hoa moi truong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG HÓA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

 

Câu 1: Thế nào là sinh thái học? Hệ sinh thái? Cân bằng sinh thái? Tính đa dạng sinh học và ý nghĩa của tính đa dạng sinh học? Cho VD thực tế.

Trả lời:

1. Sinh thái học

     Sinh thái là mối quan hệ tương hỗ giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể sinh vật với các yếu tố môi trường xung quanh. Sinh thái học là một nghành khoa học nghiên cứu về tất cả các quan hệ giữa sinh vật và môi trường cùng những tồn tại cần thiết cho sự tồn tại của chúng. Sinh thái học là khoa học cơ sở cho công tác quản lí tài nguyên thiên hiên và BVMT

2. Hệ sinh thái

     Hệ sinh thái là đồng tổ hợp một quần xã sinh vật với môi trường vật lí xung quanh, nơi mà quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật, môi trường tương tác với nhau để tạo thành chu trình vật chất và sự chuyển hóa của năng lượng.

     VD: ao, hồ, sông, rừng, biển....

3. Cân bằng sinh thái

     Cân bằng sinh thái là một trạng thái mà ở đó số lượng của các quần thể ở trạng thái ổn định, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện môi trường.

     VD: Trong một hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ. Động vật ăn thực vật. Phân , xác động vật, và lá rụng trên mặt đất được vi sinh vật phân hủy hết để trả lại cho đất dinh dưỡng nuôi cây.

4. Tính đa dạng sinh học

a. Đa dạng sinh học

     Đa dạng sinh học là số lượng các loài khác nhau và đa dạng về di truyền, sự đa dạng di truyền tồn tại trong các loài đặc trưng.

     VD: Rừng Việt Nam có 12000 loài thực vật, 800 loài chim, 275 loài thú, 180 loài bò sát, 2470 loài cá, 5500 loài côn trùng. Tính độc đáo và đa dạng sinh học khá cao: 10% số loiaf chim, cá và thú đã tìm được ở VN 40% số loài thực vật thuộc loại đặc hữu, ngoài nước ta không tìm thấy ở bất cứ nước nào trên thế giới.

b. Ý nghĩa của tính đa dạng sinh học

- Tính đa dạng sinh học càng tăng thì càng giàu nguồn thức ăn cho con người và động vật hoang dã sống trong thiên nhiên.

- Tính đa dạng sinh học tạo cảnh quan môi trường.

- Đa dạng sinh học là “ cái van bảo hiểm” cho mức độ an toàn của hệ sinh thái.

Câu 3: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Chia làm mấy loại? Những đặc điểm của ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường? Những biện pháp chung để bảo vệ môi trường?

Trả lời:

*/ Tài nguyên thiên nhiên:

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống

*/ Phân loại tài nguyên thiên nhiên:

Gồm 2 loại: + Tài nguyên không tái tạo được.

                    + Tài nguyên tái tạo được.

*/ Ô nhiễm môi trường:

- Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất củam môi trường vi phạm tiêu chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lí, óa học sinh học…của bất kì thành phần nào trong môi trường

 - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lí, hóa học, sinh thái học, của bất kì thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định.

 - Sự gia tăng các chất lạ vào môi trường làm thay đôi các yếu tố môi trường sẽ gây tổn hại hoặc tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn, hay sự phát triển của người và sinh vật trong môi trường đó.

*/ Suy thoái môi trường:

     Suy thoái môi trường là một quá trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay đổi về chất lượng và số lượng thành phần môi trường vật lí (như suy thoái đất, nước, biển, hồ...)và làm suy giảm đa dạng sinh học. Quá trình đó gây hại cho đời sống sinh vật, con người và thiên nhiên.

*/ Những biện pháp chung để bảo vệ môi trường:

     Nhà nước đề ra các luật định về bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường quán triệt các nguyên tắc chính sau:

-         BVMT là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm của từng người.

-         Phòng ngừa ô nhiễm môi trường là chính.

-         Tổ chức, cá nhân nào gây ô nhiễm môi trường, tổ chức, cá nhân đó phải trả tiền gây ô nhiễm.

-         Tính hệ thống của hoạt động BVMT.

Câu 4: Trình bày sự ô nhiễm khí quyển do các khí: CO, SO2, NOx gây ra?

*) Khí CO:

- Nguồn phát sinh CO:

. Do đốt cháy không hoàn toàn nguyên liệu hoá thạch như than, dầu, một số hợp chất hữu cơ khác:

. Trong quá trình luyện gang, ở nhiệt độ cao, CO2 cũng phản ứng với các chất chứa cacbon: 

. Sự phân huỷ CO2 ở nhiệt độ cao chủ yếu do hoạt động của con người:

                

     . Quá trình hoạt động tự nhiên của núi lửa, sự thoát ra của khí tự nhiên, sự phóng điện khi xảy ra giông bão, quá trình nảy mầm của hạt giống

       - Tác hại:

. Đối với con người và động vật: Do Hemoglobin (Hb) trong máu có ái lực mạnh đối với CO hơn là đối với O2 nên xảy ra phản ứng:

Phản ứng này làm mất khả năng vận chuyển oxi của Hemoglobin có trong máu.­

*) Khí SO2:

- Nguồn phát sinh: Chủ yếu là do quá trình đốt cháy các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, các quá trình tinh chế dầu mỡ, luyện kim, tinh luyện quặng đồng, sản xuất xi măng và giao thông vận tải. Khí SO2 là khí gây ô nhiễm không khí điển hình.

- Tác hại:

. Khí SO2 gây ô nhiễm khí quyển, làm hại đến sức khoẻ con người (chủ yếu qua đường hô hấp), làm giảm độ bền của các nguyên vật liệu, gây ra hiện tượng mưa axit...

. Hơi axit H2SO4 gặp lạnh ngưng tụ thành mù axit. Chúng tồn tại lơ lửng trong không khí hoặc hấp thụ thêm hơi nước tạo thành những giọt axit loãng . đó là nguyên nhân chủ yếu gây đến mưa axit

. SO2 nặng hơn không khí nên thường ở lớp không khí ở sát mặt đất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con ngườivà sinh vật. SO2 tan trong nước nên rất dễ gây phản ứng với các cơ quan tiêu hoá của con người và động vật.

. Ở nồng độ thấp, SO2 gây sưng niêm mạc, khi hàm lượng cao sẽ gây khó thở, ho, viêm loét đường hô hấp. Khi có thêm khí SO3 thì tác hại gây ra mạnh hơn, gây co thắt phế quản và ở nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.

. SO2 cũng gây độc cho thực vật, gây bệnh vàng lá, ăn mòn kim loại, làm giảm độ bền của các vật liệu vô cơ, hữu cơ, làm bạc màu các tác phẩm nghệ thuật. Không khí ô nhiễm SO2 dễ tạo thành mù, làm giảm tầm nhìn gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.

*) Khí NOx: có 3 loại oxit thường được bắt gặp trong khí quyển: N2O, NO và NO2.

- Nguồn phát sinh: đốt cháy nguyên liệu hoá thạch ở nhiệt độ cao, quá trình oxi hoá nitơ trong khí quyển do hoạt động của núi lửa, hiện tượng sấm sét, các quá trình sản xuất hợp chất chứa nitơ. Đặc biệt, NOx được hình thành ở quá trình trong buồng đốt của động cơ đốt trong.

- Tác hại:

. Khí NO: gây nguy hiểm vì nó tác dụng với hồng cầu trong máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu.

. Khí NO2: là khí rất độc,rất dễ hấp thụ bức xạ tử ngọai, dễ hòa tan vào nước và tham gia phản ứng quang hóa, gây mưa axit thiệt hại cây cối mùa màng; Có tính kích thích niêm mạc, tạo thành axit qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó vào máu. Ơ hàm lượng 15-50ppm gây nguy hiểm cho tim phổi gan

. Khí N2O: bền trong không khí, vận chuyển tới những tầng trên của khí quyển, nó sẽ tác dụng một cách chậm chạp với oxi nguyên tử.

Các khí NOx nói chung còn làm phai màu thuốc nhuộm, làm hư hỏng vải và gây ăn mòn kim loại.

Câu 5: Trình bày hiệu ứng nhà kính và các khí gây lên hiệu ứng nhà kính và các khí gây lên hiệu ứng nhà kính? ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với đời sống con người?

Trả lời:

*) Khái niệm hiệu ứng nhà kính: Nhiệt độ bề mặt Trái đất được giữ cân bằng bởi các tia bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái đất, rồi phản xạ ngược trở lại vào khí quyển. Các bức xạ này bị một số chất khí hấp thụ lại một phần, do đó nhiệt độ của khí quyển bao quanh trái đất sẽ tăng lên và sưởi ấm cho trái đất. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính.

*) Các khí gây lên hiệu ứng nhà kính:

- Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ những bức xạ sóng dài được phản xạ từ bề mặt trái đất.

- Các khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu là CO2, hơi nước, khí CH4, N2O, O3, các khí CFC. Trong các khí gây hiệu ứng nhà kính thì CO2 góp phần lớn nhất  sau đó đến CFC và mêtan

*) Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đối với đời sống:

- Nhiệt độ tăng, băng tan chảy, mực nước biển dâng lên làm biến mất  hàng loạt quốc gia. Nó có thể bẻ cong đường ray, thay đổi nhịp sinh học của động vật, làm các hồ biến mất; làm cho khớ hậu ngày càng khắc nghiệt dẫn đến nhiều hiện tượng thiên tai: lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi , cháy rừng…

-Hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũn khiến cho số người mắc các bệnh dị ứng theo mùa và hen suyễn ngày càng tăng lên. Chứng hắt hơi sổ mũi và ngứa mắt xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây

- hiện tượng co rút của mặt đất xảy ra thường xuyên hơn, tạo ra nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trỡnh cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. .

- Nếu xuất hiện nhiều lỗ thủng ở tầng ozôn thì một lượng lớn bức xạ từ mặt trời sẽ tới mặt đất gây bệnh ung thư da, huỷ hoại mắt...cũng như những vấn đề lớn về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

 

Câu 6: Vai trò của lớp ozon ở tầng bình lưu? Sự phá huỷ tầng ozon do khí CFC gây ra? Ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trương sống?

Trả lời:

*) Vai trò của tầng ozon ở tầng bình lưu:

Lớp ozon xem như là cái ô hay tấm lá chắn bảo vệ loài người và thế giới động, thực vật tránh khỏi tai họa do bức xạ tử ngoại của mặt trời gây ra, nó làm nhiệm vụ lọc hay ngăn chặn các bức xạ tử ngoại từ Mặt trời chiếu xuống trái đất.

*) Sự phá huỷ tầng ozon do khí CFC gây ra:

- Các khí CFC là các khí tương đối trơ, ở tầng đối lưu hầu như chúng không tham gia phản ứng. Khi lọt vào tầng bình lưu, CFC bị phân huỷ tạo ra các nguyên tử Clo tự do. Các nguyên tử Clo tự do sẽ thực hiện phản ứng dây chuyền phân huỷ O3:

- Cl nguyên tử cũng được sinh ra từ các khí Cl2 và HCl:

- Với HCl:

                                                 

                                        

- Nếu trong khí quyển có CH4 và NO2:

Clo + CH4g CH3o  +  HCl

ClOo + NO2g  Cl – O – N – O

                                                     |

                                                    O

*) Ảnh hưởng: Nếu xuất hiện lỗ thủng ở tầng ozon thì một lượng lớn bức xạ từ Mặt trời sẽ tới mặt đất, gây bệnh ung thư và huỷ hoại mắt... Sự suy thoái tầng ozon đang nảy sinh những vấn đề lớn về môi trường trên phạm vi toàn cầu.

Câu 7: Khái niệm về mưa axit? Các nguyên nhân gây mưa axit và ảnh hưởng của hiện tượng này đến môi trường sống?

Trả lời:

*) Khái niệm mưa axit:

- Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6

- Các nguồn ô nhiễm đem vào khí quyển những khí mang tính axit: SO2, NOx... Các khí này tác dụng với oxi và hơi nước trong không khí tạo thành H2SO4, HNO3.Khi trời mưa các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ PH giảm, khi độ PH giảm xuống dưới 5,6 đựơc gọi là mưa axit

 Nguyên nhân:

- Do các nguồn ô nhiễm đưa vào khí quyển: chất thải của hoạt động công nghiệp, cháy rừng...

*) Ảnh hưởng:

- Làm tăng độ axit của đất, huỷ diệt rừng, mùa màng, gây hại đối với sinh vật dưới nước, nguy hại với người và động vật, làm hỏng nhà cửa, cầu cống...

- Nước và đất có độ pH thấp, tăng khả năng hoà tan một số kim loại nặng,gây ô nhiễm. Cây cối hấp thụ kim loại nặng đó vào nguồn thực phẩm gây nhiễm độc cho người và gia súc.

- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dũng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành cỏc thuỷ vực chết.

- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), Magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.

Câu 8: Nguồn gốc và thành phần gây ô nhiễm nước? Hiện tượng nước bị ô nhiễm?

Tr¶ lêi:

* Nguồn gốc và thành phần gây ô nhiễm nước:

- Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng tới hoạt động sống bình thường của con người , sinh vật đến sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản.

- Nguồn gốc gây ô nhiễm nước: có thể do tự nhiên hay nhân tạo.

   +Do tự nhiên: mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão...hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng

   +Do nhân tạo: chủ yếu do nguồn nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, do sử dụng thuốcc trừ sâu, diệt cỏ và phân bón trong nông nghiệp vào các nguồn nước sẵn có.

- Thành phần gây ô nhiễm nước bao gồm: các chất vô cơ, chất hữu cơ, các chất hóa chất khác, ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm nhiệt. Ô nhiễm cơ học hay vật lí, ô nhiễm phóng xạ...

*Hiện tượng nước bị ô nhiễm:

- Màu sắc: nước có màu xanh đậm hoặc có váng trắng chứng tỏ trong nước có nhiều chất phú dưỡng hoặc các thực vật nổi phát triển quá mức và sản phẩm phân hủy thực vật đã chết.Sự phân hủy các chất hữu cơ làm xuất hiện axit humic và fulvic hòa tan làm nước có màu vàng.

- Mùi vị : Có mùi khó chịu. Nguyên nhân của sự ô nhiễm là do sản phẩm phân hủy các chất hữu cơ trong nước hoặc do nguồn nước thải có chứa những chất khác nhau.

- Độ đục: Nước bị ô nhiễm chứa các chất rắn lơ lửng, độ đục do các chất rắn lơ lửng gây ra, chúng có các kích thước rất khác nhau, từ dạng những hạt keo đến những thể phân tán thô.

- Nhiệt độ :Cao hơn nước thường từ 10-25C.

- Chất rắn trong nước :gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan.

- Chất rắn hòa tan: thường làm nước có mùi, vị khó chịu, đôi khi cũng làm cho nước có màu.Đó là chất khoáng vô cơ, hữu cơ như các muối clorua, cacbonat, nitrat, photphat...

- Độ cứng của nước:

     + Độ cứng tạm thời: do muối HCO3-  của Ca và Mg tạo nên.

     + Độ cứng vĩnh cửu: do muối SO4-; Cl- của Ca và Mg tạo nên.

- Độ dẫn điện: Muối tan trong nước khi tồn tại ở dạng ion sẽ làm cho nước dẫn điện. Khả năng dẫn điện của nước phản ánh hàm lượng các chất rắn tan trong nước( ở một nhiệt độ xác định).

- Độ axit: +là hàm lượng của các chất có trong nước có khă năng tham gia phản ứng với kiềm mạnh, được xác định bằng lượng kiềm được dùng để trung hòa nước.

                 +Độ axit của nước có nguồn gốc khác nhau do quá trình thủy phân, oxi hóa khoáng vật và các chất hữu cơ, hoạt động vi sinh lắng đọng từ khí quyển, nước thải từ các hoạt động công nghiệp, sự hòa tan khí CO2.

- Độ kiềm: là hàm lượng các chất có trong nước có khả năng phản ứng với axit mạnh.

Câu 9: Thành phần hóa học, sinh học của nước?

Trả lời:

1. Thành phần hóa học của nước

      Nước tự nhiên chiếm 1% tổng lượng nước trên trái đất, gồm nước chứa ở sông, hồ, nước bề mặt, nước ngầm.

      Thành phần của nước tự nhiên có hòa tan các chất rắn, lỏng, khí phụ thuộc vào địa hình mà nó đi qua.

     Nước biển chứa hàm lượng muối tan lớn gấp khoảng 2000 lần so với các nguồn nước bề mặt. Chủ yếu: NaCl 0,5M, MgSO­4 0,05M vµ vi l­îng tÊt c¶ c¸c chÊt trong toµn cÇu

-         Các chất rắn hòa tan trong nước: chủ yếu là các muối tan; hmµ l­îng NaCl trong n­íc quyÕt ®Þnh ®é mÆn c¶u n­íc

-         Các chất khí hòa tan trong nước: O2, CO2, N2,...

Oxi trong nước: độ hòa tan của oxi trong nước phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và áp suất của môi trường. Oxi hòa tan trong nước ngọt vào khoảng 14-15ppm (ở 0oC, 1atm), bằng 8ppm (ở 25oC, 1atm), bằng 7ppm (35oC, 1atm).

Khí cacbonic trong nước: khí CO2 hòa tan trong nước tạo ra các ion : HCO3, CO3, quá trình chuyển hóa CO3 thành CO2 trong nướcđóng vai trò rất quan trọng vào các quá trình cân bằng hóa học trong nước.

-         Các chất hữu cơ trong nước:

+  Nguồn phát sinh: xác động, thực vật và các chất thải.

+  Các chất hữu cơ trong nước gồm hai nhóm:

 . Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh häc: các chất đường, protein, chất béo, dầu mỡ động thực vật.

 . Các chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh häc: hợp chất clo hữu cơ, anđrin, policloro biphenyl (PCB), dioxin,...

2. Thành phần sinh học của nước

     Tùy thuộc vào môi trường nước, vi khuẩn có thể chia thành hai nhóm:

a. Nhóm vi khuẩn dị dưỡng: là vi khuẩn sử dụng các chất hữu cơ làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon để thực hiện quá trình sinh tổng hợp. Có 3 loại vi khuẩn dị dưỡng:

- Vi khuẩn hiếu khí: cần oxi hòa tan trong nước để phân hủy chất hữu cơ, năng lượng của phản ứng oxi hóa để giúp chúng sinh trưởng.

                                

         CH2O} + O2   Vi khuẩn hiếu khí     CO2 + H2O + E

- Vi khuẩn kị khí: dùng oxi trong hợp chất để oxi hóa chất hữu cơ mà không cần oxi tự do.

CH2O} + NO3    Vi khuẩn kị khí        CO2 + N2 + E

- Vi khuẩn tùy nghi: thường sống trong hệ thống xử lí nước thải.

b. Nhóm vi khuẩn tự dưỡng: là loại vi khuẩn có khả năng xúc tác cho phản ứng oxi hóa chất vô cơ để thu năng lượng vµ sö dông CO2 trong qu¸t tr×nh tæng hîp

               2NH4+ + O2     Vi khuẩn tự dưỡng       2NO2 + 4H+ + 2H2O + E 

+ Siêu vi trùng (vi rút): có kích thước 20- 100nm, là loại kí sinh nội bào. Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ, nó chuyển hóa té bào để tổng hợp protein và axit nucleic, do vậy nó gây cho người và động vật những bệnh hiểm nghèo.

+ Tảo: sử dụng các chất dinh dưỡng vô cơ như photphat và nitơ để phát triển.

Câu 11: Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm đất do hóa chất? Thành phần hóa học của đất ?

Trả lời:

* Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do hóa chất :

 - Ô nhiễm do tác nhân  hóa học bảo vệ thực vật:  phân bón hóa học; thuốc trừ sâu; thuốc diệt cỏ và các thuốc kích thích sinh trưởng

 - Ô nhiễm do sử dụng  phân bón:

    + Sử dụng tập trung mất cân đối về phân bón hóa học

    + Sử dụng phân bón cao bắt đầu gây tích đọng kim loại nặng : Cu; Zn; Cd...

    + Phân bón vô cơ: làm chua đất chai cứng đất

    + Phân hữu cơ: ô nhiễm khi bón phân bắc, phân chuồng chưa được ủ mục

- Ô nhiễm do quá trình sử dụng bảo quản lưu hành lộn xộn thuốc BVTV

- Ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp: chúng thương chứa những chất độc hại ở dạng rắn, lỏng, khí; chúng gây ô nhiễm mạnh cho môi trường đất, nước, không khí bởi các hóa chất; đặc biệt là kim loại nặng

* Thành phần hóa học của đất:

- Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành qua một thời gian dài do kết quả tác động của 5 yếu tố: đá mẹ, động vật, thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian.

- Thành phần vô cơ của đất gồm: đất sét , đất thịt và đất cát .

   + Đất sét: có đường kính hạt < 2µm là những silicat hoặc aluminosilicat do quá trình phong hóa tạo thành

   + Đất thịt: gồm những hạt có đường kính từ 2-5µm chủ yếu gồm cát, CaCO3, canxi và aluminosilicat

   + Đất cát: gồm những hạt có đường kính từ 50-200µm , cát có màu sáng, có khả năng thấm nước và các muối hòa tan, khả năng hấp phụ và trao đổi ion kém.

-  Các chất hữu cơ:

   + Các chất hữu cơ trong đất chỉ chiếm từ 2-5%, là yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất

   + Các chất hữu cơ được hình thành do xác chết của các sinh vật, chúng bị biến đổi theo hai quá trình:

      Quá trình khoáng hóa: là quá trình biến đổi các chất hữu cơ tạo ra các chất vô cơ đơn giản như muối khoáng và các khí.

      Quá trình mùn hóa: là quá trình biến đổi các chất hữu cơ và các chất vô cơ để thành hợp chất cao phân tử gọi là mùn, có cấu trúc phức tạp, có tính chất phức tạp và thường có màu tối. Mùn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, có khả năng hấp phụ và trao đổi ion với môi trường. Lượng mùn càng lớn thì đất càng phì nhiêu.

Câu 12: Biện pháp bảo vệ và quản lí môi trường đất? Vai trò của rừng cây xanh?

Trả lời:

* Biện pháp bảo vệ và quản lí môi trường đất:

- Phải đề ra tiêu chuẩn, chất lượng môi trường đất.

- Xây dựng chính sách kiểm kê tài nguyên đất, sự biến động của dân số và lợi ích của nhân dân liên quan đế tài nguyên đất.

- Hoàn thiện Luật pháp và Qui chế sử dụng đất lâu bền và buộc thi hành các Luật pháp và Qui chế đó.

- Qui hoạch sinh thái cảnh quan cho các hệ sinh thái hoặc là sinh thái đầu nguồn, khuyến khích phát triển lối sống bền vững, hợp nhất giữa con người với thiên nhiên, với sự tham gia của các cộng đồng nhân dân và các tổ chức xã hội.

- Đưa các cách sử dụng đất truyền thống như chăn nuôi gia súc trên đồng cỏ, sản xuất nông nghiệp theo bậc thang vào quản lí đất.

- Đảm bảo cho các cơ quan có liên quan đến đất và tài nguyên thiên nhiên tổng hòa được các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến môi trường vào qui hoạch của mình, của địa phương và của quốc gia.

- Theo điều 17 Luạt bảo vệ môi trường Việt Nam, 1993, bao gồm 1 số điểm chính như sau:

   + Ban hành tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

   + Xây dựng chỉ đạo chiến lược, chính sách  BVMT, kế hoạch phòng chống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

   + Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và cơ sở sản xuất kinh doanh.

   + Tổ chức, xây dựng, quản lí hẹ thống quan chức, định kì đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

   + Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và cơ sở sản xuất kinh doanh.

   + Cấp và thu hồi giấy chứng nhậ đạt tiêu chuẩn môi trường.

   + Giám sát thanh tra và kiểm tra việc chấp hành Pháp luật về BVMT, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về BVMT, xử lí vi phạm pháp luật về BVMT.

   + Đào tạo cán bộ khoa học về quản lí môi trường.

   + Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực BVMT.

   + Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực BVMT  .

* Vai trò của rừng cây xanh:

- Rừng phòng hộ:  bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, BVMT sinh thái .

- Rừng đặc dụng: bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật rừng, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, là chỗ nghỉ ngơi, du lịch, cho nghiên cứu khoa học.

- Rừng sản xuất : để sản xuất kinh doanh gỗ, làm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.

=> Rừng là nguồn tài nguyên quan trọng của đất nứơc, nó không chỉ có y nghĩa kinh tế mà còn có vai trò to lớn BVMT sinh thái.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thằng