hoc bai seo 2132

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Các bước cho người bắt đầu học SEO

Có rất nhiều blog về marketing, blog làm seo (Search Engine Optimization), nhiều diễn đàn bàn luận về seo, các twitter và facebook chia sẽ thông tin seo … Quá nhiều thông tin làm cho bạn mất phương hướng, nhất là những bạn mới vào nghề tìm hiểu về SEO. Do đó hôm nay, kiến thức seo chia sẽ kinh nghiệm cho bạn mới vào nghề.

1. Hãy ngừng đọc blog, forum, facebook: quá nhiều thông tin chỉ làm bạn mất thời gian và phương hướng. Bạn đọc hết bài này sẽ hiểu tại sao mình nói vậy.

2. Trước khi làm bất kỳ điều gì về SEO hãy xác định lại mục đích website, đối tượng khách hàng, phương thức hoặt động, quản lý …

3. Đặt mục tiêu củ thể: ví dụ tôi muốn có 2000 visitor/ngày sau 6 tháng làm SEO, tối muốn bán được 10 cái Backberry mõi ngày sau 5 tháng …

4. Tạo nội dung thú vị: Nội dung website được xem là VUA, nó là chất lượng dịch vụ web, nếu webiste nội dung không tốt thì bạn làm SEO tốt đến đâu thì kết quả cũng thảm hại.

5. Hãy tối ưu website của bạn: title, description, h1,h2, url, b, strong …

6. Liên kết, bạn cần liên kết: Liên kế được xem là kinh mạch trên internet, nhờ nó mà các con bọ của Google tìm đến website của bạn và đánh giá website của bạn có giá trị hơn.

7. Sau 1 tháng, kiểm tra các từ khóa thu hút được khách hàng của website bạn, hãy viết những bài viết với tiêu đề là từ khóa đó, website bạn sẽ tăng traffic lên.

8. Nhìn vào đối thủ cạnh tranh của bạn, họ đang xếp ở vị trí cao hơn bạn, họ được đề cập ở một nơi nào đó còn bạn thì không, họ đang làm gí đó còn bạn thì không ?

9. Tham gia vào mạng xã hội. Liên kết bạn bè trong mạng xã hội là một cách xây dựng link tuyệt vời.

10. Bắt đầu đọc blog, forum, twitter: bạn đã có kiến thức và kinh nghiệm về SEO, bạn dễ dàng hiểu được đâu là cần và không cần trong mớ bồng bông thông tin về seo và marketing.

Nếu bạn theo các bước trên bạn đã đạt được 80%, 20% còn lài sẽ tốn nhiều thời gian để tích lũy.

Mo hinh

Vua bán lẻ trực tuyến Nhật muốn vượt cả Amazon

Nếu có một cụm từ để tóm lược về cách kinh doanh của Hiroshi Mikitani, ông chủ sàn mua sắm trực tuyến lớn nhất ở Nhật Rakuten, cụm từ đó có thể là khẩu hiệu nổi tiếng của hãng Nike: “Cứ làm đi” (Just do it).

Khi được hỏi về một loạt thương vụ thâu tóm các công ty nước ngoài vào năm ngoái của Rakuten, người sáng lập và điều hành sàn mua sắm trực tuyến nói đơn giản: "Nếu chúng tôi không hành động mạnh mẽ thì toàn cầu hóa của Rakuten sẽ không bao giờ xảy ra. Chỉ có làm hoặc không làm thôi".

Kinh doanh phải can đảm

Sự kết hợp của tham vọng và quan điểm “cứ làm đi” chạy xuyên suốt lịch sử của Rakuten. Hơn 13 năm qua, Hiroshi Mikitani đã gây dựng Rakuten từ 6 thành viên trở thành thương hiệu Internet nổi tiếng nhất ở Nhật với hơn 35.000 người bán hàng hóa và dịch vụ, và đã đạt tổng lượng giao dịch hàng năm khoảng 1.800 tỷ yên (tương đương 21,4 tỷ USD).

Hiện nay Mikitani đang mở rộng quy mô Rakuten ra thị trường quốc tế. Trong kế hoạch dài hạn, ông chủ Rakuten tham vọng đế chế của mình sẽ vươn ra hoạt động ở 27 quốc gia và tạo ra tổng giá trị giao dịch hàng năm khoảng 20.000 tỷ yên. Rakuten đã bắt đầu thực hiện những bước đầu tiên. Năm ngoái, công ty này đã quyết định thâu tóm PriceMinister, nhà điều hành siêu thị trực tuyến lớn nhất của Pháp, tiếp theo là thương vụ mua lại sàn thương mại điện tử Buy.com ở Mỹ.

Mặc dù Rakuten gần như chưa được biết đến ở bên ngoài nước Nhật, song tham vọng của Mikitani là vượt qua những đối thủ quốc tế lớn như Google, Amazon và eBay. "Tôi tin tưởng rằng mô hình kinh doanh của chúng tôi sẽ phát huy hiệu quả ở nhiều quốc gia khác", ông nói.

Sự tự tin và quyết tâm thực hiện những mục tiêu tham vọng là điểm cốt yếu trong thành công của Mikitani. Gạt bỏ những khiêm nhường thường thấy ở người Nhật, ông nói: "Tôi không nghĩ rằng khởi sự kinh doanh ở Nhật khó khăn". Tuy nhiên, ông cũng nói rằng "bạn cần có quyết tâm và dũng cảm". Thực vậy, Mikitani đã rất can đảm khi quyết định từ bỏ công việc ổn định và có thu nhập tốt ở Ngân hàng Công nghiệp Nhật (ngân hàng lớn nhất nước Nhật) sau khi lấy tấm bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) tại Harvard để ra kinh doanh riêng vào năm 1997.

Chinh phục những mục tiêu bất khả thi

Thiết lập sàn mua sắm trực tuyến Rakuten khá hợp thời vào năm 1997, bởi khi đó Internet bắt đầu bùng nổ ở Nhật. Nhưng kinh doanh cũng đầy rẫy khó khăn. Trước đó, nhiều công ty có quy mô lớn hơn, thương hiệu tốt hơn và ví cũng dày hơn đã mở sàn mua sắm online nhưng đều thất bại thảm hại. Hơn nữa, ý tưởng bán hàng trên Internet khi đó còn xa lạ với những người buôn bán nhỏ - đối tượng mà Rakuten muốn dựng sàn trực tuyến cho họ bán hàng. Trong những tuần đầu nói chuyện với những người bán hàng tiềm năng, Mikitani và 5 nhân viên của mình chỉ thuyết phục được 5 công ty đăng ký bán hàng trên Rakuten.

Tuy nhiên, không nản lòng, họ vẫn kiên trì và lạc quan mặc dù Rakuten lúc đó chỉ có 20 triệu yên tiền vốn tích cóp của Mikitani. Thiếu các công cụ phần mềm Rakuten cần có, Mikitani đã chiêu mộ Shinnosuke Honjo - người vẫn còn non kinh nghiệm trong việc phát triển phần mềm cho sàn mua sắm trực tuyến. Nhưng ông tin rằng thành công cuối cùng của Rakuten sẽ lệ thuộc vào việc hình thành các mục tiêu táo bạo và dựa trên khả năng của con người để đạt được thông qua nỗ lực cải tiến liên tục.

Trong cuốn sách "Các nguyên tắc thành công" xuất bản cách đây 3 năm, Mikitani đã viết: "Trong giới kinh doanh, những đột phá chỉ đến khi bạn đạt được các mục tiêu dường như không thể đạt được. Không có gì đáng nói nếu bạn đặt các mục tiêu có thể đạt được một cách rõ ràng".

Nhưng cũng có thể thấy rằng thành công của Rakuten không chỉ dựa vào hoài bão, sự dũng cảm và quyết tâm. Mỗi quyết định lớn và sáng tạo được thực hiện ở Rakuten đều dựa vào phân tích chiến lược tỉ mỉ và lập luận thấu đáo bởi đội ngũ quản lý hoặc bởi chính Mikitani.

Trong những ngày đầu, sau khi phân tích các doanh nghiệp mà Rakuten muốn mời họ lên sàn mua sắm trực tuyến của mình, Mikitani và các nhân viên của mình thường đi bộ loanh quanh một lúc lâu hoặc thậm chí thể dục hít đất trước khi tiếp cận những ông chủ các doanh nghiệp đó. Ý tưởng ở đây là những ông chủ doanh nghiệp sẽ tin những người trông nhễ nhại mồ hôi vì công việc hơn là những doanh nhân bảnh bao trong bộ đồ sạch sẽ.

Sau khi phân tích những thất bại của những chợ mua sắm online ra đời trước đó, Mikitani đã đưa ra mô hình kinh doanh dựa trên liên hệ trực tiếp giữa người bán và khách hàng. Bởi vì Rakuten chỉ thuần túy là cái chợ - nơi các doanh nghiệp bày hàng để cho người mua tìm đến. Liên lạc trực tiếp giữa người bán và người mua online nghĩa là "nó sẽ sinh động hơn những sàn mua sắm trực tuyến rất trầm lắng của các đối thủ của chúng tôi", ông nói.

Sàn mua sắm trực tuyến của Rakuten cho phép cả những doanh nghiệp nhỏ ở những vùng xa xôi tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng: một số doanh nghiệp, theo Mikitani, đã chuyển mình từ hoạt động èo uột thành những doanh nghiệp tạo ra hơn 100 triệu yên doanh thu mỗi tháng.

Năm 2007, Rakuten là một hiện tượng ở Nhật Bản với doanh thu hàng năm hơn 800 tỷ yên (gần 6,5 tỷ USD). Trang web của công ty hoạt động như một sàn mua sắm trực tuyến dành cho hơn 35.000 nhà bán lẻ của Nhật Bản, bán mọi thứ từ trứng cho đến rượu và áo kimono. Rakuten tính phí thành viên hàng tháng các thương nhân trên website và giữ lại từ 2-5% giá trị hàng hóa được bán. 80% doanh thu của Rakuten đến từ phí thành viên, 10% là doanh thu từ quảng cáo và phần còn lại đến từ bán đấu giá. Giá rẻ là cách thu hút các nhà bán lẻ hữu hiệu nhất. Năm 2000, Rakuten tính phí các nhà bán lẻ 475 USD/năm xuất hiện trên trang web của công ty. Trong khi đó, các sàn mua sắm trực tuyến khác đòi phí từ 3.000-10.000 USD. Ngoài ra, các doanh nghiệp bán lẻ cũng có thể biên tập trang web của họ và phân tích thị trường bằng việc truy cập cơ sở dữ liệu và phần mềm của mình.

Lấn sân

Rakuten cũng có chút may mắn. Mikitani khởi sự công ty này với vốn kiếm được khi làm việc tại Ngân hàng Công nghiệp Nhật. Nhưng điều may mắn với ông chủ Rakuten là đã kiếm được 50 tỷ yên trong lần đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) ngay trước thời điểm quả bóng dotcom nổ tung. Rakuten niêm yết cổ phiếu trên Jasdaq, sàn chứng khoán cho các công ty mới, trong năm 2000 và đã thu hút được 230 tỷ yên trong 4 lần chào bán cổ phiếu.

Nhưng niêm yết cổ phiếu vẫn không thay đổi cách tập đoàn này hoạt động bởi Mikitani và những người trong gia đình của ông kiểm soát khoảng 44% cổ phiếu và vẫn là lực lượng thống trị trong đế chế Rakuten.

Ở Nhật, Rakuten đang lấn sân sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như dịch vụ du lịch, tín dụng cá nhân, chứng khoán và ngân hàng trực tuyến. Ở những lĩnh vực này, Mikitani vẫn tiếp tục sáng tạo và thách thức các đối thủ. Năm 2004, khi bóng chày Nhật gặp khó khăn bởi thiếu hụt tài chính, Mikitani đã lập ra đội bóng chày mới đầu tiên sau 50 năm ở đất nước Mặt trời mọc và giúp đội bóng này có lời ngay trong năm đầu tiên. Và vào năm 2005, Mikitani đã gây sốc cộng đồng kinh doanh với thương vụ đầu tư vào một trong những đài truyền hình quốc gia lớn nhất của Nhật là TBS để kết hợp đài truyền hình này với Rakuten.

Không chỉ quản lý Rakuten, Mikitani còn điều hành JeBA, hiệp hội nhằm củng cố cạnh tranh của Nhật thông qua việc mở rộng Internet và kinh doanh điện tử. Vươn ra toàn cầu không chỉ là thách thức với Rakuten, ông nói, nó còn là cách để ông mở đường cho lớp trẻ của Nhật. Sau hai thập kỷ suy thoái kinh tế, họ (lớp trẻ Nhật) đã trở nên rất thận trọng, đó là điều không tốt. "Rõ ràng, tôi làm điều này vì công ty của mình nhưng đồng thời, đó cũng là trải nghiệm quan trọng với nước Nhật".

Thương mại điện tử cực thịnh ở Nhật

Ngành kinh tế Nhật bị đình trệ, dân số ít dần và ngành bán lẻ giảm khoảng 1% mỗi năm từ nhiều năm qua. Nhưng có một lĩnh vực đang tăng rất mạnh: thương mại điện tử.

Doanh thu thương mại điện tử ở Nhật tăng đều khoảng 17% từ năm 2005 đến nay và dự tính sẽ tăng khoảng 10% trong 5 năm tới. Một công ty thu lợi nhiều nhất trong xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Nhật là Rakuten.

Rakuten đã theo đuổi chiến lược xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến, cung cấp tất cả các dịch vụ cho phép các công ty bán lẻ lập cửa hàng của họ trên website để quảng cáo, bán hàng và xử lý các giao dịch thanh toán. Mô hình này của Rakuten giúp đơn giản hóa việc mua bán giữa người bán hàng và người mua. Nhật hiện có khoảng 90 triệu người sử dụng Internet trong số 130 triệu dân, trong đó khoảng 2/3 người dùng Internet ở nước này sử dụng Rakuten.

Bán lẻ trực tuyến mặc dù phát triển nhanh nhưng vẫn còn quá nhỏ ở Nhật với khoảng 30 tỷ USD doanh thu mỗi năm (gồm cả kinh doanh tải nội dung số) nhưng Rakuten đã xử lý gần 1/3 tổng số giao dịch bán lẻ trực tuyến ở quốc gia Mặt trời mọc này. Hiện nay, công ty này đang có kế hoạch mở rộng ra thị trường nước ngoài.

Mặc dù Nhật là người dẫn đầu công nghệ ở nhiều lĩnh vực, nhưng thương mại điện tử lại đi sau phương Tây khá xa. Người Nhật dường như thích mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng hơn, có thể bởi vì họ có xu hướng lướt web bằng di động, sản phẩm không phù hợp với mua sắm trực tuyến như máy tính (có màn hình lớn hơn). Nhưng suy thoái kinh tế những năm gần đây đã khiến người dân Nhật ít đi lại hơn và dành nhiều thời gian hơn cho việc sử dụng máy tính ở nhà, điều đó làm thương mại điện tử bùng phát. Thương mại điện tử ở Nhật còn được sự hỗ trợ của các dịch vận chuyển giá rẻ, chất lượng cao thường chuyển hàng khắp đất nước chỉ trong một ngày.

Tuy nhiên, Ratuken đang đối mặt với một thách thức lớn. Nhiều công ty bán lẻ hiện nay muốn tự lập website bán hàng của riêng họ, chứ không chỉ bán trên sàn thương mại điện tử của Ratuken nữa. Điều này khiến Ratuken phải thay đổi chiến lược. Cùng với việc xây dựng sàn thương mại điện tử chung cho các công ty bán lẻ khác, Ratuken dự kiến cũng sẽ tự đưa các sản phẩm lên bán trên sàn thương mại điện tử do hãng này lập nên. Đây cũng là xu hướng mà nhiều sàn thương mại điện tử như eBay và Amazon đã áp dụng.

Bên cạnh đó, Ratuken đang mở sang các thị trường mới. Tháng trước, hãng này đã thông báo liên doanh với Global Mediacom, tập đoàn truyền thông lớn nhất của Indonesia để đưa mô hình của Ratuken vào thị trường này. Đầu năm nay, Ratuken cũng đã hợp tác với gã khổng lồ tìm kiếm Trung Quốc Baidu để phát triển thương mại điện tử ở thị trường Trung Quốc. Hiroshi Mikitani, người sáng lập đồng thời là chủ tịch Ratuken, hy vọng sẽ đưa mô hình thương mại điện tử của hãng này đến 10 thị trường trong năm 2010 và tương lai sẽ mở tới 30 thị trường.

Một yếu tố thành công của Ratuken là hệ thống thu hút khách hàng trung thành. Người mua sẽ nhận được điểm khi mua bất kỳ hàng hóa nào trên hệ thống của Ratuken, sau đó họ có thể dùng các điểm này đổi lấy ưu đãi giảm giá khi mua hàng hóa khác. Điều khiến các khách hàng thích mua qua Ratuken hơn là các website thương mại độc lập. Chương trình thu hút khách hàng trung thành này có thể giúp Ratuken cạnh tranh được ở những thị trường khác, George Hogan, chuyên gia tư vấn ở ngân hàng đầu tư Macquarie tin tưởng.

Nhưng những thành công mà Ratuken đang có được ở thị trường Nhật có thể sẽ không dễ dàng gì ở những thị trường khác bởi những khác biệt văn hóa cũng như cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, khi liên doanh ở nước ngoài, Ratuken phải đối mặt với cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ bản địa. Ví dụ, tại thị trường Trung Quốc, Yahoo Nhật vừa hợp tác với Taobao, sàn thương mại điện tử bán lẻ lớn nhất Trung Quốc. Tuy nhiên, Ratuken đang rất nỗ lực trong chiến lược mở cửa thị trường nước ngoài. Hãng này đang thực hiện chiến lược dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong giao tiếp công sở, một điều hiếm thấy trong văn hóa của các công ty Nhật.

 Theo ICTNew

Đi tìm hình mẫu Alibaba.com cho thương mại điện tử Việt Nam

Việt nam và những bước hội nhập

Cuối những năm 1990, TMĐT vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ ở nước ta. Nhưng dưới sức lan tỏa rộng khắp của TMĐT, các công ty Việt Nam cũng đang từng bước làm quen với phương thức kinh doanh hiện đại này.

Ngày 26 tháng 8 năm 2005, cổng TMĐT quốc gia ECVN với Bộ Thương mại là cơ quan chủ quản, có địa chỉ tại website ECVN.gov.vn đã chính thức ra mắt với mục đích hỗ trợ các công ty nhanh chóng làm quen và tham gia vào TMĐT, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước khi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu. Cổng giao dịch với ngôn ngữ thể hiện là tiếng Anh và tiếng Việt sẽ rất thuận tiện cho các công ty trong quá trình sử dụng và tra cứu.

Với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người sử dụng Internet là 123,4%/năm (cao nhất trong khu vực ASEAN), đạt 1,9 triệu thuê bao Internet và gần 5,9 triệu người sử dụng trong năm 2004, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển TMĐT. Theo dự báo về mức tăng trưởng thị trường công nghệ thông tin Việt Nam của IDG, trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, mức chi tiêu cho công nghệ thông tin của Việt Nam nằm trong tốp 10 nước đứng đầu thế giới và sẽ vượt qua Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia rất nhanh nhạy với mô hình kinh doanh trực tuyến.

Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng hoạt động TMĐT tại Việt Nam vẫn còn có những điểm yếu nhất định. Hầu hết các website B2B chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, mà chúng ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm, giá trị giao dịch thực tế còn rất thấp. Loại hình giao dịch B2B chưa thật sự hình thành ở Việt Nam. Các công ty nói chung khá nhanh nhạy trong việc áp dụng TMĐT, nhưng còn không ít công ty đến với hình thức này theo kiểu “phong trào”, chưa kể số lượng các website cung cấp dịch vụ TMĐT quy mô lớn chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Giấc mơ về một hình mẫu Alibaba.com tại Việt Nam.

Cả thế giới vẫn chưa hết ngạc nhiên về những bước tiến thần kì của mạng kinh doanh trực tuyến Alibaba.com của Trung Quốc. Được đánh giá như một “bà mối” mát tay cho các cuộc “hôn nhân” trong lĩnh vực thương mại, Alibaba.com đang càng ngày càng ăn nên làm ra với doanh thu và lợi nhuận tăng lên không ngừng. Từ một công ty nhỏ với số vốn đầu tư ban đầu không nhiều, Alibaba.com đã phát triển thành một đế chế với doanh thu năm 2004 là 2,1 tỷ USD trong đó có 780 triệu USD đến từ nguồn thương mại điện tử.

Trước sự sôi động của thị trường TMĐT thế giới, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã vào cuộc với mong muốn kết nối các doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài, mở ra những cơ hội kinh doanh mới trong sự hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong số đó là Công ty tư vấn và cung ứng giải pháp TMĐT Tiên Phong (Eclead) với trang web www.gophatdat.com. Đúng như tên gọi của mình, công ty Tiên Phong đang muốn trở thành người tiên phong trong lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam với mong muốn kết nối các doanh nghiệp trong nước với các bạn hàng quốc tế, khơi thông dòng chảy giao thương, góp phần tạo ra sức mạnh cho nền kinh tế đất nước. Xuất hiện cách đây không lâu, trang webwww.gophatdat.com đã nhanh chóng trở thành một trong những địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường TMĐT sôi động. Đây là một sàn giao dịch TMĐT mang tính toàn cầu với nhiều loại danh mục hàng hóa, từ các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy hải sản, may mặc, giày da… vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho đến các sản phẩm máy tính, điện tử hoặc các dịch vụ khác. Tại đây, khách hàng có thể dễ dàng chào mua, chào bán các sản phẩm, mở rộng các mối quan hệ giao thương với các đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới. Chỉ cần đăng thông tin lên mạng www.gophatdat.com yêu cầu của bạn sẽ được nhiều người biết đến, không chỉ giới hạn trong phạm vi địa lý hạn hẹp mà phổ biến rộng rãi trên toàn cầu. Đó cũng là một trong những tiêu chí kinh doanh của ban điều hành trang web – Bring Vietnam to the World (Mang Việt Nam đến với thế giới). Và đó cũng là ước muốn, khát khao chính đáng của các thành viên sáng lập trang web.

Mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức nhưng kể từ khi Jeff Bezos, thành viên sáng lập kiêm giám đốc điều hành Amazon.com, đặt những viên gạch đầu tiên cho hoạt động TMĐT đến nay, sự thành công của Amazon.com, Buy.com, Cisco… đã cho thấy mối lo ngại rằng TMĐT có thể thay thế các hình thức kinh doanh truyền thống, khiến cho những con phố buôn bán sầm uất trở nên thưa thớt, là có cơ sở. Điều này cũng lý giải tại sao một người đàn ông có sự nghiệp thành công tại Wall Street như Jeff Bezos lại nhẹ nhàng từ bỏ công việc kinh doanh của mình, đi suốt chiều ngang nước Mỹ tới tận Seattle và bắt đầu một công ty trong lĩnh vực hoàn toàn mới, để rồi chưa đầy 4 năm sau đã biến nó thành một trong những công ty danh tiếng nhất thế giới về TMĐT. Hy vọng rằng trong tương lai không xa, với sự trợ giúp đắc lực của những công ty kinh doanh TMĐT như www.gophatdat.com, chúng ta cũng sẽ có những Alibaba.com mang tên Việt nam!

Theo BwPortal

Jack Ma, chủ tịch tập đoàn, đưa ra tầm nhìn chiến lược cho Alibaba.com là “Trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện giao dịch thông qua Alibaba.com” (“helping SMEs buy and sell goods through Alibaba.com ”).

Để thực hiện chiến lược này Alibaba đi từng bước vững chCác dịch vụ Alibaba đem tới cho khỏch hàng

• Cung cấp các thông tin về hàng hoá thị trường:

Lượng hàng hoá, dịch vụ trên Alibaba vô cùng phong phú. Hiện tại, người ta giao dịch hơn 400 000 mặt hàng, được phân loại trong 27 danh mục. Mỗi danh mục lại được chia nhỏ thêm thành các tiểu mục rồi mới đến thụng tin về hàng hoá.

• Cung cấp thụng tin về các công ty có mặt trên chợ:

Tương tự như hàng hoá, thụng tin về các công ty cũng được phân loại trong 27 danh mục và các tiểu mục nhỏ.

• Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch:

Các dịch vụ hỗ trợ của Alibaba nhằm giúp các công ty mua bán trên thị trường có thể dễ dàng tìm được hàng hoá, đối tác mình cần. Các dịch vụ vô cùng phong phú.

• Cung cấp dịch vụ thành viên. Hầu hết việc đăng ký thành viên đều miễn phí. Các công ty có thể lựa chọn không đăng ký thành viên. Tuy nhiên khi trở thành thành viên của Alibaba.com các cụng ty có được thêm rất nhiều cụng cụ tiện ích hỗ trợ.

ắc dựa trên nhu cầu thị trường. Sự phát triển của mô hình Alibaba.com sẽ đi theo ba giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất, Alibaba.com sẽ hoạt động như một trung tâm trao đổi thông tin (information exchange platform). Các doanh nghiệp đến với Alibaba để tìm kiếm thông tin về hàng hoá, công ty,…

Giai đoạn thứ hai, Alibaba sẽ hỗ trợ việc trao đổi các chứng từ (document exchange). Ở giai đoạn này Alibaba.com sẽ hỗ trợ thêm các dịch vụ như: chứng thực, kớ kết hợp đồng điện tử, …

Giai đoạn cuối cựng Alibaba.com sẽ hoạt động như sàn giao dịch của châu Âu, châu Mỹ, tức là hỗ trợ và thực hiện tất cả các giao dịch trực tuyến (money exchange of actual transaction ).

Các dịch vụ Alibaba đem tới cho khỏch hàng

• Cung cấp các thông tin về hàng hoá thị trường:

Lượng hàng hoá, dịch vụ trên Alibaba vô cùng phong phú. Hiện tại, người ta giao dịch hơn 400 000 mặt hàng, được phân loại trong 27 danh mục. Mỗi danh mục lại được chia nhỏ thêm thành các tiểu mục rồi mới đến thụng tin về hàng hoá.

• Cung cấp thụng tin về các công ty có mặt trên chợ:

Tương tự như hàng hoá, thụng tin về các công ty cũng được phân loại trong 27 danh mục và các tiểu mục nhỏ.

• Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch:

Các dịch vụ hỗ trợ của Alibaba nhằm giúp các công ty mua bán trên thị trường có thể dễ dàng tìm được hàng hoá, đối tác mình cần. Các dịch vụ vô cùng phong phú.

• Cung cấp dịch vụ thành viên. Hầu hết việc đăng ký thành viên đều miễn phí. Các công ty có thể lựa chọn không đăng ký thành viên. Tuy nhiên khi trở thành thành viên của Alibaba.com các cụng ty có được thêm rất nhiều cụng cụ tiện ích hỗ trợ.

Tổng hợp những Thắc mắc và giải đáp SEO

Update: 21/02/2011 - 15:56

Tổng hợp một số các thắc mắc và giải đáp thường hay gặp khi làm SEO dành cho các SEOer cũng như những khách hàng đang làm SEO. Cùng đọc nhé.

1. Làm sao trang web của tôi được Google index nhanh ?

Nếu trang web của bạn hoàn toàn mới và muốn được Google index nhanh bạn có thể thực hiện một số bước sau đây :

-Thêm địa chỉ website vào Google tại : http://www.google.com.vn/addurl/? continue=/addurl

-Đặt link website trên các diễn đàn, blog, trang web khác.

-Cài đặt công cụ Google Analytics và Google Webmaster Tool.

-Thêm website vào http:// www.websiteoutlook.com/

-Đăng website của bạn trên các trang mạng xã hội.

-Tạo sitemap cho website.

2. Website của tôi bị sandbox, làm sao để thoát ra ? ? Sandbox là gì ?

Theo định nghĩa của rất nhiều SEOer : Sandbox là một cơ chế của Google nhằm hạn chế thứ hạng của những site mới, những site không được tin tưởng. Hay nói đúng hơn nó là một bộ lọc của Google để ngăn chặn những website phát triển không tự nhiên. Khi website của bạn lọt vào sandbox của Google, thứ hạng của website ứng với các từ khóa sẽ không bao giờ cao được. Vậy nếu website của tôi bị sandbox, làm thế nào để thoát ra ? Tất nhiên đầu tiên bạn nên kiểm tra lại các thủ thuật SEO mà bạn đã làm trên website, hãy tham khảo bài viết tránh rớt hạng trên các công cụ tìm kiếm. Sau đó hãy tham khảo một số cách sau để thoát khỏi sandbox :

- Hãy kiếm backlink từ những site có độ trust cao, những site được Google đánh giá cao, hay rõ hơn là những site có PR cao. Có backlink từ những site này bạn sẽ dễ dàng vượt qua Google Sandbox.

- Ngừng ngay các thủ thuật đen, thủ thuật không tự nhiên với sự phát triển của website.

- Nếu các cách trên vẫn chưa thoát được Sandbox, hãy gởi email đến Google và thông báo với họ rằng website của bạn đã phát triển một cách bình thường.

3. Liên kết website trong SEO như thế nào thì hiệu quả ?

Người ta thường nói “content is King” , và “link is Queen” nhưng đôi khi trong một chiến lược SEO ngắn hạn link có thể được coi là yếu tố quan trọng nhất. Có rất nhiều loại liên kết và cách liên kết, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây :

- Liên kết ở phía trên sẽ tốt hơn liên kết ở phía dưới. - External link có nhiều ảnh hưởng hơn Internal link. - Liên kết từ site mới sẽ tốt hơn link từ site đã có link trước đó - Liên kết từ site có độ trust cao sẽ rất có ích trong ranking.

- Liên kết bên trong nội dung tốt hơn liên kết bên ngoài nội dung

- Text link sẽ tốt hơn thuộc tính alt của hình ảnh

- Liên kết từ nhiều site có độ tin tưởng cao sẽ có nhiều giá trị (ngay cả những trang không quan trọng)

- Liên kết bên trong thẻ <noscript> không có giá trị

- Fresh links, tạo nhiều liên kết quan trong một thời gian ngắn

- Các trang trong website liên kết đến các trang webspam có thể giảm giá trị của những link khác trong website

4. PR là gì ? Làm thế nào để biết được PR của website là bao nhiêu ?

PR là chữ viết tắt của Page Rank : Pagerank là thước đo của Google về độ tin cậy của website. Các website có độ tin cậy của Google càng cao thì PR cũng càng cao. PR được chia thành 11 mức độ từ 0 đến 10. Website có PR cao thường được Google ưu tiên về thứ hạng cũng như crawl và index. Để kiểm tra PR bạn có rất nhiều cách vì hiện nay có rất nhiều công cụ kiểm tra page rank. Bạn có thể kiểm tra PR khi cài đặt Google Toolbar lên trình duyệt mà bạn đang sử dụng.

5. Làm thế nào để được robot của Search Engine ghé thăm thường xuyên ? Có một vài cách để giúp robot của Search Engine ghé thăm website thường xuyên, ví dụ :

- Tạo nhiều backlink cho website.

- Thường xuyên update nội dung website.

- Tránh duplicate content trên website.

- Tạo sitemap cho website.

 - Chỉnh lưu lượng crawl trong Google webmaster tool.

(nguồn internet

Kinh nghiệm mua bán trên eBay

Hàng tá thông tin ban đầu khi làm quen với eBay dễ làm người mua “choáng ngợp”, để thuần thục hơn việc kinh doanh trên eBay, bạn phải mất một thời gian dài tìm hiểu và trải qua những kinh nghiệm “xương máu” khi có trục trặc trong mua bán hay giao hàng.

Trong bài viết này, tác giả không hướng dẫn chi tiết từng thao tác để mua và bán hàng trên eBay, thay vào đó là việc nêu ra những vấn đề bạn cần lưu ý.

Kinh nghiệm mua

Trong vai trò là một Buyer đi tìm mặt hàng mong muốn, bạn cần phải xét đến những bước quan trọng bao gồm: tìm kiếm, tham khảo thông tin, đấu giá, liên hệ seller để mua được mặt hàng tốt, giá rẻ và an toàn.

Tìm kiếm hàng: bước đầu tiên cần làm khi mua 1 món hàng. Tìm kiếm có thể khá đơn giản qua việc gõ từ khóa về mặt hàng vào ô tìm kiếm trên eBay.com. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng từ khóa thích hợp để kết quả tìm kiếm như mong muốn.

Ví dụ: bạn cần mua một laptop với thương hiệu HP sử dụng bộ xử lý Core 2 Duo thì bước đầu tiên là chọn loại hàng hóa (Categories) ở mục Computer & Networking. Sau đó, tùy thuộc vào cách sắp xếp từ khóa nào quan trọng đặt lên trước, trong ví dụ này ta gõ: “HP laptop Core 2 Duo” và Enter để tìm các mặt hàng tương ứng.

eBay cho phép lựa chọn các cấu hình phần cứng khác như bộ nhớ RAM, mức dung lượng ổ cứng, hệ điều hành, loại máy (laptop, notebook hay desktop) và tình trạng máy mới/cũ/tân trang (Condition). Điểm lưu ý kế đến là kiểu rao bán: mua dứt bán đoạn (Buy it now) hay đấu giá (Auction), Buyer có thể lựa chọn khoảng giá để eBay lọc ra các sản phẩm đang được rao có mức giá tương ứng. Thông tin giá cả (Price) và thời gian mặt hàng còn trong giai đoạn rao bán (Time Left) cũng là điều cần quan tâm.

Trong kết quả tìm kiếm, những mặt hàng được đóng khung màu sắc, tiêu đề in đậm, hình ảnh được đóng khung… là các loại rao hàng mà Seller đăng ký nhằm làm nổi bật món hàng cho Buyer dễ tìm thấy và chú ý đến.

Bạn nên lựa một vài tin rao với mức giá phù hợp với yêu cầu mua hàng để không tiếc rẻ khi lỡ mua món hàng đắt giá hơn khi chưa xem hết tin rao. Tìm kiếm lại với từ khóa khác đi một chút để có thêm nhiều lựa chọn tham khảo. Sau khi chọn được những tin rao hàng ưng ý, bước kế tiếp là tham khảo thông tin và “dò xét” Seller.

Tham khảo thông tin là bước rất quan trọng khi mua hàng. Càng kỹ lưỡng, bạn càng tiết kiệm được thời gian xử lý những trục trặc xảy ra khi giao dịch lẫn bực mình khi nhận hàng không như ý muốn hoặc tệ hơn là bị “xù hàng”. Những chuyện trục trặc khi mua bán vẫn xảy ra rất thường trên eBay nên cẩn thận một chút vẫn hơn, cùng “xắn tay áo soi thật kỹ” Seller và hàng.

Điểm cần "soi" đầu tiên chính là bản thân người bán (Seller) bởi nếu đã là gian thương thì có bán một món hàng nào đó với giá thật hời thì cũng đừng nên mua. Lúc này, hệ thống Feedback và DSR (Detailed Seller Ratings) phát huy hiệu quả, cho Buyer cái nhìn tương đối toàn diện về Seller. Những thành phần Feedback hay DSR sẽ được hiển thị kế bên tên tài khoản trong tin rao. Click vào con số feedback kế tên tài khoản Seller để xem “người ta nói gì” về seller đó.

Một Seller uy tín là người nhận được mức đánh giá tốt (DSR) từ những thành viên eBay khác sau khi họ đã giao dịch với seller đó. DSR sẽ bao gồm 4 yếu tố:

Item as described: hàng được giao với tình trạng và mặt hàng theo đúng như giới thiệu. Đây là yếu tố quan trọng thể hiện sự uy tín của Seller. 

Community: mức độ trao đổi, trả lời về mặt hàng cho những khách hàng quan tâm.

Shipping Time: thời gian giao hàng.

Shipping and handling charges: những mức phí xử lý hàng khi vận chuyển.

Kế đến là Feedback, đây là yếu tố rất hữu ích cho Buyer khi “soi” Seller. Bạn có thể đọc được những lời nhận xét từ các Buyer khác đã giao dịch với Seller này, chúng rất xác thực, phản ánh được kiểu kinh doanh của Seller có đáng tin cậy hay không và tốt nhất bạn nên xem trong 3-6 tháng trở lại đây Seller có phản hồi xấu (negative feedback) nào hay không. Bạn nên tránh các Seller có feedback xấu (negative), tuy nhiên, cần phải xem các Buyer đã nhận xét gì vì có thể chỉ là vài lời phàn nàn cảm tính.  

Theo Quản trị mạng

- Bạn tối ưu hóa on-page (các thẻ meta keyword, thẻ h1, title ....)

- Tạo nhiều backlink (spam đúng lúc đúng chỗ nha)

- Xây dựng content hay

- Nếu có domain tốt và ưu thế thì càng tốt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro