Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Học viện Công nghệ Massachusetts hay Học viện kỹ thuật Massachusetts (tiếng Anh là Massachusetts Institute of Technology, viết tắt làMIT - đọc là em ai ti) là học viện nghiên cứu và giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ.

MIT trở thành nổi tiếng trong khoa học công nghệ, cũng như là các lĩnh vực khác, trong đó có quản lý, kinh tế, ngôn ngữ, khoa học chính trị vàtriết học. Trong các lĩnh vực tiềm năng nhất và trường đào tạo là Lincoln Laboratory, và phòng thực hành trí tuệ nhân tạo và khoa học vi tính, phòng thực hành truyền thông MIT, học viện Whitehead và trường quản lý Sloan của MIT.

Các cựu sinh viên và giáo sư gồm cả các nhà chính trị nổi tiếng, quản lý doanh nghiệp, nhà văn, nhà nghiên cứu không gian, khoa học và nhà phát minh. Có tổng cộng 77 người có liên quan đến trường này như học sinh, giáo sư, nhân viên hiện tại hay trước đây đã đạt giải Nobel.

Lịch sử[sửa]

Năm 1861, Cộng đồng bang Massachusetts tán thành ý kiến thành lập "Học viện kỹ thuật Massachusetts và Khoa học xã hội và tự nhiên Lịch sử Boston" được đệ trình bởi nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng William Barton Rogers. Đây là bước quan trọng đầu tiên mà Rogers hi vọng thành lập một học viện độc lập có thúc đẩy sự tăng trưởng công nghiệp Hoa Kì. Được sự đồng ý, Rogers đã lập nên quỹ hỗ trợ, phát triển chương trình giảng dạy đánh giá các công trình kiến trúc thích hợp. Các nỗ lực của ông bị đình trệ bởi cuộc nội chiến Mỹ, và kết quả là những lớp học đầu tiên mở trên không gian mướn của khu Mercantile trong khu vực trung tâm Boston năm 1865.

Toà nhà đầu tiên của MIT được hoàn thành đầu tiên ở Boston's Back Bay năm 1866. Các năm kế tiếp, đã thiết lập một tên tuổi giá trị trong khoa học và trong ngành kỹ thuật, tuy nhiên vẫn còn trong thời kì kinh tế khó khăn. Hai yếu tố trên thích hợp với một số người có quan điểm là kết hợp với Đại học Harvard, vốn rất nhiều tiền nhưng yếu về khoa học hơn là trong lĩnh vực nghệ thuật phổ thông. Vào những năm 1900, một đề nghị kết hợp với Harvard được đề nghị, nhưng sau đó bị hoãn lại do sự phản đối của các cựu sinh viên MIT. Năm 1916, MIT chuyển sang khu vực Cambridge hiện tại.

Sự lỗi lạc của MIT sau khi thế chiến thứ 2 khi chính phủ Hoa Kì bắt đầu tài trợ cho các dự án của các trường nghiên cứu trong các lĩnh vực phòng vệ hay an ninh quốc gia (xem Vannevar Bush, Lincoln Laboratory, và Charles Stark Draper Laboratory.

Trong suốt lịch sử, MIT tập trung vào phát minh. Minh họa năm 1997 cho thấy tổng hợp thu nhập do các công ty lập nên bởi MIT đứng hàng 24 lớn nhất trong nền kinh tế thế giới. Năm 2001, MIT thông báo rằng sẽ dự tính đưa tài liệu lớp học lên mạng như là một phần của dự ánOpenCourseWare. Cùng năm đó thì chủ tịch trường Charles Vest đã tạo nên lịch sử khi lần đầu tiên một viên chức đại học đã công nhận rằng học viện của ông đang có hạn chế lớn đối với nữ giới, và ông hứa rằng sẽ tạo bước tiến với vấn đề trên. Tháng 8 năm 2001, Susan Hockfield, nhà thần kinh học, được bổ nhiệm là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chủ tịch. Bà chính thức đảm nhiệm chức vụ ngày 6 tháng 12 năm 2004 như là chủ tịch thứ 16 của học viện.

Nguyệt san Atlantic năm 2004 xếp hạng MIT như là một trong những đại học khó vào nhất Hoa Kì. Theo US News và World Report's annual ranking của đại học Hoa Kì thì, MIT là 1 trong 5 trường xếp hạng cao nhất, cùng với Harvard, Stanford, Yale, Princeton. MIT xếp hạng thứ 7 chung cuộc năm 2004. Trong năm 2005, quỹ đóng góp của MIT là $6.7 tỷ, hạng thứ 6 Hoa Kì.

Tổ chức

Các trường của MIT[sửa]

MIT được tổ chức thành 6 trường thành viên:

Trường Đại học Kiến trúc và Quy hoạch, gồm có các ngành: Kiến trúc; Nghệ thuật và Khoa học Truyền thông; Quy hoạch và Nghiên cứu Đô thị...

Trường Đại học Kỹ thuật, gồm có các ngành: Xây Dựng; Hàng không và Vũ trụ; Kỹ thuật Sinh học; Kỹ thuật Hóa học; Kỹ thuật Môi trường và Dân dụng; Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính; Những hệ thống kỹ thuật; Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu; Kỹ thuật Cơ khí; Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân...

Trường Đại học Khoa học Xã hội, Nghệ thuật, và Nhân văn, gồm có các ngành: Nhân loại học; Truyền thông học So sánh; Kinh tế; Ngôn ngữ và Văn học Nước ngoài; Lịch sử; Ngôn ngữ học; Triết học; Văn học; Âm nhạc và Nghệ thuật sân khấu; Khoa học Chính trị; Khoa học, Kỹ thuật và Xã hội; Nghiên cứu Nhân văn; Báo chí...

Trường Đại học Quản lý Sloan.

Trường Đại học Khoa học, gồm có các ngành: Sinh học; Não bộ và các ngành khoa học nhận thức; Hóa học; Các ngành khoa học về khí quyển Trái Đất và hành tinh; Toán; Vật lý.

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Y tế Whitaker.

Giáo dục sau đại học[sửa]

Khác với hầu hết các trường đại học trên thế giới, tại MIT, số lượng sinh viên sau đại học nhiều hơn sinh viên đại học (chiếm khoảng 60% tổng số sinh viên). Nhiều chương trình sau đại học được xếp trong số 10 chương trình hàng đầu của toàn nước Mỹ. Các sinh viên sau đại học của MIT có thể làm tiến sĩ (Doctor of Philosophy hay Ph.D. và Doctor of Science hay Sc.D.), thạc sĩ khoa học (Master of Science hay M.Sc.), thạc sĩ kỹ thuật (Master of Engineering hay M.Eng.), thạc sĩ kiến trúc (Master of Architecture hay M.Arch.), thạc sĩ quản trị kinh doanh (Master of Business Administration hay MBA) tùy thuộc vào ngành học.

Học Viện Công Nghệ Massachusetts,thường được gọi tắt là M.I.T. từ chữ Massachusetts Institute of Technology, có thể nói là trường đại học nổi tiếng nhất nước Mỹ về việc đào tạo các chuyên gia kỹ thuật, và là một trong số những đại học ở Mỹ có tỉ lệ sinh viên quốc tế cao nhất. M.I.T. tọa lạc ở thành phố Cambridge của tiểu bang Massachusetts thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Đại học có hơn 900 giáo sư và gần 10000 sinh viên này được chia làm 6 ngành chính là Kiến trúc, Kỹ sư, Khoa học, Nhân văn, Quản trị và Y tế. 

M.I.T. là một trong số những trường đại học có tiêu chuẩn tuyển sinh khắt khe nhất nước Mỹ. Trong niên khóa 2002, có khoảng 11000 sinh viên nộp đơn theo học bậc cử nhân, nhưng chỉ có 16% trong số này được nhận. Tỉ lệ nghiên cứu sinh được thu nhận tương đối cao hơn. 

Có hơn 16000 người nộp đơn xin theo học các chương trình bậc cao học và tiến sĩ ở M.I.T. trong niên khóa 2002, và trong số này có 21% được nhận vào học. Hiện nay, M.I.T. có gần 3000 sinh viên nước ngoài, đại đa số là nghiên cứu sinh. Trong số sinh viên nước ngoài ở đây, người Trung quốc là đông nhất, với hơn 330 người. Kế đến là các sinh viên đến từ Ấn Độ và Nam Triều Tiên, mỗi nước có chừng 180 người. 

Phần lớn các sinh viên nước ngoài ở M.I.T. theo học các ngành kỹ sư, và số còn lại theo học các ngành thương mại, toán, kiến trúc, viết văn và chính trị. 

Phí tổn để theo học ở M.I.T. nằm ở mức gần 40000 mỗi năm, bao gồm tiền học, cộng với các phí tổn ăn ở và tiền sách vở. Đại học này có những khoản trợ cấp tài chánh dành cho sinh viên, và các bạn có thể tìm hiểu những chi tiết về vấn đề trợ cấp này trên trang nhà của M.I.T. Những khoản trợ cấp tài chánh dành cho nghiên cứu sinh người nước ngoài là do mỗi phân khoa tự quyết định lấy, và thông thường, thì để đổi lấy sự trợ giúp này các nghiên cứu sinh cần phải làm việc thêm ở trường, như làm phụ khảo hay trợ giảng

Du học Mỹ: Massachusetts là trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Mỹ và trên thế giới. Hãy cùng chúng tớ khám phá điểm đến du học mơ ước của dân mê công nghệ này nhé!

Khẩu hiệu : “Mind and Hand” – Khối óc và bàn tay.

Học viện công nghệ Massachusetts (viết tắt là MIT) là một trường đại học nghiên cứu tư thục nằm ở Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ. Được thành lập từ năm 1861 với mục đích đẩy nhanh công nghiệp hóa tại Mỹ, đến nay MIT đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong quá trình đào tạo cử nhân và kỹ sư khoa học tập trung nghiên cứu công nghệ ứng dụng trực tiếp vào các ngành công nghiệp thực tiễn cho các công ty trên toàn thế giới.

Trong top đầu các bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới không bao giờ thiếu vắng vị trí của MIT. Không ít lần, MIT chiếm vị trí của “anh bạn hàng xóm cùng bang Massachusets” – Havard để vươn lên vị trí số 1. Đặc biệt trong ngành công nghệ, MIT luôn tự hào dẫn đầu, là mơ ước cháy bỏng của tất cả sinh viên công nghệ trên toàn thế giới.

Khuôn viên rộng tới 68 hec-ta, nằm về phía Bắc của dòng sông Charles khiến cho MIT trông như một thủ phủ hùng vĩ với vô vàn phòng thí nghiệm công nghệ hiện đại vào bậc nhất thế giới. Nó cho phép sinh viên và các nhà khoa học thỏa sức nghiên cứu và tiếp thu, phát minh những công nghệ tiên tiến.

Kỳ học mùa thu năm 2011, MIT nhận 1.742 sinh viên trên tổng số 17.909 hồ sơ dự tuyển, tương đương với tỉ lệ chọi 9,7%. Cuộc đua để vào ngôi trường này quả không dễ dàng gì teen nhỉ?

Những đóng góp, những phát minh, sáng chế đến từ MIT cho cuộc sống ngày nay nhiều vô kể. Tiin sẽ giới thiệu với bạn một số phát minh công nghệ nổi bật trong top 50 sáng chế ấn tượng của MIT từ trước đến giờ nhé:

Cộng hưởng World Wide Web

Cha đẻ của WWW, Berners – Lee đã đến MIT vào năm 1994 để nghiên cứu nâng cấp các trang web, từ đó cho phép bạn có thể vừa xem video, vừa đọc thông tin và để lại lời bình hay chit chat cùng với bạn bè ngay trên cùng một trang mạng.

Máy tính điện tử nhỏ

Máy tính điện tử nhỏ đầu tiên trên thế giới với tên gọi PDP-1, được bán với giá 120.000 USD vào năm 1957 là kết quả nghiên cứu của Ken Olsen và Harlan Anderson làm việc tại phòng thí nghiệm Lincoln, thuộc MIT.

Email

Năm 1971, Ray Tomlinson làm việc tại một hãng tư vấn công nghệ của MIT, là người đầu tiên gửi e-mail giữa 2 máy tính thông qua mạng Arpanet (tiền thân của internet ngày nay). Ông dùng dấu @ để phân biệt tên những người sử dụng trong cùng một mạng máy tính.

Máy tính cá nhân

Năm 2005 là năm cách mạng của máy tính cá nhân với việc giáo sư Nicholas Negroponte cùng phòng nghiên cứu Media của MIT cho ra đời một tổ chức “One Laptop per Child”. Họ đã phát minh ra những chiếc máy tính cực rẻ cho 2 triệu trẻ em trên 31 nước chậm phát triển, từ Peru cho đến Mongolia, là cú hích cho sự phát triển không ngừng của công nghệ sản xuất máy tính giá rẻ.

GPS

Một phát minh từ chiến tranh thế giới thứ 2 và ngày nay đã trở nên vô cùng phổ biến: hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS hay phát minh rất thú vị của một anh chàng sinh viên năm 2 MIT, chuột “vô hình” với giá chỉ 20USD được giới thiệu vào năm 2009.

Đó là cậu học trò xuất sắc Nguyễn Đình Thành Công (sinh năm 1995), hiện là học sinh lớp 11A1, Trường THPT thị xã Quảng Trị. Theo thông báo số 754/-QDBGD-ĐT, ngày 15/6/2011, Thành Công là học sinh được cấp học bổng đi học đại học theo ngân sách nhà nước tại Học viện công nghệ Massachusetts (MIT), khoa Khoa học máy tính, khóa học 2015-2020. Chỉ trong nay mai, sau khi tốt nghiệp hệ THPT, Công sẽ lên đường sang Mỹ để du học. 

Bồi dưỡng học sinh giỏi cho... bạn 

Trước mặt tôi là một nam sinh dong dỏng cao, dáng người hơi gầy nhưng đặc biệt em có khuôn mặt toát lên vẻ thông minh và phong cách diễn đạt khá lưu loát, đỉnh đạc. Trước khi gặp em, tôi đã được Thạc sĩ Ngô Viết Đức, Hiệu trưởng Trường THPT thị xã Quảng Trị cho biết về khả năng thiên bẫm trong môn Toán học của Công. Điểm tổng kết hàng năm của em trong môn này không khi nào dưới 9.00. 

Từ năm lớp 6 đến năm lớp 9, Công theo học chương trình chuyên Toán THCS tại Trường THPT chuyên KHTN Hà Nội (thuộc ĐHKHTN Hà Nội). Nhưng đến những năm học THPT, Công trở về học tập dưới mái trường THPT thị xã Quảng Trị vì hoàn cảnh gia đình có sự thay đổi. Tuy học tại ngôi trường không phải là trường có điều kiện tốt như ở các thành phố lớn nhưng với tư duy Toán học thiên bẫm, Công vẫn phát huy tốt khả năng của mình. 

Vốn là người có tư duy tự học, nghiên cứu xuất sắc nên khi nhà trường tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi các cấp, Công đã tự khởi xướng một lớp học riêng để giúp bạn học tự hoàn thiện kiến thức. Đó là lớp học được tổ chức với mục đích mở rộng, nâng cao kỹ năng về Toán học. 2 buổi/tuần, Công lại lên lớp đều đặn để trình bày các chuyên đề cho bạn mình. Những thắc mắc từ nhóm bạn đều được Công giải quyết một cách thấu đáo và hoàn chỉnh. 

Công nói: “Cách làm của em đơn giản chỉ là đưa phương pháp để giải quyết một bài toán. Đó không phải là cách làm rập khuôn theo kiểu đưa đề bài cho các bạn rồi lần lượt đưa đáp án, mà là hướng dẫn để các bạn tự tìm lời giải. Hay nói cách khác là em đang đưa cho các bạn con đường, kinh nghiệm để đi đến cùng, cho dù đó là một bài toán khó”. Chính nhờ những bài học mà Công cung cấp nên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh vừa qua, nhiều học sinh trong đội thi môn Toán Trường THPT thị xã Quảng Trị đã tự tin hơn nhiều. Nhiều em sau khi làm bài xong vui vẻ với hy vọng sẽ mang giải về cho nhà trường. 

Em Trần Minh Sang, bạn học cùng lớp với Công, một học sinh được Công bồi dưỡng kiến thức cho biết: “Tham gia lớp nâng cao kiến thức của bạn Công, em học được nhiều điều bổ ích. Vì là bạn bè nên cứ có điều gì không hiểu là bọn em hỏi ngay, rồi từ đó cởi mở trao đổi cùng nhau. Có những bài toán hay mà không phải ở sách vở nào, thầy cô nào cũng có Công đều đem ra truyền đạt”. 

Chinh phục MIT 

Để xác minh về học bổng đi học tại nước ngoài mà Nguyễn Đình Thành Công đã đạt được, tôi đã trao đổi với thầy Lê Viết Dân, giáo viên chủ nhiệm của em và được thầy xác nhận về thông tin này. Thông qua thầy Dân, tôi tiếp tục liên lạc với giảng viên Trần Nam Dũng, giảng viên Khoa Toán, Trường ĐHKHTN TP.Hồ Chí Minh, người đã dạy Toán cho Công. Thầy nhận xét: “Công là một học sinh có tư duy tự nhiên rất tốt. Học tập tại một ngôi trường trên mảnh đất Quảng Trị còn nhiều khó khăn, ít có điều kiện để tiếp xúc với các nguồn thông tin nhưng em đã vượt khó và học giỏi”. 

Công kể: “Năm còn là học sinh lớp 10, thông qua Đại sứ quán Mỹ, em đã nộp hồ sơ và xin đăng ký dự thi vào Học viện Công nghệ Massachusetts. Để có đủ điều kiện vào trường này, người tham gia thi phải có công trình nghiên cứu khoa học viết bằng tiếng Anh và điểm thi SAT (chứng chỉ khoa học quốc tế) phải đạt trên 1.900 điểm (tối đa là 2.400). Em đã được chọn với số điểm 1.990”. 

Trước khi trúng tuyển vào học viện danh giá này, Công đã viết nhiều chuyên đề về Toán học, trong đó có một số cuốn sách được xuất bản có tên em với tư cách là đồng tác giả, kể cả trong và ngoài nước, như cuốn “Hàng điểm điều hòa”, “Hamonic Division”, “Secret In Inequalities” hay đề tài về bảo mật an ninh máy tính “Lý thuyết mật mã trong tin học” hoặc đề tài dự thi Intel Isef vừa qua “Sử dụng xác suất thống kê để tìm kiếm ký tự trong tiếng Việt”. Ngoài ra, Thành Công còn là cộng tác viên đắc lực, là quản trị viên cho một vài diễn đàn Toán học trên mạng như: “Mathscope. org” hay “Diendantoanhoc.net”. 

Để có được những thành tích trong nghiên cứu Toán học, Công đã dành nhiều thời gian cho việc tìm tòi, bồi dưỡng khả năng của mình. Hàng năm, mỗi dịp nghỉ hè, Công thường lên đường ra Hà Nội để tham dự các lớp học tập trung về Toán tại Viện Toán học cao cấp Việt Nam. Và em cũng là người đã 2 mùa hè qua (hè 2010 và 2011) được giáo sư Ngô Bảo Châu trực tiếp chỉ dạy. 

Hỏi về bí quyết học tốt môn Toán, Công khiêm tốn: “Thực ra, em không có bí quyết gì cả. Nhưng em nghĩ để học Toán tốt, cần phải: Một là, đam mê và kiên nhẫn, gặp vấn đề khó phải theo đến cùng để tìm lời giải. Hai là, biết phát hiện vấn đề trong Toán học. Ba là, xác định mục đích học Toán. Nếu học Toán chỉ dành cho thi cử, để đối phó thì sẽ tự làm hỏng mình. Có cảm nhận được cái đẹp của Toán học, người học mới đào sâu và mới thành công. Bốn là, thường xuyên trao đổi với bạn bè, cập nhật liên tục qua mạng”. 

Nói chuyện với Thành Công, một học sinh có tư duy đặc biệt về tự nhiên, tôi phát hiện ra rằng, Công không chỉ giỏi các môn về tính toán mà em còn giỏi đều các môn xã hội. Và tôi càng bất ngờ hơn khi biết sở thích của cậu học sinh này là viết truyện ngắn. Kết quả học tập môn Văn học THPT, Công luôn đạt trên dưới 8.00. 

“Nói chuyện với Công rồi thì anh biết, đó là một học sinh thông minh và nhanh nhẹn. Nhờ tài ăn nói mà trong nhiều hoạt động của lớp, em thường đứng ra làm quản trò hay dẫn chương trình. Là người học rất giỏi nhưng không bao giờ em tỏ ra tự phụ và kiêu căng”, thầy Lê Viết Dân cho biết. 

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts – MIT (Mỹ) vừa cho ra đời loại camera đầu tiên có khả năng ghi hình các vật thể bị che khuất bởi các chướng ngại vật.

Người núp sau một bức tường hoặc bị chôn vùi sau một trận động đất có thể được nhìn thấy dưới dạng hình ảnh 3D nhờ vào chiếc camera độc đáo này. Trước tiên, camera bắn ra những xung laser cực nhanh vào bức tường phía sau vật thể bị che khuất để chúng phản chiếu ngược về hướng vật thể. Một số tia laser khi chạm vào vật thể sẽ phản chiếu lại bức tường một lần nữa trước khi dội ngược lại các cảm biến trên camera. Máy tính trong camera sau đó sẽ tái tạo hình ảnh 3D của vật thể ở hình thức giống như phim âm bản nhưng chính xác đến từng cm.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Ramesh Raska, hy vọng khi được hoàn thiện, hệ thống camera này sẽ giúp các lực lượng phản ứng nhanh như lính cứu hỏa tìm kiếm người bị nạn trong các tòa nhà đang cháy, hỗ trợ cảnh sát truy bắt tội phạm một cách an toàn, hoặc dùng cho hệ thống dẫn đường xe cộ.

Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT, Mỹ) đã thiết kế MindReader, phần mềm có thể phân tích được nét mặt của người ngồi trước camera chỉ trong vài giây.

Trong mỗi cuộc bầu cử, các cử tri thường đón xem kết quả cuối cùng trước màn hình tivi, máy tính hoặc các thiết bị di động như smartphone.Giờ đây, các nhà nghiên cứu muốn tận dụng thói quen trong thực tế đó để chế tạo camera chuyên đọc phản ứng lộ ra trên khuôn mặt của bạn khi biết thông tin qua màn hình.

Phần mềm này sẽ theo dõi và phân tích 24 điểm xung quanh khuôn miệng, mắt, mũi và ghi nhận kết cấu, màu sắc, hình dạng và chuyển động của khuôn mặt.

Dựa trên dữ liệu thu thập, MindReader có thể diễn dịch khá chính xác cảm xúc của một người, theo trang New Scientist.

Các nhà nghiên cứu đã cài cho phần mềm phân biệt được các trạng thái tình cảm như vui và buồn; chán nản và thích thú; ghê tởm và hài lòng.

Trong khi công nghệ này có thể thu hút sự quan tâm của ngành quảng cáo thì các chuyên gia lại cho rằng sức mạnh của nó nằm ở khả năng tổng kết các phản ứng của con người trong những sự kiện như bầu cử.

“Tôi cảm thấy công nghệ trên có thể cho phép chúng ta cung cấp một tiếng nói không cần thốt ra lời cho đám đông, từ đó nâng cao sức mạnh của người dân nói chung”, theo chuyên gia Rana el Kaliouby tại MIT.

Theo Thanh Niên

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Mỹ đã chế tạo được một loại camera có khả năng chụp được 1.000 tỉ ảnh chỉ trong một giây, nghĩa là đến mức máy có thể nắm bắt ánh sáng khi ánh sáng di chuyển qua các đồ vật.

Không gì có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Nhờ công trình nghiên cứu của các huyền thoại khoa học như Leon Foucault và Albert Einstein, chúng ta biết tốc độ này là 299.729.458m/giây trong chân không.

Nhưng các nhà khoa học tại MIT đã tìm cách nắm bắt ánh sáng với camera mới này của họ. Khi chiếu các ảnh một cách đồng bộ ở tốc độ cực chậm, bạn có thể thấy một tia sáng khi di chuyển từ A đến B. Thí nghiệm cho thấy một tia sáng di chuyển dọc theo chiều dài của một chai Coca Cola 1 lít, nảy lên từ nắp, sau đó phản chiếu lại đáy chai.

Đây là lần đầu tiên ánh sáng được quay phim đang di chuyển, và khả năng này sẽ có tác dụng rất lớn từ nhiếp ảnh đến y khoa cũng như mua sắm. Chẳng hạn đối với mua sắm, khách hàng có thể mang theo máy quét tới siêu thị và kiểm tra độ chín của trái cây. Nếu trái cây đã chín, ánh sáng được hấp thụ vào trong trái cây và nảy lên xung quanh, tạo ra một “hào quang”. Trái cây chưa chín hoặc cũ sẽ không hấp thụ ánh sáng.

Cát Thư hiện đang là sinh viên Học viện Công nghệ MIT (*). Con đường đến với MIT của Thư bắt đầu khi bạn ấy vừa hoàn tất lớp 11 trường Chu Văn An, tỉnh Ninh Thuận và nộp hồ sơ để xin học bổng UWC (*) theo chương trình đào tạo Tú Tài Quốc Tế.

"Bật mí" chút chút về MIT

Vào học MIT, bạn sẽ không lo lắng về học phí vì MIT có cam kết hỗ trợ tài chính cho sinh viên, những sinh viên có thu nhập dưới 75.000USD/năm sẽ được miễn học phí. Cát Thư chọn học ngành năng lượng của khoa Mechanical Engineering (tương đương ngành kĩ sư cơ khí ở Việt Nam). Ngoài ra, bạn ấy còn đang cố gắng để hoàn thành thêm một ngành học phụ của ngành năng lượng và một ngành khác về phát triển quốc tế.

Thời gian phân bố trong một năm học ở MIT cũng không khác nhiều ở Việt Nam. Hai mùa học chính là Fall semester (học kì mùa thu) bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và Spring term (học kì mùa xuân) diễn ra từ tháng 2 đến tháng 5. Tháng một ở MIT là một tháng đặc biệt. Tháng này không có lớp học (khoảng trống giữa 2 học kì), vì thế, nó có thể xem như là một tháng cho các hoạt động kĩ năng, ngoại khóa của sinh viên. Sinh viên có thể tham gia tìm hiểu một số trò chơi nhóm, dã ngoại, hẹn hò. Thông qua trò chơi, các sinh viên được bổ sung kiến thức từ phim ảnh, thể thao, toán học... và đoàn kết với nhau hơn.

Ai cũng làm khoa học

Vì là học viện chuyên chú vào các ngành khoa học, ở MIT, hầu như sinh viên nào cũng sẽ tham gia vào một số dự án khoa học cùng bạn bè mình. Học kì đầu tiên. Cát Thư tham gia vào chương trình Terrascope - chuyên về các vấn đề môi trường, khí hậu, và khoa học Trái Đất (Earth and Atmospheric Science). Từ dự án đó, bạn thiết kế và trình bày một giải pháp cho vấn đề nước sạch ở miền Tây nước Mỹ. Học kì tiếp theo, Thư tiếp tục nhảy vào một dự án thiết kế cho một triển lãm tương tác ở MIT về các vấn đề môi trường. Hè năm 2010, bạn ấy đang lên kế hoạch cho dự án mang tên "Giải pháp nước sạch cho một cộng đồng trong khu vực rừng Amazon ở Ecuador". Ngoài ra, để đầu tư cho chuyên ngành đang học, mùa hè năm ngoái, Thư tham gia vào chương trình tập huấn nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân của phòng nghiên cứu phản ứng hạt nhân của trường MIT. Đây là một chương trình khá nặng, bao gồm rất nhiều kiến thức chuyên sâu về ngành vật lí hạt nhân. Thật may mắn sau 3 tháng, bạn ấy đã đậu một kì thi của tổ chức này và trở thành nhân viên nghiên cứu chính thức tại đó.

Ngoài ra, Thư còn đang thực hiện một dự án hỗ trợ học sinh Việt Nam tìm kiếm học bổng, hướng nghiệp... thông qua website http://catthu.scripts.mit.edu/Nguoithadieu đấy.

(*)UWC (United World College - Trường Thế Giới Liên Kết) là một khối các trường quốc tế ở 13 nước trên thế giới. Đây là một chương trình nhấn mạnh sự hợp tác và trao đổi văn hóa quốc tế. Hàng năm, mỗi trường UWC tuyển chọn và trao học bổng cho khoảng 100 học sinh từ rất nhiều nước khác nhau.

(*)MIT (Massachusetts Institute of Technology) - Học viện Công nghệ Massachusetts là trường đại học và viện nghiên cứu về khoa học và công nghệ hàng đầu ở Mỹ. Hiện ở MIT chỉ có khoảng 10 học sinh là người Việt Nam.

Cambridge, Massachusetts, thành phố ở Hạt Middlesex, Đông Bắc bang Massachusetts, bên dòng sông Charles, đối diện với Boston. Cambridge là một phần của Đại đô thị Boston. Dân số năm 2001: 101.354. Cambridge là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu nổi tiếng, đây là nơi có Đại học Harvard (1636) danh tiếng, trường đại học đầu tiên ở Bắc Mỹ, đây cũng là nơi có Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Lesley. Ngành in ấn và xuất bản của thành phố này bắt đầu từ năm 1640, khi báo in đầu tiên của Mỹ được thành lập ở đây. Hiện nay ngànhcông nghệ sinh học và công nghệ máy tính cũng là ngành chính của thành phố. Các ngành chế tạo gồm có: thiết bị điện tử, thiết bị khoa học, hóa chất. Các công trình lịch sử của thành phố bao gồm ngôi nhà mà George Washington đã sử dụng làm trụ sở sau khi nhậm chức chỉ huy Quân Lục địa ở đây năm 1775; ngôi nhà này sau này trở thành nhà của nhà thơ thế kỷ 19 Henry Wadsworth Longfellow. Trong số những người nổi bật thế kỷ 19 sống ở Cambridge có thầy thuốc-tác gia Oliver Wendell Holmes và nhà thơ-nhà ngoại giao James Russell Lowell. Thành phố này có Quảng trường Harvard; nhiều bảo tàng do Đại học Harvard quản lý, nơi trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật đại học tốt nhất trên thế giới. Cambridge được thành lập với tên gọi New Towne năm 1630 và đã là thủ phủ của Massachusetts Bay Colony cho đến năm 1634. Nó được đổi tên thành Cambridge năm 1638 theo tên của Cambridge, Anh và trở thành một thành phố năm 1846. Năm 1912, một đường tàu điện ngầm đã hoàn thành nối thành phố Cambridge với Boston.

Thịnh vượng chung Massachusetts là một trong 13 tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ, có thành phố lớn nhất là Boston, phía bắc giáp với New Hampshire và Vermont, phía nam giáp với Connecticut và Đảo Rhode, phía đông là biển Đại Tây Dương và phía tây giáp với New York.

Phần nằm phía đông của tiểu bang này, bao gồm bán đảo Cape Code và những đảo nhỏ nằm xa về phía nam – quần đảo Elizabeth, Martha's Vineyard, và Nantucket – là một vùng đồng bằng thấp ven biển.

Ngoài Boston, còn có các thành phố khác như Worcester, Springfield, Lowell, New Bedford, Cambridge, Brockton, Fall River và Quincy. Bang này có nhiều công viên quốc gia, rừng và bãi biển.

Massachusetts là nơi sinh của các Tổng thống John Adams, John Quincy Adams, John Fitzgerald Kennedy.

Đại học Harvard và MIT nằm ở tiểu bang này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro