Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945 (part 1/2) haley

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HỒI KÝ CỦA ALEXANDER V. PYL''CYN

Biên tập: Artem Drabkin

Phiên dịch: Bair Irincheev

Xuất bản bởi Helion & Company Ltd. năm 2006

Cho tất cả các sĩ quan và chỉ huy shtrafnik của Tiểu đoàn 8 Trừng giới / Phương diện quân Belorussia 1, những người đã dẫn dắt Tiểu đoàn qua những nẻo đường chiến tranh để đến được Berlin.

1

BẮT ĐẦU

Tôi sinh năm 1923 trong 1 gia đình công nhân xe lửa vùng Viễn Đông nước Nga. Căn nhà của gia đình nằm rất gần đường ray khiến mỗi khi có đoàn tàu chạy qua nó lại rung lên bần bật như thể bản thân căn nhà cũng sẵn sàng tham gia 1 chuyến đi dài. Cả gia đình đều quá quen thuộc với đường sắt và những tiếng động nên khi chuyển tới 1 căn nhà khác xa đường ray, chúng tôi mãi vẫn ko quen được với sự tĩnh mịch, nó giống như 1 cái gì đó phản tự nhiên với chúng tôi. Cha tôi, Vasily Vasilievich Pylcyn, sinh năm 1881, là người vùng Kostroma. Vì 1 số lý do, gặp vấn đề với cảnh sát hay 1 cuộc hôn nhân đổ vỡ nào đó, ông đã trốn chạy đến Viễn Đông. Ông nói về chuyện này rất mù mờ và chỉ khi bị bắt buộc, nhưng thực tế là ông đã đổi cả tên họ. Tôi tin tên thật của ông là Smirnov và từng là 1 người có học. Chúng tôi có cả 1 thư viện lớn văn học cổ điển Nga trong nhà. Nếu tôi nhớ chính xác, ông là quản đốc của đám công nhân đường sắt và sau này là xưởng trưởng. Ông cực kỳ khéo tay, đóng được những đồ gỗ phức tạp, giỏi việc cắt gọt kim loại, mọi loại thùng chậu gỗ kể cả dùng để muối rau củ ông đều tự làm lấy. Ông rất nghiêm khắc trong cuộc sống gia đình khiến chúng tôi phát sợ mỗi khi nhìn thấy ông, mặc dù ông ko bao giờ đánh.

Tuy là người có vị trí xã hội, nhất là trong các tổ chức dân quân tự vệ như Osoaviakhim chẳng hạn, nhưng ông ko bao giờ vào Đảng. Năm 1938, cha tôi bị bắt vì thiếu trách nhiệm trong việc sửa chữa 1 đoạn đường ray dẫn tới 1 tai nạn tàu khách và bị tuyên án 3 năm tù. 1 bản án được mọi người cho là công bằng. Ông mãn hạn ngay trước khi Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại bùng nổ. Cha tôi có thói quen kỳ lạ là nói 1 mình rất to. 1 lần ông nói oang oang "Hitler cho thấy hắn là kẻ thông minh hơn tất cả các nhà lãnh đạo thiên tài của chúng ta", và gọi các nhà lãnh đạo ví dụ như Stalin là "thằng Nga say". Ai đó đã nghe được điều này và báo cho nhà chức trách, hồi đó có hàng đống tay chỉ điểm, hay còn gọi là "chim gõ kiến". Cha tôi bị bắt lần nữa, cũng như nhiều người khác, ông bị đưa từ Viễn Đông đến 1 nơi xa xôi phía Bắc nào đó, hay như ông là Siberia và mất tại đó.

Mẹ tôi, Maria Danilovna, trẻ hơn cha tôi 20 tuổi. Bà là con 1 gia đình công nhân đường sắt bình thường, 1 gia đình người Siberia, gốc Nga thuần chủng, như cách người ta gọi ngày đó là chaldon Danila Leontievich Karelin. Hồi đó từ chaldon cũng có ý nghĩa như cheldon ở Viễn Đông và được 1 số người giải thích giống kiểu từ chelovek''s Dona - người sông Đông, tức là người Cossack sông Đông. Mãi sau này tôi mới biết chaldon thực ra là "người Siberia gốc Nga thuần chủng" để phân biệt với di dân từ các vùng phụ cận nước Nga tới.

Bà ngoại tôi tên là Ekaterina Ivanovna, tên thời con gái là Smertina, đến từ vùng Khakassia. Ông ngoại tôi kể đã "bắt cóc" bà từ 1 làng ngoại ô Khakassia. Ông bà ngoại tôi là người mù chữ mặc dù bà ngoại đếm tiền rất chuẩn thậm chí ko cần nhìn. Mẹ tôi cũng mù chữ nhưng rất lắm mồm và mê tín. Tôi đã dạy bà đọc và viết khi vào lớp 1 mặc dù tôi đã biết đọc từ lúc 4 hay 5 tuổi. Tôi đã nài nỉ bà đến likbez, 1 lớp xoá mù chữ, và tôi là "giám thị" của bà. Mẹ tôi học môn tập đọc rất tốt, bà đã có thể đọc, chậm nhưng vững, và viết mặc dù thỉnh thoảng cũng sai. Tuy nhiên bà ko có nhiều thời gian cũng như kiên nhẫn để học nhiều hơn. Dù sao mức biết đọc biết viết cũng là đủ để bà học lấy 1 nghề, bà trở thành người trực tổng đài tín hiệu đường sắt ga Kimkan khi chiến tranh bùng nổ và phụ nữ phải thay thế đàn ông trong mọi công việc. Bà vẫn tiếp tục làm việc ở vị trí này nhiều năm sau chiến tranh.

Trước chiến tranh gia đình tôi ko giàu có gì, tôi nghĩ chẳng có gia đình nào giàu có nổi vào thời gian đó. Nhưng chúng tôi đã sống sót qua nạn đói bi thảm năm 1933 mà ko mất thành viên nào trong gia đình, phần lớn là nhờ rừng taiga đã cung cấp cho chúng tôi thức ăn. Cha tôi cũng là 1 thợ săn chuyên nghiệp và thú chơi của ông cũng đồng thời nuôi sống chúng tôi, chỉ đến mùa đông thì mới thực sự có khó khăn. Cha tôi thường đi vào rừng taiga mỗi ngày nghỉ và trở về với vài con thỏ hay sóc, đôi khi cả gà lôi. Nhờ vậy, chúng tôi được nuôi dưỡng tốt, thích nhất là thịt sóc, chúng thật ngon. Thêm nữa cha tôi còn biết chế biến những bộ da thỏ và sóc để đổi lấy bột mì và đường. Trong dịp nghỉ lễ mùa thu cha tôi cũng hay vào rừng kiếm hạt thông Siberia, mang về nhà hàng bao đầy và ép ra thứ dầu hảo hạng bằng 1 máy ép tự chế.

Mẹ tôi dùng những gì còn lại sau khi ép để làm ra "sữa thông Siberia" bằng cách đun sôi nó trong nước. Bà cũng thường cho thêm hạt thông vào bột mì làm bánh. Mẹ tôi có thể nướng bánh chỉ với 1 lượng bột nhỏ, trộn với lúa mạch đen hồi đó có thể mua được ở cửa hàng và bột yến mạch. Thứ bánh mì này có màu đen thui hoặc nâu nhưng đã cứu được chúng tôi qua nạn đói. Truyền thống thu thập rau quả rừng và nấm cũng góp phần cứu chúng tôi. Các thứ rau quả muối hoặc mứt phơi khô giúp chúng tôi qua cơn đói và bệnh thiếu vitamin C phổ biến ở vùng Viễn Đông thời đó. Ngay từ nhỏ chúng tôi đã được dạy hái nấm, kiếm quả rừng và biết cách phân biệt chúng. Ko có nhiều loại quả rừng ở Viễn Đông ngoại trừ giống "táo Tầu" như chúng tôi vẫn gọi, người ta đùa là chúng được bán theo đơn vị "cốc" thay vì kg vì chúng quá nhỏ, ngoài ra còn dâu rừng, quả kim ngân và nho dại.

Cha tôi và ông ngoại biết cách làm lờ, họ bắt cá ở con sông nước lạnh và chảy siết gần đó ko phải bằng dây câu mà bằng lờ. Thỉnh thoảng họ mang về những con cá nhỏ đẹp như cá cảnh. Mùa cá hồi đẻ họ mang về những con cá hồi chửa tướng, giống cá hồi Siberia có thể nặng tới 6 - 8kg! Đương nhiên lúc này chúng tôi thu được hàng đống trứng cá đỏ, mặc dù thứ này lúc nào cũng bán đầy ở cửa hàng. Tất tật các thứ hải sản đều được nấu nướng hoặc hun khói, muối hoặc phơi khô để dành cho mùa đông. Mọi thứ đều chỉ dùng để ăn. Những thức ăn đủ loại đó đã giúp chúng tôi sống sót qua mùa đông dài lạnh lẽo, tạo nên sự dẻo dai cho những người Siberia chúng tôi. Có lẽ đó cũng là lý do khiến dân Siberia sống tốt hơn qua những năm đói kém so với dân sống ở trung tâm nước Nga hay dân Ukraina.

Cha mẹ tôi sinh được 7 đứa con nhưng 3 đứa ko nuôi được, hồi đó thế là rất bình thường. 4 đứa còn lại sống được đến khi chiến tranh bùng nổ là 2 anh trai, cô em gái và tôi. Cha tôi ko bao giờ kể về tổ tiên họ hàng nên tôi cũng ko biết ai ngoài ông ngoại Danila và bà ngoại Kate. Hồi đó người ta cũng ít khi lập gia phả về những người họ hàng. Bạn chẳng bao giờ cần biết nếu bạn ko muốn phát hiện điều gì đó ko hay cho bạn và gia đình! Tuy vậy tôi biết họ hàng bên ngoại rất rõ, các con cháu gia đình Karelin sống gần chúng tôi. Đầu tiên là anh của mẹ tôi, Petr Danilovich, cũng là xưởng trưởng và là Đảng viên. 1 cách hoàn toàn bất ngờ, ông bác rơi vào cuộc bắt bớ loạn xạ năm 1937 và biến mất trong vùng đất vô tận Siberia hay Cực Bắc, để lại bà vợ ốm yếu và 5 đứa trẻ. Mấy người anh em họ này đã lớn lên, đi học và sống sót qua chiến tranh, nhiều người còn sống đến nay.

Phải đến bây giờ, sau 70 năm tôi mới bắt đầu hiểu ra ko thể có quá nhiều "phản động" và "kẻ thù của nhân dân" như thế được. Tuy nhiên tôi phải thừa nhận rằng vào thời đó việc truy tìm "kẻ thù của nhân dân", việc bắt bớ, mặc dù chưa có các phương tiện truyền thông điện tử, đã thu hút nhiều người kể cả đám trẻ con chúng tôi. Tôi nhớ hồi tôi học lớp 2 hay 3 gì đó chúng tôi đã lùng tìm 1 chữ ký tắt bí mật "VKP(b)!" trên bìa vở và trong những bức tranh của Vasnetsov in trong sách giáo khoa, nếu ko tìm thấy thầy giáo còn mắng là tìm chưa kỹ. Những vụ bắt bớ bất ngờ với những người quen biết ví dụ bác tôi, 1 người có lẽ hoàn toàn vô tội, được xem là "sai sót nhỏ" trong nỗ lực "bắt những tên phản động, gián điệp và tất cả các loại kẻ thù của nhân dân" trong 1 đất nước khổng lồ rộng lớn. Câu nói "Bạn ko thể có món trứng rán nếu ko đập vỡ trứng" được nhấn mạnh nhiều lần trên truyền thông thời đó. Điều khó tin là cùng với chiến dịch truy lùng "kẻ thù" đó, hệ thống truyền thông cũng quảng bá lòng yêu nước và lý tưởng CS cho ko chỉ thanh niên mà tất cả toàn thể nhân dân. Bạn chỉ cần nhắc lại những bộ phim và bài hát yêu nước thời ấy, tất cả chúng đều làm ta thêm yêu Tổ quốc, và với tinh thần yêu nước cao độ đó chúng ta đã bước vào cuộc chiến "thần thánh" chống phát xít Đức.

Cuộc thanh trừng dù đã lấy đi 1 thành viên gia đình nhưng đã ko mở rộng ra những người liên quan. Có lẽ điều đó chỉ xảy ra ở vùng Viễn Đông nước Nga này. Em gái mẹ tôi, Klavdia Danilovna, sinh năm 1915 vẫn tiếp tục làm điện tín viên, 1 người khi đó gần như chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của trạm điện tín, dù rằng anh trai đã bị bắt. Cô tôi lấy 1 kỹ sư, Vasily Alekseevich Baranov, ra mặt trận từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến và trở thành sĩ quan KGB sau chiến tranh. Chú ấy làm sĩ quan KGB tại Riga (Latvia) cho đến tận lúc mất năm 1970. Vợ chồng chú có 1 người con là em họ tôi, Stanislav, sinh năm 1938, cậu ta đã tốt nghiệp Học viện Biên phòng và trở thành 1 sĩ quan tốt. Trước ngày Liên Xô sụp đổ, cậu ấy bị đưa vào danh sách "phù thuỷ đỏ" ở Latvia và do các hành động kỳ thị của chính quyền Latvia, cậu ấy phải rời Cộng hoà Latvia chạy về Nga.

Như đã nói, tôi có 2 người anh. Tôi giống lạ lùng với người anh sinh năm 1918, đến mức làm bạn bè lẫn lộn. 2 chúng tôi đều giống mẹ và ông ngoại Danila. Ivan có nhiều tài lẻ, anh có thể chơi tất cả các loại nhạc cụ kể cả harmonica và đặc biệt giỏi vẽ. Anh cũng rất giỏi toán, ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3 anh đã được mời về dạy toán ở trường làng tôi, trường này dạy học sinh đến lớp 7. Năm 1937 anh đi lính nghĩa vụ trong lực lượng phòng vệ bờ biển thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, tại đó anh dạy toán cho những lính thuỷ còn ít học còn bản thân anh được nhận vào 1 khoá đào tạo điện đài viên. Năm 1942 anh được gửi ra mặt trận và hy sinh tháng 9/1943 khi đang chiến đấu tại Tập đoàn quân 5 Xung kích, Phương diện quân Nam. "Trung sĩ Cận vệ Ivan Vasilievich Pylcyn đã trung thành với lời thề của mình, thể hiện chủ nghĩa anh hùng và lòng dũng cảm, anh đã ngã xuống trong 1 trận đánh vì Tổ quốc XHCN ngày 18/9/1943". Đó là bức công thư mà gia đình tôi nhận được cùng giấy báo tử của anh.

Anh thứ 2 Viktor lớn hơn tôi 3 tuổi, chẳng có tài năng gì đặc biệt. Thứ duy nhất anh thừa hưởng từ cha tôi là thói quen nói rất to, đặc biệt là khi nói mơ, và phong thái mô phạm. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh làm trợ lý trưởng ga trong 1 năm rồi đi lính nghĩa vụ năm 1939, phục vụ trong 1 lữ đoàn đổ bộ đường ko ở Viễn Đông. Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ, lữ đoàn của anh được chuyển tới Ukraina, tại đó anh phải đối mặt với những đòn tấn công phủ đầu chết chóc của cỗ máy quân sự Đức và trải qua giai đoạn rút lui đau đớn. Anh bị thương khi đang bảo vệ Bắc Caucasus, sau đó tham chiến ở Stalingrad và mất tích tại đó tháng 12/1942.

Em gái tôi Antonina Vasilievna sinh năm 1927, hiện sống tại St Petersburg, trước đây là Leningrad. Thực sự là việc cha và bác ruột bị bắt trong thời kỳ Stalin lãnh đạo đã ko ngăn cản việc cô ấy được bầu vào Soviet của làng. Sau đó em tôi chuyển tới Leningrad làm nhân viên cơ yếu cho 1 phòng tuyển quân. Việc cha bị bắt cũng ko ảnh hưởng đến việc tôi vào Đảng, từ 1 lính Hồng quân bình thường tôi đã lên dần tới cấp đại tá. Vì thế cả 2 anh em tôi đều thấy rằng câu nói "con ko phải chịu trách nhiệm về những việc làm của cha" là đúng. Tuy nhiên tôi nghĩ mỗi người có 1 số phận khác nhau và việc liên quan tới những người bị bắt có thể vẫn tiếp tục tác động đến cuộc đời ai đó.

Tôi học ở trường làng đến khi tốt nghiệp lớp 7, tại đó tôi đã được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Komsomol. Lên lớp 8 tôi học ở trường do ngành đường sắt mở ở Obluch''e, 1 thị trấn gần đó, đó chính là lúc cha tôi bị bắt. Anh cả đã bị gọi nhập ngũ, vì vậy mẹ tôi ko thể chu cấp cho tôi ăn học chỉ với tiền lương ít ỏi của anh 2 Viktor. Thế là tôi quyết định viết 1 bức thư cho Dân uỷ phụ trách ngành đường sắt L. M. Kaganovitch, trong thư tôi kể hết những khó khăn của gia đình khi để tôi đi học. Tôi cũng viết rằng cha tôi đang thi hành hình phạt tù vì tội bất cẩn. Ngay sau đó tôi, 1 cậu học sinh, đã nhận được 1 bức quốc thư trong đó cho biết lệnh của Dân uỷ chi trả mọi khoản tiền học và tiền phòng ở ký túc xá của tôi khi học trung học và cho đến cả đại học. Tôi cũng nhận được vé xe lửa miễn phí đi và đến bất kỳ trường nào. Tôi vẫn còn nhớ rõ cái chữ ký độc đáo ở đầu bức công thư, "L. Kaganovitch", với 1 chữ L rất to viết tắt chữ Lazar. Nhờ vậy tôi được trả tiền cho 3 năm học.

Như tôi biết sau này, chồng cô Klavdia Danilovna của tôi còn có 1 hành động liều lĩnh hơn khi còn nhỏ. Khi học hết lớp 6, chú ấy ko được đi học nữa vì gia đình quá nghèo, thế là chú ấy, 1 đứa trẻ 14 tuổi sống ở 1 ngôi làng bị Chúa lãng quên vùng Yaroslavl, đã tự mình đến Moscow. Chú ấy đã gặp được Nadezhda Konstantinovna Krupskaya, vợ goá của Lenin, lúc này là Phó Dân uỷ phụ trách Giáo dục Liên Xô, kết quả là Dân uỷ phụ trách Giáo dục ra lệnh: "Chấp thuận cho Vasily Baranov vào lớp 7". Sau đó chú theo học 1 trường dạy nghề, thật khó tin là hồi đó rất nhiều vụ việc đã được giải quyết theo cách kiểu như vậy.

Đương nhiên việc lo cho lũ trẻ là quan trọng nhất. Tôi và em gái cùng 5 người anh em họ con ông bác đã bị bắt được 2 bà mẹ nuôi dưỡng, cả 2 đều đã mất chồng. Có lẽ ký ức về họ ko có gì đặc biệt, những người phụ nữ Nga chăm chỉ mãi mãi được trân trọng.

Ko giống như ở trường làng, ở trường trung học đường sắt Obluch''e hàng ngày chúng tôi phải tham gia các hoạt động quốc phòng sau giờ học. Thực tế đó là 1 tổ chức tốt, huấn luyện quân sự cho học sinh. Chúng tôi ko có giáo viên quân sự mà có các trung sĩ đến từ các đơn vị quân đội đóng trong thành phố. Họ đến thăm chúng tôi theo định kỳ và dạy tất cả các khoa mục quân sự. Đám trẻ trai gái đều háo hức tham gia các khoá học đó. 1 số đứa quan tâm đến câu lạc bộ hàng ko, tại đó chúng được học lái máy bay và nhảy dù, nhờ vậy chúng có cơ hội theo học Học viện Ko quân ngay sau khi tốt nghiệp lớp 9.

Tổ chức quân sự trong trường học bao gồm các trung đội, tương đương các lớp, và đại đội, tức là cả khối lớp. Ví dụ 3 lớp 10 hợp thành 1 đại đội, tập hợp tất cả 3 khối 8, 9 và 10 của trường lại chúng tôi có 1 "tiểu đoàn chiến sĩ nhỏ". Đứa giỏi nhất mỗi lớp sẽ là trung đội trưởng, đứa mẫn cán nhất trong số đó sẽ được chỉ định làm đại đội trưởng, đứa lớn tuổi nhất trong khối 10 sẽ là tiểu đoàn trưởng. Khi tôi được bầu làm Bí thư Đoàn trường hồi lớp 9, cấp bậc của tôi trở thành "Chính uỷ tiểu đoàn". Thông thường, bí thư chi Đoàn Komsomol các lớp sẽ là các Ctrị viên đại đội. Chúng tôi thực thi trách nhiệm "chiến sĩ nhỏ" 1 cách hết sức nghiêm túc! Chúng tôi thậm chí còn đính cầu vai vào áo sơmi và áo khoác, với các sao vạch làm bằng thiếc, và rất tự hào về chúng. Kiểu định danh cũng tương tự: "Đồng chí Chính uỷ tiểu đoàn trẻ tuổi!" Ở trường tôi, từ đứa bé nhất trở đi đều tôn trọng và ủng hộ các lực lượng vũ trang. Có cả những lớp huấn luyện kỹ năng chỉ huy. Tôi phải nhắc lại là các kinh nghiệm "chiến sĩ nhỏ" đó, theo đánh giá cảm tính của tôi khi đi nghĩa vụ lúc chiến tranh bùng nổ, là rất thiết yếu!

Tôi tốt nghiệp lớp 10 năm 1941, 2 ngày trước hôm 22/6, ngày tai hoạ đối với toàn thể đất nước tôi. Ngay sau lễ tốt nghiệp chúng tôi tới trung tâm của vùng, thị trấn Bira, để nộp đơn xin vào các học viện quân sự. Hồi đó đám thanh niên Soviet đều mê cuồng Học viện Ko quân, ko có thì Học viện Xe tăng và Pháo binh, ko có thì các học viện khác. Tôi chọn Viện nghiên cứu quân sự Novosibirsk, khoa kỹ sư đường sắt vì truyền thống gia đình và để thể hiện lòng biết ơn với Dân uỷ phụ trách ngành Đường sắt đã cho tôi đi học miễn phí. Dù sao đó cũng là 1 viện nghiên cứu quân sự. Nhưng rồi tất cả dự định và mơ ước của chúng tôi đã tan tành khi nghe tin chiến tranh bùng nổ chính tại Bira, đây là nơi chúng tôi được nghe giọng nói của Molotov. Tin chiến tranh thình lình vang lên vào 7h tối ở Viễn Đông chỗ tôi, cùng lúc với Moscow, nhưng ở đó lúc này mới là buổi trưa. Ngay lập tức, như thể có 1 sự chỉ huy, 1 hàng người dài đã xuất hiện trước phòng tuyển quân. Thật là 1 đêm chủ nhật hạnh phúc và thảnh thơi! Tất cả đàn ông đều xếp hàng đăng lính. Sự ngạo mạn của bọn Nazi đã đi quá xa, và chúng tôi đều muốn cho chúng biết chúng tôi sẵn sàng đập lại. "1 chút máu sẽ đổ trên đất đai của kẻ thù, và cuối cùng chúng ta sẽ đập tan quân địch (*)".

Trong 2 ngày, đám thanh niên mới tốt nghiệp trung học chúng tôi ko nghe được thông tin gì về những lá đơn xin học từ các học viện quân sự. Tôi đã nhanh chóng đổi ý và viết 1 lá đơn mới xin vào Học viện Xe tăng. Sau đó chúng tôi được trả lời là tất cả các học viện quân sự đều đã hết chỗ và chúng tôi được gọi nhập ngũ như lính dự bị động viên bình thường. Chúng tôi được cho 2 ngày để chuẩn bị hành lý, thế là chúng tôi nhanh chóng quay về đóng gói tư trang. Sau 1 cuộc chia tay ngắn ngủi cùng gia đình, những chuyến tàu quân sự đã nhanh chóng đưa chúng tôi tới các vùng khác nhau thuộc Viễn Đông.

Tôi lên 1 chuyến tàu với nhiều bạn cùng trường, đoàn tàu chạy về hướng tây và niềm vui của chúng tôi ko tồn tại lâu, mới 2 ngày sau chúng tôi đã dừng lại tại Belogorsk, thị trấn chỉ cách chỗ chúng tôi ở có 300km, tại đây chúng tôi trở thành tân binh Trung đoàn 5 Bộ binh Dự bị của Tập đoàn quân 2 Cờ Đỏ thuộc Quân khu Viễn Đông. Quân khu đã được đổi tên là Phương diện quân nhưng cái tên này vẫn chưa thực sự được sử dụng. Trung đoàn mới thành lập vội vã này còn chưa có đủ chỉ huy trong khi các đoàn tàu vẫn đổ tới vô số tân binh.

Chỉ huy đại đội tôi là chính uỷ tập sự Nikolai Vasilievich Tarasov. Tôi nhớ rõ vị chỉ huy đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp này. Anh ta cao dong dỏng và hơi yếu ớt nhưng có 1 vẻ rất điềm tĩnh trong đôi mắt mệt mỏi. Mới chỉ có 2 "khối vuông" trên cầu vai, anh ta đã chỉ huy 1 đại đội hơn 500 người. Binh lính thuộc đủ mọi lứa tuổi, chưa từng được huấn luyện quân sự và nhiều người mù chữ, họ là những người được động viên ngay trong ngày đầu tiên, hầu hết đến từ những làng nhỏ hẻo lánh sâu trong rừng taiga. Tarasov, đại đội trưởng đầu tiên của tôi, lập tức tách những người đã tốt nghiệp từ cấp 2 trở lên ra, và chỉ với 1 cái liếc qua anh ta có thể bổ nhiệm ai đó tạm thời làm trung đội trưởng hay tiểu đội trưởng, tôi được chỉ định là trung đội trưởng. Rồi khi đám người hỗn loạn đã dần dần trở thành 1 đơn vị quân đội có tổ chức, ngày thứ 2 đại đội trưởng đưa tất cả chúng tôi tới 1 banya (nhà tắm hơi), gọi vậy nhưng thực ra bên trong chỉ có hàng dãy vòi sen. Tại đây chúng tôi được cắt tóc, sau đó là kỳ cọ, và nhận quân phục. Chúng tôi nhét mình vào những "ủng quá to, mũ quá rộng, che kín cả mắt". Chúng tôi trở nên giống nhau đến mức có thể ko nhận ra được cả bạn mình chứ đừng nói là biết ai ở trung đội nào.

Đại đội càng lúc càng có vẻ nhà binh hơn. Chúng tôi được đưa tới 1 khu trại dựng bằng lều bạt cách canteen 3km. Mọi con đường đều dẫn tới canteen, chính uỷ tập sự Tarasov của chúng tôi khích lệ mọi người bằng các nghi thức và những bước đi theo kiểu duyệt binh. Trong khi đó đám "trung đội trưởng" chúng tôi cố hết sức giúp đỡ anh ta, trổ hết học vấn và kỹ năng. Đại đội trưởng, kỳ lạ thay, cũng tổ chức được cả việc chuẩn bị cho lễ tuyên thệ và nói chuyện riêng với nhiều người trong chúng tôi. Tôi cảm thấy khâm phục vì anh ta đã có đủ thời gian và nhiệt tình làm những việc đó! Nikolai Vasilievich Tarasov còn là 1 chỉ huy thực sự mẫu mực, 1 chính uỷ với nghĩa tốt đẹp nhất của từ này. Tôi xin nhắc lại anh ta và những quyết định của anh ta đã tạo nên nhiều quãng thời gian tốt đẹp trong cuộc đời tôi.

(*) 1 đoạn trong bài hành khúc phổ biến những năm 30 "Nếu mai có chiến tranh".

Chúng tôi được ngủ khoảng 5 - 6h/ngày, Ctrị viên thì còn ít hơn. Tuy nhiên vài ngày sau thì có 1 trung uý và 1 thiếu uý vừa tái ngũ từ lực lượng dự bị động viên tới. Mỗi người tiếp nhận 1 nửa đại đội. Tôi ko nhớ họ của 2 vị chỉ huy mới nhưng cả 2 đều tháo vát, bề ngoài chắc nịch và là những người rất vui tính, người này gọi người kia là "Trung tướng" và "Thiếu tướng".

Vài ngày sau nữa chúng tôi được đưa tới bãi tập bắn và tất cả những ai hoàn thành các bài tập với súng trường đều được làm lễ tuyên thệ ngay. Buổi lễ tuy ko long trọng lắm nhưng tôi vẫn nhớ từng chi tiết nhỏ. Chúng tôi thề trung thành với Tổ quốc, với Liên Bang CHXHCN Soviet. Đó là 1 ngày đặc biệt trong đời tôi, trước đây tôi chưa từng thề thốt vì bất kỳ chính phủ hay quốc gia nào, chỉ biết có Chúa. Vậy mà cả 40 năm đời binh nghiệp tôi đã phụng sự chỉ dưới lời thề quân đội duy nhất này.

Chúng tôi làm quen dần với việc tình trạng căng thẳng thường xuyên và các khoá huấn luyện. Sau khoảng 1 tháng, đại đội tôi đã gần như 1 tổ chức quân đội sẵn sàng làm nhiệm vụ. Có lẽ các chỉ huy - Ctrị viên cũng phải tự hào vì cái đám đông ô hợp chúng tôi đã có thể bước đều trên đường phố. Đại đội trưởng tạm thời tức trung uý của chúng tôi khích lệ mọi người bằng những câu đùa thô lỗ: "Ngẩng đầu, hếch mũi lên! Nhìn vào đám con gái đang ngắm các cậu ấy! Nụ cười của đám gái đó ko làm dạng 2 chân các cậu ra được đâu, nhưng chắc họ đang nghĩ đến chuyện đó đấy!" Những câu đùa bao giờ cũng được việc!

Thời gian trôi qua, đại đội tôi được phân vào các trung đoàn và sư đoàn của "Tập đoàn quân Viễn Đông, chỗ dựa vững chắc" như chúng tôi vẫn hát trong bài hành khúc. Chúng tôi cảm thấy tiếc vì phải chia tay với đại đội trưởng, người đã trở thành 1 người cha thật sự của đại đội. Đó là 1 tấm gương về sự tận tuỵ, 1 sĩ quan Ctrị thực sự. Tôi chắc chắn Ctrị viên đã trải qua 1 quãng thời gian khó khăn với chúng tôi, đã bỏ ra nhiều tinh thần, thời gian và hy vọng cho đơn vị này, đã chia sẻ với mỗi người chúng tôi 1 phần con tim anh.

Số phận đưa đẩy tôi vào trung đội trinh sát Trung đoàn 198 Bộ binh / Sư 12 Bộ binh / Tập đoàn quân 2 Cờ Đỏ / Phương diện quân Viễn Đông, đóng tại Blagoveshensk trên sông Amur. Viên chỉ huy quan trọng nhất với tôi tại đó là trung đội phó, Trung sĩ Zamyatin. Tôi nhận hình phạt kỷ luật đầu tiên là từ anh ta, "1 khiển trách cá nhân". Nó diễn ra như thế này: Vì tôi rất cao nên trong các bài thể dục buổi sáng, hầu hết là chạy, tôi thường vượt lên trước mọi người kể cả những binh sĩ lớn tuổi trong trung đội. Khi trung sĩ ra lệnh "bước dài" tôi càng chạy những bước dài hơn bằng đôi chân rất dài của mình và chạy nhanh hơn nữa. Vậy là cánh già trong trung đội nói móc "ở đây cậu sẽ có đủ chỗ để chạy, đừng chạy quá nhanh". Tất nhiên là tôi sẽ phải chạy chậm lại nhưng sau vài lần va chạm như vậy trung đội đã cho trung đội dừng lại, lệnh cho tôi bước khỏi hàng và ra 1 tuyên bố "khiển trách cá nhân", sau đó ko còn ra lệnh nào nữa. Tôi cảm thấy hết sức bị xúc phạm, tôi có thể chạy nhanh hơn, vậy mà lại ko được. Tôi ko viết thư về nhà kể về lời khiển trách này mà giữ nỗi hổ thẹn cho riêng mình, cố gạt nó đi trong 1 thời gian dài nhưng nó vẫn bám riết lấy tôi cho đến 1 hôm có cuộc hành quân vũ trang 30km và tôi giúp 1 người lính hoàn toàn kiệt sức. Tôi sách súng hộ và thực sự là lôi anh ta về đến đích. Trung sĩ khen ngợi tôi vì đã thể hiện tinh thần giúp đỡ đồng đội và thông báo xoá án khiển trách. Tôi thấy thật hạnh phúc!

Tôi ít khi gặp trung đội trưởng, trung uý Zolotov, thực tế trung đội do Zamyatin điều hành. Tôi ko nhớ tí nào về trung đoàn trưởng của mình nhưng còn nhớ sư trưởng, 1 sĩ quan lùn mập người Gruzia, tướng Chanchibadze, cuối chiến tranh là chỉ huy Tập đoàn quân 2 Cận vệ. Sự tháo vát và khắt khe của ông đã dạy cho chúng tôi nhiều điều. Xét 1 cách toàn diện, những môn "khoa học để giành chiến thắng" đã lấy đi nhiều mồ hôi của chúng tôi. Áo khoác gimnastyorka (thể thao) của lính đều thấm đẫm mồ hôi đến mức có thể dựng đứng trên sàn nhà mà ko đổ! Tôi đã từng gặp vấn đề với khớp đầu gối và gia đình đã chữa chạy cả bằng thuốc bác sĩ cho lẫn thuốc do bà ngoại tự bào chế mà ko xong. Vậy mà sau khoá huấn luyện căn bệnh này đã hoàn toàn biến mất và ko bao giờ tái phát. Môi trường quân đội quả có thể chữa lành nhiều loại bệnh cả thể chất lẫn tinh thần.

Việc huấn luyện quân sự tại Phương diện quân Viễn Đông cực kỳ căng thẳng. Tôi đoán ko lầm thì khoa mục chính là hành quân, ko cần biết là kiểu hành quân gì. Nó được dùng để thay thế cho các bài huấn luyện thể lực và nhiều loại bài tập kỹ năng chiến đấu khác. Trước hết là hành quân vũ trang với tất cả các đơn vị trinh sát trong sư đoàn, bao gồm cả đại đội trinh sát sư đoàn. Đó là 1 cuộc hành quân 60km băng đồng, những ai từng sống ở Viễn Đông đều hiểu thế nghĩa là gì. Rừng taiga bao phủ kín suốt dọc đường! Nên nhớ ngoài mang theo súng trường hay súng máy, mỗi người lính còn phải mang balô hay túi dết nặng tối thiểu 30kg. Cuộc hành quân trở nên cực kỳ gian khổ, đặc biệt với những lính mới nhập ngũ như chúng tôi. Đó là 1 ngày nóng nực tháng 8 nhưng trung đội tôi là đơn vị đầu tiên hoàn thành bài tập, ko chỉ hành quân mà còn trong tiếng hát quân hành! Khi đã hoàn toàn kiệt sức, chỉ muốn ngã lăn ra vào những km cuối cùng, chúng tôi bắt đầu hát! Với giọng ngắc ngứ, hoàn toàn ko đúng giai điệu gì hết, chúng tôi đã hát! Càng ngày càng to hơn và vui vẻ hơn, bước chân mỗi lúc 1 đều đặn và mạnh mẽ hơn. Bài hành khúc đã mang lại cả sức mạnh lẫn tinh thần! Nếu tôi nhớ ko nhầm chúng tôi đã hát bài hành khúc của Tập đoàn quân Viễn Đông: "Tập đoàn quân Viễn Đông, chỗ dựa vững chắc".

Sư trưởng đang chờ đợi những người lính trinh sát ở cuối đường cũng hoà vào lời ca và trung đội tôi về đích với hàng quân thẳng tắp và đầu ngẩng cao! Sư trưởng cho trung đội dừng, phát biểu cảm ơn những người lính bằng chất giọng Gruzia đặc trưng: "Tôi thưởng cho trung đội 1 đôi ủng mới!" Tôi phải nói rằng lúc đó hầu hết ủng của chúng tôi đều đã rách te tua. Cánh già trong trung đội cho rằng chúng thể nào cũng được thay nhưng chiến tranh đã thay đổi tất cả, tất cả ủng của chúng tôi đều đã quá đát rất xa. Vì vậy "1 đôi ủng mới" có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải quyết vấn đề này. Trung đội trưởng, trung uý Zolotov, lúc này mới thể hiện quyền hạn ko thể bàn cãi của mình là giao đôi ủng mới cho người có đôi ủng thảm hại nhất trung đội. Chiếc ủng cũ được sử dụng làm vật liệu để sửa chữa vá víu những đôi ủng còn có thể sửa được. Thật tốt là rất nhiều chiếc ủng nhờ đó đã được vá!

Tôi phục vụ tại trung đội trinh sát cho đến ngày 1/1/1942. Đúng ngày đầu năm mới tôi bất ngờ bị gọi đi gác lá cờ của trung đoàn. Đến đêm, nhanh đến mức thậm chí ko cho tôi cơ hội kịp lau súng, tôi vẫn còn rất tiếc vì chuyện đó, họ gửi tôi tới Học viện Bộ binh Vladivostok 2. Đây là 1 sáng kiến của tổ chức Đoàn Thanh niên Komsomol địa phương. Đầu tiên tôi sung sướng vì được đến Vladivostok, thành phố mà tôi đã từng nghe nói đến nhiều và là ước mơ thời thơ ấu của tôi. Thế nhưng hoá ra Học viện lại nằm ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur.

Tôi học tại đây trong 6 tháng. Đó là 6 tháng căng thẳng, tập trung học tập các khiến thức và kỹ năng chiến đấu. Tôi xin nhắc lại đó là 6 tháng mùa đông nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng ấm áp tại Học viện. Tôi nhớ tất cả các giáo viên với lòng biết ơn sâu sắc, đầu tiên là thượng sĩ đại đội Khasmutdinov. Trung đội trưởng của đám sĩ quan tập sự chúng tôi là trung uý Lilichkin, 1 người rất trẻ, đại đội trưởng là đại uý Litvinov, 1 người cực kỳ tao nhã. Họ đều tỏ ra miễn nhiễm ko ngờ với điều kiện khí hậu cận Bắc cực ở vùng này. Tôi cũng xin nhắc lại với lòng kính trọng các đồng đội của mình, đặc biệt là người bạn giường bên cạnh Nikolai Pahtusov, ca sĩ đại đội Andrey Lobkis, người có thể hát ngay cả trong những ngày băng giá nhất, và anh bạn cận thị lúc nào cũng buồn ngủ Sergey Vetchinkin. Họ cũng như nhiều người khác đã giúp tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn nhưng tôi chưa từng gặp lại 1 ai. Tôi ko thể ko kể lại 1 số chi tiết trong quãng đời tại Học viện và những giáo viên tại đó.

Học viện đặt tại 1 vùng ngoại ô tên là Mylki cách sông Amur ko xa. Lịch học cực kỳ căng thẳng. Bài tập buổi sáng bắt đầu 2h trước bữa sáng, thường là các bài tập thể dục hoặc tập sử dụng lưỡi lê, đó là bài tập hàng ngày. Chúng tôi ko được nghỉ ngày nào trừ phi đêm trước đã tập hành quân vũ trang. Trong trường hợp đó chúng tôi sẽ nhận được thức ăn khô cho bữa sáng, thường là cá hộp hoặc cháo thịt đặc đóng hộp, cứ 2 người 1 hộp. Bữa sáng trong canteen thường gồm gồm bột mì nướng (ta hay gọi là bánh nắp hầm - Maseo), cháo yến mạch hay kiều mạch, 1 miếng bánh mì phết bơ và trà đường. Chúng tôi tập thể lực nặng khiến ko 1 loại thực phẩm giàu calori nào đáp ứng đủ. Trước bữa trưa chúng tôi luyện tập ngoài trời, trong điều kiện nhiệt độ tháng 1 và 2 đôi khi xuống dưới âm 30 độ C. Sau bữa trưa thì trời đã bắt đầu tối, chúng tôi học 2 - 3h trong lớp những môn bao gồm vẽ và đọc bản đồ, lý thuyết đạn đạo, vũ khí nhẹ, công binh, tín hiệu và truyền tin, v.v... Sau đó chúng tôi làm bài tập hoặc tự học. Hàng đêm trước bữa tối chúng tôi còn phải tập luyện hoặc trượt tuyết 1 - 2h. May mắn thay tuyến đường trượt tuyết dẫn tới gần 1 tiệm tạp hoá, chủ cửa hàng luôn mở muộn để dành cho chúng tôi. Tuy nhiên ko may là kho của cửa hàng chỉ có mỗi thịt cua đóng hộp, những hộp cua xếp kín các kệ và cửa kính, 1 hộp nhỏ giá chỉ 50 kopek nên chúng tôi thường mua loại này, đó là khẩu phần tăng cường của chúng tôi. Chúng tôi ăn nó ngay khi về đến trại hoặc giữ lại cho bữa sáng hôm sau, trộn vào với cháo. Đó là 1 sự phối hợp hoàn hảo, món ăn thật là ngon!

Bữa trưa rất giàu calori. Giai đoạn đầu chúng tôi có cháo ngũ cốc đặc hoặc súp mì sợi, ko thì súp bắp cải với thịt, thêm vitamin bổ sung trông giống những bụi tầm xuân khô giúp ngăn ngừa bệnh thiếu vitamin. Giai đoạn sau chúng tôi được ăn ko hạn chế cháo hoặc mì sợi với thịt, dưa muối kiểu Siberi và cá hồi. Điều đó cho thấy Viễn Đông là nơi giàu hải sản! Tuy nhiên ở đây người ta dạy chúng tôi để đi chiến đấu chứ ko phải diễu binh, vì vậy mặc dù khẩu phần ăn rất tốt và giàu dinh dưỡng nhưng cái lạnh dưới ko khủng khiếp cùng khối lượng vận động khổng lồ đã rút cạn số calori đó. Chỉ những người phục vụ trong nhà bếp mới có thể được ăn nhiều như mong muốn, đó có lẽ là lý do người ta nghĩ ra 1 hình phạt bổ sung là cấm được phục vụ trong bếp. Công việc duy nhất của những người bị hình phạt này là cọ nhà xí dành cho lính!

Cảm giác đói thường trực khiến chúng tôi luôn nhớ tới những ký ức quê hương ngọt ngào với những món ăn thơm ngon mà các bà các mẹ làm trước chiến tranh. Chúng tôi thường trao đổi về chúng trong những lúc nghỉ chia nhau điếu thuốc. Người bạn gần gũi nhất của tôi ở Học viện, Nikolai Pahtusov, đến từ Nikolaevsk trên sông Amur, cậu ta thực sự thích kể 1 cách hùng hồn về mẹ mình, về món ngỗng tuyệt hảo bà nấu trong những dịp lễ lớn. Cậu ta thậm chí còn sửng cồ với các học viên khác khi họ cứ cắt ngang câu chuyện bằng cách xin cậu ta ngừng lời: "Đừng làm tôi đói thêm!"

Tôi còn nhớ rất rõ giáo viên môn bản đồ. Thầy mới chỉ là thiếu uý, tên là Elman, 1 sĩ quan người Estonia được gọi nhập ngũ từ lực lượng dự bị động viên. Thầy dạy chúng tôi xác định phương hướng bằng cách xem sao, cách xác định tuần trăng và xác định thời điểm trăng tròn hay bắt đầu có trăng với sai số chỉ 1 ngày. Tôi đã biết tất cả các bí quyết này từ khi còn nhỏ, ông ngoại Danila đã dạy tôi, nhưng chỉ tại Học viện tôi mới biết được lời giải thích khoa học cho chúng nhờ thầy giáo bản đồ. Đó quả là 1 người thú vị và hiểu biết. Thầy biết cách khắc sâu những kiến thức cần thiết vào đầu chúng tôi, đó chính là điều người ta nóng lòng chờ đợi ở lớp học này. Thầy tổ chức những buổi thực hành thiên văn, thầy thị phạm cách làm rồi cho từng nhóm tìm con đường ngắn nhất hoặc con đường thuận lợi nhất, nhóm nào thắng sẽ được thưởng khi thì là 1 gói thuốc lá mahorka, khi thì là 1 chai nước hoa Eau de cologne. Đó là những phần thưởng giá trị vào lúc đó, chúng tôi hút bất kỳ loại thuốc lá nào vớ được, ai mà chả muốn được thở hít thứ khói thơm tho ngọt ngào sau những buổi tập thể lực đến kiệt sức cơ chứ! Theo quy định của quân nhu, các học viên trường quân sự ko được phát thuốc lá trong khi phần lớn đều nghiện thuốc.

Có 1 trại tù cạnh học viện bao bọc bằng rào gỗ. Các tù nhân có thuốc lá và thường bán cho chúng tôi, 60 rúp 1 bao, bằng đúng 1 tháng lương học viên! Chúng tôi đưa tiền cho họ qua các lỗ hàng rào và nhận lại bao thuốc nhưng các tù nhân cũng rất hay lừa đảo đám trai trẻ chúng tôi. Trong bao thuốc có khi chỉ là 1 nhúm mahorka, còn lại là mùn cưa, lá thông khô và thậm chí là cứt ngựa khô! 1 gói bưu phẩm chứa đầy thuốc lá gửi từ nhà là 1 lễ hội thực sự với toàn thể học viên. 10 - 12 người truyền tay nhau hút 1 điếu! Đó là lý do vì sao 1 gói mahorka là món quà quý giá thưởng cho sự "chuyên cần" của chúng tôi.

Tôi sẽ mãi mãi nhớ tới thầy dạy pháo binh và vũ khí cá nhân, đại uý Babkin. Thầy là 1 người cực kỳ nhộn, ko bao giờ cho ai có cơ hội ngủ gật trong giờ học. Nếu ai đó buồn ngủ sau 1 buổi học ngoài trời trong băng giá, thầy sẽ kể 1 câu chuyện vui khiến cả trung đội hoặc đại đội nổ tung trong những tràng cười, và thế là cơn buồn ngủ biến mất. Thầy cũng sắp xếp những cuộc thi tháo lắp súng trường bán tự động Tokarev (SVT). Nó có 1 số khác biệt so với súng trường tiêu chuẩn Mosin Nagant, trung liên Degtyarev (RPD), súng trường tự động Simonov (AVS) và các loại vũ khí khác. Giờ tôi ko thể nhớ nổi tất cả các loại súng nữa.

Tôi đã trải qua 6 tháng tại Học viện, từ ngày đầu tiên của năm 1942 đến tháng 7/1942, và tốt nghiệp loại ưu, có nghĩa là hoàn thành xuất sắc mọi khoa mục. Tôi được phong cấp trung uý cùng 17 học viên tốt nghiệp loại ưu khác. Đó là cấp hàm đầu tiên của tôi. Trong hơn 100 học viên chỉ có khoảng 70 người hoàn thành các khoa mục, họ được tốt nghiệp hạng "tốt" và "đạt", những người trượt bài tốt nghiệp chỉ được làm trung sĩ.

Chúng tôi nhận chứng minh thư chỉ huy, sau này gọi là chứng minh thư sĩ quan, và trang bị. Mỗi người được 1 thắt lưng có dây đeo qua vai bằng da, túi đựng bản đồ, bao cho loại súng ngắn ổ quay Nagant, súng này sẽ chỉ được phát tại đơn vị. Chúng tôi diện áo len gimnastyorka đồng phục mới cứng với cầu vai mới và 2 quân hàm có gắn kubari tức "khối vuông". Họ phát cho chúng tôi quần có viền mầu quả mâm xôi, mũ lưỡi trai với băng mũ cũng màu quả mâm xôi và thậm chí cả 1 đôi ủng da dài. Chúng tôi đi lại với tất cả những thứ quân phục mới tinh đó 1 cách hết sức tự hào, lắng nghe tiếng lạo xạo phát ra từ dây lưng và đôi ủng mới. Tuy nhiên, niềm vui của chúng tôi ko kéo dài! Hầu hết các thiếu uý và trung sĩ được gửi ra mặt trận, trong khi tất cả các trung uý được gửi tới các đơn vị tại Viễn Đông. 1 nhóm nhỏ sĩ quan mới tốt nghiệp trong đó có tôi được chỉ định làm trung đội trưởng trong Lữ đoàn Bộ binh Độc lập 29 dưới quyền đại tá Suin.

Ngay từ ngày đầu tiên nhận trung đội, tôi cũng như mọi trung úy mới nhậm chức đều bắt đầu bằng việc viết đơn xin chuyển tới các tập đoàn quân đang chiến đấu ở mặt trận phía tây. Các tiểu đoàn thuộc lữ đoàn tôi đóng tại hồ Hanka trên biên giới với Mãn Châu, nơi đang bị quân Nhật chiếm đóng. Lữ đoàn trưởng tập hợp tất cả chúng tôi lại và chứng minh 1 cách bình thản nhưng lôi cuốn rằng Phương diện quân Viễn Đông "nhàn rỗi" của chúng tôi có thể rất nhanh chóng và bất ngờ chuyển sang tình trạng chiến đấu cao!

Mùa đông đến, mặc dù chúng tôi đóng tại phía nam vùng đất Viễn Đông Liên Xô nhưng băng giá cũng rất ghê gớm, những cơn gió mạnh ko dứt khiến cuộc sống trở nên rất ko thoải mái. Trong các cuộc hành quân bằng ván trượt chiếm rất nhiều thời gian, chúng tôi được phát ko chỉ mũ lót len chỉ hở 1 lỗ cho mắt và mồm mà cả túi bọc dương vật để giúp nó ko bị cóng! Cuối năm 1942, khi cuộc tấn công của quân Đức vào Stalingrad bị chặn đứng và nguy cơ quân Nhật tấn công đã giảm bớt, mỗi tiểu đoàn lấy 1 đại đội bổ sung cho mặt trận. Họ được đưa lên tàu hoả chạy về phía tây vào những ngày đầu tiên của tháng 1/1943.

Sau này tôi được biết chúng tôi được chia ra tạo thành bộ khung cho quân đội Nam Tư, tiếp đó là các sư đoàn mới thành lập của Woisko Polsko (Quân đội Ba Lan - Maseo), và Lữ đoàn Tiệp Khắc dưới quyền Ludvig Svoboda. Đoàn tàu của chúng tôi thực sự đã "phóng như bay" tới Zima. Những đầu máy hơi nước đã phải thay thế nhanh chóng và ko đủ thời gian để nhận thức ăn nóng từ bếp trung đoàn mặc dù nó nằm ngay trên tàu. Chúng tôi thậm chí ko kịp nhận 1 xô nước nóng tại ga. Tuy nhiên tại ga Zima chúng tôi bất ngờ dừng lại. Chúng tôi đứng chân tại đó mà ko làm gì cả gần 1 tuần, hình như các đơn vị người Nam Tư chưa thành lập xong. Sau đó chúng tôi lại được đưa đi tiếp với tốc độ rùa bò, mất cả tháng để tới Ufa, thủ phủ của Bashkiria. Vượt qua Ufa, chúng tôi bị tống xuống ở ga Alkino trong đêm.

Chúng tôi trở thành bộ khung của Trung đoàn 59 Bộ binh Dự bị, Lữ 12 Bộ binh Dự bị thuộc Quân khu Nam Ural. Công việc chủ yếu của trung đoàn là huấn luyện tân binh, phần lớn họ đều đã có tuổi và đến từ các nước cộng hoà Hồi giáo thuộc Liên Xô. Chúng tôi dạy họ các kỹ năng chiến đấu cơ bản, tổ chức họ thành các đại đội dự bị cho Phương diện quân. Cũng giống như các sĩ quan khác, việc này tốn nhiều thời gian của tôi, suốt 9 tháng trời tôi phải viết các loại báo cáo và đơn từ gửi Phương diện quân. Chính tại đây tôi được vào Đảng và số phận đã mang tới cho tôi 1 cô gái sơ tán từ Leningrad. 1 năm sau, tại mặt trận, cô đã trở thành vợ tôi trong suốt phần đời còn lại.

Chúng tôi được nuôi dưỡng theo "Voentorg" (hệ thống cấp phát theo tem phiếu dành cho quân đội - Maseo). Thực đơn bao gồm chủ yếu là súp bắp cải muối chua, hình như muối từ tận 2 năm trước! Bữa chính cũng vẫn là thứ bắp cải này hầm nước lã! Chúng tôi ko được nhận chút thịt nào, thay vào đó là cá trích thứ phẩm đỏ quạch, chắc cũng được muối từ nhiều năm trước. Chúng tôi nghe nhiều lời đồn đại hài hước rằng thứ thực phẩm này đã được lựa chọn nhằm làm tăng lòng yêu nước cho các sĩ quan, họ sẽ muốn ra mặt trận để được ăn uống tốt hơn! Tôi còn nhớ mấy sĩ quan đã kể 1 câu chuyện cười rằng các nhân viên cung tiêu trong hệ thống Voentorg đã góp tiền để sản xuất 1 chiếc máy bay gửi cho mặt trận nhưng các phi công đều từ chối bay vì trên món quà có hàng chữ "Voentorg", cánh phi công nói nó sẽ bị đạn "bạn" bắn hạ ngay tắp lự! Cái này chắc cũng giống các nhân viên cung tiêu nông trang tập thể. Tất cả đám sĩ quan chúng tôi đều mong mỏi đến lượt được phục vụ trong nhà ăn của lính. Lính tráng được cho ăn hoàn toàn khác với súp, mì sợi hoặc cháo kiều mạch với thịt, đại khái thế. Nhờ vậy chúng tôi có thể được ăn uống đầy đủ 1 lần sau mỗi 2 tuần!

Đến tầm tháng 8 hay đầu tháng 9 gì đó, 1 trong vô số đơn xin của tôi đã có tác dụng. Cùng 1 nhóm nhỏ sĩ quan khác, tôi được gửi tới IORR, trung đoàn sĩ quan dự bị độc lập trực thuộc Quân khu, và sau đó được gửi tới trung đoàn tương tự của Phương diện quân Belorussia. Chúng tôi nhận nhiệm vụ trong Trung đoàn 27 IORR, gác 1 số khu vực quan trọng có khả năng bị quân địch tấn công. Nhưng đây vẫn ko phải là tuyến đầu, nơi tất cả chúng tôi đều khát khao có mặt.

1 ngày đầu tháng 12/1943, tôi được triệu đến cho 1 sĩ quan tham mưu cấp trung đoàn phỏng vấn, đó là 1 đại uý. Mặc dù trong phòng rất ấm áp nhưng viên đại uý vẫn mặc nguyên áo khoác da cừu và cài thắt lưng nghiêm chỉnh như thể sẵn sàng rời khỏi đây bất kỳ giây phút nào. Gương mặt anh ta đen sạm vì nắng gió và tôi bất thần nhận ra tai phải của anh đã cụt. Viên đại uý xem kỹ bản lý lịch sơ sài của tôi, sau đó hỏi vài câu về gia đình, về Học viện và tình hình sức khoẻ của tôi. Bất thần đại uý nói: "Rất tốt! Anh sẽ gia nhập Tiểu đoàn Trừng giới của chúng tôi, trung uý ạh!" Tôi líu cả lưỡi vì shock và hỏi lại: "Nhưng tại sao ạh?" Ngay lập tức ký ức về người cha phải ngồi tù 3 năm trước chiến tranh chạy qua óc tôi như 1 luồng điện, 1 lỗi cẩu thả dẫn tới 1 tai nạn đường sắt, và sau đó ông còn bị tống vào trại dành cho những kẻ nghi ngờ phản quốc hồi đầu chiến tranh. Tất nhiên mọi người đều biết câu châm ngôn: "Con ko phải chịu trách nhiệm cho cha" nhưng tôi ko thể tìm ra lời giải thích nào khác cho việc bị tống vào Tiểu đoàn Trừng giới.

Nhưng đại uý đã trả lời: "Hỏi sai rồi, trung uý! Ko phải tại sao, mà là nhằm mục đích gì. Anh sẽ chỉ huy các shtrafnik (*) và giúp họ chuộc lại lỗi lầm đối với Tổ quốc. Anh sẽ cần cả kiến thức lẫn sức chịu đựng. Anh có 30 phút để chuẩn bị đồ đạc!" Như người ta thường nói: "1 gã trai chỉ cần cài lại thắt lưng là đã chuẩn bị xong đồ đạc", 1 nhóm nhỏ sĩ quan đã đứng sẵn sàng chờ viên đại uý vài phút sau đó. Thì ra anh ta là tham mưu trưởng Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8, đại uý Vasily Afanasievich Lozovoi. Tôi đã bắt đầu cuộc đời lính tuyến đầu với anh vào năm 1943. 25 năm sau chiến tranh, tôi gặp lại anh trong 1 khoá học dành cho sĩ quan cao cấp Quân khu Kiev, khi đó tôi đã là đại tá và anh cũng là đại tá, tôi nhận ra anh chính nhờ cái tai phải bị cụt.

Tháng 12/1943, lúc này tiểu đoàn đang bị thiếu hụt nặng nề cả sĩ quan cơ hữu lẫn shtrafnik, vì vậy họ lấy 18 sĩ quan trung và đại uý chúng tôi vào để thay thế cho những chỗ khuyết. Phần lớn họ là các frontovik (lính tuyến đầu) đầy kinh nghiệm quay lại mặt trận từ bệnh viện, tôi là sĩ quan "thò lò mũi xanh" duy nhất trong số đó. Tuy ngạc nhiên nhưng tôi cũng tự hào vì được chọn vào 1 nhóm toàn các sĩ quan frontovik dày dạn trận mạc.

(*) Shtrafnik là cách gọi phổ biến dành cho những sĩ quan và binh lính phải thụ án trong các tiểu đoàn quân phạm (Shtrafnoi battalion - Tiểu đoàn trừng giới, hay shtrafbat trong tiếng Nga).

1h sau chúng tôi đã sẵn sàng trên xe tải, bật đèn gầm phóng ra tiền tuyến. Ai nấy đều nhìn rõ tuyến đầu rung chuyển trong ánh lửa đạn pháo, những loạt đạn vạch đường đủ màu và những quả pháo sáng lơ lửng trên bầu trời. Tiểu đoàn 8 Độc lập Trừng giới (dành cho sĩ quan) đang bố trí phòng thủ dưới hoả lực Đức bắn tới từ khắp xung quanh. Họ vẫn chưa biết gì về chúng tôi, nhưng chúng tôi đã trở nên rất gần gũi với họ. Tôi có biết đôi điều về các tiểu đoàn trừng giới nhưng chắc chắn là ít hơn những người cùng đi. Dù sao tôi cũng biết Mệnh lệnh 227 nổi tiếng của Dân uỷ Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên tình trạng thực tế khác xa những gì tôi tưởng tượng! Thật ko may, tôi ko hề có các bảng biểu thống kê tổ chức cũng như trang bị của tiểu đoàn, và thống kê này khác xa những gì bạn có thể tưởng tượng ra.

Tham mưu trưởng kỳ cựu của tiểu đoàn là thiếu tướng F. A. Kiselev, ông đã phục vụ trong tiểu đoàn ngay từ ngày đầu thành lập cho đến tận khi nó bị giải tán sau chiến tranh. Ông có kể lại về cấu trúc tiểu đoàn trong hồi ký của mình. Tiểu đoàn gồm các binh sĩ cơ hữu và tạm thời trong đó binh sĩ tạm thời là những người bị đưa vào để chuộc tội hoặc lỗi thi hành sai nhiệm vụ, tức là các shtrafnik. Tình cờ tôi được biết tại 1 số tiểu đoàn trừng giới người ta vẫn gọi các shtrafnik theo cấp bậc cũ, chỉ thêm vào từ "trừng giới", thí dụ "thiếu tá trừng giới" hay "binh nhì trừng giới" v.v... Tôi ko biết quy định này do ai đưa ra nhưng ở tiểu đoàn tôi điều đó ko được áp dụng. Thực tế các sĩ quan cơ hữu ko muốn gây căng thẳng bằng cách gọi binh sĩ với chữ shtrafnik đứng trước, vì vậy chúng tôi gọi tất cả các binh sĩ tạm thời trong tiểu đoàn là "binh sĩ tạm thời". Ngược lại họ gọi chúng tôi theo cấp bậc thông thường, ví dụ "đồng chí đại uý".

Tướng Kiselev viết trong hồi ký: "Các binh sĩ cơ hữu của tiểu đoàn là các sĩ quan tham mưu, đại đội trưởng, trung đội trưởng, Ctrị viên, thượng sĩ cho các đơn vị nhỏ, pháo binh, hậu cần, anh nuôi, quân lương và 1 số vị trí khác. Tiểu đoàn gồm ban tham mưu, 3 đại đội súng trường, 1 đại đội tiểu liên, 1 đại đội súng máy, 1 đại đội cối, 1 đại đội súng trường chống tăng, 1 trung đội quân cảnh, 1 trung đội hậu cần và 1 trung đội truyền tin." Ngoài ra tôi biết tiểu đoàn còn 1 trung đội quân y với 1 trạm phẫu cấp tiểu đoàn. Đương nhiên còn có cả đại diện Smersh (Smert'' Shpionam - Cái chết cho bọn gián điệp), đó là 1 bộ phận đặc biệt.

Bạn chiến đấu của tôi, Petr Zagumennikov, cũng kể giống tôi trong cuốn hồi ký của anh về những ngày đầu của tiểu đoàn. Anh viết rằng ban đầu tại mỗi đại đội hay trung đội đều có cả chỉ huy lẫn Ctrị viên, hay Politruk. Bản thân Petr sau khi tốt nghiệp trung uý đã được đề nghị gia nhập tiểu đoàn sau 1 đợt trị thương với tư cách Ctrị viên trung đội khi còn rất trẻ, chưa đầy 19 tuổi. Petr ko đồng ý, vừa may quy định phải có Ctrị viên ở cấp trung và đại đội được bãi bỏ. Thực tế ý tưởng ban đầu phải có quá nhiều sĩ quan ở mỗi cấp như vậy sẽ khiến cho ko thể chỉ huy các shtrafnik, những người có thể vốn đã là đại tá và chỉ bị tạm thời giáng chức. Người ta nhận ra nó ko thực tế và thế là mỗi đại đội chỉ còn 1 chỉ huy phó, ko có Ctrị viên. Mỗi trung đội có 2 chỉ huy phó lấy từ các shtrafnik. Tuy nhiên việc giảm 1 số lượng lớn Ctrị viên như vậy khiến ban tham mưu tiểu đoàn có rất nhiều sĩ quan Ctrị. Tuy nhiên đó là biên chế tiểu đoàn sau khi đã thay đổi dựa trên kinh nghiệm từ những trận đánh mà tôi có tham gia.

Vì tôi chỉ gia nhập tiểu đoàn vào cuối năm 1943 nên tôi sẽ kể về giai đoạn trước đó theo lời kể của 2 sĩ quan khác. Bạn chiến đấu Petr Zagumennikov, người đã là sĩ quan cơ hữu của tiểu đoàn từ ngày đầu thành lập, và 1 cựu shtrafnik, thiếu tá Semen Basov, binh sĩ tạm thời đầu tiên bị đưa vào tiểu đoàn và tham chiến ngay từ trận đầu.

Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8 (dành cho sĩ quan) của Phương diện quân Trung tâm thành lập cuối tháng 4/1943 tại làng Zmievka, cách Orel ko xa. Các binh sĩ cơ hữu hầu hết là các sĩ quan đã kinh qua trận Stalingrad. Biên chế và trang bị của tiểu đoàn thực ra tương đương với 1 trung đoàn bộ binh bình thường. Tiểu đoàn trưởng (kombat) mang quân hàm đại tá, dưới có 2 phó, 1 tham mưu trưởng và 1 chính uỷ, tất cả đều mang hàm trung tá, và chỉ huy hậu cần. Tham mưu trưởng có 4 phó, G1, G2, G3 và G4, tất cả đều là thiếu tá. Mỗi đại đội có từ 200 người trở lên, trông ko khác gì 1 tiểu đoàn bộ binh bình thường. Vì vậy về mặt số lượng 1 tiểu đoàn trừng giới rất giống với 1 trung đoàn bộ binh thường. Cấp bậc của đại đội trưởng là thiếu tá và trung đội trưởng là đại uý.

Tháng 7/1943 khi trận Kursk nổ ra, tiểu đoàn đã được biên chế đầy đủ và bố trí phòng thủ tại khu vực Ponyri - Maloarkhangelskoe trong vùng trách nhiệm của Sư 7 Bộ Binh Lithuania. Tại đây đã diễn ra cuộc thử lửa đầu tiên của tiểu đoàn. Sau những trận đánh cực kỳ dữ dội và giằng co, tiểu đoàn đã giữ vững được vị trí. Sau đó họ phản công chọc thủng tuyến phòng ngự địch và tiến về hướng Trosna. Những trận đánh đầu tiên này đã chứng minh khả năng khắc phục khó khăn vô song của binh sĩ, cho thấy khả năng của tiểu đoàn có thể đảm nhiệm 1 mũi phản công quyết định của chiến dịch, và sau đó là thẳng tiến bất chấp thương vong nặng nề. Sau trận Kursk, tiểu đoàn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác. Họ đã vượt qua những trận đánh ác liệt nhất tại khu vực Kursk, tại bắc Ukraina, trong đó có trận Putivl, và tiếp theo là tiến tới sông Dnepr và vùng ngoại ô Chernigov. Chỉ sau ngần ấy trận đánh tiểu đoàn mới được nghỉ và bổ sung quân số tại làng Dobryanka. Sau khi nhận quân bổ sung, tiểu đoàn được đưa tới đầu cầu Loev trên sông Sozh thuộc đất Belorussia với nhiệm vụ mở rộng đầu cầu. Hoàn thành nhiệm vụ này, giải phóng xong thị trấn Loev, Tiểu đoàn Trừng giới lại tham gia các cuộc tấn công về hướng Gomel.

Lúc này Phương diện quân Trung tâm đã đổi tên thành Phương diện quân Belorussia. Tiểu đoàn trở thành 1 bộ phận của Tập đoàn quân 48 do tướng P. L. Romanenko chỉ huy. Tiểu đoàn đánh mở đường tới thị trấn Rechitsa, góp phần hợp vây thành công Gomel. Sau khi Gomel được giải phóng ngày 26/11/1943, tiểu đoàn đã duyệt binh xuyên qua thành phố, tới làng Pervomaiskoe thuộc tỉnh Zhlobin và bố trí phòng thủ tại các vị trí trên bờ trái sông Dnepr. Vài ngày sau, quân Soviet mở cuộc tấn công sau 2h pháo kích. Tiểu đoàn đã tiến được 4 - 5km nhưng các đơn vị bạn 2 bên ko tiến được khiến tiểu đoàn bị hở sườn. Quân Đức ngay lập tức tận dụng cơ hội và cắt rời tiểu đoàn bằng 1 cuộc tấn công 2 mũi kiểu càng cua. Để phá vỡ vòng vây tiểu đoàn đã chịu tổn thất nặng nề và bị đẩy trở lại vị trí phòng thủ ban đầu. Đây chính là lúc tôi đến với tiểu đoàn trong 1 nhóm gồm 18 sĩ quan từ lực lượng dự bị Phương diện quân. Chỉ có 3 sĩ quan trong số này sống sót đến ngày chiến tranh kết thúc là Michael Goldstein, Ivan Matvienko và tôi. Đúng như lời bài hát: "Chỉ còn 3 người đứng vững trong số 18 chàng trai ..."

Đến tiểu đoàn, tôi nhận 1 trung đội mặc dù sau này mới biết tôi được chỉ định làm đại đội trưởng theo lệnh của Phương diện quân. Khi biết điều này tôi cảm thấy ngạc nhiên vì ko hiểu mình sẽ trở thành loại đại đội trưởng gì khi chưa từng chỉ huy 1 trung đội trong chiến đấu? Sai lầm này đã được tiểu đoàn chỉnh sửa chính xác. Kombat (*) gửi cho tôi 1 bức thư hỏi tôi có muốn chỉ huy 1 trung đội trinh sát ko. Đó là lần đầu tiên tôi được trò chuyện với trung tá Osipov, tôi ngạc nhiên vì lòng tốt sự chăm lo như 1 người cha của ông đối với tôi. Tôi rất sung sướng nhận lời đề nghị. Tôi từng là trung đội trưởng trinh sát ở Phương diện quân Viễn Đông, tức là nhiệm vụ này cũng khá gần gũi với tôi! Tôi xin nói thêm đây chính là lý do tại sao Kombat đề nghị tôi nhận nhiệm vụ này. Việc bố trí trái mệnh lệnh cấp trên này được chính thức hoá bằng 1 tờ lệnh của tướng Rokossovski, chỉ huy Phương diện quân, vào cuối tháng 3 mãi sau đó. Thực tế chỉ huy Phương diện quân ko có thời giờ kiểm tra những thứ ít quan trọng như vậy.

Tiếp đó, vào cuối tháng 12, trong những ngày đầu tiên tôi chỉ huy trung đội, tôi nhận ra mình chưa hiểu tất cả những đặc thù của tiểu đoàn trừng giới và mối quan hệ giữa các shtrafnik với các sĩ quan. Điều duy nhất tôi chú ý là các sĩ quan kỳ cựu gọi cả sĩ quan cơ hữu lẫn shtrafnik bằng cùng 1 đại từ nhân xưng "anh". Điều đó khiến ko ai phải khó chịu, ngược lại cách xưng hô ko chính thức này khiến mọi người trở nên gần gũi và ko tạo ra sự phân biệt giữa các shtrafnik và các sĩ quan. Phần lớn các shtrafnik trước khi bị đưa vào tiểu đoàn trừng giới đều có cấp bậc cao, họ cũng lớn tuổi hơn chúng tôi nhiều. Các shtrafnik thường có cấp bậc trước đây là thiếu tá hoặc trung tá, tuy nhiên tôi chưa từng nghe là có đại tá nào phục vụ trong tiểu đoàn tôi như 1 shtrafnik.

Tôi đã 1 phen kinh ngạc vì sự cố đầu tiên trong những ngày đầu ở Tiểu đoàn Trừng giới. 1 shtrafnik tới bếp dã chiến dưới đường hào thì 1 shtrafnik khác nhìn thấy và chạy tới gặp, shtrafnik thứ 2 vừa từ sở chỉ huy tiểu đoàn về sau khi bàn giao 1 số tài liệu từ tuyến đầu. Đây là cuộc trò chuyện giữa họ với nhau: Người ở bếp nói với người vừa từ ban tham mưu về: "Tôi có 1 cái đồng hồ vàng của Đức rất xịn, anh có muốn nó ko?" - "Ý anh muốn nói là chúng ta trao đổi ko toan tính?" - "Ko, tôi sẽ giơ tay lên để anh bắn vào ở khoảng cách độ 5 - 6m, ko xa hơn vì như vậy có thế trượt, cũng ko gần hơn vì sẽ để lại vết thuốc súng trên vết thương." - "OK! Nhưng trước tiên cho tôi xem cái đồng hồ đã." Khi người muốn bị thương giơ cánh tay có đeo cái đồng hồ vàng lên, người thứ 2 ra lệnh: "Giờ thì mày giơ nốt tay kia lên, đồ khốn! Cao nữa lên! Tao sẽ cho mày biết ko phải ai trong đám khốn nạn này cũng như mày!" Sau đó shtrafnik thứ 2 giải người kia lên sở chỉ huy tiểu đoàn như 1 tên tội phạm. Tiểu đoàn trưởng thu cái đồng hồ rồi đưa cho 1 cảnh vệ còn tay shtrafnik muốn giả bộ bị địch bắn bị thương thì bị đưa ra toà án binh. Tôi ko biết điều gì xảy ra với hắn, nhưng điều đó ko quan trọng, điều quan trọng nhất trong câu chuyện này là mối quan hệ giữa các shtrafnik với nhau. Vấn đề ko phải cấp bậc trước đây của họ là gì hay việc họ bắt 1 người khác hoặc 1 frontovik, điều cốt yếu là thái độ của bản thân các shtrafnik với những kẻ xảo trá thối tha. Ko có nhiều shtrafnik như vậy, nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn đi qua mặt họ mà ko biết.

(*) Kombat - cách gọi tắt của Hồng quân cho từ "komandir bataliona" (tiểu đoàn trưởng).

2

ROGACHEV VÀ KINH NGHIỆM CHIẾN TRƯỜNG ĐẦU TIÊN

Ngay từ hồi ấy và cho đến tận giờ, chúng tôi vẫn nghĩ Tiểu đoàn 8 Độc lập Trừng giới đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng vùng Rogachev, khu vực Gomel thuộc Belorussia. Vấn đề nằm ở chỗ hàng loạt cố gắng của chúng tôi trong các cuộc tấn công nhằm chọc thủng các cứ điểm kiên cố trên tuyến phòng thủ Đức ở sông Dnepr và sông Druit, hay phá vỡ đầu cầu Rogachev trên sông Dnepr, tất cả đều thất bại. Kẻ địch hiểu rằng mất Belorussia có nghĩa là mở ra con đường ngắn nhất đến các nước Baltic cùng hàng loạt hậu quả khác tiếp theo. Vì vậy quân Đức liên tục tăng quân và gia cố sức phòng thủ của khu vực này. Belorussia cũng là con đường ngắn nhất tiến vào Ba Lan và Đông Phổ, điều này cũng cực kỳ quan trọng. Đó là lý do tiểu đoàn tôi được đưa tới để tham gia vào việc phá huỷ đầu cầu Rogachev và đánh chiếm nó.

Trước trận đánh, tiểu đoàn tôi được nghỉ và nhận bổ sung tại làng Maiskoe Buda thuộc tỉnh Koshelev. Có rất nhiều người mới tới, trong đó ko chỉ có các sĩ quan frontovik phạm tội mà cả các cựu sĩ quan Hồng quân đã buông súng trốn vào dân chứ ko chịu tham gia du kích khi lọt vào các vòng vây hồi năm 1941. Chúng tôi thậm chí còn nghĩ ra 1 tên lóng dành cho họ: "những người bị vây". Ngoài ra còn 1 số cựu sĩ quan Hồng quân mới được giải thoát khỏi các trại tập trung và ko qua được cuộc thẩm vấn của các đặc vụ Smersh. Các Polizei (cảnh sát người địa phương tại các vùng tạm chiếm - Maseo) và những kẻ hợp tác với địch khác ko được đưa vào tiểu đoàn tôi, chúng có 1 số phận khác.

Có rất nhiều tài liệu của giới sử gia ngày nay viết rằng tất cả tù binh Soviet sau khi được giải thoát lại bị đưa vào các trại tập trung Soviet theo lệnh của Stalin, rằng tất các tù binh đó đều bị coi là "kẻ thù của nhân dân". Thực tế là Tiểu đoàn Trừng giới của tôi cũng được bổ sung 1 số sĩ quan dạng này tuy nhiên những tài liệu đó viết hơi quá. Lệnh chỉ nói rằng các các cựu sĩ quan tù binh đã "ko giữ được mình" và hợp tác với địch mới bị đưa vào các tiểu đoàn trừng giới. Tuy nhiên họ ko bị đưa vào các tiểu đoàn trừng giới theo bản án của toà án binh mà theo nghị quyết của 1 ban gồm những người có phận sự xem xét các trường hợp này, các ban này được thành lập và giao trách nhiệm theo Mệnh lệnh 270 ngày 16/8/1941 của Stavka. Mệnh lệnh này ghi rõ: "Hành vi đầu hàng địch ngang với tội phản quốc". Vấn đề là các ban này ko quan tâm xem ai là người chủ động đầu hàng quân Đức, ai bị bắt làm tù binh do bị thương hay lâm vào các hoàn cảnh bi thảm khác. Nếu nhóm đầu xứng đáng bị trừng phạt vì tội phản quốc và làm trái lời tuyên thệ thì nhóm sau lại ko làm gì có lỗi với đất nước. Tôi nghĩ thật bất công khi coi tất cả các cựu tù binh là kẻ phản quốc, nhưng đó là thực tế đã xảy ra. Tôi xin nhắc lại là các ban nói trên ko có đủ thời gian để xem xét từng trường hợp đối với mọi tù binh được giải thoát. Ngoài ra thực tế là các tiểu đoàn và đại đội trừng giới chỉ mới được thành lập trong các năm 1942 - 1943, chúng rất cần người mà chẳng toà án binh nào có thể xử nhiều sĩ quan đến mức đủ cho các tiểu đoàn trừng giới. Vì vậy người ta phải sử dụng các ban đặc biệt này để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện quân số cho các đơn vị trừng giới "theo lệnh của Dân uỷ Bộ Quốc phòng, Đồng chí Stalin". Tất nhiên, họ ko quan tâm đến các số phận khác nhau của các tù binh. Nhìn bề ngoài thì việc làm của các ban này là "có lợi" cho quân đội, nó giúp giải quyết tình hình thiếu quân số cho các đơn vị trừng giới thời điểm đó. Tuy nhiên cái từ "có lợi" ấy chỉ là 1 thủ đoạn, rất nhiều chuyện bất công đã được thực hiện nhân danh "có lợi".

Bên cạnh đó, 1 số sĩ quan lại bị tống vào các tiểu đoàn trừng giới ko phải theo bản án của toà quân sự hay nghị quyết của các ban mà đơn giản chỉ bởi lệnh của chỉ huy quân đoàn hay tập đoàn quân. Tiểu đoàn tôi có rất nhiều cựu tù binh bị đưa vào theo nghị quyết của các ban và theo lệnh của chỉ huy các cấp. Theo tôi, trong 1 số trường hợp, lệnh của các vị chỉ huy cấp cao có lẽ là công bằng. Tình hình của chúng tôi lúc đó cũng đang cần bổ sung khẩn cấp sau khi tiểu đoàn bị thiệt hại nặng nề trong trận đánh ác liệt tại Zhlobin. Chúng tôi nhận được quân bổ sung nhiều ko kém gì 1 trung đoàn bộ binh. Mỗi trung đội có tới 50 người, các đại đội có khi lên tới 300 người, toàn tiểu đoàn đôi lúc có tới 850 "tay lê" như cách chúng tôi thường gọi. Tiểu đoàn tôi đông gấp 3 lần 1 tiểu đoàn bộ binh thường trong Hồng quân.

Chiến dịch Rogachev - Zhlobin của Phương diện quân Belorussia diễn ra từ ngày 21 đến ngày 26/2/1944, đúng như tất cả các sách vở chính thức về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đã viết. Tuy nhiên với chúng tôi chiến dịch bắt đầu sớm hơn. Đêm 17/2 toàn tiểu đoàn bất thần bị đánh thức và lập tức di chuyển, chỉ để lại các đơn vị hậu cần, hỗ trợ và vài cảnh vệ ở lại làng Maiskoe. Suốt đêm chúng tôi hành quân được khoảng 25km về hướng mặt trận. Sáng sớm chúng tôi tập trung trong 1 cánh rừng ngay sát tuyến đầu, tại đây người ta bắt đầu phát áo nguỵ trang mùa đông màu trắng và thức ăn khô. Sau đó 1 đội đặc nhiệm công binh chiến đấu và 1 trung đội súng phun lửa tới. Đến trưa chúng tôi đã sẵn sàng chiến đấu nhưng ko biết nhiệm vụ là gì. Tiểu đoàn nhanh chóng dàn đội hình, thì ra còn có cả 1 đơn vị lớn nữa đi cùng nhưng họ chỉ có quân số bằng 1/4 chúng tôi, họ cũng mặc đồ nguỵ trang đi tuyết và thậm chí có cả ván trượt. Sau đó chúng tôi được biết đó là 1 tiểu đoàn trượt tuyết. Các tiểu đoàn có quân số thật khác nhau. Chỉ mãi sau này tôi mới biết tiểu đoàn mình những ngày đó lớn đến mức nào.

1 lúc sau, 1 nhóm "ông lớn" đến xem xét đội hình của chúng tôi trên những chiếc jeep Willy. Họ đều mang quân hàm cấp tướng hoặc đại tá. Thì ra đó là chỉ huy Tập đoàn quân 3, trung tướng Gorbatov, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã được thiên chuyển từ Tập đoàn quân 48 của tướng P. L. Romanenko sang Tập đoàn quân 3 của Gorbatov. Đó là 1 viên tướng cao và oai vệ, ông nói chuyện ngắn gọn với chúng tôi nhưng với 1 vẻ rất chu đáo, ko giống cách các tướng lĩnh thường nói. Ông nói bằng giọng nhẹ nhàng như thể cha nói với con. Tôi để ý thấy ông tựa vào 1 cây gậy gỗ lớn có nhiều mấu và nghĩ có lẽ ông mới vừa trở lại sau khi bị thương. Chỉ sau này tôi mới nghe được huyền thoại về vị tướng "vinh quang" Alexander Vasilievich Gorbatov đã "dạy dỗ những thằng ngu" bằng chính cây gậy này. Bằng những lời nói ngắn gọn đầy cảm xúc, viên tướng cho biết chúng tôi được giao 1 nhiệm vụ bất thường khó khăn nhưng quan trọng. Chúng tôi phải xuyên qua chiến tuyến địch, khuyấy đảo hệ thống thông tin của chúng, ông cũng nói ông hy vọng chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ 1 cách vẻ vang. Nhiệm vụ này, ông nói, sẽ chứng tỏ sự thật rằng công tác chỉ huy của Phương diện quân và Tập đoàn quân là có trong những tiểu đoàn như tiểu đoàn tôi. Ông cũng thông báo từ ngày 17/2, Phương diện quân Belorussia của chúng tôi đã được đổi tên thành Phương diện quân Belorussia 1. Ông hứa nếu nhiệm vụ được hoàn thành tốt, tất cả các shtrafnik đã chứng tỏ được khả năng vượt qua nghịch cảnh, ko quản ngại máu xương sẽ được trả tự do, ko phải tiếp tục ở trong tiểu đoàn trừng giới nữa mà sẽ được trở về cấp bậc cũ, những người xứng đáng thậm chí sẽ còn được tặng thưởng huân huy chương.

Chi tiết về nhiệm vụ được kombat (tiểu đoàn trưởng) đại tá Arkadi Aleksandrovich Osipov giải thích cho chúng tôi. Nhiệm vụ là bí mật tiềm nhập qua tuyến phòng ngự địch trong đêm 18 rạng ngày 19/2. Chúng tôi sẽ tránh đụng độ với địch mà lao thẳng về phía hậu tuyến của chúng, tới vùng ngoại vi phía tây Rogachev. Tại đó, kết hợp với tiểu đoàn trượt tuyết, chúng tôi sẽ cố gắng đánh chiếm thị trấn, giữ nó cho đến khi lực lượng chính của Tập đoàn quân tới. Chúng tôi có 72h để hoàn thành nhiệm vụ, được phát đạn dược và đồ ăn khô đủ cho ngần ấy thời gian bao gồm thịt hộp, bánh mì khô và đường. Số đồ ăn khô này ko nhiều và cũng ko bổ béo lắm, đặc biệt là khi chúng tôi sẽ phải di chuyển trên những con đường phủ tuyết dày. Trung đội trinh sát của tôi được lệnh dẫn đầu. Chúng tôi nghĩ tiểu đoàn trượt tuyết sẽ có 1 khoảng thời gian dễ dàng hơn so với chúng tôi! Tuy nhiên, tôi ko cảm thấy khó chịu lắm với tình trạng tuyết dày đặc, trại lính mùa đông của Học viện vùng Viễn Đông vẫn còn tươi mới trong tâm trí tôi.

Nhớ lại hồi đó, đầu tháng 2/1942, các học viên Học viện Bộ binh tại Komsomolsk trên sông Amur đã phải trải qua 18 ngày trong trại dã chiến. Lúc đó tuyết "ngập đến ngang bi của bạn" như thầy giáo dạy pháo binh và vũ khí cá nhân, đại uý Babkin, thường nói. Nhiệt độ xuống dưới âm 35 độ C. Chúng tôi hành quân 50 - 60km trong rừng taiga, chân quấn xà cạp và đi ủng, trong ba lô mang theo những đôi ủng dạ nữa để tiếp tế cho các đơn vị khác. Tới trại, chúng tôi dựng những căn lều lớn bằng cây thông Sibêri hoặc cây linh sam, mỗi lều dành cho 1 trung đội. Chúng tôi được cho phép đốt những đống lửa nhỏ trong lều để giữ ấm, đặc biệt là vào ban đêm. Chúng tôi bỏ ủng da vào ba lô và đi ủng dạ. Vấn đề là đống lửa chỉ giúp làm ấm cho 5 - 7 người, số còn lại đều lạnh cóng, vì vậy nhờ sự mắt nhắm mắt mở của trung đội trưởng, 1 người vừa tốt nghiệp Học viện Bộ binh Khabarovsk, chúng tôi đã thêm vào đống lửa mỗi lúc 1 nhiều củi cho đến khi cả căn lều bất thần bốc cháy. Tro và tuyết tan là tất cả những gì còn lại từ căn lều của chúng tôi. Trung đội trưởng bị khiển trách nặng còn chúng tôi bị cấm dựng 1 căn lều khác. Chúng tôi đành phải tìm cách giữ ấm bản thân trong lều của các trung đội khác nếu kiếm được 1 chỗ trong đó.

Ban ngày thì chúng tôi ko có thời gian để rét. Chúng tôi liên tục "đẩy lui các cuộc xung phong của địch", hoặc tấn công ồ ạt các quả đồi, hoặc hành quân đường dài bằng ván trượt, hoặc hành quân bộ qua vùng tuyết phủ dày, v.v... Khi 18 ngày dài dằng dặc đó kết thúc, chúng tôi được lệnh quấn xà cạp và đi ủng da trở lại. Lúc lôi những chiếc ủng ra khỏi balô, chúng tôi nhận thấy chúng đã đóng băng cứng đơ vì bị ướt do ngấm tuyết khi chúng tôi hành quân đến trại. Chúng tôi lại phải đốt lửa đun cho tan băng, tôi đã hơ ủng quá gần ngọn lửa khiến nó bị co lại và ko làm sao cho nó trở lại kích cỡ ban đầu được. Những ngón chân to tướng lạnh cóng của tôi đã bị nhồi cứng trong cái ủng đó suốt đoạn đường về, da nứt nẻ mặc dù chưa đến nỗi chảy máu. Ban y tế Học viện đang cần thêm 1 số y tá, thế là tôi được miễn phải mang bất kỳ loại giày ủng nào, điều đó cũng có nghĩa là được miễn tham gia mọi khoá học ngoài trời. Tuy nhiên tất cả những thứ được miễn đó tôi đều phải hoàn thành cho đủ khoá học tại Học viện. 

Tại Belorussia năm 1944, cách duy nhất để chuyển thương binh tử sĩ đi là dùng ván trượt kéo xe trượt tuyết. Trong trường hợp chúng tôi ko chiếm được Rogachev, nhiệm vụ sẽ chuyển thành tấn công tuyến vận chuyển hậu cần tại khu vực hậu phương chiến thuật của địch cách đó 20km. Chúng tôi sẽ cho nổ các cây cầu, tiêu diệt các sở chỉ huy và ban tham mưu, nói chung là quấy rối địch. Đây là chiến thuật gây hỗn loạn cho đối phương và ngăn chúng đưa thêm các đơn vị dự bị lên, gây thiệt hại và phân tán binh lực địch. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là thu hút sự chú ý của quân Đức, giữ chân lực lượng chúng xa tuyến đầu, khi đó quân ta sẽ mở 1 cuộc tấn công khác với hy vọng sẽ thành công hơn. Mục tiêu lớn của cuộc tấn công là tiêu diệt địch tại đầu cầu Rogachev trên sông Dnepr và giải phóng thị trấn. Theo cách thông thường lúc đó, việc giải phóng Rogachev là để chào mừng ngày thành lập Hồng quân 23/2, đây được xem như 1 món quà hiến dâng cho Tổ quốc trong ngày lễ.

Có lệnh cấm chúng tôi mang bất cứ giấy tờ tài liệu nào vào đất địch, đây là quy định phải tuyệt đối chấp hành! Vì vậy chúng tôi phải nhanh chóng trao mọi giấy tờ, chứng minh thư và các tài liệu khác cho các Ctrị viên trong sở chỉ huy tiểu đoàn, họ vẫn ở lại chiến tuyến quân ta. Lúc này tôi chưa có huân huy chương nào, vì vậy tôi chỉ giao lại chứng minh thư sĩ quan và thẻ Đảng viên dự bị. Việc giao giấy tờ này diễn ra trong những giờ chờ đợi ngày hôm đó. Sau đó chúng tôi được ăn bữa trưa kiêm bữa tối no căng, rồi được nghỉ, tôi còn nhớ cảm giác nóng lòng chờ đợi lúc tiến vào hậu tuyến địch khi đó.

Tướng A. V. Gorbatov kể lại cuộc đột kích này trong cuốn hồi ký "Những năm tháng và những cuộc chiến" (Years and Wars) của ông. Nhưng ông gọi tất cả chúng tôi là "đội đặc nhiệm trượt tuyết" theo ngôn ngữ kiểm duyệt thời đó.

"Vào 18h họ được ăn vượt mức và đi nghỉ. 2 tiểu đoàn chỉ được nghỉ 1 thời gian ngắn. 23h họ được báo động và hành quân về phía tây. Đội đặc nhiệm trượt tuyết có nhiệm vụ quan trọng là vượt qua chiến tuyến tấn công thị trấn Rogachev ngay trong đêm."

Vị tiểu đoàn trưởng dũng cảm và đầy kinh nghiệm, đại tá Osipov dẫn đầu chúng tôi trong nhiệm vụ bất thường và khó khăn này. Ông vốn sinh trưởng tại Rogachev và thêm nữa vốn là thợ săn và dân chài dày dạn kinh nghiệm, ông thông thuộc từng cánh rừng 2 bên sông Dnepr tại vùng này từ trong tim. Đó là lý do ông biết chỗ tốt nhất để áp sát các vị trí quân Đức, vượt qua tuyến chướng ngại vật và vượt qua tuyến đầu mà chúng ko biết. Tôi chưa hề có kinh nghiệm gì trong những chiến dịch như thế này và rất khâm phục khi kombat của mình đã đưa được hầu hết tiểu đoàn vượt qua tiền tuyến mà địch ko nhận ra, dù thực tế ông là thổ dân vùng này đi nữa. Tướng Gorbatov đã dùng những mỹ từ tốt đẹp miêu tả chiến dịch này. Ông kể tiểu đoàn đã đi xuyên qua chiến tuyến Đức "như sợi chỉ xuyên qua lỗ kim". Tiểu đoàn trưởng của tôi đã chỉ ra vị trí chính xác cho các công binh cắt đứt hàng rào thép gai Đức. Đó là 1 lựa chọn hoàn hảo!

Đêm ko trăng đã giúp chúng tôi giấu mình rất tốt. Tôi tin chỉ huy Tập đoàn quân đã đặc biệt lựa chọn đêm ngay trước kỳ trăng mọc này để tạo thuận lợi cho 2 tiểu đoàn. Bọn Đức có bắn "đèn", tức là pháo sáng, nhưng bằng những mệnh lệnh cương quyết được tuyên trước khi xuất phát, bằng sự từng trải của những người lính và trên hết là bằng khát khao được sống sót, tất cả chúng tôi đều "đông cứng", nằm bất động trên mặt đất mỗi khi 1 quả pháo sáng bốc cháy trên bầu trời. Bộ áo liền quần màu tuyết trắng cũng khiến chúng tôi gần như biến mất. Sự tin tưởng của bọn Đức rằng tuyến phòng thủ của chúng rất khó lại gần cũng giúp đỡ chúng tôi, địch tỏ ra rất chủ quan. Chúng treo rất nhiều vỏ đồ hộp rỗng lên dây thép gai được rải suốt dọc tuyến chướng ngại vật, những vỏ hộp này sẽ phát tiếng động nếu ai đó chạm phải dây thép gai. Thế nhưng gần như cả tiểu đoàn tôi đã chui qua 1 lối đi hẹp mà bọn Đức ko hề phát hiện!

Nhiệm vụ này là cuộc thử lửa đầu tiên của tôi mặc dù tôi đã có 1 số kinh nghiệm về phòng ngự tại chỗ. Tôi đoán đó là lý do tôi có thể nhớ rất rõ từng chi tiết về cuộc đột kích vào hậu tuyến quân Đức này. Thỉnh thoảng bọn Đức cũng bắn vào những vị trí dễ bị xâm nhập trên tuyến phòng thủ của chúng bằng súng máy. Tôi nhớ đúng lúc đang bò dưới hàng rào thép gai thì cảm thấy có gì đó đập vào mình. Sau đó tôi mới biết 1 viên đạn Đức đã xuyên qua bi đông gắn trên balô của tôi, 1 cái balô sidor như cách người ta thường gọi sau này. Tôi ko thể hiểu tại sao chúng tôi lúc nào cũng phải mang theo những chiếc bi đông trong khi chẳng có cách nào dùng. Tôi đoán mang chúng theo chỉ để phòng hờ, phải sau đó tôi mới hiểu 1 người lính bao giờ cũng cần 1 chiếc bi đông!

Đi áp hậu hàng quân tiểu đoàn là đại đội do đại uý Matvienko chỉ huy, ông đến cùng 1 nhóm quân bổ sung cho tiểu đoàn tôi. Ông đã có kinh nghiệm chiến đấu đáng kể được chứng thực bằng 2 Huân chương Cờ Đỏ trên quân phục. 1 lính của ông đã ko may vướng vào hàng rào dây thép gai làm kích hoạt hệ thống báo động làm bằng vỏ đồ hộp rỗng của bọn Đức. Bọn Fritz được báo động và tập trung hoả lực súng trường, súng máy vào khu vực phát ra tiếng động trên hàng rào thép gai. Lúc này các đơn vị dẫn đầu tiểu đoàn đã vượt qua tuyến hào đầu tiên của quân Đức, nó gần như hoàn toàn trống vì hầu hết bọn Đức đã chui vào các hầm ngầm và boongke cho ấm, những tên còn trong hào chưa kịp giật mình sửng sốt thì đã bị giết chết bằng lưỡi lê. Ngay lập tức chúng tôi phải xuất đầu lộ diện để thu hút sự chú ý của những tên Đức đang chạy ra khỏi hầm, chúng tôi cần hỗ trợ các anh em đang mắc kẹt trên tuyến rào thép gai. Mọi người đều ở rất gần và nổ súng vào bọn Đức ko cần lệnh, trong khi đó trung đội súng phun lửa phóng ra hàng loạt lưỡi lửa khổng lồ vào những điểm tập trung bộ binh Đức dưới hào và các cửa hầm. Thật là 1 cảnh tượng kinh hoàng! Lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy những người bị thiêu sống và nghe được tiếng gào thét của họ. Thật ghê sợ!

Đại đội của Matvienko bị tổn thất nhưng vẫn cố chọc thủng chiến tuyến và nhập được vào lực lượng chính của tiểu đoàn. Các đại đội khác trong tiểu đoàn và các trung đội phối thuộc đã sớm vượt qua chiến tuyến mà ko hề chịu 1 tổn thất nào. Sau đó tiểu đoàn trưởng ra cho tôi 1 lệnh khác là giữ vị trí chặn hậu cho đại đội. Đây có lẽ là nhiệm vụ quan trọng nhất với tôi khi đó vì tôi sẽ phải tách khỏi tiểu đoàn trưởng, phải tự mình quyết định 1 cách độc lập và chịu trách nhiệm về điều đó.

Bọn Đức chẳng hiểu sao cả 1 đội đặc nhiệm lớn như vậy có thể vượt qua chiến tuyến, có lẽ vì vậy mà trong các trận đánh tiếp theo đó tại hậu tuyến quân Đức chúng thường gào lên sợ hãi: "Du kích Nga!" Như tôi biết sau này sự sợ hãi của chúng ko phải ko có cơ sở, có tới trên 350.000 du kích hoạt động tại Belorussia trong các đơn vị du kích có thể lên tới cấp lữ đoàn. Tôi ko biết tiểu đoàn trượt tuyết vượt chiến tuyến ở đâu và cũng ko gặp 1 ai là lính tiểu đoàn này trong suốt cuộc đột kích. Hình như họ có nhiệm vụ khác và họ đã ko thể gặp được chúng tôi do địa hình tại khu vực này. Sau khi cuộc tập kích bất ngờ của chúng tôi vào hậu tuyến địch kết thúc, tờ báo của Tập đoàn quân viết: "Cuộc tập kích khó tin đã được thực hiện nhờ sự táo bạo và quyết đoán của đội đặc nhiệm Osipov và tiểu đoàn trượt tuyết của Kamirny". Nhờ vậy chúng tôi biết rằng tiểu đoàn trượt tuyết cũng hoàn thành nhiệm vụ của họ.

Nhiều năm sau, tôi đọc được trong Bách khoa thư quân sự Soviet rằng những người lính tiểu đoàn trượt tuyết đó thuộc Trung đoàn 120 Bộ binh / Sư 5 Bộ binh, họ đã vượt chiến tuyến 24h sau chúng tôi tại 1 địa điểm khác chếch về phía bắc Novy Byhov. Sau 24h nữa, theo Bách khoa thư viết: "Trong 1 trận vận động chiến dũng cảm, 1 trung đoàn tách ra từ sư đoàn đã đánh chiếm được khu vực này. Sau khi hội quân được với tiểu đoàn trượt tuyết, họ đã cắt đứt đường xe lửa nối giữa Rogachev và Mogilev cùng tuyến đường cao tốc Rogachev - Novy Byhov. Quân địch ở phía bắc đã bị cắt rời khỏi đội hình." Tiểu đoàn tôi chiến đấu ở cách đó 1 quãng về phía nam, sau khi tiêu diệt 1 sở chỉ huy lớn của bọn Đức tại làng Madory, chúng tôi đã cho nổ nhiều đoạn cũng của tuyến đường ray nói trên, nó xuất phát từ Rogachev hướng về phía tây bắc, và cắt đứt ngã 3 đường đi Bobruisk và Zhlobin.

Trở lại năm 1944, chúng tôi chỉ được biết về "cuộc đột kích anh dũng vô song" của tiểu đoàn trượt tuyết qua mẩu tin ngắn trên tờ báo của Tập đoàn quân sau khi cuộc đột kích đã kết thúc. Thật tình cờ, đây cũng là lần duy nhất 1 tiểu đoàn trừng giới được nhắc tới trên phương tiện truyền thông, dù chỉ dưới cái tên "đội đặc nhiệm", rất có thể người đọc sẽ hiểu đây là 1 đội đặc nhiệm của du kích. Tiểu đoàn trừng giới của tôi ko bao giờ được đề cập trong bất kỳ tài liệu công bố chính thức nào trong suốt cuộc chiến. Các nhà quay phim, chụp ảnh, đại diện các báo và thậm chí cả các cấp chỉ huy sư đoàn, ko 1 ai từng đến thăm chúng tôi. Hình như các "ông lớn" đã cho rằng các tiểu đoàn trừng giới và hoạt động của chúng là những "điều cấm kỵ".

Ngay khi tiểu đoàn tôi tới được khu vực giáp vùng ngoại ô phía tây bắc Rogachev, kombat mở điện đài liên lạc với sở chỉ huy Tập đoàn quân. Tướng Gorbatov 1 lần nữa lại gọi chúng tôi là "đội đặc nhiệm". "Chúng tôi nhận được tin tức từ đội đặc nhiệm trượt tuyết. Họ đã tới Rogachev nhưng các trinh sát đã phải chiến đấu trong những căn hầm của địch ngay trước thành phố. Chỉ huy đội đặc nhiệm đã có 1 quyết định đúng đắn. Anh ta biết rằng yếu tố bất ngờ đã ko còn và ko thể mở cuộc xung phong vào thành phố, nhưng có thể rút đội đặc nhiệm vào rừng để quấy rối hệ thống liên lạc của địch." Tất cả những gì Gorbatov mô tả đều đúng. Nếu chúng tôi cố đánh chiếm thành phố, chúng tôi sẽ thất bại. Phần lớn lực lượng Đức chưa bị tiêu diệt trong khi chúng tôi ko có pháo binh, thiết giáp, thậm chí cối còn chả có! Đại đội cối tiểu đoàn do thiếu tá Pekura chỉ huy mà bạn tôi, Michael Goldstein là 1 thành viên, trong cuộc đột kích này chiến đấu như 1 đại đội bộ binh. Trong khi đó đại đội súng trường chống tăng và trung đội súng phun lửa chả có tác dụng gì trong tình hình này. Bọn Đức vẫn còn rất nhiều quân với trang bị nặng cả ở trong và xung quanh Rogachev.

Chúng tôi nhanh chóng nhận được lệnh hành động theo kế hoạch đã đề ra, tức là phá huỷ hệ thống thông tin liên lạc của địch. Đó chính là những gì chúng tôi đã làm trong suốt thời gian ở sau lưng địch. Chúng tôi đã gây ra 1 sự hoảng loạn lớn tại hậu phương quân Đức. Tiểu đoàn tôi di chuyển và chiến đấu cả bằng những nhóm nhỏ lẫn bằng cả tiểu đoàn như 1 đội đặc nhiệm cỡ cực lớn. Các nhóm nhỏ phá các thiết bị quân sự địch, lính pháo binh Đức bị giết hoặc bị bắt, pháo chiếm được dùng để bắn vào các điểm tập trung quân Đức dễ thấy hoặc các kho tàng v.v... Trong số các shtrafnik có nhiều sĩ quan pháo binh hoặc xe tăng, thậm chí cả phi công, vì vậy ko khó để sử dụng những khẩu pháo Đức chiếm được. Sau khi bắn xong, những khẩu pháo hoặc cối đó sẽ bị cho nổ hoặc phá huỷ bằng nhiều cách. Chúng tôi cũng đốt các kho lương thực và đạn dược, chiếm các đầu mối giao thông quan trọng và cắt dây thông tin. Khi mới bị bắt, bọn Đức đều khai chỉ huy của chúng tin rằng đã có từ 1 đến 2 sư đoàn bộ binh lọt vào hậu phương cùng nhiều du kích. Tất nhiên sau cuộc thẩm vấn những tên Đức này sẽ bị bắn chứ ko được thả. Đó là giai đoạn đầu những hành động quấy rối hậu phương địch của tiểu đoàn tôi.

1 trong các hoạt động diễn ra ở giai đoạn giữa là giải phóng những người dân Belorussia bị bắt làm nô lệ. Tôi nghĩ nó diễn ra vào khoảng trưa ngày thứ 2 của cuộc đột kích khi chúng tôi tiến đến 1 điểm tập trung và phát hiện 1 hàng dài dân thường đang đi về phía tây dưới sự áp giải của 1 số tên Đức mang vũ khí. Chúng tôi đã biết về việc bọn Đức bắt dân thường Soviet sang Đức làm lao động khổ sai. Kombat, như đã nói vốn là dân vùng này, đã ra lệnh giải thoát những người nông dân. Toán áp giải Đức ko đông với chỉ độ 15 lính gác, chúng bị giải quyết xong chỉ trong vài phút. Chúng tôi giải thoát cho khoảng 300 thường dân Soviet, họ bị bọn Đức bắt đi đào hào trên mặt đất đóng băng dưới những họng súng. Theo sự hướng dẫn của chúng tôi, tất cả các thường dân giải tán, trốn vào rừng, sau đó trở về làng.

Tuy vậy, ở vị trí trung đội trưởng đi chặn hậu đoàn quân, tôi nhận ra có 1 nhóm 6 phụ nữ bám theo chúng tôi xuyên qua rừng. Tất nhiên nhóm phụ nữ ăn mặc rất khác chúng tôi và có thể làm lộ vị trí quân ta vào 1 lúc đen đủi nào đó. Tôi đã phải giải thích đi giải thích lại cho họ về điều đó nhưng vẫn ko ăn thua, đám phụ nữ đi theo cho đến tận tối vì họ sợ bị bọn Đức bắt lại. Khi đêm xuống, tôi 1 lần nữa giải thích với họ giờ là lúc họ có thể đi, trở về làng mà ko ai nhận ra. Có vẻ như lần này sự "khai sáng" của tôi có tác dụng. Khi chúng tôi dừng lại, ko còn thấy những phụ nữ trẻ này đâu nữa. Nhưng ngay khi trời sáng và đơn vị tiếp tục hành quân, trinh sát báo cáo có 1 nhóm người lạ đang đi theo chúng tôi. Tôi ước giá đó là bọn Đức đi theo thì tốt, nhưng khi lại gần quan sát tôi nhận ra đám "bạn cũ", những phụ nữ trẻ, và họ đang mặc 1 kiểu áo nguỵ trang đi tuyết kỳ quặc. Thì ra khi đêm xuống họ đã cởi quần áo ra và mặc lại những cái áo lót trắng ra ngoài bộ đồ nông dân. Những chiếc mũ da cừu của họ có lớp lót màu trắng cũng được họ lộn trái ra để đội. Tuy bực vì họ cứ đi theo nhưng chúng tôi ko thể nhịn được cười khi nhìn thấy bộ dạng đó! Chúng tôi buộc phải chấp nhận giải pháp của họ, cho họ đi theo 1 quãng cho đến khi có 1 phương án hay ho hơn! 1 đoàn lớn xe tải Đức xuất hiện trên đường cao tốc hướng về Rogachev, chúng tôi tấn công đoàn xe, và ngay khi trận đánh bắt đầu, "tiểu đội chị em" đã biến mất trong nháy mắt!

Tôi phải nói thêm là đội hình tiểu đoàn được sắp xếp sao cho có súng máy, súng trường chống tăng và súng phun lửa ở cả tiền, trung và hậu quân. Lính phun lửa trang bị ROKS, ống phun lửa với bình dầu KS (kerosene - Maseo) đeo lưng. Dầu KS sẽ phát cháy khi tiếp xúc với ko khí và cũng được gọi là "Molotov cocktail", tuy nhiên hồi đó chúng tôi chưa biết nickname này. Ngay khi phát hiện đoàn xe tải Đức, cả tiểu đoàn nằm im, khi những chiếc xe đi đầu phóng ngang qua vị trí đơn vị cuối cùng, chúng tôi đồng loạt khai hoả bằng tất cả các loại vũ khí vào toàn bộ chiều dài đoàn xe. Cuối hàng quân của chúng tôi là trung đội súng trường chống tăng do thượng uý Petr Zagumenikov chỉ huy, 1 sĩ quan dày dạn kinh nghiệm tuy chỉ mới 20 tuổi, anh đã từng bị thương và là bạn của tôi. Quân của anh đã hạ 2 chiếc xe đi đầu đoàn xe Đức. Cùng lúc đó, 2 chiếc xe đi cuối hàng cũng bị nhóm súng trường chống tăng đi tiên phong hạ, toàn bộ đoàn xe Đức bị khoá chặt trên mặt đường cao tốc chật hẹp, xung quanh là tuyết dày ngập. Bọn Đức nhảy khỏi xe dưới làn đạn và lao vào bất cứ chỗ nào có thể trong hoảng loạn. 1 số tên mất hết lý trí và chạy thẳng về phía chúng tôi, đâm đầu vào những luồng đạn súng máy và tiểu liên quân ta. Những tên còn lại chạy sang bên kia đường, gào lên "Du kích Nga!" và hầu hết đều bị các shtrafnik đuổi theo giết chết trong rừng. Tất nhiên 1 số tên đã thoát được, chúng tôi ko dám đuổi chúng ra xa khỏi rừng nhưng đã giết thêm nhiều tên bằng cách bắn đuổi theo.

Tôi đã ko thể hạ 1 tên trong số chúng bằng cây tiểu liên của mình. Hắn chạy 1 cách thành thạo từ cây này sang cây khác, nấp sau chúng, tôi thì quá bị kích động với cảm giác săn đuổi này và bắn mà ko ngắm. Cuối cùng tôi phải rút khẩu súng lục Nagant ra khỏi bao, ngắm cẩn thận và bắn hạ hắn ngay phát đầu tiên ở khoảng cách chừng 100m. Đó là lần tự tay giết người đầu tiên của tôi. Niềm tin của tôi vào độ tin cậy của khẩu súng lục này, ko chỉ trong cận chiến mà cả ở khoảng cách xa, đã được chứng thực. Đây là "chiến tích" đầu tiên của tôi và nó khiến tôi có cảm giác thoả mãn ko thể tả. Tôi đã giết 1 người, lần đầu tiên trong đời, trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo, giết hắn 1 cách có cân nhắc.

Tôi phải nhắc lại 1 vụ việc xảy ra trong thời gian tôi ở trung đoàn dự bị tại Ufa. Chúng tôi được huấn luyện trong những cái gọi là "đại đội bổ sung" cho mặt trận. Tân binh của các đại đội này đến từ Bashkiria, Tatarstan và thậm chí cả Kazakhstan. Thỉnh thoảng lại có 1 vụ đào ngũ, trong 1 vụ như vậy tôi trở thành nhân chứng cho việc hành quyết 1 kẻ đào ngũ. Hắn đã bị tuyên án tử hình và bị hành quyết trước toàn trung đoàn. Kẻ đào ngũ bị buộc phải quỳ xuống trong 1 cái hố vừa mới đào cạnh bãi tập chiến thuật, quay lưng về phía trung đoàn. Tôi có thể nhớ rõ cái đầu cạo trọc và đôi tai to bất thường của hắn, nó đỏ rực và ánh mặt trời chiếu qua làm đôi tai phát ra ánh sáng màu hồng. 1 sĩ quan, có lẽ là thành viên toà án binh, đọc bản án rồi hỏi xem ai tình nguyện bước ra thực thi, câu trả lời chỉ là sự im lặng đáng sợ. Ko 1 ai trong trung đoàn tình nguyện bước ra. Sau đó có 2 người bước tới từ 1 nhóm đứng cách chúng tôi 1 quãng, súng ngắn cầm tay. Họ bước tới kẻ đã bị tuyên án đang run cầm cập, và như có 1 sự chỉ đạo nào đó, cả 2 cùng lúc nổ súng vào kẻ đào ngũ, hắn ngã vào huyệt mộ đào sẵn.

Cả trung đoàn đứng chết lặng. Tôi có thể nghe thấy cả những tiếng nghẹn ngào hay rên rẩm trong hàng quân. Cả trung đoàn vẫn đứng im như vậy cho đến khi mấy người lính lấp xong huyệt, phủ lên 1 lớp cỏ đã chuẩn bị sẵn. Vào lúc đó, tôi nhớ mình đã suy nghĩ rất nhiều để xem cách chết nào là tốt hơn, trên chiến trường hay giống thế này, chết như 1 con chó dại. Tôi để ý thấy những nấm đất nhỏ gần đó, cũng mới được phủ cỏ. Có lẽ đây ko phải là cuộc xử bắn tại chỗ đầu tiên. Trong tôi dâng lên cảm giác vô cùng sợ hãi và chán ghét. Họ vừa mới giết 1 người mình, 1 người Soviet, chỉ vì anh ta hèn.

Giờ đây, trong trận chiến, tôi đã tự tay giết 1 người, nhưng đó là kẻ thù, và tôi có cảm giác hoàn toàn khác. Shtrafnik ko bắt tù binh, thậm chí dù bọn Đức xin hàng bằng cách hô "Hitler kaput!" thì các shtrafnik vẫn bắn và nói: "Chúng tao đủ đạn cho cả mày nữa, đồ khốn!" Chúng tôi làm sao có thể tự cho phép mình thể hiện tình người, bắt chúng làm tù binh trong tình trạng cực kỳ hung hiểm phía sau chiến tuyến địch này? Tuy nhiên, tôi đã lệnh cho người của mình ko giết 1 kẻ mặc quân phục Đức. Hắn giơ 2 tay lên trời và kêu lên bằng tiếng Nga: "Đừng bắn! Tôi là người Nga; là người mình, dân Kaluga!" Tôi muốn biết câu chuyện của hắn, dù cho tôi ko cần phiên dịch, tôi muốn biết cái gì đã khiến hắn quay súng chống lại chính những đồng bào mình? Tuy nhiên ngay khi hắn nói hắn vốn là 1 Hồng quân bị bọn Đức bắt 1 năm trước, 1 shtrafnik đã văng tục và chĩa khẩu tiểu liên vào cổ hắn nã 1 loạt. Thế là cuộc thẩm vấn của tôi với người đàn ông đến từ Kaluga đã ko thành, nhưng tôi ko thấy tiếc lắm về vụ đó. Trong trận chiến, tên địch tốt nhất là tên địch chết!

Thay vì kéo dài 2 - 3 ngày như kế hoạch, cuộc đột kích của chúng tôi đã diễn ra trong 5 ngày. Trong suốt thời gian đó chúng tôi đã tiêu diệt nhiều đoàn xe địch đang trên đường ra tiền tuyến. Tại làng Madory, chúng tôi tiêu diệt sở chỉ huy của 1 đơn vị Đức lớn và phá huỷ nhiều cây cầu ở phía tây Rogachev. 2 kho đạn có quân địch canh gác đã bị đốt cháy bằng súng phun lửa và chúng tôi có thể nghe thấy đạn vẫn nổ rất lâu sau đó. Nhìn chung tiểu đoàn tôi đã hoạt động rất mạnh khiến cho đến ngày thứ 4 chúng tôi đã dùng hầu hết số đạn súng máy và tiểu liên. Chúng tôi được lệnh giữ lại 10 - 20 viên đạn cho mỗi khẩu tiểu liên nhưng trong nhiều trường hợp chúng tôi chẳng còn nổi số đó! Kombat báo cho sở chỉ huy Tập đoàn quân qua điện đài rằng chiến dịch của chúng tôi đã kết thúc, ông thông báo thêm là chúng tôi đã dùng hầu hết đạn vũ khí cá nhân các loại.

Hình như Tập đoàn quân đã quyết định gửi cho chúng tôi 1 ít đạn bằng đường ko. 2 chiếc máy bay "bắp ngô" nhỏ xuất hiện trên đầu chúng tôi vào buổi trưa nhưng bất thần xuất hiện những loạt súng phòng ko của bọn Đức. Chúng tôi sửng sốt nhận ra rằng suốt đêm qua mình đã ở cạnh 1 khẩu đội phòng ko Đức mà ko phát hiện ra chúng! Đồng thời, bọn Đức cũng ko nhận ra chúng tôi! Những chiếc máy bay hiểu ngay chuyện gì đang diễn ra, quay đầu lại và, ơn Chúa, bay thoát mà ko sứt mẻ gì. Các đội súng phun lửa lập tức bò tới chỗ mấy khẩu súng phòng ko và thiêu ra tro theo đúng nghĩa đen cả súng lẫn quân địch. Thật tuyệt khi có trung đội súng phun lửa đi cùng! Họ còn giúp chúng tôi lần nữa vào cuối ngày thứ 4 khi phát hiện 1 hàng dài bộ binh Đức. Lính phun lửa đã thiêu chết gần hết cả hàng quân Đức đó. Phe ta lúc đó gần như ko còn súng máy, tiếng thét thảm thiết của những tên Nazi đang bốc cháy làm tai chúng tôi ong ong 1 lúc lâu. Tôi nghĩ ko gì làm đám lính mệt lử chúng tôi khoái trá hơn tiếng thét của những tên địch bị thiêu sống đó, chúng tôi vô cùng căm thù chúng. Tôi xin nhắc lại 1 câu nói: "Mùi xác địch thật là thơm!" Có lẽ câu đó đúng ngay cả khi đó là xác chết cháy.

Tất nhiên chúng tôi ko thể mang đi tất cả trang thiết bị mà bọn Đức bỏ lại. Nhưng chúng tôi có lấy tiểu liên, trung liên và tất nhiên cả súng ngắn, phần lớn là loại Walter và Parabellum. Rất nhanh sau đó nhiều người trong chúng tôi đã có trong tay 2 khẩu tiểu liên, 1 của Nga và 1 của Đức, dù có rất ít đạn cho mỗi khẩu. Chúng tôi cố phá huỷ mọi trang thiết bị của bọn Đức mà mình chiếm được, chiếm lấy khẩu phần ăn Đức để bổ sung cho số đồ khô thảm hại của mình đã gần hết nhẵn. Chúng tôi rất ngạc nhiên với bánh mì Đức, chúng được bọc nilon và có ghi năm sản xuất rất sớm như 1937 hay 1938! Đó quả là 1 vòng đời sản phẩm quá dài. Chúng tôi có thể cắt và ăn chúng thậm chí dù chúng đang đóng băng cứng ngắc, dù sao cũng ngon hơn thứ bánh mì khô của ta nhiều. Chúng tôi cũng ngạc nhiên với những thanh lớn bơ trộn mật ong Ersatz (thế phẩm - Maseo), hình như tên nó cũng là Ersatz. Thứ sandwich làm bằng bánh mì phết bơ trộn mật ong chính là thứ chúng tôi đang cần, và có rất nhiều. Chúng tôi cũng ngạc nhiên khi thấy hình như cả lính lẫn sĩ quan Đức đều được phát chocolate trong khẩu phần vì thấy rất nhiều chocolate trong các kho lương thực đánh chiếm được. Rất tốt thôi, chúng sẽ cung cấp cho chúng tôi nhiều calori.

Có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, nhưng thương vong của chúng tôi rất nhỏ. Chúng tôi kéo những người bị thương ko thể tự di chuyển bằng xe trượt, và cả những đồng chí đã hi sinh trong số đó có Bí thư Đảng uỷ thiếu tá Zheltov. Ông đã bị giết khi đang săn đuổi 1 nhóm lính Đức chạy khỏi đoàn xe tải lớn đã nhắc tới ở đoạn trước. Đó là 1 sĩ quan tuyệt vời, vốn là 1 thầy giáo làng, cực kỳ chăm chỉ trong công tác Ctrị. Đáng tiếc tôi ít khi gặp được những người làm công tác Ctrị tốt như vậy trong suốt đời binh nghiệp, cả trong và sau chiến tranh. Giờ tôi ko nhớ được từng chi tiết, nhưng tôi có thể nói trong 5 ngày đó chúng tôi ko có cơ hội nào để có được chút hơi ấm ngoại trừ những lúc đốt các kho lương thực hay sở chỉ huy địch, chúng tôi thường cho nổ tung chúng rồi đốt. Tuy nhiên chúng tôi ko thể đứng lâu cạnh những đám cháy đó vì ko đủ sức chờ đợi 1 cuộc phản công của bọn Fritz. Điều đó cũng có nghĩa là chúng tôi ko dám đốt lửa trại ban đêm hoặc trú tạm trong những túp lều của nông dân.

Chúng tôi có rất ít thời gian để ngủ, chỉ thỉnh thoảng tiểu đoàn mới dừng lại 1 chút vào ban đêm. Nhiều người trong chúng tôi cố ngủ ngay khi đang di chuyển, điều này giống với hồi tôi còn ở Học viện, tôi biết cách làm điều này. Chúng tôi thậm chí ko dám mơ tới thức ăn nóng. Đến ngày thứ 5, kombat lệnh cho chúng tôi tránh giao chiến với địch trừ phi thật cần thiết để bảo toàn số đạn dược còn lại. Chúng tôi đã gây ầm ĩ quá mức ở vùng hậu phương địch, phá hoại tuyến hậu cần của chúng 1 cách đáng kể, và lúc này những người lính của Tập đoàn quân 3 đã bắt đầu tấn công.

Trong tình hình đó, chúng tôi phải giấu mình, nhờ vậy mặc dù gần như ko còn vũ khí đạn dược gì cả, chúng tôi vẫn ko bị đại quân Đức đang rút lui phát hiện. Rồi đến khi chúng tôi nghe thấy có cuộc đọ súng ngay gần, súng máy nổ ran, ngay sau đó là tiếng pháo bắn. 1 shtrafnik vốn là sĩ quan pháo binh gần như gào lên với tiểu đoàn phó Kudryashov đang ở gần chỗ anh ta: "Đồng chí đại tá! Đó là tiếng pháo chống tăng 45mm của ta! Chắc quân ta đang tấn công!" Đầu tiên ko ai tin anh ta, đại tá quyết định kiểm tra và cử luôn anh ta cùng vài người nữa đi với tư cách vừa là trinh sát vừa là phái viên. Họ bắt đầu di chuyển về phía phát ra tiếng súng thật thận trọng, có cảm giác thời gian như dừng lại! Chúng tôi đã biết về lực lượng của Vlasov và bọn bulba, tức là những người Belorussia chống lại Hồng quân. Chúng tôi thực sự ngại phải chạm trán chúng khi đã hết đạn thế này! Nhưng 1 lúc sau chúng tôi thấy 2 người của mình thoát về cùng với ko phải những tên phản bội mà là vô số sĩ quan và binh lính Hồng quân. Mọi người mừng vui khôn xiết! Tất cả nhảy dựng lên rồi chạy về phía quân ta, y như trong phim! Thì ra họ cũng nghi chúng tôi là 1 đơn vị trong số bọn phản bội. Khi những cái ôm hôn và những lời chào đã qua, các sĩ quan tiểu đoàn tôi nói chuyện với các sĩ quan đơn vị bộ binh vừa gặp. Sau đó chúng tôi cũng được thông báo lại vắn tắt tình hình. Thì ra Tập đoàn quân 3 của chúng tôi và đơn vị bạn là Tập đoàn quân 50 đã phá được tuyến phòng thủ Đức, nhưng là chậm 2 ngày so với kế hoạch.

Họ đã chiếm được Rogachev, Tập đoàn quân 3 đã quét sạch đầu cầu trên bờ trái Dnepr của quân Đức này, nó rộng 45km và sâu 12km. Như tướng Gorbatov đã viết trong hồi ký về giai đoạn này, Tập đoàn quân chỉ mất vài người vì mìn Đức. Moscow gửi lời chào tới những người lính Tập đoàn quân vào ngày 24/2 và tổ chức lễ mừng việc giải phóng Rogachev khỏi ách chiếm đóng. Tuy nhiên lúc đó chúng tôi chưa biết gì về những sự kiện này vì pin đài đã hết sạch. Chúng tôi ko nhận được chút thông tin nào từ Tập đoàn quân trong ngày cuối cùng của cuộc đột kích. Chúng tôi cũng ko hề biết Phương diện quân Belorussia 2 đã được thành lập, 1 số đơn vị thuộc Phương diện quân Belorussia 1 được chuyển sang Phương diện quân mới. Tuy nhiên khi biết tiểu đoàn mình vẫn được ở lại Phương diện quân Belorussia 1 dưới quyền vị tướng vĩ đại Rokossovski, tất cả chúng tôi đều vui mừng, ko lâu sau đó Rokossovski trở thành Nguyên soái. Nhiều người trong số chúng tôi vẫn thường kể về cuộc viếng thăm mặt trận của Rokossovski, ông tới các chiến hào của tiểu đoàn tôi ngay sau trận ác chiến tại Zhlobin mà tiểu đoàn đã phải chịu thương vong nặng nề. Những người có vinh dự nói chuyện với ông đều cực kỳ cảm động! Mọi người đều ca tụng lối nói chuyện bình thản và tử tế của ông đối với cả các shtrafnik lẫn các chỉ huy của họ. Chỉ tiếc là tôi đã ko được gặp ông.

Vậy là "cuộc đột kích anh dũng vô song" vào hậu tuyến địch đã thực sự chấm dứt. Chẳng có biệt đội chặn hậu nào trong những trận đánh của chúng tôi như 1 số sử gia xấu bụng ngày nay viết. Sự thật là những cựu sĩ quan này mặc dù đã phạm tội nhưng vẫn là những người Soviet lương thiện, họ sẵn sàng lấy công chuộc tội với lòng dũng cảm, sức chịu đựng và sự anh hùng. Tôi phải nói rằng hầu hết các shtrafnik đều hiểu rõ tội lỗi của mình và giờ sẵn sàng chuộc lỗi. Chúng tôi lập tức được cho về hậu tuyến tại 1 ngôi làng gần đó.

Mệt gần chết, nhiều người đã lăn ra ngủ ngày trên đường, ko buồn chờ nhà bếp mang súp nóng đến. Lúc này chúng tôi thực sự cần căng tin tiểu đoàn! Binh lính lăn ra ngủ thậm chí ngay trước ngưỡng cửa những căn nhà gỗ ấm áp vì trời ko có tuyết. Chúng tôi đã chịu quá nhiều mệt mỏi trong 5 ngày khó khăn vừa qua. Vì sự kiệt sức đó chúng tôi đã mất thêm vài người. 3 shtrafnik ngủ bên bếp lò trong 1 căn lán mà chẳng buồn tháo thắt lưng và cởi bỏ vũ khí, 1 trong số họ vẫn còn 1 quả lựu đạn F-1 Limonka đeo trên thắt lưng, nó nổ tung khi họ đang ngủ. Chỉ còn 1 trong số 3 người sống sót và được đưa ngay vào trạm cấp cứu, 2 người còn lại chết. Tất cả chúng tôi đều shock! Khi đã vượt qua những thử thách như vậy mà lại chết khi mọi thứ đã kết thúc, chết ngay đêm trước ngày được cho rời khỏi Tiểu đoàn Trừng giới thì thật bi kịch.

Như chỉ huy Tập đoàn quân đã hứa, tất cả các binh sĩ tạm thời, tức là các shtrafnik trong Tiểu đoàn Trừng giới, đều được phục chức và nhiều người còn được nhận huân huy chương. Huân chương Danh dự hạng 3, Huy chương vì sự dũng cảm và xuất sắc trong chiến đấu. Họ là những anh hùng! Những việc làm anh hùng của họ đã xoá sạch vết nhơ do những tội lỗi trước đây họ gây ra. Tuy nhiên các huân huy chương chưa đủ xứng đáng với sự anh dũng của họ. Tôi phải nói rằng các shtrafnik ko hứng thú cho lắm với Huân chương Danh dự hạng 3, theo quy định, Huân chương này chỉ dành cho lính trơn và hạ sĩ quan, các sĩ quan ko coi Huân chương này ra gì (*). Đương nhiên, nhiều người trong số họ ko muốn người khác biết mình đã từng có thời gian bị đưa vào tiểu đoàn trừng giới với cấp bậc shtrafnik thường, và thế là tấm Huân chương bị vứt ngay. Các sĩ quan tiểu đoàn hầu hết cũng được thưởng huân chương. Bạn tôi Petr Zagumennikov được nhận Huân chương Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại hạng 2. Philip Kiselev người sau này trở thành trung đội trưởng quân cảnh, tức chỉ huy quân cảnh Tiểu đoàn, cùng sĩ quan tham mưu của anh nhận Huy chương Dũng cảm lần thứ 2. Cuối chiến tranh anh ta lên tới trung tá tham mưu trưởng tiểu đoàn. Tôi phải nói rằng các sĩ quan đều đánh giá cao Huy chương Dũng cảm, nó cũng có giá trị tương tự như Huân chương Danh dự đối với binh lính. Các đại đội trưởng Matvienko và Pekur được nhận Huân chương Cờ Đỏ, đó được xem là 1 trong những loại Huân chương danh giá nhất. Tôi ko nhớ được hết những người được tặng thưởng huân huy chương. Cùng với nhiều sĩ quan khác, tôi chẳng nhận được huân huy chương nào, hình như chúng tôi chưa khẳng định được bản thân thân trong trận đánh, hay còn lý do nào khác? Tuy nhiên ngay sau đó chỉ huy Phương diện quân, tướng Rokossovski, đã thăng chức cho tôi lên thượng uý, và tôi cho đó là phần thưởng cho cuộc đột kích.

Các trung đội trưởng lập tức viết giấy giới thiệu và giấy chuyển quân cho mọi shtrafnik, đó là các giấy tờ cơ bản để giải phóng họ khỏi tiểu đoàn trừng giới và để trao phần thưởng cho họ. Tiểu đoàn trưởng Osipov viết giấy đề nghị thăng thưởng cho các cá nhân xứng đáng, ko đề cập gì đến phần thưởng cho cá nhân ông. Việc phân phát các phần thưởng, trong nhiều trường hợp nếu ko muốn nói là tất cả, do các cấp chỉ huy quyết định. Ví dụ tướng Gorbatov đã giải phóng tất cả các shtrafnik tham gia cuộc đột kích và đánh giá họ là những người trung thực và dũng cảm trong chiến đấu, ko cần biết họ có bị thương hay ko. Tôi nhắc tới điều này vì Tiểu đoàn Trừng giới của tôi đã từng được đặt dưới sự chỉ huy của nhiều Tập đoàn quân khác, và các chỉ huy tập đoàn quân có cách đánh giá khác nhau về tiểu đoàn tôi. Ví dụ chỉ huy Tập đoàn quân 65, tướng Pavel Ivanovich Batov, chỉ phục chức cho các shtrafnik chết hoặc bị thương trong chiến đấu và sử dụng đến cùng số còn lại. Trung tá Baturin, người thay thế Osipov ở Ba Lan, rất ham hố các loại huân huy chương và rất miễn cưỡng khi phải trao nó cho các đại đội trưởng và trung đội trưởng. Ông ta bao giờ cũng chờ đợi trước hết là phần thưởng của mình và ko muốn ai được phần thưởng cao hơn!

Trở lại với việc viết giấy chuyển quân cho các shtrafnik, tôi xin nói thêm rằng những giấy tờ này phải được chỉ huy ký rồi chuyển cho tham mưu tiểu đoàn. Họ sẽ lên danh sách những người được giải phóng khỏi tiểu đoàn trừng giới. Sau đó, tất cả giấy tờ lại được chuyển tới sở chỉ huy Tập đoàn quân và tiếp đó là toà án binh Tập đoàn quân hoặc Phương diện quân. Giấy giới thiệu để tặng thưởng huân huy chương lại được sở chỉ huy tiểu đoàn xử lý riêng. Trong khi guồng máy quan liêu trên đang hoạt động, và tôi cho rằng ko cách nào làm cho nó nhanh hơn được, tiểu đoàn tôi được quay về làng Maiskoe thuộc tỉnh Buda - Koshelev, nơi chúng tôi đã rời đi để tiến hành cuộc đột kích vào hậu phương địch. Dân địa phương chào đón chúng tôi trở về 1 cách vô cùng nồng hậu và mến khách như thể chúng tôi đi làm họ phát ốm. Loại lương thực chính mà những người Belorussia này cung cấp cho chúng tôi là khoai tây, các loại dưa muối và rượu tự nấu cũng bằng khoai tây. Chúng tôi đã phải chờ đợi khá lâu kể từ lần nhận được 100g vodka sau khi cuộc đột kích kết thúc!

(*) Huân chương Danh dự bắt đầu được trao năm 1943 và cả 3 hạng của nó đều chỉ để tưởng thưởng cho các lính trơn, hạ sĩ quan cho đến thượng sĩ (riêng trong Ko quân có thể trao cho đến cấp thiếu uý). Huân chương Danh dự thực chất là hậu duệ trực tiếp của danh hiệu thời trước cách mạng "Ghi nhận sự xuất sắc trong thực hiện quân lệnh" (tức Huân chương Thánh George, cũng chỉ được trao cho lính trơn và hạ sĩ quan) và cũng khá có giá trị. Người được đủ 3 hạng Huân chương Danh dự sẽ được hưởng các đặc quyền ngang với Anh hùng Liên Xô.

Các cô gái làng vui mừng chào đón sự trở về của các shtrafnik và sĩ quan, những người mà họ vẫn hẹn hò. Cánh "binh sĩ tạm thời", như cách gọi chính thức, chỉ là những sĩ quan bị tạm giáng chức, phần lớn họ có học hành và trình độ văn hoá cao. Thêm vào đó đầu họ cũng đã lâu chưa bị cạo theo kiểu lính nên tất cả đều có cùng kiểu đầu như mọi sĩ quan bình thường. Chúng tôi đã để lại nhiều kỷ niệm tốt đẹp cho dân địa phương. Ai mà biết được 1 người tốt hay xấu nếu chỉ xét đến những hình phạt mà nhà chức trách dành cho họ, điều đó chỉ có thể biết chính xác qua ánh mắt các bà các cô dân địa phương. Các sĩ quan cơ hữu của tiểu đoàn phần lớn còn trẻ với tuổi đời 20 - 25 cũng hết sức hoà đồng với các cô gái làng. Các đơn vị hậu cần và hỗ trợ, các kho vũ khí đạn dược của tiểu đoàn đều đóng trong làng, chúng tôi ko thể mang theo tất cả vào hậu tuyến địch, tất cả giấy tờ của chúng tôi cũng để lại đây, nhiều shtrafnik vẫn ở lại làng để canh giữ chúng. Nhiều người mới bị tuyên án phục vụ trong tiểu đoàn cũng đã tới làng. Khi quân ta chiến đấu giải phóng Belorussia, số những "người bị vây" tăng lên. Tình hình chiến sự hiện nay cũng khiến nhiều binh sĩ mắc lỗi ko hoàn thành nhiệm vụ, vậy là số frontovik bị nhận án đưa vào tiểu đoàn tôi cũng tăng lên.

Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi cũng vẫn có đủ số binh lính tạm thời để thay thế số được cho ra. Thậm chí trước khi số shtrafnik được phục chức, trong vài ngày chúng tôi đã phải lập thêm 2 đại đội. Quá trình phục chức cho các shtrafnik vẫn đang tiến hành, nhiều đại diện toà án binh Phương diện quân và Tập đoàn quân tới tiểu đoàn để xem xét các quyết định điều động với sự có mặt của các trung đội trưởng. Họ chính thức huỷ các bản án, phục chức cho các shtrafnik, 1 số sĩ quan cao cấp còn được gắn lại quân hàm ngay tại chỗ. Cùng lúc đó họ còn ra các quyết định trả lại các danh hiệu nhà nước và các giấy tờ cần thiết. Sau đó các cựu shtrafnik đã hoàn toàn trở lại là các sĩ quan và được gửi về đơn vị cũ.

Những "người bị vây" thì được gửi về làm sĩ quan các trung đoàn dự bị giống như các sĩ quan ở nơi tôi vừa rời khỏi cùng các bạn chiến đấu khác. 1 số "người bị vây" vẫn còn mang cấp hàm cũ ví dụ như "công binh chiến đấu" hay "sĩ quan kỹ thuật" với đủ loại cấp bậc. Họ được nhận cấp hàm mới thấp hơn cấp hàm cũ 1 - 2 bậc. Quy định này vốn đã được áp dụng chung trong quân đội khi đổi cấp hàm. Thật ko may, tôi ko được tham gia vào cuộc "tẩy uế" cho những người đã được xoá bỏ tội lỗi với Tổ quốc vì phải làm trung đội trưởng của 1 trong 2 đại đội mới thành lập. Chắc tôi bị đưa vào đây vì mới chỉ kinh qua cuộc thử lửa đầu tiên và chưa có đủ kinh nghiệm chiến trường.

Các đại đội của tiểu đoàn lại nhận 1 nhiệm vụ mới: đánh chiếm 1 đầu cầu trên sông Drut'' từ tay bọn Đức. Để hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi phải tiến tới khu vực bờ sông mà bọn Đức đang kiểm soát 1 cách bí mật vào ban đêm mà ko có pháo dọn bãi. Ko được hô "Hurrah!" để làm quân địch thật bất ngờ. Chúng tôi tiến thẳng vào 1 ngôi làng, tên gì tôi quên rồi, đẩy bật bọn Đức ra khỏi tuyến hào đầu tiên và được cam kết rằng các đơn vị khác của Tập đoàn quân sẽ chiếm đầu cầu.

Lại 1 lần nữa, đêm hoàn toàn ko trăng và có nhiều mây. Bọn Đức hoàn toàn ko chờ đợi 1 cuộc xung phong của quân ta, chúng có lý do để bình chân như vại, thậm chí ko thèm bắn pháo sáng. Ko giống như băng trên sông Dnepr, băng trên sông Drut'' cực kỳ dễ vỡ nếu bị pháo bắn. Đầu tiên chúng tôi thử vượt sông bằng cách đi bộ để khỏi làm vỡ mặt băng. Có lẽ mặt băng quá dễ vỡ này là lý do khiến bọn Đức tỏ ra rất khinh suất, thậm chí ko thèm chiếu sáng xung quanh các chiến hào của chúng. Điều duy nhất chúng làm là bắn bừa đạn cối vào mặt băng trên sông. Thật khốn nạn làm sao tôi lại bị ngã, mặt băng chỗ này đã từng bị vỡ và mới đông lại 1 chút, tôi rơi tõm xuống nước và cố hết sức tìm 1 chỗ có băng đóng chắc hơn nhưng vô hiệu, băng xung quanh tôi rất mỏng và vỡ tan trong tay tôi. Dòng chảy bên dưới kéo tôi đi, áo và quần bông nặng lên từng giây. Xin nói thêm là tôi ko biết bơi, đến giờ vẫn thế, vì vậy bạn có thể hiểu lúc đó tôi đã kề cận cái chết đến mức nào.

Đây là 1 thiếu sót lớn của tôi đã được nhiều lần chỉ ra trong những kỳ kiểm tra thể chất trước chiến tranh, mặc dù tôi biết trượt tuyết, nhảy cao và xa, bắn rất giỏi. Tuy nhiên, tôi đã được tay shtrafnik giao liên của mình cứu, anh ta lúc nào cũng ở gần chỗ tôi. Trung đội tôi mới được thành lập và tôi chưa có cơ hội biết tên anh ta, mặc dù đáng ra tôi nên biết! Khi anh ta trông thấy, hay nghe thấy tiếng tôi lóp ngóp trong nước, cố gắng 1 cách vô vọng để thoát lên trên lớp băng, anh ta vẫn còn ở chỗ băng mỏng. Anh ta nằm ngay xuống miệng hố băng, chìa khẩu tiểu liên ra để tôi nắm lấy nòng súng. Người lính từ từ kéo khẩu tiểu liên lên miệng cái hố mà với tôi như thể cửa vào địa ngục. Cuối cùng tôi cũng tới được 1 chỗ băng dày, đập vỡ đám băng mỏng xung quanh và trèo được lên trên. Đoạn tiếp theo của cuộc hành trình chúng tôi chỉ dám bò, và ko chỉ có mỗi chúng tôi mới bò.

Ngay khi chúng tôi tới được bờ sông, chỗ này rất dốc, ánh lửa bùng lên. Quân ta đã bắt đầu khai hoả làm bọn Đức hoàn toàn bất ngờ. Quân Đức phòng thủ sông Drut'' rất mạnh, chúng có boongke bê tông với tháp pháo bọc thép, bãi mìn dày đặc, 3 lớp rào thép gai và nhiều thứ khác. Tuy nhiên vị trí mà chúng tôi tấn công lại ko có mìn và rào thép gai rất yếu. Điều đó 1 lần nữa chứng minh rằng chỉ huy Tập đoàn quân đã cố tránh mọi thương vong ko cần thiết, cho dù đó là thương vong của shtrafnik. Các trinh sát đã làm việc rất tốt và tìm ra điểm yếu trên tuyến phòng ngự Đức. Ko cần giữ im lặng nữa. Chúng tôi có thể nghe thấy những tiếng thét tuyệt vọng của bọn Đức, chúng ko có hy vọng gì trong 1 trận chiến giáp lá cà ban đêm. Các shtrafnik gầm lên những tiếng chửi rủa tục tĩu nhất, những tiếng thét chế nhạo và chiến thắng thay vì tiếng "Hurrah!" Tôi tới được tuyến hào đầu tiên cùng tay giao liên và nhiều người khác đã bị ngã xuống băng. Tuyến hào này vừa được người của tôi chiếm và quét sạch bọn Đức. Có rất nhiều xác lính Đức cả dưới hào lẫn đằng sau. Các shtrafnik vẫn tiếp tục xung phong ở nhiều nơi và thậm chí đã tới được tuyến hào thứ 2.

Tôi bị ướt và lạnh thấu xương, cố làm ấm bằng cách di chuyển thật nhiều nhưng vô hiệu. Tẩu thuốc có giúp tôi đôi chút, tôi là con nghiện hút tẩu nặng từ trước khi ra trận. Cái tẩu rất to, chứa được nhiều thuốc, có hình dáng tiêu chuẩn khiến nó có thể giữ ấm rất lâu. Thuốc lá của tôi ướt và các đồng đội trong hào vui lòng chia sẻ số thuốc của họ cho tôi. Tẩu thuốc giữ ấm cho ngón tay tôi, nhưng toàn bộ phần còn lại của cơ thể đã bắt đầu mất điều khiển vì bị cóng. Bộ quân phục của tôi thấm đẫm nước và đang dần đóng băng, ko giống với 1 tấm áo giáp mà giống với 1 cái mai rùa hơn. Tôi ko sao cử động chân tay được nữa, chỉ còn có thể quay đầu y như 1 con rùa. Đôi ủng dài của tôi hoá thành 1 cục băng và tôi sợ chân mình sẽ bị cóng, tình hình còn tệ hơn nhiều hồi ở trại mùa đông Học viện khi những ngón chân to tướng của tôi bị cóng lạnh. Đại đội trưởng, thiếu tá Syrovatski, nhận thấy tôi ko thể tiếp tục làm trung đội trưởng nữa, anh lệnh cho 2 shtrafnik bị thương nhẹ mang tôi về trạm xá tiểu đoàn. Họ kéo tôi về trên 1 tảng băng lớn qua sông Drut'' ngay trong đêm đó.

Bác sĩ tiểu đoàn, đại uý Stepan Petrovich Buzun, người chắc nịch và có chòm râu bác sĩ điển hình, là người chịu trách nhiệm về các vết thương tại trạm xá tiểu đoàn đặt trong 1 cái lều có lò sưởi. Tôi nghĩ chưa từng có ai, kể cả các shtrafnik, gọi ông bằng cấp bậc quân đội. Bác sĩ Buzun và phụ tá của ông, trung uý Ivan Demenkov, cắt bỏ bộ quân phục đóng băng cứng đơ của tôi bằng 1 cái kìm cắt dây thép gai. Họ lột sạch quần áo của tôi ra và lập tức mát xa toàn thân bằng cồn. Đương nhiên họ cũng cho tôi uống 1 lượng rượu hợp lý và sau đó mặc lại quân phục khô cho tôi, hình như họ được cấp sẵn quân phục khô đề phòng các trường hợp như của tôi, và kho quân phục nằm ngay gần đó. Họ còn đưa cho tôi 1 đôi ủng nỉ khô và ấm. Vì trong lều đã đầy thương binh nên họ đào cho tôi 1 cái hố sâu trên tuyết, bên cạnh lều, đáy hố lót cành linh sam và 1 cái áo mưa. Sau đó họ đặt tôi vào, đắp 1 cái áo mưa nữa, phủ cành linh sam lên và đắp 1 lớp tuyết dày lên trên cùng, chỉ để lại 1 lỗ nhỏ để thở. Tôi ko hiểu rõ giá trị của loại giường này lắm, nhưng đương nhiên thấy rất ấm sau cuộc mát xa bằng cồn cùng với chút rượu trong dạ dày, tôi ngủ ngay lập tức.

Sáng ra tôi rời khỏi "hang ổ" của mình với tâm trạng của 1 người vừa được nghỉ ngơi hoàn toàn, tràn trề sinh lực. Tôi thậm chí còn ko bị chảy nước mũi, biểu hiện thường gặp khi bị nhiễm lạnh, viêm phổi hay viêm phế quản. 1 tuần sau đó cổ tôi mọc nhiều mụn, đó là hậu quả ko mong muốn duy nhất của vụ bơi lội ngoài kế hoạch dưới hố băng. Theo như Stepan Petrovich, vị bác sĩ sáng suốt của tiểu đoàn, sau này giải thích đó là nhờ sự vận động của của toàn bộ nguồn lực nội tại trong cơ thể tôi trong điều kiện kiệt sức vì cố gắng quá mức. Hồi đó chúng ta chưa sử dụng từ "stress". Đây chính là sự khác biệt chủ yếu giữa chiến đấu và mọi hoạt động khác của con người. Như tôi biết sau này, trong chiến tranh con người ta ít ốm hơn rất nhiều so với bình thường và có ốm cũng ko nặng bằng. Thực tế cũng chẳng có bệnh dịch nào xảy ra cả. Như trường hợp của tôi, tôi cho rằng đó là do từ nhỏ tôi đã quen sống ở nơi lạnh giá, và sau đó còn được huấn luyện tại Học viện ở Viễn Đông. Luôn tiện tôi cũng muốn nói rằng bác sĩ Stepan Petrovich của chúng tôi từng là 1 shtrafnik, ông quyết định ở lại làm sĩ quan cơ hữu tiểu đoàn sau khi mãn hạn. Ko ai nói đến chuyện này trong tiểu đoàn, nhưng tôi biết nhiều trường hợp tương tự, và rất kính trọng những sĩ quan đã có những quyết định như vậy.

Trong khi tôi còn đang ngủ trong cái hốc tuyết của mình, đơn vị của tôi đã hoành thành nhiệm vụ và thậm chí còn áp sát được ngôi làng, tại đó 1 trung đoàn bộ binh đã tiếp tục tiến hành cuộc tấn công. Thật ko may, đóng góp của tôi trong trận đánh chỉ gồm cuộc bơi lội dưới hố băng và giấc ngủ trong hang tuyết là hết. Tôi rất thất vọng vì kinh nghiệm trận mạc của mình chỉ tăng lên có tí tẹo. Thứ duy nhất làm tôi ghi nhớ suốt đời là tên con sông Drut'' trên đất Belorussia. Tôi đã ko được chứng kiến trung đoàn bộ binh khép vòng vây lực lượng Đức mà tuyến phòng thủ của chúng đã bị các shtrafnik xé toạc. Mọi người kể cho tôi nghe về những trận pháo kích dữ dội được tiến hành liên tục bằng Katyusha. Ko hiểu 1 đơn vị shtrafnik đã tiến quá sâu vào tuyến phòng ngự Đức hay đơn giản do họ mất liên lạc mà đã bị 1 pháo đội Katyusha bắn nhầm, nhiều quả Katyusha rơi sát các shtrafnik gây 1 số thương vong. Những người chứng kiến đều nói giờ mới hiểu tại sao bọn Đức sợ những loạt Katyusha đến thế.

Sau khi được trung đoàn bộ binh thay vị trí, các đại đội tân lập tham chiến rút về tuyến sau nhập vào lực lượng chính của tiểu đoàn. Ko may, cuộc tấn công phải dừng lại sau đó vì vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của bọn Đức. Chỉ mãi đến cuối tháng 6 chúng tôi mới được nghe tin tức về cuộc vượt sông Drut'', khi chiến dịch Bagration bắt đầu, và đất nước Belorussia từng chịu nhiều đau khổ dưới ách chiếm đóng của bọn Đức đã được giải phóng hoàn toàn.

Vào lúc đó, binh sĩ thuộc các đại đội tân lập vừa trở về từ bờ bên kia sông Drut'' nhanh chóng được xếp lên xe tải đưa đến khu vực phía đông Byhov. Có lẽ Tập đoàn quân cũng đã lên kế hoạch sử dụng Tiểu đoàn Trừng giới ở đó. Đó là suy đoán của tôi thôi vì chúng tôi chẳng có thông tin chính thức nào. Mặc dù lúc đó đã là đầu tháng 3 nhưng tự nhiên vẫn làm chúng tôi kinh ngạc với những trận mưa tuyết dữ dội. Tuyết rơi dồn dập suốt nhiều ngày. Chúng tôi vừa kịp đến vị trí trước khi mọi con đường trở nên ko thể đi được. Suốt cả tuần chúng tôi bị cắt rời khỏi mọi đơn vị hậu cần của tiểu đoàn, những tay vui tính gọi đó là "ăn kiêng theo thời tiết". Vì ko tìm đâu ra thực phẩm, thực đơn của chúng tôi chỉ còn là thứ súp nấu từ tuyết đun sôi, đó là thứ duy nhất rất sẵn! Chúng tôi còn 1 ít thịt bò đóng hộp của Mỹ, 1 hộp cho cả 1 đại đội! Quân ta gọi loại thịt bò hộp này là "mặt trận thứ 2", nó có rất ít mỡ và chỉ vài mẩu thịt vụn. Thứ súp cực kỳ loãng của chúng tôi chỉ có duy nhất 1 thứ của thịt bò, đó là mùi. Để thêm vào món súp đó, mỗi người chúng tôi được 1 mẩu bánh mì khô. Ko có cách nào kiếm được thức ăn ở đây để phụ thêm vào "thực đơn ăn kiêng", thật trái ngược với lúc ở làng Maiskoe.

Sau trận mưa tuyết dữ dội, con đường được người ta dùng xe tăng mở trở lại, cuộc tấn công bị đình chỉ. Chúng tôi lại được xe tải chở đến làng Gorodets, gần Maiskoe. Chúng tôi biết từ đây đến Maiskoe rất gần nên dễ dàng nối lại những mối quan hệ cũ với dân địa phương. Quá trình phục vụ trong thành phần Tập đoàn quân 3 của tướng Gorbatov kết thúc, tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều có những kỷ niệm tốt đẹp nhất trong suốt cuộc chiến với viên tướng tử tế này. Có tin đồn rằng vì cả Gorbatov lẫn Rokossovski đều từng bị bắt và bị xét xử bằng các bản án bất công nên họ cư xử với các shtrafnik rất có tình người. Tôi nghĩ giờ là lúc tốt nhất để kể về 1 huyền thoại, cũng có thể là chuyện thật, về Gorbatov. Chuyện kể rằng sau khi giải phóng Rogachev, công binh làm 1 cây cầu tạm cho bộ binh và xe loại nhẹ đi qua những chỗ băng đóng ko chắc trên sông Dnepr. Chiếc cầu rất hẹp và chỉ có thể đi 1 chiều. Chỉ huy việc điều phối vượt sông nhận lệnh của Gorbatov là chỉ cho những xe pháo ra tiền tuyến qua sông, vậy là có rất nhiều xe phải nằm lại bờ tây Dnepr, trong đó có cả những chiếc jeep Willy.

Chỉ huy việc vượt sông là 1 thiếu tá to cao khoẻ mạnh, anh tuân thủ mệnh lệnh và ko cho phép những xe quay về từ tiền tuyến qua sông vì như vậy sẽ phải chặn dòng xe đang nối nhau ra mặt trận. Ko ngờ chiếc jeep Willy của tướng Gorbatov cũng bị chặn trong số này, ông nhảy khỏi xe và yêu cầu cho xe mình qua sông gấp. Viên thiếu tá nhắc lại mệnh lệnh của chính ông và từ chối làm theo lời yêu cầu. Tướng Gorbatov nộ khí xung thiên vì sự bất tuân thượng lệnh của viên thiếu tá, ông bất thần vung cây gậy nổi tiếng vụt luôn. Viên thiếu tá cũng phản ứng lại 1 cách bất ngờ ko kém. Anh ta quay nhanh người đánh trả tướng quân thật mạnh làm ông mất thăng bằng ngã lộn qua thành cầu rơi xuống tuyết. Thật là shock! Nhiều sĩ quan nhảy khỏi xe jeep chỉ huy, 1 số chạy xuống giúp tướng quân, số khác rút súng ngắn ra tay, vồ lấy viên thiếu tá và giữ chặt tay anh ta. Có vẻ như số mạng tay thiếu tá chỉ còn đếm từng giây. Tướng quân phủi tuyết khỏi quân phục, bước tới chỗ viên thiếu tá và ra lệnh thả anh ta ra, sau đó rút chai rượu của ông ra.

Cả Tập đoàn quân đều biết chỉ huy ko uống rượu, hút thuốc và ko cả văng tục. Ông đã bỏ rượu từ khi còn trẻ và trong cuộc chiến, dù có bị bạn bè chửi vì ko chịu uống ông cũng chỉ nói mình sẽ chỉ uống trong Ngày Chiến thắng. Vì vậy việc ông mang theo chai rượu còn làm các sĩ quan shock hơn. Gorbatov tự mình rót 1 chén vodka đầy đưa cho cho viên thiếu tá đang sửng sốt, nói: "Làm tốt lắm thiếu tá! Uống đi, coi như lời xin lỗi và phần thưởng cá nhân của tôi cho anh. Tôi đã dạy dỗ vô số thằng ngu bằng cây gậy này, anh là người khôn đầu tiên tôi gặp. Hãy tiếp tục công việc, tôi sẽ gửi ngay cho anh 1 tấm huân chương thực sự." Đó là 1 câu chuyện nghe rất huyền thoại về tướng Gorbatov, nhưng tất cả chúng tôi đều muốn tin. Có lẽ nó có thật! Thật tiếc là chúng tôi ko bao giờ được chiến đấu dưới sự chỉ huy của ông nữa.

Sau khi tới Gorodets, chúng tôi mất nhiều thời gian để nhận những người mới tới, trang bị vũ khí và thắt chặt tình đoàn kết trong các đơn vị. Các buổi huấn luyện quân sự cũng được tổ chức, mục đích chính là để các dạy các cựu phi công, sĩ quan hậu cần và các loại sĩ quan kỹ thuật khác cách chiến đấu như bộ binh. Tức là bắt hành quân, bò trườn, đào hầm hào, vượt chướng ngại vật và sử dụng đúng cách các loại tiểu liên, súng máy, súng trường chống tăng, thậm chí cả panzerfaust thu được của bọn Đức. Tuy nhiên điều khó nhất là dạy họ cách vượt qua nỗi sợ mà nhiều shtrafnik bị khi ném lựu đạn, đặc biệt là loại F-1. Mảnh của loại lựu đạn này thậm chí có thể gây chết người ở khoảng cách 200m trong khi 1 người lính được huấn luyện tốt cũng chỉ ném xa độ 50 - 60m. Chúng tôi dạy họ ném lựu đạn thật, có nổ thật. Binh lính được ném lựu đạn ra từ trong hào, nhưng vẫn còn nhiều người ko đủ can đảm nên đã ném đi ngay.

Quá trình tổ chức và huấn luyện kết thúc vào khoảng giữa tháng 5. Đương nhiên, trong thời kỳ này chúng tôi đã thiết lập được quan hệ gần gũi với những người dân địa phương. Cũng có nhiều câu chuyện lãng mạn, ko chỉ giữa binh sĩ tiểu đoàn và các cô gái địa phương. Thì ra còn có 1 sân bay cách chỗ chúng tôi ko xa với 1 tiểu đoàn phục vụ bay (BAS) đóng ngay cạnh. Phần lớn binh sĩ tiểu đoàn này là những cô gái trẻ.

1 ngày xuân ấm áp, tôi nhớ mình nghe thấy 1 tiếng nổ trên con lộ, gần như ngay giữa làng. Thì ra do đất mềm ra, 1 quả mìn chống tăng Đức đã nổi lên bề mặt, 1 con ngựa kéo xe chở đạn pháo đã dẫm lên làm quả mìn phát nổ. Thật ngạc nhiên là số đạn pháo ko bị nổ theo và người đánh xe ko chết. Anh lính đánh xe bị thương được đưa vào trạm phẫu còn chú ngựa béo tốt chết ngay tại trận. Tất nhiên vụ nổ gây hoảng sợ cho nhiều người, nhưng kết quả phụ là bếp ăn tiểu đoàn có cơ hội nâng cao khẩu phần. Giao liên Zhenya của tôi (tôi ko thể nhớ họ anh ta) cũng kiếm được 1 miếng mỡ ngựa, anh ta là 1 đầu bếp cừ và đã làm nguyên 1 nồi cực kỳ ngon gồm thịt, khoai tây, tỏi và 1 số gia vị khác mà anh ta xin được của chủ nhà. Chúng tôi mời các vị chủ nhà cùng dùng bữa tối cải thiện này, trong khi Zhenya cũng mời các nữ binh sĩ trẻ của tiểu đoàn phục vụ bay (BAS) mà anh ta quen. Tất nhiên, các vị chủ nhà góp thêm 1 ít quốc lủi cho bữa tối. Mọi người đều hoan hỉ và tán thưởng chàng đầu bếp, đặc biệt là các cô gái đến từ sân bay. Có vẻ như khẩu phần của họ ko được thịnh soạn bằng cánh phi công. Tuy nhiên, tất cả các cô đều đổ thức ăn đi khi nghe được đây chính là thịt con ngựa bị mìn nổ chết! Thật tồi tệ, họ chưa bao giờ dùng thử 1 món ăn "kỳ cục" như vậy.

Suốt 1 thời gian dài chúng tôi ở Gorodets đã diễn ra rất nhiều cuộc hẹn hò và nhảy nhót vào buổi tối. Khi chiều xuống dần và chúng tôi ko phải tập quân sự, chúng tôi lại đồng thanh hát những bài ca trong căn lán lính theo sáng kiến của ai đó. 1 bài hát về tiền tuyến, nếu được hát lên ngay tại đó, vào lúc đó, và nếu lại do chính những người lính thể hiện, thì nghe thật cảm động, thậm chí theo cách nào đó giống 1 bài hát rửa tội. Mọi người hát mới thiết tha làm sao! Chúng tôi ko có quản ca hay người lĩnh xướng, nhưng chúng tôi có đủ giọng bass lẫn tenor, giọng chính lẫn giọng bè. Chúng tôi hát rất chuyên nghiệp khiến dân làng kéo tới tụ tập quanh lán nghe buổi hoà nhạc ngẫu hứng mà nước mắt rưng rưng. Chúng tôi ko hát những bài ca Belorussia vì chỉ biết mỗi 2 bài nhạc nhảy Belorussia, nhưng chúng tôi hát rất nhiều bài ca Ukraina về những người Cô dắc Zaporozhie hay đại loại thế. Thường thường chúng tôi hát những bài ca Nga, trong đó có 1 bài về Yermak mà chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đoạn "và quân đội ta, dữ tợn trong chiến đấu, ngã xuống mà ko buông kiếm". Chúng tôi cũng thường hát bài ca ưa thích "Đừng lảng vảng quanh tao, lũ quạ đen".

Hình như những bài hát này phù hợp nhất với các shtrafnik và tâm trạng của họ. Chúng tôi mất nhiều thời gian để tổ chức tiểu đoàn ở Gorodets, vì vậy chúng tôi hát rất nhiều bài, những cô gái địa phương tô điểm thêm những bài hát đó bằng giọng cao và thanh. Tất cả những cái đó làm chúng tôi thêm gần gũi, những buổi khiêu vũ và hẹn hò phần lớn kết thúc với 1 đám cưới. Những đám cưới chẳng có gì, nhưng nó đã diễn ra, thực sự diễn ra! Nhiều phụ nữ đã ko hề nhìn thấy đàn ông suốt 1 thời gian dài, và tiếc thay, chỉ có Chúa mới biết chúng tôi còn sống thêm được bao lâu. Đó là lý do khi chúng tôi nhận lệnh lên tàu ngay lập tức, chúng tôi có thể tưởng tượng ra bao nhiêu nước mắt rơi nơi những người dân địa phương. Ko chỉ những cô gái trẻ mà cả nhưng phụ nữ lớn tuổi cũng khóc, họ đã quen với việc được chúng tôi giúp đỡ việc nhà và cảm thấy tiếc cho mối quan hệ nồng ấm với những chú lính "rắc rối". Mặc cho tất cả những chuyện đó, việc lên tàu vẫn diễn ra ko gặp rắc rối gì, và đến tối con tàu rời ga trên tuyến đường ray mới sửa. Vậy là chúng tôi đã được tái bố trí gần như từ cực xa nhất của cánh phải Phương diện quân sang cánh trái, tức là phía tây nam vùng mới giải phóng thuộc Belorussia.

Chuyến tàu chạy nhanh hết mức mà tuyến đường ray mới sửa có thể chịu đựng được. Chúng tôi chú ý tới cách bọn Đức phá huỷ đường ray trong quá trình rút lui. Tôi nhớ có 2 phương pháp khá bất thường, 1 là kéo theo toa tàu cuối 1 dụng cụ giống cái cày khổng lồ để phá các thanh tà vẹt, 2 là lắp vào đường ray những dụng cụ gì đó khiến cho cả đoạn ray dựng ngược lên vuông góc với mặt đất, trông như 1 cái hàng rào khổng lồ dài nhiều km.

Trước hết, chúng tôi vượt qua Gomel, Rechitsa và Kalinkovichi. Sau đó con tàu đi xuyên qua Ukraina, qua Ovruch, Sarny và tới Manevichi. Qua ga này thì đường ray chưa được khôi phục, vì vậy chúng tôi phải tiếp tục hành quân bộ, chỉ có ban chỉ huy tiểu đoàn và các đơn vị hỗ trợ là có xe tải. Trong 3 ngày chúng tôi đã hành quân được 100km hướng về phía thị trấn Ratno thuộc Ukraina, hiện vẫn còn nằm trong tay quân Đức. Như vậy là Phương diện quân Belorussia 1 đã đánh chiếm vùng tây bắc Ukraina trên cánh trái. Tại đó chúng tôi được giao 1 khu vực phòng thủ trên sông Vyzhevka, thay chỗ cho 1 trung đoàn bộ binh cận vệ.

Bản thân con sông tuy hẹp nhưng vùng đầm lầy bờ sông cũng đủ tạo ra 1 vùng phân tuyến rộng gần 1km. Các chiến hào đã được gia cố cho phòng thủ và được những người lính tiền nhiệm của chúng tôi đào từ mùa đông trước. Chúng có tầm quan sát tốt, nằm bên rìa 1 rừng cây non. Vậy là chúng tôi đã được bố trí vào Sư 38 Bộ binh Cận vệ Lozov / Tập đoàn quân 70, chỉ huy Tập đoàn quân là tướng V. S. Popov chứ ko còn Gorbatov nữa.

3

''LŨ KẺ CƯỚP CỦA ROKOSSOVSKI''

Vậy là cuối tháng 5/1944, tiểu đoàn tôi đã được tái bố trí tại khu vực sát thị trấn Ratno thuộc Ukraina, nơi vẫn còn nằm dưới ách chiếm đóng của bọn Đức. Thị trấn này ở phía bắc thị trấn Kovel'' cũng thuộc Ukraina và cũng đang nằm trong tay bọn Đức. Chúng tôi tới sông Vyzhevka thay thế cho 1 đơn vị được gửi sang 1 khu vực mặt trận khác. Đại đội 1 của tôi trấn giữ cánh phải tiểu đoàn, đại đội trưởng là đại uý Ivan Vladimirovich Matvienko, đại đội phó là 1 chàng trai rất trẻ và đầy nhiệt huyết, thượng uý Ivan Georgievich Yanin. Tất cả các trung đội trưởng đều trên dưới 20 tuổi, tôi chỉ huy trung đội 3 và do đó phụ trách cánh trái đại đội. Trung đội 2 chỉ huy là trung uý Fuad Bakirovich Usmanov, 1 "người Bashkiria", như cách anh ta tự gọi mình, bố trí bên cánh phải của tôi. Chúng tôi gọi anh theo tên Nga là Fedya hay Todd. Trung đội 1 do trung uý Dmitri Bulgakov chỉ huy, nhưng tôi ko nhớ tên lót của anh. 2 trung đội trưởng nói trên đều lớn hơn Ivan Yanin và tôi độ 2 - 3 tuổi.

Mặc dù đã có 1 thời gian dài tổ chức lực lượng, các trung đội và đại đội vẫn còn thiếu binh sĩ tạm thời, có lẽ do khu vực này ko có các chiến dịch quy mô lớn dẫn tới tình trạng thất nghiệp của các toà án binh. Số "người bị vây" vì thế cũng ít. Tiểu đoàn tôi được giao 1 khu vực phòng thủ rất rộng, 1 shtrafnik nói đùa bằng thứ thổ âm Cáp ca dơ nặng trịch: "1 công dân Soviet cho mỗi km chiến tuyến!" Tất nhiên điều này là phóng đại, nhưng thay vì mỗi người bố trí cách nhau 8 - 10 bước như cẩm nang bộ chiến đã ghi, quân của tôi bố trí người này cách người kia 50 - 60m. Chỉ khi nhận được quân tăng cường khoảng cách này mới giảm đi 1 chút. Thời gian chúng tôi tổ chức đội hình và huấn luyện chiến đấu cũng được dành để tìm hiểu thêm về binh lính. Có lẽ nhờ đó tôi nhớ thêm được tên nhiều người mặc dù tôi ko nhớ họ trong phần lớn trường hợp. Hy vọng mọi người tha thứ nếu tôi chỉ gọi họ bằng tên trống ko trong hồi ký. Theo bảng phân công, mỗi trung đội trưởng có 2 phó được chỉ định theo lệnh của tiểu đoàn trưởng trên cơ sở giới thiệu của trung đội trưởng và đại đội trưởng.

1 trong 2 phó của tôi vốn là 1 trung đoàn trưởng dày dạn kinh nghiệm, đã chiến đấu hơn 2 năm nhưng mắc sai lầm trong 1 trận đánh, nguyên trung tá Sergey Ivanovich Petrov. Phó thứ 2 vốn là sĩ quan chỉ huy hậu cần 1 sư đoàn phạm tội, cũng là nguyên trung tá tên là Shul''ga, tôi ko nhớ họ. Tại trung đội tôi ông có trách nhiệm cung cấp đạn dược, lương thực và mọi thứ cần thiết cho chiến đấu. Ông làm công việc của mình 1 cách khôn khéo, có nhiều sáng kiến và rất tinh thông trong việc vận chuyển, giao nhận và hậu cần. Phải nói thật là may mắn cho tôi, 1 trung uý 20 tuổi chưa có kinh nghiệm, 1 trung đội trưởng tép riu, mà lại có được 2 vị trung tá dầy dạn làm phó, mặc dù họ chỉ bị giáng chức tạm thời. Tôi đã hy vọng tận dụng được kinh nghiệm sống và chiến đấu của 2 người họ, cả 2 đều lớn tuổi hơn tôi nhiều, đó có lẽ là lý do chính tôi đề cử họ. Tiểu đội trưởng thứ nhất của tôi là cựu thiếu tá pháo binh, cao to, đẹp trai, khoẻ mạnh, có cái tên lạ nên dễ nhớ Puzyrei. 1 cựu đại uý biên phòng là chỉ huy tiểu đội 2, mặt mỏng quẹt, có vẻ tốt bụng và trí tuệ kiểu cổ điển nhưng đôi mắt rất sắc và lúc nào cũng ánh lên sự sắt đá. Tiểu đội trưởng thứ 3 là đại uý thiết giáp Lugovoi, có bộ ria kiểu vệ binh thế kỷ 19, người lùn tịt nhưng rất nhanh và lúc nào cũng sẵn sàng hành động.

Giao liên của tôi, cũng là người chăm lo sự an toàn cho tôi là 1 cựu trung uý còn rất trẻ so với hầu hết shtrafnik khác nên mọi người chỉ gọi anh ta bằng tên, Zhenya. Đó là 1 người lính cực kỳ nhanh nhẹn, luôn có mặt mọi nơi mọi lúc. Cậu ta bị tống vào tiểu đoàn trừng giới vì phóng quá tốc độ trên chiếc mô tô Đức chiến lợi phẩm và cán phải 1 bé gái 7 tuổi làm nó bị thương nặng tại ngôi làng nơi đóng xưởng sửa chữa của cậu. Mức án phải nhận là 2 tháng phục vụ trong tiểu đoàn trừng giới. "Tham mưu trưởng" ko chính thức của tôi, đúng hơn là văn thư, là cựu đại uý Hạm đội Bắc Hải, tên là Vinogradov. Anh ta thông thạo tiếng Đức nhưng thật lạ lùng, có vẻ như chính sự hiểu biết cao về ngôn ngữ của kẻ địch đã đưa anh vào tiểu đoàn trừng giới. Điều duy nhất tôi ko hiểu là tại sao anh bị thiên chuyển quá xa như vậy, từ Hạm đội Bắc Hải đến Phương diện quân Belorussia. Anh ta vốn chỉ huy 1 trạm sửa chữa thiết bị vô tuyến nào đó của hải quân, khi kiểm tra lại các radio mới sửa anh đã chuyển sóng sang nghe bài phát biểu của Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền Đức. Vinogradov ko nghĩ gì tới hậu quả sẽ xảy ra và bắt đầu dịch rất to ra tiếng Nga cho các thuộc cấp đang có mặt nghe, ai đó đã báo cho công tố viên hoặc đặc vụ Hải quân, kết quả là Vinogradov nhận bản án 2 tháng tại tiểu đoàn trừng giới vì tội "tuyên truyền cho địch".

Tất nhiên, quân luật rất nghiêm và sự nghiêm khắc đó là chính đáng. Nhưng trong trường hợp này sự nghiêm khắc của luật pháp ko đóng vai trò chính mà là áp lực trong những lời tố cáo và sự nghi ngờ trong giới sĩ quan cao cấp. Nhiều người đã phải chịu uất ức vì chuyện này. Thường là họ chỉ phạm 1 số sai lầm hoặc làm hỏng việc gì đó, thực ra làm gì mà chẳng có sai lầm. Ko may cho họ, luật lệ phải tìm ra kẻ giơ đầu chịu báng, bỏ qua thực tế về hoàn cảnh và đặc thù của người vi phạm. Câu chuyện của Vinogradov chỉ là 1 ví dụ. Tôi dùng anh ta làm văn thư vì anh ta viết lách rất hoàn hảo và cũng có thể làm phiên dịch, mặc dù tôi cũng biết tiếng Đức khá tốt từ hồi còn đi học.

Chúng tôi bố trí tại khu vực trước đây do 1 đơn vị cận vệ trấn giữ. Họ để lại cho chúng tôi những tuyến hào được đào đắp tốt, thành được gia cố bằng cọc gỗ hoặc ván. Khu vực trung đội tôi phụ trách cũng có hầm rộng rãi, mái gia cố 3 lớp gỗ súc, nó đã đứng vững trong suốt thời gian tôi ở đây dù nhiều lần bị trúng đạn pháo trực tiếp. Những cây thông xung quanh đã bị đạn pháo phạt cụt hết. Tôi ở cùng hầm với 2 trung đội phó, văn thư và giao liên. Ban chỉ huy đại đội đặt tại khu vực trung đội 2, cũng trong 1 cái hầm tương tự.

Như tôi đã mô tả vắn tắt, ko có bãi mìn trước mặt chúng tôi nhưng ngay sau các chiến hào là cả 1 rừng mìn bẫy treo trên các thân cây đổ. Chúng tôi lập tức đánh dấu những chỗ có mìn trên bản đồ, đó từng là 1 phần của rừng cây non bị chặt hoặc bị đổ, giờ lấm chấm vết đánh dấu những quả mìn chống bộ binh được nguỵ trang. Như tôi biết sau này, 1 số mìn là loại PMD-6 chứa 200g thuốc nổ TNT, còn lại là loại chứa 74g TNT. 1 bãi mìn bẫy đã được đặt trong mùa đông, các quả mìn được sơn trắng nguỵ trang nên rất dễ dàng phát hiện vào mùa hè. Bãi mìn thứ 2 tách biệt với bãi 1 bằng 1 con đường và được đặt sau khi tuyết đã tan. Các quả mìn được sơn màu kaki và rất khó nhận ra trong cỏ. Tôi đã có 1 ý định mạo hiểm là chuyển các quả mìn ra khu phân tuyến trước mặt đại đội, ý định đó càng tăng thêm khi tôi thấy tuyến phòng ngự quân ta có vẻ quá yếu. Tôi ko có cựu công binh chiến đấu nào trong trung đội, nhưng đã được học về cả mìn Nga lẫn mìn Đức khi còn ở Học viện, từ A đến Z. Vì thế tôi quyết định tự làm. Tôi ko muốn lôi kéo shtrafnik nào vào việc nguy hiểm này. Như người ta thường nói: "1 công binh chiến đấu chỉ có thể nhầm 1 lần trong đời". Thú thực là tôi chưa từng thấy câu nào đúng hơn thế.

Ko hiểu sao tôi chưa từng nghĩ đến chuyện bãi mìn này ko chỉ được đánh dấu trong bản đồ của chúng tôi mà trong cả bản đồ của tiểu đoàn trưởng, sư trưởng và chỉ huy Tập đoàn quân vì đây là 1 khu vực phòng thủ quan trọng. Tất nhiên bãi mìn sau lưng ko được đặt nhằm mục đích ngăn các shtrafnik bỏ chạy. Tôi phải nói rõ là chưa có trường hợp nào chúng tôi phải đặt đơn vị chặn hậu sau tiểu đoàn như 1 số sử gia xấu bụng ngày nay viết. Điều đó hoàn toàn ko cần thiết. Tôi dám khẳng định rằng các tiểu đoàn trừng giới dành cho sĩ quan đều là những ví dụ điển hình về tinh thần vượt khó trong mọi tình huống chiến trận.

Tất nhiên, tôi bắt đầu công việc "công binh chiến đấu" từ bãi mìn trắng. Suốt ngày tôi tháo gỡ chúng và đêm đến thì đặt lại ở phía trước hào chừng 30 - 50m, phủ lên 1 lớp đất nguỵ trang. Khi làm việc này, tôi luôn nhắc nhở mình 1 quy tắc vàng mà đại đội trưởng hồi còn ở Học viện, thượng uý Litvinov, đã dạy: "Nếu đã sợ thì đừng làm! Còn nếu làm thì đừng sợ!" 1 số quả mìn khá lạ lẫm với tôi, chúng là 1 hộp gỗ chứa 1 chai thuỷ tinh bẹt đầy thuốc nổ TNT bên trong, kíp nổ gắn trực tiếp vào cổ chai, cái chai được bọc rất kỹ bằng giấy nến. Thứ giấy này rất đắt, tôi đã dùng nó để viết thư khi được cho phép. Lúc đó tôi đang trải qua 1 giai đoạn lãng mạn với việc sáng tác những bài thơ tuổi teen, đặc biệt là cho cô gái tôi yêu. Thứ giấy gỡ ra từ mìn cực kỳ hữu dụng với tôi.

Những người vợ chờ chồng ngoài mặt trận là vấn đề cực kỳ phức tạp những năm đó. Có những trường hợp đáng tiếc như Simonov đã viết trong "Thư ngỏ gửi người phụ nữ ở thị trấn Vichuga". Bức thư này là để trả lời bức thư trơ trẽn mà người đàn bà này gửi cho chồng, 1 trung uý ngoài mặt trận. Các sĩ quan vẫn gửi lương qua ngân hàng về cho gia đình. Người đàn bà này viết mình ko cần số tiền lương đó nữa vì đã có người khác, 1 sĩ quan giàu có và đẹp trai hơn. Bức thư gây shock đó đã ko đến được tay người trung uý xấu số, anh đã hy sinh trước đó. Rõ ràng sự tàn khốc của chiến tranh và sự kìm nén cảm xúc kéo dài đôi khi làm người ta hèn hạ đi tới mức bản năng. Nhiều điều khó chịu phải đối mặt trong những năm đó, có cả nạn trộm cướp. Những kẻ mất tư cách đó có 1 lời bào chữa: "Chiến tranh sẽ xoá sạch mọi tội lỗi" hoặc "Ko cần biết - đó là chiến tranh!" Đó là những chuyện đã xảy ra và người ta ko thể từ chối ko viết lại. Chúng tôi cũng có 1 trường hợp tương tự như người đàn bà Vichuga của Simonov. 1 sĩ quan trên đường trở lại mặt trận sau khi trị thương, anh quyết định tạt qua nhà thăm vợ và bắt gặp vợ cùng với người tình. Anh ta bắn chết cả 2 và bị tống vào tiểu đoàn trừng giới của tôi.

Số giấy gỡ từ mìn cho tôi có cái để viết ra những bài thơ, trong khi phần khó hiểu còn lại, chai thuỷ tinh chứa TNT, cũng trở nên ngày 1 gần gũi với tôi. Tiểu đội trưởng dưới quyền tôi, Omelchenko, được lệnh hỗ trợ tôi và nhanh chóng học được cách đặt và gỡ mìn, chúng tôi trở thành 1 tổ hợp tác lao động. Tôi tìm kiếm và gỡ những quả mìn trong bãi mìn đằng sau lưng, trong khi cậu ta cài chúng ra trước chiến hào! 1 thời gian sau, khi chúng tôi đi quanh khu vực phòng thủ, chúng tôi phát hiện ra 1 đống đồ hậu cần bị bỏ quên trong 1 chuồng ngựa gồm mìn vướng nổ POMZ-2 và mìn chống bộ binh. Tôi nghĩ chứ viết tắt POMZ có nghĩa là "mìn nổ mảnh chống bộ binh dành cho các công trình phòng ngự". Những quả mìn trông giống những quả lựu đạn F-1, bên trên có 1 sợi dây dài độ 20 - 30cm còn sợi dây thép thì được căng ra nối với kíp nổ. Khi ai đó chạm vào sợi dây thép quả mìn sẽ nổ. Đặt loại mìn này cần chú ý, cẩn thận và chính xác hơn nhiều. Nó nguy hiểm hơn hẳn các loại mìn chống bộ binh thông thường. Tuy nhiên tôi quyết định "tại sao phải bỏ phí số mìn này" và bắt đầu lên kế hoạch cài chúng! Tôi tự cài mìn vì ko dám tin tưởng vào Olmechenko mặc dù anh ta đã có nhiều kinh nghiệm. Nếu bị dính mìn sẽ chỉ có mình tôi chết!

1 thời gian sau, đại đội trưởng của tôi, 1 sĩ quan lớn tuổi đầy kinh nghiệm, nói khéo để tôi hiểu rằng tôi ko có quyền gỡ bỏ 1 bãi mìn đã được đặt theo lệnh của cấp cao hơn. Vì thế tôi nói với đại đội trưởng trong báo cáo gửi lên tiểu đoàn sẽ chỉ nói rằng chúng tôi đang đặt loại mìn POMZ trước các chiến hào, đại đội trưởng chấp nhận khiến tôi cũng phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, ông quyết định phải lập bản đồ chi tiết về bãi mìn trước các chiến hào, chỉ rõ từng quả, từng loại mìn. Mọi thứ tiến triển tốt đẹp, trong khi tôi vẫn làm việc với những quả mìn "trắng". Chúng tôi đã đặt được 200 trái mìn trắng vào vị trí mới, nguỵ trang chúng mà ko gặp sự cố nào. Tôi cũng đã cài được độ 1/2 số mìn POMZ mới tìm thấy, vậy là đã có 1 bãi mìn dày đặc trước các vị trí quân ta.

Sau khoảng 1 tháng từ lúc đến vị trí phòng thủ mới, chúng tôi đã nắm vững địa hình tại đây. Chúng tôi tìm thấy nhiều bụi quả việt quất chín mọng cách chiến hào ko xa, nó nằm ngay sau bãi mìn treo đằng sau lưng, và nhiều người trong chúng tôi đã chạy tới đó khi được nghỉ để bù vào lượng vitamin thiếu hụt sau mùa đông lạnh lẽo. Các đơn vị hậu cần tìm thấy nấm trong rừng, vì thế súp nấm trở thành món ăn thường xuyên. Đó thật là 1 thực đơn rất tốt trong thời chiến! Sau này tôi nghĩ lại trong giai đoạn phòng ngự cố định đó các đơn vị hậu cần đã làm việc rất tốt.

Các đội hậu cần cả của sư đoàn và tập đoàn quân đều làm việc tốt chưa từng thấy, chúng tôi luôn nhận được thức ăn đúng lúc. Các sĩ quan được nhận khẩu phần bổ sung, thậm chí thỉnh thoảng có cả bơ đóng hộp của Mỹ và cá hộp, thuốc lá thì khỏi nói. Sĩ quan được phát thuốc lá Belomorkanal, tôi được phát 1 gói thuốc loại nhẹ để hút tẩu. Các shtrafnik được ghi trong danh sách những người hút thuốc được phát mahorka, ai ko hút thuốc được nhận thêm đường. Tôi thậm chí đã thử hút mahorka bằng tẩu, kết quả thật ấn tượng, tôi gần như mất tiếng sau cuộc thử nghiệm. Tất cả sự dễ thở này làm tôi nhớ lại tình cảnh thiếu thuốc hồi ở Học viện vùng Viễn Đông. Vậy mà ở đây, trong những chiến hào phòng thủ cố định, chúng tôi đã sống rất tốt. Các đơn vị hậu cần thậm chí còn tổ chức tắm hơi dã chiến được 2 - 3 lần cùng với thay đổi quân phục. Chúng tôi cũng cực kỳ sung sướng với thời tiết, nó khô và ấm, thơm phức mùi thông.

Ko còn những trận pháo kích hàng ngày của bọn Đức, ko có mọi hoạt động quân sự thường xuyên khác, có thể xem việc đứng chân trong vị trí phòng thủ này của chúng tôi giống như 1 kỳ nghỉ ngoài dự liệu, mặc dù có hôm trời nóng ko chịu nổi. 1 trong các shtrafnik của tôi đã bị say nắng, chúng tôi nhanh chóng làm anh ta tỉnh lại và tôi nhớ lại trường hợp xảy ra với mình trong 1 buổi tập quân sự hồi tháng 8/41, khi còn ở trung đội trinh sát tại Viễn Đông. Đó cũng là 1 ngày hè nóng nực, khi tôi đang cố nhấc cao chân khi tập hành quân theo kiểu diễu binh thì chợt thấy mọi thứ hoá thành 2. Tôi mất thăng bằng và ngã khỏi hàng. Những người lính khác khiêng tôi vào chỗ có bóng râm, đổ nước lạnh vào đầu và ngực, cho tôi uống thứ nước gì đó cực kỳ mặn. Tôi lập tức nhớ lại rằng sáng hôm đó tôi đã ko ăn viên muối mà trung đội trưởng đã dặn phải nuốt trước khi uống trà. Thay vì vậy, chúng tôi tháo thuốc ra khỏi điếu thuốc lá rồi nhét muối vào. Đến lúc đó tôi mới hiểu loại muối này được đóng viên để nuốt mà ko cảm thấy mặn, đây là cách thông thường nhưng hữu ích để ngăn say nắng. Giờ đây tại mặt trận Belorussia, khi những người lính dày dạn kinh nghiệm của tôi vây quanh, tôi lệnh cho tất cả các tiểu đội trưởng nghiêm túc tuân thủ quy trình bổ sung muối trong bữa sáng. Sau đó chúng tôi ko còn gặp trường hợp say nắng nào nữa trong suốt quá trình phòng thủ lẫn các chiến dịch tấn công đến kiệt sức sau này. Phương pháp đó thật hữu dụng!

Nhiều năm sau chiến tranh, rừng thông xanh thơm ngát vẫn còn mãi trong ký ức của tôi về giai đoạn phòng thủ và bãi mìn treo khốn nạn đó. Trở lại thời điểm tháng 6/44, tôi đã bắt đầu chuyển sang bãi mìn xanh. Nó khó phát hiện hơn rất nhiều và sau vài chục lần gỡ mìn vận may của tôi đã hết, tôi làm 1 trái mìn nổ tung, đó là ngày 26/6. Tôi nhớ rất chính xác là vào khoảng giữa trưa, tôi đi kiểm tra các vị trí của trung đội và thấy mọi thứ vẫn ổn. Tôi ăn vài quả việt quất ngon lành rồi tiếp tục công việc thường ngày tại bãi mìn. Lúc đó tôi đã gỡ được mấy quả mìn để dưới 1 gốc cây. Khi tôi bước sang bên, tôi cảm thấy như mình bay lên cao và nghe thấy có tiếng nổ bên dưới. Quá trình bay lượn đó diễn ra rất ngắn ngủi, gần như ngay lập tức tôi thấy mình nằm thẳng cẳng trên mặt đất, mặt úp xuống. Cảm giác đầu tiên của tôi là chân trái đang bốc cháy như địa ngục! Sau đó tôi nghĩ tôi ko còn chân! Tôi quyết định lật người lại xem có mất cái gì ko và khi nhấc đầu lên, tôi sợ cứng cả người! 1 quả mìn nằm cách mắt tôi chỉ độ 10 - 15cm! Chỉ có phép mầu mới khiến đầu tôi ko kích hoạt quả mìn đó. Đó chính xác là thời điểm tôi có sợi tóc bạc đầu tiên! Tôi lấy lại bình tĩnh và bắt đầu gỡ quả mìn 1 cách hầu như tự động. Tôi cẩn thận gỡ kíp nổ và tháo sợi dây thép buộc quả mìn vào thân cây thông. Kinh nghiệm là điều thật tuyệt vời! Lúc đó tôi đã gỡ hơn 200 quả mìn. Sau đó tôi cẩn thận nhìn quanh và nhận ra 1 quả mìn nữa ngay cạnh. Chỉ sau khi gỡ nốt nó tôi mới dám lật người lại và thấy chân mình vẫn còn, kể cả bàn chân, có điều nó gập ngược vào trong 1 góc 90 độ. Tôi thử cử động ngón chân và nó có hoạt động, điều đó có nghĩa là chân và bàn chân tôi vẫn còn dính vào người!

Tôi nhận ra chân mình ko bị thổi bay có lẽ chỉ bởi tôi đã ko dẫm thẳng lên quả mìn. Hình như tôi đã dẫm ủng vào 1 cành cây nằm dưới đất làm kích hoạt quả mìn, nó nổ cách tôi khoảng 30cm. Tiểu đội trưởng Puzyrei nghe thấy tiếng nổ lao đến chỗ tôi mà ko thèm nhìn xuống chân, kêu lên: "Trung uý, còn sống ko?" Tôi hiểu anh ta có thể đạp phải mìn bất cứ lúc nào chứ ko may mắn như tôi nên hét to hết sức có thể: "Dừng lại! Đừng cử động! Tôi sẽ tự ra!" Bằng cách nào đó tôi đã đứng dậy được và bắt đầu bước ra phía con đường, lê cái chân bị thương đi nhưng ko có cảm giác đau. Sự đau đớn chỉ đến sau này. Tôi cảm thấy có chất lỏng lép nhép trong ủng, hiểu ngay rằng đó là máu. Đó là lần bị thương đầu tiên của tôi!

Phải mất nhiều cố gắng tôi mới tới được con đường, Puzyrei và giao liên Zhenya đỡ lấy tôi, đưa vào hầm và cắt bỏ đôi ủng dài. Họ băng chân tôi bằng bộ đồ cứu thương rồi lấy xe ngựa chở tôi về trạm phẫu tiểu đoàn. Chúa mới biết họ kiếm đâu ra cái xe! Trạm phẫu nằm gần chỗ chúng tôi, cạnh sở chỉ huy tiểu đoàn trong 1 ngôi làng có cái tên lạ nên dễ nhớ Vydranitsa. Tối hôm đó, sau khi được băng bó cẩn thận, tôi được đưa về trạm xá tiểu đoàn bằng xe ngựa. Tại đó họ tiêm cho tôi 2 mũi, 1 giảm đau và 1 chống uốn ván rồi đóng nẹp chân cho tôi. Đó là lúc tôi thực sự cảm thấy đau! Người ta sát trùng vết thương rồi băng cùng với 1 thanh nẹp cứ như thể chân tôi đã gãy. Giờ tôi mới nhận ra sự đáng sợ của loại mìn trong chai thuỷ tinh. Các bác sĩ lấy ra những mảnh thuỷ tinh lớn từ vết thương của tôi, nhưng vẫn còn những mảnh nhỏ, chúng ko thể phát hiện kể cả bằng chụp X quang. Những mảnh thuỷ tinh này chỉ tự rò rỉ dần ra khiến vết thương rất lâu lành.

Vài ngày sau khi bị thương tôi bắt đầu tập đi bộ với 1 cái nạng. Đầu tiên là những bước xiêu vẹo, đau đớn nhưng càng ngày tôi càng bước mạnh mẽ và chắc chắn hơn. Tôi sớm bỏ được nạng và chuyển sang dùng 1 cây gậy chống và vài tuần sau bỏ luôn gậy khi trở về đơn vị. Sau 1 tuần điều trị tại trạm xá tiểu đoàn, tôi đã xin các bác sĩ cho về lại đơn vị, tôi gào khóc xin về khi thấy có 1 bóng trắng lướt qua đầu! Osobist (sĩ quan phản gián NKVD - Maseo) của tôi, thượng uý NKVD Gluhov, cũng tới chỗ tôi và thẩm vấn rất kỹ. Ông ta muốn biết ai đã quyết định rời bãi mìn treo trong rừng? Tôi nhận trách nhiệm là đã "thanh toán" bãi mìn này trong khu vực phòng thủ của mình và đã làm điều đó mà ko có sự cho phép của sĩ quan cấp trên. Trạm xá tiểu đoàn cho tôi ra viện, giấy xuất viện ghi: "Xuất viện theo đề nghị khẩn khoản của bệnh nhân, điều trị ngoại trú tại đơn vị".

Trong khi tôi ko ở đơn vị, 1 sự cố bất ngờ đã xảy ra. Phụ tá của tôi trong hoạt động công binh chiến đấu Omelchenko, do đã có 1 số kinh nghiệm nên quyết định tiếp tục đặt những quả mìn POMZ mà ko có tôi. Anh ta chết vì vô tình đụng phải kíp nổ 1 quả mìn chính anh vừa đặt trong đêm. Thật ko may, quả mìn hoạt động quá hiệu quả, đúng là 1 người công binh chiến đấu chỉ "phạm 1 sai lầm duy nhất" trong đời. Sai lầm của Omelchenko là sai lầm cuối cùng trong đời anh. Các bạn tôi trong sở chỉ huy tiểu đoàn kể họ đã thảo luận nhiều lần xem làm cách nào để cứu tôi khỏi toà án binh. Họ muốn ngăn tôi từ 1 sĩ quan cơ hữu tiểu đoàn trừng giới thành 1 shtrafnik thực thụ.

Vasily Afanasievich Lozovoi, tham mưu trưởng tiểu đoàn, sau này kể cho tôi nghe kombat (tiểu đoàn trưởng), lúc đó vẫn còn là đại tá Osipov, đã đích thân lên nói chuyện với chỉ huy Tập đoàn quân 70, tướng V. S. Popov. Ông khen ngợi lòng dũng cảm của 1 người trẻ tuổi như tôi và đề nghị tướng quân ko trừng phạt. Ông nói: "Tay trung uý trẻ này đã có được rất nhiều kinh nghiệm, và sẽ ko bao giờ còn ra 1 quyết định non nớt, thiếu suy nghĩ nào nữa!"

1 nhân tố khác đã cứu tôi là 1 đêm 1 nhóm trinh sát Đức đã đi vào bãi mìn. Có lẽ chúng định thâm nhập các chiến hào quân ta để bắt 1 tù binh nhằm tìm hiểu xem đơn vị mới nào đang chịu trách nhiệm khu vực mặt trận này. Có vẻ như bãi mìn của tôi đã gây cho chúng 1 bất ngờ lớn, bằng chứng là những "vị khách" Đức bỏ lại 1 chiếc ủng Đức đầy máu và 1 số trang bị khác!

Vết thương "may mắn" của tôi xảy ra trong giai đoạn mặt trận yên tĩnh. Thỉnh thoảng trong phòng ngự có những lúc rỗi rãi, các sĩ quan lại nói chuyện với các shtrafnik về kinh nghiệm chiến trường. Đó là 1 kiểu trao đổi kinh nghiệm, 1 cách nâng cao kiến thức quân sự và cũng là để hiểu biết lẫn nhau hơn. Tôi còn nhớ lúc đó chúng tôi đã kể đủ loại truyện cười và giai thoại, 1 số phải nói là tục, thậm chí rất tục tĩu nữa là khác. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng hát những bài phổ biến, xuyên tạc lời ca và nhấn giọng vào những đoạn ngang trái cuộc đời. Thí dụ, bài hát lãng mạn nhiều người biết "Đêm đen" bị chúng tôi hát thành "và bạn se sẽ bỏ sulphidine vào nôi em bé" thay vì lời đúng là "và bạn se sẽ lau nước mắt bên nôi em bé". Sulphidine là loại thuốc thường dùng để chữa bệnh lậu. Những lúc đó chúng tôi thật là vô lại!

Tôi nhớ Misha Goldstein, tên thật ghi trong thẻ Đoàn viên là Musya. Anh từng tham chiến trận Moscow và Stalingrad, rất tự hào vì đã được nhiều huân huy chương và nhiều vết sẹo đầy đầu. Anh ta thích kể chuyện cười về dân Do Thái, chuyện cười về mặt trận ở Tashkent, về tay bắn tỉa với cây súng cong, và về 2 người trả lời mệnh lệnh của trung đội trưởng: "Tiến lên, những chú chim ưng!" rằng: "Chúng tôi là sư tử, ko phải chim ưng." Những chuyện cười đó ko bị chúng tôi cấm đoán tí nào, chúng tôi lắng nghe, thậm chí dù cho Misha ko phải 1 người kể chuyện hay, và cảm thấy khoái chí với những câu chuyện đùa. Bình thường Misha là người rất vui tính, nhảy giỏi và thổi harmonica hay. Đoàn xe hậu cần của tiểu đoàn chia cho đại đội tôi 1 xe ngựa để chở đồ dùng cá nhân cho các sĩ quan. Đó là nơi chúng tôi cất giữ cái kèn harmonica của Misha, máy quay đĩa của tôi cùng bộ sưu tập đĩa hát và các tư trang khác ko thể nhét vào balô. Chiếc máy quay đĩa thường được chơi trong những lúc rỗi rãi. Trong những giờ phút yên lặng buổi tối chúng tôi thậm chí còn tổ chức "hoà nhạc" qua điện đài để cho các cô điện đài viên sư đoàn nghe.

Từ câu chuyện của các sĩ quan dày dạn kinh nghiệm, tôi biết rằng vụ nổ mìn may mắn của mình ko phải là trường hợp đặc biệt cho lắm, đã có nhiều trường hợp "may mắn" giống như vậy. 1 câu chuyện của đại đội trưởng, đại uý Matvienko, gây ấn tượng mạnh và tôi còn nhớ đến giờ. 1 lần ông bị 1 tên Đức to lớn phục kích, hắn túm lấy ông kéo về bên kia chiến tuyến. Bằng cách nào đó Ivan đã lên gối được 1 phát vào giữa 2 chân tên trinh sát Đức, hắn bị bất ngờ, ngã lăn ra và trong 1 giây buông lơi "con mồi". Ngay tức khắc Ivan vùng ra, đấm thẳng vào giữa 2 mắt hắn và chạy mất.

1 shtrafnik của tôi, cựu thiếu tá Avdeev, hoá ra từng chỉ huy đại đội trừng giới độc lập của Tập đoàn quân. Đại đội trừng giới độc lập ko chỉ gồm các cựu sĩ quan như tiểu đoàn trừng giới của tôi mà còn có lính thường và cựu tù hình sự được trao cơ hội lấy công chuộc tội tại mặt trận. Avdeev kể cho chúng tôi chuyện vì sao chính ông lại bị tống vào tiểu đoàn trừng giới. Đại đội của ông đã phải tiến công trong những điều kiện cực kỳ khó khăn và sau 3 ngày đánh nhau trong 1 ngôi làng lớn ông đã mất hơn nửa đại đội vốn có khoảng 500 người. Viên thượng sĩ phụ trách văn thư đại đội đã "quên" báo cáo thiệt hại này khi đại đội đã được nghỉ và cho về tuyến sau. Vậy là người ta gửi tới đồ ăn và rượu cho toàn đại đội 1 cách rất hào phóng kể cả với số lượng ban đầu. Tất nhiên ko ai muốn trả lại, đại đội trưởng Avdeev quyết định tổ chức 1 bữa tối hoành tráng để tưởng niệm những người hùng đã ngã xuống và trao huân huy chương cho những người được khen thưởng. Bản thân Avdeev cũng được Huân chương Cờ Đỏ hạng 3, các sĩ quan còn sống sót khác của đại đội cũng đều được thưởng. Ông mời 1 số sĩ quan từ bộ chỉ tập đoàn quân, kể cả sĩ quan phòng nhì Tập đoàn quân, thậm chí cả các sĩ quan toà án binh và công tố viên cũng được mời. Chỉ có các Ctrị viên và sĩ quan NKVD là ông quên ko mời. Ngay sau đó Avdeev đã phải lãnh hậu quả, ông bị kết tội báo cáo láo để được nhận số lương thực quá mức cần thiết với bản án 5 năm tù, chuyển đổi thành 2 tháng tại tiểu đoàn trừng giới. Tấm huân chương cao quý mà ông vừa được nhận, các sĩ quan toà án binh và công tố viên quân sự có mặt cả trong bữa nhậu lẫn trong phiên toà, đã chẳng giúp gì cho ông. Có nhiều điều để học hỏi trong những câu chuyện như vậy.

Lúc này, bọn Đức đang gia tăng cuộc chiến tranh tuyên truyền chống chúng tôi. Chúng thường xuyên dùng máy bay thả truyền đơn hoặc bắn loại đạn pháo đặc biệt chứa truyền đơn. Những tờ truyền đơn này kêu gọi chúng tôi đầu hàng, chỉ việc "mang theo truyền đơn này qua bên kia chiến tuyến", chúng thường được gọi là giấy BIG, "lưỡi lê cắm xuống đất". 1 số lượng lớn truyền đơn nói về con trai Stalin và Molotov đã đầu hàng quân Đức và hàng tá câu chuyện khác mà chúng tôi chẳng tin chút nào. Có cả những truyền đơn doạ chúng tôi về những lý do, hoặc những tấm gương, nhiễm những căn bệnh sẽ khiến bạn phải vào bệnh viện 1 thời gian dài. Đầu tiên tôi phải báo cáo lại việc này với sĩ quan NKVD của mình, Gluhov, và thỉnh thoảng các Ctrị viên kiểm tra chúng tôi rất kỹ, vì vậy ko shtrafnik nào dám cất giấu truyền đơn, đặc biệt là giấy BIG. Hình như các cán bộ được lệnh làm vậy, tuy nhiên họ sớm nhận ra các shtrafnik tuy ko dùng các truyền đơn dù chỉ cho việc cuốn thuốc hút nhưng có dùng làm giấy vệ sinh. Thế là các "cảnh sát đạo đức" bình tĩnh lại và ngừng việc kiểm tra chúng tôi.

Tôi chú ý đến 1 loại truyền đơn đặc biệt thông báo 1 mật lệnh của Stalin rằng ko được tặng thưởng huân huy chương cho các binh sĩ ko bị thương. Thật hết sức vô lý! Tiểu đoàn tôi có nhiều sĩ quan được vài ba huân huy chương mà chưa từng bị thương. Tuy nhiên nó làm tôi nhớ lại 1 trường hợp trùng hợp thú vị. Trong trận đột kích Rogachev tôi đã ko được danh hiệu gì, tôi từng nghĩ đó là do cha mình bị bắt năm 1942 vì có những lời xúc phạm lãnh tụ và ko phục vụ quân đội trong giai đoạn đầu chiến tranh. Tôi còn nghĩ tới 1 lý do có thể khác là 1 trong 2 người anh trai tôi đã mất tích trong chiến đấu vào cuối năm 1942 tại Stalingrad. Có lẽ anh ấy đầu hàng bọn Đức? Tôi đã suy nghĩ đủ thứ trong đầu, thật có quá nhiều cách và thời gian để nghĩ ngợi trong những ngày đó.

Tuy nhiên, sau khi bị thương vì mìn, thay vì bị trừng phạt vì đã gỡ mìn khi ko được phép thì đến đầu tháng 7 tôi lại được nhận Huân chương Sao Đỏ theo lệnh của chỉ huy Tập đoàn quân 70, tướng V. S. Popov. Như "bố" Osipov, kombat của chúng tôi nói trong lễ trao huân chương, tấm huân chương này trao cho "sự kiên quyết, sáng tạo và dũng cảm thể hiện trong trận Rogachev". Vậy là tôi đã được nhận huân chương cho "cả quá trình nói chung", đó là điều rất thường ở tiểu đoàn. Huân huy chương được tặng ko phải cho 1 trận đánh điển hình mà cho cả quá trình kéo dài. Tuy nhiên ngay cả sau khi nhận huân chương tôi vẫn ko tin vào tờ truyền đơn của bọn Đức. Có lẽ sau cuộc đột kích kombat chưa thấy cần thiết đề cử tặng huân chương cho tôi, đặc biệt là khi chúng tôi biết quá rõ kombat của mình chính xác và khắt khe đến thế nào. Con người ông là 1 sự kết hợp kỳ lạ giữa nhiều đặc điểm, 1 bên là sự nghiêm khắc đến lạnh lùng, 1 bên là lòng tốt, sự quan tâm như 1 người cha với binh sĩ. Đó là lý do chúng tôi gọi ông là "bố" hay "cha" khi chúng tôi nói chuyện với nhau. Đó là cái kết tốt đẹp cho câu chuyện bãi mìn của tôi!

Tôi đã từng nói bọn Đức nhiều lần cố gắng tìm hiểu xem đơn vị mới nào đang đối mặt với chúng ở khu vực này. Bằng cách nào đó chúng đã phát hiện chúng tôi là 1 tiểu đoàn trừng giới vì ko lâu sau chúng đã dùng bài hát nổi tiếng Katyusha, phiên bản tiếng Đức "Wolga - Wolga, Mutti Wolga" để bắt đầu các buổi phát thanh tuyên truyền qua loa công suất lớn. Sau bài hát chúng thúc giục các shtrafnik quay súng chống lại "những tên chỉ huy bạo chúa", chúng cũng gọi tiểu đoàn trừng giới của tôi là "Những tên kẻ cướp của Rokossovski". Chúng tôi biết nickname này đã được đặt cho tiểu đoàn từ đầu năm 1943 khi tiểu đoàn thành lập và tham chiến những trận đầu tiên ở vòng cung Kursk trong thành phần Phương diện quân Trung tâm dưới quyền tướng Konstantin Konstantinovich Rokossovski. Giai đoạn phòng ngự 1 bên cánh Phương diện quân Belorussia 1 này có nhiều cuộc đụng độ lẻ tẻ, 1 số trôi qua mà ko để lại gì trong trí nhớ tôi. Trí nhớ con người chỉ chọn lấy những điều quan trọng, nhưng những gì xảy ra trong giai đoạn phòng ngự sau đó và cuộc tấn công tiếp theo tôi vẫn còn nhớ rất rõ.

Ấn tượng về "kỳ nghỉ ngoài dự liệu" tất nhiên cách xa so với thực tế. Thường xuyên có pháo kích và những trận pháo đôi khi gây nhiều thương vong. Ví dụ 1 quả trái phá hạng nặng đã bắn đúng căn hầm thiếu chắc chắn nơi bạn tôi trong chuyến phiêu lưu tại Rogachev, trung đội trưởng súng trường chống tăng Petr Zagumennikov, đang ngồi cùng các binh sĩ, kết quả 3 chết, 2 bị thương. Bạn tôi suýt chết, bị sốc sức ép nhưng vẫn sống và bị điếc 1 thời gian dài sau vụ nổ. Có lẽ anh ta đã đọc môi để hiểu câu hỏi của tôi: "Sao cậu ko vào trạm xá tiểu đoàn?" Anh ta đã trả lời: "Nó sẽ tự khỏi!" Vậy đấy!

Như đã nói, bọn Đức cố tìm sơ hở để đập tan tuyến phòng ngự quân ta. 1 chiếc "khung ảnh", tức là loại máy bay trinh sát Đức 2 thân FW189, thường lượn trên các vị trí của chúng tôi ở độ cao thấp. 1 tay lính súng máy shtrafnik đã làm 1 cái giá để bắn máy bay từ 1 bánh xe ngựa cũ, trên đặt khẩu DP của anh ta. Trong 1 chuyến viếng thăm của chiếc "khung ảnh", anh ta đã nã 1 loạt đạn vừa vạch đường vừa xuyên giáp rất chính xác khiến chiếc "khung ảnh" bắt đầu rơi. Nó chỉ vừa kịp vượt sang bên kia sông thì đâm xuống đất và nổ tung, thậm chí phi công ko kịp nhảy dù ra. Chúng tôi cực kỳ sung sướng! Ko chỉ bởi "chúng ta là lá cờ đầu!" mà cái chính là ai cũng vui mừng thay cho anh bạn kia! Chúng tôi biết bất cứ cá nhân nào tự mình hạ được 1 xe tăng hoặc 1 máy bay địch, kể cả shtrafnik, cũng sẽ được tặng thưởng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc! Cũng có nghĩa là dứt khoát anh ta sẽ được giải thoát khỏi tiểu đoàn trừng giới, ko cần chờ đến khi bị thương. Đây quả là 1 tin tốt, đặc biệt là trong giai đoạn phòng thủ, khi mà thời gian trôi đi quá chậm chạp với các shtrafnik.

Ko may, với 1 số shtrafnik khác thì chẳng bao giờ có loại "hành vi anh hùng" nào. Như đã nói bọn Đức pháo kích các vị trí quân ta hàng ngày. Pháo binh ta theo quy định ko phản pháo. Có nghiêm lệnh phải tiết kiệm đạn dược, cả pháo binh lẫn bộ binh. Chúng tôi nhận thấy tính đúng giờ nổi tiếng của người Đức có vẻ xa lạ với quân ta. Chúng bắn pháo vào vị trí ta theo giờ cố định, hầu như lúc nào cũng vào khoảng sau 9h tối 1 chút. Mặc dù tất cả chúng tôi đều náu kỹ dưới hào sau 9h tối nhưng vẫn có nhiều shtrafnik bị thương rất vô lý, toàn là vết thương nhẹ vào phần mềm, chủ yếu là mông. Nếu 1 shtrafnik bị thương có nghĩa là anh ta đã trả xong tội lỗi bằng máu của mình, và sẽ được cho ra khỏi Tiểu đoàn trừng giới. Số lượng những người bị thương kiểu này ngày 1 tăng đến mức đáng ngờ. Vì vậy sau đó các sĩ quan osobist (phản gián) đã đến và, tôi nghĩ có sự hỗ trợ của các shtrafnik khác, phát hiện công nghệ để nhận các vết thương kiểu này.

Thì ra các tay shtrafnik bịp bợm đã ném lựu đạn vào 1 căn lán gỗ nào đó trong trận pháo kích của bọn Đức, sau đó nhặt lấy những mảnh gỗ bắn ra. Họ lấy 1 viên đạn tiểu liên, tháo bỏ đầu đạn, để lại nửa lượng thuốc nổ trong đạn rồi nhét 1 mảnh gỗ có kích thước phù hợp vào thay cho đầu đạn. Sau đó thì dễ thôi, chờ tới 1 trận pháo kích khác, tay bịp bợm nã viên đạn đó vào mông mình và với "vết thương nhẹ" này nhận được lệnh giải thoát mong muốn khỏi tiểu đoàn trừng giới. Sau khi trò bịp bị phát hiện, hầu hết các cựu "thương binh" đều phải quay lại toà án quân sự với tội cố ý tự gây thương tích để đào thoát khỏi tiểu đoàn trừng giới. Ko 1 ai trong các "kẻ khôn khéo" đó trở lại tiểu đoàn. 1 số nhận án tử hình công khai, xét gộp luôn với tội lỗi cũ. Họ bị hành quyết, thường là trước sự hiện diện của các shtrafnik khác. Hầu hết những người chứng kiên đều tán thành bản án và cả việc hành quyết công khai. Trong tiểu đoàn trừng giới của tôi người ta tỏ thái độ cực kỳ phản đối những kẻ hèn nhát và những "tên bịp bợm" kiểu như vậy.

Tôi ko thể viết điều gì giúp cho 1 tay shtrafnik hèn nhát khác đã đến trung đội tôi trong giai đoạn phòng ngự. Tôi sẽ chỉ nhắc đến tên hắn, dù nó cũng giống như mọi cái tên khác, Geft. Tôi làm điều này nhằm mục đích nếu con cháu người này đọc cuốn sách họ sẽ ko quá bối rối về tổ tiên mình, người họ vẫn tin là vị anh hùng trong cuộc chiến chống bọn Nazi. Hắn đến tiểu đoàn vào đầu tháng 6. Khi 2 trung đội phó và tôi đọc bản án của hắn, chúng tôi đều cảm thấy ghê tởm. Nói theo kiểu hiện đại, hắn can án quấy rối tình dục và hiếp dâm theo kiểu rất đồi bại. Hắn từng là thiếu tá công binh và đứng đầu 1 đơn vị hậu cần thuộc 1 sở chỉ huy cấp cao. Hắn sắp đặt để được ăn 1 mình và buộc các nữ binh sĩ phục vụ như người ở, ko chỉ với tư cách hầu bàn mà cả làm tình với hắn trong bữa sáng và bữa tối. Chúng tôi hiểu điều đó có nghĩa gì mặc dù những ngày đó chúng tôi chưa biết nhiều về tình dục. Geft doạ những nữ binh sĩ khốn khổ rằng nếu họ từ chối đề nghị của hắn hay tố cáo, hắn sẽ tống họ vào đại đội trừng giới. Các cô gái khốn khổ ko biết rằng phụ nữ ko bị đưa vào đại đội trừng giới, có quy định rõ ràng như vậy. Bản án của hắn rất nặng, 10 năm tù, đổi thành 3 tháng tại tiểu đoàn trừng giới. Đó có lẽ là bản án công minh nhất chúng tôi từng biết.

Khi hắn báo cáo trước tôi và thấy mấy ngôi sao nhỏ trên cầu vai chỉ ra rằng tôi chỉ là 1 trung uý, hắn nhấn mạnh cấp hàm cũ, ngạo mạn tự gọi mình là "thiếu tá công binh Geft". Tôi phải nhắc nhở hắn rằng hắn đang bị huyền chức, dù chỉ là tạm thời, Chúa muốn như vậy. Tôi cũng nói với hắn rằng hắn cần cố gắng lớn để được trở lại cấp hàm cũ. Tại đây, trong tiểu đoàn trừng giới, cấp hàm của hắn giống mọi người khác: "binh sĩ tạm thời". Tôi tập hợp 1 hội đồng quân sự nhỏ gồm tôi và 2 trung đội phó, chúng tôi quyết định đưa Geft vào tiểu đội của Puzyrei, chỗ xa nhất trên khu vực phòng thủ của trung đội. Chúng tôi nghiêm khắc nhắc nhở hắn lúc nào cũng phải chú ý quan sát no-man-land, đặc biệt là khi bọn Đức pháo kích nhằm mục đích ngăn địch bí mật thâm nhập tuyến phòng ngự quân ta, chui vào các chiến hào dưới sự che chở của đạn pháo. Tôi còn đặc biệt nhấn mạnh bọn Đức đã từ lâu tìm cách săn tù binh tại khu vực này.

Ngay đêm đầu tiên, Puzyrei đã báo cáo cho tôi biết Geft chỉ nằm bẹp dưới đáy hào, che đầu bằng áo mưa trong suốt trận pháo kích của bọn Đức. Vì thế hắn đã bị 1 shtrafnik khác cho ăn đòn. Tôi lệnh cho tay tiểu đội trưởng của mình phải dạy dỗ gã "công binh dâm tặc" theo cách khác thuyết phục hơn. Ngay sau đó, kẻ truỵ lạc bị tiểu đội trưởng và 1 shtrafnik lôi tới hầm của tôi, và hắn lại bị nện thêm 1 trận nữa vì tội hèn nhát. Geft nhận ra hậu quả sẽ hết sức tệ hại nếu hắn tiếp tục giữ thói hèn. Hắn ngã lăn ra khỏi cửa hầm, kêu thét như 1 con thú, trông thật ghê tởm. Tiếng kêu tuyệt vọng của Geft chứng tỏ hắn đã hiểu rõ sự nghiêm trọng của tình hình. Hắn có thể bị xử bắn nếu chúng tôi báo cáo lại hành vi hèn nhát của hắn với osobist (phản gián NKVD).

Sĩ quan osobist hiếm khi lai vãng tới các chiến hào, thú thực tôi ko biết rõ công việc của anh ta, chỉ biết lúc nào anh ta cũng ngồi ở sở chỉ huy, thỉnh thoảng cử 1 giao liên đi gọi 1 shtrafnik, người bị gọi sẽ quay lại chiến hào sau độ nửa tiếng. Tuy nhiên trong trường hợp này tôi biết lệnh "dạy dỗ theo cách thuyết phục hơn" của tôi là đủ rồi, tôi chỉ ra thêm lệnh thu giữ vũ khí của Geft để hắn ko làm điều gì ngu ngốc, sau đó buộc hắn đào 1 hố cá nhân dưới sự canh gác. Cái hố trở thành 1 kiểu điếm canh bất đắc dĩ, Geft run rẩy vì sợ trong hố cho tới tận sáng, khi tôi có 1 buổi nói chuyện dài với hắn. Nói thật đây ko phải 1 buổi nói chuyện thú vị gì, mặc dù tính kiêu căng của hắn đã hoàn toàn biến mất nhưng trước đây tôi chưa từng gặp trường hợp hèn đến mức bệnh hoạn nào đến thế này. Tôi lệnh cho tiểu đội trưởng trả vũ khí cho Geft, nhưng phải để mắt đến hắn trong suốt thời gian hắn ở tiểu đoàn. Tôi được báo cáo là hắn đã thôi ko trốn trong các trận pháo kích nữa nên nghĩ hắn đã vượt qua được tính hèn. Tôi hy vọng sau sự việc này hắn sẽ phục vụ đủ 3 tháng trong tiểu đoàn trừng giới rồi được tha, nhưng điều đó đã ko thành hiện thực.

Trong giai đoạn phòng ngự kéo dài, cả bên hậu cần lẫn quân bưu đều làm việc tốt. Chúng tôi thậm chí còn được nhận cả báo, dù ít thôi, như Pravda, Sao Đỏ hay như chúng tôi thường gọi là Sao Nhỏ, Komsomol Pravda. Cùng với đó tôi cũng nhận được thư của mẹ và chị em gái từ Viễn Đông. Thư từ của họ bao giờ cũng đến nơi dù có chút chậm trễ. Chính trong giai đoạn phòng thủ này tôi đã nhận được bức thư đau buồn về Ivan, anh trai tôi, đã hy sinh tại mặt trận 1 năm trước, 1943. Cái tin này đã làm tôi đau buồn mất 1 thời gian dài.

Các sĩ quan Ctrị quân ta cũng hoạt động rất ráo riết, thông báo cho chúng tôi về các sự kiện tại mặt trận này và các khu vực mặt trận khác. Chúng tôi nhận tin Mặt trận thứ 2 đã mở với cảm xúc lẫn lộn, tuy thoả mãn và sung sướng nhưng vẫn có chút bực mình, chúng tôi đã phải chờ đợi sự kiện này 3 năm mà. Chúng tôi thậm chí còn chào mừng quân Đồng minh phương tây bằng những loạt súng trường và tiểu liên bắn về phía bọn Đức, mặc dù đã có nghiêm lệnh tiết kiệm đạn dược. Nếu ko mất tới 2 năm để bàn thảo và trì hoãn, mạng sống của vô số binh sĩ, tù binh và dân thường tại các vùng tạm chiếm có lẽ đã được bảo toàn! Vào năm 1944 tất cả chúng tôi đều đã biết đà tiến về phía tây của quân ta là ko thể đảo ngược hay dừng lại. Liên bang Soviet ko còn cần Mặt trận thứ 2 cấp thiết như 2 năm về trước. Nhưng người ta ko thể há miệng chờ sung, dù sao cũng phải cảm ơn họ đã đổ bộ! Như chúng ta đều biết, quân Đồng minh đã đổ bộ vào Normandy ngày 6/6/44.

Tại mặt trận này chúng tôi cũng nhớ đó chính là ngày sinh nhà thơ vĩ đại Pushkin, hôm đó đồng thời là ngày sinh người con gái tôi yêu Rita, cô ấy sau này làm y tá trong 1 bệnh viện dã chiến thuộc Phương diện quân Belorussia 1. Những lá thư của cô ấy được gửi tới rất nhanh chứng tỏ cô đang ở đâu đó gần đây. Tôi thoả thuận với Rita 1 phương cách để đánh lừa hệ thống kiểm duyệt quân đội, nhờ đó chúng tôi có thể cho nhau biết mình đang ở đâu. Chúng tôi dùng 1 bộ mật mã chung, tức là trong thư chúng tôi viết tên những người mình gặp, những người mình gửi và nhận thiếp để ghép các chữ viết tắt lại thành tên địa phương. Thí dụ nếu tôi nhận được bưu thiếp từ "Sonya, Lena, Ukhov, Tsarev và Kolya" thì có nghĩa là bệnh viện đang đóng ở Slutsk. Kiểm duyệt quân đội chưa bao giờ phát hiện ra mánh này.

Chúng tôi đọc báo và những bản chép tay các tin tức mới nhất phát trên đài "Từ Thông tấn xã Soviet" 1 cách say mê. Sau nhiều chậm trễ chúng tôi đã nhận được tin về cái chết của tướng Vatutin, người đã bị thương nặng ở Sarny. Theo tin chính thức, ông bị 1 nhóm người của Bendera bắn bị thương, bọn này từng theo phe ta. Có nhiều toán phỉ và những tên thám báo Nazi trong các khu rừng. Có tin 1 số lượng lớn tù binh gồm từ tướng lĩnh, sĩ quan đến binh lính Đức đã bị dẫn đi qua Moscow khiến mọi người ngạc nhiên nhưng gây ấn tượng mạnh. Cùng lúc đó chúng tôi được biết về cái chết anh dũng của binh nhì Cận vệ Yuri Smirnov thuộc Phương diện quân Belorussia 3. Anh đã bị bọn Nazi tra tấn và sau đó đóng đinh trên cửa 1 căn hầm nhưng chúng vẫn ko moi được thông tin gì từ anh. Tin này làm lòng căm thù bọn Nazi trong chúng tôi tăng cao và khiến nhiều cuộc mít tinh tự phát được tổ chức trong đó mọi người thề sẽ trả thù cho "Yuri của chúng ta". Các báo đều đăng tin chiến dịch tấn công của 3 Phương diện quân Belorussia đã bắt đầu với tên gọi Chiến dịch Bagration. Tin hay nhất là việc giải phóng Zhlobin, nơi tiểu đoàn tôi đã chiến đấu tháng 12/43, nó đã được giải phóng vào ngày đặc biệt 26/6, cái ngày đáng nguyền rủa mà tôi đã làm nổ trái mìn.

Phương diện quân Belorussia 1 của tôi bố trí trải dài 900km từ bắc xuống nam. Như tôi biết sau này, có 63 sư đoàn Đức đối diện với Phương diện quân. Theo các báo cáo tình báo, chúng tôi được biết Thống chế Busch, viên chỉ huy kém thành công của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức, đã bị thay thế bằng Model. Các sĩ quan tiểu đoàn nói vui: "Anh bảo Model? OK, đưa Model cho tôi!" Có lẽ 1 số sĩ quan đã nhái câu nói của Chapaev trong bộ phim nổi tiếng thời trước chiến tranh: "Anh bảo 1 cuộc tấn công tâm lý? OK, đưa tâm lý cho tôi!" Chúng tôi có thể thấy thời gian phòng ngự sắp chấm dứt và chúng tôi đang được chuẩn bị cho 1 cuộc tấn công sắp tới căn cứ vào lệnh trinh sát các hoả điểm địch và bắt tù binh. Cuộc tấn công tại khu vực này của mặt trận đã đến gần.

Chúng tôi dùng đủ mọi cách đánh lừa địch để thu thập thông tin tình báo. Ví dụ đại đội tôi có thượng uý Ivan Yanin 20 tuổi, từng nhận 3 huân chương mà chưa hề bị thương. Mỗi khi nhìn thấy anh trong trận đánh, tôi luôn nhớ tới câu thơ của Maxim Gorky "Chúng ta đang hát bài ca về cơn điên của những người can đảm". Để vẽ lại các hoả điểm địch, phát hiện cách chúng bố trí các loại vũ khí, chàng Ivan nhỏ bé của chúng tôi đã đeo đầy đủ các huân huy chương lấp lánh và gắn cầu vai diễu binh vàng choé. Ko hiểu anh ta lấy nó ở đâu ra? Chúng tôi chỉ có cầu vai lính trận màu xanh lá cây. Đeo xong anh ta đứng thẳng lên mặt công sự và từ từ đi bộ dọc các chiến hào trong 1 ngày nắng đẹp, dưới tầm nhìn hoàn hảo của bọn Đức. Chắc bọn Fritz nghĩ anh là 1 sĩ quan cao cấp vì cái cầu vai lấp lánh như của 1 viên tướng, chúng khai hoả, thậm chí dùng cả pháo và cối. Thế là các trinh sát ta chỉ việc đánh dấu nơi các loạt đạn phát ra, hoàn thành tấm bản đồ về toàn bộ tuyến phòng thủ Đức. Thật kỳ lạ, tay sĩ quan vừa điên vừa dũng cảm này ko hề bị 1 vết thương nào trong suốt cuộc dạo chơi dưới làn đạn Đức, như thể cậu ta có 1 thứ bùa bảo vệ nào đó! Mãi sau này cậu ta mới bị giết nhưng vẫn ko hề bị 1 vết thương nào, tôi sẽ kể chuyện đó sau. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng chọc cho bọn lính súng máy Đức nổ súng để phát hiện vị trí. Những nghệ sĩ súng máy của chúng tôi chơi 1 bản hoà tấu đặc biệt, nghe giống thế này: "ta ... ta ... ta - ta - ta!" và sau độ 5 - 6 loạt như vậy tên Fritz mất hết kiềm chế nã 1 tràng dài vào vị trí ta. Đó chính xác là điều chúng tôi muốn!

Kombat (tiểu đoàn trưởng) Osipov, tham mưu trưởng Lozovoi và cả các sĩ quan Ctrị đến thăm các chiến hào thường xuyên hơn. Tôi ko muốn nói "tất cả các sĩ quan Ctrị đều vô dụng", điều đó ko đúng! Trong suốt đời quân ngũ của tôi, cả ngoài mặt trận lẫn sau chiến tranh, tôi đã gặp rất nhiều sĩ quan Ctrị dũng cảm, thông minh, có trách nhiệm và hữu dụng. Thiếu tá Olenin, Ctrị viên của tôi, đã bỏ hầu hết thời gian dưới các chiến hào trong giai đoạn phòng thủ tôi kể. Ông là người thay thế Zheltov đã hy sinh trong cuộc đột kích vào Rogachev. Tôi phải nói rằng ông là 1 người thay thế tốt. Olenin là người tốt, chính trực và dũng cảm. Ông ko tạo khoảng cách với với chúng tôi và khi cần hướng dẫn binh sĩ ông làm gương bằng hành động của chính mình. Tôi ko muốn giấu hay che đậy cảm giác của mình khi đó, thực sự là cái tên quá giống Lenin của ông đã gây va chạm giữa chúng tôi. Về cơ bản, việc thực thi nhiệm vụ Ctrị 1 cách có tổ chức và phương pháp trong binh sĩ sẽ rất có ý nghĩa và làm lên tinh thần mọi người. Cánh sĩ quan chúng tôi với tư cách là Đảng viên cũng thực hiện nhiệm vụ Ctrị theo cách riêng như nói chuyện hoặc làm gương. Tôi nghĩ mọi sĩ quan vừa là Đảng viên vừa là lính chiến đều mang trong mình 1 chút phong cách chính uỷ, theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ này. Chúng tôi ko thường xuyên sử dụng khẩu hiệu "Vì Đất mẹ, vì Stalin", trong nhiều trường hợp nó ko thích hợp. Tuy nhiên cá nhân tôi dùng câu này rất nhiều mặc dù tôi ko phải Ctrị viên. Trong những năm 1940s chúng tôi đều giống như các Ctrị viên.

Cánh trinh sát sư đoàn nhiều lần cố bắt 1 tù binh nhưng đều thất bại. Vậy là 1 nhiệm vụ đặc biệt được giao cho Tiểu đoàn Trừng giới của tôi. Mới đầu sư trưởng Sư 38 Bộ binh, tướng G. M. Soloviev, muốn tổ chức 1 trận đánh trinh sát với toàn tiểu đoàn hay chí ít là 1 đại đội. Nhưng kombat tìm ra 1 giải pháp tốt hơn. Chúng tôi hầu như đã biết được toàn bộ mạng lưới hoả lực súng máy Đức và cả các vũ khí khác, vì vậy chúng tôi quyết định bắt tù binh theo cách khác. 1 trận đánh trinh sát sẽ dẫn tới thương vong ko cần thiết, đặc biệt là trước cuộc tấn công chính. "Bố" quan tâm tới mạng sống của mọi shtrafnik! Theo ý tưởng của kombat, đại đội 1 của tôi và người của đại đội súng trường chống tăng sẽ làm ra vẻ chuẩn bị xây 1 cây cầu vượt bãi lầy tại vị trí này. Vasily Tsigichko, 1 sĩ quan dẻo dai chắc nịch với cặp môi dày và giọng nói ngọt ngào ấm áp được đặc biệt giao nhiệm vụ này. Chắc là bọn Đức đã phần nào đoán được cuộc tấn công sắp đến, trong khi đó khu vực đầm lầy này lại cần được chuẩn bị nếu quân ta định tấn công vượt sông, chí ít là phải làm 1 con đường hoặc cầu cho xe pháo hạng nhẹ. Vì vậy toàn bộ kế hoạch lừa đảo của chúng tôi là làm ra vẻ điều đó là thật. Đại uý Pavel Tavlui chỉ huy đại đội 2 được lệnh hỗ trợ chúng tôi trong cái gọi là nhiệm vụ này.

Chúng tôi mang nhiều súc gỗ lớn tới bờ sông trong đêm vì bãi mìn treo trong rừng phía sau đã ko còn nguy hiểm, sau đó bổ vào chúng bằng xẻng đào hào thay vì rìu như thể đang đẵn gỗ và đóng đinh chúng lại với nhau. 1 nhóm mai phục mạnh được bố trí ngay sát bờ sông, đối diện bên kia "cầu". Ko có "mẻ lưới" nào được cất trong đêm đầu, nhưng đêm hôm sau nhờ ánh trăng các lính canh quân ta đã phát hiện 1 nhóm lính Đức đang bò về hướng bờ sông lầy lội. Chúng bị nhóm mai phục lặng lẽ tấn công. Những tên Đức định chống cự hoặc gây tiếng động bị giết bằng lưỡi lê SVT, 3 tên còn lại bị bịt miệng, đè nghiến ra rồi khiêng về bờ bên ta. Sau 1 cuộc thẩm vấn ngắn của văn thư kiêm phiên dịch Vinogradov, chúng bị đưa tiếp lên sở chỉ huy tiểu đoàn. Chúng tôi tóm được 3 tù binh, trong đó có cả 1 sĩ quan! Kết quả là 8 shtrafnik tham gia cuộc mai phục đã được giải thoát khỏi tiểu đoàn trừng giới trước thời hạn và còn được đề xuất khen thưởng, dù đó chỉ là huy chương.

Sau vụ bắt tù binh thành công, tôi có 1 cảm giác hồi hộp ngày càng tăng với cuộc tấn công sắp đến. Tôi viết 1 lá đơn xin vào Đảng, và tôi ko phải người duy nhất. Chỉ những người chứng tỏ được bản thân trong chiến đấu mới được kết nạp, do đó số Đảng viên tăng rất nhanh trong thời chiến. Các Đảng viên ko chỉ chịu trách nhiệm về bản thân mà còn phải chịu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao và với những người dưới quyền. Đặc quyền duy nhất với những người thực sự tin vào giá trị của danh hiệu Đảng viên là được đi đầu những cuộc xung phong, và đi đầu dưới làn đạn địch. Lá đơn của tôi rất ngắn: "Tôi muốn được ở trong đội quân tiên phong của những người bảo vệ Tổ quốc". Tiếng hô tập hợp "Các Đảng viên, tiến lên!" ko phổ biến trong tiểu đoàn trừng giới, nhưng vẫn còn trong tim các sĩ quan đang muốn vào Đảng. Phải mãi sau này tôi mới phân biệt được giữa những Đảng viên chân chính và những kẻ còn lại. Nhiều người đã gia nhập Đảng Bolshevik và sau đó là Đảng CS nhằm mục đích tiến thân hoặc trở thành những chức sắc trong Đảng như bí thư Đảng ủy tiểu đoàn, trung đoàn hay bí thư chi ủy địa phương bên dân sự. Mãi sau này người ta mới gọi đó là những kẻ "thoái hóa biến chất". Nhưng quay trở lại đây, tại mặt trận, những kẻ như vậy sẽ bị nhận ra dễ dàng qua sự giả dối và thói đạo đức giả. Chúng ta có thể nhận rõ bản chất 1 con người trong chiến tranh. Họ trở nên hoàn toàn lạc loài giữa các sĩ quan, bị chế nhạo hoặc quay lưng.

Nói về bản thân tôi, tôi đã là Đảng viên dự bị từ mùa thu năm 43, nhưng giờ mới là mùa hè năm 44. Tôi đã được thăng chức lên thượng uý, nhận 1 Huân chương, vì vậy tôi thấy mình xứng đáng trở thành Đảng viên chính thức. Thậm chí đến bây giờ, nhiều năm sau chiến tranh, tôi vẫn tự hào vì được nhận thẻ Đảng mới từ văn phòng Ctrị Sư 38 Bộ binh Cận vệ Lozov đúng 1 ngày trước khi cuộc tấn công bắt đầu. Nó ngang với phần thưởng nhà nước cao quý nhất, ghi nhận sự tiến bộ của tôi.

Quãng đời trước của tôi thế là chấm dứt, từ đây cuộc sống của tôi được chia sẻ cho người khác, có giá trị hơn và chuẩn mực hơn. Từ thời điểm đó tôi là 1 Đảng viên. Tôi chịu nhiều trách nhiệm hơn đối với thành công, và còn nhiều hơn nữa nếu thất bại hoặc sai lầm. Từ thời điểm này tôi phải dẫn dắt mọi người bằng cách nêu gương cả trong chiến đấu lẫn trong mọi mặt cuộc sống. Tôi tự hào với vai trò và trách nhiệm đó. Tôi phải chứng minh rằng tôi phù hợp với vai trò của mình trong ko chỉ trong cuộc tấn công sắp tới mà trong suốt cả phần đời còn lại.

Chiến dịch Bagration đã được vạch ra và chỉ huy bởi tướng Rokossovski, lúc đó là người đứng đầu Phương diện quân. Trận đánh mà theo sử sách là trận đánh vì Belorussia. Nó bắt đầu ngày 24/6/44, gần đúng 3 năm sau ngày chiến tranh bùng nổ.

4

CHIẾN DỊCH BAGRATION

Cuối cùng chúng tôi cũng tham gia vào chiến dịch Bagration vào thời điểm tung ra đòn tấn công vu hồi. Tiểu đoàn được cấp đủ đạn dược từ 2 tuần trước chiến dịch. Chúng tôi nhận 200 - 250 viên đạn cho mỗi khẩu tiểu liên PPSh, các viên đạn đều được bọc giấy thiếc bỏ trong hộp carton. Nhiều khẩu tiểu liên có tới 2 băng đạn, mỗi băng 71 viên. Lính súng trường nhận 2 bao đạn bổ sung may bằng vải bạt đeo sệ cả thắt lưng. Lính súng máy cũng được cấp đạn với số lượng lớn. Có lẽ đây là kết quả tốt đẹp của lệnh tiết kiệm đạn khi phòng ngự. Chúng tôi cũng được nhận thức ăn khô, ko khác mấy khẩu phần khô được nhận trước cuộc đột kích vào Rogachev, chỉ khác là có thêm 1 hộp nhỏ phó mát Mỹ rất nặng mùi. Chúng tôi vẫn gọi mọi đồ Mỹ và Anh là "gửi tới từ Mặt trận thứ 2". Ngoài ra còn thêm 1 chút mỡ kiểu Ukraina màu hơi vàng, chắc do chúng tôi đang ở Ukraina. Cả đạn dược và đồ ăn đều được cấp cho 3 - 5 ngày chiến đấu. Người ta cũng cố để cho chúng tôi ăn ít nhất 1 bữa nóng mỗi ngày. Tất cả chúng tôi đều đã quen thuộc với việc nhận thức ăn nóng từ bếp dã chiến trong giai đoạn phòng ngự, còn bây giờ tất nhiên chúng tôi sẽ chỉ nhận được đồ ăn nóng khi tấn công nếu điều kiện cho phép.

Các đơn vị hậu cần đã chăm lo tốt, thậm chí họ còn sửa chữa hoặc thay mới những đôi giày ủng quá rách nát. Chúng tôi sẽ có 1 cuộc hành quân và chiến đấu dài trên vùng đất cát sỏi và lầy lội Belorussia, vượt hơn 100km tới biên giới với Ba Lan. Những "người bị vây" quen đi ủng ngắn quấn xà cạp còn phần lớn lính tiểu đoàn đi ủng cao vì vốn đều là sĩ quan cả, mặc dù đang bị cách chức, vậy là chúng tôi nhận được toàn ủng cao để thay thế cho lính nếu cần. Nhiều sĩ quan đã phải đổi đôi ủng dài đẹp nhưng rách lấy những đôi ủng cao kirsa đó. Sĩ quan chúng tôi được nhận loại ủng thấp, mới cứng sản xuất tại Anh, cũng được gọi là "từ Mặt trận thứ 2"! Thứ ủng này bóng lộn, trông hợp với 1 cuộc diễu binh hơn, với chúng tôi nó có vẻ quá to, thiếu co giãn, bè bè đến mức kỳ cục và đế quá cứng. Sau này chúng tôi còn phát hiện đế ủng làm bằng giấy bồi ép trộn hồ, nó phồng lên sau 2 - 3 ngày hành quân trên đồng lầy Belorussia, trong khi đó độ bóng và độ cứng còn mất nhanh hơn. Tôi phải bọc chân bằng xà cạp, được cấp cùng với ủng, nó rất dai và dài, chúng tôi có thể dùng vào nhiều việc thậm chí cả băng bó vì được cấp cả 1 đôi. Chúng tôi cũng dùng nó làm quà tặng cho các cô gái quen biết.

Sửa chữa giày ủng, đặc biệt là trong điều kiện chiến trường bao giờ cũng cần ý thức tiết kiệm và sự hiểu biết về các dụng cụ. 1 đôi ủng có thể xẻ thịt để sửa nhiều đôi khác. Nhưng 1 sự kiện nhiều ý nghĩa đã xảy ra. Đội hậu cần mang đến cho chúng tôi nhiều đôi ủng trận Đức mới tinh và đề nghị tất cả chúng tôi đổi những đôi ủng kirsa cũ rách đi vì sắp có 1 chuyến hành trình dài! Lúc đó bích chương tuyên truyền nổi tiếng "Chúng tôi sẽ tới Berlin cho được!" vẽ 1 người lính Hồng quân đi đôi ủng dài mới cứng vừa xuất hiện. Ko ai trong chúng tôi chịu lấy những đôi ủng Đức, có lẽ vì trong nhiều tấm bích chương khác đã vẽ những đôi ủng kiểu này dẫm đạp lên Tổ quốc tôi. Tất cả những điều này vẫn còn tươi mới trong ký ức tôi.

Kỹ năng khéo léo của các shtrafnik đã tạo ra những đôi ủng cao "Jimmy" thời thượng với các chi tiết hoàn mỹ, đặc biệt là khi dành cho các chàng trung đội trưởng trẻ tuổi ưa ăn diện. Rất nhiều người trong chúng tôi đã cố chạy theo các mốt thời trang trẻ khi đó. Họ còn làm cả ủng từ áo mưa lính! Để nó trông giống ủng da, chủ nhân đôi ủng thường phải đổ vào đó nhiều thứ khó tưởng tượng như mỡ lợn, đường và nhiều thứ khác! Chiếc ủng sáng bóng lên, nhưng ko bền chắc hơn được. Cũng giống những chiếc ủng Anh, nó rụng từng mảng ngay trong ngày tiến công đầu tiên. Chúng tôi ko hành quân trên đường nhựa mà là trên những vùng đất lầy lội hoặc cát sỏi. Voentorg (hệ thống cấp phát theo tem phiếu quân đội) cũng "tham gia" vào quá trình chuẩn bị tiến công của quân ta và có đến chỗ chúng tôi vài lần. Như tôi từng nói, tất cả những gì chúng tôi có thể tưởng tượng ra thì Voentorg đều ko có. Ko có thuốc lá, nước hoa, dao cạo, thậm chí cả kem đánh răng, chẳng có gì hết! Thứ duy nhất họ mang tới bán là những mẩu giấy cắt thành cỡ vừa để cuốn thuốc hút, cúc áo lính và quân hàm màu xanh lá cây để đính lên áo bành tô. Có nhiều lời đồn rằng mọi thứ hữu dụng hơn đã bị bán sạch trước khi đưa được tới tiền tuyến.

Quá trình chuẩn bị tiến công đã qua. Tôi nhận lệnh quét sạch nhiều lối đi qua bãi mìn mà mình đặt ngay trong đêm ngày 18/7/44 để sẵn sàng cho việc xung phong vào các vị trí Đức. Tôi nghĩ đây là lần đầu tôi nghe câu thành ngữ: "Bị trừng phạt vì sáng kiến". Mặc dù chính tôi đã đặt những quả mìn này nhưng tháo nó ko phải dễ. Đó lại là 1 đêm trăng thượng tuần, đêm vừa tối vừa ngắn. Tôi ko thể dùng đèn, vì vậy phải làm mọi việc trong sờ soạng. Tôi ko muốn giao việc này cho ai trong trung đội vì ko muốn bi kịch của Omelchenko tái hiện. Rồi tôi cũng gỡ mìn xong cho mấy tuyến đường, đánh dấu bằng những cái que đính mảnh vải trắng trước rạng đông, nhưng chiếc áo trấn thủ thì đẫm ướt mồ hôi. Đây quả là 1 công việc căng thẳng!

Trời vừa hửng sáng chúng tôi đã nghe thấy tiếng đại bác gầm. Đây là trận pháo phủ đầu quân ta chờ đợi đã lâu. Trong khi pháo binh nã đạn vào các vị trí Đức đơn vị tôi đã vượt qua bãi mìn và bố trí gần sát bờ sông. Cuối cùng là tiếng rít của Katyusha báo hiệu xung phong. Trời đã sáng hẳn và giống như trong phim, có thể nhìn rõ tất cả quân ta đều đứng bật dậy lao về phía các chiến hào Đức. Mọi người đều cực kỳ kích động. Kỳ lạ nhất là bọn Đức ko hề bắn trả. Chúng tôi nghĩ cánh pháo binh đã làm việc thực sự tuyệt vời đến mức tiêu diệt hầu hết các ổ súng máy Đức! Với 1 chút khó khăn, chúng tôi đã ào xuống bờ sông lầy lội, qua luôn cả con sông Vyzhevka, hoá ra nó rất nông. Khi chúng tôi nhảy vào các chiến hào Đức trong tiếng hô "Hurrah!" thì còn thấy kỳ lạ hơn. Chúng trống rỗng! Chúng tôi biết dọc các tuyến hào ngoài bọn lính Hungary mà chúng tôi gọi là Magyar còn những tên Nazi thiện chiến thuộc Sư đoàn Totenkopf. Tất cả chúng biến đâu mất rồi? Có lẽ chúng đã biết rõ ngày giờ tấn công của ta. Vậy là tiếng hô "Hurrah!" của chúng tôi tắt dần khi ai nấy đều nhận thấy các chiến hào ko có địch. Ở khía cạnh khác thì việc này là tốt, bọn Đức đã tự rút, trong khi chúng tôi đã chuẩn bị cho 1 trận giáp lá cà! Cuộc tấn công này theo tôi hiểu, căn cứ vào lệnh, đã bắt đầu trên toàn cánh trái Phương diện quân.

Hướng tiến công của tiểu đoàn cũng là hướng tiến của Sư 38 nhằm vào thị trấn Malorita và sau đó là Domachevo, phía nam Brest, nhằm mục đích khép vòng vây quanh Brest. Chúng tôi nhanh chóng nắm được tình hình, nhờ thực tế cũng như nhờ thông báo của sở chỉ huy tiểu đoàn, là quân Đức đang rút lui tại nhiều nơi. Chúng lập các đội khóa đuôi để phá hủy cầu cống và đặt mìn các tuyến đường. Nhưng chúng định rút bao xa và các đội khóa đuôi đang ở đâu? Nếu tôi nhớ chính xác, chỉ huy trung đoàn 110 Bộ binh Cận vệ bố trí đại đội tôi bên cánh của trung đoàn. Sau khi tới tuyến hào thứ 2, 1 giao liên đã trao lệnh của trung đoàn trưởng chuyển gấp hướng tiến công nhằm chiếm 1 phần thị trấn Ratno, quân địch vẫn còn bố trí phòng ngự ở ngoại ô thị trấn. Chúng tôi cần đánh chiếm nó để ngăn quân địch cho nổ cây cầu qua sông Pripyat''. Sau khi hành quân chừng 200 - 300m trên khu vực khô ráo hướng về phía bờ sô Pripyat'', hàng quân của tôi rơi vào những loạt đạn dài của súng máy hạng nặng. Đại đội 1 của tôi và đại đội 2 đi sau dưới quyền đại úy Pavlui chúi xuống tránh đạn và lập tức chuẩn bị súng ống, lựu đạn cho trận đánh.

Ngay sau khi nhìn thấy tín hiệu xung phong, trong giai đoạn tấn công này tín hiệu xung phong là những quả pháo sáng màu xanh lá cây, cả đại đội chạy dọc bờ sông dưới sự yểm hộ của những luồng đạn tiểu liên và súng máy bắn tập trung, hướng thẳng về phía Ratno. Bọn Đức có nhiều boongke bê tông và gỗ trong thị trấn. Chúng tôi ném lựu đạn vào bất kỳ chỗ nào có bọn Đức bắn ra, theo sát chúng theo đúng nghĩa đen và cả 1 nhóm lớn lính đại đội, hầu hết là thuộc trung đội của Usmanov và trung đội tôi, đã lên được cầu. Chúng tôi nhanh chóng giết sạch bọn lính canh và công binh chiến đấu đang định cho nổ cầu. Quân ta chiếm lĩnh cây cầu và củng cố các vị trí bên bờ tây con sông. Tất nhiên chúng tôi có thương vong, sau đó tôi phát hiện còn nhiều shtrafnik nữa bị thương bên bờ tây nhưng ko chịu rời trận địa. Họ có quyền làm thế, vì họ đã rửa sạch tội lỗi "bằng máu của mình", nhưng họ còn có thể chiến đấu được và vì vậy vẫn tiếp tục chiến đấu! Có nhiều trường hợp như vậy, điều đó chứng minh rằng các shtrafnik hiểu giá trị chung của trận đánh cao hơn cá nhân họ. Tất nhiên có những shtrafnik đã nói những điều linh tinh về chuyện họ bị "tắm máu" và cố thoát khỏi chiến địa càng sớm càng tốt. Nhưng đó là chuyện của cá nhân họ, lương tâm họ, 1 số người còn ko có chút tình đồng đội nào.

Ngay sau khi tới được ngoại vi phía tây Ratno đã thấy xe tăng ta vượt qua cầu, theo sát chúng tôi. Tôi ko hiểu sao xe tăng ko chiếm quách cây cầu trước chúng tôi. Có khác gì đâu! Nhưng vào lúc đó tôi làm gì có thời gian mà phân tích tình thế. Tôi cần tập hợp trung đội, tận dụng lúc nghỉ ngơi này để thống kê tổn thất và xem xét nhiệm vụ tiếp theo. Cả bộ binh lẫn thiết giáp đang tiến về con đường cao tốc đi Brest, trong khi chúng tôi vẫn còn 1 chặng đường dài nữa mới tới Malorita. Ko may sau đó tôi nhận thấy mình có 1 mất mát đáng kể. Trung đội tôi có 3 chết 3 bị thương nhưng Geft ko nằm trong số đó. Ko ai thấy hắn chết hay bị thương, tiểu đội trưởng Puzyrei chỉ nhún vai bối rối. Chúng tôi đưa Geft vào danh sách mất tích, mãi sau này chúng tôi mới tìm ra lý do thật của sự biến mất này.

Mất khoảng 30 phút để chúng tôi tập hợp các trung đội đã phân tán hoặc trộn lẫn với nhau trong cuộc tấn công vào ngoại ô Ratno và cây cầu, gửi thương binh về tuyến sau. Sau đó chúng tôi nhận lệnh tái tập hợp vào trung đoàn lúc này đã vượt sông Pripyat'' cách chúng tôi 1 quãng về phía nam và đang tấn công vào làng Zhirichi, tiếp đó là tới hồ Turskoe. Trong cuộc tiến công vào làng Zhirichi, trung đoàn cũng như chúng tôi 1 lần nữa gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của quân Đức. Những đơn vị nhỏ bé chúng tôi nhanh chóng bị đưa tới mũi nhọn các đợt xung phong, nhằm vào các vị trí nguy hiểm nhất để tăng cường sức mạnh cho trung đoàn. Mỗi khi chúng tôi được phối thuộc vào 1 đơn vị bộ binh, tôi nhận thấy tinh thần của họ lập tức tăng lên. Họ hiểu rất rõ rằng có những cựu sĩ quan thuộc đủ các cấp hàm, đủ quân binh chủng đang ở bên họ và cùng họ tham gia cuộc xung phong. Cứ như thể cánh bộ binh được nhận 1 mũi tiêm làm tăng tinh thần. Thật là 1 quyết định sáng suốt khi lập 1 đội đặc nhiệm từ những người thuộc các binh chủng khác nhau.

1 lính súng máy shtrafnik trung đội tôi, ko may là tôi ko thể nhớ tên anh ta, báo cáo rằng nhiều ổ súng máy Fritz đang nã đạn tập trung gây thương vong cho quân ta từ gác mái 1 trang trại lớn. Chúng bắn qua những lỗ đục trên tường căn nhà chính lợp cỏ khô. Bộ binh trung đoàn bắn trả nhưng ko ăn thua. Khi bò ra bãi trống, náu mình dưới con hào đào vội nông choèn, chúng tôi tưởng tượng ra thương vong sẽ lớn đến thế nào vì những ổ súng máy đó, thậm chí trước khi bắt đầu xung phong, còn trong cuộc xung phong chúng có thể hạ rất nhiều quân ta như phát cỏ. Vậy là tay shtrafnik phán: "Tôi sẽ hun khói chúng ra khỏi đó." Anh ta lấy 1 băng đạn cháy lắp vào khẩu súng máy, tôi hiểu ra anh ta định đốt trụi trang trại xấu số đó. Đấy là 1 trang trại đẹp và thật tiếc phải đốt nó, nhưng chúng tôi đang ở trong trận chiến. Trong ánh hoàng hôn tôi có thể thấy rõ những loạt đạn của tay súng máy can đảm bắn vào mái trang trại. Mùa hè nóng nực đã qua từ cách đây hơn tháng đã hong cho mái cỏ khô rang, vì vậy chúng bắt cháy chỉ sau vài phút. Hoả lực súng máy Đức câm họng và đúng lúc đó chúng tôi nhìn thấy pháo sáng màu xanh lá bay lên trời. Trùng hợp ngẫu nhiên chăng?

Các shtrafnik và sau đó lính bộ binh trung đoàn, chỉ thoáng sau đã hoà làm 1 khối, bật dậy xông vào làng đầy phấn khích trong những loạt đạn tiểu liên và súng trường. Trận chiến diễn ra ngắn ngủi, chỉ 15 - 20 phút sau ngôi làng đã hoàn toàn về tay quân ta. Ánh sáng từ những căn nhà cháy soi sáng ngôi làng trong ráng chiều. Có nhiều xác lính Đức, nhưng cũng có nhiều tên chạy thoát, chúng đã đồng loạt rút lui như thể nhận được 1 mệnh lệnh nào đó. Tận dụng bóng đêm và cánh rừng dày đặc phía tây Zhirichi, chúng đã biến mất khỏi tầm mắt quân ta. Chúng tôi nhận lệnh dừng lại tạm nghỉ, lại thống kê thương vong và tập hợp trung đội. Tôi cực kỳ thất vọng khi nghe tin người lính súng máy vừa hun khói bọn Đức ra khỏi căn nhà cũng đã hy sinh. Có rất nhiều chuyện ngược đời trong chiến trận. Anh ta giúp giảm thiểu thương vong trong trận đánh vào làng trong khi bản thân mình lại bị giết, anh đã cho đi mạng sống của mình vì người khác. Tất nhiên, đó là quy luật của chiến tranh, nhưng đó là những quy luật tai hại và tôi đã phải trải qua lần này và nhiều lần khác nữa.

Khi anh nuôi và xe chở đạn tìm thấy chúng tôi thì trời đã tối đen. Họ khiến chúng tôi ngạc nhiên vì đến rất đúng lúc, suốt cả ngày chúng tôi thậm chí ko có cơ hội cắn 1 miếng thức ăn khô, số lượng đạn dược cũng đã xuống thấp. Chúng tôi nhận được mỗi người nửa âu súp đặc làm từ bột kiều mạch trộn thịt và cả 100g vodka khẩu phần ra trận! Tiểu đoàn phó hậu cần, thiếu tá Izmailov quả là cánh tay phải của kombat. Ông là người cao to và hơi chậm chạp nhưng ra các quyết định rất nhanh. Ông biết cách cung cấp thức ăn và đạn dược cho người của mình trong những tình thế khó khăn nhất. Tôi sẽ nhớ mãi sĩ quan quân lương Moses Zeltszer và sĩ quan cấp đạn Boris Tachaev với lòng biết ơn to lớn.

Trước khi chúng tôi kịp kết thúc bữa ăn duy nhất trong ngày và nhận đạn cùng lựu đạn, giao liên của trung đoàn trưởng lại mang tới 1 lệnh mới. Chúng tôi phải đuổi sát bọn Đức, ko cho chúng cơ hội củng cố vị trí tại những nơi có chướng ngại vật thiên nhiên. Các đại đội của chúng tôi lại được đưa tới cánh phải trung đoàn để độc lập tác chiến. Rõ ràng bọn Đức ko chỉ rút lui đơn thuần mà còn tổ chức các đội khoá đuôi và đặt mai phục nhằm làm chậm bước tiến quân ta. Chúng cũng sẽ củng cố vị trí tại những nơi thích hợp cho phòng thủ. Tất nhiên, chúng tôi đoán được chướng ngại vật thiên nhiên tốt nhất cho chúng là sông Bug, hoặc như chúng tôi thường gọi là sông Tây Bug để phân biệt với sông Nam Bug chảy qua Vinnitsa, Nikolaev rồi đổ ra Biển Đen.

Đêm tối nhưng có nhiều sao, đó là đêm 19/7, thời điểm bắt đầu tuần trăng. Chúng tôi bắt đầu di chuyển chậm về hướng hồ Turskoe trong tình trạng hoàn toàn dò dẫm, định hướng nhờ sao và đo quãng đường đi được chỉ nhờ vào ánh chớp lửa đạn. Chúng tôi liên lạc với nhau bằng cách huýt gió. Suốt đêm chúng tôi di chuyển trong bóng đêm 1 cách hết sức thận trọng và bí mật vì đã mất liên lạc ko chỉ với trung đoàn, lúc này đang ở cánh trái chúng tôi, mà đôi khi cả với sở chỉ huy tiểu đoàn. Sau 1 chút chần chừ, đại đội trưởng quyết định đi vòng qua hồ từ bên trái tới làng Tur, nơi có thể vẫn còn các đội khoá đuôi Đức. Bên cánh phải chúng tôi là 1 sư bộ binh khác, chúng tôi ko liên lạc được với họ, điều đó có nghĩa là cả 2 sườn chúng tôi đều hở. Nghĩ lại lúc đó tình thế thật nguy hiểm, điều gì sẽ xảy ra nếu bọn Đức tấn công thọc sườn chúng tôi? Nhưng lần đó chúng tôi gặp may!

Chúng tôi tới làng Tur vào rạng sáng ngày 20/7 và lại bắn nhau với địch. Nhóm tiền tiêu gặp phải hoả lực súng máy rất mạnh. Lực lượng chính gồm 2 đại đội chúng tôi, trung đội cối của Misha Goldstein và trung đội súng trường chống tăng của Petr Smirnov đụng độ với địch. Smirnov ngay trước trận đánh được chỉ định thay Peter Zagumennikov vừa lên chức đại đội trưởng súng trường chống tăng. Chúng tôi ko hề biết đại đội 3 và các đơn vị khác của tiểu đoàn ở đâu. Nhưng thật bất ngờ chúng tôi nghe thấy tiếng súng nổ ở phía đối diện ngôi làng. Thì ra đó là bộ phận thứ 2 của tiểu đoàn mà chúng tôi vừa mất liên lạc. Họ vòng qua hồ từ bên phải và đến đúng lúc. Toàn thể tiểu đoàn trừng giới, dù chịu nhiều thương vong, đã đánh bật bọn Đức khỏi ngôi làng và đuổi theo lũ Nazi đang rút lui. Tinh thần chúng tôi tuy cao nhưng hiển nhiên ai cũng mệt khiến nhiều người ko thể đuổi sát bọn Đức được nữa. Tất nhiên, đó là kết quả của việc cố gắng quá mức để bắt kịp kẻ địch đang bỏ chạy, ko để chúng có thời gian nghỉ ngơi và củng cố. Chúng tôi hiểu rằng nếu dừng lại chờ đợi có thể dẫn tới thương vong nặng nề khi phải tấn công vào tuyến phòng ngự được chuẩn bị tốt của địch.

Sau khi đánh bật bọn Đức khỏi làng Tur, chúng tôi tiến qua 1 quãng rừng rậm rạp tới 1 cánh đồng hoàn toàn khô ráo trải rộng nhiều km. Vì bọn Đức đã lại 1 lần nữa thoát khỏi tầm nhìn và ở đây chẳng có chỗ nào cho chúng phục kích nên trung đội tôi trở lại đội hình hành quân. Tuy nhiên, bọn Đức đã để lại cho chúng tôi 1 sự ngạc nhiên đáng ghét. Lẽ dĩ nhiên hành quân trên đường thì dễ hơn, vì vậy trung đội 1 dẫn đầu đại đội bắt đầu hành quân về phía nam trên con đường nối Malorita với Hotislav, đích mới của cuộc tiến quân. Bất thần có tiếng nổ ở giữa đội hình trung đội 1, ai đó đã dẫm phải mìn. Đại đội trưởng kêu tôi lên trình sát vì tôi đã trở thành "chuyên gia về mìn" nổi danh đại đội. Chúng tôi tìm thấy thêm nhiều quả mìn được nguỵ trang sơ sài, có lẽ bọn Đức đã đặt chúng hết sức vội vàng. Lính thuộc trung đội của Dmitri Bulgakov đã chỉ canh chừng bọn Đức phục kích mà ko nhìn xuống đường, vì vậy dẫn tới tai hoạ. Chúng tôi báo cáo gấp về những quả mìn lên sở chỉ huy tiểu đoàn, làm những cây dò mìn từ que thông nòng súng trường và tiếp tục hành quân. Từ lúc đó trở đi, ai nấy đều dừng lại từng đoạn, nhìn quanh và nhìn xuống chân. Chúng tôi ko đạp phải quả mìn nào nữa, nhưng đã học được bài học. Tất nhiên nhịp tiến của chúng tôi bị chậm lại rất nhiều. Những trái mìn ko chỉ đặt trên những cánh đồng.

Bất thần trên bầu trời xuất hiện 1 tốp lớn tiêm kích Messerschmitt Đức với những chữ thập đen trên cánh và thân, chúng bắt đầu oanh tạc hàng quân chúng tôi. Chúng tôi nhanh chóng phân tán để tránh tổn thất, binh sĩ bắn trả loạn xạ về phía bọn Messer nhưng ko may những phát đạn đều vô hiệu. Trước khi "bầy quạ đen" Đức bay đi, chúng tôi đã nghe thấy có tiếng động cơ, và đợt sóng máy bay Đức thứ 2 tiến tới, lần này lớn hơn và có vẻ là máy bay ném bom. Theo 1 shtrafnik cựu sĩ quan ko quân, chúng là loại Heinkel hoặc Junker gì đó, tôi ko nhớ chính xác. Ngay khi nhìn thấy rõ có thứ gì đó rơi ra từ những chiếc máy bay, tất cả chúng tôi sợ hãi lao mình xuống đất. Đây là lần đầu tiên tôi rơi vào 1 trận oanh tạc. Tuy nhiên vài sĩ quan và shtrafnik nhiều kinh nghiệm sớm nhận ra bọn Đức đang ném bom kèm 1 thứ gì đó khác qua tiếng rít khủng khiếp nó phát ra khi xoay tròn và rơi xuống. Thì ra bọn Đức ném những mảnh kim loại xuống nhằm làm quân ta sợ hãi. Bản thân tiếng rít khi bổ nhào của máy bay Đức đã rất đáng ghét, cộng thêm tiếng những mảnh kim loại bay trong ko khí tạo thành những tiếng rú rít kinh dị ko thể tưởng, còn đáng sợ hơn cả bom. Những trái bom mảnh và bom HE nổ tung làm dựng lên những cột khói bụi cao ngất, có cả loại "bom ếch" cũng được ném xuống.

Theo các sĩ quan giải thích cho tôi sau này, "bom ếch" là 1 dây gồm nhiều quả bom nhỏ như quả lựu đạn nối lại, chúng tung ra 1 vùng rộng rồi mới nổ. Tôi ko hiểu sao chúng bị gán cho cái tên như vậy, chắc vì tiếng nổ của chúng giống tiếng ngỗng hoặc ếch kêu. Ấn tượng đầu tiên của tôi về cuộc oanh tạc là bầu trời bị xé toạc, ko khí bị dồn nén, những tiếng kêu thét và những cú ngã. Những tiếng động hoà trộn vào nhau, tiếng máy bay bổ nhào, tiếng kêu réo, tiếng gì đó ong ong và tiếng nổ. Tôi chỉ có 1 suy nghĩ, 1 trái bom có thể giết chết tôi tại đây bất kỳ giây phút nào! Có 1 khoảnh khắc sự sợ hãi tột độ xâm chiếm khắp cơ thể, chính xác như vậy. Tôi tự căm ghét sự yếu ớt của mình và nhờ đó cố gắng vượt qua nó.

Những trận oanh tạc làm chậm bước tiến nhưng dù sao chúng tôi cũng tới được làng Hotislav. Thị trấn Malorita nằm bên phải và chắc đang bị lực lượng thiết giáp sư đoàn đánh chiếm vì họ đang tấn công bên phải chúng tôi. Chúng tôi phải vượt 2 con sông, Ryta và Maloryta, trên đường tới Hotislav. 2 con sông đều cạn, mùa khô đã tới được hơn 1 tháng. Bọn Đức có lẽ ko kịp dừng lại tổ chức 1 tuyến phòng nào trên 2 con sông này, chúng chỉ để lại phía sau vài đội khoá đuôi yếu ớt chỉ làm nhiệm vụ nổ súng buộc chúng tôi dàn đội hình hành quân thành đội hình chiến đấu. Sau 1 cuộc chạm súng ngắn chúng rút lui. Bọn Messer Đức 1 lần nữa định oanh kích quân ta nhưng chúng đã bị những "chú chim ưng" với ngôi sao đỏ dưới cánh săn đuổi. Họ bay trong ánh nắng và được quân ta chào đón bằng những tiếng "Hurrah!". Súng trường chống tăng bắn máy bay hiệu quả hơn, tuy vậy vẫn ko ăn thua, chắc do họ sợ bắn nhầm máy bay ta. Đó là lần đầu tiên tôi được xem ko chiến dogfight, rất gần! Trận ko chiến diễn ra ngắn ngủi, đám phi công Đức lập tức bỏ chạy khi 1 chiếc trong số chúng bị bắn hạ, bùng cháy, rơi xuống đất nổ tung cách chúng tôi 1 quãng.

Thật dễ để vượt mấy con sông này. Có 1 chi tiết thú vị là con sông tên là MalorYta trong khi thị trấn bên bờ sông tên là Malorita! Chúng tôi dễ dàng lội qua chúng tiến tới là Hotislav mà ko gặp sự kháng cự nào. Nhiều ngôi làng và trang trại nhìn giống nhau đến kinh ngạc, và tất cả chúng có cùng 1 số phận. Bọn Đức đã đánh bom hoặc đốt chúng cùng với cả dân cư để trả thù các cuộc tấn công của du kích, hoặc đơn giản chỉ là việc cần làm khi phải rút lui. 1 số làng chỉ còn những bếp lò và ống khói còn đứng được trong biển lửa, Hotislav ko phải ngoại lệ.

Tin tưởng vào thành công, cả tiểu đoàn tiếp tục tiến. Đại đội tôi nhận lệnh tiến về phía đường cao tốc theo hướng từ làng Oltush đi về phía bắc. Sau 1 đêm hành quân đại đội đã áp sát con đường cao tốc nối giữa Malorita và Kobrin. Tại đó chúng tôi gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của bọn Đức. Có lẽ chúng để lại 1 đội khóa đuôi chắn ngang con đê cao nằm trước đường cao tốc, chỗ đó cho phép tạo nên 1 tuyến phòng thủ mạnh. Theo tôi nhớ, sáng sớm hôm đó nhóm lính cối của chúng tôi đã có cơ hội chứng minh khả năng bắn chính xác của họ trước cuộc xung phong. Những quả đạn nã chính xác vào các vị trí quân Đức, ngay sau con đê và trước con đường, trông như 1 trận pháo phủ đầu dù ko đủ mạnh như chúng tôi mong muốn. Lệnh xung phong, lao thẳng tới đường cao tốc, ko được để bọn Đức có thời gian chạy thoát. Trận đánh kết thúc sau 1 cuộc chiến giáp lá cà, tôi sẽ ko mô tả chi tiết, nó quá dữ dằn, tàn bạo và khốc liệt. Bọn Nazi có vẻ shock vì quân ta tấn công quá nhanh. Tôi ko thể tổng hợp chi tiết về các trận đánh giáp lá cà vì mỗi trận lại diễn ra 1 kiểu, tuy nhiên tất cả chúng có 1 vài điểm chung. 1 nhà thơ nữ frontovik, Julia Drunina, người đã chết sau chiến tranh khi còn rất trẻ, đã viết bài thơ sau về những điểm chung đó:

?oAi nói rằng chiến tranh ko đáng sợ,

Thì chẳng biết gì về chiến tranh.

Tôi nhìn thấy trận chiến giáp lá cà 1 lần khi đang thức.

Và hàng trăm lần trong những cơn ác mộng!?

Trong suốt cuộc chiến chúng tôi đã đánh giáp lá cà nhiều lần, chúng biến thành những cơn ác mộng suốt nhiều năm sau chiến tranh.

Lúc này đội khóa đuôi Đức đã bị tiêu diệt. Ngay sau trận đánh chúng tôi nghe rõ tiếng động cơ giữa ko khí tĩnh lặng buổi sớm mai. Chúng tôi nghĩ thiết giáp Đức sắp từ trong rừng kéo ra đường cao tốc, tình thế thật là gay go. Tuy nhiên tiếng động cơ chạy xa dần, giờ chúng tôi mới hiểu tại sao đội khóa đuôi Đức nhiều lần thoát khỏi chúng tôi dễ dàng. Chúng có xe tải! Giá mà chúng tôi có vài cỗ xe tăng! Nhưng xe tăng tất nhiên ko thể dùng ở khu vực lầy lội này nên đã tới chỗ khác. Mỗi người đều có nhiệm vụ và số phận của mình. Nhịp tiến quân của chúng tôi chậm dần sau mỗi giờ, mỗi km, chúng tôi đã hành quân mà ko ngủ 3 đêm liền, cộng thêm đêm trước cuộc tấn công cũng chẳng có thời gian nào mà ngủ. Vì vậy tất cả đều hoàn toàn kiệt sức. Đâu phải chúng tôi chỉ hành quân, chúng tôi còn phải xung phong và thường giao chiến những trận ác liệt. Người của tôi ko có cánh trong khi có quá nhiều thứ cần vượt qua! Những cây số hành quân bộ đôi khi trở nên vô cùng dài!

Kombat (tiểu đoàn trưởng) Arkadi Aleksandrovich, người mà ai nấy đều hiểu và cảm thấy đây chính là ?oBố?, mặc dù bản thân toàn đi bằng chiếc jeep Willy nhưng ông hiểu tiểu đoàn của mình đã đến giới hạn. Binh sĩ đã buồn ngủ rũ rượi và sẽ ko thể hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì! Tôi ko biết ông đã sắp xếp thế nào với mệnh lệnh của sư trưởng, nhưng dù sao ông cũng đã lệnh cho chúng tôi dừng tấn công, cho tiểu đoàn nghỉ tối thiểu 3h vì khi đó ko có nguy cơ chạm địch. Lúc đó là khoảng trưa, các đại đội đang đi qua 1 cánh rừng rộng lớn, chúng tôi tới 1 bãi đất cao khô ráo, có tầm nhìn tốt tới mục tiêu tiếp theo, làng Radezh. Kombat chọn đây là nơi tiểu đoàn dừng nghỉ. Đội khóa đuôi Đức ko có chỗ nào để ẩn náu, vì vậy ko có gì ngăn cản chúng tôi có 1 khoảng thời gian nghỉ ngơi thoải mái.

Bạn phải nhìn thấy người của tôi lúc đó mới đánh giá được hết sự quan tâm trong quyết định của vị chỉ huy tử tế. Mọi người đều kiệt sức vì tiến quân ko ngừng, thường là dưới làn đạn. Chúng tôi đã tiến trên vùng đầm lầy Ukraina và Polessie thuộc Belorussia. Trông ai nấy đều nhầu nhĩ với đôi mắt đỏ quạch sau nhiều đêm ko ngủ, tất cả đều khao khát được ném mình xuống đất mà ngủ dù chỉ 1 phút, 1h thì tốt nhất rồi. Suốt 72h trước đó chúng tôi ko có 1 giây nào dừng lại để chợp mắt, lấy lại chút sức lực. Thậm chí ký ức tốt đẹp về bữa ăn mà nhà bếp mang tới ngay sau trận đánh chiếm Zhirichi cũng đã bay đâu mất. Hiển nhiên là cả shtrafnik lẫn sĩ quan đều lăn ra đất ngủ ngay lập tức sau khi nghe lệnh ?onghỉ?. Tiếng ngáy của hàng trăm con người kiệt sức vang lên. Bắt ai đó thay phiên nhau ngủ để canh gác thật vô cùng khó khăn.

Trung đội phó của tôi, người thường được tôi gọi theo cấp bậc cũ của ông là đại tá Sergey Ivanovich Petrov, hiểu rất rõ tôi đã khó khăn đến thế nào để theo kịp người của mình. Chân tôi chưa lành hẳn. Ông hiểu rõ và lo hộ tôi bằng cách tự mình nhận cắt đặt phiên gác để tôi được chợp mắt 1 chút. Thật dễ thở khi có ai đó cất hộ gánh nặng trách nhiệm trung đổi trưởng khỏi vai tôi, dù chỉ là 1 lúc. Tôi chìm vào giấc ngủ ngay lập tức giống như mọi người khác. Petrov chỉ đánh thức tôi dậy 1 tiếng rưỡi sau, có lẽ phải mất vài phút tôi mới tỉnh dậy được, chắc lúc đó trông tôi rất shock! Nhưng rồi cuối cùng tôi cũng tỉnh dậy hẳn và nhận ra rằng cần thay phiên gác, những người gác cũng cần được nghỉ! Tôi cực kỳ sung sướng vì trung đội phó cũng đã lo vụ đó, cám ơn ông đã gỡ cho tôi 1 nhiệm vụ nặng nề là đánh thức 1 số người để thay phiên gác. Các đội hậu cần đã tới với xe nhà bếp và xe chở đạn. Mặc dù bụng rỗng nhưng nhiều người đã đến lấy thêm đạn trước rồi mới trở lại bếp. Tất cả sĩ quan đều nhận lệnh của kombat phải giải thích cho lính là tại sao lúc đó ko được phát 100g vodka, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kiệt sức nếu uống khi đói. Đó là lý do chúng tôi chỉ nhận được vodka ngay sau khi có lệnh "Tiến lên!"

Quân ta tiếp tục tiến qua Radezh, đó là 1 ngôi làng nhỏ nhưng rất đẹp. Vì lý do nào đó ngôi làng gần như hoàn toàn nguyên vẹn. Mọi ngôi nhà trong làng đều có vườn cây rậm rạp với nhiều cây ăn quả và những khóm hoa rực rỡ, mặc dù lúc này đã qua giai đoạn giữa mùa hè. Có lẽ điều gì đó đã ngăn bọn Fritz đốt ngôi làng đẹp đẽ này. Tuy nhiên chúng tôi ko thể dừng lại tại đây dù chúng tôi đương nhiên cần cảm ơn những người dân làng đã tiếp đón nồng hậu. Có vẻ như tên làng, Radezh, xuất phát từ "radost" có nghĩa là "niềm vui" hoặc "raduga" có nghĩa là "cầu vồng". Chúng tôi lại tiếp tục tiến nhanh để ko cho bọn Đức kịp củng cố trên bờ tây con sông Bug rộng lớn. Mọi đơn vị Soviet trong khu vực này đều lao về phía con sông, nó rộng, sâu và chảy siết hơn hẳn 2 nhánh sông Ryta và Maloryta của sông Pripyat cũng như những sông suối nhỏ với bờ sông lầy lội mà chúng tôi từng vượt qua. Quá trưa ngày 21/7, chúng tôi 1 lần nữa nằm dưới làn đạn địch ở giữa con đường cao tốc và đường sắt cách sông Bug độ 3 - 5km. Đến đêm chúng tôi cắt được 2 tuyến giao thông này, nó nằm về phía nam Domachevo, ngay sau đó chúng tôi đã áp sát sông Bug. Pháo đài Brest, lúc đó chúng tôi chưa biết tới nó, nằm ngay tại đó.

Trái ngược với mong muốn của chúng tôi, sông Bug ko hề nhỏ và nước chảy cũng ko hề êm. Chúng tôi lại phải vượt qua nó. 1 sự im lặng đáng ngờ và có vẻ hung hiểm bao trùm con sông. Ko có địch trên bờ bên ta. Chúng tôi được chuẩn bị để vượt sông vào sáng sớm, vì vậy có thời gian cho quân nghỉ 1 chút. Tuy nhiên cần 1 chút thời gian để tìm các điểm có thể vượt sông và chuẩn bị chiến đấu. Hầu hết lính đại đội tôi trang bị tiểu liên PPSh, thường gọi là papasha tức là "cha yêu". Nạp thêm đạn vào băng đạn tròn của khẩu PPSh rất khó, đặc biệt là trong đêm. Để làm việc này chúng tôi phải tháo rời băng đạn ra, tức là mở nắp, căng lò so mà ko làm rơi đạn khỏi băng, và nạp thêm từng viên. Đây ko phải việc dễ làm, như những người nhiều kinh nghiệm từng nói, nó giống như người đi ủng lần đầu khi 2 chân đang quấn xà cạp. Những người chưa có kinh nghiệm đều để xà cạp tuột khỏi tay khiến các vòng quấn tuột ra, vậy là phải làm lại từ đầu!

Suốt đêm chúng tôi lặng lẽ tìm kiếm và đánh dấu những chỗ sông cạn, nạp đạn và chuẩn bị vũ khí cho việc vượt 1 con sông lớn. Đó sẽ là 1 cuộc vượt sông khó khăn, đặc biệt là trong tình trạng chúng tôi chẳng có phương tiện vượt sông nào. Ko có thời gian đóng bè hoặc bất kỳ thứ gì tương tự. Chúng tôi đã ngạc nhiên và vui sướng khi 1 sĩ quan từ trung đoàn bên cạnh tới cùng 2 người nữa. Anh ta nói mình được lệnh dùng thuốc nổ TNT đốn hạ nhiều cây lớn cho đổ xuống sông để làm nó cạn bớt tạo điều kiện cho chúng tôi vượt sông. Viên sĩ quan nói thêm anh ta sẽ cố cho nổ những thân cây sao cho gốc cây vẫn nằm trên bờ còn cành lá đổ xuống nước. Để giữ bí mật, việc đốn cây sẽ tiến hành trong khi pháo bắn phủ đầu. Tôi ko rõ có phải kombat là người đưa ra kế hoạch này với sư trưởng ko, hay là ngược lại? Nhưng chúng tôi nghi ngờ việc tay sĩ quan kia có thể đốn hạ cây chính xác như cách anh ta nói!

Pháo binh khai hoả vào mờ sáng. Cối của chúng tôi cũng tham gia vào trận pháo kích. Từ lâu chúng tôi đã quên nickname "cối trượt" mà chúng tôi gọi họ hồi đầu. Chúng tôi có thể nhìn rõ cánh đồng lúa mì khô ráo và 1 vệt bùn dẫn vào 1 cánh rừng nhỏ bên sông, 1 quang cảnh quen thuộc với người Nga. Tuy nhiên bên kia sông Bug đã là nước khác rồi, và suy nghĩ đó cứ ám ảnh tôi. Các công binh chiến đấu tới hỗ trợ cho nổ những cái cây, nhưng họ chỉ thực hiện kế hoạch này ở khu vực trung đội tôi. Những cái cây đổ xuống chính xác như họ đã hứa, gốc trên bờ, ngọn dưới nước. Chúng tôi sung sướng vì thấy những cành cây ko bị nước cuốn đi, tôi nghĩ vận may đã quay lại với mình! Khả năng bơi lội của tôi vẫn chưa tiến triển tí nào sau cuộc tắm hố băng trên sông Drut'' ở Belorussia. Khi chúng tôi bắt đầu vượt sông những cái cây đã làm chúng tôi dễ dàng hơn, những cành cây che phủ những chỗ sâu nhất, những chỗ khác thì thường thôi, nhờ vậy chúng tôi ko cần bơi mà giống như vượt qua 1 cây cầu. Toàn trung đội tập trung hết số xà cạp đang có nối thành 1 sợi dây dài để mọi người bám vào, kể cả những người biết bơi.

Lại 1 lần nữa bọn Đức bỏ vị trí, gần như ko có đánh nhau dù phải vượt qua 1 chướng ngại vật thiên nhiên như con sông này. Chúng bắn trả rất yếu ớt, hầu hết là bằng súng nhỏ, và lại rút lui. Chúng đã bị cảnh báo trước về sức mạnh và tốc độ tiến công của bộ binh ta có thể đuổi kịp cả những đơn vị khoá đuôi cơ giới. Quân ta tập trung trên bờ tây sông Bug và lại tái chuẩn bị cho 1 cuộc chiến trên đất bằng. Chúng tôi 1 lần nữa nhận lệnh tổ chức đội hình hành quân trên đường với 2 hàng song song, sau đó tiếp tục đuổi theo quân địch trên đường và qua 1 quãng rừng trống. Chúng tôi nhận lệnh phải quan tâm đặc biệt đến hoạt động trinh sát và chú ý đến các bãi mìn trên đường tiến công.

Vậy là chúng tôi đã ở trên đất Ba Lan. Sư kiện lịch sử được mong chờ từ lâu đã tới. Biên giới phía tây Liên Bang Soviet đã ở sau lưng ta! Hôm nay chính xác là 3 năm sau trận phòng thủ kéo dài 30 ngày tại pháo đài Brest. Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang là giành lại biên thuỳ phía tây Liên Xô, giải phóng đất nước Belorussia nhiều đau thương và pháo đài Brest vinh quang. Sự anh hùng của những người phòng thủ pháo đài Brest chỉ được biết rõ nhiều năm sau chiến tranh. Chúng tôi đã nói về nhiều chuyện ngay khi còn ngồi trong các chiến hào trên phần đất Soviet, rõ ràng là phần lớn chúng tôi chưa từng biết tới việc đi ra nước ngoài. 1 số shtrafnik đã tham gia vào cuộc tiến quân giải phóng Tây Belorussia và Tây Ukraina năm 1939, họ là những nhân chứng sống của sự kiện này và kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện trong đó nhấn mạnh sự thù địch của người Ba Lan. Ví dụ họ kể câu chuyện người Ba Lan chào đón Hồng quân bằng những bó hoa, vài bó bên trong có giấu lựu đạn! Chúng tôi ko muốn tin những câu chuyện kiểu này nhưng ghi nhớ chúng như 1 lời cảnh báo.

Khi hành quân trên đất Ba Lan, đội hình đại đội được bố trí sao cho chúng tôi có thể nhanh chóng tản ra tạo thành đội hình tấn công. Chúng tôi có 1 "mũi nhọn" mạnh đi trước gồm những người lính được trang bị que dò mìn. Mới đi được 1km chúng tôi đã gặp 1 cụ già người Ba Lan nói tiếng Nga rất tốt, ông đứng đợi sẵn, mỉm cười và nói chuyện với chúng tôi với vẻ sung sướng. Ông kể bọn Đức đã chuồn đi trên xe tải ngay khi pháo dọn bãi bắt đầu bắn qua sông. Sau khi vượt sông Bug được độ 3 - 4km, chúng tôi được lệnh quay sang hướng bắc nhằm hướng đường cao tốc Brest - Warsaw ở phía đông thị trấn Ba Lan Byala Podlyaska. Chúng tôi phải thiết lập 1 cứ điểm mạnh trên con đường cao tốc này vì nó là tuyến đường rút lui duy nhất của 4 sư đoàn Đức đang bị vây tại Brest. Tiểu đoàn tôi và các trung đoàn của Sư 38 Bộ binh Cận vệ được giao nhiệm vụ khép vòng vây quanh lực lượng Đức này, cắt đường rút về phía tây của chúng.

Chúng tôi nhất định phải tới được đường cao tốc càng nhanh càng tốt. Vì vậy chúng tôi hành quân ko nghỉ trên 1 con đường xuyên rừng, càng ngày rừng càng rậm. Bất thần 1 tiếng nổ vang lên giữa đội hình trung đội 2! Nghe giống tiếng 1 quả đại bác cỡ lớn. Ngay lập tức chúng tôi nghĩ bọn Đức đã đặt 1 đội khóa đuôi mạnh phía trước. Ngay trước mắt tôi, người của trung đội do Fedya Usmanov, bạn tôi chỉ huy lăn ra đất, chết hoặc bị thương. Nhiều người trong trung đội tôi cũng ngã xuống sau tiếng nổ. Bản thân tôi cũng cảm thấy như bị 1 cú đánh mạnh vào ngực nhưng vẫn còn đứng được. Gần như ngay sau đó những tiếng nổ nhỏ hơn vang lên ở cả 2 bên đường khi mọi người chạy tản ra ẩn núp. Có vẻ như bọn Đức đang nã cối cỡ nhỏ vào mục tiêu định trước. Nhiều người cũng đang ngã xuống ở 2 bên vệ đường, những người chạy tới giúp đỡ cũng ngã xuống nốt, có điều gì đó ko thể tưởng tượng nổi đang xảy ra. Thật lạ là ko có tiếng đạn bay tới, những tiếng nổ phát ra mà ko có tiếng rít điển hình trước đó. Thì ra tất cả chúng tôi đã bị lừa, chẳng có trận pháo kích nào, chỉ là trung đội 2 đã đi vào 1 bãi "mìn lò xo", tức mìn nhảy, tôi biết nó có tên là SMI - 35. Loại mìn này được đặt dưới đất với kíp nổ gắn vào 1 sợi dây thép căng giữa 2 điểm được nguỵ trang trên mặt đất. Khi trái mìn bị kích hoạt, nó bật lên cao 1 - 2m rồi mới nổ. Mỗi trái mìn được nhồi hàng trăm viên bi thép có tác dụng như mảnh đạn, vì vậy chỉ cần 1 quả đã hạ được gần như toàn bộ trung đội 2. Ngoài ra 2 bên đường bọn Đức còn đặt hơn 20 quả mìn chống bộ binh loại thường. Bọn chó má đó đã đoán trước được phản ứng của những người sống sót, họ sẽ lao vào rừng để ẩn núp, và đó chính là nơi chúng đặt bẫy mìn. Chúng tôi đã nhầm lẫn tiếng nổ của loại mìn thường với tiếng nổ của đạn cối.

Điều kỳ lạ nhất là nhóm "mũi nhọn" đã đi qua đoạn đường này với cây dò mìn trong tay, theo sau là đại đội trưởng cùng nhóm tham mưu 5 - 6 người, sau nữa là cả trung đội 1. Ko ai trong số đó đạp phải mìn! Trung đội 2 đã ko được may mắn lắm. Nếu họ ko kích hoạt quả mìn chắc ai đó trong trung đội tôi cũng dính. Tôi ko biết sức mạnh siêu nhiên nào đã bảo vệ cho tôi khi đó. Tôi ko có thứ bùa hộ mệnh nào, ko biết cầu nguyện hay bất kỳ loại lời bùa chú nào, là kẻ vô thần nặng từ nhỏ, thậm chí còn từng là thành viên UMA, Hiệp hội những chiến sĩ vô thần. Tôi sống sót vì vài phút trước vụ nổ tôi cảm thấy có gì đó ko ổn với cây tiểu liên của mình. Nó treo trên cổ tôi và đập vào bụng tôi theo mỗi bước chân. Giao liên của tôi, Zhenya, đã nhắc tôi nhiều lần là phải chỉnh lại khẩu tiểu liên, rút ngắn dây đeo lại, vậy là lúc đó tôi dừng lại chỉnh dây đeo. Tiếng nổ xé toạc ko khí gần như ngay sau đó, 1 viên bi kim loại từ quả mìn bắn rất mạnh vào trúng khẩu tiểu liên của tôi làm nó bay mất cả 1 miếng lớn. Đó là lý do tôi suýt ngã lăn ra! Toàn bộ lực va chạm của viên bi kim loại đã bị khẩu tiểu liên PPSh hấp thụ hết. Rõ ràng là nếu khẩu súng vẫn ở vị trí cũ tôi sẽ ko mất 1 miếng trên khẩu súng mà là có 1 lỗ lớn trên ngực. Tất cả những gì tôi phải nhận chỉ là 1 vết tím bầm khổng lồ chạy từ đầu ti bên này sang bên kia. Tôi cũng đã từng may mắn giống thế này 1 tháng trước, khi gỡ mìn trong cánh rừng phía sau vị trí phòng thủ. Tôi cũng thường xuyên được thần may mắn kèm cặp khi vượt qua những trái mìn và những viên đạn trong suốt cuộc chiến. Nhiều người ko có được may mắn đó, gần như cả trung đội 2 chết, 2 người trung đội tôi cũng chết, trong khi tôi vẫn sống.

Bạn có thể làm gì được, đó là chiến tranh! Sự may mắn là 1 nhân tố quan trọng trong mọi cuộc chiến. Ko ai có thể chuẩn bị trước hay được chia sẻ sự may mắn. Mức độ huấn luyện, kinh nghiệm hay kỹ năng chiến đấu chẳng đóng vai trò gì ở đây, sự may mắn là cái gì đó mà ta hay gọi là số phận. Fedya Usmanov bị thương nặng, ngực bị xuyên từ trước ra sau. Anh ta có may mắn ko? Anh ta có thể chết như những người khác, điều này khiến anh ta mất 1 thời gian dài mới lấy lại cân bằng, nhưng sau khi rời bệnh viện anh đã trở lại tiểu đoàn. Rất nhiều sĩ quan ko muốn chia sẻ số phận với các shtrafnik và đã ko trở lại tiểu đoàn sau khi bị thương. Người ta có thể hiểu sự lựa chọn đó và ko ai chê trách họ.

Chúng tôi mất rất nhiều người tại đó, phần lớn chết ngay tại chỗ, còn lại chết sau khi bị thương. Sự đáng sợ của loại "mìn lò xo" nằm ở chỗ nó nổ ở độ cao gần ngang bụng. Các vết thương vùng bụng là nguy hiểm nhất trong hầu hết trường hợp và tất nhiên ko thể lập ngay 1 phòng mổ tại chỗ. Điều này là vô phương trong điều kiện chiến trường. Tôi đã chứng kiến nhiều việc trong cuộc chiến, giống như nhiều người khác, nhưng đây là sự cố đầu tiên tôi chứng kiến 1 trái mìn có thể hạ nhiều người đến vậy, ngay 1 quả bom lớn cũng ko làm nổi việc này. Xác người nằm đầy đất, 1 số đã bất động, số khác giãy giụa trong đau đớn. Tiếng gào thét, rên rỉ của những người bị thương, tiếng thều thào của những người đang hấp hối vang khắp nơi. Thật ghê sợ! Ko ai có thể quen với cảnh tượng này, kể cả sau này. Với tôi, đây là cú shock lớn đầu tiên. Hình như nó làm trái tim tôi mất cảm giác với những cái chết sau này. Chúng tôi ko tin có thiên đường sau khi chết, nếu chúng tôi tham chiến, đánh bạc mạng sống của mình thì đó ko phải vì sẽ được lên thiên đường mà chỉ vì lợi ích của đất nước tôi, Tổ quốc tôi, nhân dân tôi.

Chúng tôi để lại 1 nhóm nhỏ, hầu hết là những người bị thương nhẹ, để giúp đỡ những người bị thương khác. Đại đội trưởng báo cáo tổn thất cho ban chỉ huy tiểu đoàn qua điện đài và yêu cầu gửi quân y cùng xe đến sơ tán thương binh. Chúng tôi chôn vội những người chết, chỉ kịp làm 1 bia mộ nhỏ ghi tên những người chôn bên dưới ngôi mộ tập thể. Chúng tôi còn phải tiến lên. Đại đội tôi chỉ còn lại ko hơn 2 trung đội lên đường để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi lại ở dưới làn đạn Đức vào xế chiều.

Đạn bắn tới từ khóm rừng cây bulô nhỏ được chúng tôi đánh dấu là "khóm rừng vuông" theo hình dạng của nó trên bản đồ. Chúng tôi đang ở rìa phía tây 1 ngôi làng, khóm rừng còn cách đó khá xa khiến chúng tôi cho nơi đây nằm ngoài tầm súng nhỏ của bọn Đức nên ko bố trí đội hình và nguỵ trang cẩn thận. Thế nhưng đã có 1 khẩu súng máy hạng nặng Đức khai hoả từ khóm rừng. 1 shtrafnik cao lớn đang đứng cạnh tôi bên 1 căn lán từ từ ngã vật xuống đất. Anh ta bị hạ vì loạt đạn đáng lẽ đã bắn trúng tôi và nhiều người khác, chúng xuyên hết vào giữa ngực anh. Tất nhiên chúng tôi ko có nữ cứu thương trong tiểu đoàn trừng giới, mỗi tiểu đội chỉ định 1 số shtrafnik làm cứu thương, điều đó có nghĩa là họ phải mang nhiều đồ để băng bó hơn những người khác. Chúng tôi băng bó người bị thương, kéo anh ta ra sau căn lán và sau đó gửi về trạm phẫu. Hồi đó, theo kinh nghiệm của cánh lính cựu, chúng tôi có vài lý do để chắc chắn rằng ăn đạn xuyên ngực sẽ ko nguy hiểm nếu anh ko chết ngay hoặc có máu phun thành vòi từ vết thương. Tuy nhiên, trường hợp duy nhất chứng minh cho kinh nghiệm này là Fedya Usmanov.

Thì ra khóm rừng vuông chính là nơi bọn Đức dừng lại và thiết lập 1 điểm phòng thủ ngoại vi. Tuyến phòng ngự của chúng ko còn là những nhóm khoá đuôi nhỏ nữa. Mỗi ngôi làng hoặc quả đồi giờ là 1 cứ điểm, cần phải tấn công ồ ạt mới tiêu diệt được. Chúng tôi còn phải chống trả các cuộc phản công đôi khi lên tới 3 - 4 lần/ngày. Tuy nhiên mặc dù tổn thất nặng tinh thần quân ta vẫn cao và thể lực vẫn rất tốt. Đây ko phải do trong tiểu đoàn tôi có nhiều Ctrị viên, tôi chẳng thấy có Ctrị viên vào tới đại đội mình trong suốt những ngày khó khăn đó ngoại trừ viên thiếu tá dữ tướng Olenin, chắc họ đến thăm các đại đội khác. Cuộc tiến công của quân ta trở nên khó khăn và chậm chạp hơn. Phải nói rằng chúng tôi chỉ tiến được 10 - 12 km/ngày với nhiều trận chiến ác liệt đến kiệt sức. Cả kombat và trung đoàn trưởng trung đoàn 110 bên cạnh đều đã cho dừng tấn công đêm, chí ít cũng phải để chút thời gian cho binh sĩ nghỉ ngơi và ăn uống. Thỉnh thoảng người ta còn đãi chúng tôi vodka nhiều hơn khẩu phần vì chịu nhiều tổn thất. Vodka là liều thuốc thực sự chống stress trong tình trạng quá tải cả về thể chất lẫn tinh thần này. Binh lính ko thể xỉn với lượng rượu nhỏ này, nó chỉ làm họ tăng cường sức mạnh, nâng cao tinh thần mà thôi.

Đến trưa 25/7 chúng tôi đã đánh bật được bọn Đức khỏi vị trí phòng ngự cuối cùng nằm giữa tuyến đường sắt và đường cao tốc Brest - Warsaw. Chúng tôi được lệnh dừng lại và phải giữ bằng được mảnh đất này cho đến người cuối cùng, ko để bọn Đức trong cái bẫy Brest có cơ hội tẩu thoát. Con đường cao tốc do chúng tôi trấn giữ trông giống 1 lưỡi dao đâm xuyên tuyến phòng ngự quân ta, kẻ địch cố hết sức chọc thủng cái khe hẹp này. Chúng tấn công vào các vị trí của chúng tôi với sức mạnh kinh khủng, giết chóc, nghiền nát, hành hạ người của ta. Ngay hôm đầu tiên giữ điểm phòng ngự này, chúng tôi đã cảm nhận được bọn Đức liều mạng thoát vòng vây đến mức nào. Chúng tấn công hết đợt này đến đợt khác, và các trận ác chiến diễn ra liên tục.

Chúng tôi phải đào hầm hào, tận dụng mọi đặc điểm địa hình thích hợp cho phòng ngự, đó là tất cả những gì chúng tôi cần làm. Địa hình tại đây có đặc điểm là rừng cây dày đặc và tầm nhìn thấp, địa thế này rất bất lợi và nguy hiểm cho quân ta. Bọn Đức pháo kích liên tục bằng đạn nổ, loại đạn mà chúng tôi ít phải đối mặt. Những trái đạn nổ tung khi bắn phải cây cối khiến cho ai nấy đều có cảm tưởng mình bị bắn ở tầm gần từ mọi hướng kể cả từ trên đầu, giữa những tán cây. Thật đáng sợ khi bạn ko biết đạn bay tới từ đâu, có thể cả từ bên sườn, phía sau hoặc từ trên xuống! Tôi lập tức nhớ lại những câu chuyện về bọn bắn tỉa Phần Lan nấp trên cây. Ở Học viện chúng tôi đã được nghe rất nhiều chuyện về chúng. Tôi phải liên tục chạy từ chỗ người này đến người khác trong trung đội, chỉ thị cho họ cách đào hầm hố. Các cựu sĩ quan ko quân, hậu cần và thậm chí cả xe tăng cần những hướng dẫn đó vì họ chẳng có tí kinh nghiệm nào của các "nữ hoàng chiến trận", tức là bộ binh.

Quân địch tấn công bất chấp trở ngại và thương vong. Trước khi màn đêm buông xuống mà với chúng tôi quãng thời gian đó kéo dài như thể nhiều năm, nhóm lính nhỏ bé của tôi đã phải đẩy lui tới 5 đợt xung phong của bọn Đức! Tức là gần như mỗi 30 phút lại có 1 cơn mưa đạn trút vào chúng tôi. Từng đám ko đếm xuể gào thét và nổ súng xông tới, thỉnh thoảng những tên Fritz cuồng loạn lao vào tận vị trí quân ta, và có vẻ như số lượng của chúng ko có giới hạn! Tất cả chúng chạy loạn xạ giữa các vị trí quân ta, tình thế thật đáng sợ khi mà chúng tôi gần như ko thể cất đầu lên nổi dưới luồng đạn súng máy hạng nặng của chúng. Quân ta phải bắn trả giữa tất cả cảnh địa ngục đó, ngắm kỹ để hạ được địch, ko để chúng vượt qua. Đây đó lại có những người của tôi gục chết trên mặt đất. Nhiều shtrafnik dù bị thương nặng và có quyền rời trận địa vẫn ở lại chiến đấu.

Trong khi chặn cuộc tấn công thứ 3 hay 4 gì đó của bọn Đức, tôi đang chạy từ vị trí này tới vị trí khác thì ngã gục vì trúng 1 cú mạnh vào cái chân trái chưa lành hẳn. Vậy đấy, tôi nghĩ, cái chân này lại dính đạn lần nữa! Nhưng khi ngã tôi ko cảm thấy đau đớn chút nào, tôi nhìn lại và thấy 1 cái lỗ ở phần trên chiếc ủng. Thật kỳ lạ, có lỗ đạn mà chân tôi vẫn nguyên. Tôi thò tay sờ ủng để kiểm tra xem có máu ko và lôi ra cái thìa bằng thép ko gỉ của mình. Nó cong gập và xoắn lại! Thì ra viên đạn Đức khi bắn tới đã hết lực hoặc đã đập vào cây nên chỉ có thể làm cong thìa. Giống như những mảnh mìn nhảy từng quật ngã tôi, tôi lại gặp may lần nữa! Thực sự thì cái thìa cũng như khẩu tiểu liên chính là bùa hộ mạng của tôi. Tiếc rằng tôi đã ko giữ được cái thìa này đến hết chiến tranh, nhưng dù sao thì các kỷ vật chỉ là thứ cuối cùng tôi nghĩ đến.

Tối đến các đơn vị hậu cần mang tới cho chúng tôi rất nhiều đạn dược, tất cả chúng tôi đều lấy thật nhiều để dự trữ. Nhiều người thậm chí còn lèn đạn và lựu đạn vào đầy túi chứa mặt nạ phòng độc, vứt mặt nạ đi. Đêm vẫn nóng bỏng. Lợi dụng bóng tối, mấy chiếc xe bọc thép Đức định lẻn qua tuyến phòng ngự của chúng tôi để ra được đường cao tốc nhưng bị các tay súng trường chống tăng đơn vị tôi và các khẩu đội 45mm chống tăng trung đoàn hạ dù trời tối đen. Tôi muốn kể lại sự may mắn của trung đội cối do Misha Goldstein chỉ huy. Trong khi rút lui bọn Đức đã bỏ lại cả 1 kho đạn cối 81mm, loại đạn này phù hợp cả với cối 82mm quân ta, đừng nên chỉ nhìn vào sự khác nhau của cỡ đạn. Goldstein cho bắn số đạn này lên đường cao tốc suốt đêm tạo thành 1 màn chắn hoả lực mạnh và hỗ trợ rất tốt cho cánh lính chống tăng. Tờ mờ sáng chúng tôi thấy cả 1 nhóm lớn gồm lính cưỡi ngựa, xe ngựa và pháo trên đường cao tốc, chúng tiến về phía chúng tôi từ hướng bọn Đức. Cả đám bị pháo và cối ta bắn dữ dội, những tên sống sót quay lui.

Sáng 26/7, các cuộc tấn công của bọn Đức lại tiếp tục với cường độ ko hề giảm sút. Tại 1 trong những cuộc xung phong đó bọn Đức tung ra tới 2 tiểu đoàn bộ binh được 24 xe tăng yểm trợ cùng với máy bay. Đất đá bay tung trời, những tiếng nổ đủ kiểu của bom đạn hoà trộn nhau thành 1 tiếng sấm rền dài. Lần này đã có 2 - 3 xe tăng Đức vượt qua được, nhưng chỉ thế thôi. Phần còn lại của đoàn thiết giáp Đức đã bị chặn đứng bởi sự kiên cường của các shtrafnik và những chiến sĩ sư đoàn Cận vệ. Họ đã chiến đầu hoàn toàn quên mình với tinh thần luôn giữ ở mức cao. 1 cảm giác đặc biệt xảy ra trong trận chiến, đặc biệt là khi trận đánh đó ác liệt và gian khổ, đó là 1 kiểu thăng hoa, khi đó bạn ko còn cảm thấy sợ hãi hay hoảng hốt gì nữa, chỉ còn lại niềm hăng say chiến đấu! Vâng, cái từ "hăng say" đó nghe thật là lạ, nhưng nó đến rất tự nhiên và hoàn toàn có thật! Trong trạng thái xuất thần đó người lính thậm chí ko còn quan tâm đến các vết thương, ko còn biết đau. Tôi biết cảm giác này nhờ trải nghiệm của chính bản thân và các đồng đội. Ai nấy đều chiến đấu dũng cảm và kiên cường, ko 1 ai bỏ vị trí. Tôi nhớ mình đã có tư tưởng so sánh nhiệm vụ ko để địch vượt qua của chúng tôi với những ví dụ khác về lòng quả cảm của những người lính Hồng quân trong các trận đánh Moscow và Stalingrad. "Hãy để hố cá nhân của bạn trở thành trận đánh Moscow và Stalingrad của riêng bạn!" Tôi nói với 1 shtrafnik dưới quyền như vậy. Có lẽ những lời nói này nghe quá cao xa nhưng tôi thấy nó có hiệu quả. Kẻ địch phải nhận thương vong nặng nề, nhưng thương vong quân ta cũng đặc biệt cao. Đó là vì trong các trận đánh trước quân Đức đã gây cho chúng tôi nhiều thiệt hại khi tấn công vào các vị trí phòng thủ tương đối yếu của chúng, trong khi đó thương vong của chúng ko cao.

Năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Chiến thắng, tôi đã tìm gặp các đồng đội trong Tiểu đoàn Trừng giới để tổ chức 1 buổi họp mặt. Trong số ít các shtrafnik thường trực và sĩ quan có thiếu tướng Philip Kiselev, từng là đại uý trong trận đánh trên đường cao tốc và phó tham mưu trưởng thứ nhất của tiểu đoàn. Trong các chuyến công du với tư cách tướng quân ông đã thăm lại chiến trường xưa ở Byala Podlyaska, theo ông kể hồi đó vẫn còn những nghĩa trang lớn của các binh sĩ Soviet. Tôi ko rõ những nấm mộ đó có còn tồn tại ko, đã có rất nhiều hành động phá hoại nghĩa trang liệt sĩ Soviet ở Đông Âu. Tướng Kiselev kể ông chưa từng thấy nghĩa trang nào nhiều tên sĩ quan đến như vậy, đó hầu hết là các shtrafnik trong tiểu đoàn tôi. Nhìn những nấm mộ đó có thể xét đoán được cái giá của Chiến thắng nói chung và việc giải phóng Brest nói riêng ...

Bọn Đức cố gắng đến mức liều mạng để phá vây trong 2 ngày nữa và chỉ sau đó chúng mới bắt đầu ra hàng. Cả các chiến sĩ trung đoàn bộ binh Cận vệ và các shtrafnik chúng tôi đều phải đánh quên chết. Chỉ đến bây giờ tôi mới bắt đầu hiểu rõ chúng tôi đã bị quá tải cả tinh thần lẫn thể xác đến mức nào trong những ngày đó. Đến mờ tối ngày thứ 2 ko còn ai cảm thấy sợ chết nữa. Đó là ngày 26/7, bọn Đức tấn công trở lại từ sáng sớm và cài răng lược vào đội hình quân ta. Chúng ko tiến bừa lên nữa mà nằm dán xuống đất vì vừa sợ bị sĩ quan của chính chúng xử tử vừa xuống tinh thần đến mức tuyệt vọng. Tiếng hò hét hăm doạ của bọn sĩ quan Đức quân ta cũng nghe được. Tuy nhiên quân địch vẫn cố áp sát để cận chiến bằng lựu đạn. Mặc cho hoả lực dữ dội của chúng, quân ta mới là người ném lựu đạn trước.

Khi tôi đang thò đầu lên khỏi hào ném 1 quả lựu đạn nữa vào đám lính Đức đang bò tới thì 1 tay súng máy quân ta gục chết ngay cạnh. Tôi lao mình tới khẩu súng máy hạng nhẹ DP vừa im tiếng và cùng lúc cảm thấy 1 đòn mạnh giáng vào bên sườn giống như bị điện giật. Khi ngã xuống đất tôi hoàn toàn mất cảm giác với bên chân phải. Giấy chứng thương của bệnh viện sau này viết đó là 1 "viên đạn xuyên vào mông ở vị trí 1/3 từ trên xuống phá huỷ hệ thống thần kinh". Nói theo cách thông thường tôi bị bắn trúng mông phải, viên đạn cắt đứt hoàn toàn dây thần kinh khiến tôi ko còn điều khiển được chân phải và cũng ko có cảm giác gì về nó nữa.

Cuộc tấn công của bọn Đức bị đẩy lùi, những tên sống sót bò trở lại. Người đồng đội tận tuỵ Zhenya kéo tôi vào 1 chỗ đất trũng, có lẽ là 1 hố đạn pháo. Tại đây tôi nhận thấy viên đạn còn phá vỡ 1 tĩnh mạch lớn khiến tất cả quần áo quanh vết thương nhuốm đầy máu và tôi ko thể cầm máu được. Tôi ko thể ấn chặt tĩnh mạch này lại khi bản thân vết thương cũng ở 1 vị trí quá khó nhìn. Tôi có thể đứng trên cái chân bị thương và dùng nó như 1 điểm để giữ thăng bằng vì ko hề cảm thấy đau đớn gì hết, nhưng ko thể đi được, mọi cố gắng đều vô hiệu. Giao liên của tôi kéo tôi lui về tuyến sau độ 50 - 60m. Tôi rất xin lỗi vì vẫn ko thể nhớ nổi họ anh ta vì toàn chỉ gọi bằng tên. Anh ta nhanh chóng tìm được 1 cô quân y thuộc trung đoàn Cận vệ. Tôi ấn chặt vết thương hết mức có thể để cố cầm máu trước khi cô ta tới.

Cô quân y là 1 cô gái trẻ đẹp và hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, có thể thấy rõ trận đánh này là cuộc thử lửa đầu tiên của cô. Cô lấy 1 sợi dây thun ra để cầm máu nhưng khi nhận thấy ko có chỗ nào để buộc cô trở nên rất lúng túng. Đấy là 1 chỗ rất khó để băng bó. Cô gái ngượng chín người khi vô tình chạm vào cái của tôi, điều đó là ko thể tránh khỏi vì vị trí vết thương của tôi là vậy. Tôi thậm chí phải quát cô ta làm nhanh lên, đây là 1 tình huống khó chịu cho cả 2 chúng tôi. Túi băng cá nhân của tôi và số băng cô mang theo ko đủ để băng chặt vết thương chỗ này, tôi từ chối lấy băng của Zhenya vì như vậy anh ta sẽ chẳng còn thứ gì để "bảo hiểm" nếu bị thương sau đó. Chúng tôi phải dùng cái quần lót đẫm mồ hôi và máu của tôi làm băng. Băng bó xong cô quân y và Zhenya khiêng tôi tới trạm phẫu trung đoàn nằm cách tuyến lửa khoảng 200m. Tôi nhìn lại chiến địa lần cuối và bất thần 1 ý nghĩ hiện ra, đó ko phải chiến địa mà là 1 khoảnh rừng bị tàn phá hoàn toàn trong trận đánh khốc liệt. Đạn và mảnh đạn như 1 cơn bão chì đập vụn những thân cây, cành lá tơi tả.

Tôi lập tức cử Zhenya tới chỗ trung đội phó Sergey Petrov, hy vọng ông vẫn còn sống, để lệnh cho ông lãnh trách nhiệm chỉ huy. Độ 1h sau 1 cỗ xe ngựa tới và tôi được đưa lên đó cùng 15 thương binh khác gồm cả shtrafnik và lính trung đoàn Cận vệ. Ngồi cạnh tôi là 1 shtrafnik trong trung đội tôi với khuôn mặt bị thương đến khủng khiếp, 1 viên đạn nổ tung khi bắn trúng 1 bên mũi khiến mắt trái anh ta chỉ còn là 1 hố lớn đầy máu. Sự can đảm và kiên gan của anh có thể nhìn thấy trong bàn tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đến mức cả tay và mặt anh ta trắng bệch như tuyết. Sự im lặng của anh ta cũng rất phi tự nhiên. Có lẽ anh đang cố tập trung để chống lại sự đau đớn ko thể tưởng tượng nổi, chỉ sợ mở mồm ra là sẽ gào hay rên lên.

Kéo xe là 1 con ngựa Đức, giống ngựa kéo pháo to lớn có thể kéo 2 cái xe thế này 1 lúc. Con quái vật của loài ngựa này đưa chúng tôi tới điểm tiếp nhận thương binh tiền phương trung đoàn và tại đây chúng tôi nhận được giấy chứng thương đầu tiên, thường gọi là Thẻ Tuyến Đầu. Nó chứng nhận rằng chúng tôi bị thương trong chiến đấu. Chúng tôi được đưa tới tiểu đoàn quân y gần nhất trên 1 chiếc xe tải lèn đầy thương binh nằm ngồi đủ kiểu. Tại tiểu đoàn quân y chúng tôi bị đưa vào 1 nhà kho dài đầy chật thương binh, được đặt trên 1 lớp cỏ khô dày có mùi thơm và được nhắc nghiêm cấm hút thuốc. Tất cả có thể cháy thui nếu ai đó hút thuốc! Tôi sờ vào túi và nhận ra rằng tôi đã đánh mất tẩu thuốc trong trận đánh, thật tiếc, nó đã trung thành phục vụ tôi 1 thời gian dài.

Thật dễ chịu khi quên hết sự đời trên cái giường cỏ khô thơm tho an bình và thân thuộc này! Thực ra mùi của nó còn lâu mới được gọi là thơm tho vì thấm đẫm mùi khói súng và máu của các thương binh chúng tôi. Trước khi gặp được 1 bác sĩ để chìa tấm giấy chứng thương ra xin được mổ ngay, tôi đã ngủ mất vì ko hề thấy đau. Tuy nhiên có lẽ tôi ko ngủ được lâu vì bị 1 y tá đánh thức. Nhìn mặt cô tôi nhận ra mình đã từng bị đưa vào tiểu đoàn quân y này sau cái lần đen đủi kích nổ quả mìn đúng 1 tháng trước, ngày 26/6. Cô là Tanya, y tá người Kalinin, chúng tôi từng chơi guitar và hát các bài ca Nga lãng mạn cùng cô để phục vụ các thương binh.

Tôi vui mừng nhận ra mình đã nằm trong tay những bác sĩ quen biết. Tôi lập tức hy vọng họ sẽ lại thành công trong việc chữa trị vết thương này và tôi sẽ trở lại mặt trận nhanh chóng. Người ta cáng tôi tới 1 ngôi trường nhỏ hoặc 1 nhà gì đó tương tự để phẫu thuật, có thể nghe thấy tiếng thét và rên từ phòng bên. Vậy ra đó chính là phòng mổ. Những câu chửi rủa rất to bằng tiếng Nga vang lên từ phòng mổ át mọi tiếng kêu gào, tôi nghe cả tiếng bác sĩ quát: "Thuốc gây mê! Đưa tôi thêm thuốc gây mê!" 1 lúc sau tiếng kêu gào tắt dần và những người khiêng cáng khiêng từ trong phòng mổ ra 1 bệnh nhân đã chết. Theo Tanya giải thích bệnh nhân này bị thương rất nặng và vì lý do nào đó thuốc gây mê đã ko có tác dụng. Bệnh nhân đã chết ngay trên bàn mổ ko rõ vì vết thương hay vì bị tiêm quá liều thuốc gây mê. Sau này tôi tìm ra bệnh nhân chết đó là Petukhov, shtrafnik trung đội tôi, vốn là phi công sư đoàn ko quân do Vasily, con trai Stalin, chỉ huy. Thỉnh thoảng Petukhov kể nhiều câu chuyện lý thú về viên sư trưởng, ko thể tưởng tượng là tôi sẽ ko bao giờ gặp lại anh ta nữa.

Tôi là người tiếp theo được đưa lên bàn mổ. Tôi vẫn nhớ mình bị cảm giác sợ hãi đáng khinh xâm chiếm. Tôi thực sự ko muốn chết trong khi mổ như người tiền nhiệm. Tôi ko muốn chết tại đó mà ko phải giữa trận tiền! Giấy chứng tử viết "ngã xuống như 1 người anh hùng trong trận đánh" là 1 chuyện, "chết vì bị thương" lại là chuyện hoàn toàn khác. Nó giống như nỗi sợ mà tôi trải qua hôm đầu tiên ra trận, trong cuộc phòng thủ Zhlobin khi mà tôi bất thần rơi vào 1 trận pháo kích của bọn Đức tại 1 khoảnh rừng trống. Khi đó tiếng rít của mỗi quả đạn bay tới đều có vẻ là quả đạn "dành cho mình", và nó đang bay thẳng vào tôi! Sau vài phút mà với tôi tưởng như dài vô tận, khi đó mong muốn duy nhất của tôi là viên đạn "dành cho mình" hãy bay tới càng sớm càng tốt, thì mọi chuyện kết thúc. Tôi phải thú nhận rằng nỗi sợ đó rất mạnh mẽ, nhưng trong chiến tranh phải tránh được nó, tìm cách vượt qua nó, điều này tôi làm rất thạo. Tôi học cách phân biệt tiếng của các loại đạn và nhận ra rằng ko phải lúc nào cũng cần chúi xuống ẩn núp. Còn tại đây, trong phòng mổ tôi có 1 nỗi sợ hoàn toàn khác, sau này tự nó biến mất. Và đó là 1 chương khác trong câu chuyện chiến trận của tôi, chương về cuộc sống bệnh viện!

5

BỊ THƯƠNG

Sau khi shtrafnik Petukhov chết và bị đưa ra khỏi phòng mổ là đến lượt tôi. Tôi tập tễnh trèo lên bàn mổ với sự giúp đỡ của cô y tá, lấy hết can đảm nằm xuống cái bàn nơi 1 người vừa chết. Đó ko phải 1 cảm giác dễ chịu gì nhưng tôi đã cố hết sức. Tôi thấy ngượng vì đã để người khác thấy mình sợ. Đó là 1 ngày nắng đẹp, ánh mặt trời chiếu qua cửa sổ. Phẫu thuật viên là phụ nữ nhưng tôi chỉ có thể nhìn thấy đôi mắt và lông mày, còn lại bị tấm khẩu trang che kín. Hình như cô ta là người mới của tiểu đoàn quân y này, tôi chưa từng thấy cô trong thời gian điều trị trước đây. Nhiều nhân viên y tế mặc áo trắng tinh đến nhức cả mắt, có lẽ đó chỉ là cảm giác của tôi sau nhiều ngày chỉ toàn gặp các binh lính và sĩ quan trong điều kiện bẩn thỉu và mù mịt khói bụi của chiến trận, họ lột quần áo và trói chặt chân tay tôi vào chiếc bàn. Rõ ràng họ làm thế để tôi khỏi quẫy đạp trong cuộc phẫu thuật. Tôi ko chống cự.

1 y tá đeo khẩu trang, có lẽ là 1 người có tuổi, đứng ở đầu bàn chụp tấm khẩu trang có lót gạc lên mặt tôi. Các y tá khác cởi bỏ hàng đống băng đẫm máu, 1 số làm từ quần lót của tôi. Khẽ khàng, gần như chỉ thì thào, họ buông lời chửi bới kẻ nào đã làm cái việc băng bó này. Tôi kể lại với lòng biết ơn rằng đó là cô quân y trẻ và thiếu kinh nghiệm, cô ấy làm vậy để cố cầm máu cho tôi! Y tá bắt đầu xịt ête vào khẩu trang của tôi trong khi phẫu thuật viên nói với tôi với giọng hết sức nhẹ nhàng: "Chúng tôi đang gây mê cho anh, anh sẽ ngủ và ko cảm thấy đau nữa. Vì vậy hãy bình tĩnh, thư giãn, bắt đầu đếm 1, 2, 3 và cứ thế". Lúc đó dường như có 1 con quỷ đã nhập vào tôi khiến tôi trả lời: "Tôi ko đếm. Cứ làm đi!" Dần dần, sau mỗi hơi thở của tôi, tiếng các y tá cứ xa dần. Y tá đứng đầu bàn hỏi tôi gì đó nhưng tôi trả lời rất uẻ oải và cảm thấy phẫu thuật viên đang xẻ thịt mình. Ko thấy đau tí nào, như thể cô ta đang cắt quần chứ ko phải da thịt tôi. Vậy thôi. Ngay sau đó tôi rơi vào 1 vực thẳm tối đen, thế giới xung quanh tan biến.

Tôi tỉnh dậy trong phòng hậu phẫu vì có ai đó vỗ vỗ vào mặt, giọng nói quen thuộc của Tanya vang lên: "Dậy đi! Dậy đi! Tất cả đã qua". Điều đầu tiên tôi hỏi cô là về tư cách của tôi trong cuộc phẫu thuật. Tôi đã cư xử thế nào và có chửi rủa gì ko? Tôi sẽ cực kỳ hổ thẹn nếu vô tình làm giống như người tiền nhiệm, vì vậy tôi cười sung sướng khi nghe câu trả lời của Tanya: "Mọi thứ đều ổn. Anh hoàn toàn bình tĩnh và ko gây trở ngại gì cho cuộc phẫu thuật". Tôi cố thở sâu để ko tỏ ra ngượng ngập trước mặt 1 đám toàn phụ nữ. Do thuốc gây mê vẫn còn tác dụng hoặc do đã quá kiệt sức sau nhiều ngày chiến đấu liên tục, tôi lại chìm vào giấc ngủ. Tôi ngủ suốt ngày hôm đó, cả đêm luôn, và cuối cùng chỉ tỉnh dậy vào bữa trưa hôm sau. Tôi ngủ say tới mức ko biết người ta đã thay băng và kiểm tra lại vết thương cho tôi.

Cảm giác kỳ lạ với cái chân mất điều khiển khiến tôi lo lắng, nhưng tất cả đã được giải quyết nhờ lời trấn an của cô bác sĩ, người đã xử lý cái chân của tôi trước đó: "Coi nào, đó chỉ là 1 tổn thương thần kinh nhỏ! Nó sẽ mọc liền lại và anh sẽ ổn." Cô bác sĩ thêm là tôi cần cảm ơn vì sao may mắn của mình đã khiến viên đạn bay chệch khỏi 1 động mạch lớn vài milimet. Nếu nó bắn trúng động mạch này tôi sẽ ko thể sống sót tới trạm tiếp nhận thương binh tiền phương trung đoàn vì mất máu. Còn nếu viên đạn bắn trúng tôi chệch đi vài milimet về phía đối diện thì nó sẽ cắt đứt hoàn toàn dây thần kinh chân và tôi sẽ ko bao giờ điều khiển được cái chân này nữa, như vậy tôi sẽ trở thành người què và cuộc đời tôi coi như chấm hết. Tuy nhiên số phận đã cứu giúp tôi: "Vậy là anh lại may mắn lần nữa, quan Thượng!" Đó là nickname mà cô bác sĩ phẫu thuật dùng để gọi các Thượng uý. Đây là lần thứ 3 tôi gặp may mắn lớn, chưa tính tới lần viên đạn làm cong thìa. Trường hợp may mắn của tôi có vẻ như đã chứng minh câu nói: "Điều gì xảy ra 1 lần thì chỉ là tình cờ, 2 lần là ngẫu nhiên còn 3 lần là quy luật". Nhiều điều có lẽ là quy luật trong chiến tranh nhưng còn nhiều điều hơn hoàn toàn chỉ là ngẫu nhiên.

Thì ra trong cuộc phẫu thuật người ta đã ko lấy được viên đạn ra, nó chạy vào trong xương chậu theo 1 đường quái quỷ nào đó khiến người ta ko tìm ra. Ngoài ra cũng bởi ko có máy X quang. Tôi chỉ biết đến sự tồn tại của viên đạn này 1 năm sau khi tôi cảm nhận được nó dưới làn da mông. Nó khiến tôi rất khó chịu khi ngồi hoặc nằm ngửa. Phải sau khi chiến tranh kết thúc nó mới bị lấy ra, trong 1 bệnh viện hoàn toàn khác.

Tôi bị cấm đứng dậy trong 2 ngày đầu tiên sau cuộc phẫu thuật. Đến ngày thứ 3 tôi cùng 1 nhóm lớn thương binh nặng được sơ tán về tuyến sau tới 1 bệnh viện khác. Tiểu đoàn quân y cần thêm chỗ cho các thương binh mới tới. Sau đó tiểu đoàn lại di chuyển tới gần tiền tuyến hơn vì sư đoàn giờ đã tiến xa hơn về phía tây. Căn cứ vào số lượng lớn thương binh được chuyển tới, có thể thấy các trận đánh rất ác liệt. Từ chuyện kể của các thương binh tôi có thể mường tượng 1 phần quá trình chiến đấu chống bọn Đức phá vây. Sư 38 Bộ binh Cận vệ với Tiểu đoàn Trừng giới phối thuộc trong đội hình đã bịt chặt được vòng vây. Trưa 27/7 chúng tôi đã hội quân được với các đơn vị vừa vòng qua Brest từ hướng bắc. Quân địch vắt kiệt sức mạnh còn lại của chúng nhằm chọc thủng vòng vây. Chiều tối 28/7, 1 bộ phận quân Đức đã bị bắt làm tù binh ở Brest nhưng 1 số đơn vị Đức vẫn còn cố đánh tháo ra. Cuối cùng, sáng ngày 29/7, quân ta đã bắt kịp những đơn vị hoàn toàn mất tinh thần và bị đánh bại này tại 1 khu rừng khác và tiêu diệt hoàn toàn chúng khi chúng đã tới được khu vực Byala Podlyaska. Vậy là cuộc chiến của Tiểu đoàn Trừng giới trong thành phần Sư 38 Bộ binh Cận vệ đã chấm dứt đúng vào ngày tôi bị chuyển về tiểu đoàn quân y. Moscow gửi lời chào tới những người lính vinh quang của Phương diện quân Belorussia 1 đã giải phóng Brest bằng 20 loạt đạn bắn ra từ 224 khẩu đại bác! Thật tốt khi biết máu của chúng tôi đổ ra đã ko vô ích.

Như tôi biết sau này, tất cả những người tham gia trận đánh đã nhận được thư cảm ơn của Tổng Tư lệnh Stalin. Chúng tôi, các binh sĩ Tiểu đoàn Trừng giới, lần đầu tiên được nhận tấm giấy chứng nhận về lòng biết ơn này. Ai cũng có thể đoán được tầm quan trọng của bức công thư khi nhìn thấy chân dung Tổng Tư lệnh được in trong đó, nó làm tinh thần tăng cao hẳn lên, chẳng khác gì được tái tạo.

Thay băng trở thành công việc hàng ngày của tôi ở bệnh viện. 2 ngày sau tôi khẩn khoản đề nghị được ko chỉ đứng dậy mà còn đi càng nhiều càng tốt. Tuy vậy tôi phải dùng 1 cái nẹp đặc biệt có khoá và băng xung quanh đặt dưới bàn chân của cái chân còn liệt. Sau 1 thời gian tôi thay băng bằng đai vải bạt khiến nó chắc chắn hơn hẳn. Tôi vẫn ko cảm thấy đau đớn gì hết. Chân tôi vẫn liệt và mất cảm giác, nhưng với sự hỗ trợ của "hệ thống lái bằng dây đai" do tôi phát minh, tôi đã có thể tập đi 1 cách hết sức thận trọng, dù chưa được nhanh như tôi muốn. 1 phần bệnh viện được dành riêng cho chúng tôi, các sĩ quan, đó là 1 căn phòng lớn với giường đôi 2 tầng. Tất nhiên tôi là "người thiếu 1 chân" nên được ở tầng 1, trên đầu tôi là anh chàng thượng uý đẹp trai Nikolai. Anh ta bằng tuổi tôi, 1 tay bó bột vì bị 1 viên đạn đập gãy xương. Chúng tôi tình cờ quen biết nhau nhưng rất nhanh chóng trở thành bạn bè. Chúng tôi có nhiều điểm chung về kinh nghiệm sống và nhân sinh quan. Đó là điều thường xảy ra trong chiến tranh. Gặp gỡ ngắn ngủi, tình bạn keo sơn, và bạn sẽ nhớ mãi trong suốt phần đời còn lại. Y tá của chúng tôi là 1 cô gái người Tartar tên là Aza, 1 người có giáo dục và hiểu biết, thật thú vị khi nói chuyện với cô, và chỉ 1 thời gian ngắn sau mối quan hệ giữa cô và Nikolai đã tiến triển thành 1 cái gì đó cao hơn tình bạn. Tôi nhờ Aza kiếm cho ít sách để đọc vì có quá nhiều thời gian rỗi và đã lâu mất thú vui đọc sách. Tôi cực kỳ sung sướng khi phát hiện ra bệnh viện có cả 1 thư viện kha khá, vì vậy mối quan hệ tốt đẹp với Aza cũng hết sức hữu dụng với tôi.

2 tuần sau bệnh viện được chuẩn bị để di chuyển tới gần mặt trận hơn theo bước tiến quân ta. Tuy nhiên nhiều người trong chúng tôi lại bị đưa xa hơn về tuyến sau vì phải điều trị dài ngày. Điều đó có nghĩa là sẽ ko bao giờ được quay về đơn vị cũ, có khi còn phải sang 1 Phương diện quân khác. Như tôi đã nói quan điểm lãng mạn và khát vọng tuổi trẻ khiến tôi tự hào vì được chỉ huy những sĩ quan kỳ cựu, mặc dù họ đang bị tạm thời tước quân hàm. Tôi ko muốn đánh mất địa vị đặc biệt này tí nào. Nikolai cũng muốn trở lại đơn vị cũ sau khi rời bệnh viện. Chúng tôi thậm chí đã có 1 buổi phỏng vấn với 1 vị thiếu tá già, tham mưu trưởng 1 trung đoàn bộ binh Cận vệ. Ông đề nghị 2 chúng tôi về đơn vị mình với tư cách đại đội trưởng hoặc sĩ quan tham mưu nhưng chúng tôi ko chịu. Đề nghị của ông xem ra thiếu hấp dẫn với tôi vì dù sao trung đội trưởng trong tiểu đoàn trừng giới cũng chỉ huy số người ngang với 1 đại đội trưởng bộ binh thường. Cấp bậc của tôi cũng đã là đại uý, thêm vào đó lương tháng của tôi cũng ngang với các đơn vị Cận vệ và cao hơn các đơn vị bình thường 100 rub. Đó là lý do những tay tếu bảo tiểu đoàn trừng giới "gần giống 1 đơn vị Cận vệ". Thậm chí trong các đơn vị thường và cả đơn vị Cận vệ, 1 ngày phục vụ tại tuyến đầu chỉ được tính bằng 3 ngày bình thường trong khi với tiểu đoàn trừng giới là 6 ngày!

Vậy là để ko bị đưa về tuyến sau, chúng tôi quyết định chuồn khỏi bệnh viện này để tới điều trị tại 1 bệnh viện khác gần chiến tuyến hơn. Chúng tôi biết rõ nếu ko có giấy chứng thương tức thẻ thương binh tiền tuyến thì rất khó giải thích việc chuyển tới 1 bệnh viện khác, vì vậy chúng tôi quyết định lấy trộm. Chúng tôi ko muốn Aza dính vào phi vụ này nên chỉ đề nghị cô rời khỏi phòng hồ sơ 1 lúc, vậy là chúng tôi có thể ung dung "thực hiện hành vi phạm tội" và chuồn khỏi bệnh viện. Trong tình trạng hỗn loạn và ầm ĩ của việc di dời bệnh viện tới vị trí mới, chúng tôi đã lấy được giấy chứng thương của mình, nhét vào túi hành lý cá nhân và dông tuốt. Chắc người ta rất buồn cười khi nhìn thấy 2 viên thượng uý trẻ, 1 bó bột tay, 1 di chuyển chân nhờ 1 hệ thống dây đai kỳ quặc làm bằng vải bạt cũ. Chúng tôi từ từ lẻn ra khỏi bệnh viện khi người ta đang bận chất đồ lên xe tải, đi bộ được khoảng 2km mà ko ai biết và tới 1 ngã tư có 1 nữ nhân viên điều phối giao thông cực kỳ dễ thương. Chúng tôi nhờ cô dừng 1 chiếc xe tải đang chạy ra mặt trận, vội vàng và lóng ngóng trèo lên thùng xe và thế là thoát hẳn khỏi bệnh viện, nơi chúng tôi đã ở đó 2 tuần.

Sau 1 chuyến du ngoạn bằng nhiều loại phương tiện, thỉnh thoảng cả bằng cách đi bộ, 3 ngày sau chúng tôi tới được 1 trạm cấp cứu của 1 đơn vị pháo binh gần mặt trận và nhờ họ thay băng vì tôi đã bắt đầu thấy ngứa bên trong. Các nhân viên y tế quyết định tháo bột cho cánh tay của Nikolai. 1 đại uý quân y khá trẻ có bộ ria dài dẫn chúng tôi vào 1 cái lều có sơn chữ thập đỏ. Khi anh ta tháo băng, tôi kinh hãi khi nhìn thấy những con dòi béo trắng đang bám đầy vết thương, có con dài tới 2cm. Chắc thấy tôi có vẻ quá sợ nên vị bác sĩ lập tức trấn an: "Đừng lo, trung uý, có dòi trên vết thương là tốt, trong 3 ngày qua chúng đã làm sạch vết thương và ăn hết mủ. Chẳng có gì nguy hiểm cả." Anh ta sát trùng vết thương, băng lại và để chúng tôi đi, chỉ cho chúng tôi vị trí tiểu đoàn quân y gần nhất. Đã rất gần tuyến đầu rồi, tôi thực sự bất ngờ khi nhận ra đây chính là tiểu đoàn quân y cũ của mình! Lại thêm 1 sự trùng hợp may mắn ko thể tin được! Nikolai được gửi tới bệnh viện từ 1 tiểu đoàn quân y khác nhưng cả 2 chúng tôi đều được chào đón. Đầu tiên họ nghĩ tôi lại nhận thêm 1 vết thương nữa nhưng khi 2 chúng tôi kể lại việc trốn khỏi bệnh viện và lý do làm việc đó, các bác sĩ đã hiểu ra.

Mọi việc đó đã diễn ra trong khoảng trung tuần tháng 8. Hôm 18/8, Ngày Ko lực, chúng tôi lại bị chuyển tới 1 bệnh viện gần nhất. Mỗi người được phát 100g vodka ko chỉ trước mỗi cuộc tấn công mà cả trong các ngày lễ, vì vậy chúng tôi đã uống 100g vodka trong bữa trưa trước khi bị chuyển đi, mặc dù chẳng làm gì cho Ko quân! Chuyến đi khá ngắn ngủi, và trùng hợp kỳ lạ, chúng tôi bị đưa tới đúng bệnh viện mà mình vừa chuồn khỏi! Bệnh viện giờ nằm trong 1 thị trấn Ba Lan nhỏ tên là Byala Podlyaska và đang tiếp nhận thương binh tại vị trí mới này. Nikolai lập tức chạy đi tìm Aza, và vì lúc đó đúng vào giờ ăn trưa nên chúng tôi lại được mời ăn và uống rượu. Đương nhiên chúng tôi ko phản đối. Trước khi kịp lấy lại hơi thở, chúng tôi đã bị đưa gấp tới chỗ giám đốc bệnh viện. Đó là 1 vị đại tá vừa lùn vừa gầy, thân hình khô héo khiến cái quân hàm quân y bé tí trông quá to so với vai ông. Tuy vậy, ông sở hữu 1 chất giọng lệnh vỡ đến khó tin, ko thích hợp chút nào với thân hình nhỏ thó. Ông quát chúng tôi 1 trận! To đến mức làm căn phòng gần như rung lên bần bật như đang có 1 trận pháo kích hay oanh tạc.

Đại tá gọi chúng tôi là những tên đào ngũ, doạ tống chúng tôi vào tiểu đoàn trừng giới cũng như báo cáo Đặc vụ về vụ tẩu thoát của chúng tôi, cô y tá cũng phải chịu hình phạt tương ứng vì đã giúp đỡ việc này. Và để cho lời nói có thêm trọng lượng, vị đại tá còn thêm vào 1 số lượng ko hạn chế những lời chửi bới. Vì 1 lý do nào đó toàn bộ tấn kịch này làm chúng tôi buồn cười hơn là sợ, có lẽ khẩu phần vodka đúp đã phát huy tác dụng. Tôi bình tĩnh trả lời rằng tôi đã quen với cuộc sống ở tiểu đoàn trừng giới, và đào ngũ thì thường là đi xa khỏi tiền tuyến chứ ko phải lại gần! Tôi cũng thêm rằng cô y tá chẳng làm gì trong cuộc đào thoát của chúng tôi cả, đơn giản là chúng tôi đã lấy trộm giấy tờ trong tình hình lộn xộn và gấp gáp lúc di chuyển bệnh viện. Có lẽ mặc dù giọng lưỡi rất chối tai nhưng vị đại tá có trái tim nhân hậu, ông nhanh chóng bình tĩnh lại nhưng nghiêm khắc cảnh báo rằng nếu chúng tôi còn lặp lại trò "vượt thoát anh hùng" thì trước hết phải nói với ông để ông thu xếp các vấn đề pháp lý. Ơn Chúa! Chúng tôi cảm thấy rất có lỗi với Aza. Cô ko tỏ ra tức giận vì chúng tôi đã đẩy cô vào tấn kịch này, sự vui mừng của cô khi gặp lại Nikolai là rất rõ ràng khiến tôi nghĩ câu chuyện đã có 1 kết thúc tốt đẹp.

Tôi nghĩ bác sĩ mới của tôi rất dễ thương, đó là 1 nữ đại uý khoảng 30 tuổi và rất quan tâm săn sóc tôi. Trước khi tâng bốc cô, tôi phải kể lại trường hợp 1 nữ đại uý từng phục vụ tại trung đoàn tôi ở Ufa, quân khu Nam Ural, chính xác là tất cả sĩ quan trung đoàn đều mê cô ấy và tìm mọi cách để được nhìn thấy cô. Tôi có thể hiểu được họ. Đại uý Quân y Rodina, đó là tên cô, là người cực kỳ mảnh dẻ, nước da bánh mật tươi sáng và rất đẹp, mắt nâu và to cùng mái tóc dày đẹp dưới cái mũ pilotka rất phù hợp với cô. Chúng tôi hát bài ca về Đất Mẹ có đoạn "chúng tôi yêu Đất Mẹ như vợ mới cưới" nhiều hơn tất cả các bài hát khác. Tuy vậy chẳng ai có được cơ hội với cô, 1 trong các phó chỉ huy trung đoàn là chồng cô, thiếu tá Rodin. Anh là 1 frontovik cao to đẹp trai với nhiều huân huy chương. Tại đây, trong bệnh viện này, sự quan tâm của nữ đại uý quân y đã bắt đầu làm tôi bối rối.

Cuối cùng, 1 hôm cô cho tôi 1 cái hẹn buổi tối "chỉ để nói chuyện". Lời hẹn có vẻ quá thiếu hấp dẫn với tôi, phần vì cô hơn tôi 10 tuổi, phần vì tình yêu mãnh liệt của tôi với Rita, người tôi đã gặp tại trung đoàn ở Ufa. Có vẻ tôi đã thành công khi giả bộ bị ỉa chảy để ko tới chỗ hẹn. Tôi ko chê trách gì cô, các tiêu chuẩn đạo đức rất khác trong chiến tranh, và "tiếng gọi của bản năng xác thịt" là khác nhau với mỗi người. Tất nhiên, sự quan tâm của nữ đại uý sau đó thay đổi ngay lập tức, và tôi bị chuyển cho 1 bác sĩ khác chăm sóc, 1 nam bác sĩ. Tôi rất vui mừng vì điều đó. Dù sao tôi cũng đã nói với tất cả bạn bè ở tiểu đoàn cũng như Nikolai và Aza rằng tôi đã lấy vợ, cho họ xem ảnh Rita. Tôi rất nâng niu tấm ảnh nhỏ đã phai màu này và chắc chắn cuộc tình lãng mạn của chúng tôi sẽ dẫn tới 1 đám cưới, trừ phi 1 trong 2 chúng tôi bị giết.

Vì 1 số lý do người ta lại 1 lần nữa định chuyển các sĩ quan về tuyến sau. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng tới xin với giám đốc bệnh viện vì còn nhớ lời dặn của ông. Người chăm sóc chúng tôi, Aza, tìm thấy chúng tôi ngay trước khi đến gặp giám đốc, cô thông báo giám đốc bệnh viện đã chuyển chúng tôi vào nhóm sĩ quan đang bình phục, điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ được ở lại 1 bệnh viện gần tiền tuyến. Chúng tôi biết đại tá giám đốc làm vậy để ngăn chúng tôi lặp lại cuộc đào tẩu. Chúng tôi cũng đang bình phục thật. Ngày đó chúng tôi còn rất trẻ, các vết thương dù là thể chất hay tinh thần đều dễ chữa khỏi khi người ta trẻ. Chúng tôi đã có vô khối vết thương tinh thần khi chứng kiến cái chết của các đồng đội. Cuối cùng họ đã tháo hẳn bột cho Nikolai, mặc dù anh vẫn còn phải mang nẹp nhưng đã bắt đầu các bài tập vật lý trị liệu. Tôi cũng dần cảm thấy dây thần kinh chân bắt đầu lành lại, mặc dù chưa thể tháo bỏ những sợi dây nối với thanh nẹp nhưng tôi cũng đã bắt đầu các bài tập phục hồi dưới sự giám sát của bác sĩ.

Hôm sau chúng tôi được đưa lên xe tải tới thị trấn Ba Lan Kalushin vừa mới được giải phóng hồi đầu tháng 8. Tôi ko nhớ nó cách Warsaw bao xa nhưng lúc đó các đơn vị tiền tiêu Phương diện quân cũng vừa mới vượt sông Vistula ở phía nam thủ đô Ba Lan. Chúng tôi được đưa vào 1 căn nhà còn tốt, trong 1 phòng nhỏ trên tầng 2, mỗi phòng cho 5 - 6 người. Chúng tôi chưa từng quen với tiện nghi như thế này! 1 đại uý tiểu đoàn trừng giới của tôi mới bị thương cũng được đưa tới phòng dành cho sĩ quan này, anh ta ko định quay lại tiểu đoàn sau khi bình phục. Anh kể tôi nghe nhiều tin tốt. Chỉ huy Tập đoàn quân 70 đã tưởng thưởng cho các binh sĩ tham gia tiêu diệt các đơn vị Đức tại Brest và tôi được nhận Huân chương Chiến tranh Vệ quốc. Tôi biết các bạn sẽ hiểu niềm vui của tôi. Khi 1 thợ ảnh địa phương, 1 người cận thị trông rất ốm yếu, đi qua phòng tôi, tất cả chúng tôi mời anh ta vào để chụp ảnh mình đang đeo huân huy chương. Những người khác bảo tôi hãy chụp với 2 huân chương, tấm Huân chương Sao Đỏ của tôi và Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng 2 mượn của người khác. Ko nghĩ ngợi lâu tôi đồng ý và rất kích động khi nhận lại tấm ảnh rất đẹp với 2 tấm huân chương chiến trận. Tôi ko thể kìm nén được và viết nhiều bức thư gửi cho mẹ và chị em gái ở Viễn Đông, cho người yêu mà sau này sẽ là vợ tôi. Việc chụp ảnh với tấm huân chương của người khác ngay sau đó đã đẩy tôi vào hoàn cảnh rất khó chịu, nó đã dạy tôi 1 bài học tốt cho tương lai.

Lúc này, cái chân tôi đã chịu nghe lời trở lại. Các bắp thịt đùi phía ngoài bên phải của phần trên, tôi ko biết giải phẫu học nên ko rõ tên chính xác của nó là gì, vẫn còn hoàn toàn mất cảm giác, chỉ giống như 1 tấm vải dầu lớn dính bên ngoài da. Cảm giác về các bắp thịt bên dưới phần mất cảm giác thì rất rõ, thậm chí chỉ cần chạm nhẹ là đau thấu các bắt thịt bên trong. Tôi làm quen với sự phiền toái này rất nhanh chóng. Theo tư vấn của bác sĩ, tôi massage các bắp thịt rất kỹ, rất mạnh mỗi ngày cho đến khi mất cảm giác đau. Tôi đã phải tiếp tục massage như vậy cho đến tận 10 năm sau chiến tranh! Tôi thích banya, tắm hơi kiểu Nga, và massage phần chân mất điều khiển đó đến khi nó thâm tím lại. Kết quả là phần bắp thịt phía trên đó đã hoàn toàn bình phục, mặc dù mất tới 10 năm.

Rồi tôi cũng được cho ra viện. Tình bạn với Nikolai tiến triển trong suốt thời gian đó bắt nguồn từ sự tôn trọng lẫn nhau. Nikolai ra viện trước tôi 1 chút và vì chúng tôi thay đổi số hòm thư quân bưu nên ko giữ được quan hệ thư từ. Tôi sợ rằng anh ta đã hy sinh ngay sau đó. Chiến tranh bao giờ cũng vẫn là chiến tranh, chết chóc là chuyện thường tình. Tôi vẫn còn rất lấy làm tiếc vì tình bạn của chúng tôi quá ngắn ngủi mặc dù tôi vẫn nhớ về anh trong suốt phần đời còn lại.

1 nhóm lớn sĩ quan chúng tôi được xuất viện hôm 1/9. Giấy chứng thương của tôi ghi: "Xuất viện về đơn vị và tiếp tục điều trị tại nơi điều dưỡng trong 17 ngày." Tôi ko sảo hiểu nổi tại sao họ lại viết là 17 chứ ko phải 15 hay 20. Có quá nhiều điều khó hiểu trong y học với 1 người bình thường, và đây rõ ràng là 1 điều như vậy. Cũng tương tự, ko hiểu họ viết "điều trị tại nơi điều dưỡng" có nghĩa là gì? Kiếm đâu ra 1 nơi điều dưỡng và vào lúc nào? Có thứ viện điều dưỡng nào ở ngoài mặt trận này? Tôi ko hiểu tí nào. Lại nói đến chuyện về đơn vị cũ, tôi vẫn ko sao tưởng tượng được làm thế nào để tìm ra tiểu đoàn mình giữa 1 rừng quân. Thật dễ dàng nếu được chỉ cho 1 điểm trên bản đồ, nhưng tìm 1 tiểu đoàn trừng giới từ bệnh viện trong khi tiểu đoàn có thể đã chuyển tới 1 tập đoàn quân khác hoặc tái phối thuộc trong 1 sư đoàn khác thì làm thế nào?

Tất nhiên chúng tôi có bản đồ ở bệnh viện, nhưng ở trường hợp của tôi trong quá trình điều trị tiểu đoàn đã đi xa tới mức ra khỏi tấm bản đồ chúng tôi có. Chúng tôi chỉ còn biết tin vào các sĩ quan vận tải đã bố trí giao thông cho các đơn vị quân đội qua những nẻo đường lớn. Họ có thông tin về tuyến đường và vị trí của 1 số đơn vị. Chúng tôi cũng hy vọng tìm được đường qua những tấm biển được đặt ở các ngã 3 ngã tư. Những tấm biển chỉ đường này thường được làm bằng gỗ hoặc gỗ dán chỉ rõ hướng đi tới "Bưu trạm #07380" hoặc "Gia đình nhà Osipov", đó là nickname tiểu đoàn trừng giới của tôi. Luôn tiện tôi xin kể thêm là những tay shtrafnik vui tính đã dịch dòng chữ viết tắt "8 DPB 1 BF" ko phải là "Tiểu đoàn Trừng giới 8, Phương diện quân Belorussia 1" mà là "Ban nhạc Piano chuyên nghiệp số 8, Dàn nhạc giao hưởng Belorussia 1". Rất hay!

Chúng tôi vẫy xe đi nhờ hết xe con đến xe tải ra tiền tuyến. Mặc dù cánh tài xế rất ko ưa cho khách đi nhờ nhưng dù chậm, dần dần chúng tôi cũng tới được mặt trận. 3 người của tiểu đoàn tôi, tôi và 2 cựu shtrafnik, mặc dù ko đeo cầu vai nhưng đã quyết định cùng nhau ra mặt trận. Khoảng 3h chiều chúng tôi tới 1 thị trấn Ba Lan nhỏ có ngôi nhà thờ lớn, quân ta gọi tất cả nhà thờ Công giáo Ba Lan đơn giản là nhà thờ. Chúng tôi quyết định dừng lại tìm chỗ ăn trưa. Cả 3 bước tới 1 ngôi nhà có vẻ rất giàu, có hàng rào bao quanh rất đẹp nằm ngay cạnh nhà thờ, và xin chủ nhà 1 chút thức ăn, nói với ông ta chúng tôi sẽ trả lại đồ ăn khô được bệnh viện cấp. Hy vọng của chúng tôi là hão huyền: "Niec nema! Wsistko German zabrav!" - "Tôi chẳng còn gì! Bọn Đức lấy hết rồi!" Đây là câu cửa miệng của tay Ba Lan này, và cũng là của hầu hết dân Ba Lan trước mọi đề nghị của quân ta. Thật trái ngược với những người Belorussia và Ukraina thuộc Liên Xô, họ mới là những người thực sự bị bọn Đức cướp sạch. Sau đó chúng tôi nhận ra rằng nếu đề nghị trao đổi bằng tiền hoặc hàng họ sẽ ko bao giờ nói "bọn Đức lấy hết rồi" cả. Thực tế họ có cả mỡ lợn, gà tây và bimber - quốc lủi Ba Lan được ủ từ loại canxi cacbua nổi tiếng. Điều đó thật lạ lùng! Tôi đoán họ dùng canxi cacbua ko phải để trung hoà mùi dầu mà để loại bỏ phần độc tố trong rượu. Hồi đó bụng chúng tôi còn rất khoẻ nhưng tôi đã bị đau đầu khủng khiếp sau khi uống thứ quốc lủi đó.

Tuy vậy chúng tôi chỉ biết tất cả những chi tiết đó mãi sau này còn hôm đó tay Ba Lan láu cá đã quá dễ dàng thoát khỏi chúng tôi. Hắn chỉ cho chúng tôi nhà vị cha cố Ba Lan ngay đối diện bên kia đường. Tay Ba Lan nói bọn Đức đã ko hề cướp bóc vị cha cố này, ông ta giàu và sẽ chào đón những người Soviet. Chúng tôi thấy hay hay và quyết định qua đó chỉ để xem 1 cha cố Ba Lan thực sự trông thế nào. Cả 3 bước tới vòm cổng và kéo sợi dây chuông vì ko thấy có nút bấm. Tiếng chuông cửa vang lên phía bên kia hàng rào và 1 lỗ cửa nhỏ trên cánh cổng mở ra. Trên ô cửa hiện ra khuôn mặt tròn của 1 cô gái Ba Lan trẻ tóc đỏ, cô nhìn chúng tôi 1 cách tò mò. Khi biết rằng chúng tôi muốn gặp cha cố, cô chạy biến khỏi cái "lỗ châu mai" với tốc độ nhanh nhất mà đôi chân của cô cho phép, quên cả đóng lỗ cửa. Nhờ vậy chúng tôi có cơ hội nhìn khoảnh sân sạch tinh tươm trong nhà cha cố cũng như các nhà cửa, kho đụn xung quanh. Chúng tôi nhìn thấy nhiều cô gái Ba Lan trẻ mũm mĩm trong sân, họ cũng đang tò mò xem ai đang viếng thăm họ. Vài phút sau vẫn cô gái cũ quay lại, mở cửa mời chúng tôi vào: "Proshu, panove Oficery", tức là "xin mời các sĩ quan".

Cô dẫn chúng tôi tới 1 căn nhà được xây rất đẹp làm nơi ở của vị cha cố, ông ta chào đón chúng tôi với nụ cười rộng và khoát tay mời chúng tôi vào nhà: "Xin mời vào, các ngài Hồng quân." Chúng tôi ngạc nhiên vì ông nói tiếng Nga rất tốt và vui mừng vì ko phải tìm từ để giải thích về bản thân. Vị cha cố trông rất thông minh, cười nhiều, đôi mắt bình thản và đầy vẻ từng trải. Cha cố đưa chúng tôi vào 1 căn phòng bày biện những đồ gỗ tuy đơn giản nhưng đẹp, có lẽ là phòng ăn, và để chúng tôi ngồi lên sofa, ông ngồi xuống 1 cái ghế tựa và cuộc nói chuyện bắt đầu. Chúng tôi rất thú vị khi nói chuyện với ông, ông trích dẫn cả cuốn "Những vấn đề của chủ nghĩa Lenin" do Stalin viết, "Lịch sử vắn tắt Đảng Bolshevik" và chủ nghĩa Mark nhiều lần. Đúng là 1 cha cố! Ông có vẻ rành lời lẽ của Lenin và Stalin hơn cả chúng tôi dù chúng tôi đã được đào tạo rất nhiều về những vấn đề đó. Theo lời ông chúng tôi hiểu rằng nhân dân Ba Lan rất cám ơn chúng tôi đã giải phóng họ. Ông thích nhà nước Soviet và Hồng quân, nhưng ghét phải nhìn thấy nông trang tập thể ở Ba Lan! Chúng tôi ko hiểu sao ông rất ghét nông trang tập thể đến thế vì nghĩ rằng đây là hình thức sản xuất nông nghiệp hợp lý nhất. Chúng tôi biết rất rõ là quân ta có lẽ đã ko thể thắng cuộc chiến này nếu ko có các nông trang tập thể trên toàn Liên Xô. Mãi sau này chúng tôi mới biết bộ máy tuyên truyền Đức đã bôi nhọ Liên Xô trong 1 thời gian dài để khiến cho người Ba Lan căm ghét cả đất nước và nhân dân Soviet.

Trong khi chúng tôi bàn luận về các vấn đề Ctrị, các cô gái cứ đi ra đi vào phòng hết người này đến người khác. Có ít nhất 10 cô tham gia chuẩn bị bàn và khi vị cha cố mến khách mời chúng tôi dùng bữa tối, chúng tôi đơn giản là chết lặng. Trong đời chưa bao giờ chúng tôi nhìn thấy nhiều bát đĩa, đồ nhậu và rượu vang đến thế được dọn ra để đặc biệt khoản đãi mình. Tất nhiên chúng tôi hết sức hứng thú trong bữa ăn. Rượu vang là thứ chúng tôi rất ko quen uống, tôi đã thử uống cognac lần đầu tiên trong đời và ko thấy thích thú gì! Chúng tôi thưởng thức hương vị của các loại vodka Ba Lan chính cống từ Wyborowa đến Monopolka, và nhiều món ăn khác chúng tôi cũng chỉ mới được ăn lần đầu. Tay Ba Lan láng giềng đã ko nhầm, bọn Đức thực sự ko lấy khỏi đây thứ gì, có khi còn cho thêm.

Cuộc trò chuyện và bữa tối kết thúc khi trời đã gần tối hẳn. Theo cách lịch sự nhất có thể, chúng tôi cảm ơn cha cố vì sự mến khách, bữa tối tuyệt vời và buổi trò chuyện thú vị. Chúng tôi nói với ông rằng chúng tôi sẽ nhớ buổi tối hôm nay rất lâu, thực tế tôi vẫn nhớ rõ buổi gặp gỡ và bữa tối đó đến giờ! Chúng tôi rời khỏi nhà và còn được cha cố và tất cả các cô gái tiễn 1 đoạn. Chúng tôi tạm biệt, cúi chào các cô gái và vẫn ko hiểu sao chẳng có ai là nam giới phục vụ trong nhà cha cố. Chúng tôi quay lại nhà của người Ba Lan đầu tiên đã chỉ cho chúng tôi con đường sáng với mong muốn cảm ơn lời tư vấn tốt của anh ta và cũng bởi sau khi uống số rượu vang hảo hạng chúng tôi cần 1 chỗ qua đêm vì trời lúc này đã tối hẳn. 1 trong những câu hỏi đầu tiên của chúng tôi dành cho tay Ba Lan này là về cả tá con gái phục dịch cha cố, tay chủ nhà mới hỏi lại: "Các anh ko biết tại sao àh?" và kể 1 câu chuyện cười.

Khi Chúa kiến tạo Trái Đất và loài người, Chúa cũng tạo ra cha cố, và vì cha cố được cho là người thay mặt Chúa trên Trái Đất nên Chúa cấm cha cố lấy vợ. Chúa rất nhân từ, Người biết cha cố chỉ là con người bằng xương bằng thịt nên chấp nhận cho cha cố được hẹn hò 1 người đàn bà mỗi năm 1 lần. Tuy nhiên Chúa quên nói với cha cố chính xác đó là ngày nào, hoặc chính cha cố quên ko biết chừng, nên để ko bỏ qua ngày đó, cha cố "hẹn hò" mọi ngày trong năm. Dù sao chúng tôi cũng thấy tay Ba Lan này có vẻ là người vui tính, anh ta khiến chúng tôi hiểu rằng anh ta và hình như phần lớn người Ba Lan ko phải những người Công giáo sùng đạo cho lắm. Chúng tôi qua đêm ở đó, ăn sáng bằng đồ ăn khô mang theo và uống kava, tức là café, mà tay Ba Lan đưa cho. Chúng tôi cho lại anh ta 1 hộp pho mát Mỹ, nó rất nặng mùi và chúng tôi đã hết muốn ăn nó sau bữa tiệc tối qua.

Sau đó chúng tôi tiếp tục hành trình. Khá ngạc nhiên là chúng tôi đã tìm ra tiểu đoàn trừng giới của mình 1 cách dễ dàng mặc dù tấm biển chỉ đường ghi hơi lạ: "Gia đình Osipov - Baturin". Chúng tôi nghĩ 1 đơn vị nào đó có tên Baturin đóng cạnh đơn vị mình nhưng cuối cùng thì ra là đại tá kombat Osipov đã rời tiểu đoàn tôi, ông được thăng chức lên sư đoàn phó theo đề nghị trực tiếp từ sư trưởng 1 sư bộ binh. Thật là 1 cuộc thăng chức tốt đẹp! Từ 1 sĩ quan chỉ huy tiểu đoàn, lại còn là tiểu đoàn trừng giới độc lập, ông đã nhảy thẳng lên chỉ huy cấp sư! Tuy vậy chúng tôi đều biết ông đã được thăng đại tá khi chỉ huy tiểu đoàn tôi và như vậy có quyền trở thành 1 sư trưởng. Chúng tôi vui mừng cho ông, nhưng cũng tiếc vì ông đã rời tiểu đoàn. Tham mưu trưởng tiểu đoàn Vasily Lozovoi cũng được thăng chức tham mưu trưởng 1 lữ đoàn, Fillip Kiselev bạn tốt và cùng tuổi với tôi thay thế chức vụ đó. Thông thường, như tôi đã nói, chỉ huy các cấp trong tiểu đoàn tôi có quyền và có thể nhận cấp bậc cao hơn trong các đơn vị bình thường 1 mức. Vì thế mới có chuyện trung đội trưởng là đại uý, đại đội trưởng là thiếu tá, tiểu đoàn phó là trung tá, đó là đặc trưng trong hệ thống cấp bậc của tiểu đoàn trừng giới.

Tôi xin nhắc lại chúng tôi vừa vui mừng vì "Bố" được thăng chức vừa tiếc vì vị chỉ huy chu đáo, thông minh và chân thành đã bỏ chúng tôi. Trung tá Baturin được chỉ định làm tiểu đoàn trưởng thay thế, đó là 1 Ctrị viên và suốt chiến tranh phục vụ ở đâu đó sâu trong hậu phương. Khi được chuyển sang ngạch sĩ quan ông mới chỉ có mỗi kỷ niệm chương "20 năm Hồng quân". Ông ko phải 1 người hấp dẫn, khoảng 50 tuổi, lùn và mập. Bụng ông to tới mức mỗi khi vào phòng cái bụng bao giờ cũng đi trước rồi người mới bước theo sau. Trông ông rất giống Ivan Ivanovich Byvalov, nhân vật trong phim Volga - Volga do diễn viên hài nổi tiếng Igor Il''inski thủ vai. Tuy nhiên rất nhanh chóng sau đó chúng tôi biết Baturin hoàn toàn ko phải diễn viên hài. Các phẩm chất lãnh đạo và sự quan tâm của Baturin với các shtrafnik chỉ được thể hiện sau này. Chúng tôi vẫn còn 9 tháng chiến tranh nữa trước mặt.

Ngay hôm đầu trở lại tiểu đoàn, khi chuyển các giấy tờ cho sở chỉ huy tôi đã biết mình được thăng thưởng thật nhưng ko phải huân chương mà chỉ là Huy chương Dũng cảm. Tôi từng nói rằng với các sĩ quan chúng tôi nó tương đương Huân chương Danh dự được trao cho lính và hạ sĩ quan. Tất nhiên tôi vui mừng và tự hào nhưng cùng lúc tôi cũng thấy cắn rứt lương tâm vì lúc ở bệnh viện đã chụp ảnh với Huân chương Chiến tranh Vệ quốc của người khác và gửi cho tất cả những người thân. Thật xấu hổ! Kombat mới Baturin, tôi ko nhớ họ và tên đệm của ông ta, trao cho tôi tấm huy chương. Ông làm việc này 1 cách rất hờ hững, cũng chẳng quan tâm tới việc tổ chức lễ mừng như Osipov từng làm. Baturin hỏi tôi về các danh hiệu tôi từng nhận và ko hiểu sao nhếch mép cười khi tôi nhìn vào tấm huy chương duy nhất ông có, ko phải do sự xuất sắc trong chiến trận mà đơn thuần là nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hồng quân. Cái bắt tay của ông ta lạnh lẽo, hờ hững và tạo 1 ấn tượng ko tốt. Ấn tượng ban đầu bao giờ cũng được nhớ lâu, phần lớn là vậy, và nếu chỉ huy cũ của bạn là người tốt thì người mới sẽ luôn gặp phải sự hồ nghi. Ông chủ mới sẽ cư xử ra sao, nhẹ nhàng hay cứng rắn, có công bằng hay ko, có quan tâm đến cấp dưới ko hay chỉ quan tâm đến tham vọng và sự thăng tiến của mình? Chúng tôi đã có câu trả lời cho những câu hỏi kể trên rất sớm.

Vậy là cùng với huy chương "Dũng cảm", sự lo lắng cũng đến. Ko rõ tôi có kiếm được thêm huân huy chương nào trong các trận đánh sắp tới ko, và hơn nữa, đó có phải là tấm huân chương mà tôi rất mong mỏi ko? Tôi quyết định im lặng về việc này, thậm chí là với anh bạn Fillip Kiselev, người mà tôi có mối quan hệ rất tốt. Tôi ko nói cho bất cứ ai về tấm ảnh xấu số "1 sĩ quan với 2 huân chương trận mạc". Tôi đã ko thể kìm chế để viết thư cho người yêu và gia đình về phần thưởng Huy chương Dũng cảm, nhưng tôi đã ko nói 1 lời nào về tấm huân chương đáng xấu hổ của tôi.

Tiểu đoàn tôi đóng đâu đó trong khu vực Minsk - Mazovecki, gần sông Vistula phía nam Warsaw, nếu tôi nhớ ko nhầm. Tôi chỉ nhớ mỗi vậy, và có 1 đơn vị Ludowe Woisko Polsko - Quân đội Ba Lan - đóng cạnh chúng tôi. Tất nhiên vì là hàng xóm nên chúng tôi cũng biết nhiều người lính Ba Lan, các zolnier. Hơn tất cả chúng tôi biết chúng tôi có thể cùng chiến đấu bên nhau, và biết người sẽ cùng mình bước vào trận chiến bao giờ cũng là điều tốt. Đúng như chúng tôi đoán, phần lớn họ là người Nga, 1 số thậm chí còn ko có tên Ba Lan, số khác tuy có tên Ba Lan nhưng sống cả đời ở Nga. Dù sao họ cũng đã được bố trí vào quân đội Ba Lan tại Nga! Họ đội mũ lưỡi trai 4 cạnh truyền thống Ba Lan với vẻ rất ko phù hợp, chúng có hình vuông chứ ko tròn như mũ lưỡi trai Hồng quân. Họ chào nhau ko phải với cả bàn tay mà chỉ với ngón trỏ và ngón giữa. Chúng tôi ngạc nhiên với rất nhiều điều, ví dụ họ cầu nguyện vào buổi sáng và tập trung vào chủ nhật. Chúng tôi nghe nhiều chuyện tiếu lâm về vụ này, ví dụ như tất cả cha cố trong quân đội Ba Lan đều là Đảng viên và từng là Ctrị viên trong Hồng quân, và nếu ai đó từ chối tham gia hoạt động tôn giáo sẽ bị doạ tống vào tiểu đoàn trừng giới của tôi. Tôi cũng phải nhắc lại rằng cha cố Ba Lan là người có trách nhiệm chứng minh Chúa tồn tại nhưng chính dân Ba Lan là người kể cho chúng tôi những chuyện tiếu lâm về Chúa, cha cố và đàn bà.

Thật hay khi có 1 đơn vị "Ba Lan" như vậy bên cạnh vì họ thường tổ chức các đêm khiêu vũ. Họ có rất nhiều nữ binh sĩ, vì thế chúng tôi thể nào cũng kiếm được bạn nhảy. Phần lớn họ nhảy polonaise, cracovienne, mazurka và các điệu nhảy Ba Lan truyền thống khác, trong đó có 1 điệu có tên nghe giống 1 từ tục tĩu trong tiếng Nga, điệu Kuevyak, với người Nga nghe giống như điệu nhảy "trim"! Rất nhiều người ko thích nhảy lắm nhưng chúng tôi bị thu hút tham gia các tối khiêu vũ vì sự xuất hiện của các cô gái Ba Lan bận quân phục. Các sĩ quan Ba Lan hết sức cố gắng ngăn cản các mối quan hệ giữa cánh sĩ quan chúng tôi với các cô gái Ba Lan trong đơn vị của họ, tuy nhiên họ thường thất bại.

Đơn vị Ba Lan bên cạnh nhận được rất nhiều quân tăng cường từ các vùng gmina và voevodstvo mới giải phóng. Họ huấn luyện những người mới tới trở thành các zolnier. Chúng tôi cũng thành lập 1 đại đội và vài trung đội độc lập từ những người mới tới bổ sung, nhưng số lượng ko được nhiều như trước. Chúng tôi cũng phải huấn luyện, phần lớn các shtrafnik đến từ các binh chủng khác bộ binh nên ko có kinh nghiệm bộ binh. Điểm tốt là phần lớn các shtrafnik cũ đã có rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu, vì vậy chúng tôi ko cần dạy dỗ mà tự các shtrafnik hướng dẫn nhau. Họ làm việc này rất nhiệt tình, mỗi người đều có phương pháp riêng, thỉnh thoảng họ còn dùng cách chửi rủa các shtrafnik mới thậm chí cho ăn đòn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro