mttt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỸ THUẬT THỜI TRẦN(1226-1400)

Cuộc chính biến  hòa bình năm 1225 đã đưa Trần Cảnh lên ngôi thay cho vương triều Lý lúc này chỉ còn thoi thóp thở. Tiếp nối nhà Lý , nhà Trần tăng cường sức mạnh của chế độ trung ương tập quyền, xây dựng đội quân tinh nhuệ, đặt thêm các cơ quan chuyên tráchmới như: Thẩm hình viện, thái y viện, Quốc sử viện….nhằm thể chế hóa tổ chức chính quyền .

Thời kỳ này, kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển, đẩy mạnh chính sách khai hoang: Thành lập nhiều điền trang lớn, thường xuyên đắp đê phòng lụt, phát triển thêm các nghề thủ công mới, nhịp độ giao thông buôn bán với nước ngoài vẵn tăng tiến.

Nền độc lập dân tộc được giữ vững, kinh tế đạt thêm nhiều thành tựu mới, ý thức độc lập tự cường dân tộc càng tăng trưởng, nho giáo mặc dù lấn át phật giáo nhưng việc xây dựng thành công phái Thiền Trúc Lâm của Trần Nhân Tông, phật giáo Việt Nam tiếp tục phát triểncho đến giữa thế kỷ XIV rồi mới suy tàn. Nhưng tại các làng xã đến tận cuối thế kỷ XIV phật giáo vẫn cắm rễ sâu bền trong nhân dân với hệ thống chùa làng dày đặc.

Kiến trúc và Điêu khắc các chùa tháp tuy không rầm rộ như thời Lý nhưng tất cả mọi loại hình khác như cung điện , lăng tẩm vẵn được chú trọng cần thiết.

I. KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN TỪ NGHỆ THUẬT LÝ

Trong lịch sử đã diễn ra một cuộc thay đổi ngôi thật nhẹ nhàng êm đẹp. Lý Chiêu Hoàng vị vua cuối cùng của triều Lý nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, mở ra một thời đại ” Hào khí Đông A” của nhà Trần.

Các thành quả nghệ thuật xây dựng xuốt 200 năm của nhà Lý được nhà trần tiếp thu gần như nguyên vẹn. Kế thừa truyền thống đó là quy luật chung cho mọi nền nghệ thuật, việc kế thùa truyền thống Lý trong nghệ thuật Trần được thấy rõ trước hết ở bộ phận điêu khaéc phật giáo.

Những đề tài, hình tượng nghệ thuật ít có sự thay đổi, trong chạm khắc ta lại gặp những nội dung đề tài quen thuộc , đó là: sóng nước, rồng, hoa sen, hoa văn tay mướp, phượng, người chim, mây, mặt trời…và hình thức thể hiện cũng có nhiều sự đồng nhất với thời Lý

Chạm khắc chùa Thái Lạc

Thời kỳ đầu của nhà Trần có nhiều sự đồng nhất  với thời Lý. Cho đến tận thế kỉ XIV trên một số cồn ở chùa Thái Lạc, chùa Dâu, cấu trúc rồng, bố cục phân tầng, các hoa văn quen thuộc như: sóng nước, mây trời, sen, cúc vẫn nhắc lại truyền thống trang trí trên tháp Phật Tích Chương Sơn.Đơn cử như: Hoa văn sóng nước vẫn mang tinh thần hoa văn hình nấm, cao tầng như thời Lý. Chứng tỏ điêu khắc Trần đã kế thừa và phát triển mạnh mẽ từ nghệ thuật Lý.

Xã hội thời Trần phát triển trên cơ sở vững vàng của xã hội Lý , mặt khác theo thời gian theo thời gian xã hội Trần vẫn còn nhiều nét khác biệt so với xã hội Lý vương triều Trần là một dòng họ xuất thân từ tầng lớp lao động của một vạn chài đánh cá ven sông biển , có truyền thống thượng võ và nếp sống bình dị.

Khi trở thành giai cấp cầm quyềnhọ vẫn “không quên gốc” các kỳ tích giữ nước và dựng nước dưới thời Trần đã chứng tỏ ưu thế đó của họ nhà Trần.

Mặt khác nhà Trần còn bận bịu vào 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên, xung đột ngày càng tăng giữa nho giáo và phật giáo… đều tác động vào kiến trúc điêu khắc. Do vậy nghệ thuật Trần nói chung, điêu khắc Trần nói riêng sẽ có sự thay đổi khác Lý chỉ cốt sự “mộc mạc giản dị” quy mô nhỏ hơn nhưng số lượng nhiều.

Bối cảnh đó dẫn đến những thay đổi sau:

Nếu như mỹ thuật Lý chủ yếu được làm từ đá để tạo nên sự trang nghiêm tĩnh tại, thì nghệ thuật Trần chủ yếu sử dụng chất liệu đất nung. Điều quan trọng là dù được tạo bằng chất liệu nào đi chăng nữathì hình tượng điêu khắc Trần về căn bản là khoe mạnh phóng khoáng. Có nhiếu biến đổi để tạo ra hiệu quả nghệ thuật đó chẳng hạn mảng khối mập hơn, đường nét bè hơn, độ uốn cong giảm, không chú trọng tới tỉa truốt.

Về họa tiết hoa văn phụ từ chỗ dàn kín mặt khung đi đến sự giảm dần để lộ quanh hoa văn trung tâm những khoảng trống. Bên cạnh đó các chi tiết cấu trúc cũng được biến đổi.

Ví dụ hình tượng rồng: Rồng thời Trần được thêm cặp sừng với nhiều kiểu khác nhau, tai rồng biến thành dạng tai thú, bờm trải đều rộng như bờm ngựa, khúc uốn không còn đều

III. KIẾN TRÚC THỜI TRẦN

Về cơ bản kiến trúc thời Trần vẫn kế thừa những đặc điểm của kiến trúc thời Lý. Đó là sự hài hòa với thiên nhiên, tính cân đối và quy tụ về điểm trung tâm. Lối bố cục mặt bắng theo kiểu “nội công ngoại quốc”.

Sang thời Trần chùa chùa được phân bố rộng rãi trên cả nước, vì lẽ đó bố cục mặt bằng chùa thời Trần có nhiều kiểu hơn.Về cuối thời Trần kiến trúc thiên về tính thực dụng, thiết thực và hình dáng chắc khỏe hơn và mật độ xây dựng cũng nhiều hơn với hệ thống kiến trúc chùa làng, tiếc rằng cuộc chiến tranh tàn khốc ở miền Bắc đã phá hủy hầu hết các  chùa chiền thời kỳ này.

Tháp thời Trần, được xây dựng theo kiểu tháp vuông 4 mặt, nhỏ dần về phía ngọn, có hai loại tháp: tháp thờ phật, thờ tổ và tháp có đặt xá lị của các sư tổ (tháp mộ). Cây tháp như nét nối giữa trời và đất để đưa lời cầu nguyện  đến với đứ phật. Có lẽ vì thế mà tháp thường gắn với chùa và được xây cao hơn chùa rất nhiều, như tháp: Phổ Minh, Bình Sơn…

Kiến trúc thời Trần lúc đầu được kế thừa thành tựu kiến trúc thời Lý do đó có nhiều điểm gần với kiến trúc thời Lý. Tuy vậy từ năm 1262 trở đi, với kiến trúc chùa, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc… cùng với các tác phẩm chạm khắc trang trí trên các công trình đó đã bắt đầu bộc lộ phong cách mĩ thuật của thời kỳ này. Đó là sự thay đổi về vị trí, kiểu dáng các công trình kiến trúc, cách thể hiện các đề tài trang trí mang tính hiện thực phóng khoáng và thoáng đạt hơn.

1.       Kiến trúc kinh thành

Nhà Trần được thừa hưởng cả một di sản lớn với hàng trăm cung điện, lầu gác, chùa tháp và cả một nền kỹ thuật tinh xảo, một kho tàng kinh nghiệm phong phú của nhà Lý. Vì thế mà thời kỳ đầu của nhà Trần có nét gần gũi với nền kiến trúc Lý và  nó không ngừng lớn mạnh dần lên.

Trải qua 3 lần xâm lược của Nguyên Mông, Thăng Long bị tàn phá nặng nề.Năm 1289 triều đình nhà Trần tổ chức xây dựng lại, mở mang thêm nhiều đường phố, xây dựng thêm nhiều cung điện lầu gác…tô điểm cho thủ đô tổ quốc được lộng lẫy như xưa, xứng đáng với chiến thắng to lớn mà toàn dân tộc vừa giành được.

2. Tháp Phổ Minh

Tháp Phổ Minh nằm trong quần thể kiến trúc chùa Phổ Minh, thuộc làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, ngoại thành Nam Định, cách phía Bắc thành phố gần 2 km). Chùa tháp Phổ Minh được xây dựng trên một địa thế tách biệt với xóm làng, vốn tĩnh mịch, thâm nghiêm và cũng rất đẹp, gần với cung Trùng Quang – nơi ngự của các vua Trần khi nhường ngôi cho con để lên làm Thái Thượng Hoàng. 

 3. Tháp Bình Sơn

Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then, là một ngôi tháp tương Về hình dáng, tháp Bình Sơn gần giống với tháp Phổ Minh. Cũng là kiểu tháp cao nhiều tầng, bốn mặt, đáy vuông. Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng. Trước đây trên nóc tháp còn có hình búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao. Tháp hiện chỉ còn 11 tầng và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể, có tổng độ cao là 16,5m. Tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọnTháp có kết cấu, cách xây dựng khá độc đáo, trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn, vách tháp gồm hai lớp.

Đáng chú ý ở tháp Bình Sơn là vẻ đẹp về màu sắc và hình trang trí. Toàn bộ mặt ngoài tháp được trang trí bằng hệ thống hoa văn phong phú như: rồng, sư tử, cánh hoa sen, hoa cúc bố cục thành dây… Ngoài ra còn nhiều hình vẽ tay trên gạch ốp ngoài tháp rất hồn nhiên, tạo hình đơn giản như mặt người, hình voi… thể hiện thẩm mỹ dân gian rõ nét. Nét vẽ rất phóng khoáng, thoải mái.

 Ngày nay tháp Bình Sơn vẫn đứng một mình giữa vùng đồi càng làm tăng vẻ đẹp trong các kiến trúc nhiều tầng của người Việt cổ.

IV. ĐIÊU KHẮC THỜI TRẦN

 Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. Yếu tố tạo nên nét đặt trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến. Thời kỳ này điêu khắc vẫn gắn với kiến trúc, đi cùng kiến trúc và mang đặc điểm, phong cách phù hợp với kiến trúc. Đi với kiến trúc chùa tháp có tượng Phật, tượng thờ tượng rồng, tượng sấu. Với lăng mộ có tượng quan hầu, tượng thú, vừa mang tính trang trí cho lăng mộ vừa đóng vai trò là người canh gác giữ cho sự trang nghiêm, tĩnh lặng của ngôi mộ, tạo sự bình yên cho linh hồn người đã khuất. Nếu các bức tượng, phù điêu còn lại của thời Lý tập trung nhiều ở chùa Phật Tích, chùa Dạm… thì ở thời Trần các tác phẩm tìm được tập trung ở các khu lăng mộ là chính.

 1. Tượng Hổ lăng Trần Thủ Độ

Tượng hổ có kích thước dài 1,43m cao 0,75m rộng 0,64m và được diễn tả trong tư thế nằm nghỉ ngơi, chân thu về phía trước, đầu ngẩng cao. Các nghệ sỹ thời Trần đã sáng tạo hổ với hình khối đơn giản, chọn lọc, đường nét khoẻ, dứt khoát. Khối đuôi được thể hiện thành khối chữ nhật, đường nét thẳng, sắc đã tạo thế vững chải cho hình tượng hổ.Tượng hổ thể hiện sức mạnh, song đó là một sức mạnh tiềm ẩn dưới vẻ ngoài trầm lặng, hiền lành.

 2.Tượng thú và quan hầu ở lăng Trần Hiến Tông (An Sinh – Đông Triều – Quảng Ninh)

Lăng Trần Hiến Tông được xây dựng vào giữa thế kỷ XIV, ở đây tìm được một số tượng thú như: tượng trâu, tượng chó bằng đá và hai pho tượng quan hầu.

Nghệ thuật tạo hình mang theo quan niệm thẩm mỹ dân gian, bộc lộ ngay ở việc chọn nội dung đề tài sáng tác. Đề tài ở lăng Trần thủ Độ mang nặng tính chính thống, tuy cách thể hiện sống động chân thực đơn giản. Còn ở lăng Trần Hiến Tông tính chất dân gian bộc lộ cả nội dung và hình thức thể hiện. Ở đây ta bắt gặp cái đẹp khoẻ mạnh, thực thà khác hẳn vẻ đẹp mang tính khái quát cao như tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ.

 3. Nhạc công cưỡi phượng  _ chùa Thái Lạc

Đây là một trong những bức chạm trên gỗ tiêu biểu của thời Trần. Tác phẩm thể hiện các nhạc công đang biểu diễn trên nhiều nhạc cụ như sáo, nhị,… Toàn bộ bức chạm sử dụng những đường nét cong mềm mại. Khối nổi thay đổi phong phú giữa mảng người, chim và nền tọa hiệu quả ánh sáng rất sinh động.

 4. Rồng thời Trần

 Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay.Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắc khe như thời Lý.

V. GỐM THỜI TRẦN

Gốm thời Trần (thế kỷ XIII-XIV) tiếp tục phát triển trên cơ sở truyền thống thời Lý với nhiều loại phong phú mang tính dân tộc và phong cách của thời Trần. Gốm gia dụng và Gốm trang trí kiến trúc được chế tạo khác thời Lý. Các lò gốm có thêm như ở Phủ Thiên Trường (Nam Định), nổi bật là gốm Hoa Nâu.

Gốm Hoa Nâu: dân dụng, kiểu dáng to khoẻ, cốt gốm dày, thô xốp hơn gốm men ngọc, phủ lớp men trắng ngà hay vàng nhạt. Có nhiều loại, cỡ khác nhau, thường to mập, có thể tích chứa đựng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro