GTNT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Bộ truyện của mình xin gtnv gồm:

                  Chính 

Hy Kỷ Hồng Nguyệt Hoàng Thái Hậu Minh Tần Kỷ Hy Nguyệt ( Nguyệt/Hồng Nguyệt Thái Hậu) 

Thiên Dũng Bảo Thánh Hoàng Đế Kỷ Hoàng Bảo Thiên Dũng( Thiên Dũng Đế/Thiên Dũng Hoàng Đế)

Thuận Thiên Hồng Ngọc Hoàng Hậu Tịch Hồng Hiển Thị ( hiệu: Ánh Ngọc ) Thường gọi: Ngọc/Hồng Ngọc Hoàng Hậu

Tĩnh Tuệ Thiên Quý Phi Mỹ Ly Châu Như Thị ( hiệu: Như Thanh) Thường gọi: Tuệ Thiên/ Thiên Quý Phi

Mai Cách Giai Quý Phi Tân Minh Tuệ Thị (hiệu: Hiên Giai) Thường gọi: Cách Giai/Giai Quý Phi

Lam Quý Nhân Tịch Hồng Hiển Anh Thị (hiệu: Minh Anh)

Nhàn Phi Nhiên Án Mai Linh Thị (hiệu: Lĩnh My)

Quy Tần Mai Ánh Hy Lĩnh Thị (hiệu: Cao Linh)

   ... 

       Phụ 

Hiến Minh Thuần Quận Chúa( Hiến Thuần/ Thuần Quận Chúa) Kỷ Hoàng Tuyết Thuần - Tam Công chúa của Lĩnh Sơn Kiên Thánh Hoàng Đế ( Sơn Minh Hoàng Đế - phụ hoàng của Thiên Dũng Đế ).

Hiên Thuần Nghi Mộc Công Chúa( Hiên Mộc/ Mộc Công Chúa) Kỷ Hoàng Tuyết Mộc - Tứ Công chúa của Sơn Minh Hoàng Đế. 

A Tâm: Cung nữ theo hầu hạ Ngọc Hoàng Hậu từ bé rồi nhập cung cùng. 

Nhã Tiên: Cung nữ sính lễ theo hầu Ngọc Hoàng Hậu. Cô và A Tâm vô cùng trung thành với nàng. 

My Nhược: Một cung nữ mà Nguyệt Thái Hậu ban thưởng cho Ngọc Hoàng Hậu. 

Lý Hòa Bảo: Thị Vệ bên cạnh Thiên Dũng Đế.

Lý Hòa Bắc: Thị vệ bên cạnh Thiên Dũng Đế, em trai của Lý Hòa Bảo.  

Dương Mộc Cô Cô: Một tay trong vô cùng đắc lực của Thiên Dũng Đế. 

Mạc Hy Cô Cô: Một tay trong vô cùng đắc lực của Ngọc Hoàng Hậu

Tiên Như Mama: Là mama quản lý Cung của Ngọc Hoàng Hậu và cũng là 1 trợ thủ vô cùng đắc lực.  

           ...

 Phân Cấp Bậc trong truyện thứ tự lớn xuống bé. 

     Tiên Đế - Thái Hậu - Thái Phi

  Hoàng Đế - Hoàng Hậu - Hoàng Quý Phi  -  Quý Phi  - Phi - Tần - Quý Nhân - Thường Tại - Đáp Ứng* - Thứ dân. 

Con của Hoàng Đế/Tiên Đế: Hoàng Thái Tử/ Hoàng Thái Nữ - Thái Tử - Thái Nữ - Hoàng Tử - Công chúa/Hoàng Nữ 

 Tướng: Đại Thừa Tướng - Thừa Tướng - Đại Tướng - Tiểu Tướng

 Quan Đại thần - Thị Vệ - Thái Giám -  công công

         Trưởng Cung nữ - ( các) Mama/ Cô cô - Cung nữ các cung và Y Nội Hoán ... 

------

Phân Khu: 

- Cảnh Hoàng Điện: Nơi hoàng đế và các quan đại thần họp triều đình và nơi mỗi ngày hoàng đế phê duyệt tấu chương, nghỉ ngơi. 

- Cảnh Hoàng Cung: Là cung nằm trong Cảnh Hoàng Điện, nơi Hoàng Đế nghỉ ngơi. 

- Trường Xuân Cung: Nơi ở của Thái Hậu. Sau khi Thiên Dũng lên ngôi, anh liền cho mẫu thân của mình chuyển từ Thiên Tuệ Cung về Trường Xuân Cung.

 - Vạn Xuân Cung: Nơi ở của các Thái Phi. Sau khi lên ngôi, anh chuyển hai vị thái phi còn lại của Tiên Đế là Thy Thái Phi và Lâm Thái Phi. 

- Thiên Tuệ Cung: Vốn là Cung mà hoàng hậu ở. Sau khi nhận chỉ lên vị Đế Hậu, anh ban thưởng cho nàng Thiên Tuệ Cung. Thực chất, Thiên Tuệ Cung vô cùng gần với Cảnh Hoàng Điện. Từ Thiên Tuệ Cung đến Cảnh Hoàng Điện chỉ mất khoảng 10p đi bộ và tầm gần 10p đi kiệu. 

- Tĩnh Tuệ Cung: Là cung mà hoàng đế đã ban thưởng cho nàng Tĩnh Tuệ Thiên Quý Phi Mỹ Ly Châu Như Thị sau khi chỉ phong vị đến. Tĩnh Tuệ Cung cũng  khá gần với Thiên Tuệ Cung. 

-  Thiên Phượng Điện: Là nơi mà hoàng hậu và những phi tần ngồi đàm sự hay là một Điện để họp lại toàn bộ hậu cung. Theo lệ, canh ba mỗi sáng, toàn bộ phi tần phải đến Thiên Phượng Điện để thỉnh an Hoàng Hậu. 

- Dực Hiên Cung: Là nơi hoàng đế đã ban thưởng cho nàng Mai Cách Giai Quý Phi Tân Minh Tuệ Thị. Cung này vô cùng nóng nực vào mùa hạ và lạnh lẽo vào mùa đông. 

- Huệ Minh Cung: Là nơi hoàng đế đã ban thưởng cho nàng Nhàn Phi Nhiên Án Mai Linh Thị.

- Hi Ngụy Cung: Là nơi hoàng đế đã ban thưởng cho nàng Quy Tần Mai Ánh Hy Lĩnh Thị và Lam Quý Nhân Tịch Hồng Hiển Anh Thị. 

- Niên Hảo Cung: Là Cung của Hiến Thuần Quận Chúa và Hiên Mộc Công chúa

- Y Nội Hoán: Là nơi tiếp nhận và giao công việc, nhiệm vụ cho các cung nữ ( trừ các cung nữ riêng của Hoàng Hậu và các Phi Tần) 

- Lãnh Cung: là nơi giam giữ, trừng phạt các cung  nữ, thái giám, phi tần có tội nặng ( dùng các phương pháp như Thận Hành Ti, ... )

        ... 

-------------------------- 

 Luật Lệ trong cung 

- Toàn bộ phi tần trong cung đều phải thỉnh an Thái Hậu vào qua nửa canh hai mỗi sáng và canh tám mỗi chiều, thỉnh an hoàng hậu vào canh ba mỗi sáng và qua nửa canh tám mỗi chiều. 

- Toàn thể lục cung cùng dùng bữa sáng từ qua nửa canh ba đến qua nửa canh tư, dùng bữa trưa từ qua nửa canh năm đến qua nửa canh sáu, bữa tối vào canh chín. 

- Tầm sau bữa trưa và trước bữa tối, các phi tần ác phi tần có thể dành thời gian cho các sở thích cá nhân. Các vị phi tần thường sẽ dành thời gian để làm đẹp, nói chuyện, chơi cờ, thêu thùa, vẽ tranh, luyện chữ, đọc sách.Những phi tần yêu thích các hoạt động ngoài trời thì có thể đi dạo ở ngự hoa viên, chơi xích đu, bắt bướm, hái hoa, đá cầu. Hoàng hậu thì sẽ có các hoạt động đặc biệt hơn như xem kịch, ngắm hoa hoặc nói chuyện cùng Thái hậu và Hoàng đế.

- Thỉnh an xong sẽ trở về dùng bữa tối. Sau đó, các phi tần có thể đi tắm rửa trong lúc chờ đợi Hoàng đế lật thẻ bài thị tẩm.Đến khoảng canh mười, nếu thái giám không đến báo thì hôm đó họ không phải hầu hạ vua và có thể ngủ sớm. Như vậy một ngày của họ kết thúc.

- Tội Vi Quân: Chu di

- tội nói xấu Hoàng Hậu, Thái Hậu, Hoàng Quý Phi: tùy theo mức độ mà phạt vả miệng, chép kinh phật, giáng chức,giam vào Lãnh Cung, giam lỏng tại cung, tử hình hay chu di

- Tội hãm hại Thái Hậu, Hoàng Hậu, Hoàng Quý Phi: Giáng chức của bản thân, người thân tùy theo mức độ còn có thể bị giam vào Lãnh Cung, giam lỏng,tử hình hoặc chu di. 

...

----------------------

Theo quy chế cung, hoàng đế chỉ phép có 1 Hoàng hậu, 1 Hoàng Quý phi, 2 Quý phi, 4 Phi và 6 Tần. Dưới các cấp bậc này là Quý nhân, Thường tại, Đáp ứng. Các vị trí cấp thấp này tuy không giới hạn số lượng nhưng không được chọn tùy tiện. 

( Truyện mình lấy theo luật lệ hậu cung thời Mãn Thanh của Trung Quốc )

--------------------------

 Bổng lộc

Hoàng Hậu

Hoàng hậu là người nhận được đãi ngộ cao nhất trong hậu cung nhà Thanh (chỉ tính trong tất cả các thê thiếp của hoàng đế). Dựa theo ghi chép lịch sử, mỗi năm Hoàng hậu được hưởng 1.000 lượng bạc.

Hoàng quý phi

Đứng sau Hoàng hậu, Hoàng quý phi sẽ là người có mức đãi ngộ cao tiếp theo trong hậu cung.Hoàng quý phi nhận bổng lộc thấp hơn hoàng hậu 200 lượng bạc/năm, tức là người ở vị trí này nhận được 800 lượng bạc/năm.

Quý phi

Các Quý phi Thanh triều mỗi năm nhận được khoảng 600 lượng bạc. 

Phi

Bổng lộc của những người ở hàng Phi chỉ bằng một nửa hàng quý phi, tức là mỗi năm chỉ được 300 lượng bạc.

Tần

Các vị tần mỗi năm nhận được khoảng bộc lộc là 200 lượng bạc.

Quý nhân

Trong hậu cung nhà Thanh, các Quý nhân chỉ nhận được 100 lượng bạc mỗi năm.

Thường tại

Mỗi Thường tại chỉ nhận được bổng lộc là 50 lượng bạc/năm.

Đáp ứng

Vị trí thấp nhất trong danh sách nhận bộc lộc ở hậu cung chính là Đáp ứng. Các nữ nhân ở vị trí này chỉ nhận được 30 lượng bạc cho mỗi năm.

* Quy chế về yếu phẩm 

Ngoài số bổng lộc cố định, được coi như tiền lương nêu trên, các phi tần ở những cấp bậc khác nhau cũng được hưởng các đãi ngộ khác nhau về nhu yếu phẩm phục vụ đời sống thường ngày bao gồm thực phẩm, tơ lụa, số lượng cung nữ hầu hạ, các loại trang sức, châu báu, đồ vật quý hiếm...

* Dịp ban thưởng và quy chế 

Bên cạnh đó, vào dịp sinh nhật của mỗi phi tử, hoàng đế có ban những lễ vật riêng làm quà tặng cho họ. Ví dụ như sinh thần của Hoàng hậu, Hoàng thượng có thể tặng 90 lạng vàng, 900 lạng bạc, 9 tấm sa tanh, 9 tấm ninh lụa, 9 tấm lụa cung đình... Các phi tần khi sinh con hoặc hoàng tử đầy tháng cũng được nhà vua tặng "hồng bao" tượng trưng cho may mắn cùng với một số lễ vật như vàng bạc châu báu. Các phi tần có con cũng được nhà vua phát phong bao đỏ vào dịp lễ tết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro