111

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

thứ trong cuộc sống. Cuốn sách sẽ tập trung vào ba dạng đòn bẩy. Bao gồm:
Phần 1: Sức mạnh đòn bẩy của trí óc
Đây là phần quan trọng nhất của cuốn sách. Trong phần này, bạn sẽ khám phá vì sao tiền không làm
bạn giàu. Đồng thời, bạn cũng khám phá đòn bẩy mạnh nhất trên thế giới, là trí óc, có khả năng làm
bạn giàu hay nghèo. Cũng như một người có thể sử dụng, lạm dụng hay khiếp sợ đòn bẩy nợ, điều này
cũng tương tự khi đề cập đến bộ óc của bạn, một công cụ đầy quyền lực.
Lời nói là đòn bẩy
Bạn sẽ khám phá sức mạnh của lời nói. Người cha giàu luôn luôn nói:”Lời nói là đòn bẩy. Lời nói
là công cụ đầy quyền lực…công cụ của bộ não. Cũng như con có thể dùng nợ để trở nên giàu hay
nghèo, lời nói cũng có thể được sử dụng để làm con giàu hay nghèo”. Trong phần này, bạn sẽ thấy sức
mạnh của lời nói và làm thế nào người giàu dùng lời nói giàu và người nghèo dùng lời nói nghèo.
Người cha giàu thường nói: “ Bộ óc của con có thể là tài sản mạnh nhất của có thể là tiêu sản mạnh
nhất. Nếu con dùng lời nói đúng, con sẽ trở nên rất giàu. Nếu con dùng những lời nói sai, bộ óc con sẽ
làm con nghèo”. Trong phần này bạn sẽ khám phá lời nói giàu và lời nói nghèo…lời nói nhanh và lời
nói chậm. Bạn sẽ biết vì sao người cha giàu nói:” Không phải có tiền mới làm ra tiền”. Ông nói: ”Làm
giàu bắt đầu bằng lời nói của con mà lời nói thì miền phí”. Trong Rich dad poor dad, bạn có thể nhớ
rằng người cha giàu cấm tôi và con trai ông nói: “Tôi không mua nổi nó”. Người cha giàu dạy rằng: “
Sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo là người nghèo thường hay nói “Tôi không mua nổi nó”
nhiều hơn người giàu. Đó là điểm khác nhau cơ bản”.
Tại sao đầu tư không rủi ro
Trong cuốn sách này bạn sẽ biết vì sao những người thường nói “Đầu tư là rủi ro” là những người
thất bại trong thị trường đầu tư. Một lần nữa là vì lời nói. Bạn sẽ khám phá rằng những gì bạn tin là
thật sẽ là là thực tế của bạn. Đồng thời bạn cũng sẽ khám phá vì sao những người nghĩ rằng đầu tư là
rủi ro thường đầu tư vào những cuộc đầu tư rủi ro nhất. Để đầu tư an toàn hơn, lợi nhuận cao, mọi
người phải bắt đầu bằng cách thay đổi lời nói.
Như đã nói trước đây, sức mạnh của đòn bẩy có thể được sử dụng, làm dụng hay khiếp
sợ. Trong phần này, bạn sẽ hiểu làm thế nào sử dụng đòn bẩy của trí óc để chiếu cố tình hình tài chính
của bạn, hơn là chống lại bạn. Người cha giàu thường nói:”Hầu hết mọi người dùng công cụ quyền
lực mạnh nhất là trí óc để làm họ nghèo. Đó không phải là sử dụng, đó là lạm dụng. Bất cứ khi nào
con nói “Tôi không mua nổi nó”, “Tôi không làm được việc đó”, “Đầu tư là rủi ro” hay “Tôi sẽ không
bao giờ giàu nổi”, con đang sử dụng đòn bẩy đầy quyền lực mà con có để hại con”.
Nếu bạn muốn về hưu sớm và giàu, bạn cần sử dụng trí óc của bạn trong sự hợp tác, không phải
để chống lại bạn. Nếu bạn không làm được điều đó, hai phần sau của cuốn sách này không khả thi cho
bạn, cho dù chúng thật dễ làm. Nếu bạn làm chủ được dạng đòn bẩy mạnh nhất , hai phần sau sẽ rất dễ
vì chúng rất đơn giản.
Phần 2: Sức mạnh đòn bẩy của kế hoạch
Trong cuốn sách, Rich dad’s guide to investing , tôi đã viết “Đầu tư là một kế hoạch.” Để về hưu
sớm, tôi và vợ đã có một kế hoạch…một kế hoạch bắt đầu với con số không, vì chúng tôi không có gì.
Mặc dù chúng tôi đã bắt đầu từ số không, chúng tôi đặt mục tiêu xấp xỉ $85.000 - $120.000 thu nhập
trong một năm, phụ thuộc vào thị trường, mà không phải làm việc. Thu nhập của chúng tôi chỉ đơn
thuần từ các vụ đầu tư. Mặc dù đó không phải là một số tiền lớn, nhưng chúng tôi đã được tự do tài
chính vì chi phí hàng năm của chúng tôi ít hơn $50.000.
Chúng tôi về hưu sớm để làm giàu
Một trong những thuận lợi của việc về hưu sớm là chúng ta có thời gian rảnh rỗi để làm giàu. Tạp
chí Forbes định nghĩa giàu là thu nhập một năm từ 1 triệu đô trở lên. Nói cách khác, theo tạp chíForbes, chúng tôi chưa giàu khi chúng tôi về hưu. Biết được điều đó, một trong những lý do để về hưu
sớm là chúng tôi có thời gian để làm giàu. Sau khi về hưu, kế hoạch của chúng tôi là dành thời gian để
đầu tư và xây dựng các công ty. Ngày nay, không những chúng tôi nắm giữ những bất động sản giá trị,
chúng tôi còn có một công ty ấn bản, một công ty khai thác mỏ, một công ty công nghệ thông tin, một
công ty dầu khí, cũng như đầu tư vào thị trường chứng khoán. Thu nhập của chúng tôi hàng năm lên
hàng triệu đô và tiếp tục tăng nhanh chóng, ngay cả khi thị trương chứng khoán sụp đổ. Tất cả đều đi
theo kế hoạch.
Cũng trong cuốn, Rich dad’s guide to investing , tôi nói rằng hầu hết mọi người có kế hoạch để
trở nên nghèo. Vì vậy mà nhiều người nói: “Khi tôi về hưu, thu nhập của tôi sẽ thấp xuống”. Nói cách
khác, họ đang nói: “Tôi có kế hoạch làm việc cực nhọc suốt đời và tôi sẽ trở nên nghèo hơn khi về
hưu.” Đó là một kế hoạch chấp nhận được trong thời đại Công nghiệp, nhưng là một kế hoạch nghèo
trong thời đại Thông tin.
Hàng triệu công nhân hiện nay đang tính toán trong kế hoạch về hưu, như: 401k, IRA,
Superannuation (ở Australia), RRSP (ở Canada). Những kế hoạch về hưu này tôi gọi là Kê hoạch về
hưu thời đại Thông tin. Tôi gọi như thế vì trong thời đại Thông tin, công nhân gánh trách nhiệm cho sự
nghỉ hưu. Trong thời đại Công nghiệp, công ty hay chính phủ sẽ gánh trách nhiệm vấn đề tài chính của
bạn khi bạn hết làm việc. Có một điều làm tôi sốc là hàng triệu người làm việc cực nhọc đặt
toàn bộ tương lai tài chính của mình vào thị trường chứng khoán. Điều gì sẽ xảy ra nếu có chuyện
chẳng may, một khi họ đã 60 tuổi? Bạn sẽ nói với họ “Đi xin việc làm và bắt đầu tiết kiệm”? Điều
đó đã làm tôi lo lắng và vì sao tôi viết sách và dạy học. Tôi tin rằng chúng ta cần được giáo dục và
chuẩn bị tốt hơn cho thời đại Thông tin, thời đại mà chúng ta cần biết nhiều về tiền bạc. Thời đại mà
chúng ta gánh trách nhiệm tài chính bằng chính mình chứ không phải chính phủ hay công ty một khi
chúng ta nghỉ làm việc.
Hãy nhìn vào con số. Vào năm 2010, 75 triệu trẻ em thời kì bùng nổ dân số đầu tiên sẽ bắt đầu
nghỉ hưu. Sau nhiều năm, giả sử 1 trong số 7 triệu người này bắt đầu lấy chỉ $1000 từ kế hoạch về hưu
của chính phủ và $1000 từ thị trường tài chính mỗi tháng. Tính sơ sơ, 75 tỷ đô mỗi tháng từ chương
trình của chính phủ và 75 tỷ đô từ thị trường tài chính. 75 tỷ đô mỗi tháng từ chính phủ và thị trường tài
chính là một tác động lớn. Chính phủ sẽ làm gì? Tăng thuế? Thị trường tài chính sẽ làm gì khi 75 tỷ đi
ra thay vì đi vào? Hay ai đó khuyên bạn “ Mua và giữ đó, đầu tư dài hạn”? Tôi không có viên ngọc
pha lê và cũng không giả vờ đoán trước tương lai. Nhưng tôi có thể nói rằng 150 tỷ đô chảy ra ngoài
từ hai tổ chức lớn thay vì chảy vào sẽ dẫn đến vài gợn sóng cho nền kinh tế.
Những kế hoạch lạc hậu từ nền kinh tế lạc hậu sẽ dẫn đến hàng triệu người gặp thử thách gay go
về tài chính một khi họ hết khả năng làm việc. Hàng triệu người Mỹ không có kế hoạch về hưu của
công ty hay kế hoạch của cá nhân họ. Họ sẽ làm gì? Làm việc cực nhọc suốt đời là một kế hoạch
nghèo. Bất chấp đây là kế hoạch nghèo, hàng triệu người theo kế hoạch này, ngay cả một số người làm
rất nhiều tiền hiện nay. Họ làm việc chăm chỉ hôm nay mà chẳng để được gì cho ngày mai.
Tôi nghe nhiều người nói “Tôi không cần nhiều tiền khi tôi nghỉ hưu. Tôi sẽ trả hết tiền mua nhà
và sẽ cắt giảm chi phí”. Điều đó đúng nhưng chí phí y tế của bạn sẽ tăng lên nhiều. Ngày nay thuốc
men, chi phí sức khoẻ, nha khoa…đã rất đắt đối với người lao động. Điều gì sẽ xảy ra khi ngành y tế
phải đối mặt với hàng triệu người về hưu cần được chăm sóc sức khoẻ không đủ tiền trả?
Có thể vì vậy mà Alan Greenspan, chủ tịch Cục Dự Trữ Liên Bang, gần đây có phát biểu trên
TV, “Chúng ta cần phải bắt đầu giáo dục tự do tài chính ở trường học”. Chúng ta cần giáo dục con
trẻ phải tự lo về tài chính, hơn là dạy chúng mong đợi chính phủ hay công ty mà chúng đang làm
việc se lo cho chúng sau khi chúng nghỉ hưu.
Nếu bạn muốn về hưu sớm và về hưu giàu , bạn cần một kế hoạch tốt hơn những người khác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#doc9218