hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:

Bản thân

Khả năng học của bạn

Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng

Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học

Có thể bạn học Vật lí khá dễ dàng nhưng lại trật vật khi học đánh tennis (hoặc ngược lại).

Tuy nhiên, mọi việc học đều có điểm chung: đó là chúng bao gồm các bước cơ bản sau:

Có bốn bước cơ bản:

Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và trả lời các câu hỏi.

Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những Hướng dẫn học khác.

Bắt đầu với những kinh nghiệm đã có Trước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có:

Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước đám đông?

Biết cách tóm tắt?

Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học

Ôn tập kiểm tra?

Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?

Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?

Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?

Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất?

Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?

Liên hệ với việc học hiện tại Tôi thích học cái này đến mức nào?

Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?

Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?

Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?

Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?

Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện để thành công không?

Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?

Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?

Cân nhắc quá trình và vấn đề Tiêu đề là gì?

Các key word có bật ra ngay không?

Tôi có hiểu không?

Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?

Tôi có biết các vấn đề liên quan không?

Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?

Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?

Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?

Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?

Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?

Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?

Tôi có dừng lại và tóm tắt không?

Tôi có dừng lại và xem nó có logic không?

Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)

Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?

Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để "tiêu hóa" các thông tin này không?

Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?

Cùng nhìn lại Tôi đã học đúng cách chưa?

Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?

Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?

Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?

Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?

Tôi đã thành công?

Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!

--------------------------------------------------------------------------------

Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn.

Bạn có thể bắt đầu từ những hướng dẫn dưới đây nhưng cần thực hành và những hướng dẫn khác khi bạn tiến bộ dần.

Một mục tiêu là để bạn nhận thức được cách bạn sử dụng thời gian như một điều quan trọng khi sắp xếp, đặt việc quan trọng và đạt được thành công trong học tập khi có những hoạt động tri phối khác như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình...

Đầu tiên: bạn hãy thử làm bài tập về cách sắp xếp thời gian.

Chiến lược về cách sử dụng thời gian:

Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học

Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao

Có tổng kết và updates sau mỗi tuần

Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.

Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước

Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán

để có được sự tập trung cao độ

Có "thời gian chết"?

Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát...

Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học

Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học

Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.

Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k‎y thi... )

Bạn thử dùng bài tập vui sau của trường Đại học Minnesota.

Đưa ra các tiêu chí sau để điều chỉnh thời gian cho thích hợp giữa việc học và làm các việc khác.

Những vật dụng hữu ích:

To-Do list- Danh sách những việc cần làm:

Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài

Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:

Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu

Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.

Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.

Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.

Lịch ghi kế hoạch lâu dài

Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.

Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.

--------------------------------------------------------------------------------

Các kỹ năng thích nghi để giải quyết vấn đề là sự kết hợp của logic, common sense, có thể không chính xác 100% nhưng cũng đưa ra được kết quả thỏa đáng.

Nếu bạn không thể làm theo được quy trình giải quyết vấn đề như gợi ‎Ý thì có thể sử dụng các cách được trình bày dưới đây trong trường hợp:

Bạn có ít thời gian nghiên cứu

Không cần phân tích một cách toàn diện

Có thể chấp nhận rủi ro

Có thể đưa ra được những quyết định ngược lại một cách nhanh chóng

Những gợi ý để giải quyết vấn đề theo hướng thích nghi:

Chuẩn bị những phần phụ thêm cho quyết định:

Đưa ra những quyết định nhỏ để đạt được một mục tiêu nào đó đã, trước khi quyết định một vấn đề lớn mà nhiều khi không thể thay đổi lại được ngay.

Ví du: trước khi lắp điều hòa nhiệt độ, bạn thử lắp rèm, mành, quạt điện... những cái cũng có thể khiến căn phòng bớt nóng. Nếu không được như mong muốn như điều hoạt nhiệt độ, thì dù sao căn phòng cũng đã bớt nóng đi trước khi bạn có điều kiện lắp điều hòa.

Khám phá:

Sử dụng các thông tin sẵn có để tìm kiếm câu trả lời.

Thực ra, khám phá là cách nói khác của việc thử nghiệm nhiều trường hợp. Tuy nhiên, khác với việc ném một dice, khám phá đòi hỏi một mục đích và hướng đi rõ ràng. Sử dụng mẹo này và có những bước đi cẩn trọng để có được câu trả lời cho vấn đề.

Ví dụ: các bác sỹ luôn tránh chuẩn đoán một bệnh duy nhất cho người bệnh. Tuy chậm mà chắc, họ sau đó mới tìm chính xác bệnh và cách chữa cho bệnh nhân.

Quản lý bằng việc phân loại

Tập trung vào những tài liệu quan trọng và để lại những tài liệu không quan trọng. Lập kế hoạch và làm việc theo hướng cái nào quan trọng hơn thì làm trước, cái nào ít quan trọng bằng thì làm sau.

Ví dụ: bạn dạy kèm Toán cho một em nhỏ. Bạn tuy biết gia đình em đó có khó khăn nhưng không có khả năng giúp đỡ. Hãy để họ biết là bạn cũng biết trong khi tiếp tục dạy kèm và giúp đỡ em đó.

Cẩn trọng

Đừng dồn rủi ro, mà hãy chia lẻ những rủi ro có thể xảy ra bằng cách tránh đưa ra các quyết định dồn bạn chỉ có một sự lựa chọn, nhất là bạn chưa đủ chuẩn bị tinh thần.

Ví du: Các nhà đầu tư khi gặp khó khăn không bỏ tất cả vào một bị, có nghĩ là họ giảm thiểu khả năng rủi ro bằng cách giữ một tỷ lệ cân bằng giữa cố phiểu, phiếu nợ và tiền mặt.

Đánh giá chủ quan

Đôi khi bạn cần đến sự đánh giá chủ quan, ví dụ như kinh nghiệm hay cảm xúc. Và có thể đánh giá chủ quan cũng giúp bạn giải quyết được vấn đề nhưng đừng lạm dụng tính chủ quan. Vì đánh giá chủ quan đôi lúc dẫn đến phán quyết hoặc quyết định sai lầm. Sử dụng logic trước, sau đó dùng đánh giá chủ quan để có cảm giác xem mình đã làm đúng chưa.

Làm việc tiếp sức

Nếu chưa cần đưa ra quyết định ngay tức khắc và nếu có thời gian đưa ra các giải pháp khác, hãy bình tĩnh và đợi nhiều khi lại có hiệu quả vì có lúc, không làm gì cả lại là biện pháp tốt nhất, có thể vấn đề tự biến mất, hoặc hoàn cảnh thay đổi và giải quyết vấn đề.

Chuyển giao cho ai đó

nếu người khác có thể làm tốt hơn, hoặc nếu ngay từ đầu, đây không phải là việc của bạn, hoặc khả năng (tiền bạc, thời gian...) của bạn không cho phép.

Tầm nhìn, cơ hội và các lựa chọn

Tìm cơ hội và các sự lựa chọn mới trong tương lai. Nếu có nhiều lựa chọn thì bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn. Nếu không có lựa chọn thay thế, thì quyết định sẽ rất ép buộc và không thỏa mãn. Bằng cách tìm cơ hội và tạo dựng nhiều lựa chọn, quyết định sau cũng bạn đưa ra sẽ có chất lượng hơn rất nhiều.

Những khó khăn có thể gặp phải

Tính không quyết đoán

Là khi bạn không dám quyết định vì sợ rủi ro hay thất bại.

Trì trệ

Là khi không dám đối mặt với vấn đề, mà chỉ giải quyết những vấn đề không đâu.

Cường điệu trong cảm xúc, hành động

Là khi bạn để cho tình hình chi phối bản thân hay để cho cảm xúc chi phối mọi viêc.

Do dự, à ơi

Không có lập trường rõ ràng, không nhiệt thành với quyết định hay sự lựa chọn của mình

Làm việc nửa vời

Lẫn lộn lung tung trong công việc. Đưa ra các quyết định không hiệu quả, chỉ để tránh tranh cãi mà cũng không giải quyết được vấn đề gì.

--------------------------------------------------------------------------------

Việc đầu tiên là bạn phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress:

Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội. Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ hoặc là ngủ quên. Ngoài ra, tìm đến rượu, thuốc, hoặc những biểu hiện khó chịu khác cũng là những dấu hiệu của stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi.

Nếu bạn cảm thấy stress đang ảnh hưởng đến việc học của mình, điều đầu tiên là tìm đến trợ giúp của một trung tâm tư vấn.

Đối phó với stress là khả năng giữ cân bằng khi xảy ra những tình huống, sự kiện đòi hỏi quá sức. Làm thể nào để đối phó với stress?

Quan sát

Hãy xem xung quanh bạn có điều gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn.

Tìm cách thoát khỏi cảm giác khủng hoảng

Nghỉ ngơi, thư giãn, tặng cho bản thân một thời gian nghỉ ngắn mỗi ngày.

Đừng để tâm đến những việc lặt vặt

Việc nào thật sự quan trọng thì làm trước, và gạt những việc linh tinh sang một bên.

Thử thay đối cách bạn thường phản ứng

nhưng hãy thay đổi từ từ, và có chọn lọc, từng bước một. Tập trung giải quyết một khó khăn nào đó và thử thay đổi cách bạn phản ứng trước khó khăn đó.

Tránh những phản ứng thái quá.

Tại sao lại phải "Ghét" khi mà "Một chút xíu không thích" là ổn rồi?

Tại sao lại phải "lo cuống lên" khi mà "hơi lo một tẹo" là được?

Tại sao phải "Giận sôi người" khi mà "hơi giận môt chút" đã đủ độ?

Tại sao phải "đau khổ tột cùng khi mà bạn chỉ cần "buồn một tẹo"?

Ngủ đủ giờ

Thiếu ngủ càng khiến bạn thêm stress

Không được trổn tránh

bằng rượu hay thuốc. Hai thứ này sẽ chẳng giúp được gì bạn mà sẽ làm cho tình trạng stress càng trở nên trầm trọng.

Học cách thư giãn

Xoa bóp và những bài tập thở thư giãn rất hữu dụng để kiếm soát stress. Những thư giãn như vậy giúp xoa bớt ưu phiền khỏi tâm trí của bạn.

Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân

Cắt bớt khối lượng công việc và điều này có thế giúp bạn tránh được việc suốt ngày phải lo nghĩ quá nhiều.

Không nên làm cho bản thân mình "ngập đầu ngập cổ"

bằng việc gánh nhận quá nhiều công việc cùng một lúc.

Thay đổi cách nhìn mọi việc

Học cách nhận định rằng bạn đang bị stress. Tự điều chỉnh trạng thái của mình.

Hãy làm điều gì đó cho những người khác

để giúp đầu óc bạn nghỉ ngơi một lát, không phải nghĩ liên tục về những phiền muộn của mình.

Chữa stress bằng hoạt động thể chất

như đi bộ, học đánh tennis hay thử làm vườn

Chiến lược "da dầy"

Điều mấu chốt của stress là "Chẳng qua, tôi tự phiền muộn chính bản thân mình"

Dĩ độc trị độc

Nếu bạn không tránh được stress, không thoát hẳn được stress thì sử dụng stress theo một hướng tích cực.

Luôn nghĩ theo hướng tích cực

Hãy tự hỏi bạn sẽ đối phó như thế nào với stress, thay vì luôn dằn vặt mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ như thế nào. "Stress làm tăng trí nhớ, khi stress trong thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng. Stress khiến cơ thể sản sinh ra nhiều glucose lên não, tạo thêm nhiều năng lượng cho các nơ-ron. Điều này giúp sự phát triển trí nhớ và phục hồi trí nhớ. Mặt khác, nếu stress kéo dài thì nó lại có thể cản trở việc vận chuyển glucose và từ đó làm giảm trí nhớ"- theo "Mọi chuyện cứ rối tung cả lên" của nhà xuất bản St. Paul Pioneer Press Dispatch, trang 8B, thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 1998.

Và điều quan trọng nhất là nếu cơn stress của bạn vượt quá mức chịu đựng và khiến bạn không thể làm được các việc khác, học tập, lao động..,

thì hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý và bác sỹ.

--------------------------------------------------------------------------------

Tính chần chừ của bạn là ở bản chất công việc hay là do thói quen?

Để chữa bệnh chần chừ:

Bắt đầu với một công việc đơn giản.

Trả lời những câu hỏi cơ bản

Giữ lại những câu hỏi để bạn đánh dấu sự tiến bộ

Bạn muốn làm gì?

Đâu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả thu được?

Điều này có thể dễ trả lời, có thể không.

Những bước cơ bản để đạt được mục đích đó là gì?

Đừng đi vào chi tiết, hãy nghĩ rộng.

Bạn đã làm được những điều gì?

Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần không thể thiếu của quá trình, kể cả chỉ nghĩ thôi.

Hành trình dài nhất luôn bắt đầu bằng một bước đầu tiên.

Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?

Động cơ lớn nhất của bạn là gì?

Nếu câu trả lời nghe hơi tiêu cực, cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có nghĩa bạn đang thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nếu thật sự tiêu cực, hãy nghĩ lại và diễn đạt nó bằng cách khác cho đến khi câu trả lời trở nên tích cực.

Những kết quả tích cực khác có thể đạt được nếu bạn hoàn thành tốt công việc này là gì?

Có được câu trả lời cho câu hỏi trên có thể khiến bạn nhận ra những lợi ích mà bạn có thể chưa nhận ra.

Lên danh sách những điều sẽ gặp phải

Bạn có thể thay đổi được điều gì?

Ngoài bản thân bạn ra, bạn sẽ có những điều kiện gì để hoàn thành công việc?

Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật thể (tiền bạc, công cụ...) mà bao gồm thời gian, người khác/chuyên gia/ người già, thái độ, quan điểm...

Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không đạt được tiến bộ?

Thực ra là cũng không hại gì nhiều nếu tự dọa mình một chút.

Lên kế hoạch, danh sách

Những bước cơ bản và thực tế

Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được chia thành các bước cơ bản.

Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.

Sau đó, cho thêm chi tiết và nâng dần mức độ khó khi as you achieve and grow

Mỗi công việc như thế thì sẽ mất bao nhiêu thời gian?

Một kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi được tiến bộ của mình và cũng để chắc chắn rằng có những chặng nghỉ trong quá trình giải quyết và hoàn thành công việc.

Thời gian nào trong ngày hoặc trong tuần bạn có thể dành cho công việc này?

Điều này giúp bạn tạo dựng được một thói quen làm việc mới, môi trường làm việc tốt và tránh sự phân tán (Sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu như nếu không có sự phân tán).

Sau mỗi chặng bạn sẽ có những phần thưởng gì?

Đồng thời, bạn cũng phải từ bỏ để đạt được đến từng chặng.

Dành thời gian cho việc dừng lại và xem mình đã làm được những gì.

Hãy nói chuyện với một người bạn thân, một người lớn hoặc người hiểu biết để giúp bạn có thêm động lực

Hãy nhận:

Những sai lầm hoặc khởi đầu không tốt như là những bài học quy giá.

Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn thành công và đem lại ‎Ý nghĩa cho cụm từ "kinh nghiệm"

Chần chừ và ‎có ý định muốn bỏ

Đừng chối là bạn không hề có những điều này trong đầu những hãy từ chối ‎Ý định đó.

Cảm xúc

Bạn có quyền bực khi mọi chuyện không đi đúng như dự định.

Bạn có thể thừa nhận sự thực khi bạn gặp khó khăn, nhưng đồng thời hãy lên kế hoạch giải quyết khó khăn đó.

Niềm phấn khích

khi bạn thành công!

KẾT LUẬN: nếu chần chừ là tính cách của bạn thì hãy quên nó đi!

Hãy chỉ tập trung vào công việc và chỉ xoay quanh công việc mà thôi.

--------------------------------------------------------------------------------

Critical thinking là học hoặc giải quyết một vấn đề nào đó mà luôn theo hướng mở rộng tầm mắt để tiếp thu điều mới.

Hãy bắt đầu bằng việc khẳng định bạn điều cốt lõi của vấn đề là gì, sau đó là suy nghĩ rộng hơn, và tính đến các khả năng, các khía cạnh khác nhau của vấn đề và cuối cùng là rút ra kết luận sau khi đã hiểu vấn đề dựa trên các dẫn chứng rõ ràng. Động lực, định kiến riêng của người học lẫn như các chuyên gia sau đó được đem ra so sánh với kết luận và từ đó, rút ra được nền tảng của đánh giá.

Hãy bắt đầu bằng tư tưởng tiếp thu cái mới:

Nhận rõ mục đích cuối cùng, điều bạn mong muốn được học.

Và có thể nói tóm gọn, ví dụ: "Nghiên cứu vai trò của giới tính trong việc chơi video games", "Lịch sử chính trị nước Pháp trong thời kỳ chiến tranh nửa đầu thế kỷ 20", " Việc trồng cây dái ngựa ở Trung Mỹ", "Quy định về hàn chì ở vùng ngoại ô", "Cấu trúc xương người".

Hãy tính đến những kiến thức bạn đã có về vấn đề cần nghiên cứu:

Có điều gì bạn đã biết mà sẽ giúp cho việc nghiên cứu vấn đề này không? Bạn có định kiến không và nếu có, định kiến gì?

Bạn có các nguồn thông tin nào và timeline ra sao?

Thu thập thông tin:

Luôn tiếp thu để không bỏ sót một ‎Ý tưởng và cơ hội nào.

Đặt câu hỏi:

Các tác giả cung cấp thông tin có định kiến cá nhân không?

Sắp xếp các thông tin, tài liệu theo nhóm:

chú Ý tím các mối liên quan.

Một lần nữa, đặt câu hỏi!

Hãy nghĩ đến các cách mà bạn sẽ trình bày Ý tưởng của mình:

bạn sẽ tự tạo một bài kiểm tra về kiến thức vừa thu lượm được!

Từ đơn giản đến phức tạp (1 đến 6):

1. Liệt kê, gán tên, nhận dạng Trình bày kiến thức

2. Định nghĩa, giải thích, tự tóm tắt lại Hiểu

3. Giải vấn đề và áp dụng vào ví dụ mới Sử dụng và áp dụng kiến thức

4. So sánh và đối chiếu, phân biệt Phân tích

5. Tạo cái mới, phối hợp Tống hợp

6. Đánh giá, nhận xét Đánh giá và giải thích tại sao

Hãy coi việc học như một quá trình phiêu lưu khám phá những điều mới!

Tóm lại:

Quyết định các yếu tố của một ví dụ hoặc vấn đề mới mà không dựa trên định kiến cá nhân.

Sắp xếp thông tin theo nhóm để bạn có thể hiểu thấu đáo các thông tin đó.

Nhận hoặc loại các nguồn thông tin và kết luận dựa trên kinh nghiệm, đánh giá và tin tưởng của bạn.

--------------------------------------------------------------------------------

Khi còn nhỏ, chúng ta có khả năng tiếp thu cao và những tiến bộ có thể thấy một cách khá rõ ràng. Khi bắt đầu đạt những yêu cầu tối thiểu của gia đình, trường học và môi trường xung quanh, từ việc học để hoàn thành mục tiêu của mình, người ta chuyển sang học để làm vui lòng người khác và cũng để thất bại và học từ những thất bại đó.

Bạn có thể tạo động lực cho bản thân mình như thế nào?

Với bài tập nhỏ sau đây, hãy thử:

tìm hiểu khả năng khám phá của mình

cảm thấy trách nhiệm hơn với việc học của bản thân mình

chấp nhận những khó khăn có thể xảy ra trong quá trình tiếp thu kiến thức bên cạnh những thành công, sự tự tin, độc lập và tính cạnh tranh.

nhận rõ "thất bại là mẹ thành công": học từ những điều sai cũng giống như học từ những điều đúng.

vui mừng khi bạn đạt được mục tiêu.

Bài tập này gồm 7 phần: (English)

Hãy bắt đầu với Định nghĩa.

Động lực bên trong

Động lực bên ngoài

Miêu tả dự án

Sự cố vấn

Tiến bộ

Kết luận/ Đánh giá

CHÚC BẠN MAY MẮN!

--------------------------------------------------------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#luan