Hỏi đáp về hộ tịch

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HỎI ĐÁP CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH

Mục lục

Trang

I Những quy định chung 4

II Đăng ký khai sinh 7

III Đăng ký kết hôn 10

IV Đăng ký khai tử 12

V Đăng ký việc nuôi con nuôi 15

VI Giám hộ và đăng ký giám hộ 24

VII Đăng ký việc nhận cha mẹ cho con 31

VIII Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch 32

IX Đăng ký quá hạn, đăng ký lại 37

X Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài 40

XI Đăng ký và quản lý hộ tịch 43

XII Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân 45

XIII Quản lý nhà nước về hộ tịch 46

XIV Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 58

HỎI ĐÁP CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Câu hỏi 1. Hộ tịch là gì? Thế nào là đăng ký hộ tịch?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ ( sau đây gọi tắt là Nghị định số 158) thì hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.

Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện:

+ Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;

+ Ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi .

Câu hỏi 2. A và B đều là công dân Việt Nam, cùng công tác tại Cộng hoà liên bang Đức. Họ đăng ký kết hôn với nhau và được Đại sứ quán nước cộng hoà XHCN Việt nam tại Đức cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Kết thúc nhiệm kỳ công tác, họ về nước rồi sinh con. Họ đến UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để đăng ký khai sinh cho con nhưng cán bộ tư pháp hộ tịch nói Giấy chứng nhận kết hôn của họ không sử dụng được ở Việt Nam và không thực hiện đăng ký. A và B phải đăng ký kết hôn lại và phải được UBND xã cấp giấy chứng nhận kết hôn thì mới được đăng ký khai sinh cho con.

Cán bộ tư pháp giải thích như vậy có đúng không?

Cán bộ tư pháp giải thích như vậy là sai. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 158 quy định : " Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng thẩm quyền quy định". Đồng thời tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 158 quy định: "Giấy tờ hộ tịch do Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam) cấp có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước".

Như vậy, theo các quy định trên đây thì: Giấy chứng nhận kết hôn do Đại sứ quán nước Cộng hoà XHCN Việt nam tại Cộng hoà liên bang Đức cấp cho vợ chồng A và B có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận kết hôn được cấp ở trong nước. A và B không phải đăng ký kết hôn lại.

Uỷ ban nhân dân xã nơi vợ chồng A và B cư trú phải thực hiện việc đăng ký khai sinh cho cháu bé. Đây là nghĩa vụ, trách nhiệm của chính quyền sở tại.

Câu hỏi 3. Việc sử dụng tại Việt Nam các giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thực hiện như thế nào?

Việc sử dụng giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp được quy định tại Điều 6 Nghị định số 158, như sau:

- Giấy tờ hộ tịch do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, khi sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Giấy tờ hộ tịch do Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự của nước ngoài tại Việt Nam cấp cho công dân nước đó để sử dụng tại Việt Nam được miễn hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở nguyên tắc có đi, có lại.

- Giấy tờ hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều này bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Công dân Việt Nam có giấy tờ hộ tịch như nói ở trên mà về nước thường trú, thì phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại mục 4 chương III của Nghị định này.

Câu hỏi 4. Pháp luật xác định như thế nào về thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú ?

Thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo nơi cư trú được xác định tại Điều 8 Nghị định số 158, như sau:

- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu .

- Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký hộ tịch được thực hiện tại nơi người đó đăng ký tạm trú .

Câu hỏi 5. Khi đăng ký hộ tịch, cá nhân cần xuất trình các loại giấy tờ gì?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 158 thì khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;

- Sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này.

Như vậy, trong những trường hợp mà cán bộ làm công tác đăng ký hộ tịch biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì không cần xuất trình các giấy tờ trên.

II. ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Câu hỏi 6. Anh H và chị M kết hôn với nhau, có đăng ký kết hôn tại UBND xã nơi anh H cư trú. Sau khi kết hôn, chị M vẫn ở cùng bố mẹ đẻ và sinh con tại đây. Sau khi sinh con, anh H đến UBND xã quê vợ đăng ký khai sinh cho con thì cán bộ xã nói phải về UBND nơi anh chị đăng ký kết hôn để khai sinh.

Vậy, anh H phải đăng ký khai sinh cho con ở đâu?

Điều 13 Nghị định số 158 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.

- Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

- Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

Trường hợp trên, việc khai sinh cho cháu bé con anh H chị M thuộc thẩm quyền của UBND xã nơi chị M cư trú.

Câu hỏi 7. Trong lúc làm ruộng, Chị T chuyển dạ và sinh con ngay tại bờ ruộng. May có bà con cùng làm giúp đỡ nên chị được mẹ tròn con vuông. Mấy hôm sau, chồng chị đến UBND xã đăng ký khai sinh cho con thì cán bộ tư pháp hộ tịch yêu cầu có giấy chứng sinh mới đăng ký khai sinh cho cháu. Đến bệnh xá xã thì không được cấp vì cháu không được sinh ra ở đây.

Vậy làm thế nào để cháu bé được khai sinh?

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158 về thủ tục đăng ký khai sinh quy định như sau:

Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trường hợp con chị T, để khai sinh cho cháu, chồng chị T chỉ cần nhờ một trong những người cùng làm ruộng biết rõ và giúp đỡ chị trong việc sinh nở, làm chứng bằng một văn bản rồi đem nộp cho cán bộ tư pháp hộ tịch xã là đủ. Cơ sở y tế xã không cấp giấy chứng sinh là có căn cứ vì cháu bé không được sinh ra tại cơ sở đó.

Câu hỏi 8. Sáng sớm ra công viên tập thể dục, bà A phát hiện một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên ghế đá. Sau khi báo công an và chính quyền phường lập biên bản và các thủ tục cần thiết, bà A đề nghị và được UBND phường cho bà tạm nhận đứa trẻ về nuôi. Một tuần sau, Bà A ra UBND phường đăng ký khai sinh cho cháu nhưng UBND phường chưa đồng ý mà nói là bà cần chờ một thời gian nữa.

Bà thắc mắc không hiểu vì sao? Để khai sinh cho cháu bé bà cần làm những gì?

Điều 16 Nghị định số 158 quy định về thủ tục khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi như sau :

1. Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.

Căn cứ quy định này thì UBND phường đã thực hiện đúng. Ít nhất phải hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng như nói ở trên về trường hợp đứa trẻ bị bỏ rơi, nếu không tìm được cha mẹ đẻ của đứa trẻ đó thì lúc đó bà mới được khai sinh cho cháu.

Việc khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện như sau:

- Họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi". Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.

Cần lưu ý thêm: Nếu trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi".

III. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

Câu hỏi 9. Anh N và Chị Q là ngườì cùng huyện, được cử đi học đại học tại Liên bang Nga thời hạn 6 năm. Trong thời gian này, nhân kỳ về quê nghỉ phép, họ quyết định tổ chức đám cưới. Họ đến UBND xã quê nhà Q đăng ký kết hôn nhưng không được UBND xã chấp nhận vì cho rằng họ đang trong thời gian học tập ở nước ngoài nên việc đăng ký kết hôn không thuộc thẩm quyền của UBND xã.

UBND xã đúng hay sai?

Thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 17 Nghị định số 158, như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của bên nam hoặc bên nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn .

- Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, đã cắt hộ khẩu thường trú ở trong nước, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú trước khi xuất cảnh của một trong hai bên nam, nữ.

Đối chiếu với các quy định trên thì UBND xã nơi Q đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi đi Nga học có thẩm quyền đăng ký kết hôn nếu N và Q đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thực hiện đầy đủ các thủ tục được quy định tại Điều 18 Nghị định số 158.

Câu hỏi 10. Q là chiến sỹ hiện công tác ở một đồn biên phòng trên biên giới Tây bắc Tổ quốc. Q yêu H là người cùng xã với mình. Kỳ nghỉ phép vừa rồi họ quyết định cưới nhau. Họ ra UBND xã đăng ký kết hôn. Khi xem xét các giấy tờ, thủ tục thì UBND xã thấy Q thiếu Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nên chưa thực hiện việc đăng ký và yêu cầu Q về đơn vị lấy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân rồi mới đăng ký.

Q thắc mắc không biết có phải UBND xã gây khó dễ cho mình không? thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào?

Điều 18 Nghị định số 158 quy định thủ tục đăng ký kết hôn như sau:

- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này, nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó.

Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì Thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại chương V của Nghị định nói trên.

Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 06 tháng, kể từ ngày xác nhận.

- Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

- Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp theo yêu cầu của vợ, chồng.

Theo các quy định trên, việc UBND xã yêu cầu anh Q về đơn vị lấy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là đúng chứ hoàn toàn không phải gây khó dễ gì. Anh Q chỉ cần trở lại đồn biên phòng nơi mình công tác làm giấy xác nhận hiện tại anh Q là người chưa có vợ (hoặc không có vợ) về nộp cho UBND xã cho đủ hồ sơ, thủ tục để đăng ký kết hôn.

IV. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ

Câu hỏi 11. Ông M thường trú tại Tuyên Quang. Trong lần vào thăm con trai (làm việc ở phường N, Thành phố Hồ Chí Minh), chẳng may ông bị tai nạn giao thông và chết tại đấy. Con trai ông ra UBND phường nơi mình công tác đăng ký khai tử cho bố thì được hướng dẫn về UBND nơi bố anh thường trú tại Tuyên Quang để đăng ký. UBND phường N chỉ cấp giấy báo tử cho gia đình ông thôi. Không biết UBND phường N đúng hay sai?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 158 thì:

- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Đối với trường hợp cụ thể nói trên, Ủy ban nhân dân phường N. TP Hồ Chí Minh chỉ cấp giấy báo từ là đúng. Còn Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của ông M ở Tuyên Quang (nơi ông đăng ký hộ khẩu thường trú) có thẩm quyền đăng ký khai tử cho ông.

Câu hỏi 12. Đề nghị cho biết về Giấy báo tử và thủ tục khai tử ?

Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử là một loại giấy tờ được cấp cho thân nhân người chết để đi khai tử. Trong trường hợp người chết không có thân nhân, thì Giấy báo tử được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có thẩm quyền đăng ký khai tử để Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký khai tử.

Giấy báo tử được quy định tại Điều 22 Nghị định số 158, như sau:

- Giấy báo tử phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết .

- Thẩm quyền cấp Giấy báo tử:

a) Đối với người chết tại bệnh viện hoặc tại cơ sở y tế, thì Giám đốc bệnh viện hoặc người phụ trách cơ sở y tế đó cấp Giấy báo tử;

b) Đối với người cư trú ở một nơi, nhưng chết ở một nơi khác, ngoài cơ sở y tế, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết cấp Giấy báo tử;

c) Đối với người chết là quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thì Thủ trưởng đơn vị đó cấp Giấy báo tử;

d) Đối với người chết trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giam hoặc tại nơi tạm giữ, thì Thủ trưởng cơ quan nơi giam, giữ người đó cấp Giấy báo tử;

đ) Đối với người chết tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục do ngành Công an quản lý, thì Thủ trưởng các cơ quan đó cấp Giấy báo tử;

e) Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử;

g) Trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, thì quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thay cho Giấy báo tử;

h) Trường hợp người chết có nghi vấn, thì văn bản xác định nguyên nhân chết của cơ quan công an hoặc của cơ quan y tế cấp huyện trở lên thay cho Giấy báo tử;

i) Đối với người chết trên phương tiện giao thông, thì người chỉ huy hoặc điều khiển phương tiện giao thông phải lập biên bản xác nhận việc chết, có chữ ký của ít nhất hai người cùng đi trên phương tiện giao thông đó. Biên bản xác nhận việc chết thay cho Giấy báo tử;

k) Đối với người chết tại nhà ở nơi cư trú, thì văn bản xác nhận việc chết của người làm chứng thay cho Giấy báo tử.

Thủ tục đăng ký khai tử được quy định tại Điều 21 Nghị định số 158, như sau:

- Người đi khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử .

- Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi khai tử .

Câu hỏi 13. Ông C bị TAND tuyên bố là đã chết; đã được gia đình đăng ký khai tử tại UBND xã. Nay đột nhiên ông trở về. Họ hàng, gia đình, vợ con vô cùng vui mừng. Họ tính chuyện đến TAND và UBND để làm các thủ tục huỷ bỏ các quyết định đã tuyên bố về ông nhưng không biết có được không?

Khoản 1 Điều 83 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về việc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết, như sau:

"Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết".

Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 158 cũng quy định: "Trong trường hợp một người bị Toà án tuyên bố là đã chết, đã đăng ký khai tử, nhưng sau đó còn sống trở về, được Toà án huỷ bỏ quyết định tuyên bố chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai tử căn cứ vào quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, xoá tên người đó trong Sổ đăng ký khai tử và thu hồi lại Giấy chứng tử đã cấp".

Đối chiếu với các quy định trên thì ông C và gia đình có quyền yêu cầu Toà án nhân dân ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố ông đã chết; yêu cầu UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai tử xoá tên ông trong sổ đăng ký khai tử và thu hồi lại Giấy chứng tử đã cấp cho gia đình ông.

V. ĐĂNG KÝ VIỆC NUÔI CON NUÔI

Câu hỏi 14. Năm nay Y 18 tuổi, là cô gái nông thôn mồ côi bố mẹ từ khi mới tròn 6 tuổi. Trong thời gian qua, Y ở cùng gia đình bác ruột. Chị H là hàng xóm của gia đình Y, hơn Y 18 tuổi, thấy Y là cô gái chăm chỉ, nết na nên rất quý và muốn nhận làm con nuôi. Y và gia đình đều đồng ý. Khi ra UBND phường làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì được UBND phường trả lời là không đáp ứng đúng điều kiện.

UBND phường trả lời như vậy đúng hay sai?

Trả lời: Uỷ ban nhân dân Phường trả lời như vậy là đúng. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

"Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổi trở xuống. Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu cô đơn"

Khoản 2 Điều 69 Luật này cũng quy định người nhận nuôi con nuôi phải " hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên".

Đối chiếu với các quy định trên đây, Y và chị H đều là những người hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, theo quy định của luật thì cả Y và chị H đều không đáp ứng đủ điều kiện về tuổi để nhận và được nhận làm con nuôi.

Câu hỏi 15. Cháu M là trẻ bị bỏ rơi tại xã T. UBND xã T đã lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi. Bà L thường trú tại thị trấn X muốn nhận cháu M làm con nuôi ( Bà L có đầy đủ điều kiện về nhận nuôi con nuôi). Bà L đến UBND thị trấn X làm thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi nhưng Uỷ ban nhân dân thị trấn X hướng dẫn bà L về làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi tại UBND xã T.

Hướng dẫn của UBND thị trấn X đúng hay sai?

Trả lời: Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 25 Nghị định số 158 như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi .

- Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi .

Như vậy, nếu là trẻ bình thường ( không phải bị bỏ rơi) thì việc đăng ký nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi.

Trong trường hợp trên, Cháu M là trẻ bị bỏ rơi tại xã T thì việc đăng ký nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của UBND xã T.

Hướng dẫn của UBND thị trấn X cho bà L như trên là đúng.

Câu hỏi 16. Hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi gồm những giấy tờ gì?

Theo Điều 26 Nghị định số 158, Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi gồm có:

1. Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi (theo mẫu quy định).

Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia; nếu cả cha và mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người hoặc tổ chức giám hộ trẻ em thay cha, mẹ đẻ ký Giấy thỏa thuận. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng mà không xác định được địa chỉ của cha, mẹ đẻ, thì người đại diện của cơ sở nuôi dưỡng ký Giấy thoả thuận.

Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì trong Giấy thỏa thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trong trường hợp người nhận con nuôi không cư trú tại xã, phường, thị trấn, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải có xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã, nơi người nhận con nuôi cư trú về việc người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi.

3. Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi.

Câu hỏi 17. Vì đông con và kinh tế gia đình quá khó khăn nên vợ chồng ông D đồng ý cho cháu N 10 tuổi về làm con nuôi ông C (ông C có đủ điều kiện để nhận nuôi). Khi đến UBND xã đăng ký việc nuôi con nuôi thì ông D và N đều không đến vì ngại mang tiếng đem con đi cho. Vì vậy, UBND xã không thực hiện đăng ký.

Việc UBND xã không thực hiện đăng ký là đúng hay sai? Pháp luật quy định về trình tự đăng ký nuôi con nuôi như thế nào?

Trả lời:

Điều 27 Nghị định số 158 quy định:

" Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt..." Theo quy định này, khi cả Ông D và N đều không có mặt thì UBND xã không thể thực hiện việc đặng ký nuôi con nuôi được.

Trình tự đăng ký việc nuôi con nuôi như sau:

- Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc nuôi con nuôi.

- Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ các nội dung sau đây:

a) Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi;

b) Tư cách của người nhận con nuôi;

c) Mục đích nhận con nuôi.

Thời hạn kiểm tra, xác minh các nội dung trên không quá 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần phải xác minh thêm, thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Sau thời hạn nói trên, nếu xét thấy việc cho và nhận con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi.

- Khi đăng ký việc nuôi con nuôi bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi được cấp theo yêu cầu của các bên cho và nhận con nuôi. Bên cho con nuôi có trách nhiệm giao cho cha, mẹ nuôi bản chính Giấy khai sinh của con nuôi .

Câu hỏi 18. Cháu V là trẻ bị bỏ rơi tại xã X, đã được đăng ký khai sinh tại đây. Hơn một tháng sau, V được vợ chồng bà D nhận về làm con nuôi. Họ hàng nói Ông bà D phải ra UBND xã để ghi tên mình vào mục cha mẹ đứa trẻ trong Giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh của cháu V mới đủ thủ tục. Ông bà D rất phân vân không biết có phải làm như vậy không?

Điều 28 của Nghị định số 158 quy định về việc bổ sung, sửa đổi Giấy khai sinh của con nuôi như sau:

Trong trường hợp con nuôi là trẻ bị bỏ rơi mà phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi ghi bổ sung các thông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, nếu cha mẹ nuôi có yêu cầu. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi".

Đối chiếu với quy định này thì việc ghi bổ sung các thông tin về cha mẹ nuôi vào Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi là không bắt buộc. Nếu cha mẹ nuôi yêu cầu thì ghi. không thì thôi. Vì vậy, nếu Ông bà D có yêu cầu thì cán bộ tư pháp hộ tịch xã ghi bổ sung, nếu không yêu cầu thì thôi. Việc nhận nuôi con nuôi của họ có giá trị không phụ thuộc vào việc ghi bổ sung này.

Việc ghi bổ sung, thay đổi các thông tin về con nuôi còn được quy định chi tiết thêm như sau:

- Trong trường hợp giữa cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khai về cha, mẹ từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổi đó. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi". Việc đăng ký khai sinh lại phải được ghi rõ trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh trước đây. Bản chính và bản sao Giấy khai sinh của con nuôi được cấp theo nội dung mới. Giấy khai sinh cũ phải thu hồi. Việc thay đổi phần khai về cha, mẹ nói ở đây phải được sự đồng ý của con nuôi, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên.

Câu hỏi 19. Cháu P mồ côi cả cha lẫn mẹ, được ông H nhận làm con nuôi. Đến 11 tuổi, P vẫn chưa biết đọc biết viết. Nghe bạn bè khuyên, P về xin bố mẹ đi học nhưng ông H không đồng ý. Mọi người khuyên nhủ ông cũng không nghe mà còn cho rằng con nuôi không thể như con đẻ được; phải làm việc để các con đẻ ông đi học; được ông nuôi, cho ở, cho ăn là tốt rồi. Việc Ông H phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi có vi phạm pháp luật không?

Trả lời: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Pháp luật nước ta không cho phép phân biệt đối xử giữa con đẻ, con nuôi. Con đẻ và con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau.

Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: " Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trong nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội .

"Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng con chưa thành niên.

Khoản 3 Điều 67 Nghị định số 158 cũng quy định : " Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác."

Đối chiếu với các quy định trên thì: Việc ông H không cho con nuôi đi học và bắt làm việc để thay cho con đẻ mình đi học vừa trái với đạo đức xã hội vừa vi phạm luật pháp. Nếu ông không chấm dứt ngay hành vi phân biệt đối xử của mình đối với con nuôi thì ông phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu hỏi 20. K là con nuôi ông bà B, được ông bà đối xử như với con đẻ. Năm 24 tuổi K cưới vợ và vẫn được ở cùng bố mẹ nuôi. Ông B chỉ có một người con trai hiện đang cư trú tại Pháp nên muốn K ở cùng cho vui. Vì muốn chiếm toàn bộ diện tích đất, nhà của ông B nên K bàn với bố mẹ nuôi giao giấy tờ nhà đất cho K để K làm thủ tục xây nhà 4 tầng trên diện tích đó. Ông bà B không đồng ý vì còn phải bàn bạc thêm với con trai đang ở nước ngoài. Không đạt được mục đích, K thường xuyên chửi bới, nhiếc móc bố mẹ nuôi; thậm chí còn khiêng cả giường của bố mẹ nuôi vứt ra ngoài, không cho ngủ trong nhà. Bố mẹ nuôi ốm K cũng để mặc. Khuyên can nhiều lần không được, bà con, hàng xóm, họ hàng rất bất bình, họ đề nghị Ông B làm giấy từ con nuôi. Ông B rất buồn và băn khoăn không biết có được làm như vậy không?

Theo quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì:

"Toà án có thể quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp sau:

- Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi.

- Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.

Theo các quy định trên thì Ông B hoàn toàn có quyền yêu cầu Toà án nhân dân chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với K. Trường hợp K vẫn tiếp tục có những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm luật pháp như trên thì có thể bị xử lý theo các quy định của Bộ Luật Hình sự.

Câu hỏi 21. Những người nào có quyền yêu cầu Toà án chấm dứt việc nuôi con nuôi?

Những người có quyền yêu cầu Toà án nhân dân chấm dứt việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, gồm:

1. Con nuôi đã thành niên, cha mẹ đẻ, người giám hộ của con nuôi, cha, mẹ nuôi. Những người này có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

2. Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong trường hợp: con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi và trong các trường hợp quy định tại điểm 3 Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

3. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.

Câu hỏi 22. L được vợ chồng ông, bà D nhận nuôi từ lúc lên 5 tuổi, được cho ăn học đỗ đạt đến Tiến sỹ, hiện công tác tại Hunggari. Thương bố mẹ nuôi, anh chăm chỉ làm việc, dành dụm, tích góp tiền gửi về để bố mẹ có thêm tiền chi tiêu, chăm sóc sức khỏe. Số tiền còn lại L nhờ bố mẹ nuôi mua được một ngôi nhà 4 tầng khang trang, đăng ký tên anh, để khi nào về nước L ở. Sợ khi L về nước, số tài sản này phảỉ trả lại cho L, các con đẻ ông bà D bàn với bố mẹ làm đơn xin chấm dứt việc nuôi con nuôi đối với L với lý do con nuôi đã trưởng thành, có học hành đỗ đạt, có công ăn việc làm tử tế. Ông bà D không muốn vậy những các con ép quá đành phải nghe nhưng ông tuyên bố dứt khoát: Ngôi nhà và tài sản mua được từ tiền của L gửi về ông sẽ giao lại toàn bộ cho L. Các con ông không chịu và cho rằng: khi đã chấm dứt việc nuôi con nuôi thì mọi quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng hoàn toàn chấm dứt.

Các con đẻ ông, bà D nói như vậy đúng hay sai?

Nếu việc nuôi con nuôi giữa L và ông bà D được Toà án nhân dân quyết định và quyết định có hiệu lực thì các quyền và nghĩa vụ giữa họ cũng chấm dứt ( Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).

Tuy nhiên tại khoản 2 Điều luật này cũng quy định rõ: " trong trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản riêng đó; nếu con nuôi có công sức đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình cha mẹ nuôi thì được trích một phần từ khối tài sản chung đó theo thoả thuận giữa con nuôi và và cha mẹ nuôi; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết".

Trong trường hợp trên, hành vi của các con đẻ ông bà D là sai. Theo quy định của pháp luật, toàn bộ tiền mua nhà là tiền của L gửi về theo đúng mục đích của anh. Ngôi nhà này cũng được đăng ký tên anh L, là tài sản của riêng anh. Anh L là chủ sở hữu. Dù việc nuôi con nuôi giữa anh và ông bà D chấm dứt thì anh vẫn có quyền được nhận lại số tài sản này.

VI. GIÁM HỘ VÀ ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ

Câu hỏi 23. Bố, mẹ H bị đi tù vì buôn bán ma tuý. H, 10 tuổi không có ai chăm sóc nên được bà ngoại đưa về nuôi dưỡng và là người giám hộ cho H. Vậy, như thế nào thì gọi là người giám hộ ?

Theo khoản 1, Điều 58 Bộ luật dân sự năm 2005 thì giám hộ được quy định như sau :

" Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ)".

2. Người được giám hộ bao gồm:

a. Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

b. Người mất năng lực hành vi dân sự.

3. Người chưa đủ 15 tuổi được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và người được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải có người giám hộ.

4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ (trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông bà theo quy định tại khoản 2 Điều 61 hoặc khoản 3 Điều 62 của Bộ luật dân sự).

Câu hỏi 24. Giám sát việc giám hộ được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 59 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì giám sát việc giám hộ được quy định như sau:

1. Người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm người giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.

Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.

2. Trong trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều luật nói trên thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ cử người giám sát việc giám hộ.

3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Câu hỏi 25. Cha mẹ tôi mất do tai nạn giao thông, hai chị em tôi đều chưa đến tuổi thành niên, họ hàng bên nội cử bác tôi làm giám hộ cho chị em tôi. Vậy, theo quy định của pháp luật, để làm giám hộ cần có những điều kiện gì?

Theo Điều 60 Bộ luật dân sự năm 2005 thì điều kiện của cá nhân làm người giám hộ được quy định như sau:

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.

Nếu có đủ điều kiện trên bác của anh chị sẽ được cử làm giám hộ cho chị và em trai của chị.

Câu hỏi 26. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 61 của Bộ luật dân sự năm 2005 thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy định như sau :

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả và chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Câu hỏi 27. Chị A đã có chồng và hai con, vừa qua sau khi bị tai nạn giao thông chị đã mắc bệnh tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này, chồng của chị A là anh D có phải là người giám hộ đương nhiên của chị A không ?

Theo Điều 62 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được quy định như sau:

1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện là người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện là người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.

3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng hoặc có mà vợ, chồng con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Trong trường hợp trên, nếu anh D không mất năng lực hành vi dân sự, có đủ điều kiện của người giám hộ (đã nêu tại câu 25) thì anh D là người giám hộ đương nhiên của chị A.

Câu hỏi 28. Cử người giám hộ và thủ tục cử người giám hộ được pháp luật quy định như thế nào?

a. Cử người giám hộ: Theo Điều 63 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì cử người giám hộ được quy định như sau:

- Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.

b. Thủ tục cử người giám hộ: Điều 64 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

1. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

Câu hỏi 29. Bố đi tù, mẹ bỏ nhà đi với người đàn ông khác, không ai chăm sóc, nuôi dưỡng hai chị em H. Hai chị em được ông bà nội đón về chăm sóc, nuôi dưỡng. Em H 13 tuổi được gia đình cử cô làm giám hộ. Vậy, theo quy định của pháp luật, cô của H có nghĩa vụ gì khi làm giám hộ cho H ?

Theo quy định tại Điều 65 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì người giám hộ của người chưa đủ mười năm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười năm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

- Quản lý tài sản của người được giám hộ;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Câu hỏi 30. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 66 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người giám hộ của người từ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi có các nghĩa vụ sau đây:

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;

- Quản lý tài sản của người được giám hộ;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Câu hỏi 31. Con trai tôi 16 tuổi, bị bệnh tâm thần (không tự điều chỉnh được hành vi của mình), cha cháu bỏ nhà đi từ khi cháu còn nhỏ, tôi là giám hộ của cháu; Vậy tôi xin hỏi, nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

- Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

- Quản lý tài sản của người được giám hộ;

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Câu hỏi 32. Pháp luật quy định như thế nào về việc quản lý tài sản của người được giám hộ ?

Theo Điều 69 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì việc quản lý tài sản của người được giám hộ được quy định như sau:

1. Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.

2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.

3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Câu hỏi 33. Chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử, được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì việc chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử quy định như sau:

1. Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.

2. Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Người cử người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.

3. Trong trường hợp thay đổi người giám hộ vì lý do người giám hộ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động thì người cử người giám hộ lập biên bản, ghi rõ tình trạng tài sản của người được giám hộ, quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện việc giám hộ để chuyển giao cho người giám hộ mới với sự chứng kiến của người giám sát việc giám hộ.

4. Việc chuyển giao giám hộ phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ mới công nhận.

Câu hỏi 35. Bố mẹ mất khi tôi còn nhỏ, tôi được bác ruột nhận làm giám hộ nuôi tôi. Năm tôi 18 tuổi, để bớt khó khăn cho gia đình bác, tôi đã thôi học, đi làm và muốn sống tự lập. Tôi xin hỏi, trong trường hợp nào thì chấm dứt việc giám hộ và hậu quả của chấm dứt việc giám hộ được pháp luật quy định như thế nào ?

Theo Điều 72 Bộ luật dân sự năm 2005 thì việc chấm dứt việc giám hộ được quy định trong các trường hợp sau đây :

1. Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Người được giám hộ chết ;

3. Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

4. Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

Theo Điều 73 Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì hậu quả chấm dứt việc giám hộ được quy định như sau :

1. Khi việc giám hộ chấm dứt thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha, mẹ của người được giám hộ.

Trong trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy dịnh của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú.

Việc thanh toán tài sản được thực hiện dưới sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

2. Các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ được người giám hộ thực hiện như sau:

a/ Chuyển cho người được giám hộ khi người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b/ Chuyển cho cha, mẹ của người được giám hộ trong trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;

c/ Chuyển cho người thừa kế của người được giám hộ khi người được giám hộ chết.

Câu hỏi 37. Đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 31 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ được quy định như sau:

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký việc giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt việc giám hộ.

2. Người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), Quyết định công nhận việc giám hộ đã cấp trước đây và xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, đã được lập thành danh mục khi đăng ký giám hộ, thì người yêu cầu chấm dứt việc giám hộ phải nộp danh mục tài sản đó và danh mục tài sản hiện tại của người được giám hộ.

3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy yêu cầu chấm dứt việc giám hộ là phù hợp với quy định của pháp luật và không có tranh chấp, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ, đồng thời ghi chú việc chấm dứt giám hộ vào sổ đã đăng ký giám hộ trước đây. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người yêu cầu chấm dứt giám hộ một bản chính Quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ. Bản sao Quyết định công nhận chấm dứt việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của đương sự.

4. Trong trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi giám hộ và có người khác có đủ điều kiện nhận là giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt việc giám hộ cũ và đăng ký việc giám hộ mới theo quy định tại Mục này.

VII. ĐĂNG KÝ VIỆC NHẬN CHA MẸ CHO CON

Câu hỏi 38. Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện và thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con?

Điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con:

- Theo Điều 32 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được quy định như sau :

1. Việc nhận cha, mẹ, con được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp.

2. Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp.

Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con:

Theo Điều 33 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được quy định như sau:

Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha mẹ, con thực hiện việc đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Câu hỏi 39. Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 34 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được quy định như sau :

1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai ( theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a/ Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;

b/ Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).

2.Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận, cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận hoặc cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.

VIII. THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC, XÁC ĐỊNH LẠI GIỚI TÍNH, BỔ SUNG HỘ TỊCH, ĐIỀU CHỈNH HỘ TỊCH

Câu hỏi 40. Bổ sung cải chính Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 35 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì việc Bổ sung, cải chính Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con được quy định như sau:

1. Căn cứ vào Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con ghi bổ sung phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con, nếu phần khai về cha, mẹ trước đây để trống.

Trong trường hợp Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu một quyển tại Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), thì Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện để ghi tiếp việc bổ sung.

2. Trong trường hợp phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh của người con đã ghi tên người khác, không phải là cha, mẹ đẻ, thì đương sự phải làm thủ tục cải chính theo quy định tại Mục 7 Chương II của Nghị định này.

Câu hỏi 41. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch được pháp luật quy định như thế nào ?

Theo Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục 7 chương II Nghị định này bao gồm:

1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.

2. Cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng có sai sót trong khi đăng ký.

3. Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

4. Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.

5. Bổ sung những nội dung chưa được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.

6. Điều chỉnh những nội dung trong Sổ đăng ký hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh.

Câu hỏi 42. Trước đây, Giấy khai sinh gốc của tôi là Nguyễn Thị M. Năm lớp 10 tôi tự thêm chữ đệm vào là Nguyễn Thị Thanh M. Khi làm hồ sơ thi đại học thì bằng PTTH không đúng với Giấy khai sinh gốc và bìa hộ khẩu gia đình, nên không làm được hồ sơ. Nay tôi muốn sửa lại, khai đúng với Giấy khai sinh, cải chính hộ tịch...Vậy, tôi xin hỏi thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì thẩm quyền thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch được quy định như sau:

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

Câu hỏi 43. Thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch , xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giớí tính, bổ sung hộ tịch được quy định như sau:

1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì văn bản kết luận của tổ chức y tế đã tiến hành can thiệp để xác định lại giới tính là căn cứ cho việc xác định lại giới tính.

Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.

2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay dổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.

3. Việc bổ sung hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Nội dung bổ sung được ghi trực tiếp vào những cột, mục tương ứng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần ghi bổ sung. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh phải ghi rõ nội dung bổ sung; căn cứ ghi bổ sung; họ, tên, chữ ký của người ghi bổ sung; ngày, tháng, năm bổ sung. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã ghi bổ sung.

Trong trường hợp nội dung Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh trước đây không có cột mục cần ghi bổ sung, thì nội dung bổ sung được ghi vào mặt sau của bản chính Giấy khai sinh và cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh.

Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng Sổ hộ tịch chỉ còn lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc bổ sung.

4. Sau khi việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi, cải chính hoặc bổ sung.

5. Trong trường hợp nội dung bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ đã thay đổi do việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh cho người con, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh của cha, mẹ thực hiện việc điều chỉnh nội dung đó trong phần khai về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con cho phù hợp; nếu Sổ đăng ký khai sinh đã chuyển lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.

Câu hỏi 44. Trước đây trong hộ khẩu, mẹ chồng tôi đã khai chủ hộ là Nguyễn Thị H, khi làm hồ sơ hưởng chế độ người có công với cách mạng đối chiếu với Giấy khai sinh gốc lại là Nguyễn Thị Bích H, không khớp với Sổ hộ khẩu nên bị từ chối nhận hồ sơ. Nay mẹ chồng tôi muốn điều chỉnh lại họ, tên trong hộ khẩu cho phù hợp với tên Giấy khai sinh. Vậy tôi xin hỏi, việc điều chỉnh nội dung trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 39 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì điều chỉnh nội dung trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác được quy định như sau:

1. Khi cá nhân có yêu cầu điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong Sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh để điều chỉnh những nội dung đó cho phù hợp với nội dung tương ứng trong bản chính Giấy khai sinh.

Nếu việc điều chỉnh nội dung của Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác không liên quan đến nội dung khai sinh, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào những giấy tờ có liên quan do đương sự xuất trình để điều chỉnh.

Trong trường hợp việc đăng ký hộ tịch trước đây do Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện, nhưng Sổ hộ tịch chỉ còn lưu lại tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc điều chỉnh.

2. Việc điều chỉnh hộ tịch được giải quyết ngay sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ. Cột ghi chú của Sổ đăng ký hộ tịch và mặt sau của bản chính giấy tờ hộ tịch phải ghi rõ nội dung điều chỉnh; căn cứ điều chỉnh; họ, tên, chữ ký của người ghi điều chỉnh; ngày, tháng, năm điều chỉnh. Cán bộ Tư pháp hộ tịch đóng dấu vào phần đã điều chỉnh.

3. Sau khi việc điều chỉnh hộ tịch đã được ghi vào Sổ hộ tịch, thì bản sao giấy tờ hộ tịch từ Sổ hộ tịch sẽ ghi theo nội dung đã điều chỉnh.

Câu hỏi 45. Thông báo và ghi vào sổ hộ tịch các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch được pháp luật quy định như thế nào ?

Theo Điều 40 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì thông báo và ghi vào sổ hộ tịch các việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch được quy định như sau:

1.Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thay đổi, cải chính, bổ sung điều chỉnh hộ tịch mà sổ hộ tịch đã chuyển lưu một quyển tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện về những nội dung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

2. Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về những nội dung thay đổi để ghi tiếp vào sổ hộ tịch lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.

IX. ĐĂNG KÝ QUÁ HẠN, ĐĂNG KÝ LẠI

Câu hỏi 46. Hiện nay, việc đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn và thẩm quyền đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn được thực hiện như thế nào?

Theo quy định của Điều 43 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì việc sinh, tử chưa đăng ký trong thời hạn mà pháp luật quy định thì phải đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn.

Thời hạn pháp luật quy định đăng ký đối với việc sinh là 60 ngày kể từ ngày sinh (Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP) và đối với việc tử là 15 ngày kể từ ngày chết (Điều 20 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP). Như vậy, nếu quá 60 ngày đối với việc sinh và quá 15 ngày đối với việc tử mà người có trách nhiệm đăng ký việc sinh hoặc tử chưa tiến hành đăng ký thì phải đăng ký theo thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn.

Điều 44 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn như sau:

Đăng ký khai sinh quá hạn:

Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của những người theo thứ tự sau có thẩm quyền đăng ký khai sinh: nơi cư trú của người mẹ; nơi cư trú của người cha (nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ); nơi người đó đang sinh sống trên thực tế (nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha).

Trường hợp người đã thành niên đi đăng ký khai sinh quá hạn cho mình thì ngoài UBND cấp xã của những nơi kể trên còn có thể đăng ký tại tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.

Đăng ký khai tử quá hạn: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên sinh sống thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống (Điều 52 Bộ luật Dân sự năm 2005).

Câu hỏi 47. Để chuẩn bị cho việc sinh con, chị T về nhà ngoại với dự định sau khi sinh sẽ ở lại bên ngoại một thời gian. Do chồng chị hiện đang đi công tác nước ngoài dài ngày, nhà lại neo người nên cháu bé đã được gần 3 tháng tuổi mà vẫn chưa được đăng ký khai sinh. Nay chị T muốn đi đăng ký khai sinh quá hạn cho con mình. Hỏi, pháp luật quy định thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì chị T phải nộp các giấy tờ:

- Giấy tờ chứng minh việc sinh (như giấy chứng sinh (theo mẫu quy định, do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp) hoặc văn bản xác nhận của người làm chứng nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế).

- Xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).

Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng tử. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy khai sinh. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "Đăng ký quá hạn".

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 05 ngày.

Câu hỏi 48. Năm 2001, anh B và chị X kết hôn. Anh, chị đã đến UBND xã Y (nơi cư trú của anh B) để đăng ký kết hôn. Đầu năm 2006, sau khi chuyển nhà (sang huyện khác), chị X không tìm thấy Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của vợ chồng chị. Chị X đã đến UBND xã Y để xin cấp lại bản khác. Hỏi, hai anh chị muốn đăng ký lại việc kết hôn tại UBND xã Y thì có được không và thủ tục thực hiện như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc kết hôn đã được đăng ký, nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại (Điều 46 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch).

UBND cấp xã nơi anh chị cư trú hoặc nơi đã đăng ký việc kết hôn trước đây có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký lại. Như vậy, trong trong trường hợp trên, UBND xã Y là nơi có thẩm quyền giải quyết việc này.

Điều 48 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký lại việc kết hôn như sau:

Người có yêu cầu đăng ký lại việc kết hôn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).

Trong trường hợp đăng ký lại tại Ủy ban nhân dân cấp xã, không phải nơi đương sự đã đăng ký hộ tịch trước đây, thì Tờ khai phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch theo loại việc Giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Trong cột ghi chú của Sổ hộ tịch và dưới tiêu đề của bản chính giấy tờ hộ tịch phải ghi rõ "Đăng ký lại".

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Khi đến đăng ký lại việc kết hôn, anh B và chị X đều phải có mặt. Quan hệ hôn nhân của anh, chị được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây.

X. ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Câu hỏi 49. Năm 2005, chị Nguyễn Thị M (mang quốc tịch Việt Nam) kết hôn với anh Trần Đ (anh Đ mang quốc tịch Pháp). Hiện nay anh Đ và chị M đang sinh sống tại Hà Nội. Tháng 8/2005, chị M sinh con, Chị M muốn hỏi gia đình chị sẽ phải đến cơ quan nào để đăng ký khai sinh cho cháu bé?

Điều 49 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định: "Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra taị Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam".

Như vậy, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký khai sinh cho con của chị Nguyễn Thị M và anh Trần Đ.

Câu hỏi 50. Tháng 11/2004, chị B (quốc tịch Việt Nam) và anh K (quốc tịch Anh) tổ chức lễ cưới. Tháng 7/2006, chị B sinh con (hai anh chị vẫn chưa đăng ký kết hôn). Nay chị B muốn đăng ký khai sinh cho cháu nhưng không biết thủ tục đăng ký. Vậy xin hỏi thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 50 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

Người đi đăng ký khai sinh nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).

Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.

Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh cho người đi khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

Tên của trẻ em là tên Việt Nam hoặc tên nước ngoài theo sự lựa chọn của cha mẹ.

Câu hỏi 51. Bà Lã Thị S sinh năm 1940 là người gốc Việt Nam, quốc tịch Hungary. Những người thân của bà S hiện vẫn đang sinh sống ở Việt Nam. Trong một lần về Việt Nam, bà S đột ngột qua đời do tai biến mạch máu não. Hỏi việc khai tử cho bà S được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

Điều 51 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định: Việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam được thực hiện tại Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi cư trú cuối cùng của người đó, nếu thân nhân của họ có yêu cầu. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi người đó chết, thực hiện việc đăng ký khai tử.

Thủ tục đăng ký khai tử:

Người đi đăng ký khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định của pháp luật (Giấy báo tử phải do người có thẩm quyền cấp và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; địa điểm chết và nguyên nhân chết).

Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai tử và bản chính Giấy chứng tử, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy chứng tử cho người đi đăng ký khai tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi đăng ký khai tử.

Sau khi đăng ký khai tử, Sở Tư pháp gửi cho Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bản sao Giấy chứng tử để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân hoặc thường trú.

Câu hỏi 52. Thẩm quyền và thủ tục đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 53, 54 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định về việc đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài như sau:

Sở Tư pháp nơi người giám hộ hoặc người được giám hộ cư trú có thẩm quyền thực hiện đăng ký giám hộ.

Người được cử làm giám hộ phải nộp Giấy cử giám hộ. Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc giám hộ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì Sở Tư pháp đăng ký việc giám hộ. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải có mặt. Việc đăng ký giám hộ được ghi vào Sổ đăng ký giám hộ và Quyết định công nhận việc giám hộ. Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người giám hộ và người cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ. Bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ được cấp theo yêu cầu của người giám hộ và người cử giám hộ.

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại Sở Tư pháp, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.

Sau khi đăng ký giám hộ, Sở Tư pháp gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ và người được giám hộ bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ để giám sát việc giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Câu hỏi 53. Chị Trần Thị A (quốc tịch Việt Nam) kết hôn với anh Kim H (quốc tịch Hàn Quốc ). Chị A và anh Kim H đã đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp tỉnh X (nơi cư trú của chị A). Trong chuyến đi du lịch sau khi kết hôn, không may chị A bị mất cắp, trong đó có có giấy đăng ký kết hôn . Hỏi điều kiện, thẩm quyền và thủ tục đăng ký lại việc kết hôn của chị A và anh Kim H được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì điều kiện để được đăng ký lại việc kết hôn có yếu tố nước ngoài là: việc kết hôn đó đã đăng ký tại Việt Nam, nhưng bản chính giấy tờ hộ tịch và số đăng ký hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được.

Sở Tư pháp mà trong địa hạt tỉnh (thành phố) đó trước đây đương sự đã đăng ký việc kết hôn thực hiện đăng ký lại.

Người đi đăng ký lại việc kết hôn phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký theo loại việc Giấy chứng nhận kết hôn. Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến việc đăng ký kết hôn lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ. Trong cột ghi chú của sổ hộ tịch và dưới tiêu đề của bản chính giấy tờ hộ tịch phải ghi rõ "Đăng ký lại".

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Nếu người đi đăng ký lại xuất trình bản sao giấy tờ đã cấp hợp lệ trước đây, thì nội dung kết hôn được ghi theo nội dung của bản sao giấy tờ hộ tịch đó.

Trong trường hợp đương sự đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì phần ghi về quốc tịch của người đó trong sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch hiện tại của đương sự được ghi chú vào sổ hộ tịch và mặt sau của giấy tờ hộ tịch.

Khi đăng ký lại việc kết hôn, các bên đương sự phải có mặt. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đã đăng ký kết hôn trước đây.

XI. ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH

Câu hỏi 54. Anh M năm nay thi vào đại học. Trong hồ sơ thi đại học cần có giấy khai sinh. Anh không muốn để bản chính giấy khai sinh vào hồ sơ vì còn cần cho nhiều việc khác sau này nên anh dự định đi sao giấy khai sinh. Vậy Ủy ban nhân dân xã nơi anh đăng ký khai sinh có thẩm quyền cấp bản sao giấy khai sinh không ?

Ủy ban nhân dân xã nơi anh M đăng ký khai sinh có thẩm quyền cấp bản sao giấy khai sinh cho anh M.

Điều 60 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định:

1. Bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch là bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này, căn cứ vào sổ hộ tịch hiện đang lưu trữ, để cấp cho người có yêu cầu.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tư pháp, nơi lưu trữ sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.

Căn cứ các quy định này thì việc cấp bản sao giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân. Trường hợp của anh M thì việc cấp bản sao giấy khai sinh cho anh sẽ do UBND xã nơi anh đăng ký khai sinh thực hiện (nơi sổ hộ tịch được lưu trữ).

Câu hỏi 55. Nhà chị H ở tỉnh LC chẳng may bị mưa lũ cuốn trôi, mọi đồ đạc trong gia đình đều theo dòng nước thất tán cả, trong đó có giấy khai sinh của các con chị. Sau trận lũ, chị đến Uỷ ban nhân dân xã để xin cấp lại bản chính thì không được cấp với lý do: Việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh không thuộc thẩm quyền của UBND xã. Cán bộ Tư pháp hộ tịch xã hướng dẫn chị lên Phòng tư pháp huyện để làm thủ tục cấp lại. Không biết như vậy có đúng không?

Việc cán bộ tư pháp - hộ tịch xã hướng dẫn chị H lên Phòng tư pháp huyện để được hướng dẫn thủ tục và cấp lại bản chính Giấy khai sinh là đúng vì theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì việc cấp lại bản chính Giấy khai thuộc thẩm quyền Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Việc cấp lại này được thực hiện khi: Bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

Câu hỏi 56. Sau khi chuyển nhà về phường T, anh H có việc phải dùng đến bản chính giấy khai sinh thì không thấy đâu. Tìm mãi không thấy, vợ chồng anh cho rằng nó bị thất lạc trong khi vận chuyển đồ đạc trong nhà. Anh quyết định ngày mai sẽ đến Uỷ ban nhân dân nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh để đề nghị được cấp lại bản chính giấy khai sinh. Thế nhưng anh không biết thủ tục làm như thế nào ?

Thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh được quy định tại Điều 63 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, cụ thể là:

- Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có).

- Sau khi nhận Tờ khai, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh và ghi rõ "Cấp lại" dưới tiêu đề của bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có). Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "Đã cấp lại bản chính Giấy khai sinh ngày .... tháng .... năm ....".

- Nguyên tắc ghi nội dung bản chính Giấy khai sinh khi cấp lại được áp dụng tương tự quy định tại Điều 61 của Nghị định này.

- Sau khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

XII. GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

Câu hỏi 57. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ?

Điều 66 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó.

- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở nước ngoài, thì Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước mà người đó cư trú, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Câu hỏi 58. Anh H ở xã N và chị T ở xã P sau thời gian yêu nhau đã quyết định thưa với cha mẹ hai bên về chuyện trăm năm của mình. Anh chị đã quyết định tháng sau sẽ tổ chức lễ cưới. Anh chị đến Uỷ ban nhân dân xã N để làm các thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân xã N đề nghị chị T đến Ủy ban nhân dân xã P để đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Chị T muốn biết thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là như thế nào ?

Theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì thủ tục để chị T được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là:

1. Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (chị T) phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).

Trong trường hợp chị T đã có vợ, có chồng, nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết, thì phải xuất trình trích lục Bản án/Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao Giấy chứng tử. Quy định này cũng được áp dụng đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này.

Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho chị T Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (theo mẫu quy định).

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh là 05 ngày.

- Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải được ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để theo dõi.

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.

XIII. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH

Câu hỏi 59. Tôi là người dân ở một thành phố lớn. Ở thành phố nơi tôi sinh sống, các việc về hộ tịch từ khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi, thay đổi, cải chính hộ tịch... rất nhiều. Công việc này ở địa phương tôi được biết do Ủy ban nhân dân các cấp đảm nhiệm mà tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân thực hiện công việc này là cơ quan tư pháp.

Tôi xin hỏi, ở trung ương Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về hộ tịch ?

Quản lý nhà nước về hộ tịch được pháp luật quy định là nhiệm vụ của Bộ Tư pháp; Bộ Ngoại giao, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam; Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương với cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân là cơ quan tư pháp.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về hộ tịch được quy định tại Điều 75 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể là: Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;

2. Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;

3. Ban hành, hướng dẫn việc sử dụng thống nhất các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;

4. Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch;

5. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ theo định kỳ hàng năm;

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền;

7. Nghiên cứu việc áp dụng công nghệ tin học trong đăng ký, quản lý hộ tịch;

8. Hợp tác quốc tế về hộ tịch.

Câu hỏi 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về hộ tịch như thế nào ?

Điều 76 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao trong quản lý nhà nước về hộ tịch là: Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam;

2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho viên chức Lãnh sự của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam;

3. Lưu trữ sổ hộ tịch do các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam chuyển về;

4. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;

5. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam gửi cho Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền.

Câu hỏi 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý nhà nước về hộ tịch như thế nào ?

Điều 77 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về hộ tịch như sau:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch;

c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;

d) Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong phạm vi địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền;

đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;

g) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;

h) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;

i) Hàng năm bố trí kinh phí cho việc mua và in các sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, đáp ứng yêu cầu đăng ký hộ tịch ở địa phương; trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch;

k) Quyết định việc thu hồi và huỷ bỏ những giấy tờ hộ tịch do Giám đốc Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định của Nghị định này.

2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm g, khoản 1 Điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm d, khoản 1 Sở Tư pháp chỉ thực hiện khi được giao), thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức thuộc Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch, thì Giám đốc Sở Tư pháp phải chịu trách nhiệm.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở tại địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.

Câu hỏi 62. Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện có thẩm quyền gì trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác hộ tịch ?

Theo quy định tại Điều 78 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Uỷ ban nhân dân cấp huyện) ngoài nhiệm vụ giải quyết việc thay đổi tên đã đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh cho người từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký khai sinh trong địa hạn của đơn vị cấp huyện đó còn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây :

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Thực hiện giải quyết việc thay đổi, cải chính các vấn đề hộ tịch khác cho người từ đủ 14 tuổi trở lên (đó là thay đổi họ, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh; cải chính những nội dung đã được đăng ký trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh nhưng có sai sót trong khi đăng ký); xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ Tư pháp hộ tịch;

d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;

đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;

g) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;

h) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;

i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền;

k) Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định này (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).

2. Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 chỉ thực hiện khi được giao). Đối với việc giải quyết khiếu nại quy định tại điểm i khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm.

Câu hỏi 63. Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường có thẩm quyền gì trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác hộ tịch ?

Theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây trong quản lý nhà nước về hộ tịch:

1. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Nghị định này;

b) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

c) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

d) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;

đ) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;

e) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.

2. Cán bộ Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp giải quyết tố cáo tại điểm g khoản 1 Điều này).

Ngoài ra, Điều 79 còn quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm.

Câu hỏi 64. Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong quản lý nhà nước về hộ tịch ?

Điều 80 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam trong quản lý nhà nước về hộ tịch như sau:

1. Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ tịch, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao;

b) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

c) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;

d) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;

đ) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;

e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.

2. Viên chức Lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp giải quyết tố cáo tại điểm e khoản 1 Điều này).

Câu hỏi 65. Cán bộ tư pháp hộ tịch có phải là công chức không? Pháp luật quy định như thế nào về tiêu chuẩn của cán bộ tư pháp hộ tịch?

Công chức tư pháp - hộ tịch là một trong 7 chức danh công chức cấp xã. Điều 81 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã như sau :

1. Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.

2. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên;

- Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch;

- Chữ viết rõ ràng.

3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Tư pháp hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật đối với công chức cấp xã.

4. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải thực hiện những nghĩa vụ và được hưởng những quyền lợi của cán bộ, công chức mà pháp luật quy định đối với công chức cấp xã.

Câu hỏi 66. Cán bộ tư pháp hộ tịch có phải đến từng nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh không? Pháp luật quy định cán bộ tư pháp hộ tịch có trách nhiệm gì trong công tác này?

Theo quy định tại Điều 82 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh. Bên cạnh đó, cán bộ Tư pháp hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ sau đây:

- Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch.

- Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà không được đăng ký.

- Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;

- Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;

- Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

- Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.

Câu hỏi 67. Anh A - cán bộ tư pháp hộ tịch xã D đã thu lệ phí hộ tịch cao hơn với quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch để nộp vào quỹ công đoàn của UBND xã D. Vậy anh A có được quyền làm như vậy không? Trong công tác hộ tịch, những việc gì cán bộ tư pháp hộ tịch không được làm ?

Anh A thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định là sai. Theo quy định tại Điều 83 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì những việc cán bộ Tư pháp hộ tịch không được làm là:

- Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đăng ký hộ tịch;

- Nhận hối lộ;

- Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc tự ý đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch;

- Tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với quy định của Nghị định này khi đăng ký hộ tịch;

- Làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;

- Cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác.

Câu hỏi 68. Vừa qua, ở xã T xảy ra chuyện tảo hôn giữa người con trai mới 18 tuổi và người con gái vừa bước sang tuổi mười sáu. Hai bên gia đình đã tổ chức đám cưới cho các cháu. Bà con hàng xóm nói với nhau rằng đôi trai gái này sẽ không được đăng ký kết hôn ở Ủy ban nhân dân xã vì chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.

Thế nhưng, do nhà trai có họ hàng là anh T làm cán bộ tư pháp - hộ tịch xã nên nhờ sự giúp đỡ của anh T mà đôi trai gái này vẫn được Ủy ban nhân dân xã cho đăng ký kết hôn.

Vậy anh T có vi phạm pháp luật không? nếu có sẽ bị xử lý như thế nào?

Việc làm của anh T là vi phạm pháp luật, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Điều 108 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi, xác định cha, mẹ, con trái pháp luật; vi phạm thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi; không thực hiện yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình hoặc có các hành vi khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Điều 94 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

1. Người có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch mà do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với các quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác về hộ tịch, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Việc xử lý kỷ luật và xác định trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức do vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về phân cấp quản lý cán bộ; về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức; về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.

3. Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy nếu để cán bộ, công chức đã bị kỷ luật tiếp tục làm công tác hộ tịch không bảo đảm uy tín của cơ quan, thì phải bố trí cán bộ, công chức đó làm công việc khác.

4. Trong quá trình xem xét kỷ luật cán bộ, công chức mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Điều 149 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội đăng ký kết hôn trái pháp luật như sau:

1. Người nào có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn biết rõ là người xin đăng ký không đủ điều kiện kết hôn mà vẫn đăng ký cho người đó, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy, anh T là người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn, biết rõ người xin đăng ký kết hôn không đủ điều kiện kết hôn nhưng do là họ hàng của người xin đăng ký nên vẫn tạo điều kiện, giúp đỡ để đôi trai gái được đăng ký kết hôn. Do vậy, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, anh T có thể bị kỷ luật. Nếu anh T đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Câu hỏi 69. Anh M đã có vợ ở quê, do gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên ra thành phố làm thêm để cải thiện đời sống gia đình. Sau một thời gian làm việc ở thành phố, anh quen và yêu chị H 20 tuổi. Anh chị quyết tâm tiến tới hôn nhân nên anh M đã về quê nhờ người anh họ làm ở xã xin xác nhận là mình hiện chưa kết hôn để ra thành phố làm thủ tục kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường T và anh M đã đăng ký kết hôn với chị H.

Hành vi vi phạm pháp luật của anh M sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà anh M có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định:

Người nào vi phạm các điều kiện kết hôn; cản trở việc kết hôn đúng pháp luật; giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn hoặc có các hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Điều 95 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử lý vi phạm đối với người yêu cầu đăng ký hộ tịch như sau:

Người yêu cầu đăng ký hộ tịch mà gian dối trong việc đăng ký hộ tịch, thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải đi đăng ký hộ tịch mà không thực hiện đúng các quy định của Nghị định này, thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

- Điều 147 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Như vậy, anh M đã có vợ ở quê nhưng khi ra thành phố đã yêu chị H. Để đăng ký kết hôn với chị H, anh M đã có hành vi gian dối khi xin giấy xác nhận là mình chưa có vợ (Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) để được đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân phường T. Do vậy, anh M đã vi phạm Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (Những trường hợp cấm kết hôn) thì có thể bị xử phạt hành chính. Nếu việc kết hôn của anh M với chị H gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

XIV. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Câu hỏi 70. Ở xã T xảy ra trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã bị chị C khiếu nại về việc đã ra quyết định công nhận việc nuôi con nuôi giữa anh H và cháu N với lý do anh H chỉ hơn cháu N 15 tuổi, mặt khác anh lại ham mê cờ bạc, rượu chè vì chán cảnh vợ chồng không có con.

Vậy ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại này. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại như thế nào ?

Điều 85 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định như sau:

1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình hoặc hành vi hành chính của cán bộ Tư pháp hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch.

- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cụ thể như sau:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.

Trong trường hợp khiếu nại không được thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp , thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày.

Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

3. Việc giải quyết khiếu nại phải thể hiện bằng quyết định giải quyết khiếu nại.

Trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 của Điều này, mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thì thời hạn nói trên được kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

Câu hỏi 71. Cô N nhà ở xã V, huyện K không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về khiếu nại của cô liên quan đến việc đăng ký kết hôn. Cô N muốn tiếp tục khiếu nại nhưng không biết sẽ khiếu nại đến cơ quan nào. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại ra sao ?

Nếu cô N tiếp tục khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại về đăng ký kết hôn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã V thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện K sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết.

Điều 86 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; hành vi hành chính của cán bộ Phòng Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch; giải quyết khiếu nại về hộ tịch mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết, nhưng còn có khiếu nại.

2. Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện tương tự theo quy định tại Điều 85 của Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.

Trong trường hợp khiếu nại không được thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Việc giải quyết khiếu nại phải thể hiện bằng quyết định giải quyết khiếu nại.

Người giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại trong trường hợp cần thiết.

b) Thời hạn giải quyết khiếu nại lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 86 mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, trừ trường hợp đó là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

4. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết.

Câu hỏi 72. Pháp luật quy định về thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về hộ tịch của Giám đốc Sở Tư pháp như thế nào ?

Điều 87 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp như sau:

1. Giám đốc Sở Tư pháp thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; hành vi hành chính của cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch.

2. Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện tương tự theo quy định tại Điều 85 của Nghị định này, cụ thể là:

a. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cụ thể như sau:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, Giám đốc Sở Tư pháp phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.

Trong trường hợp khiếu nại không được thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày.

Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

c. Việc giải quyết khiếu nại phải thể hiện bằng Quyết định giải quyết khiếu nại.

Trước khi ra Quyết định giải quyết khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Câu hỏi 73. Đề nghị cho biết Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hộ tịch như thế nào. Trình tự, thủ tục giải quyết ra sao ?

Theo quy định tại Điều 88 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết khiếu nại về hộ tịch mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết, nhưng còn có khiếu nại.

2. Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tương tự theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 86 của Nghị định này.

3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.

Câu hỏi 74. Tuần trước, xã tôi tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh cơ sở những nội dung cơ bản của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch. Qua đó, tôi được biết Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về công tác hộ tịch.

Tôi xin hỏi thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hộ tịch của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được pháp luật quy định như thế nào ?

Trả lời: Điều 89 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp như sau:

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thụ lý và giải quyết khiếu nại về hộ tịch mà Giám đốc Sở Tư pháp đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo kiến nghị của Tổng thanh tra.

2. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định giải quyết cuối cùng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro