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt Cố đô Hoa Lư; xây dựng quảng trường, tượng đài vua Đinh. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học bảo tồn, phát huy giá trị di tích Cố đô Hoa Lư; tổ chức các lễ hội truyền thống; Trưng bày bảo tàng với chủ đề " Từ Hoa Lư tới Thăng Long - Hà Nội".

Tỉnh Nam Định triển khai các hoạt động gắn với việc trùng tu, tôn tạo các di tích triều Trần, phối hợp với Hà Nội tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo tuyên truyền về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của quê hương Thanh Hóa gắn với 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tích cấp quốc gia liên quan đến thời Lý.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng phim tài liệu về quan hệ kết nghĩa, hợp tác và phát triển giữa Huế - Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh; giới thiệu một số phim tư liệu về Lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Tỉnh cũng tổ chức hội thảo "Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên - Huế trong dòng chảy lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội"; đặc biệt là tổ chức cuộc thi tìm hiểu "1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ". Triển khai các hoạt động thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến" và phát động sáng tác báo chí về Đại lễ 1000 năm.

Tỉnh Bình Định các hoạt động lễ hội gắn với việc tôn vinh sự nghiệp anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn. Tỉnh cũng đăng ký cùng Hà Nội tham gia các hoạt động chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai kế hoạch hoạt động hướng tới Đại lễ 1000 năm và chủ động phối hợp cùng với Hà Nội đẩy nhanh tiến độ công trình Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn trước ngày Đại lễ.

Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội: Nhịp cầu đưa Thăng Long - Hà Nội ra thế giới

Theo Ban Tổ chức, đến tháng 5/2010, đã có gần 100 nước đăng ký và nhận lời tham dự Đại lễ, cùng khoảng 30 nước sẽ mang đến Đại lễ những hoạt động văn hóa nghệ thuật phong phú và đặc sắc của đất nước mình: Liên minh châu Âu và các nước Italia, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Hungary, Đức, Đan Mạch, Singapore, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Romania, Nga…

Với những giá trị đặc biệt của Thủ đô 1000 năm tuổi, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội không chỉ là niềm tự hào của cộng đồng người Việt Nam, mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. UNESCO đã ra Nghị quyết về Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là cơ sở pháp lý để lễ kỷ niệm được tổ chức với quy mô quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã đề nghị được tham gia các hoạt động trong dịp Đại lễ, cho thấy sự quan tâm của thế giới với sự kiện quan trọng này.

Italia là một trong những nước có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc biệt đón chào Đại lễ Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi. Chi hội hữu nghị Italia - Việt Nam ở thành phố cảng Genoa đã thành lập một Ủy ban ủng hộ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Vào dịp kỷ niệm Đại lễ, chính quyền thành phố Trento dự định sẽ đưa dàn đồng ca thiếu nhi nổi tiếng thế giới của mình sang Hà Nội biểu diễn, còn thành phố Milan sẽ đưa dàn nhạc thính phòng của nhà hát La Scala đến Việt Nam.

Những người bạn Pháp lại có một món quà khá đặc biệt và chan chứa tình hữu nghị để đón chào Thủ đô của Việt Nam bước vào 1000 năm tuổi. Cách đây 2 năm, những người trong HộiAD@lY đã khởi xướng ý tưởng làm một món quà tặng Việt Nam là chiếc chăn len khổng lồ. Phong trào thu gom len, đan len đã đươc phát động và nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo thành phố Montpellier, tổ chức UNICEF và nhiều hiệp hội khác.

Đã có hàng ngàn miếng len vuông vức, rực rỡ muôn màu, có kích thước 20cm x 20cm, được đan rồi ghép lại, tạo thành tấm chăn len rất lớn. Bà Anna Owhadi-Richardson, Chủ tịch HộiAD@lY cho biết: Cùng với chiếc chăn len làm ở Pháp, còn một chiếc chăn len tương tự cũng đang được làm ở ở Việt Nam. Đến tháng 10/2010, 2 chiếc chăn ở 2 đất nước sẽ được ráp nối để trở thành chiếc chăn lớn nhất thế giới.  Chiếc chăn không chỉ mang ý nghĩa về kỷ lục, mà quan trọng hơn, nó còn là biểu tượng của tinh thần đoàn kết giữa hai dân tộc Pháp và Việt Nam nói chung, giữa nhân dân thành phố Montpellier với Thủ đô Hà Nội nói riêng. Chiếc chăn len khổng lồ sẽ được bán đấu giá, lấy tiền ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Nam và sau đó, sẽ được chia thành những tấm chăn nhỏ để tặng các nạn nhân nhỏ tuổi... Nhiều địa phương khác của Pháp cũng mong muốn được mang đến Đại lễ Thăng Long - Hà Nội những tình cảm của riêng mình.

Những người bạn Hà Lan sẽ mang đến Thủ đô 1000 năm tuổi 30 ngàn bông hoa tuylip, biểu tượng của đất nước Hà Lan và sẽ dựng một làng Hà Lan với những nét văn hóa sống động và độc đáo, để góp vui cho Đại lễ hội. Các bạn ở đất nước Thái Lan sẽ có các hoạt động biểu diễn và còn tổ chức giới thiệu ẩm thực, triển lãm cũng như xúc tiến các hoạt động thương mại. Thành phố Fukuoka của Nhật Bản dự định tổ chức những ngày văn hóa Nhật tại Hà Nội trong dịp này.

Những người bạn củaThủ đô Seoul (Hàn Quốc) sẽ có nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc với những nghệ sĩ tên tuổi. Các bạn còn dự định tổ chức "Đêm hữu nghị Seoul - Hà Nội", hội chợ thương mại Seoul - Hà Nội và hội thảo về Dự án sông Hồng… Đón mừng Đại lễ 1000 năm của Hà Nội, chính quyền Moskva (Nga) sẽ tổ chức "Những ngày Moskva" tại Hà Nội, như một cách bày tỏ tình đoàn kết sâu nặng, gắn bó truyền thống giữa 2 nước Việt Nam - Liên bang Nga. Những người bạn đến từ Thủ đô Berlin (Đức) đã đăng ký tham gia Đại lễ bằng một chương trình nhạc cổ điển đặc sắc.

Từng tổ chức thành công lễ hội đường phố nhân dịp các thành viên Hoàng gia Đan Mạch sang Việt Nam, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đề nghị sẽ tiếp tục tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đại sứ quán Italia ở Hà Nội cũng mang đến các triển lãm tranh ảnh, hòa nhạc, biểu diễn nghệ thuật và những vũ điệu tango quyến rũ sẽ là món quà của Đại sứ quán Argentina. Đại sứ quán Australia tại Việt Nam lại có một chương trình độc đáo của vùng đất Kanguru là giới thiệu nền văn hóa cổ xưa và nền văn hóa thổ dân mang tên "Món quà Australia tặng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội".

Một số thành phố, tổ chức quốc tế đề nghị tham gia chiếu sáng cầu Long Biên và các công trình công cộng khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội như Nhà khách Chính phủ, vườn hoa Con cóc, vườn hoa Lý Thái Tổ.

Một số thành phố, tổ chức quốc tế đề nghị tham gia chiếu sáng cầu Long Biên và các công trình công cộng khu vực trung tâm Thủ đô Hà Nội như Nhà khách Chính phủ, Vườn hoa Lý Thái Tổ...

Niềm hân hoan của cộng đồng quốc tế trước sự kiện Thăng Long - Hà Nội 1000 năm tuổi, càng cho thấy tầm vóc lớn lao của một Thủ đô mang trong mình bao dấu ấn của lịch sử. Những hoạt động diễn ra trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội kéo dài từ ngày 1 đến 10/10/2010 sẽ rực rỡ sắc màu, góp phần làm nên thành công cho sự kiện trọng đại của đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cao#guom