Hội chứng liệt 2 chân

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Các biểu hiện triệu chứng  Bệnh nhân có nhiều triệu chứng khác nhau của cả lo âu và trầm cảm. Ban đầu có thể có nhiều triệu chứng về cơ thể hơn (ví dụ: mệt mỏi, đau) khám xét về sau sẽ bộc lộ rõ các triệu chứng của cảm xúc trầm hay lo âu.

Các nét đặc trưng để chẩn đoán

-       Khí sắc giảm hay trầm buồn.               -       Mất sự hài lòng hay quan tâm hứng thú.                -       Nổi bật các biểu hiện các lo âu, lo lắng.

Thường có các triệu chứng kết hợp sau đây:

    Rối loạn giấc ngủ                               Run

    Mệt mỏi hay mất năng lượng              Đánh trống ngực

    Kém tập trung chú ý                          Chóng mặt 

    Rối loạn sự ngon miệng                     Ý nghĩ hay hành vi tự sát

    Khô miệng                                        Ý nghĩ hay hành vi tự sát

    Căng thẳng và bồn chồn                    Mất dục năng

Chẩn đoán phân biệt

-       Nếu các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu biểu hiện nặng nề hơn, xem phần hướng dẫn quản lý Trầm cảm và Rối loạn lo âu lan tỏa.

-       Nếu các triệu chứng cơ thể chiếm ưu thế, xem mục các Triệu chứng cơ thể không giải thích được.

-       Nếu bệnh nhân có trong tiền sử một giai đoạn hưng cảm (kích thích, khí sắc tăng, nói nhanh ) xem mục Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

-       Nếu có sử dụng ma túy và rượu nặng, xem mục Rối loạn do sử dụng rượu và Rối loạn do sử dụng chất ma túy.

Các hướng dẫn quản lý

Thông tin cho bệnh nhân và gia đình:       Stress và sự lo lắng đều có nhiều hiệu quả cả về cơ thể và tâm thần.     -     Các rối loạn này không phải là do yếu đuối hay lười biếng, bệnh nhân luôn phải cố gắng để đối phó.

 Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình

-       Khuyến khích bệnh nhân tập thư giãn để làm giảm các triệu chứng cơ thể do căng thẳng gây ra.

-       Đặt kế hoạch cho các hoạt động ngắn hạn để thư giãn, giải thích hoặc giúp bệnh nhân tạo được các niềm tin. Tiếp tục lại các hoạt động đã có hữu ích trong quá khứ.

-       Thảo luận cách đối phó với các ý nghĩ âm tính hay các lo lắng đã bị khuyếch đại.

-       Nếu có các triệu chứng cơ thể, thảo luận về mối liên kết giữa các triệu chứng cơ thể và tâm thần. Nếu nổi bật là các triệu chứng liên quan đến sự căng thẳng, giới thiệu phương pháp thư giãn để giải quyết các triệu chứng cơ thể.

·      Xác định rõ các sự kiện đã gây ra lo lắng của bệnh nhân và tiến hành các bước thực hành để đối phó với chúng.

-       Hỏi về nguy cơ tự sát : bệnh nhân có thường nghĩ đến cái chết không? Phải chăng bệnh nhân đã có một kế hoạch đặc biệt để tự sát? Có phải bệnh nhân đã cố gắng để tự sát trong quá khứ không? Có đảm bảo chắc chắn rằng bệnh nhân không thể thực hiện được các ý tưởng tự sát nữa. Gia đình cần phải giám sát và theo dõi thật chặt chẽ và cần thiết thì phải cho nhập viện.

 Thuốc  Những trường hợp nhẹ:  Thuốc là thành phần thứ yếu trong trị liệu. Nếu các triệu chứng trầm cảm nổi rõ hơn thì có thể dùng các thuốc chống trầm cảm, xem mục hướng dẫn sử dụng các thuốc chống trầm cảm.

Khám chuyên khoa:       Nếu có nhiều nguy cơ tự sát cần xem xét hội chẩn chuyên khoa hay cho nhập viện.      -     Nếu còn nhiều triệu chứng vẫn tồn tại mặc dù đã điều trị như trên cần tham khảo hướng dẫn điều trị ở mục Trầm cảm và Rối loạn lo âu lan tỏa. Tuân theo các hướng dẫn ở đó về khám xét và tư vấn.

RỐI LOẠN CƠ THỂ HÓA

1. KHÁI NIỆM Rối loạn cơ thể hóa là biểu hiện tái diễn các triệu chứng cơ thể với những yêu cầu dai dẳng đòi khám xét về y tế, mặc dù kết quả âm tính nhiều lần và thầy thuốc đảm bảo rằng các triệu chứng này không có cơ sở bệnh cơ thể. Tỉ lệ hiện mắc của rối loạn cơ thể hóa là 0,2-2% ở nữ giới và 0,2% của nam giới

2.  ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

-         Bệnh nhân than phiền dai dẳng nhiều triệu chứng cơ thể khác nhau mà không tìm thấy một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể.

-         Các triệu chứng có thể rất da dạng, phong phú; cũng có thể chỉ tập trung vào một hoặc hai cơ quan, bộ phận như: tiêu hóa, tim mạch, hô hấp, thần kinh thực vật v.v...

-         Nét chính là các triệu chứng cơ thể nhiều loại, tái diễn, luôn thay đổi. Những triệu chứng phổ biến nhất là những cảm giác ở dạ dạy – ruột (đau, ói, ợ, nôn, buồn nôn v.v…), cảm giác da khác thường (ngứa, cháy bỏng, tê cóng, đau đớn v.v…), cảm giác dây bẩn. Các phàn nàn về tình dục và kinh nguyệt cũng phổ biến.

-         Trầm cảm và lo âu thường có; tiến triển của rối loạn là mạn tính và dao động.

-          Rối loạn phổ biến ở nữ nhiều hơn nam, và thường bắt đầu ở tuổi thành niên sớm.

-         Người bệnh thường xuyên đi khám bệnh, từ chuyên khoa nọ đến chuyên khoa kia mặc dù các xét nghiệm đều âm tính và các thầy thuốc đã giải thích nhiều lần là không có bệnh cơ thể.

-         - Nếu có bất kỳ rối loạn cơ thể nào, thì chúng cũng không giải thích được bản chất và phạm vi của các triệu chứng hoặc sự đau khổ và bận tâm của bệnh nhân. Bệnh nhân thường chống lại những cố gắng muốn thảo luận về khả năng có nguyên nhân tâm lý.

-         Trong các rối loạn này, thường có một mức độ hành vi gợi sự chú ý, đặc biệt có những bệnh nhân tức giận vì đã thất bại là không thuyết phục được bác sĩ tin là bản chất bệnh mình chủ yếu là bệnh cơ thể và cần được khám xét thêm.

-         Một số bệnh nhân quan tâm đến việc điều trị để làm giảm nhẹ các triệu chứng, nhưng số khác lại lo mình bị mắc một bệnh cơ thể, thường là nặng, khó chữa nằm bên dưới các triệu chứng hiện có.

-         Có thể có các triệu chứng lo âu và trầm cảm rõ rệt trên nền tảng của sự đau khổ và bận tâm dai dẳng về bệnh cơ thể.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1 Chẩn đoán xác định:

3.1.1. Lâm sàng:  Chẩn đoán xác định đòi hỏi tất cả những điều sau:

a) Phải có 6 triệu chứng trong các triệu chứng sau và các triệu chứng phải luôn thay đổi, xảy ra trong ít nhất 02 nhóm:

-         Các triệu chứng tiêu hóa:

1.     Đau bụng           2.      Buồn nôn         3.      Cảm giác đầy bụng hoặc chướng hơi

4.     Có vị khó chịu trong miệng hoặc lưỡi quá bẩn         5.      Phàn nàn vì nôn hoặc trào ngược thức ăn       6.      Phàn nàn vì hay trung tiện hoặc chảy dịch từ hậu môn

-         Các triệu chứng tim mạch:

7.     Khó thở khi không có sự gắng sức             8.   Đau vùng ngực

-         Các triệu chứng tiết niệu sinh dục

9.      Rối loan tiểu tiện hoặc phàn nàn vì hay đi tiểu

10.Có cảm giác khó chịu trong hoặc xung quanh vùng sinh dục

11.Phàn nàn vì ra dịch âm đạo bất thường hoặc nhiều

-         Các triệu chứng trên da và cơ khớp

12.Rối loạn sắc tố hoặc nhiễm trùng trên da

13.Đau ở các chi, các đầu ngón tay và chân hoặc các khớp

14.Cảm giác kim châm hoặc tê rất khó chịu (ở đâu????????)

 b) Ít nhất 2 năm phàn nàn về những triệu chứng cơ thể nêu trên mà không tìm thấy một giải thích thỏa đáng nào về mặt cơ thể (bất kỳ một rối loạn cơ thể nào tính cho đến thời điểm hiện tại cũng không thể giải thích được mức độ trầm trọng, phạm vi, sự đa dạng và tính dai dẳng của các triệu chứng cơ thể). Nếu xuất hiện một số triệu chứng rõ ràng do kích thích thần kinh thực vật, thì chúng không phải là đặc trưng chính của rối loạn trong đó chúng cũng không tồn tại dai dẳng hoặc làm bệnh nhân suy sụp

c) Sự bận tâm về các triệu chứng đó gây ra sự đau khổ dai dẳng và  dẫn đến bệnh nhân phải đi khám nhiều lần (3 lần trở lên)

 Cùng với sự gia tăng của rối loạn trầm cảm, trong kỷ nguyên hiện đại của nền văn minh hiện nay đã phát sinh nhiều tình huống phức tạp. Sự biến đổi nhanh chóng trong mọi mặt của đời sống xã hội; sự đối mặt với cuộc sống mưu sinh đầy khắc nghiệt, trước sự đổi thay về các nấc thang giá trị về đạo lý, cương thường; cũng như những quy luật khắt khe của cơ chế thị trường đã hình thành nhiều tình huống stress, gây ra những xung đột và lo âu mới cho nhiều cá nhân và xã hội ở những mức độ khác nhau. Bởi vậy, có tác giả gọi là "kỷ nguyên của lo âu" (W.H.Auden).

I. Khái niệm: Rối loạn lo âu nằm trong phần "các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể" (F40 - F48) theo phân loại bệnh quốc tế 10 (ICD - 10F).

- Bệnh tâm căn : Là những tập tính không thích hợp (thói quen bệnh lý) xuất hiện theo cơ chế tập nhiễm trong hoàn cảnh gây lo âu. Đáp ứng lo âu là chủ yếu trong tâm căn.

- Lo bình thường: Là hiện tượng tâm lý phổ biến, trước một câu hỏi chưa có sự giải đáp về cuộc sống, cái sống chết và thiên tai.

- Lo bệnh lý (lo âu): Là lo quá mức, dai dẳng không thực, không tương xứng với sự đe doạ được cảm thấy.

Lo âu là cảm giác lo sợ lan toả hết sức khó chịu, mang tính chất mơ hồ, kèm theo một hay nhiều triệu chứng cơ thể, ở trong trạng thái không yên lòng về việc gì đến mức thường xuyên và sâu sắc .

- Sợ: Là trạng thái tâm lý xuất hiện trước một đối tượng cụ thể, có mối quan hệ rõ ràng giữa đối tượng và bản thân. Kinh hãi là sợ xuất hiện rất mạnh không có sự chuẩn bị trước.

- Lo âu có thể là biểu hiện hay gặp của nhiều rối loạn tâm thần và cơ thể khác.

* Khi đánh giá một bệnh nhân có biểu hiện lo âu, cần phải xác định:

 Lo âu bình thường hay lo âu bệnh lý.

Nếu lo âu bệnh lý thì lo âu nguyên phát hay thứ phát:

         . Trầm cảm và lo âu đi kèm với nhau.      Bệnh cơ thể dẫn tới   lo âu (do nhận định tiêu cực của người bệnh) .

Trong thực hành đa khoa: Lo âu kết hợp với trầm cảm: 13 - 30% thường mang tính chất dưới ngưỡng. Trầm cảm lo âu biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể không thể giải thích được. Chủ yếu là các triệu chứng thuộc về tim mạch, tiêu hoá dạ dày- ruột.

Theo M.V Moffaert-1994: 45-70% triệu chứng trầm cảm trên bệnh nhân lo âu. 66-80% triệu chứng lo âu trên bệnh nhân trầm cảm. Trong 5 năm có tới 24% đổi chẩn đoán RLLA thành RLTC. Tỉ lệ kết hợp RLTC và RLLA lên đến 50%, có khi còn cao hơn.

 Sự phân chia các loại lo âu:   Dựa vào biểu hiện lâm sàng, các nghiên cứu về hiện tượng học, di truyền học, các yếu tố sinh học, sự đáp ứng điều trị khác nhau, chia rối loạn lo âu ra các loại:

- Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ (F40)

+ ám ảnh sợ khoảng trống

                                     + ám ảnh sợ xã hội.

                                     + ám ảnh sợ chuyên biệt.

- Các rối loạn lo âu khác: (F41).

                                    + Rối loạn hoảng sợ.

                                    + Rối loạn lo âu lan toả.

                                    + Hổn hợp lo âu trầm cảm

- Rối loạn   ám ảnh cưỡng chế (nghi thức) (F42).

Rối loạn lo âu toàn thể(F41.1):

(generalized anxiety disorder)

Bao gồm: Tâm căn lo âu, phản ứng lo âu, trạng thái lo âu.

Đây là rối loạn đặc trưng nhất hay xãy ra nhất. Đặc điểm lâm sàng của   rối loạn lo âu lan toả là dai dẳng, không có chủ đề rõ ràng, không khu trú vào một hoàn cảnh môi trường đặc biệt nào (lo âu tự do - lơ lửng ).

Triệu chứng ưu thế thay đổi: Lo lắng, run rẩy, căng thẳng cơ bắp, ra mồ hôi, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, chóng mặt, khó chịu vùng thượng vị, kèm theo linh tính điểm gỡ. Rối loạn này liên quan đến Stress trường diễn. Tiến triển dao động và mạn tính.

Chẩn đoán xác định:

- Nét chính là lo âu lan toả, nguyên phát kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng.

-   Sợ hãi, lo lắng về bất hạnh tương lai, dễ cáu gắt, khó tập trung tư tưởng

- Căng thẳng vận động: Bồn chồn đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run rẩy, không có khả năng thư giãn.

- Hoạt động quá mức thần kinh tự trị: Đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt, khô mồm.

Có thể có triệu chứng trầm cảm, nhưng không đủ tiêu chuẩn một giai đoạn trầm cảm.

Rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm (F41.2)

(Mixed anxiety and depressive disorder)

Bao gồm: Trầm cảm lo âu (anxiety depression).

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

+ Phải có các triệu chứng đặc trưng của lo âu và trầm cảm (đều có ngang nhau, không bên nào trội hơn).

+ Các triệu chứng trầm cảm và lo âu đều có trùng lặp trong bệnh cảnh.

+ Các triệu chứng TKTV (cường giao cảm: run, mạch nhanh, đánh trống ngực, khô mồm, chóng mặt, vã mồ hôi, sôi bụng, ...)

Chẩn đoán phân biệt lo âu và trầm cảm.

*Trong lâm sàng:

- Lo âu: Kích thích giao cảm nhiều hơn, không mất khả năng làm việc. Hoạt động điện da tăng, huyết áp tăng.

- Trầm cảm:   Là hiện tượng ức chế, chủ yếu là buồn chán, không sáng kiến, không muốn sống, giảm dục năng. Hoạt động điện da giảm, huyết áp giảm.

* Test tâm lý:

-   Test zung, wang : Đánh giá lo âu qua triệu chứng cường giao cảm.

- Test BECR: Đánh giá trầm cảm qua các triệu chứng cơ thể.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro