Phần 2: LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHẤM KHÁ HƠN(THẬM CHÍ CÓ THỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 3 HÃY XÁC ĐỊNH BẠN ĐANG Ở ĐÂU


Trong tất cả những người tôi đã tư vấn về tiền bạc và các vấn đề về tiền bạc, chưa có một ai- ý tôi là chưa có một người nào- biết được rằng anh ta đã kiếm bao nhiêu tiền và anh ta đã nợ bao nhiêu tiền. Bạn không thể thoát khỏi tình trạng khánh kiệt và trở nên khấm khá cho đến khi bạn biết được bạn sẽ phải làm việc cùng với điều gì.

Đây là lúc để chỉ ra chính xác bạn nợ bao nhiêu rồi.

(phần này là hướng dẫn cho bạn nào muốn áp dụng với bản thân thì có thể dựa theo những gợi ý của tác giả để liệt kê cho dễ dàng và k bị sót...........)

Hàng tháng = thế chấp hay thuê mướn+ chi tiêu cho xe hơi 1 + chi tiêu cho xe hơi( xe máy)+ các khoản chi tiêu cho cá nhân + những khoản chi tiêu khác

Các tài khoản tiền= MasterCard, Visa, Discover, American Express, các loại thẻ khác: số1, số2, số3 ....

Các khoản chi tiêu hàng tháng= Bảo hiểm, điện, gas, nước và vệ sinh môi trường, điện thoại, điện thoại di động, truyền hình cáp, internet, những vật hữu dụng khác, xăng dầu, rau quả- thực phẩm, ăn ngoài, quà tặng, giặt là, câu lạc bộ...., các trò giải tri, chăm sóc bản thân, chăm sóc vật nuôi, từ thiện, y tế, các khoản tiết kiệm/ đầu tư, Nhà thờ/ từ thiện, tiền cấp dưỡng/ chăm sóc con cái, bất lỳ khoản nợ hay chi tiêu nào khác...........

Tổng số nợ và chi tiêu:  .......................................................................................................

Sau khi liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu cũng như tổng số nợ, bây giờ là lúc bạn chỉ ra chính xác số tiền bạn kiếm được:

Tiền mặt +tài khoản séc+ tài khoản tiết kiệm+ số tiền bạn cho vay+ khoản khác= tổng số

Đáng buồn thay, con số tổng phía trên thường không cao bởi hầu hết mọi người không có nhiều tiền trong tay. Vì vậy, chúng ta hãy đến với những con số thực mà bạn có.

Số tiền tôi mang về nhà [ sau khi trừ thuế thu nhập] hàng tháng

- thu nhập hàng tháng..............................................................................

Nào chúng ta hãy làm một bìa toán nho nhỏ nhé:

Thu nhập hàng tháng: ....................................................................................

Chi phí thâm hụt hàng tháng: ............................................................................

Bức tranh tài chính của bạn: ............................................................................

Lời khuyên thực tế của tôi là: con số trên cùng phải lớn hơn con số thứ hai, có như vậy bạn mới có được một khoản tiết kiệm hàng tháng. Nếu hiện tại, thu nhập mỗi tháng của bạn thấp hơn các khoản chi tiêu thì bạn đang trong tình cảnh tồi tệ đấy. Nó cũng có nghĩa là bạn  không thanh toán nổi các hóa đơn của mình hoặc là bạn đang phải sống nhờ vào các thẻ tín dụng.

Bạn thấy bất ngờ phải không? Tôi đã đưa ra bài toán này với rất nhiều người và tôi chưa gặp ai không bị sốc trước chi phí thâm hụt hàng tháng của họ cả. Họ nghĩ rằng họ chi tiêu vượt quá khoản thu nhập của mình khoảng một nghìn đô-la mỗi tháng mà thôi. Tôi đã ngồi với họ và chỉ cho họ thấy rằng, họ đang chi tiêu vượt quá thu nhập tới gần bảy ngàn đô-la mỗi tháng.

Nếu khoản chi tiêu vượt quá thu nhập thì cuộc sống của bạn sẽ không được đảm bảo

Vậy thì, bạn đã chi tiêu vượt quá thu nhập bao nhiêu?

Hãy viết nó ra..........................................................................................

Nếu bạn không lâm vào cảnh thâm hụt đó thì khoản bạn kiếm được nhiều hơn khoản bạn chi là bao nhiêu?

hãy viết nó ra........................................................................................

Điều này khiến bạn cảm thấy thế nào?

...............................................................................................................

HÃY CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ TÌNH CẢNH HIỆN TẠI CỦA BẠN HÃY KINH QUA SỰ HỐI HẬN!

Tôi muốn bạn nghĩ rằng: ''Khỉ thật, mình đúng là một tên ngốc!'' Tôi muốn bạn cảm thấy ăn năn, thấy mình như một kẻ khờ dại vì đã tự đẩy mình vào tình cảnh này; tôi  muốn bạn khóc lóc, nói lời xin lỗi cảm thấy không có kẻ nào trên hành tinh này ngu dốt hơn mình. Tôi muốn bạn đi đến trước gương và nhìn lại bản thân với những giọt nước mắt đang lăn dài trên gương mặt và chấp nhận một sự thật là bạn phải chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề của bạn. Tôi muốn bạn phải cảm thấy tổn thương, một sự tổn thương thật sự!

Tại sao ư? Bởi vì đó là sự thật. Nếu bạn đang chi tiêu nhiều hơn khoản bạn kiếm được, bạn đang ngập đầu ngập cổ trong nợ nần vì bạn không thể kiểm soát được thói quen chi tiêu và tiết kiệm ít hơn bạn có thể, khi ấy bạn xứng đáng phải nhận hình phạt vì sự lựa chọn sai lầm của mình. Tôi tin nỗi đau là động cơ thúc đẩy tốt hơn nhiều so với sự thỏa mãn. Bạn không tin ư? Hãy suy nghĩ về nhân vật Jack Bauer trong bộ phim truyền hình 24. Tôi rất thích bộ phim này và có thể bạn cũng đã xem rồi. Nếu chưa xem, bạn chỉ cần biết rằng Jạc Bauer là một người ưa sử dụng bạo lực. Bạn thử hình dung tình huống này nhé: Jack Bauer ngồi trên một chiếc ghế và nói với bạn rằng: ''Hãy nói cho tôi biết quả bom nguyên tử ở chỗ nào, tôi sẽ thưởng cho anh một lỳ nghỉ thú vị ở Tahiti''; hoặc anh ta sẽ trói bạn vào một chiếc ghế, tay lăm lăm một cặp dao găm trước mặt bạn và đe dọa rằng: '' Hãy nói cho tao biết quả bom nguyên tử ở đâu? Bằng không tao sẽ cắt từng ngón tay mày và nhìn mày chảy máu đến chết,'' trong trường hợp này bạn sẽ có câu trả lời nhanh và trung thực nhất? Hãy xem tôi có ý gì? Đau đớn luôn là động cơ thúc đẩy lớn hơn sự thỏa mãn.

Hơn nữa, cảm giác hối hận là biểu hiện đầu tiên của tinh thần trách nhiệm. Khi bạn cảm thấy tồi tệ vì đã làm điều gì đó, tức là bạn đang chịu trách nhiệm về hành động đó.

Trong sêri truyền hình thực tế A&E của tôi trên chương trình Big Spender, tôi đối thoại với khán giả về những vấn đề tài chính của họ. Một vài người trong số họ đã bật khóc.Thực tế, không phải vì tôi là một tên hống hách chỉ thích nhìn thấy nước mắt trên khuôn mặt người khác, mà điều đó cho thấy rằng cuối cùng họ cũng cảm nhận được những sai lầm của họ. Họ đang cảm thấy hối hận với những quyết định trước đây của mình. Khi điều đó xảy ra, tức là họ đã bắt đầu thay đổi rồi.

Trong một chương trình, tôi chia sẻ với một gã lười biếng. Anh ta luôn dựa dẫm vào cha mẹ và người vợ chưa cưới. Anh ta lái chiếc xe đăng ký tên người vợ chưa cưới. Anh ta sử dụng thẻ tín dụng của cô ấy bởi vì thẻ tín dụng của anh ta đã bị khóa. Anh ta cũng dùng một thẻ tín dụng khác mang tên mẹ anh ta, chuyên để mua xăng. Anh ta sống với vợ chưa cưới trong ngôi nhà của cô ấy và anh ta không đóng góp một đồng nào vào ngôi nhà này hay thanh toán bất kỳ khoản chi tiêu nào trong gia đình. Hầu như bữa nào anh ta cũng ăn ở ngoài bởi vì anh ta không thích nấu ăn, ăn thức ăn thừa hay thức ăn đông lạnh. Anh ta là một người trưởng thành nhưng hành động như một cậu bé hư hỏng. Tôi chỉ cho anh ta thấy những sai lầm của anh ta và mắng mỏ anh ta bằng những câu anh ta xứng đáng được nghe. Tôi thật không chịu nổi anh chàng này. Tôi đã làm cho anh ta khóc nức nở và cuối cùng, anh ta muốn bỏ cuộc, không tham gia chương trình nữa, anh ta không muốn xuất hiện như một kẻ tồi tệ hay ngu ngốc. Vấn đề ở chỗ nào? Anh ta đã là một kẻ tồi tệ và đã rất ngu ngốc. Tôi nói với anh ta, sẽ không ai chỉ trích anh ta là kẻ tồi tệ nếu anh ta thay đổi hoàn toàn trong tương lai. Tôi đã cho anh ta một cơ hội để thấy mình như một người anh hùng thay vì một gã tồi tệ, Anh ta đã làm được việc khó khăn nhất: chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm và cảm thấy ăn năn về những sai lầm đó. Sự thanh thản, dù là trong lúc khó khăn, cũng không bao giờ khó khăn như lúc ban đầu, đó chính là một bước đi quyết định.

Trong trường hợp của tôi, khi thấy mình đã đến đường cùng, tôi tìm một vị luật sư chuyên nghiệp về phá sản. Vị luật sư đó giải thích sau khi đã xem xét trường hợp của tôi rằng, tôi thực sự không có sự lừa chọn nào khác. Bởi vì dù tôi có sở hữu 15% cổ phần của tôi, cùng sự sẵn sàng ký giấy vay nợ của tôi, bao gồm cả sự bảo đảm của cá nhân tôi cho mỗi khoản cho vay đó cũng không thể vực dậy công việc kinh doanh của công ty, số phận của tôi đã được định đoạt. Vì vậy, cuối cùng tôi phải đến phiê tòa phá sản. Nếu bạn chưa bao giờ ở trong tình cảnh đó, hãy tin tôi đi, bạn sẽ không muốn đến đó đâu. Một vài chủ nợ của tôi thậm chí còn kéo đến phiên tòa để đòi nợ tôi. Tôi đã phải nói chuyện với họ và trả lời các câu hỏi của họ. Tôi nhìn thẳng vào mắt họ và thừa nhận với họ cũng như với tất cả mọi người trong phòng xử rằng, tôi là một kẻ vô công rồi nghề và không thể trả tiền cho họ như đã hứa trước đây. Một số người thậm chí đã la hét và chửi mắng. Tôi không có câu trả lời. Đầu óc tôi đang thõng xuống quá thấp đến nỗi tôi không thể nhìn vượt quá bàn chân của mình. Tôi cảm thấy nhục nhã. Tôi đã đẩy gia đình mình xuống dốc, đánh mất sự tín nhiệm, và tự mang công vác nợ vào mình. Bài viết về sự phá sản của tôi được đăng trên một tờ báo. Tất cả những người quen đều biết những gì tôi đã làm. Tôi bị quy là người thua cuộc và thất bại. Tôi không biết có cảm giác nào tồi tệ hơn thế không. Tôi đứng giữa hai sự lựa chon: dầm mình trong tình cảnh đó hay vượt qua nó. Và tôi quyết định phải vượt qua nó. Tôi nhịn nhục đi làm, làm bất kỳ công việc gì để có thể kiếm tiền.

Sự bẽ bàng đã thúc đẩy tôi. Nỗi đau khi phải trải qua điều đó đã khiến tôi nhận ra rằng tôi sẽ không bao giờ đối mặt với cảm giác đó một lần nữa. Một lần nữa tôi cam kết sẽ trở nên giàu có.

Hãy cảm nhận nỗi đau, sự bẽ bàng, ân hận. Nhận biết được hậu quả của việc chi tiêu quá đà ảnh hưởng đến bản thân và gia đình như thế nào. Nhận biết được sự thiếu tinh thần trách nhiệm của bạn ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào trong một khoảng thời gian dài tốt đẹp- có thể là mãi mãi.

Sau khi bạn cảm thấy ăn năn hối hận, hãy lau sạch nước mắt, nuốt nó vào trong và giận giữ với đièu mình đã làm. Sự tức giận cod thể là một cảm xúc lành mạnh khi được dùng với mục đích thúc đẩy bản thân bạn hành động tích cực. Trở nên tức giận và đứng lên chiến đấu. Bạn đang trong mọt trận chiến. Bạn cần tôi luyện sự tự tin của mình cùng với sự tức giận. Hãy tức giận vì bạn đã làm rối tung mọi thứ lên. Hãy tức giận khi bạn đã không kiềm chế được lời nói của mình khi đã mở miệng vay tiền những chủ nợ. Hãy tức giận với chính bản thân về những sai lầm của mình. Hãy buồn rầu tức giận và rồi tiến lên cùng với chúng. 

Đây là quá trình tiến triển cảm xúc của bạn để bạn có thể thay đồi và tiến lên phía trước:

ĂN NĂN ------> TỨC GIẬN --------> QUYẾT TÂM!

HÃY THÀNH THẬT

Nếu bạn đã lập ra đình và vợ chồng bạn đang gặp khó khăn về tài chính thì đây là lúc thành thật về tất cả các khoản chi tiêu của bạn. Kông có điều gì phải giấu diếm cả. Bạn cần biết hai bạn đang ở đâu, vì vậy hãy thành thật và đối mặt giải quyết điều đó.

Tôi đã nói chuyện với một cặp vợ chồng đang gặp vẫn đề về tài chính thực sự. Cô vợ là người nghiện mua sắm. Chồng cô ấy chỉ biết được một vài khoản nợ của vợ mình, hoặc có thể là anh ta tự suy luận ra. Sau lưng chồng, cô ta vay mẹ mình 30 ngàn đô-la để bù đắp vào các khoản chi tiêu trong thẻ tín dụng của mình. Anh chồng không biết gì về việc này. Tôi đã vạch trần mánh lới của cô vợ trong chương của tôi và anh ta đã rất tức tối. Nếu tôi ở trong trường hợp đó, tối có thể tha thứ cho hầu hết những việc làm của cô ta ngoại trừ sự dối trá và lừa gạt có chủ tâm.

Các bạn cần cùng nhau giả quyết vấn đề của bạn vì nó rất phức tạp. Một người không thể giải quyết một mình. Nếu chỉ có một người cố gắng giải quyết vẫn đề thì người còn lại sẽ bắt đầu cảm thấy bực bội với ngươi kia và mối quan hệ sẽ trở nên căng thẳng.

Khi tồi bị phá sản và phát điên lên vì điều đó, vợ tôi và tôi cùng nhìn nhận vấn đề rồi chúng tôi làm việc cùng với nhau để vượt qua tình cảnh lúc bấy giờ. Chúng tôi nói chuyện cởi mở với nhau như chưa bao giờ cởi mở như thế trước đây. Chúng tôi vẽ ra từng bước đi và lên kế hoạch thanh toán nợ nần cho các chủ nợ. Tình cảnh khó khăn đã giúp cho cuộc hôn nhân của chúng tôi bền vũng hơn. Trên thực tế, nó là một trong số những điều đã giúp chúng tôi giữ vững được mối quan hệ qua thời gian khó khăn khi chúng tôi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề

BIẾT ĐƯỢC BẠN MUỐN Ở VỊ TRÍ NÀO

Tôi đã làm việc trong một công ty tư vấn gần 20 năm. Trong khoảng thời gian đó, tôi đã nói chuyện với hàng ngàn người, mối người một hoàn cảnh. Tôi nhận được hàng ngàn bức thư mỗi tháng, họ thường hỏi tôi cách làm cho cuộc sống tốt hơn. Hầu hết mọi người chỉ kể lể, than vãn rằng cuộc sống của họ tồi tệ thế nào. Họ không thực sự muốn có cuộc sống tôt hơn. Thực tế, tồi hồi âm cho hầu hết những người này với tư cách cá nhân. Câu hỏi ưa thích mà tôi thường hoit lại là '' Bạn đã có kế hoạch gì cho cuộc đời của bạn chưa? Bạn đã bao giờ viết ra rằng bạn muốn bị khánh kiệt chưa? Rằng bạn muốn bị mắc kẹt trong hàng đống những việc rắc rối không có kết thúc chưa? Rằng bạn muốn mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân dang dở chưa? Rằng những đứa con của bạn trông nhếch nhác và bẩn thỉu chưa?'' Tôi biết câu trả lời của họ sẽ là: ''Không, tất nhiên là không rồi!''. Rồi tôi hỏi lại, '' thế kế hoạch thực sự của bạn là gì?'' Và tôi cũng biết câu trả lời cho câu hỏi này rồi. Họ không có kế hoạch nào cả.

Và họ băn khoăn tại sao cuộc sống của họ lại bất hạnh đến vậy? Điều đó chẳng phải là hiển nhiên sao? Họ không có kế hoạch biến cuộc sống của mình trở thành một cái gì đó. Còn bạn thì sao?

Chẳng ai kế hoạch để trở nên khánh kiệt. Khánh kiệt xảy ra khi bạn không có kế hoạch

Bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền?

......................................................................................

Bạn muốn có bao nhiêu tiền trong tài khoản tiết kiệm?

........................................................................................

Bạn muốn có bao nhiêu tiền để làm từ thiện?

.........................................................................................

Bạn muốn có bao nhiêu tiền trong tài khoản dành co giáo dục, hay quỹ dành cho các tình huống khẩn cấp?

.........................................................................................

Bạn muốn ăn mặc như thế nào?

.........................................................................................

Bạn muốn đi du lịch ở đâu?

..........................................................................................

Bạn muốn đi ăn ở nhà hàng như thế nào?

..........................................................................................

Bạn muốn lái loại xe như thế nào?

...........................................................................................

Bạn muốn sở hữu những gì?

...........................................................................................

Bạn muốn sống trong ngôi nhà như thế nào?

...........................................................................................

Bạn muốn sống trong khu phố nào?

............................................................................................

Bạn sẽ có những thứ đó ngay bây giờ. Vậy bạn muốn có những gì? Bạn muốn sống một cuộc sống như thế nào? Hãy viết nó ra:

.................................................................................................

Đó là tất cả những mong muốn trong cuộc sống của bạn. Bạn cũng có thể trở thành người giàu có bởi vì bạn muốn giàu có- nhưng chỉ khi bạn sẵn sàng hành động mà thôi.

Hãy xây dựng một kế hoạch hành động để có được những gì bạn muốn.

Chỉ biết bạn muốn gì thôi chưa đủ. Nếu bạn chỉ tập trung vào những gì bạn muốn, có thể bạn sẽ kết thúc với nhiều mong muốn hơn mà thôi. Bạn phải có một kế hoạch hành động: những gì bạn có thể làm hàng ngày để đưa bản thân tiến gần đến mục tiêu của mình. Điều này rất quan trọng với bạn để biết bạn muốn gì trong tương lai, nhưng bây giờ bạn cần tập trung năng lượng vào hiện tại. Luôn luôn tự hỏi bản thân có thể làm được những gì ngay bây giờ để chắc chắn bạn có một tương lai như bạn mong muốn.

KẾ HOẠCH HÀNG ĐỘNG CỦA TÔI:

.............................................................................................................

Công bằng mà nói, chắc chắn bạn không viết được nhiều trong khung trống phía trên là đơn giản bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Không sao. Tôi sẽ giúp bạn điều này. Hãy đọc tiếp phần tiếp theo nhé.

CHƯƠNG 4: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THOÁT KHỎI NỢ NẦN

Giờ là lúc dành cho các ngón nghề thực sự. Đây là thời điểm bạn cần có hành động nào đó thực sự cho cuộc đời bạn và cho tương lai tài chính của bạn

Nếu bạn muốn giải quyết những khoản nợ nần của bạn trước tiên thì điều đó thực sự cho cuộc đời bạn và cho tương lai tài chính của bạn.

Nếu bạn muốn giải quyết những khoản nợ nần của bạn trước tiên thì điều đó thực sự không quá khó khăn. Nó thể hiện ở hai điều sau: Bạn phải đồng thời phải giảm chi tiêu và tăng thu nhập. Bạn nên làm theo hướng ào ư? Cả hai hướng. Để thực sự trở nên khấm khá hơn- sẽ chẳng ích gì nếu bạn chỉ thực hiện một trong hai biện pháp này.

Đây là các bước hàng động bạn nên làm ngay bây giờ để bạn làm được điều đó:

Nguyên lý cái hố: Khi bạn thấy mình đang ở trong một cái hố, hãy dừng ngay việc đào hố

Sẽ không có ý nghĩa gì khi chìm sâu hơn trong nợ nần cả. Vì vậy đừng tự làm mình ngập trong nợ nần hơn nữa. Hãy lấp lại cái hố đó. Hãy chấm dứt việc tiêu pha vào những thứ vô bổ. Hãy chỉ tiêu tiền vào những việc cần thiết. Vậy đâu là những trương hợp cần thiết. 

Chỗ ở.Tiền thuê nhà của bạn. Khoản này có tính hữu dụng.

Thực phẩm thiết yếu. Điều này có nghĩa là ăn uống dè sẻn... tại nhà!

Các hoá đơn. Đó là nghĩa vụ và bổn phận của bạn. Bạn phải thanh toán cho những gì bạn đã sử dụng.

Đây là những trường hợp cần thiết: một mái nhà để ở, đồ ăn để phục vụ cho cái dạ dày của bạn và thoát khỏi cảnh nợ nần. Và hãy nhớ rằng, không được phép phát sinh một khoản nợ mới nào!

Cần có một quyển sổ ghi chép hàng ngày

Để nhận biết được mức độ chi tiêu của bạn cần có một quyển sổ ghi chép chi tiêu hàng ngày. Hãy lập một cuốn sổ trắng hay một cuốn sổ gi chép gáy xoắn nhỏ. Ghi  ngày theo dõi lên trên cùng và kẻ hai đường thẳng đứng. Viết ra những khoản chi tiêu và giá cả chính xác của những gì bạn mua. Theo dõi từng đồng bỏ ra từ túi của bạn trong từng ngày. Theo dõi các loại chi tiêu hàng ngày của bạn, như gas, bảo hiểm, giải trí và sự ngu dốt. Vâng, sự ngu dốt cũng là một loại chi tiêu. Tất cả chúng ta đều có những khoản chi tiêu hết sức ngu ngốc. Khi bạn bắt đầu theo dõi các khoản chi tiêu ngu ngốc của mình và thấy chúng làm tăng tổng số tiền chi tiêu của bạn như thế nào vào cuối tháng, bạn sẽ giảm được khoản chi tiêu đó trong tháng tiếp theo.

Hãy cắt bỏ các thẻ tín dụng

Bạn biết rằng với việc chi tiêu không kiểm soát, các thẻ tín dụng của bạn không sớm thì muộn cũng bị khoá. Đây là điều hiển nhiên và bạn cũng có thể đã tưởng tượng ra nó. Vì vậy, hãy dừng ngay lập tức, hãy cầm kéo và tiến đến ví tiền hay hầu bao của bạn và bắt đầu cắt. Cắt tất cả, chỉ để lại một tấm phòng trường hợp khẩn cấp xảy ra. Và bạn cũng nên nhớ rằng, một cuộc dạo phố không phải là một trường hợp khẩn cấp. ( Có một lần tôi đã nói với một người phụ nữ rằng cô ấy phải cắt bỏ các thẻ tín dụng của cô ấy nhưng có thể giữ lại một cái phòng trường hợp khẩn cấp. Cô ấy giữ lại thẻ Neiman Marcus- thẻ của chuỗi cửa hàng bán lẻ chuyên kinh doanh các món đồ đặc biệt ở Mỹ-ND. Bực thật! Tất cả những gì tôi có thể làm là lắc đầu và bảo cô ấy cắt bỏ tấm thẻ đó.) Bạn nên giữ lại một trong số những thẻ như: Visa, Master Card, American Express hay Discover. Một tấm thẻ mà bạn có thể sử dụng tại bất kỳ nơi nào khi bạn gặp tình huống thực sự cấp bách- Tôi đang nói về những trường hợp như gãy chân, chảy máu, một trường hợp nào đó đòi hỏi sự chăm sóc của bác sĩ. 

Tôi không chống lại thẻ tín dụng. Tôi cũng có vài thẻ đấy chứ. Nhưng tôi thanh toán chúng ngay khi có hoá đơn. Đó là nguyên tắc. Nếu bạn không thể thanh toán chúng khi có hoá đơn, hay ít nhất là trong tháng tiếp theo, đừng ghi nợ cho nó. Sự cân đối thu chi cũ sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý của bạn. 

Hãy nhớ, tôi không khuyện bạn loại bỏ thẻ tín dụng. Tôi chỉ nói bạn nên cắt bỏ nó thôi. Nếu bạn có vấn đề trong việc sử dụng thẻ tín dụng, thì cắt bỏ nó có nghĩa là bạ sẽ không có thẻ tín dụng để mang theo mình đi khắp nơi và bạn sẽ không thể sử dụng chúng để rồi làm tăng các khoản nợ của mình. Không có thẻ tín dụng thì cũng không thể sử dụng chúng. Rất đơn giản.

Những con số quan trọng trong cuộc đời bạn

Lạ thật những con số này không phải chỉ số IQ của bạn ( giả sử chỉ số IQ của bạn đã đạt được con số có ba chữ số rồi). Những con số này là sự đánh giá mức độ tín dụng của bạn.

Có hai điều bạn cần phải có: Một là danh tiếng của bạn hai là sự đánh giá tín dụng của bạn. Bạn có thể phá hỏng cả hai trong chốc lát hoặc bạn sẽ không bao giờ có lại được cả hai điều này. 

Điểm số tín dụng của bạn quyết định bạn có thể vay được tiền hay không, nếu bạn được vay tiền thì bạn có thể vay được bao nhiêu và mức lãi suất bạn phải trả cho khoản đó. Điều này rất quan trọng. Theo thời gian, nó có thể tiết kiệm cho bạn hàng trăm nghìn đô-la cũng có thể lấy đi của bạn hàng trăm nghìn đô-la. Thậm chí nó có thể ảnh hưởng tới việc bạn có việc làm hay không. Ông chủ trước đây của bạn sẽ không thể nói với tôi rằng bạn có phải là một người có trách nhiệm hay không trên phương diện pháp lý, nhưng điểm số tín dụng của bạn thì có thể. Hãy bảo vệ điểm số tín dụng của bạn bằng mọi giá. Nó sẽ theo bạn mãi đấy.

Một điểm số tín dụng thấp không bao giờ thực sự buông tha bạn. Bạn có thể hành động từng bước để nâng cao nó và các sắp xếp, phân loại tồi tệ rồi cũng sẽ mất đi, nhưng nếu những người cho vay tìm hiểu kỹ càng, những vết nhơ không đáng kể này cũng sẽ vẫn ở đó giống như một đám mây đen che phủ bạn.

Chú ý: Rất khó để đưa ra cho bạn một con số cụ thể tạo nên một bảng xếp hạng tín dụng tốt. Các điểm số sắp xếp theo dãy số từ 350( hiếm có) đến hơn 800 ( hiếm tương tự). Tôi cho rằng con số bạn cần nên ở giữa 600 điểm, như vậy bạn có đủ điều kiện để có được một tỉ lệ lãi suất hợp lý cho khoản vay mua xe hay mua nhà rồi. Nhưng sự giao động khoảng 20 điểm theo cả hai chiều đều có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong số tiền bạn phải trả cho khoản nợ của mình trong suốt cuộc đời. Mục tiêu đặt ra là bạn cần phải được xếp hạng khoảng 700 điểm. 

( Ở Mỹ , khi xét đơn vay nợ, các ngân hàng thường căn cứ vào điểm tín dụng- credit score của người đi vay. Đây là thang điểm do công ty Fair Isaac Corp. thiết lập, gọi tắt là điểm số FICO, từ 300 đến 900 điểm. Điểm tín dụng này được thiết lập cho mỗi cá nhân dựa trên yếu tố mà quan trọng nhất là '' tiểu sử tín dụng'' - người nào càng trả nợ trễ hạn bao nhiêu thì điểm tín dụng của anh ta càng thấp bấy nhiêu. Điểm càng cao thì càng dễ vay và người vay còn được cho vay với lãi suất thấp hơn. Thông thường người vay sẽ gặp khó khắn nếu điểm tín dụng dưới 620- ND.)

Hãy làm việc với các chủ nợ

Sai lầm phổ biến nhất mà mọi người thường mắc phải với các chủ nợ là không nói chuyện thẳng thắn với họ. Các con nợ thường tránh né các cuộc điện thoại và cố tình lờ những lá thư của họ đi. Hãy dừng ngay những hành động như vậy. Hãy chủ động giao thiệp, nói chuyện với họ.

Đúng rồi, hãy nhấc điện thoại lên và nói chuyện với họ.

Điểm tín dụng được đánh giá ở khía cạnh: sự sẵn sàng và khả năng chi trả. Nếu bạn chưa thanh toán các hoá đơn của mình, lúc đó bạn hãy giải thích với các chủ nợ rằng bạn chưa có đủ tiền đê trả cho họ. Hãy để họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng trả tiền cho họ ngay khi bạn có thể. Hãy nói với họ về khả năng chi trả của bạn và đàm phán, thương lượng và đàm phán một cách khôn khéo nhất có thể vì việc trả nợ của bạn. 

Đừng thuê ai đó gọi điện cho cho chủ nợ của bạn. ''Các bác sỹ chủ nợ'' sẽ rất vui vẻ gọi điện cho các chủ nợ của bạn để thương lượng tha cho bạn, nhưng họ không làm việc này miễn phí đâu. Bạn chắc chắn phải trả một khoản tiền công và đôi khi khoản tiền đó cũng tương đối lớn đấy. Bạn muốn biết tại sao họ lại đòi tiền thù lao cao để làm việc đó ư? Bởi vì họ biết bạn không muốn làm việc đó như thế nào. Đừng trả tiền công cho một ai đó để dọn dẹp sự bừa bộn do bạn gây ra.

Hãy đặt lòng tự trọng của bạn qua một bên

Khi một chủ nợ gọi điện đòi nợ bạn vì đã đến hạn phải trả, đừng bao giờ tỏ ra lo lắng để tránh bị chỉ trích. Đây là một sai lầm lớn mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi đối mặt với các chủ nợ.

Ba mươi năm trước, tôi làm việc tại văn phòng kinh doanh của Southwestern Bell, công việc của tôi là gọi điện cho khách hàng và yêu cầu họ thanh toán hoá đơn điện thoại. Tôi thường phải nhận những tiếng la hét, chửi bới của mọi người trong khi tôi chỉ yêu cầu họ thanh toán hoá đơn của họ mà thôi.

Tôi học được vài điều về việc thanh toán hoá đơn từ công việc đó. Nếu một người thanh toán chậm nói với tôi sự thật và thừa nhận rằng anh ta đang ngập trong nợ nần, nhưng anh ta sẵn sàng chịu trách nhiệm và thanh toán các hoá đơn đó, rằng anh ta rất xin lỗi và gửi tôi một khoản tiền bất kỳ, dù là rất ít, thì tôi sẽ không cắt điện thoại của anh ta. Nếu anh ta nói dối thì lần tới. khi anh ta với tay lấy cái điện thoại để gọi, anh ta sẽ không nghe thấy tiếng chuông quay số quen thuộc bên tai nữa.

Đừng quên rằng việc thanh toán hoá đơn chậm trễ là sai lầm của bạn, chứ không phải sai lầm của chủ nợ. Các chủ nợ chỉ cố gắng thu hồi các khoản nợ từ bạn mà thôi. Công việc của họ là đòi nợ. Họ phải nghe những lời la mắng, những lời nói dối và mọi lý do tôi đã đưa ra trong cuốn sách này. Bạn hãy vui vẻ với họ. Hãy đi thẳng đến chỗ họ và gửi họ một ít tiền. Đừng bao giờ hứa hẹn với họ những điều bạn không thể thực hiện được. Hãy hợp tác thay vì chống lại họ và bạn có thể thấy làm việc với họ dễ dàng hơn bạn nghĩ. Bạn cần các chủ nợ của bạn ở bên mình, vì vậy đừng xa lánh họ.

Bạn có thể thử biện pháp này: Hãy trả chủ nợ của bạn một khoản tiền, dù chỉ một it. Bạn hãy trả ở mức nhiều nhất với những khoản vay có mức lãi suất cao nhất. Khoản vay với mức lãi suất thấp nhất thì bạn trả với khoản tiền ít nhất. Hãy đảm bảo rằng mọi chủ nợ của bạn để được trả một khoản nào đó.

Cảnh báo! Thoát khỏi nợ nần là một quá trình chậm chạp

Thoát khỏi nợ nần và yên tâm về mặt tài chính là một quá trình chậm chạp. Giống như việc lún dần vào nợ nần, thoát khỏi nó cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định. Đừng chán nản và vỡ mộng vì bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian và công sức vào việc trả nợ. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mất rất nhiều thời gian trước khi bạn có thể kiếm được một khoản vốn kha khá để gửi vào ngân hàng. Cơ hội là bạn có tỷ lệ lãi suất gửi rất cao và hầu hết các khoản chi trả của bạn sẽ lấy từ tiền lãi. Đừng từ bỏ. Bạn đã tự mình tiến sâu vào con đường nợ nần và bạn sẽ phải tự mình tìm ra con đường để thoát khỏi nó.

Hãy sử dụng một cuốn lịch theo dõi

Hãy dùng những cuốn lịch có những ô vuông trống to để có thể viết vào. Hãy đánh dấu những ngày mà từng hoá đơn đến hạn thanh toán. Khi bạn thanh toán. hãy viết chữ ĐÃ THANH TOÁN bằng mực đỏ vào ô trống đó. Tôi sẽ không phải trợ giúp bạn nữa khi bạn có một quyển lịch có nhiều chữ ĐÃ THANH TOÁN viết bằng mực đỏ. Nó sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn, tôi chắc chắn điều đó đấy.

Hãy thanh toán sòng phẳng cho những gì bạn đã sử dụng. Nó thể hiện tính chính trực của bạn. Thanh toán chậm các hoá đơn sẽ khiến bạn trở thành kẻ nói dối. Công ty thẻ tín dụng đã đòng ý kéo dài thời hạn tín dụng của bạn còn bạn đồng ý thanh toán vào một ngày nhất định nào đó. Thậm chí bạn còn ký hợp đồng với họ cam kết sẽ tuân thủ các điều khoản của hợp đồng đó . Nếu bạn không làm được, tức là bạn đã nói dối. Bạn không thực hiện đúng các cam kết của bạn với công ty thẻ tín dụng.

Hãy thanh toán các hoá đơn ngay khi chúng được gửi tới.

Đừng để dồn các hoá đơn và thanh toán chúng cùng một lúc. Đầu tiên, đó chỉ là một việc vặt. Và tất cả chúng ta đều cố gắng tránh làm những việc vặt vãnh quá nhiều. Thứ hai, bạn khó có thể thanh toán một chồng hoá đơn cùng một lúc vì số tiền phải trả quá lớn. Thay vào đó, khi một hoá đơn được gửi tới, bạn hãy thanh toán nó ngay lập tức. Việc đó chỉ mất vài phút và sẽ mang lại cho bạn cảm giác vừa thực hiện công việc theo cách bạn vẫn làm đều đặn để thoát khoit nợ nần, giống như hầu hết các công việc mà bạn vẫn làm hàng ngày.

Hãy thanh toán từng khoản nhỏ cho từng khoản nợ của bạn

Đây là một bí quyết mà tôi đã học từ nhiều năm trước khi tôi còn nợ nần rất nhiều người và rất nhiều tiền. Khi một hoá đơn được gửi đến, chúng ta hãy giả sử đó là một hoá đơn thẻ tín dụng nhé, hãy thanh toán mức cao nhất bạn có thể ở thời điểm đó. Tuy nhiên, hãy sao chép một biên bản chứng nhận phần đã thanh toán của hoá đơn đó. Vâng, việc này sẽ hơi phiền hà một chút và bạn sẽ phải chi thêm một khoản nhỏ để mua phong bì, tem và chi phí sao chép các bản chứng nhận thanh toán. Nhưng chỉ mất có 50 xu để thanh toán thay vì 10 hay 20 đô-la tiền thanh toán bằng tài khoản của bạn. Tôi đã từng trả hay hay ba khoản thanh toán nhỏ một tháng cho một hoá đơn bởi vì tôi nhận ra rằng tôi sẽ không mất 20 đô-la phí chuyển tiền bằng tài khoản. Vì vậy, tôi buộc mình phải làm như thế trước khi điều khác có thể xảy ra và tôi sẽ tiêu mất khoản tiền để dành để thanh toán cho hoá đơn đó. Bạn có thể chia nhỏ khoản nợ của bạn và thanh toán dần từng khoản một, khi đó bạn sẽ không bị lôi cuốn vào việc tiêu tiền dành để trả nợ cho một điều khác nữa. Hãy dành toàn bộ thu nhập sẵn có để thanh toán các khoản nợ của bạn.

Đừng nghĩ rằng bạn có thể vay mượn để thoát khỏi nợ nần

Hãy thận trọng với sự cám dỗ vay tiền để thanh toán nợ. Chúng ta đều thấy hấp dẫn trước việc cầm cố, thế chấp nhà ở để trả nợ, trong một vài trường hợp, điều đó khá hợp lý. Khi bạn thế chấp nhà ở, tức là bạn có một khoản để trang trải nợ nần, đó là một việc làm đúng đắn. Nhưng trong trường hợp bạn có thể kiểm soát được bản thân và không mắc nợ thêm khoản tín dụng không chắc chắn nào nữa; hoặc nếu không bạn sẽ có kết thúc đúng như vị trí lúc trước của bạn, rõ ràng điều này thật tồi tệ. Số liệu thống kê cho thấy, khoản một nửa số người cầm cố nhà để vay nợ đều không thanh toán được hết các khoản nợ của họ, mà ngược lại, họ kết thúc ở đúng vị trí họ đứng trước đâykhi họ thế chấp nhà để vay nợ. Họ giữ thói quen sử dụng thẻ tín dụng bạt mạng và thế là các hoá đơn thanh toán lại tăng dần lên cộng với một khoản nợ cầm cố nhà ở, họ không những không thể trả hết nợ mà còn có nguy cơ bị thu hồi nhà. Tốt hơn bạn nên giữ nguyên các khoản nợ của mình và trả chúng ngay khi có thể.

Đừng vay mượn của những người thân trong gia đình hay bạn bè

Bạn bè, gia đình và tiền bạc không nên dính dáng tới nhau. Vay mượn tiền của những người thân trong gia đình hay bạn bè có thể giúp bạn thanh toán một hoá đơn, nhưng chắc chắn bạn sẽ mất đi một người bạn hay gây ra sự oán hận trong gia đình. Thậm chí ngay cả khi có người đề nghị giúp đỡ bạn thì lời khuyên của chúng tôi vẫn là không. Bạn đã tạo ra một mớ hỗn độn thì chính bạn phải dọn dẹp mớ hỗn độn đó. Sau này bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và tự hào vì mình đã giải quyết được vấn đề đó. 

Không nên lựa chọn phá sản để kết thúc mọi việc

Tôi vừa xem một chương trình quảng cáo trên truyền hình với hình ảnh  một vị luật sư chuyên về phá sản tươi cười nói: ''Nếu bạn có quá nhiều hoá đơn và không đủ tiền để thanh toán chúng thì phá sản chính là câu trả lời dành cho bạn.'' Tôi có thể nói với bạn rằng, đó hoàn toàn là một lời nói dối. Phá sản là một câu trả lời. Thậm chí nó có thể là câu trả lời của bạn. Nhưng nó không thể là câu trả lời đầu tiên của bạn được. 

Những mẩu quảng cáo như trên thường cuốn hút mọi người vì chúng đưa ra một giải pháp rất đơn giản. Con người luôn muốn có một giải pháp đơn giản. Theo kinh nghiệm của tôi, phá sản không đơn giản một chút nào cả. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng một nửa những người tuyên bố phá sản đều đã tuyên bố phá sản nhiều hơn một lần, điều này chứng minh rằng phá sản không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Thói quen của họ không thay đổi và họ lại kết thúc trong mớ hỗn độn như trước đây mà thôi. Phá sản không thay đổi được hành vi cá nhân. Cho đến khi bạn hành động khác đi bằng việc giảm bớt chi tiêu, kiếm tiền nhiều hơn và tiết kiệm, nếu không, bạn sẽ vẫn mắc phải những vấn đề như trước đây của bạn.

Tôi biết rằng nhiều người khi rơi vào cảnh túng tiền có thể trở nên liều lĩnh. Tôi biết phá sản dường như là lựa chọn duy nhất của bạn. Tôi biết rằng có nhiều người không biết phải làm gì khác để giải quyết vấn đề ngoài giải pháp tuyên bố phá sản nhằm tìm kiếm một vị trí mới để bắt đầu. Nhưng hãy làm tất cả những điều bạn có thể để tránh trường hợp phá sản.

''Nhưng Larry, anh cũng đã từng tuyên bố phá sản mà.''

Hãy tin tôi đi, tôi không bao giờ quên được rằng tôi đã từng tuyên bố phá sản. Đã gần 20 năm rồi, mỗi khi tôi muốn mua một ngôi nhà mới hay làm bất cứ việc gì bằng tín dụng, chúng lại nhanh chóng nhắc tôi về trải nghiệm đó. Có thể sẽ có người khuyên bạn rằng tình trạng phá sản rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, phá sản không giải quyết được triệt để vấn đề của bạn. Hiểu theo cách khác, dư âm của việc phá sản có thể bám đuổi bạn trong suốt quãng đời còn lại. 

Trường hợp phá sản của bản thân tôi là kết quả của một hoạt động kinh doanh. Khi đó, tôi là giám đốc và cổ đông của một công ty nhỏ. Tôi sẵn sàng ký tên mình vào giấy vay nợ ngân hàng và các thủ tục thuế, lấy tư cách cá nhân cam kết cho khoản tiền vay mà công ty không thể trả được. Công ty đó phá sản vì rất nhiều lý do, trong đó cũng không loại trừ sự ngu dốt của cá nhân tôi. Tôi đã phạm rất nhiều sai lầm, nhưng tôi  chịu trách nhiệm về những sai lầm  đó và chaaos nhận hâu quả. Tôi sa sút nhanh chóng sau khi công ty phá sản. Nhưng ít nhất tôi sa sút không phải vì việc chi tiêu quá nhiều!

Nếu bạn có thể tránh giải pháp cuối cùng này bằng cách giảm chi tiêu và kiếm nhiều tiền hơn, thì bạn có trách nhiệm với chính bản thân bạn để làm việc đó. Trong chương tiếp theo, tôi sẽ chỉ cho bạn thấy những thay đổi nhỏ có thể mang lại nhiều tiền mặt hơn bạn nghĩ.

Chương 5: Làm thế nào để cắt giảm chi tiêu và tăng thu nhập

Cách duy nhất để kiếm được nhiều tiền hơn là tiêu nhiều hơn. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng đó là cách cuộc sống vận hành mà. Bạn tiêu đi và sau đó bạn kiếm lại. Nhưng đầu tiên hãy cứ tiêu tiền đi đã. Sau đó bạn hãy tìm cách kiếm lại. Không còn cách nào khác cả đâu. Rất nhiều người đến trước mặt giám đốc của họ và nói: ''Nếu ông trả lương cho tôi nhiều hơn thì tôi sẽ làm việc tốt hơn.'' Theo tôi, tốt nhất các vị giám đốc nên trả lời là: ''Nếu anh làm việc nhiều hơn thì tôi sẽ trả lương cho anh cao hơn.'' Nguyên lý có tác dụng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Bạn không thể có nhiều thời gian chăm sóc cho gia đình cho đến khi bạn từ bỏ những việc khác. Bạn không thể khẻo mạnh hơn trừ khi bạn từ bỏ những gì làm bạn yếu đi. Và bạn không thể khấm khá hơn cho đến khi bạn từ bỏ những việc đang làm bạn cháy túi.

Bạn sẵn sàng từ bỏ điều gì?

Bạn có sẵn sàng từ bỏ một chút thời gian xem tivi?Một chút thời gian dành cho gia đình? Thời gian để ngủ? Mua sắm quần áo? Đi ăn nhà hàng? Đi mua sắm? Chơi golf? Hay thăm bạn bè?

Hãy cho tôi biết chính xác bạn có thể từ bỏ những gì để vừa làm việc nhiều hơn vừa học hỏi được nhiều hơn- bất kỳ điều gì không cần thiết.

Danh mục những gì tôi sẵn sàng từ bỏ:

...............................................................................................................................................................

Mọi thứ đều đáng giá

Đừng nghĩ rằng một việc nào đó là quá tầm thường để có thể tạo nên sự khác biệt nhé. Mọi thứ trong cuộc sống của bạn đều có thể đưa bạn tiến đến gần hơn hoặc kéo bạn ra xa vị trí bạn mong muốn có được. Không có gì là vô nghĩa cả. Mỗi cuốn sách, tạp chí và chương trình truyền hình đều có thể đưa bạn đến gần hơn hay trôi xa hơn mục tiêu của bạn. Mỗi người bạn của bạn đều có thể giúp bạn tiến gần hơn các  mục tiêu của bạn nhưng cũng có thể đẩy bạn ra xa chúng. Chúng ta hãy quan sát những việc nên từ bỏ để giúp bạn tiến gần hơn với mục tiêu là giải quyết những vấn để tài chính nhé.

Hãy cắt truyền hình cáp

Chi phí cho truyền hình cáp trung bình khoảng 100 đô-la mỗi tháng; 1200 đô-la một năm cũng là một con số không nhỏ trong quá trình trả nợ nần của bạn phải không? Hãy cắt ngay truyền hình cáp. Bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó!

Tôi biết, bạn sẽ lập tức đưa ra câu hỏi, bạn sẽ sống như thế nào nếu thiếu kênh HBO? Bạn hoàn toàn có thể. Tôi đã nói với một chàng trai trong chương trình Big Spender rằng anh ta phải từ bỏ truyền hình cáp và anh ta đã rất tức giận với tôi. Anh ta nói đó là việc làm không cần thiết. Tôi đoán anh ta nghĩ rằng công việc mới là điều kiện quyết định bởi vì anh ta đang thất nghiệp. Anh ta có truyền hình cáp nhưng lại không có việc làm.

Anh ta tức giân và quát vào mặt tôi: ''Tôi nghe nói anh từng bị phá sản. Anh đã làm gì chứ?'' Tôi trả lời anh rằng tôi từng bán máu để lấy tiền trả tiền thuê nhà và tất cả những gì tôi đang làm là giúp anh ta thoát khỏi tình cảnh cháy túi, vì vậy tốt hơn là anh ta nên nghe theo lời khuyên của tôi.

Hãy lắng nghe và quan sát bất kì thứ gì bạn có thể nhìn thấy. Hay hãy từ bỏ truyền hình nói chung. Một người phụ nữ trong chương trình Big Spender đã rất khó chịu khi từ bỏ chiệc ti vi của mình, cô ấy gào thét và khóc lóc về điều đó. Sau một tháng sống không có ti vi, cô ấy nói với tôi rằng thậm chí cô ấy không muốn có lại nó nữa. Cô ấy và gia đình đã ngồi đọc sách cùng nhau, chơi trò chơi, đi dạo và nói chuyện với nhau. Gia đình họ gần gũi với nhau hơn bởi vì cái ti vi đã không còn.

Hãy sử dụng một chiếc xe hơi rẻ hơn

Tôi đã làm việc với một người đàn ông mà chỉ riêng tiền thuê nhà của anh ta đã là 1.800 đô-la một tháng. Chi phí cho chiếc xe của anh ta là hơn 900 đô-la mỗi tháng. Thực tế, anh ta nghĩ rằng điều đó cũng chẳng sao; chỉ một tháng trước, chi phí cho chiếc xe của anh ta lên tới 1.200 đô-la. Lời khuyên của tôi dành cho anh ta là hãy giảm chi phí cho xe hơi xuống mức 200 đô-la mỗi tháng. Tôi biết anh ta đang chóng mặt với những khoản tiền vay mua xe, và tôi thực sự không quan tâm đến việc anh ta có phải lái chiếc xe với mức chi phí 200 đô-la mỗi tháng trong 15 năm tói hay không... Nhưng hiện tại, anh ta cần tiền mặt để thanh toán các hoá đơn khác. Tôi không quan tâm bạn là ai- nhưng tôi nghĩ bỏ ra 50% thu nhập cho một chiếc xe hơi thì thật là ngu ngốc. Phải mất tới chín lần giao dịch với đại lý bán hàng anh ta mới có thể tìm được một người có khả năng giúp đỡ mình. Cuối cùng anh ta cũng có được một chiếc xe rẻ hơn cùng với khoản tiền thừa từ chiếc xe hơi quá đắt tiền mà anh ta đã các thêm vào. Và anh ta đã kéo dài thời gian anh ta phải thanh toán. Vài người có thể cho rằng việc bán một chiếc ô tô đắt tiền như vậy là một biện pháp ngu ngốc. Tôi không đồng ý. Việc làm đó mang lại cho anh ta 500 đô-la mỗi tháng mà anh ta đang rất cần. Khi đó anh ta có thể thanh toán các thẻ tín dụng có mức lãi suất 30%. Anh ta cũng có thể thực hiện được các công việc bắt buộc khác.

Bạn bị cuốn hút và sẵn sàng chi thêm tiền để sở hữu một chiếc xe hơi đắt tiền, nhưng bạn sẽ không có đủ tiền để thanh toán cho những chi phí của nó, vì vậy, hãy tìm một chiếc xe phù hợp với túi tiền của bạn. Hãy vượt qua biểu tượng địa vị ngu ngốc và bạn sẽ nhận ra rằng, khi ở trong tình cảnh khó khăn, bạn không cần một biếu tượng địa vị, bạn chỉ cần một phương tiện di chuyển mà thôi.

Hãy bán nhà hoặc thuê căn hộ rẻ hơn

Tôi biết đây là một quyết định quan trọng, nhưng đôi lúc nó lại cần thiết. Những người cho vay thường có xu hướng rất nhiệt tình cho mọi người vay tiền để mua nhà, và hiện giờ những người này không có đủ khả năng để chi trả. Họ đã vay một khoản tiền để mua nhà với lãi suất bằng 0 và chỉ phải trả tiền lãi tính trên tiền vay, nhưng hiện tại tiền vốn của họ sắp sửa cạn kiệt và đơn giản là họ không có tiền. Nếu bạn đang ở trong trường hợp tương tự, bạn nên bán ngôi nhà đó và tìm mua một căn hộ khác rẻ hơn. Có thể bạn đã không có khả năng chi trả cho ngôi nhà khi bạn mua nó; nếu bạn vay tiền theo cách này, đó là một hành động ngu ngốc! Vì vậy, hãy chấm dứt những tổn thất này, rút ra bài học và thay đổi. Cũng có thể bạn đã vay với hợp đồng thế chấp có lãi suất điều chỉnh( ARM), và bạn biết bạn không thể thanh toán khoản nợ mới cao hơn. Nếu bạn không muốn ngôi nhà của bạn bị tịch thu để thế nợ, hãy bán ngay khi còn cơ hội. Bạn có thể bán giá thấp nếu thị trường đình trệ, thậm chí bạn có thể bị mất đi một khoản tiền. Điều này quá tệ. Hãy nói chuyện với một chuyên gia bất động sản và với công ty thế chấp của bạn để tìm bước đi tiếp theo tốt nhất cho bạn. Tiện đây, khi nhắc tới chuyên gia bất động sản, tôi khuyên bạn nên tìm một người có kinh nghiệm kinh doanh trong nhiều mảng hơn là chỉ về nhà đất và thủ tục giấy tờ. Tôi đang nói về một người có kinh nghiệm buôn bán trên thị trường và có nhiều bạn bè kinh doanh cho vay.  Người này có thể cùng làm việc và giúp bạn giải quyết mớ hỗn độn mà chính bản thân bạn gây ra,

Nếu bạn thuê nhà, chỉ cần tìm thuê một căn hộ rẻ hơn và chuyển đến đó. Bạn cảm thấy khó khăn, không thuận tiện ư? Bạn băn khoăn việc làm này có cần thiết hay không ư? Chuyển đến một ngôi nhà mới, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể và giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu thanh toán nợ nần.

Hãy từ bỏ internet đường truyền tốc độ cao

Tôi rất tiếc. Nếu bạn đang đau đầu về vấn đề tài chính và không thể thanh toán các hoá đơn, hãy xem xét lại đường truyền Internet. Và làm ơn đừng nói với tôi rằng bạn cần nó. Trừ phi bạn cần kiếm sống nhờ Internet, còn không thì bạn không cần nó. Nó không phải là một thứ thiết yếu. Bạn chỉ thích nó, thích sử dụng nó. Nó là một phương tiện giải trí. Một cuốn sách cũng vậy. Hãy sử dụng Internet thông thường cho đến lúc bạn có thể dễ dàng chi trả cho nó.

Hãy bỏ điện thoại bàn

Tôi biết tôi vừa yêu cầu bạn thay đổi đường truyền Internet của bạn, nhưng chỉ vì hầu bao của bạn có thể đang trong tình trạng trống rỗng. Vì vậy, hãy sử dụng điện thoại di động và cắt điện thoại bàn đi.

Lên một kế hoạch sử dụng điện thoại di động mới

Hãy bỏ ra một vài phút, suy nghĩ xem bạn nên làm gì với chiếc điện thoại di động để giảm bớt số tiền bạn phải thanh toán hàng tháng cho nó. Bạn không cần tải nhạc chuông, hình nền. Bạn không cần trả lời email bằng điện thoại di động. Bạn chỉ cần thực hiện các cuộc gọi cần thiết- đặc biệt là những cuộc gọi đường dài và nếu sử dụng điện thoại bàn, bạn sẽ mất thêm một khoảng phụ phí dịch vụ. Cuộc gọi cần thiết đầu tiên bạn nên thực hiện là gọi cho nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động để cắt bỏ bớt cuộc gọi trong kế hoạch của bạn.

Cắt giảm chi phí bảo hiểm

Hãy gọi cho đại lý bảo hiểm của bạn và đưa ra các khoản có thể bỏ. Hãy thay đổi một số hạng mục trong các gói bảo hiểm của bạn. Hãy làm những việc giúp giảm chi phí cho bạn, như thay đổi hạng mục bảo hiểm nhà đất, xe cộ,... Hãy thay đổi tất cả- nhưng vẫn giữ lại bảo hiểm, chỉ làm những gì bạn có thể giảm chi phí mà thôi.

Dừng việc đi ăn nhà hàng

Tôi đã từng nhắc tới việc này, và bây giờ tôi muốn nhắc lại một lần nữa. Dường như một số trong những lý do chính khiến mọi người không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn của mình là vì họ đi ăn nhà hàng quá nhiều. Tại sao họ không có đủ tiền trả tiền thuê nhà hay thanh toán tiền mua xe hơi nhưng lại luôn có đủ tiền đi ăn ở Big Mac? Đừng nói với tôi rằng ăn hàng cho tiện. Các quán ăn nhanh hiếm khi nhanh chóng và thực sự chẳng thuận tiện chút nào khi phải xếp hàng chờ đợi chỉ để mua một suất ăn nhanh không hề tốt cho sức khoẻ của bạn.

Hãy dừng việc đi chơi

Bạn không có tiền để tụ tập và nhậu nhẹt vui vẻ với bạn bè sau giờ làm việc. Vậy thì đừng tụ tập nữa. Bạn không có tiền đi chơi golf hay đi ăn trưa cùng bạn bè, đồng nghiệp. Bạn không có nhiều tiền để đi xem phim, thậm chí bạn không có tiền để thuê đĩa phim về xem. Vậy thì đừng làm những việc đó. Bạn không có tiền mua vé số, có thể lại tốt, bởi vì dù sao bạn cũng chẳng thể trúng số được. Giờ đây, bạn không có tiền để chi tiêu vào bất cứ thứ gì không cần thiết. Một ngày nào đó, bạn có thể làm tất cả những điều này, nhưng hiện tại thì bạn không thể. Giờ là lúc bạn phải chi trả mọi khoản chi phí do những sai lầm trong quá khứ của bạn gây ra.

Hãy dừng việc đi đến thẩm mỹ viện

Bạn hãy học cách tự nhuộm tóc và sơn móng tay. Có thể trông sẽ không được đẹp như đi làm ở tiệm nhưng bạn cần tiền cho những việc khác. Và hãy quên hoàn toàn việc chăm sóc sắc đẹp ở các thẩm mỹ viện hay spa. Đó là một khoản chi tiêu không cần thiết.

Đã có một vài người phụ nữ trong chương trình của tôi không đồng tình với gợi ý này. Thế cũng tốt. Vậy thì đừng làm theo gợi ý của tôi và hãy sống dựa vào khoản tiền bạn vay từ một ai đó. Điều gì sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn, dịch vụ sơn sửa móng tay hay một khoản tiền để thanh toán nợ nần? Nếu câu trả lời của bạn không phải là ''Thanh toán nợ nần'' thì bạn vân chưa sẵn sàng tiến lên phía trước đâu.

Không tham gia câu lạc bộ thể hình nữa

Có rất nhiều phương pháp để rèn luyện sức khoẻ để bạn có thể tự thực hành ở nhà mà không cần phải đến phòng tập. Tôi đánh giá cao việc tập luyện thể dục. Tôi tin rằng nó giúp chúng ta khoẻ mạnh và giữ gìn sức khoẻ, nhưng nó cũng là một sự xa xỉ không cần thiết trong khi bạn vừa có thể tập luyện lại vừa có thể tiết kiệm tiền. Thay vì đến phòng tập bạn có thể đi bộ, chạy, bế con. đi dạo trong công viên cùng con cái...Bạn có thể tức giận và không đồng tình với tôi ở điểm này nếu bạn muốn




Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro