hoang phu ngoc tuong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tiểu sử sơ lược

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Ở Huế, ông học học hết bậc trung học.

Năm 1960, tốt nghiệp khóa I, ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.

Năm 1964, nhận bằng cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.

Năm 1960-1966, dạy tại trường Quốc Học Huế.

Năm 1966-1975, ông thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.

Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

Hiện nay ông đang sống ở Huế.

Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.

Tác phẩm

Thể loại bút ký:

Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn lâu (1972).

Rất nhiều ánh lửa (1979, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980)

Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984)

Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)

Hoa trái quanh tôi (1995)

Huế, di tích và con người (1996)

Ngọn núi ảo ảnh (2000)

Trong mắt tôi (2001)

Rượu hồng đào (truyện ký, 2001)

Thể loại nhàn đàm:

Nhàn Đàm (1997)

Miền gái đẹp (2001)

Thể loại thơ:

Những dấu chân qua thành phố (1976)

Người hái phù dung (1995)

Ngoài ra, vào năm 2002 nhà xuất bản Trẻ đã cho xuất bản Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường gồm 4 tập.

Nghiệp văn chương

Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sách Ngữ văn 12 có đoạn viết:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa

Trích thêm ý kiến của người trong giới:

Nhà văn Nguyễn Tuân:

Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có "rất nhiều ánh lửaNhà văn Nguyên Ngọc:

Trong một cuốn sách gần đây của anh, viết và in ngay giữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng-chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và một nghị lực phi thường của một người lao động nghệ thuật-anh tự coi mình là "người ham chơi". Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ...Nhà thơ Hoàng Cát:

Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được...Nhà thơ Ngô Minh:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình...Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc...thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường thấm đẫm "triết học về cái chết...thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột...Đấy là thơ của cõi âm"... Đó là một nhận xét xác đángTrên Website vnexpress:

Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh vẫn không tước đoạt nổi của ông...Ông viết rất nhiều về hoa và đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro