hoangnamhoadau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3. Ngành lọc hóa dầu là gì?

· Dầu mỏ thực ra là gì?

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về dầu mỏ. Tuy nhiên, theo giả thuyết được nhiều nhà khoa học đồng tình nhất, vàng đen quý giá chính là... xác chết của vô số những sinh vật cổ đại (bao gồm động vật và thực vật) sống cách chúng ta hàng triệu triệu năm.

Đó là những sinh vật sống dưới biển hoặc sinh vật trên cạn bị cuốn trôi ra biển, nằm lại ở đáy biển. Trong nước biển có rất nhiều loại vi khuẩn háo khí (ưa không khí) và vi khuẩn yếm khí (sống không cần không khí). Chính chúng đã tiêu thụ và phân hủy những xác chết này.

Qua hàng triệu triệu năm lao động miệt mài, những con vi khuẩn chăm chỉ kia đã để lại cho chúng ta dầu mỏ. Ở những nơi khác nhau có các loại dầu mỏ khác nhau, phụ thuộc vào những xác chết ban đầu và yếu tố kim loại mà dầu hòa tan khi chảy qua các lớp trầm tích.

Bởi vậy, dầu mỏ được coi là nguồn nguyên liệu hóa thạch và không tái tạo lại được.

Dầu được sinh rải rác trong các lớp trầm tích gọi là "đá mẹ". Nhưng chúng chẳng chịu ở yên một chỗ. Áp suất dưới lòng đất quá cao khiến dầu bị đẩy ra ngoài và di cư đến nơi ở mới qua cấu trúc rỗng xốp của "đá mẹ". Khi gặp một địa điểm thuận lợi, dầu mỏ liền tụ tập lại. Vậy là có các mỏ dầu.

Dầu mỏ có nguồn gốc từ xác động thực vật, nên thực ra nó là hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon phức tạp (híđrocacbon là hợp chất chứa hiđro và cacbon). Sau này, trong ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ, người ta tách các hiđrocacbon đó ra, thu được những sản phẩm khác nhau.

"Vàng đen" không đen

Gọi là "vàng đen" nhưng dầu mỏ thật ra không phải màu đen tuyền. Đó là chất lỏng có màu nâu sẫm hoặc hơi ngả màu lục.

· Người ta chế biến dầu mỏ như thế nào?

Trước tiên, con người đi tìm điểm tập trung của dầu mỏ, tức là các mỏ dầu. Bằng những kỹ thuật hiện đại, người ta tiến hành khoan các mỏ dầu, lấy dầu mỏ lên để sử dụng cho cuộc sống của mình. Khai thác dầu mỏ là cả một ngành công nghiệp lớn đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Ở Việt Nam, chúng ta đang phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, với các mỏ dầu: Bạch Hổ, Đại Hùng, Mỏ Rồng. Tiềm năng dầu mỏ của Việt Nam được Từ điển Bách khoa toàn thư Dầu thế giới năm 1994 xếp vào vị trí thứ sáu trong bảy nước xuất khẩu dầu ở châu Á - Thái Bình Dương.

Rất nhiều tên

Riêng trong tiếng Anh, dầu mỏ đã có tới 4 cái tên:

Petroleum (tên thông dụng nhất) xuất phát từ gốc La tinh: petra có nghĩa là đá, oleum là dầu. Tên gọi này xuất phát từ việc người ta tìm thấy dầu mỏ trong các vùng đá.

Naphtha, xuất phát từ ngôn ngữ Ba Tư naft hay nafátá có nghĩa là chảy.

Black gold (vàng đen): dầu mỏ còn quý hơn vàng ấy chứ!

Crude oil (dầu thô): chỉ dầu mới được khai thác từ mỏ, chưa qua quá trình lọc dầu và hóa dầu.

Dầu được khai thác nên còn gọi là dầu thô (tức là dầu chưa qua quá trình chế biến). Nhưng tìm kiếm và khai thác dầu thô mới chỉ là bước đầu. Dầu mỏ sẽ chẳng hữu ích đến như vậy trong cuộc sống của con người và không thể coi là "vàng đen" nếu thiếu quá trình thứ hai: biến đổi dầu.

Quá trình này gồm hai công đoạn.

* Lọc dầu

Dầu mỏ là hỗn hợp của rất nhiều hiđrocacbon khác nhau. Để tận dụng hết tiềm năng của dầu mỏ, người ta tiến hành tách các hiđrocacbon đó dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của chúng. Dầu mỏ lúc này được chưng cất trên những tháp cao hàng chục mét.

Trên cơ sở nhiệt độ sôi, dầu được chia thành các phân đoạn chủ yếu sau:

* Dưới 1800C: Phân đoạn xăng được dùng làm nhiên liệu cho động cơ như xe máy, ô tô, máy bay v.v... hoặc làm dung môi pha sơn cao su, keo dán...

* Từ 1800C đến 2500C: Phân đoạn dầu lửa (còn gọi là phân đoạn kerosen), được dùng làm dầu hỏa dân dụng, nhiên liệu cho máy bay phản lực v.v...

* Từ 2500C đêm 3500C: Phân đoạn gasoil nhẹ chủ yếu được dùng để làm nhiên liệu cho động cơ diezel.

* Từ 3500C đến 5000C: Phân đoạn dầu nhờn (còn gọi là phân đoạn gasoil nặng), được dùng làm dầu bôi trơn.

* Trên 5000C: Phân đoạn cặn dùng làm nhựa rải đường, nhiên liệu đốt lò v.v...

* Hóa dầu

Để tận dụng hết những ứng dụng tiềm tàng của dầu mỏ, tiếp theo quá trình lọc dầu là hóa dầu. Theo xu hướng phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ ngày nay, hai quá trình này luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời.

Hóa dầu trước hết nhằm nâng cao chất lượng và tính năng, hiệu quả sử dụng của những sản phẩm lọc dầu. Không chỉ vậy, từ những sản phẩm lọc dầu, qua một quá trình hóa học sâu, con người tổng hợp ra các loại sản phẩm như nhựa, chất dẻo, sợi nhân tạo, phân bón, hóa chất, thuốc chữa bệnh v.v... Tóm lại, từ hóa dầu, chúng ta có vô vàn sản phẩm cần thiết và quý giá cho cuộc sống.

BẠN CÓ BIẾT

· Xúc tác

Tất cả các phản ứng trong ngành lọc hóa dầu đều phải sử dụng đến xúc tác.

Trong một phản ứng hóa học, khi cho một lượng chất xúc tác vào, tốc độ phản ứng có thể tăng lên rất nhiều lần. Ngoài ra, xúc tác còn có tính chất quý nữa là có độ chọn lọc cao. Nó sẽ thúc đẩy phản ứng có lợi, hạn chế phản ứng không có lợi.

Các nghiên cứu cho thấy con người đã khai thác và sử dụng dầu mỏ từ rất sớm. Tuy nhiên, chỉ đến khi công nghệ cracking xúc tác (tách các phân đoạn hiđrocacbon trong dầu mỏ dưới ảnh hưởng của xúc tác) được các nhà khoa học phát minh và hoàn thiện, chúng ta mới tận dụng được tối đa các sản phẩm từ dầu mỏ.

Hàng năm thế giới sử dụng lượng xúc tác cho chế biến dầu mỏ trị giá khoảng 7 tỉ Euro và được phân bổ như sau: 33% cho lọc dầu, 22% cho hóa dầu, khí tổng hợp và 45% cho các quá trình sau hóa dầu. Việc sử dụng xúc tác ưu việt cho phép thu được các sản phẩm cuối với hiệu suất cao. Đồng thời, nó cũng đóng góp rất lớn vào việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu ban đầu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

(Trở về trang thcsthoison)

1. Ngành lọc hóa dầu

2. Câu chuyện dầu mỏ

3. Ngành lọc hóa dầu là gì?

4. Bạn làm gì trong ngành lọc hóa dầu?

5. Bạn sẽ làm việc ở đâu?

6. Bạn có nên chọn ngành lọc hóa dầu?

7. Những tố chất thuận lợi

8. Bạn quyết định

9. Bạn mu

2. Câu chuyện dầu mỏ

Cho đến nay, trong khi nhân loại đang cố gắng tìm ra những nguồn nhiên liệu mới, dầu mỏ vẫn là nguồn nhiên liệu phổ biến và quý giá nhất thế giới. Với trí tuệ và sự sáng tạo vô tận của con người, dầu mỏ đã được tinh lọc và chế biến, đem lại những ứng dụng tuyệt vời. Chúng ta sẽ bắt đầu hành trình qua ngành lọc hóa dầu với một vài câu chuyện thú vị về những ứng dụng của dầu mỏ.

· "Vàng đen" quý hơn vàng

Bạn thường nghe nói rằng các mỏ than đá là vàng đen của Tổ quốc. Nhưng hãy cẩn thận nếu bạn phải dịch cái tên này sang tiếng Anh cho một người nước ngoài.

Bởi vì người đó lập tức sẽ hiểu sang một thứ khác, một dạng nhiên liệu không kém phần quý giá và độc đáo: DẦU MỎ.

Trên thế giới, dầu mỏ được gọi một cách hình tượng là "black gold" (vàng đen) bởi vai trò quan trọng của nó trong cuộc sống.

Nhưng "vàng đen" thậm chí còn quý hơn cả vàng thật.

Dầu mỏ và khí gas thiên nhiên hiện cung cấp ba phần năm tổng nguồn nhiên liệu mà chúng ta đang dùng. Trong cuộc sống hiện đại, thấy dấu ấn của dầu mỏ: dầu hỏa cho bếp dầu hay gas cho bếp ga; các loại xăng, dầu cho ô tô, xe máy, máy bay, tàu hỏa v.v...; nhựa đường để làm đường; các loại thuốc chữa bệnh; nhựa, chất dẻo; các loại hóa chất; phân bón cho đồng ruộng v.v... Và còn vô vàn ứng dụng khác nữa.

Bởi sự quý giá đó mà ngành công nghiệp khai thác và lọc hóa dầu luôn là trọng tâm phát triển của các cường quốc trên thế giới. Lọc hóa dầu hiện được coi là ngành công nghiệp trọng điểm, là một chỉ số để đánh giá sự thành công của công nghiệp hóa đất nước.

Theo tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng đến 1.260 tỉ thùng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác đã không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, đạt mức cao nhất vào năm 2003.

Người ta dự đoán rằng dầu mỏ của thế giới sẽ còn đủ dùng cho khoảng 50 năm nữa. Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Xêut (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), Mêhicô (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn).

Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất khẩu đạt vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm vào khoảng 20 triệu tấn/năm.

Những con số kỷ lục

Mỗi ngày, thế giới đốt cháy khoảng gần 13 tỉ lít dầu thô, tức là một người trên hành tinh này trong một ngày tiêu thụ khoảng 1,89 lít dầu thô.

Trong đó, riêng nước Mỹ đã sử dụng tới 26% (hơn một phần tư) nguồn cung cấp dầu thô cho toàn thế giới.

· "Vắt" dầu mỏ ra... cao su

Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công, chính quyền Xô viết được thành lập. Các nước tư bản gây áp lực lên nước Nga Xô viết non trẻ bằng cách bao vây kinh tế, trong đó có việc ngăn nhập khẩu cao su. Liên Xô đứng trước tình thế rất khó khăn. Không có cao su cũng đồng nghĩa với việc không có lốp xe các loại và vô số vật phẩm khác.

Các nhà khoa học Liên Xô ngày đêm nghiên cứu miệt mài để tìm ra đáp số cho bài toán khó này. Cuối cùng viện sĩ Lebecdev cũng làm được điều kỳ diệu. Ông đã nghiên cứu thành công quá trình sản xuất cao su butađien (hay còn gọi là cao su tổng hợp) từ dầu mỏ. Chất xúc tác được ông dùng là một loại đất sét của một vùng miền núi ở nước Nga.

Vậy là, nhờ dầu mỏ và sức sáng tạo tuyệt vời của các nhà khoa học, xe cộ vẫn chạy tấp nập trên khắp các nẻo đường từ những thành phố lớn như Matxcơva, Xanh Petecbua... đến các vùng nông thôn xa xôi. Và còn bao nhiêu sản phẩm khác từ cao su nữa.

Nhưng dầu mỏ sẽ chẳng thể có được những ứng dụng tuyệt vời như vậy nếu không có một ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở của nguồn nhiên liệu kỳ diệu này: ngành lọc hóa dầu.

Chúng ta hãy cùng đến những hàng ghế tiếp theo để khám phá về ngành này.

(Trở về trang thcsthoison)

1. Ngành lọc hóa dầu

2. Câu chuyện dầu mỏ

3. Ngành lọc hóa dầu là gì?

4. Bạn làm gì trong ngành lọc hóa dầu?

5. Bạn sẽ làm việc ở đâu?

6. Bạn có nên chọn ngành lọc hóa dầu?

7. Những tố chất thuận lợi

8. Bạn quyết định

9.

· Dầu mỏ thực ra là gì?

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau về dầu mỏ. Tuy nhiên, theo giả thuyết được nhiều nhà khoa học đồng tình nhất, vàng đen quý giá chính là... xác chết của vô số những sinh vật cổ đại (bao gồm động vật và thực vật) sống cách chúng ta hàng triệu triệu năm.

Đó là những sinh vật sống dưới biển hoặc sinh vật trên cạn bị cuốn trôi ra biển, nằm lại ở đáy biển. Trong nước biển có rất nhiều loại vi khuẩn háo khí (ưa không khí) và vi khuẩn yếm khí (sống không cần không khí). Chính chúng đã tiêu thụ và phân hủy những xác chết này.

Qua hàng triệu triệu năm lao động miệt mài, những con vi khuẩn chăm chỉ kia đã để lại cho chúng ta dầu mỏ. Ở những nơi khác nhau có các loại dầu mỏ khác nhau, phụ thuộc vào những xác chết ban đầu và yếu tố kim loại mà dầu hòa tan khi chảy qua các lớp trầm tích.

Bởi vậy, dầu mỏ được coi là nguồn nguyên liệu hóa thạch và không tái tạo lại được.

Dầu được sinh rải rác trong các lớp trầm tích gọi là "đá mẹ". Nhưng chúng chẳng chịu ở yên một chỗ. Áp suất dưới lòng đất quá cao khiến dầu bị đẩy ra ngoài và di cư đến nơi ở mới qua cấu trúc rỗng xốp của "đá mẹ". Khi gặp một địa điểm thuận lợi, dầu mỏ liền tụ tập lại. Vậy là có các mỏ dầu.

Dầu mỏ có nguồn gốc từ xác động thực vật, nên thực ra nó là hỗn hợp của nhiều hiđrocacbon phức tạp (híđrocacbon là hợp chất chứa hiđro và cacbon). Sau này, trong ngành công nghiệp chế biến dầu mỏ, người ta tách các hiđrocacbon đó ra, thu được những sản phẩm khác nhau.

"Vàng đen" không đen

Gọi là "vàng đen" nhưng dầu mỏ thật ra không phải màu đen tuyền. Đó là chất lỏng có màu nâu sẫm hoặc hơi ngả màu lục.

· Người ta chế biến dầu mỏ như thế nào?

Trước tiên, con người đi tìm điểm tập trung của dầu mỏ, tức là các mỏ dầu. Bằng những kỹ thuật hiện đại, người ta tiến hành khoan các mỏ dầu, lấy dầu mỏ lên để sử dụng cho cuộc sống của mình. Khai thác dầu mỏ là cả một ngành công nghiệp lớn đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Ở Việt Nam, chúng ta đang phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, với các mỏ dầu: Bạch Hổ, Đại Hùng, Mỏ Rồng. Tiềm năng dầu mỏ của Việt Nam được Từ điển Bách khoa toàn thư Dầu thế giới năm 1994 xếp vào vị trí thứ sáu trong bảy nước xuất khẩu dầu ở châu Á - Thái Bình Dương.

Rất nhiều tên

Riêng trong tiếng Anh, dầu mỏ đã có tới 4 cái tên:

Petroleum (tên thông dụng nhất) xuất phát từ gốc La tinh: petra có nghĩa là đá, oleum là dầu. Tên gọi này xuất phát từ việc người ta tìm thấy dầu mỏ trong các vùng đá.

Naphtha, xuất phát từ ngôn ngữ Ba Tư naft hay nafátá có nghĩa là chảy.

Black gold (vàng đen): dầu mỏ còn quý hơn vàng ấy chứ!

Crude oil (dầu thô): chỉ dầu mới được khai thác từ mỏ, chưa qua quá trình lọc dầu và hóa dầu.

Dầu được khai thác nên còn gọi là dầu thô (tức là dầu chưa qua quá trình chế biến). Nhưng tìm kiếm và khai thác dầu thô mới chỉ là bước đầu. Dầu mỏ sẽ chẳng hữu ích đến như vậy trong cuộc sống của con người và không thể coi là "vàng đen" nếu thiếu quá trình thứ hai: biến đổi dầu.

Quá trình này gồm hai công đoạn.

* Lọc dầu

Dầu mỏ là hỗn hợp của rất nhiều hiđrocacbon khác nhau. Để tận dụng hết tiềm năng của dầu mỏ, người ta tiến hành tách các hiđrocacbon đó dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của chúng. Dầu mỏ lúc này được chưng cất trên những tháp cao hàng chục mét.

Trên cơ sở nhiệt độ sôi, dầu được chia thành các phân đoạn chủ yếu sau:

* Dưới 1800C: Phân đoạn xăng được dùng làm nhiên liệu cho động cơ như xe máy, ô tô, máy bay v.v... hoặc làm dung môi pha sơn cao su, keo dán...

* Từ 1800C đến 2500C: Phân đoạn dầu lửa (còn gọi là phân đoạn kerosen), được dùng làm dầu hỏa dân dụng, nhiên liệu cho máy bay phản lực v.v...

* Từ 2500C đêm 3500C: Phân đoạn gasoil nhẹ chủ yếu được dùng để làm nhiên liệu cho động cơ diezel.

* Từ 3500C đến 5000C: Phân đoạn dầu nhờn (còn gọi là phân đoạn gasoil nặng), được dùng làm dầu bôi trơn.

* Trên 5000C: Phân đoạn cặn dùng làm nhựa rải đường, nhiên liệu đốt lò v.v...

* Hóa dầu

Để tận dụng hết những ứng dụng tiềm tàng của dầu mỏ, tiếp theo quá trình lọc dầu là hóa dầu. Theo xu hướng phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ ngày nay, hai quá trình này luôn gắn liền với nhau, không thể tách rời.

Hóa dầu trước hết nhằm nâng cao chất lượng và tính năng, hiệu quả sử dụng của những sản phẩm lọc dầu. Không chỉ vậy, từ những sản phẩm lọc dầu, qua một quá trình hóa học sâu, con người tổng hợp ra các loại sản phẩm như nhựa, chất dẻo, sợi nhân tạo, phân bón, hóa chất, thuốc chữa bệnh v.v... Tóm lại, từ hóa dầu, chúng ta có vô vàn sản phẩm cần thiết và quý giá cho cuộc sống.

BẠN CÓ BIẾT

· Xúc tác

Tất cả các phản ứng trong ngành lọc hóa dầu đều phải sử dụng đến xúc tác.

Trong một phản ứng hóa học, khi cho một lượng chất xúc tác vào, tốc độ phản ứng có thể tăng lên rất nhiều lần. Ngoài ra, xúc tác còn có tính chất quý nữa là có độ chọn lọc cao. Nó sẽ thúc đẩy phản ứng có lợi, hạn chế phản ứng không có lợi.

Các nghiên cứu cho thấy con người đã khai thác và sử dụng dầu mỏ từ rất sớm. Tuy nhiên, chỉ đến khi công nghệ cracking xúc tác (tách các phân đoạn hiđrocacbon trong dầu mỏ dưới ảnh hưởng của xúc tác) được các nhà khoa học phát minh và hoàn thiện, chúng ta mới tận dụng được tối đa các sản phẩm từ dầu mỏ.

Hàng năm thế giới sử dụng lượng xúc tác cho chế biến dầu mỏ trị giá khoảng 7 tỉ Euro và được phân bổ như sau: 33% cho lọc dầu, 22% cho hóa dầu, khí tổng hợp và 45% cho các quá trình sau hóa dầu. Việc sử dụng xúc tác ưu việt cho phép thu được các sản phẩm cuối với hiệu suất cao. Đồng thời, nó cũng đóng góp rất lớn vào việc tiết kiệm nguồn nguyên liệu ban đầu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

4. Bạn làm gì trong ngành lọc hóa dầu?

Cũng như nhiều ngành khoa học ứng dụng khác, ngành lọc hóa dầu mở ra cho bạn nhiều cơ hội chọn lựa phong phú. Bạn thích nghiên cứu hay hoạt động thực tiễn, thích gắn mình với các phòng thí nghiệm hay rời thành phố, tới những khu công nghiệp, nhà máy lọc hóa dầu?

Tất cả phụ thuộc vào sự lựa chọn cũng như năng lực và nhiệt huyết của chính bản thân bạn. Dù ở vị trí nào, bạn cũng đang làm việc trong ngành công nghiệp có vị trí chiến lược, đem lại những lợi ích to lớn cho đất nước.

· Nhà khoa học

Trở thành một nhà khoa học là bạn chọn lựa con đường nghiên cứu, tìm ra các sản phẩm mới, tính năng mới, ứng dụng mới, các quy luật mới hay công nghệ mới v.v...

Dầu mỏ là hỗn hợp của những hợp chất hữu cơ hiđrocacbon phức tạp. Nhà khoa học nghiên cứu những hợp chất này cùng với cách thức chưng cất, tổng hợp, chế biến chúng dưới những điều kiện cụ thể, xúc tác ra sao để tạo thành những sản phẩm phong phú, có ích cho cuộc sống của con người.

Dầu mỏ rất quý giá nhưng đó không phải là nguồn nguyên liệu vô tận. Theo dự đoán của nhiều nhà phân tích, với tốc độ sử dụng như hiện nay, trữ lượng "vàng đen" trên toàn thế giới chỉ đủ để con người sử dụng trong khoảng 40 đến 50 năm nữa. Một yếu tố không kém phần quan trọng là những sản phẩm từ dầu mỏ còn gây nên vô số ảnh hưởng xấu đến môi trường như các chất thải và khí độc gây hiệu ứng nhà kính, khiến Trái Đất nóng dần lên v.v...

Bởi vậy, không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để khai thác tối đa tiềm năng của dầu mỏ, tạo ra các sản phẩm, vật liệu nhiều tính năng hơn, rẻ hơn, đồng thời an toàn hơn, lại gây tác hại đến môi trường hơn v.v... là mối quan tâm của bất kỳ nhà khoa học nào trong lĩnh vực này.

Trong ngành lọc hóa dầu, mỗi nhà khoa học sẽ lại chọn một bộ phận nhỏ hơn, sâu hơn nữa để tập trung nghiên cứu. Tất nhiên, họ luôn có ý thức trau dồi, bổ sung những kiến thức phong phú và rộng rãi về ngành này và các ngành khoa học có liên quan.

Nhiều nhà khoa học tham gia công tác giảng dạy trong lĩnh vực mình đảm nhiệm tại các trường đại học, cao đẳng, học viện, các công ty, nhà máy v.v... Bằng cách đó, họ tham gia đào tạo, hướng dẫn, giúp đỡ những người có ước muốn được làm việc trong ngành lọc hóa dầu.

Trong quá trình đào tạo, các nhà khoa học không ngừng tự nâng cao, hoàn thiện kiến thức của mình, chú ý phát hiện những tài năng mới. Họ cũng thường xuyên tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn, những buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề trong và ngoài nước. Sự hợp tác, trao đổi kiến thức được các nhà khoa học rất chú trọng. Bởi vậy, họ thường kết giao rộng rãi với những người thuộc giới chuyên môn ở cả trong và ngoài nước.

Sống trong phòng thí nghiệm

Cũng như bao nhà nghiên cứu khác, nhà khoa học trong lĩnh vực lọc hóa dầu có cuộc sống trong phòng thí nghiệm, gắn chặt với những máy móc tinh vi, khối lượng công việc chuyên sâu và đồ sộ. Bạn có thể phải chịu sức ép căng thẳng của những đề tài, công trình nghiên cứu.

Điều thú vị là bạn được nghiên cứu, được tiếp cận với những kiến thức tiên tiến nhất về công nghệ của thế giới (bởi lọc hóa dầu là một ngành ứng dụng những công nghệ tiên tiến). Việt Nam đang đặt mục tiêu phát triển ngành hóa dầu, bạn sẽ thấy những kết quả nghiên cứu của mình được áp dụng đầy hiệu quả trong cuộc sống.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, ngành lọc hóa dầu còn khá non trẻ so với nhiều ngành khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà khoa học về lọc hóa dầu có rất nhiều việc phải làm. Việc nghiên cứu để tìm ra những sản phẩm mới đang đặt trước mắt chúng ta một triển vọng lớn.

Sản phẩm của ngành lọc hóa dầu là vô tận, không có sự hạn chế nào. Hàng năm có hàng loạt sản phẩm từ hóa dầu ra đời. Đó là kết quả của công việc nghiên cứu của các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho công việc nghiên cứu của các nhà khoa học. Trong các phòng thí nghiệm đã có những máy móc, thiết bị kỹ thuật vô cùng tinh vi, chẳng hạn như những chiếc máy có thể đo được những hạt xúc tác kích cỡ nano. (Bạn hãy thử tưởng tượng xem: 1 nanomét bằng một phần tỉ mét. Có cả một ngành khoa học tiên tiến về những vật liệu có kích thước nhỏ bé như thế. Muốn biết kỹ hơn, bạn có thể tìm đọc cuốn Ngành Công nghệ nano trong cùng Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh.)

Nhờ các thiết bị hiện đại như vậy, ta có thể theo dõi và phán đoán trước hướng đi, các bước tiến hành của một phản ứng hóa học (nhất là hóa học hữu cơ). Trước đây, các nhà khoa học chỉ đưa vào các thuyết để suy luận. Biết được các bước phản ứng xảy ra, các nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể tạo ra được những sản phẩm mong muốn.

Chỉ trong thời gian rất gần nữa thôi, Việt Nam có thể tạo ra những sản phẩm quý như các loại chất dẻo, các loại vải sợi nhân tạo thay thế vải sợi tự nhiên, các loại cao su thay thế cao su thiên nhiên, các loại thuốc chữa bệnh v.v... Tất cả đều do sự nghiên cứu thành công trong phòng thí nghiệm và áp dụng vào sản xuất.

· Kỹ sư lọc hóa dầu

Nếu bạn thích thực hành hơn là nghiên cứu, sống động hơn là trên lý thuyết và giấy tờ, bạn sẽ hợp với công việc của một kỹ sư.

Các kỹ sư lọc hóa dầu là người thiết kế và vận hành các quy trình ứng dụng, các thiết bị, máy móc trong các nhà máy lọc dầu. Cụ thể, họ là người điều khiển các dây chuyền chưng cất, đảm bảo hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng của toàn bộ hệ thống máy móc dưới các điều kiện cụ thể, xử lý những tình huống bất ngờ, tạo ra các sản phẩm cuối cùng từ dầu mỏ.

Ngành lọc hóa dầu là một ngành công nghệ cao, gắn liền với những máy móc được tự động hóa hoàn toàn, những thiết bị thông minh. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể làm việc trong ngành lọc hóa dầu mà chẳng hề phải động tay vào giọt dầu nào. Tất cả được thực hiện theo một quy trình tự động hóa hoàn toàn. Nhiệm vụ của kỹ sư hóa dầu là trên cơ sở kiến thức của mình, vận hành tốt các thiết bị của nhà máy, nhập những dữ liệu và chỉ số thích hợp cho các quy trình biến đổi dầu.

· Không cần phải là kỹ sư hóa dầu

Tuy nhiên, muốn làm việc trong ngành hóa dầu, bạn không nhất thiết phải là một kỹ sư hóa dầu. Tốt nghiệp những ngành như tự động hóa, cơ khí v.v... bạn vẫn hoàn toàn có thể làm việc trong ngành này.

Một nhà máy lọc dầu (chẳng hạn như nhà máy lọc dầu Dung Quất đang được xây dựng), khi tuyển kỹ sư, thường tuyển theo tỉ lệ một nửa là kỹ sư hóa dầu, một phần tư là kỹ sư tự động hóa và một phần tư là kỹ sư cơ khí. Ngoài ra, còn có một số lượng nhỏ các kỹ sư khác như kỹ sư nhiệt, kỹ sư điện v.v... Vấn đề môi trường luôn được đặt ra với các nhà máy lọc dầu nên những kỹ sư môi trường cũng luôn tìm được vị trí của mình ở đây.

Tất cả máy móc trong nhà máy lọc hóa dầu đều được tự động điều khiển nên rất cần đến những kỹ sư tự động hóa. Nhiệm vụ của họ là bảo dưỡng các máy móc tự động, sáng chế máy tự động điều khiển tốt hơn. Ngoài ra, họ còn giúp nâng cao kiến thức tự động hóa cho những kỹ sư khác trong nhà máy.

Công việc của kỹ sư cơ khí là phụ trách xưởng cơ khí, sữa chữa, bảo quản máy móc, thiết bị v.v... Họ cũng có thể tham gia vào việc thiết kế dây chuyền sản xuất hợp lý, hoặc cải tiến dây chuyền cho tốt hơn.

Mỗi người một việc, trong nhà máy lọc hóa dầu, các kỹ sư hóa dầu, kỹ sư tự động hóa, kỹ sư cơ khí, kỹ sư nhiệt, kỹ sư điện, kỹ sư môi trường, v.v... kết hợp với nhau thật nhịp nhàng, ăn ý.

· Nhà tư vấn, chuyển giao công nghệ

Với những kiến thức chuyên sâu về lọc hóa dầu, cộng thêm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này, bạn có thể trở thành một nhà tư vấn, chuyển giao công nghệ tới các dây chuyền sản xuất.

Không ngừng cải tiến, hiện đại hơn, ưu việt hơn là xu hướng chung của khoa học công nghệ. Chính vì vậy, liên tục những phát minh, sáng chế mới ra đời thay thế cho những công nghệ cũ đã trở thành lỗi thời.

Vai trò của các nhà tư vấn, chuyển giao công nghệ bởi vậy rất quan trọng. Họ chính là cầu nối giữa những công nghệ mới, phát minh mới, hệ thống máy móc, thiết bị thông minh mới với các kỹ sư, công nhân kỹ thuật... làm việc trong nhà máy.

Tuy nhiên, để trở thành một nhà tư vấn, chuyển giao công nghệ không hề dễ dàng. Vị trí này thường đòi hỏi bạn rất nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu hoặc thực tiễn trước đó. Tức là trước khi trở thành nhà tư vấn, chuyển giao công nghệ, bạn phải thiết lập được cho mình một vị trí, tiếng nói khá vững chắc trong ngành.

Hiện nay, để phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu còn non trẻ của đất nước, chúng ta phải nhờ đến rất nhiều nhà tư vấn và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Hy vọng trong tương lai không xa, sẽ có một đội ngũ đông đảo những nhà tư vấn và chuyển giao công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực lọc hóa dầu. Những chuyên gia ấy không chỉ làm việc ở các nhà máy, dây chuyền sản xuất của Việt Nam mà còn tới những quốc gia khác trên thế giới.

Trong số những chuyên gia tài năng và đầy tâm huyết đó, sao lại không có bạn nhỉ?

Chúng ta có thể tin vào điều đó lắm chứ!

· Nhà quản lý

Với khả năng quản lý cũng như kinh nghiệm trong ngành, bạn cũng có thể trở thành nhà quản lý trong lĩnh vực lọc hóa dầu.

Lúc này, ngoài năng lực chuyên môn vững vàng, bạn còn cần đến tầm nhìn chiến lược, con mắt biết nhìn xa trông rộng về tương lai và cả một cái đầu biết tính toán hiệu quả kinh tế.

Do nhiều nguyên nhân, dầu mỏ là một trong những thị trường nhạy cảm và dễ biến động nhất. (Bạn hãy thử theo dõi những tin tức về thị trường dầu mỏ trong năm 2005, bạn sẽ thấy giá dầu mỏ tăng rất nhanh, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu). Bởi vậy, những kiến thức sâu rộng về kinh tế cũng như quản trị nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng rất cần với những người làm việc ở vị trí này.

Bám sát thị trường

Các nhà quản lý luôn phải nắm tình hình giá dầu thế giới từng ngày từng giờ, cần phải tính toán theo dự trữ năng lượng quốc gia để chủ động sản xuất.

Về các sản phẩm hóa dầu, nhà quản lý phải theo dãi xem thị trường trong nước và thế giới cần gì, số lượng là bao nhiêu để có thể vạch kế hoạch sản xuất hợp lý cho nhà máy.

(Trở về trang thcsthoison)

1. Ngành lọc hóa dầu

2. Câu chuyện dầu mỏ

3. Ngành lọc hóa dầu là gì?

4. Bạn làm gì trong ngành lọc hóa dầu?

5. Bạn sẽ làm việc ở đâu?

6. Bạn có nên chọn ngành lọc hóa dầu?

7. Những tố chất thuận lợi

8. Bạn quyết định

9. Bạn muốn

5. Bạn sẽ làm việc ở đâu?

Cơ hội làm việc khá rộng mở khi lựa chọn ngành lọc hóa dầu. Đây là một ngành mũi nhọn phát triển của đất nước. Bạn có thể tham gia vào nhiều vị trí khác nhau. Vậy, cụ thể bạn sẽ làm việc ở đâu nếu chọn ngành này?

Là nhà khoa học, bạn sẽ làm việc trong các viện nghiên cứu như Viện Hóa học công nghiệp (thuộc Bộ Công nghiệp), Viện Công nghệ hóa học (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) v.v... Bạn cũng có thể tìm thấy vị trí của mình trong các trường đại học hoặc các phòng nghiên cứu phòng thí nghiệm của các hãng, các công ty dầu khí.

Là kỹ sư hóa dầu, bạn sẽ làm việc tại các nhà máy lọc hóa dầu, các công ty dầu khí như Tổng công ty Dầu khí Petro Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Petrolimex, Công ty Phụ gia dầu mỏ (APP) v.v...

Hiện nay, nước ta đang có ba dự án về nhà máy lọc hóa dầu, dự định tiến hành xây dựng ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

* Nhà máy thứ nhất đang xây dựng ở Dung Quất (Quảng Ngãi) với tên gọi Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin về nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam này qua website: http://www.dungquat.com.vn

Theo dự kiến, nhà máy sẽ được đưa vào hoạt động vào khoảng năm 2009 với công suất từ 51 đến 6 triệu tấn/năm. Để chủ động nguồn nguyên liệu, nhà máy sẽ sử dụng một nửa là dầu mỏ của Việt Nam, còn một nửa nhập của Đubai. Nguyên nhân là dầu của ta cho rất ít nhựa đường còn dầu của Đubai sẽ cho nhiều nhựa đường (rất cần cho việc xây dựng đường xá).

* Nhà máy thứ hai sẽ xây dựng ở Nghi Sơn (Thanh Hóa) với công suất lớn hơn, gồm nhiều phân xưởng hóa dầu. Khi đó, nước ta sẽ tự sản xuất được một số loại nhựa mà hiện nay ta đang phải nhập của nước ngoài.

* Nhà máy thứ ba sẽ xây dựng ở Phú Yên. Nhà máy này dự kiến có công suất lớn hơn hai nhà máy trên và thiên về các hoạt động hóa dầu là chính.

Từ nay đến khi các nhà máy được đưa vào hoạt động cũng mất một thời gian khá dài. Như vậy, đến khi học xong, bạn có thể trở thành kỹ sư làm việc ở một trong ba nhà máy trên.

* Là nhà tư vấn và chuyển giao công nghệ, bạn sẽ làm việc trong các hãng sản xuất, các công ty tư vấn và chuyển giao công nghệ v.v... Ngành lọc hóa dầu của nước ta đang trong thời kỳ đầu của sự phát triển nên rất cần những chuyên gia tư vấn giỏi, với nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.

* Là nhà quản lý, bạn sẽ làm việc với tư cách chuyên viên về lĩnh vực lọc hóa dầu trong các cơ quan thuộc các Bộ của Nhà nước như Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường v.v...

6. Bạn có nên chọn ngành lọc hóa dầu?

· Những lý do để ngành lọc hóa dầu hấp dẫn bạn

* Hợp xu thế phát triển

Như bạn đã biết, ngành lọc hóa dầu là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại nhiều quốc gia. Đây là một trong những chỉ số đánh giá mức độ phát triển và công nghiệp hóa ở các quốc gia. Với vị trí quan trọng như vậy, rất nhiều nước chú trọng đầu tư vào ngành này.

Một xu thế khác là ngành công nghiệp dầu mỏ đang chuyển dần về các nước phương Đông với những cường quốc mới nổi lên như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc v.v...

Nhật Bản hiện nay có tới 34 nhà máy lọc dầu với công suất 237,4 triệu tấn/năm. Hàn Quốc không có mỏ dầu, phải nhập hoàn toàn dầu thô. Nhưng ngay từ kế hoạch năm năm đầu tiên, nước này đã đầu tư vào ngành công nghiệp lọc hóa dầu với chủ trương đạt công suất sản xuất vượt 30% so với nhu cầu sử dụng nội địa. Hiện nay Hàn Quốc đứng thứ ba ở châu Á về lọc dầu. Các sản phẩm lọc hóa dầu của Hàn Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu khoảng 20 - 25% ra nước ngoài. Một nước gần chúng ta hơn là Xingapo hoàn toàn không có dầu thô, phải nhập từ nước ngoài, cũng rất chú trọng đầu tư vào ngành lọc hóa dầu và hiện đứng thứ bảy ở châu Á về lĩnh vực này.

Trở thành nước xuất khẩu dầu từ sáu năm trước, Việt Nam hiện đứng thứ ba trong khu vực Đông Á về xuất khẩu dầu. Với lợi thế đó, đầu tư vào ngành công nghiệp lọc hóa dầu là hướng đi hoàn toàn phù hợp. Bởi vậy, cơ hội việc làm và triển vọng nghề nghiệp rất rộng mở trước mắt bạn, những người quyết định phát triển sự nghiệp của mình trong ngành lọc hóa dầu.

* Làm việc trong môi trường máy móc tối tân

Tại nhà máy lọc hóa dầu, bạn sẽ được làm việc trong môi trường tự động hóa hoàn toàn với những máy móc, thiết bị điện tử cực kỳ thông minh. Chẳng hạn để điều khiển quá trình lọc dầu, kỹ sư hóa dầu thường làm việc trong phòng điều khiển trên các tháp cao với những sơ đồ, hệ thống máy tính và bảng điều khiển hiện đại... Một môi trường làm việc công nghệ cao như thế có thể là niềm mơ ước của bất cứ bạn trẻ nào.

Tất nhiên, điều này cũng không phải không có những phiền toái của nó. Bởi máy móc bao giờ cũng chỉ là máy móc. Chúng rất "cứng nhắc" và đòi hỏi bạn phải cực kỳ cẩn thận trong quá trình vận hành, xử lý. Nếu bạn có thao tác sai nào đó khi vận hành máy, bạn sẽ phải lo giải quyết những trục trặc về máy móc vốn rắc rối và mệt mỏi vô cùng.

Nhà máy tự động hóa hoàn toàn có ưu thế là các kỹ sư vận hành máy móc không phải vất vả đi lại, có thể ngồi một nơi mà điều hành cả nhà máy. Nhưng nếu không cẩn thận, trong lúc điều khiển, chỉ một sai lầm tưởng nhỏ cũng có thể khiến toàn hệ thống gặp rắc rối, nhà máy mất đi hàng triệu USD.

* Thu nhập tương đối cao

Điều này khá dễ hiểu bởi bạn đang làm việc tại một trong những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nghề khác, thu nhập trong ngành lọc hóa dầu phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cá nhân và sự phấn đấu của bạn.

Thu nhập của người làm trong nhà máy lọc hóa dầu có thể cao hơn rất nhiều thu nhập của một công nhân hay kỹ sư bình thường. Nhưng đi đôi với thu nhập cao như vậy là sức ép công việc rất lớn, đòi hỏi khả năng chịu đựng áp lực cao. Hãy thử tưởng tượng bạn phải xa nhà, làm việc ngoài khơi, buổi tối chỉ có tiếng sóng biển thật buồn!

Mức lương giữa các vị trí công tác trong ngành này có thể rất chênh lệch, phụ thuộc vào trách nhiệm, năng lực chuyên môn và cả hiệu quả công việc của bạn nữa.

* Có nhiều cơ hội tiếp xúc với bạn bè quốc tế, các chuyên gia nước ngoài

Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm là một xu thế tất yếu của sự hội nhập và phát triển trên thế giới ngày nay. Việt Nam mới bắt đầu phát triển ngành lọc hóa dầu. Chúng ta chắc chắn sẽ cần nhờ đến nhiều sự giúp đỡ, sự truyền đạt kinh nghiệm của những quốc gia đi trước. Sẽ có nhiều chuyên gia giỏi từ các nước tới làm việc tại những trung tâm nghiên cứu, nhà máy lọc dầu của nước ta. Đây là cơ hội để bạn gặp gỡ, tiếp xúc, nâng cao năng lực chuyên môn và cả vốn văn hóa quốc tế của mình.

Tất nhiên, điều kiện thuận lợi này cũng đặt ra yêu cầu với bạn: đó là phải thường xuyên trau dồi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, để giao tiếp và học hỏi bạn bè quốc tế. Ngoài vốn ngoại ngữ để giao tiếp thông thường, bạn còn phải thường xuyên tự học hỏi, cập nhật, đọc sách, tài liệu để nâng cao vốn ngoại ngữ chuyên ngành kỹ thuật, đặc biệt là ngành lọc hóa dầu.

· Những khó khăn bạn sẽ phải đối mặt

1. Ngành lọc hóa dầu ở nước ta còn rất non trẻ và bạn sẽ gặp nhiều thử thách của những người đi tiên phong. Đầu tiên là những bất cập, thiếu hợp lý bởi chẳng có gì là hoàn hảo, ưu việt ngay từ đầu. Điều này đòi hỏi ở bạn một sự nhẫn nại, lòng quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp, không dễ nản trước khó khăn.

2. Đây là ngành cần đến sự cẩn trọng, tỉ mỉ, khả năng tập trung cao. Chỉ cần một chút lơ là cũng có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Điều này là một thử thách lớn mà bạn phải vượt qua.

3. Làm việc trong các nhà máy lọc hóa dầu cũng đồng nghĩa với việc có thể bạn phải sống xa gia đình. Chẳng hạn bạn ở miền Bắc, nhưng lại làm việc tại nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quãng Ngãi. Do phải đảm bảo an toàn, các nhà máy lọc hóa dầu thường phải nằm xa các khu cư dân đông đúc. Đây có thể là một trở ngại không nhỏ với bạn.

Đến làm việc ở nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, bạn sẽ có lương cao, điều kiện làm việc tiện nghi, nhưng đó là thị trấn rất vắng vẻ, chỉ có những đồi cát trải dài. Điều này chẳng dễ thích nghi chút nào, nhất là với tuổi trẻ thích cuộc sống sôi động và náo nhiệt.

(Trở về trang thcsthoison)

1. Ngành lọc hóa dầu

2. Câu chuyện dầu mỏ

3. Ngành lọc hóa dầu là gì?

4. Bạn làm gì trong ngành lọc hóa dầu?

5. Bạn sẽ làm việc ở đâu?

6. Bạn có nên chọn ngành lọc hóa dầu?

7. Những tố chất thuận lợi

8. Bạn quyết định

9. Bạn muốn

7. Những tố chất thuận lợi

· Năng khiếu và sự say mê với các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học

Đây là tố chất cần thiết đầu tiên để bạn chọn ngành lọc hóa dầu.

Hóa dầu là một ngành chuyên sâu. Đầu tiên, bạn chọn môn hóa học. Trong môn hóa học, bạn chọn hóa hữu cơ. Trong hóa hữu cơ, bạn lại chọn hóa dầu. Bởi vậy, cái gốc của bạn khi tới với ngành lọc hóa dầu vẫn phải là tình yêu với môn hóa học từ thời phổ thông.

Bạn yêu thích những phản ứng kỳ diệu, biến đổi chất này thành chất khác, say mê với những xúc tác, công thức hóa học, những chai lọ trong phòng thí nghiệm v.v... Thành tích học tập môn hóa luôn là niềm tự hào của bạn.

Không có sự say mê với khoa học tự nhiên, nhất là môn hóa học, bạn sẽ rất khó đi hết chặng đường nhiều vinh quang và cũng lắm vất vả của một người làm trong ngành lọc hóa dầu. Chỉ với tài năng và tâm huyết của mình, bạn mới có thể đạt được những đỉnh cao trong ngành này.

Vậy, bạn hãy tự đặt cho mình câu hỏi:

Bạn có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên không? Bạn có giỏi môn hóa không? Bạn yêu thích, say mê môn hóa thực sự hay chỉ muốn có thành tích cao trong học tập? Bạn có thích hóa hữu cơ không? v.v...

Và bạn hãy nhờ thầy cô giáo dạy môn hóa học của mình tư vấn thêm nữa nhé!

· Thông minh, có trí nhớ tốt

Hóa dầu là một ngành chuyên sâu của hóa hữu cơ. Mà hóa hữu cơ thì bạn biết rồi đấy, toàn những công thức và phản ứng dài dằng dặc. Có những phản ứng viết kín một trang giấy cũng không hết.

Bởi vậy, muốn làm việc trong ngành này, bạn phải rèn cho mình trí nhớ thật tốt và thật chính xác. Không phải nhớ những chuyện loăng quăng đâu, mà là trí nhớ khoa học. Cụ thể là bạn phải có khả năng nhớ những phản ứng, những công thức đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Trí nhớ ấy giúp bạn luôn chủ động trong nghiên cứu cũng như công việc thực tiễn trên các dây chuyền máy móc.

Trí nhớ một phần là tố chất tự nhiên do trời phú, nhưng chủ yếu lại do chính sự rèn luyện của bạn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng con người hoàn toàn có thể luyện tập và tự tạo cho mình một trí nhớ rất tốt.

Nếu bạn yêu thích ngành lọc hóa dầu mà chưa tự tin lắm về trí nhớ của mình, bạn cũng đừng vì thế mà chùn bước. Bạn có thể tập luyện cho trí nhớ của mình ngay từ ngày hôm nay. Hãy tập quan sát và ghi nhớ mọi thứ một cách chủ động. Bạn cũng có thể tới hiệu sách, thư viện, tìm đọc một số cuốn sách hướng dẫn chúng ta về cách luyện tập bộ não, tư duy và trí nhớ.

· Sự kiên trì, bền bỉ

Nếu bạn đã từng đọc những cuốn khác của Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh, hẳn bạn sẽ nhận ra rằng sự kiên nhẫn là tố chất cần thiết của hầu hết các nghề.

Người xưa có câu:

"Giục tốc bất đạt" (Nóng vội, giục giã thì sẽ chẳng đi đến được kết quả nào cả).

Dù bạn làm nghề gì, sự kiên nhẫn và bền bỉ luôn giúp bạn đi đến được tận cùng của vấn đề, tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất.

Đặc biệt trong một ngành công nghệ cao với những công thức thật dài và khó nhớ như ngành lọc hóa dầu, dù bạn là nhà khoa học, kỹ sư, nhà tư vấn chuyển giao công nghệ hay nhà quản lý, nếu không có sự kiên nhẫn cao độ và một tinh thần thép, bền bỉ, thì bạn cũng không thể trở thành một người giỏi nghề được.

Ngành lọc hóa dầu đòi hỏi sự kiên nhẫn đặc biệt.

Chỉ riêng việc đơn giản như chờ đợi kết quả của một phản ứng hóa học cũng có khi phải mất hàng giờ, cả ngày, thậm chí đến vài ngày.

Nếu bạn muốn tìm ra hoạt tính của xúc tác cho một phản ứng thì có thể phải chờ qua ngày qua tháng.

· Sự cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác

Công việc của bạn lại là một phần của cả một quy trình lọc dầu và hóa dầu được kết cấu chặt chẽ. Bởi vậy, không có sự cẩn thận, chính xác bạn có thể sẽ phá hỏng cả một quy trình, làm rối tung mọi thứ.

Ngành lọc hóa dầu đòi hỏi đầu tư rất tốn kém, quy trình phức tạp. (Chẳng hạn vốn đầu tư ước tính của Nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 2,5 tỉ USD, tức là khoảng 40.000 tỉ đồng Việt Nam). Đây là ngành mà mỗi sai lầm của bạn có thể tiêu tốn hàng triệu USD. Làm sao không cẩn thận cho được?

8. HỌC NGÀNH NÀY Ở ĐÂU?

Muốn trở thành một nhà khoa học hay một kỹ sư hóa dầu, bạn có thể học tại khoa Hóa hoặc khoa Dầu khí của các trường đại học như:

* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

* Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

* Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

* Cơ sở của Trường Đại học Bách khoa tại Đà Nẵng

* Trường Đại học Quy Nhơn

* Trường Đại học Mỏ - Địa chất

v.v...

(Bạn hãy tham khảo danh mục một số cơ sở đào tạo tại Hàng ghế số 9 - Bạn muốn biết)

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hiện là một trong những cơ sở hàng đầu về đào tạo ngành lọc hóa dầu ở nước ta. Bên cạnh kỹ sư hóa dầu, Trường còn đào tạo kỹ sư các chuyên ngành máy hóa dầu, tự động hóa trong ngành lọc hóa dầu, các quá trình thiết bị trong ngành lọc hóa dầu.

Trường Đại học Mỏ địa chất có khoa Dầu khí, đào tạo 5 chuyên ngành: Lọc hóa dầu, Khai thác thăm dò dầu khí, Địa vật lý dầu khí, Địa chất dầu khí và Cơ khí thiết bị dầu khí. Muốn học ngành lọc hóa dầu, bạn có thể đăng ký thi vào khoa Dầu khí. Khi trúng tuyển, bạn sẽ được đăng ký chuyên ngành học.

· Du học tại các nước phát triển

Bên cạnh việc học trong nước, du học tại nước ngoài về ngành lọc hóa dầu là một sự lựa chọn cũng đáng để bạn lưu tâm nếu bạn có điều kiện về tài chính cũng như khả năng ngoại ngữ tốt.

Tới những quốc gia tiên tiến, những cường quốc về ngành công nghiệp lọc hóa dầu, hơn chúng ta nhiều răm kinh nghiệm, đang sở hữu những công nghệ mới nhất, bạn sẽ có nhiều cơ hội học tập, phát triển cả về lý thuyết và thực hành. Bạn có thể học ngành lọc hóa dầu ở những nước như Mỹ, Nhật Bản, Xingapo, Trung Quốc v.v...

Ngành lọc hóa dầu là một ngành học khó, đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng của bạn. Vấn đề là bạn luôn phải tự cố gắng trau đồi kiến thức, không ngừng học hỏi, tự rèn giũa bản thân mình.

(Trở về trang thcsthoison)

1. Ngành lọc hóa dầu

2. Câu chuyện dầu mỏ

3. Ngành lọc hóa dầu là gì?

4. Bạn làm gì trong ngành lọc hóa dầu?

5. Bạn sẽ làm việc ở đâu?

6. Bạn có nên chọn ngành lọc hóa dầu?

7. Những tố chất thuận lợi

8. Bạn quyết định

9. B

8. Bạn quyết định

Đây là hàng ghế dành cho bạn, những người quyết định ở lại Toa tàu số 25. Chào mừng bạn, chuyên gia về lọc hóa dầu trong tương lai.

Nếu bạn đã quyết định lựa chọn ngành lọc hóa dầu cho con đường phát triển sự nghiệp của mình, còn chần chừ gì nữa mà chưa bắt đầu ngay từ ngày hôm nay?

Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh luôn đề cao việc bạn chuẩn bị cho nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông. Sẽ là khá muộn nếu bạn đợi đến khi yên vị ở giảng đường đại học hay cao đẳng mới bắt đầu.

Trước hết, hãy học thật tốt các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là môn hóa. Hãy dành nhiều thời gian hơn nữa cho hóa hữu cơ. Qua một quá trình học tập miệt mài, nghiên cứu say mê, bạn sẽ thấy những công thức hóa hữu cơ không còn quá dài như trước, các phản ứng cũng không còn thật khó nhớ nữa.

Ngoài ra, công cụ không thể thiếu là ngoại ngữ và tin học. Kiến thức về ngoại ngữ và tin học rất quan trọng trong hành trang của một chuyên gia lọc hóa dầu thực thụ.

Đây là một ngành có tính giao lưu quốc tế rất cao. Mà muốn giao lưu quốc tế thì bạn phải dùng ngôn ngữ quốc tế. Bạn phải trao đổi với các chuyên gia nước ngoài cũng như đọc tài liệu tiếng nước ngoài. Hiện nay, tài liệu tiếng Việt về ngành này rất hiếm hoi.

Trong ngành lọc hóa dầu, dù là ở phòng thí nghiệm hay ngoài nhà máy, dây chuyền sản xuất và các thiết bị được tự động hóa tối đa. Thiếu kiến thức về tin học, bạn sẽ rất dễ lúng túng như gà mắc tóc.

Và đừng quên rèn luyện cho mình tính cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ, một trí nhớ thật tốt.

(Trở về trang thcsthoison)

1. Ngành lọc hóa dầu

2. Câu chuyện dầu mỏ

3. Ngành lọc hóa dầu là gì?

4. Bạn làm gì trong ngành lọc hóa dầu?

5. Bạn sẽ làm việc ở đâu?

6. Bạn có nên chọn ngành lọc hóa dầu?

7. Những tố chất thuận lợi

8. Bạn quyết định

9. B

8. Bạn quyết định

Đây là hàng ghế dành cho bạn, những người quyết định ở lại Toa tàu số 25. Chào mừng bạn, chuyên gia về lọc hóa dầu trong tương lai.

Nếu bạn đã quyết định lựa chọn ngành lọc hóa dầu cho con đường phát triển sự nghiệp của mình, còn chần chừ gì nữa mà chưa bắt đầu ngay từ ngày hôm nay?

Tủ sách hướng nghiệp - Nhất nghệ tinh luôn đề cao việc bạn chuẩn bị cho nghề nghiệp của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông. Sẽ là khá muộn nếu bạn đợi đến khi yên vị ở giảng đường đại học hay cao đẳng mới bắt đầu.

Trước hết, hãy học thật tốt các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là môn hóa. Hãy dành nhiều thời gian hơn nữa cho hóa hữu cơ. Qua một quá trình học tập miệt mài, nghiên cứu say mê, bạn sẽ thấy những công thức hóa hữu cơ không còn quá dài như trước, các phản ứng cũng không còn thật khó nhớ nữa.

Ngoài ra, công cụ không thể thiếu là ngoại ngữ và tin học. Kiến thức về ngoại ngữ và tin học rất quan trọng trong hành trang của một chuyên gia lọc hóa dầu thực thụ.

Đây là một ngành có tính giao lưu quốc tế rất cao. Mà muốn giao lưu quốc tế thì bạn phải dùng ngôn ngữ quốc tế. Bạn phải trao đổi với các chuyên gia nước ngoài cũng như đọc tài liệu tiếng nước ngoài. Hiện nay, tài liệu tiếng Việt về ngành này rất hiếm hoi.

Trong ngành lọc hóa dầu, dù là ở phòng thí nghiệm hay ngoài nhà máy, dây chuyền sản xuất và các thiết bị được tự động hóa tối đa. Thiếu kiến thức về tin học, bạn sẽ rất dễ lúng túng như gà mắc tóc.

Và đừng quên rèn luyện cho mình tính cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ, một trí nhớ thật tốt.

(Trở về trang thcsthoison)

1. Ngành lọc hóa dầu

2. Câu chuyện dầu mỏ

3. Ngành lọc hóa dầu là gì?

4. Bạn làm gì trong ngành lọc hóa dầu?

5. Bạn sẽ làm việc ở đâu?

6. Bạn có nên chọn ngành lọc hóa dầu?

7. Những tố chất thuận lợi

8. Bạn quyết định

9. B

9. Bạn muốn biết

· Lược sử ngành lọc hóa dầu

Dầu mỏ là nhiên liệu hóa thạch. Trên thế giới có rất nhiều dạng nhiên liệu được tạo ra từ ánh sáng mặt trời (pin mặt trời), sức gió (các máy phát điện nhờ sức gió), thủy triều (các nhà máy thủy điện), năng lượng nguyên tử v.v... Nhưng hiện nay, năng lượng từ dầu mỏ vẫn phổ biến hơn cả.

Trước đây, người ta quan niệm rằng dầu mỏ nằm dưới đất như các túi đựng chất lỏng. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Thực tế là dầu mỏ nằm dưới lòng đất trong các rãnh nứt hoặc các mao quản của đá. Dầu mỏ không ở yên một chỗ. Do áp suất dưới lòng đất, nó di chuyển từ nơi này đến nơi khác như giọt nước trên mặt chiếc lá khoai môn, rồi tập trung ở rốn dầu.

Bởi vậy, trong ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, để đại hiệu quả cao, người ta thường phải khảo sát, nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng để khoan đúng rốn dầu. Khi khai thác nhiều, dầu mỏ có thể chảy từ nơi khác về đó.

Dầu mỏ trên thế giới thường được chia làm 5 họ dầu. Cách chia này tùy thuộc vào thành phần chính của dầu. Ví dụ: dầu nước ta thuộc họ parafinic, vì trong dầu có nhiều parafin.

Bạn thường nghe nói tới dầu ngọt và dầu chua. Vậy thế nào gọi là dầu ngọt hay dầu chua? Dầu ngọt là loại dầu chứa ít hàm lượng lưu huỳnh. Dầu mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng chứa rất ít lưu huỳnh (dưới 0,2%) nên dầu nước ta gọi là dầu ngọt. Còn dầu ở Trung Cận Đông mà đại diện là dầu Đubai chứa rất nhiều hợp chất lưu huỳnh, gọi là dầu chua. Hợp chất lưu huỳnh trong dầu mỏ là một chất có hại, nên dầu ngọt nước ta bán đắt hơn rất nhiều so với dầu chua của Đubai.

Dầu nhẹ hơn nước nên nó xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi. Bởi vậy, loài người đã tìm thấy dầu và biết sử dụng dầu từ hàng ngàn năm trước.

Từ thời xa xưa, dầu mỏ đã được sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân cũng như trong chiến tranh. Ngày nay, qua khai quật, người ta còn thấy nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ ở Trung Quốc cổ với các ống dẫn dầu bằng tre có tuổi đời gần một nghìn năm. Người Trung Quốc cổ đại đã sử dụng dầu mỏ trong việc sản xuất muối ăn. Dầu mỏ được dùng để làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối.

Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ XIX, người ta mới bắt đầu khai thác dầu mỏ theo mô hình công nghiệp. Nguyên nhân quan trọng của việc này là dầu cá voi vẫn được dùng để đốt đèn thì quá đắt đỏ còn nến làm bằng mỡ lại rất khó ngửi. Nhu cầu về một loại chất đốt thông dụng, rẻ tiền và hiệu quả hơn đặt ra ngày càng cấp thiết. Giữa thế kỷ XIX, một số nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu mỏ một cách thương mại.

Năm 1852, bác sĩ - nhà địa chất người Canada Abraham Gessner đăng ký bằng sáng chế công nghệ sản xuất chất đốt rẻ tiền và tương đối sạch từ dầu mỏ. Đến năm 1855, nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliam đề xuất phương pháp dùng axit sunfuric để làm sạch dầu mỏ, từ đó dùng làm chất đốt.

Người ta cũng bắt đầu việc thăm dò và khai thác những mỏ dầu lớn. Trong khoảng thời gian 1857 - 1959, những lần khoan dầu đầu tiên được tiến hành. Theo các nhà nghiên cứu, lịch sử dầu mỏ thế giới ghi nhận lần khoan dầu đầu tiên ở vùng Weitze, nước Đức. Tuy nhiên, mỏ dầu lớn đầu tiên được tìm thấy ở Pennsylvania (Mỹ) với độ sâu 21,2m.

Cùng với ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, công nghiệp lọc hóa dầu rất phát triển. Có một số tập đoàn dầu mỏ thực hiện cả việc khai thác và lọc hóa dầu. Tuy nhiên, đây được tính là những ngành công nghiệp riêng.

Ngày nay, cùng với trữ lượng dầu mỏ sắp đến giới hạn cuối cùng, ngành công nghiệp dầu mỏ thế giới cũng đang đi đến tiệm cận cuối cùng. Đi tìm những nguồn năng lượng mới bởi vậy là bài toán đặt ra cho tất cả các quốc gia.

· Dầu mỏ ở Việt Nam

Việc phát hiện và khai thác dầu mỏ ở Việt Nam đã mở ra một nguồn lực phát triển mạnh mẽ cho kinh tế đất nước.

* Về dầu mỏ

Nước ta hiện có ba mỏ dầu quan trọng đang được khai thác:

Mỏ Bạch Hổ: Bắt đầu khai thác từ năm 1996. Đây là mỏ dầu lớn, mỗi ngày cung cấp hàng chục nghìn tấn dầu thô và hàng triệu mét khối khí. Theo ước tính, chúng ta có thể khai thác một số năm nữa thì sản lượng dầu sẽ bắt đầu giảm dần.

Mỏ Rồng: Bắt đầu khai thác từ năm 1994. Sản lượng dầu thô đạt khoảng gần 1600 tấn/ngày.

Mỏ Đại Hùng: Bắt đầu khai thác từ tháng 10 năm 1994. Sản lượng dầu thô đạt khoảng 5.000 tấn/ngày.

Tổng sản lượng dầu thô cả ba mỏ trong năm 1994 là 7 triệu tấn, năm 1995 là 8 triệu. Từ năm 2.000, nước ta khai thác được mỗi năm khoảng gần 20 triệu tấn.

* Về khí

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành khai thác hai mỏ khí:

Mỏ Tiền Hải (Thái Bình) là mỏ khí trong đất liền, bắt đầu khai thác từ năm 1981. Mỗi năm cung cấp 10 đến 30 triệu mét khối khí.

Mỏ Bạch Hổ: đây là dạng khí đồng hành (đi kèm khi khai thác dầu).

Về tiềm năng dầu khí tại Việt Nam, năm 1994, trong Từ điển bách khoa toàn thư Dầu thế giới, Việt Nam đã được đưa vào danh sách các nước có dầu mỏ và được xếp vị trí thứ sáu trong bảy nước châu Á - Thái Bình Dương.

Hiện nay, ngoài mỏ dầu, chúng ta còn có một số mỏ khí như Lan Tây, Lan Đỏ v.v... Trữ lượng khí của Việt Nam dự tính khoảng 300 đến 400 tỷ mét khối.

Chúng ta đã khai thác và bán dầu thô, đem lại những lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, đó là khoáng sản chưa tinh chế nên giá thường rẻ. Để thực sự phát huy tiềm năng dầu mỏ của đất nước, việc phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu là một xu thế tất yếu. Hiện nay, trong khi chúng ta xuất khẩu dầu thô ra nước ngoài thì vẫn phải nhập các sản phẩm lọc hóa dầu. Dựa trên nguồn lực dầu mỏ sẵn có, phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu, cung cấp những sản phẩm dầu mỏ cần thiết trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới là hướng đi chiến lược của Việt Nam trong hành trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sự ra đời của các nhà máy lọc hóa dầu sẽ mở ra những triển vọng mới cho ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam. Trong tương lai, nước ta sẽ phấn đấu xây dựng các cụm công nghiệp về hóa dầu phân bố trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

Từ nay đến năm 2010, nước ta dự kiến xây dựng ba tổ hợp lọc hóa dầu:

Tổ hợp thứ nhất kết hợp với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cung cấp nguyên liệu thô để chế biến nhựa, các hoạt chất như Polypropylene, linear alkyne benzene, v.v...

Tổ hợp thứ hai gắn với nguồn khí thiên nhiên ở Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm cung cấp nguyên liệu chế biến nhựa, phân bón... như DOD, PVC, PS, PET, Amonea-Urea, v.v...

Tổ hợp thứ ba kết hợp với Nhà máy lọc dầu số 2 cung cấp nguyên liệu chế biến nhựa, sợi tổng hợp, hoạt chất và các sản phẩm khác như PP, PTA, PET, SM, v.v...

· Đi tìm nguồn năng lượng thay thế

Hiện nay, dầu mỏ vẫn giữ vị trí số một trong nguồn năng lượng của toàn thế giới. Tuy nhiên, khác với nước, gió, năng lượng mặt trời, dầu mỏ là nguồn năng lượng hóa thạch, tức là không thể tái tạo lại được. Dầu mỏ không phải là vô tận. Và bạn cũng không thể ngồi đợi thêm vài triệu triệu năm nữa để có những hóa thạch dầu mỏ mới.

Thêm vào đó, nguồn năng lượng này sản sinh ra nhiều khí độc như oxit nitơ, oxit cacbon, các hợp chất lưu huỳnh rất độc hại cho sức khỏe của con người và tạo ra hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng dần lên, gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

Ngành lọc hóa dầu là ngành công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Thông thường kinh phí tập trung cho việc xử lý chất thải trong ngành công nghiệp này chiếm tới gần một phần tư vốn đầu tư. Các nhà máy lọc hóa dầu bởi vậy cũng thường được xây dựng ở những nơi xa khu dân cư, các thành phố, thị trấn đông đúc. Vì vậy, đi tìm những nguồn năng lượng vô tận khác, thay thế năng lượng dầu mỏ là bài toán đặt ra với các nhà khoa học và các quốc gia trên toàn thế giới. Ngày nay, có rất nhiều hướng nghiên cứu, nhưng bạn có thể biết tới bảy giải pháp dưới đây:

* Năng lượng gió

Bạn còn nhớ những cối xay gió nổi tiếng trong câu chuyện về chàng hiệp sĩ Đông-ki-sốt chứ? Từ thuở xa xưa, nhân loại đã biết sử dụng năng lượng gió để phục vụ cho cuộc sống của mình, chẳng hạn như xay giã gạo.

Ngày nay, gió không chỉ để làm quay các cối xay giã gạo nữa. Nhờ sức gió quanh năm, con người đã nghiên cứu chế tạo những cánh quạt để quay các tuabin sản sinh ra điện.

* Năng lượng nước

Cũng như gió, nước là nguồn năng lượng dồi dào được sử dụng từ thuở sơ khai của nhân loại. Nhờ các thác nước chảy từ trên cao xuống, chúng ta có thể lợi dụng sức nước làm quay tuabin phát ra điện. Đến nay, thủy điện luôn chiếm vị trí quan trọng trong sản lượng điện của nhiều quốc gia.

Với địa hình nhiều sông ngòi ngắn và dốc, nước ta đặc biệt phát triển mạnh về thủy điện với những công trình lớn như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, Nhà máy thủy điện Thác Bà và không xa trong tương lai là Nhà máy thủy điện Sơn La v.v...

* Năng lượng mặt trời

Cuối của thế kỷ XX, những nghiên cứu và ứng dụng ban đầu về năng lượng mặt trời đã mở ra cho con người rất nhiều hy vọng trong việc thay thế nguồn nhiên liệu từ dầu mỏ. Những bộ pin mặt trời, xe ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời v.v... đã được nghiên cứu thành công và bước đầu đưa vào ứng dụng, đem lại những hiệu quả lớn lao. Ở một số nước tiên tiến, nhiều công trình sử dụng pin mặt trời chẳng còn xa lạ trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân.

* Năng lượng nguyên tử

Đây là hướng đầu tư phát triển chiến lược của nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc v.v... Cơ sở của nguồn năng lượng nguyên tử là phản ứng nhiệt hạch sinh ra một lượng nhiệt vô cùng lớn. Từ nguồn năng lượng đó, người ta dùng để sản xuất ra điện.

Ở một số nước, điện hạt nhân hiện chiếm tỉ trọng lớn trong cung cấp điện năng. Chẳng hạn điện hạt nhân ở Hàn Quốc cung cấp tới 40% nhu cầu điện năng trong nước và xuất khẩu ra cả nước ngoài.

Tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng năng lượng nguyên tử cũng đặt ra nhiều vấn đề về an toàn bởi sự cố xảy ra ở những nhà máy điện nguyên tử thường có hậu quả rất lớn. Nhân loại vẫn còn ám ảnh về vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử Checnôbưn ở Liên Xô trước đây, gây bao hậu quả đau lòng.

* Năng lượng khí hiđro

Năm 2002, thỏa ước Kyoto giữa các nước có nền công nghiệp phát triển đã được ký với nội dung chính là từng bước cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Một trong các giải pháp được đưa ra là từng bước sử dụng nhiên liệu hiđro thay cho nhiên liệu truyền thống.

Tuy nhiên, còn cả một chặng đường khá dài để có thể sử dụng hiđro làm nhiên liệu thay thế dầu mỏ hoàn toàn. Nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực nghiên cứu để giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật. Chẳng hạn với việc sử dụng nhiên liệu hiđro thay cho xăng dầu để chạy động cơ phương tiện vận chuyển (ô tô, xe máy v.v...) thì điểm then chốt là công nghệ tồn chứa hiđro. Bởi vậy, ngày nay, rất nhiều nước quan tâm đầu tư nghiên cứu để tìm ra các phương pháp tồn chứa hiđro an toàn, có hiệu quả kinh tế cao.

* Tạo ra dầu diezel đi từ các loại tinh dầu thực vật

Đây có thể là công nghệ làm thay đổi quan niệm về nhiên liệu của nhân loại. Từ những loại dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu bông, dầu lạc v.v..., qua quá trình este hóa sẽ cho một loại dầu được gọi là biodiezel (gốc bio có nghĩa là sinh học). Loại dầu này pha trộn vào diezel sẽ tiết kiệm được dầu diezel đi từ dầu mỏ vốn có hạn. Hơn nữa biodiezel sẽ thải ra rất ít khí độc, không gây độc hại cho môi trường.

* Tạo ra cồn thay thế xăng

Làm cách nào để thay thế xăng dầu dùng cho động cơ luôn là bài toán hóc búa của tất cả các quốc gia. Người ta đã tạo ra được những loại xe chạy hoàn toàn bằng điện, xe chạy bằng năng lượng mặt trời. Liệu thay thế xăng bằng... cồn có thể là một giải pháp hợp lý?

Ở Braxin, một loại xe chạy hoàn toàn bằng cồn đã được chế tạo thành công. Loại cồn dùng cho xe này có nguồn gốc khá đơn giản: mía đường, hoặc các loại thực phẩm khác như ngô, khoai, sắn v.v...

Tuy nhiên, để có thể chạy được động cơ, loại cồn này phải đạt đến độ tinh khiết 99,8%, tức là loại gần như hết nước. Cồn ở các nhà máy của nước ta hiện nay mới chỉ đạt tới khoảng 96%.

· Một số địa chỉ trong sổ tay của bạn

TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM

69 Nguyễn Du, Hà Nội

http://www.petrovietnam.com.vn

TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM PETROLIMEX

Số 1 Khâm Thiên, Hà Nội

http://www.petrolimex.com.vn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội

http://www.hut.edu.vn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH

26B Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

http://hcmut.edu.vn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN (ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

334 Nguyễn Trãi, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

http://www.hus.edu.vn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN (ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH)

227 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Hồ Chí Minh

http://www.hcmuns.edu.vn/

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

Xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

http://www.humg.edu.vn/

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

170 An Dương Vương, Tp. Quy Nhơn, Bình Định

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Tp. Hải Phòng

http://www.hpu.edu.vn/

· Một số website bạn nên tham khảo

http://www.dungquat.com.vn

http://www.tchdkh.org.vn

http://www.vifotec.com.vn

http://www.spe.org/

http://www.eia.doe.gov/

http://www.api.org/

(Trở về trang thcsthoison)

1. Ngành lọc hóa dầu

2. Câu chuyện dầu mỏ

3. Ngành lọc hóa dầu là gì?

4. Bạn làm gì trong ngành lọc hóa dầu?

5. Bạn sẽ làm việc ở đâu?

6. Bạn có nên chọn ngành lọc hóa dầu?

7. Những tố chất thuận lợi

8. Bạn quyết định

9

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nam