Hoạt động của CPU và quá trình nạp BIOS

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hoạt động của CPU và quá trình nạp BIOS

13-01-2009 | lqv77 | 27 phản hồi »

1 - Quá trình hoạt động của CPU

1. Điều kiện để CPU hoạt động

Điều kiện để cho CPU hoạt động:

- Có điện áp VCORE cấp cho CPU (1)

- Có xung Clock (2)

- Có tín hiệu CPU_RST# (tín hiệu khởi động CPU từ Chipset bắc) (3)

- Có tín hiệu PWR_OK (tín hiệu báo các mạch ổn áp và nguồn ATX đã tốt) (4)

Bốn điều kiện trên trùng với các điều kiện để có tín hiệu Reset hệ thống, vì vậy khi Mainboard đã có tín hiệu Reset hệ thống thì các điều kiện trên cũng đã có.

- Socket kết nối CPU với Mainboard tiếp xúc tốt (5)

- CPU có tốc độ BUS được Mainboard hỗ trợ (6)

- CPU nạp được chương trình BIOS (7)

Sau khi Mainboard có tín hiệu Reset hệ thống thì cần có thêm ba điều kiện (5), (6), (7) như ở trên để CPU có thể hoạt động.

2. Quá trình nạp BIOS và hoạt động của CPU

3.

4. Phân tích quá trình khởi động trên:

- Khi bật công tắc mở nguồn Power ON => Nguồn chính của nguồn ATX hoạt động cung cấp các điện áp xuống Mainboard, đồng thời báo tín hiệu P.G (Power Good) xuống mạch Logic của Mainboard.

- Mạch ổn áp VRM (mạch cấp nguồn cho CPU) hoạt động cung cấp điện áp VCORE cho CPU và báo tín hiệu VRM_GD (tín hiệu báo mạch ổn áp VRM đã tốt) xuống mạch Logic.

- Mạch Logic (tích hợp trong SIO hoặc Chipset nam hoặc trên IC-Logic) sẽ kiểm tra các tín hiệu báo sự cố trên (các Mainboard đời mới, mạch Logic kiểm tra cả tín hiệu báo về từ mạch ổn áp cho Chipset và RAM), khi nguồn ATX và các mạch ổn áp hoạt động tốt, mạch Logic sẽ cho ra tín hiệu PWRGD_ICH (báo cho Chipset nam tình trạng các mức nguồn đã tốt)

- Chipset nam cho ra tín hiệu Reset hệ thống khi có đủ các điều kiện cần thiết.

- Tín hiệu Reset hệ thống (PCI_RST#) sẽ khởi động Chipset bắc và các thành phần khác trên Mainboard

- Chipset bắc hoạt động và cho ra tín hiệu CPU_RST# để khởi động CPU

- CPU hoạt động và phát tín hiệu để truy cập BIOS

- Nạp được chương trình BIOS, CPU sẽ duy trì sự hoạt động, đồng thời nó sử dụng chương trình BIOS để tiếp tục khởi động và kiểm tra các thành phần của máy...

5. Quá trình nạp BIOS thất bại hoặc lỗi BIOS

6.

Phân tích quá trình khởi động trên:

- Quá trình khởi động tương tự như trên nhưng đến khi CPU phát tín hiệu nạp BIOS thì thất bại do hỏng ROM hoặc lỗi chương trình BIOS, vì vậy CPU ngừng hoạt động sau vài giây.

- Mỗi khi ta bấm phím Reset trước máy chính là lặp lại tín hiệu Reset hệ thống.

2 - Kiểm tra sự hoạt động của CPU

- Làm sao để biết CPU có hoạt động hay không và nó hoạt động khi nào là điều mà chúng ta cần biết khi sửa chữa

Mainboard

- Một điều bạn đã biết (khi đã tìm hiểu các chương trước) là CPU chỉ hoạt động khi đã có xung Clock và có tín hiệu

Reset hệ thống, vì Reset hệ thống khởi động Chipset bắc và khi Chipset bắc hoạt động mới tạo tín hiệu khởi động CPU.

1. Phương pháp kiểm tra sự hoạt động của CPU

Để kiểm tra sự hoạt động của CPU, bạn thực hiện qua các bước sau đây:

- Gắn CPU vào Mainboard, gắn tạm toả nhiệt cho CPU, lưu ý - BUS của CPU phải được Main hỗ trợ.

- Cấp nguồn cho Mainboard, gắn cả rắc 20 pin và rắc 4 pin để cấp nguồn cho mạch ổn áp VRM

- Gắn Card Test Main vào khe PCIBật công tắc và quan sát:

- Trước tiên đèn CLK phải sáng => cho biết xung Clock tốt

- Sau đó đèn RST phải sáng rồi tắt => cho biết tín hiệu Reset hệ thống tốt

- Tiếp theo bạn quan sát đèn OSC và BIOS, nếu hai đèn này sáng => cho ta biết CPU đã hoạt động và đã nạp được

chương trình BIOS (hai đèn OSC và BIOS thường cùng sáng hoặc cùng tắt)Minh hoạ sự kiểm tra dưới đây cho thấy CPU đã hoạt động tốt và nạp được chương trình BIOS

2. Minh hoạ sự kiểm tra dưới đây cho thấy CPU không hoạt động hoặc không nạp được chương trình BIOS

3.

4. Nguyên nhân CPU không hoạt động. (Khi đã có tín hiệu Reset hệ thống)

Khi Mainboard đã có tín hiệu Reset hệ thống mà CPU vẫn không hoạt động (kiểm tra thấy đèn OSC và BIOS tắt) là do những nguyên nhân sau đây.

- CPU có BUS không được Mainboard hỗ trợ

- Socket kết nối CPU bị hỏng (có chân không tiếp xúc)

- Chân IC - ROM BIOS tiếp xúc không tốt

- Lỗi chương trình BIOS

- Chipset bắc hỏng hoặc bong chân

3 - Các bước sửa chữa bệnh CPU không hoạt động (khi đã có tín hiệu Reset hệ thống)

1. Sử dụng CPU có tốc độ BUS được Mainboard hỗ trợ

2. Kiểm tra Socket kết nối CPU với Mainboard xem có chân bị xô lệch hay bị bẹp không ? <!--[if gte vml 1]> <![endif]--><!--[if gte vml 1]> <![endif]--><!--[if !vml]--> <!--[endif]-->Kiểm tra kỹ các chân của Socket 775<!--[if gte vml 1]> <![endif]--><!--[if !vml]--> <!--[endif]--> Lau sạch bề mặt của CPU

3. Tháo IC-ROM ra khỏi đế cắm, vệ sinh chân ROM sạch sẽ cho tiếp xúc tốt

<!--[if gte vml 1]> <![endif]--><!--[if gte vml 1]> <![endif]--><!--[if !vml]--> <!--[endif]-->

4. Nạp lại chương trình BIOS

5. Khò lại chân Chipset bắc

<!--[if !supportEmptyParas]--> <!--[endif]-->

Bàn thảo của lqv77:

• Bài này cũng tương đối quan trọng vì sau các bước kiểm tra trước: xung Clock, nguồn CPU, nguồn RAM, nguồn chipset, xung Reset đã OK mà mainboard vẫn chưa chạy thì hơi gây go.

• Và các lỗi sau đây đa số là do kinh nghiệm được đút kết:

1. CPU không tương thích (mainboard không support tới)

2. CPU tiếp xúc không tốt (tháo ra gắn lại, vệ sinh mặt tiếp xúc đối với socket 775)

3. Hở socket gắn CPU (do họat động lâu ngày và nhiệt độ cao)

4. Lỗi chip BIOS ROM (tháo chíp BIOS ROM ra vệ sinh, nếu không thì nạp lại thử)

5. Hở chíp cầu Bắc (phải hấp chip hoặc đóng lại chip, cái này phải có máy đóng chip mới làm được)

• Nếu mainboard đã chạy nhưng lại treo ngay màn hình CMOS thì đa phần là do hở chip cầu NAM .

• Nhắc lại: Bài viết này lqv77 tôi sưu tầm từ hocnghe.com tuy nhiên điểm khác biệt khi bạn xem bài viết ở http://lqv77.com là không cần đăng ký, đăng nhập hay tốn bất kỳ chi phí nào. Ngoài ra bạn cũng có thể download tài liệu toàn tập về để tiện tham khảo. Thêm nữa, các thắc mắc liên quan bạn có thể comments và sẽ nhận được đáp hồi trong thời gian sớm nhất có thể.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fdgdfgdf