hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân tích sự bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam những năm 2000 -2010.

mục lục.

    I.                TỔNG QUAN

  II.                HIỆN TƯỢNG CHÊNH LỆCH THU NHẬP.

                      a.                    Phân phối thu nhập giữa năm nhóm dân cư - đường cong Lorenz

                      b.                    Phân phối thu nhập giữa nông thôn, thành thị.

                      c.                    Phân phối thu nhập giữa 6 vùng.

                      d.                    Hệ số Gini

                      e.                    Mô hình Kuznets - Tiêu chuẩn "40"

III.                CÁC BIỆN PHÁP GIẢM VÀ PHÂN PHỐI LẠI

                      a.                    Các biện pháp giảm thiểu bất bình đẳng trong thu nhập tại Việt Nam.

                      b.                    Vấn đề phân phối lại.

IV.                NGUỒN THAM KHẢO VÀ BẢNG BIỂU.

    I.                TỔNG QUAN

Từ năm 2000 tới năm 2010, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đi cùng với sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế, tuy nhiên, kèm theo nó, hiện tượng bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng trầm trọng. Việc người giàu có cơ cấu thu nhập cao lên và người nghèo chiếm lượng cơ cấu thấp đần đi hiện ra rõ ràng. Hiện tượng này khiến cho tổng ích lợi quốc gia không đạt được con số tối đa, và trở thành một trong những vấn đề chính yếu của hầu hết các nước đang phát triển trong quá trình vươn lên thành các nước phát triển.

Bài tiểu luận dưới đây sẽ phân tích và làm rõ phần nào tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập của Việt Nam trong những năm 2000-2010 qua các công cụ đơn giản như đường cong Lorenz, hệ số Gini, mô hình Kuznets cùng các con số thống kê về cá nhân, từng vùng, giới tính...

  II.                HIỆN TƯỢNG CHÊNH LỆCH THU NHẬP.

Phân phối thu nhập là việc một nền kinh tế chia tổng thu nhập quốc dân cho các cá nhânvà nhóm dân cư trong xã hội, tại một thời kì nhất định, thường là một năm.

a.          Phân phối thu nhập giữa năm nhóm dân cư.

Hình II.1.a: Bảng phân phối thu nhập giữa năm nhóm dân cư

(Nguồn: tổng cục thống kê)

Theo bảng II.1.a, tỉ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 có xu hướng tăng theo thời gian và đều đặn qua mỗi năm. Cùng với sự tăng dần của tổng thu nhập quốc dân, lượng thu nhập của nhóm 4 và 5 cũng tăng lên.

Tổng số dân sẽ được chia làm năm nhóm (theo bảng và biểu đồ trang bên) và thống kê sắp xếp thu nhập vào các nhóm khác nhau, theo phần trăm tỉ lệ từ nhóm nghèo nhất và giàu nhất.

Theo số liệu bảng trên, trung bình thu nhập đầu người cả nước tăng lên theo các năm ở mọi nhóm. Tuy nhiên, tỉ trọng của các nhóm dân là không đồng đều.

% Nhóm 1

% Nhóm 2

% Nhóm 3

% Nhóm 4

% Nhóm 5

2002

6.05

10.01

14.10

20.81

49.03

2004

5.85

9.92

14.30

21.20

48.73

2006

5.79

10.02

14.42

21.32

48.44

2008

5.18

9.62

14.11

21.52

49.56

2010

5.32

9.63

14.41

21.48

49.15

Hình II.1.b Bản tỉ lệ cơ cấu thu nhập giữa năm nhóm dân cư qua các năm.

Hình II.1.c Biểu đồ phân phối thu nhập giữa 5 nhóm dân cư.

Cơ cấu phân bố thu nhập của 5 nhóm gần như không thay đổi suốt 10 năm qua, nhóm 5 chiếm gần một nửa tổng thu nhập quốc dân trong khi 20% dân số nhóm 1 chỉ chiếm có 6.05 vào năm 2002 và giảm xuống còn 5.32 vào năm 2010.

Hình 11.1.d Đường cong Lorenz 2002-2010

Trong 10 năm, đường cong Lorenz không có sự thay đổi nhiều, nên sẽ xem xét 2 đường vào năm 2002 và 2010. Hai đường cong trên có thấy sự di chuyển phân bố thu nhập trong 5 nhóm dân cư. Phân bố có xu hướng dàn đều ra, tỉ lên 20% nhóm 3 và 4 có xu hướng tăng lên. Tuy vậy, đường cong vẫn cách xa so với đường chéo bình đẳng nên mức độ bất bình đẳng vẫn cao.

b.          Phân phối thu nhập giữa nông thôn, thành thị.

Hình II.1.e: Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người giữa nông thôn

và thành thị hàng tháng.

Sự chêch lệch thu nhập thành thị và nông thôn cũng là một hiện tượng thường thấy trong các nước nông nghiệp nhất là khi giá các thành phẩm nông-lâm-ngư nghiệp có cu hướng giảm so với các mặt hàng công nghiệp. Tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ ở Việt Nam tăng lên, phát triển mạnh mẽ ở các vùng thành phố hoặc khu lân cận gần đây trong khi số lượng người dân làm làm nông nghiệp ở các vùng nông thân vẫn chiếm khoảng 80% dân số. Do vậy, sự chêch lệch thu nhập này có xu hướng đi lên là điều không thể tránh khỏi.

Biểu đồ cho thấy rõ sự tăng nhanh của mức thu nhập tại thành thị trong khi mức thu nhập ở nông thôn thay đổi chậm hơn. Xét bảng số liệu sau.

2002

2004

2006

2008

2010

Chênh lệch thu nhập

(nghìn đồng)

347

437.3

552.7

843.0

1059.5

Tỉ số thu nhập bình quân đầu người thành thị/ nông thôn

2.26

2.16

2.09

2.11

1.99

Hình II.1.f: bảng chênh lệch thu nhập đầu người hàng tháng giữa

Nông thôn, Thành thị.

Theo như bảng xử lí thông tin trên, dẫu tỉ lệ chênh lệch có xu hướng giảm nhưng khoảng chênh lệch trong thu nhập lại có chiều hướng tăng ngày càng nhanh. Tốc độ tăng thu nhập một nhân khẩu/tháng của nhóm 1 từ năm 2002-2010 là gấp 3,4 lần, thấp hơn tốc độ tăng của nhóm 4 và 5 (3,9 đến 4 lần) trong cùng thời kỳ. Năm 2004 chênh lệch mới chỉ tăng 90.3 (nghìn đồng) so với năm 2002 nhưng tới năm 2010, chênh lệch so với năm 2008 đã lên tới 216.5 (nghìn đồng). Như vậy, cho dù thu nhập bình quân của hộ gia đình có tăng lên, sự gia tăng này không đồng đều và theo hướng làm cách biệt giàu - nghèo ngày càng tăng.

c.          Phân phối thu nhập giữa 6 vùng.

Thông thường, mức chêch lệch thu nhập theo vùng thường một mặt phản ánh điều kiện địa dư của phân bố tài nguyên, mặt khác phản ánh mức độ phát triển của từng vùng và sự hòa nhập kinh tế của các vùng với nhau.

Theo biểu đồ về thu nhập bình quân đầu người dưới đây thì các khu vực trọng điểm như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vẫn luôn có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong toàn nước và tăng nhanh hơn hẳn so với các khu vực khác. Những khu vực vùng miền núi, khó khăn trong việc di chuyển, thiên nhiên thiếu ưu đãi, nguồn nhân lực kém chất lượng, ít vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng dẫn tới sự kém phát triển. Quá trình sản xuất hoặc trì trệ, hoặc thiếu được chu cấp hoặc sản lượng kém khiến doanh thu thấp, tính tự cung tự cấp cao, ít giao du sang các vùng khác, quá trình trao đổi hàng hóa bụ ngưng trệ, thu nhập thấp do nhu cầu tiêu dùng không cao.

d.          Hệ số Gini

Nếu đường cong Lorenz tại mục II.1 cho ta hình ảnh biểu thị trạng thái bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, không cho ta con số định lượng cụ thể thì hệ số Gini cung cấp cho ta thước đo dễ dàng hơn để so sánh.

Trên thế giới, hệ số Gini thường nằm trong khoảng 0.2 tới 0.6 và Việt Nam cũng tương tự. Tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam chưa phải là cao nhưng đang gia tăng nhẹ dần theo quá trình tăng trưởng kinh tế. Hệ số Gini tăng từ mức 0.42 (2002-2004) lên 0.424 (2006) rồi lên tới 0.434 (2008) và giảm nhẹ vào năm 2010 xuống còn 0.433.

Tuy vậy, mỗi một vùng miền thì lại có mức độ, xu hướng bất bình đẳng trong thu nhập khác nhau. Ở nông thôn, hệ số Gini tăng nhanh theo từng năm khi mà chúng giảm nhẹ ở các khu vực thành phố. Nhìn vào dãy số liệu được thống kê theo các vùng miền Tổ quốc, chỉ số Gini có xu hướng tăng lên. Ở các khu vực có mức độ kinh tế phát triển hơn như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, hệ số tăng mạnh vào những năm 2002-2006 rồi có chiều hướng cân bằng, dao động nhẹ. Trong khi các khu vực trung du miền núi phía Bắc, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long đều gia tăng hàng năm.

Hình : Hệ số Gini tính theo thu nhập từ năm 2002-2010

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

e.          Mô hình Kuznets

Mô hình này nêu lên mối quan hệ thu giữa thu nhập bình quân đầu người với hệ số Gini theo một quá trình gồm 3 giai đoạn.

Theo các số liệu được ghi trên bảng thống kê mục II.1. Việt Nam sẽ thuộc vào giai đoạn thứ nhất khi mà thu nhập bình quân đầu người còn thuộc mứa trung bình thấp trên thế giới và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập chưa cao đồng thời có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Tuy vậy mô hình này cũng đã bỏ qua hai yếu tố quan trọng là nguyên nhân và phạm vi khác biệt về vấn đề bất bình đẳng trpng nước và so với các nước khác.

f.            Hệ quả - thước đo "40"

Hệ quả tất yếu của bất bình đẳng về thu nhập, đó là bất bình đẳng về mặt xã hội và đầu tư về con người. Cơ hội cho đầu tư vào học tập của các nhóm thu nhập thấp hơn giảm sút, điều đó cũng có nghĩa tương lai họ càng không có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể tham gia vào thị trường lao động mang lại thu nhập cao hơn.

Tương tự, họ ít có cơ hội đầu tư phát triển về thể chất và tinh thần, thông qua chế độ dinh dưỡng tốt và các hoạt động thể thao giải trí, cũng làm giảm khả năng phát triển vốn con người của nhóm này.

Trong khi bất bình đẳng cao, giá cả leo thang thì những người gặp phải khó khăn trong cuộc sống sẽ bị dồn vào 20% số đói nghèo của xã hội. Tình trang đã nghèo lại càng nghèo hơn sẽ khiến họ kiệt quệ và phát sinh ra các tệ nạn xã hội.

Tiêu chuẩn "40"(WB): % thu nhập của 40% dân số nghèo nhất:

<12%: rất bất bình đẳng

từ 12-17%: tương đối bất bình đẳng

> 17%: tương đối bình đẳng

Năm

2002

2004

2006

2008

2010

% thu nhập của 40% dân số nghèo nhất

16.06

15.77

15.82

14.8

14.93

Theo bảng trên thì Việt Năm nằm ở nhóm nước tương đối bất bình đẳng và con số tỉ lệ có xu hướng giảm qua các năm.

III.                CÁC BIỆN PHÁP GIẢM VÀ PHÂN PHỐI LẠI

                      a.                    Các biện pháp giảm thiểu bất bình đẳng trong thu nhập tại Việt Nam.

Trong thực tế ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, Chính phủ luôn phải đứng trước sự lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Để đạt được công bằng, chính phủ buộc phải sử dụng các chính sách can thiệp. Tuy nhiên đi kèm với nó dẫn tới bóp méo nền kinh tế, dẫn đến kém hiệu quả trong tiêu dùng và trong sản xuất.

·             Định giá thuê nhà nhằm tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội thuê được nhà. Giá thuê thấp dẫn tới tăng lượng cầu, giảm lượng cung, thiếu hụt về nhà ở, và dẫn tới sự bất bình đẳng trong xã hội: một số người thuê được nhà với giá rẻ, một số không,

·             Mức lương tối thiểu được quy định để đảm bảo lợi ích người lao động, dễ dẫn tới tình trạng gia tăng thất nghiệp. Số lao động dư thừa sẽ là tổn thất tới xã hội, đồng thời không đảm bảo được bình đẳng trong thu nhập.

·             Sử dụng hệ thống thuế thu nhập cá nhân lũy tiến để thu bớt của người giàu trợ cấp cho người nghèo nhằm khắc phúc bớt tình trạng phân hóa giàu nghèo đảm bảo công bằng cho xã hội, không may, điều này có thể làm giảm bớt nỗ lực làm viêc hoặc không khuyến khích được đầu tư mới và kế quả là sự tăng trưởng bị ảnh hưởng.

·             Tăng các khoản trợ cấp xã hội và nhà ở lên cao sẽ tạo thuận lợi cho những cá nhân có thu nhập thấp, vì thế mà những người thất nghiệp có thể sẽ không tích cực tìm việc làm hoặc sống dựa vào trợ cấp và gây tổn hạn tới sự tăng trưởng kinh tế.

b.              Vấn đề phân phối lại.

Phân phối lại là công cụ nhà nước sử dụng nhằm tránh sự nghèo đói tuyệt đối. Việc này vừa đảm bảo nâng cao mức độ cân bằng vừa kích thích hiệu quả sử dụng các nguồn lự. Quá trình chủ yếu được thông qua: Thuế, Trợ cấp và chi tiêu công cộng.

Thuế: Thông qua công cụ thuế với các loại thuế suất khác nhau, chính phú tiền hành điều chỉnh lại thu nhập giữa các ngành các vùng, các tầng lớp dân cư. Trên cơ sở đó tiến tới, mục tiêu công bằng xã hội, khuyến khích sản xuất, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, kích thích hoặc hạn chế tiêu dùng, chống đầu cơ tích trữ, góp phần ổn định thị trường. Gồm thuế trực thu và gián thu.

Trợ cấp: Chính phủ có thể trợ cấp cho người nghèo bằng cách chuyển gia tiền tê, chuyển giao hiện vật hoặc trợ cấp qua giá.

·             Trợ cấp bằng tiền: mục tiêu tăng thu nhập của người được trợ cấp, đạt phúc lợi xã hội cao nhất. Tuy nhiên không kiểm soát được mục đích sử dụng tiền.

·             Trợ cấp bằng hiện vật: Mục tiêu: muốn một tầng lớp dân cư nào đó được tueei dùng một loại mặt hàng nào đó ở mức tối tiểu. Ở Việt Nam có 4 loại mặt hàng được trợ cấp cho vùng núi: 1. Dầu hỏa thắp sáng, 2. muối Iot, 3. thuốc chữa bệnh, 4. giấy viết học sinh. Nhược điểm: tốn kém chi phí hành chính, dễ gây thất thoát.

·             Trợ cấp thông qua trợ giá: mục tiêu: giúp người dân mua được mặt hàng thiết yếu mà bán theo giá thị trường thì không có khả năng mua. Nhược điểm: hiện tượng người giàu hơn được tiêu dùng nhiều hơn thứ hàng hóa đó trong khi người nghèo không có cơ hội.

IV.                NGUỒN THAM KHẢO VÀ BẢNG BIỂU.

Nguồn: Tổng cục thống kê. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=417&idmid=4&ItemID=12428

Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2010,

Chương 5:Thu nhập trong: Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008.

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=9646

http://dantri.com.vn/c133/s133-526435/bat-binh-dang-thu-nhap-va-co-hoi.htm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro