hoaanhtuan quoc hoi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quốc hội Việt Nam hiện nay, ra đời cùng nhà nước này sau cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Từ đó đến nay, cơ quan này đã trải qua 11 khóa làm việc, với 8 đời Chủ tịch Quốc hội.

Khóa I (1946-1960)

Quốc hội khóa đầu tiên được bầu 6 tháng 01 năm 1946. Gồm 403 đại biểu: 333 đại biểu được bầu, 70 ghế theo đề nghị của Hồ Chí Minh (dành cho người của Việt Nam Quốc dân Đảng [50] và Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội [20]), những đại biểu không qua bầu cử được gọi là đại biểu "truy nhận".

Kỳ họp thứ nhất (2 tháng 3 năm 1946) công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao, Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên.

Quốc hội khóa I đã thông qua hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) ngày 9 tháng 11 năm 1946, thông qua Hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp 1959) ngày 31 tháng 12 năm 1959.

Ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn Hiệp định Geneva.

Tuy lúc đầu Quốc hội có 403 đại biểu nhưng đến khóa mùa thu năm 1946 thì số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242 vì hầu hết các đại biểu đối lập thuộc Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) đã bỏ chạy sang Hoa Nam khi không còn sự hậu thuẫn về quân sự và chính trị của quân đội Trung Hoa Dân quốc sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946.[3]

Khóa II (1960-1964)

Bầu ngày 8 tháng 5 năm 1960. Gồm 453 đại biểu (362 đại biểu được bầu, 91 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm).

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến 15 tháng 7 năm 1960) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 5 ủy viên dự khuyết.

Khóa III (1964-1971)

Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1964. Gồm 453 đại biểu: 366 đại biểu được bầu, 87 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1964) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 23 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.

Khóa IV (1971-1975)

Bầu ngày 11 tháng 4 năm 1971. Bầu 420 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 6 năm 1971) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 24 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.

Khóa V (1975-1976)

Bầu ngày 6 tháng 4 năm 1975. Bầu 424 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.

Khóa VI (1976-1981)

Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Bầu ngày 25 tháng 4 năm 1976. Bầu 492 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, 2 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cũng tại kỳ họp này, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 21 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết.

Thông qua Hiến pháp 1980 tại kỳ họp 7 ngày 18 tháng 12 năm 1980.

Khóa VII (1981-1987)

Bầu ngày 26 tháng 4 năm 1981. Bầu 496 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng.

Hội đồng Nhà nước gồm 12 thành viên đảm nhận chức năng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội.

Khóa VIII (1987-1992)

Bầu ngày 19 tháng 4 năm 1987. Bầu 496 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 6 năm 1987) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng.

Hội đồng Nhà nước gồm 15 thành viên.

Thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992.

Khóa IX (1992-1997)

Bầu ngày 19 tháng 7 năm 1992. Bầu 395 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 1992) bầu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Quay trở lại mô hình Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 13 ủy viên. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội do Vũ Mão làm trưởng đoàn.

Khóa X (1997-2002)

Bầu ngày 20 tháng 7 năm 1997. Bầu 450 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1997) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Phan Văn Khải.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 8 ủy viên. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội do Vũ Mão làm trưởng đoàn.

Khóa XI (2002-2007)

Hội trường Ba Đình - nơi diễn ra các kỳ họp quốc hội cho đến năm 2007

Bầu ngày 19 tháng 5 năm 2002. Bầu 498 đại biểu.

Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Thủ tướng Phan Văn Khải.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: gồm 9 ủy viên. Đoàn thư ký kỳ họp Quốc hội do Bùi Ngọc Thanh làm trưởng đoàn.

Kỳ họp thứ 9 (đến ngày 29 tháng 6 năm 2006) bầu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Khóa XII (2007-2012)

Bài chi tiết: Quốc hội Việt Nam khóa XII

Bầu ngày 20 tháng 5 năm 2007. Bầu được 493 đại biểu.

Danh sách các Chủ tịch Quốc hội

STT Tên Từ Đến Thời gian

tại nhiệm Chức vụ

1 Nguyễn Văn Tố

2 tháng 3, 1946

8 tháng 11, 1946

0 năm, 251 ngày

Trưởng ban Thường trực Quốc hội

2 Bùi Bằng Đoàn

9 tháng 11, 1946

13 tháng 4, 1955

8 năm, 156 ngày

Trưởng ban Thường trực Quốc hội

3 Tôn Đức Thắng

20 tháng 9, 1955

15 tháng 7, 1960

5 năm, 93 ngày

Trưởng ban Thường trực Quốc hội[4]

4 Trường Chinh

15 tháng 7, 1960 3 tháng 6, 1975

20 năm, 354 ngày

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội

3 tháng 6, 1975 4 tháng 7, 1981

Chủ tịch Quốc hội

5 Nguyễn Hữu Thọ

4 tháng 7, 1981 18 tháng 6, 1987

5 năm, 349 ngày

Chủ tịch Quốc hội

6 Lê Quang Đạo

18 tháng 6, 1987 23 tháng 9, 1992

5 năm, 97 ngày

Chủ tịch Quốc hội

7 Nông Đức Mạnh

23 tháng 9, 1992 27 tháng 6, 2001

8 năm, 277 ngày

Chủ tịch Quốc hội

8 Nguyễn Văn An

27 tháng 6, 2001 26 tháng 6, 2006

4 năm, 364 ngày

Chủ tịch Quốc hội

9 Nguyễn Phú Trọng

26 tháng 6, 2006

đương nhiệm 4 năm, 82 ngày

Chủ tịch Quốc hội

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#anh#tuan