Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945 (part 2/2) haley

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Một lần nữa trở lại cuộc sống tại tiểu đoàn trừng giới sau cuộc điều trị dài, tôi khá shock khi hay tin nhiều đồng đội đã hy sinh, trong đó có các shtrafnik trung đội phó của tôi cùng nhiều tiểu đội trưởng. Tôi cũng cảm thấy buồn vì nhiều người vẫn chưa trở về từ bệnh viện. Như tôi từng nói Puzyrei là tiểu đội trưởng tốt nhất của tôi, anh ta cũng đã hi sinh. 60 năm sau chiến tranh tôi vẫn còn nhớ rõ hình ảnh anh ta như đang đứng trước mặt, dáng người dong dỏng trong bộ quân phục bó sát, đôi môi mỏng và ánh mắt sắc sảo, luôn sẵn sàng hành động. Tất nhiên tôi cũng muốn biết tin tức về Geft, kẻ đã biến mất ngay ngày đầu tấn công. Tôi rất bực khi biết rằng hắn đã xuất hiện trở lại ngay sau khi tiểu đoàn được nghỉ ở Kalushin, cùng với 1 tấm giấy chứng thương. Giấy chứng thương của hắn do 1 bệnh viện đóng tại nơi hắn từng phục vụ trước khi bị tống vào tiểu đoàn trừng giới cấp, tôi chỉ có bản copy, nó ghi rằng Geft bị thương vào dái tai và do thiếu tá quân y Epstein ký. Tôi nhớ rõ cái tên này. Ko biết có đúng ko nhưng tôi nghĩ viên thiếu tá quân y quen Geft nên đã giúp hắn thoát khỏi tiểu đoàn trừng giới. Nhưng ai làm gì được, giấy chứng thương đã có, và Geft giống như mọi shtrafnik bị thương khác được giải thoát và phục chức. Nếu tôi đoán ko lầm hắn đã hối lộ viên thiếu tá quân y, chẳng hề quan tâm đến chuyện cắn rứt lương tâm giống như mọi việc hắn từng làm với các nữ binh sĩ trước đây.

Tôi được vui mừng chào đón trở lại tiểu đoàn, các sĩ quan chúc mừng cả sự trở lại lẫn tấm huy chương tôi mới được nhận. Đại đội trưởng Ivan Matvienko, người từng nhận Huân chương Suvorov hạng 3 từ tay cựu kombat, vì lý do nào đó vẫn tiếp tục nắm đại đội. Viên sĩ quan được cử tới thay vị trí của Matvienko được giữ lại tiểu đoàn. Có lẽ hơi xiên xẹo, nhưng tôi nghĩ Baturin khó chịu khi nhìn thấy những tấm huân huy chương cao quý trên ngực áo viên đại đội trưởng. Tất nhiên có thể tôi sai! Matvienko nhất định đòi tôi trở lại đại đội ông và tôi vui vẻ nhận lời.

Tôi được giới thiệu với 1 số sĩ quan mới tới. Trung đội trưởng súng máy, thượng uý George Sergeev, được đặc biệt chú ý vì có vẻ rất lúng túng và kiệm lời, vậy mà anh ta lại là 1 sĩ quan dũng cảm và thông minh, từng trải qua nhiều thử thách trên mặt trận, bằng chứng là 1 vết sẹo khổng lồ che kín 1 bên má. Lúc này lính súng máy đã được nhận loại đại liên mới Goryunov chỉ nặng bằng hơn phân nửa loại Maxim cũ, 40kg thay vì 70kg! Tuy nhiên băng đạn ko hề thay đổi và vẫn là 250 viên. 1 trung đội trưởng thay vị trí của Fyodor Usmanov vẫn còn đang điều trị tại bệnh viện, nhưng đại đội trưởng đoan chắc rằng anh ta sẽ sớm trở lại. Trung đội trưởng mới là thiếu uý Ivan Karasev, 1 sĩ quan cao to và rất khoẻ, có khả năng giữ bình tĩnh khó tin, hình như Mayakovski đã viết về mẫu người này như sau: "Tôi sẵn sàng đương đầu với 2 đối thủ, và nếu bạn làm tôi cáu, thì là 3!"

Nói ngắn gọn, tiểu đoàn tôi đang được tích cực tái tổ chức dưới sự chỉ đạo của tân tiểu đoàn trưởng cùng ban tham mưu của ông ta. Vì quân bổ sung tới rất nhỏ giọt nên chúng tôi trước hết chỉ tổ chức 1 đại đội bộ binh chứ ko phải tất cả các đại đội cùng lúc như trước. Đại đội này bao gồm cả các trung đội súng máy, cối và súng trường chống tăng, lúc này toàn tiểu đoàn cũng chỉ có 1 đại đội đó có khả năng tham chiến. Tất nhiên ban tham mưu tiểu đoàn vẫn còn giữ lại trung đội truyền tin, trung đội này có trách nhiện giữ liên lạc ổn định giữa tham mưu tiểu đoàn và đại đội trong bất kỳ điều kiện chiến trận nào. Mỗi ngày trôi qua đều dài, từ sáng sớm chúng tôi đã phải tiến hành huấn luyện. Sau bữa trưa chúng tôi tiếp nhận những người mới tới, nghiên cứu các bản án của họ, kiếm cho họ 1 chỗ trong các trung đội. Tất nhiên chẳng ai nói gì đến y lệnh "17 ngày điều trị tại nơi điều dưỡng" của tôi! Đại uý quân y Stepan Buzun của chúng tôi chỉ gửi tới 1 nhân viên y tế, trung uý quân y Ivan Demenkov, để băng bó lại những chỗ vết thương chưa lành hẳn, massage chân cho tôi. Sau đó Buzun dạy tôi kỹ thuật massage để tôi tự lấy lại cảm giác chân dần dần.

Chúng tôi được biết cuộc nổi dậy ở Warsaw đã bắt đầu. Thậm chí ngay cả các sĩ quan ít kinh nghiệm như chúng tôi cũng cảm thấy tiếc vì thời điểm nổi dậy được lựa chọn quá tồi. Quân ta chẳng thể giúp họ, mà họ cũng ko thể giúp gì cho chúng tôi. Phương diện quân Belorussia 1 đã phải chiến đấu qua 250km chiều sâu phòng thủ của bọn Đức trên 1 địa hình phức tạp với nhiều chướng ngại vật tự nhiên, và các đơn vị hậu cần thì luôn tụt lại 1 cách vô vọng ở phía sau. Thậm chí ngay cả chúng tôi, 1 đơn vị ko tham chiến, cũng rơi vào tình trạng thiếu tiếp tế. Pháo binh đã bắn gần sạch số đạn được phân trong trận pháo phủ đầu trước chiến dịch Bagration, binh sĩ thì đã cạn cả đạn dược lẫn sức lực, vô số xe tăng và chiến cụ khác đang chờ sửa. Như tôi được biết, cuộc nổi dậy bắt đầu rất sớm, vào ngày 1/8, theo hiệu lệnh từ chính phủ Ba Lan lưu vong tại London. Thời điểm đó chúng tôi vẫn còn đang dọn dẹp khu vực Brest trong đội hình Tập đoàn quân 70, trong khi lực lượng chính của tập đoàn quân vừa chiếm Byala Podlyaska và đang chiến đấu tại khu vực Sedlec, cách Warsaw gần 100km. Mặc dù các lực lượng tiền tiêu Phương diện quân đã chiếm đầu cầu Magnushev bên kia sông Vistula ở phía nam Warsaw nhưng quân ta ko còn đủ sức tiếp tục tấn công. Lúc đó tuyến phòng thủ quân Đức đã được củng cố và chúng còn tổ chức được nhiều đòn đánh thọc sườn mạnh vào các cánh quân khác đang hướng tới Vistula. Vậy mà sau này đã có rất nhiều lời kết tội nhằm vào các lãnh đạo Soviet và cá nhân Tổng Tư lệnh Stalin vì "sự thận trọng thiếu thiện ý" nên ko hỗ trợ những chiến sĩ Ba Lan.

Hôm 10 hay 11/9 gì đó, từ ngôi làng nơi chúng tôi đóng quân có thể nhìn rõ 1 phi đội máy bay ném bom "pháo đài bay" khổng lồ của Mỹ bay trên bầu trời Warsaw, khoảng 80 chiếc ném bom cùng nhiều máy bay tiêm kích hộ tống. Thật là 1 cảnh tượng lạ mắt khi xem họ thả đồ tiếp tế cho những người Ba Lan đang chiến đấu tại Warsaw như thế nào. Để tránh hoả lực phòng ko Đức, họ đã bay ở độ cao trên 4,5km! Đương nhiên khi hàng tiếp tế được thả từ độ cao đó chúng sẽ bị tản mát trên diện rộng và tiếp đất ở ngoài phạm vi kiểm soát của những người Ba Lan. Phần lớn các kiện hàng tiếp tế đã rơi xuống sông Vistula hoặc vào khu vực bọn Đức kiểm soát. Tuy vậy pháo phòng ko Đức vẫn bắn hạ được 2 máy bay và các "pháo đài bay" ko bao giờ xuất hiện trở lại trên bầu trời Warsaw nữa. Sau đó từ ngày 13/9 trở đi, theo lời đề nghị muộn màng của lãnh đạo những người khởi nghĩa Ba Lan, cuối cùng họ cũng bắt liên lạc với các sĩ quan tham mưu của Rokossovski, quân ta bắt đầu tiếp tế cho những người Ba Lan. Hàng tiếp tế được thả xuống từ độ cao thấp, các phi vụ phần lớn được thực hiện bởi những chiếc máy bay kukuruznik, tên lính tráng vẫn gọi loại máy bay ném bom đêm hạng nhẹ Po - 2.

Nhớ lại chi tiết các sự kiện xảy ra trong quãng thời gian phức tạp đó, tôi phải nói rằng chúng tôi đã tập trung huấn luyện rất chuyên sâu. Đại đội trưởng lấy thêm 1 sĩ quan nữa về đại đội, thượng uý Davletov. Anh ta hướng dẫn tôi cách phối hợp chiến đấu theo đội hình trung đội và lập giáo án huấn luyện hoàn chỉnh về đầy đủ các khoa mục quân sự cần thiết. 1 thời gian sau đại đội trưởng chuyển tôi sang ngạch dự bị, có lẽ vì xét tới vết thương chưa khỏi hẳn của tôi và sự cần thiết phải "điều trị tại nơi điều dưỡng". Vậy là Davletov hoàn toàn nắm trung đội, đó là 1 chàng trai tốt, đẹp trai và là người bạn tốt để thế chỗ cho Fedor Usmanov đang vắng mặt. 2 người họ rất giống nhau, cùng là dân Ural, 1 đến từ Bashkiria, người kia từ Tatarstan, cùng thích hài hước, nhân cách tốt nhưng cứng rắn. Davletov có nước da ngăm đen và gò má cao, lưng hơi còng khiến lúc nào trông cũng có vẻ sẵn sàng hành động ngay tức khắc. Fedor Usmanov trở lại tiểu đoàn ngay sau đó, thế là chúng tôi có 2 "tên Tatar" trong đại đội, đó là cách họ vẫn tự gọi mình.

Dù sao chúng tôi cũng đã có nhiều ngày nghỉ ngơi vui vẻ trong giai đoạn đó. Đội chiếu bóng lưu động tới và chúng tôi được xem nhiều bộ phim hài như Volga - Volga, Rạp xiếc, Những anh chàng may mắn, cùng nhiều bộ phim về các tướng lĩnh Hồng quân nổi tiếng thời Nội chiến. Các bộ phim ngắn về các anh hùng nổi tiếng được chiếu vào buổi tối, thí dụ như bộ phim ngắn về Komdiv Chapaev (*) với câu nói ưa thích "Chúng mày ko thể làm gì được tao", trong phim ông nói câu này khi đang dẫn đầu sư đoàn bơi qua sông xung trận trong WW2. Nikolai Schor (**) và trung đoàn Bogun của ông cũng được dựng phim là đang tiêu diệt bọn Nazi. Rồi cả Maxim, nhân vật nổi tiếng do Boris Chirkov đóng trong bộ phim cùng tên dài 3 tập, cũng trở thành "anh hùng huyền thoại" trong cuộc chiến chống bọn Fritz. Thậm chí "Anh lính Schweik tốt bụng" do Boris Tenin thủ vai cũng khéo lừa những tên tướng Đức! Các bộ phim buổi tối nâng cao sĩ khí quân ta và làm họ vui cười. Điều duy nhất chúng tôi ko được hưởng là người ta đã ko cho các đoàn văn công, lúc này đang là ngôi sao trên mặt trận, tới biểu diễn. Có lẽ các Ctrị viên sợ họ vướng vào các mối quan hệ với shtrafnik, mà đó là 1 sai phạm. Chỉ mỗi 1 lần chúng tôi mời được 1 nhóm nhạc Ba Lan gồm các cô y tá từ 1 quân y viện đóng bên cạnh tập hợp thành 1 nhóm nhảy amateur. Đó là sự kiện được cả các shtrafnik và sĩ quan yêu thích nhất. Chúng tôi cũng có nhiều thời gian để cười đùa. Chỉ huy thông tin tiểu đoàn, thượng uý Pavel Zorin, thỉnh thoảng lại đùa như sau: anh ta đặt điện đài viên ngồi cạnh 1 nhóm sĩ quan đang tán gẫu và yêu cầu dò kênh nào có nhạc, cùng lúc đó anh ta truyền theo cùng tần số bằng giọng nhái Levitan, phát thanh viên nổi tiếng của Đài phát thanh TW Liên Xô, 1 "tin khẩn" về Lệnh của Tổng Tư lệnh tặng thưởng cho các sĩ quan sau đây những danh hiệu vô cùng cao quý, trong đó anh ta nhắc tên 1 trong các sĩ quan đang ngồi đấy. Bạn phải thấy mặt tay sĩ quan đó mới hiểu cả đám đã buồn cười đến thế nào về trò đùa.

Tôi nhớ có lần chúng tôi trò chuyện về binh chủng nào vất vả nhất trong chiến tranh. Nhiều sĩ quan tranh luận rồi hầu hết mọi người đều đồng ý bộ binh là vất nhất. Các shtrafnik cựu phi công phải chiến đấu như bộ binh thường bảo nhẽ ra phải cấp khẩu phần hạng nhất trong Ko Lực cho bộ binh. Sau đó Valery Semykin, trung đội trưởng truyền tin, 1 trong các sĩ quan được khâm phục nhất trong tiểu đoàn, tham gia cuộc trò chuyện. Anh nói: "Bộ binh chiếm lấy chiến hào địch hoặc đào hào tạo thành tuyến phòng thủ của ta, vậy thôi, sau đó bộ binh có thể nghỉ trừ phi phải đào hầm hào tiếp hay bị quân địch tấn công. Trong khi đó các liên lạc viên phải vác những cuộn dây và thiết bị đàm thoại có khi cực kỳ nặng chạy quanh các chiến hào để rải dây và thiết lập đường liên lạc với khoảng cách tối thiểu là 500m nối với đơn vị bạn hoặc hậu tuyến. Nếu pháo bắn hỏng đường dây liên lạc viên lại phải chạy đi chạy lại, vác nặng như 1 con lừa ko chỉ những đồ kể trên mà cả balô và vũ khí cá nhân. Họ phải chạy khắp nơi hoặc hành quân bộ hàng chục km với máy điện đài nặng trịch, tối thiểu là 20kg, và khi bộ binh được dừng nghỉ giữa cuộc hành quân lính thông tin lại phải bật điện đài để bắt liên lạc cho các thượng cấp."

Thế là tất cả đều im lặng, ko thể nói được gì trước lý lẽ của Valery, rồi ai đó, hình như là Vasily Tsigichko, kết thúc quãng im lặng đó bằng giọng trầm và tỉnh bơ: "Và mọi việc làm đó đều vô dụng!" 1 giây sau tất cả sĩ quan và binh lính đều cười vang, Valery cười to nhất. Tôi phải nhắc rằng Valery là người có vẻ cực kỳ trầm tĩnh, tối thiểu anh ta có 3 đức tính: ngay thẳng, sẵn sàng làm việc rất nặng nhọc và thực sự khiêm tốn, sau này khi đại đội bước vào chiến đấu anh đã cho thấy trong thực tế mình còn có thể làm những gì.

Lúc này, các đơn vị nhỏ trong tiểu đoàn đã định hình thành 1 đại đội sẵn sàng độc lập chiến đấu với ko chỉ các trung đội súng trường mà cả các trung đội hoả lực yểm trợ là súng máy, súng trường chống tăng và cối. Binh lính trong các trung đội đều đã học xong mọi khoa mục vũ khí, họ ko chỉ học tháo lắp mà cả sử dụng súng trường chống tăng PTR, súng máy và cối rất thành thạo. Theo bạn tôi, tham mưu trưởng Fillip Kiselev, chúng tôi được biết tiểu đoàn đã nhận được 1 nhiệm vụ chiến đấu.

Tình hình mặt trận ko hề thuận lợi với quân ta chút nào. Ngay từ hôm 5/9, tập đoàn quân 65 đã chiếm 1 đầu cầu qua sông Narev tại khu vực Pultusk - Serotsk, phía bắc Warsaw, tuy nhiên quân ta chỉ vừa đủ sức giữ đầu cầu. Sau ngày 15/9, bọn Đức đã sử dụng tới "quả đấm thép" của chúng, tức là lực lượng thiết giáp, khiến cho vành đai phòng thủ do lực lượng của Batov trấn giữ nhỏ hẳn lại với 2 cánh gần như bị đập tan, tuy vậy đầu cầu vẫn giữ được. Lãnh đạo quân đội Đức gọi đầu cầu Narev là "khẩu súng ngắn nhắm thẳng vào trái tim nước Đức" và tiếp tục cố hết sức tiêu diệt quân ta tại đó. Theo chỉ huy tập đoàn quân 65, tướng Pavel Ivanovich Batov viết trong cuốn hồi ký "Giữa các trận đánh và các chiến dịch", hôm 4/10 "bọn Đức đã tung ra 1 đòn phản công sắc bén, nó hoàn toàn gây bất ngờ cho quân ta. Địch đã chuyển sang tấn công! Xe tăng Đức chọc thủng tuyến phòng ngự quân ta và gần tới được bờ sông." Vậy là ko phải mọi lực lượng ta phòng thủ đầu cầu đã đứng vững được trước đòn đánh. "Nhiều tiểu đoàn rút lui, thương vong ngày 1 tăng. Quân địch đánh vào điểm tiếp giáp giữa 2 đơn vị và tới được sông Narev. Chiều 6/10, xe tăng Đức đã chọc thủng tuyến phòng ngự quân ta. Cho đến tận 10/10 cuộc tấn công của chúng mới chấm dứt."

Dạo đó tôi mới chỉ là 1 trung đội trưởng nên cái nhìn của tôi thực sự mới chỉ ở tầm chiến thuật rất thấp, vì vậy tôi thậm chí ko thể đoán được lý do tại sao quân ta ko thành công như mong đợi. Tình hình tại đầu cầu nghiêm trọng tới mức chỉ huy Phương diện quân, Nguyên soái Rokossovski, phải chuyển sở chỉ huy Phương diện quân về sở chỉ huy Tập đoàn quân 65 để lãnh đạo trực tiếp. Rokossovski lệnh cho 1 quân đoàn tăng cùng nhiều sư bộ binh thuộc lực lượng dự bị Phương diện quân vượt sông tới đầu cầu để hỗ trợ Batov. Có lẽ Nguyên soái cũng nhớ tới "những tên kẻ cướp của Rokossovski", tên lóng mà bọn Đức gọi tiểu đoàn trừng giới của tôi, nhớ tới mức huấn luyện và tinh thần ko biết sợ là gì của các shtrafnik. Vì vậy, ngày 16/10 chúng tôi được lệnh lên xe tải, toàn tiểu đoàn được đưa tới đầu cầu. Giống như 1 dòng suối nhỏ, chúng tôi nhập vào dòng chảy lớn của những đoàn quân đang ngày đêm ko ngừng nghỉ vượt sang đầu cầu.

1 hàng nhỏ gồm những con người kiệt sức chỉ còn có thể lê bước chân, những đứa trẻ chân đất sưng vù đi ngược hướng chúng tôi, họ là những người vừa được giải thoát khỏi các trại tập trung của bọn Đức. Chúng tôi cũng vượt qua những chiếc xe tải quân sự chở đầy nữ binh sĩ từ các tiểu đoàn quân y, các đơn vị vệ sinh dịch tễ hay giặt là, thực sự chúng tôi có cả các đơn vị kiểu này trên mặt trận. Tôi ko hiểu tại sao, nhưng ngay khi đang vượt qua những chiếc xe tải đó thì người của tôi la lên: "Báo động ko kích! Có gì đó trên trời!" Tôi đoán đó là cách lính tráng gây sự chú ý với các cô gái. Trong quãng nghỉ ngắn tại thị trấn Vyshkuv, vừa được đánh chiếm cùng lúc với đầu cầu tức là đầu tháng 9, trên tấm biển chỉ đường tôi nhìn thấy có 1 viện điều dưỡng tại tiền tuyến dành cho các sĩ quan đóng tại đây. "Thì ra đây chính là nơi được ghi trong giấy ra viện", tôi nghĩ. Có lẽ các vị bác sĩ tại quân y viện nghĩ ngay cả 1 sĩ quan cấp uý trung đội trưởng như tôi cũng có thể tìm được 1 chỗ trong viện điều dưỡng này. Tôi ko biết có sĩ quan cấp uý nào được vào đây ko, chắc là ko.

Ngay sau đó chúng tôi đã tới sông Narev, vượt sông bằng cầu phao rồi dừng lại trong 1 ngôi làng nhỏ. Vì 1 số lý do những ngôi làng thế này đều được gọi là Volwark, ban tham mưu tiểu đoàn dừng lại đóng trong 1 Volwark như vậy. Kombat mới đã được 1 sĩ quan liên lạc của Tập đoàn quân đợi sẵn, đại đội trưởng Matvienko cũng được triệu tới ngay sau đó. Sau khi ra khỏi toà nhà nơi đóng ban tham mưu tiểu đoàn, đại đội trưởng tập hợp các trung đội trưởng chúng tôi lại để thông báo vắn tắt tình hình. Tôi tự dưng so sánh Baturin và cách làm việc của ông ta với kombat cũ Osipov. Tôi lập tức nhớ lại cựu kombat luôn ra ngoài để nói với ko chỉ các sĩ quan mà cả các shtrafnik bình thường, khích lệ mọi người bằng những lời chúc may mắn. Tuy nhiên, tân kombat ko cho việc đó là cần thiết, hoặc có lẽ ông ta nghĩ việc nói chuyện với những người sẽ bị ông đẩy vào trận chiến sẽ hạ thấp ông. Trong số họ sẽ có những người ko bao giờ trở về. Là 1 cựu Ctrị viên đáng lẽ ông phải hiểu tầm quan trọng của những lời chúc từ miệng cấp trên đối với binh sĩ, hiểu rằng ông sẽ thực sự được biết ơn nếu nói vài lời vui đùa hay khích lệ tinh thần. Lúc đó chẳng có Ctrị viên nào nói gì ngoại trừ Olenin, ông đã tình nguyện tham chiến cùng đại đội.

Theo tôi được biết căn cứ vào tờ lệnh mà đại đội trưởng đọc cho mọi người nghe, đại đội sẽ di chuyển tới tuyến đầu của đầu cầu. Chúng tôi phải phối hợp phản công với 1 trung đoàn khác, tôi ko nhớ số, nhằm đẩy bọn Đức càng xa càng tốt khỏi vị trí quân ta, hướng về phía Serotsk. Tân tiểu đoàn trưởng ko cho phép bí thư Đảng uỷ tiểu đoàn Olenin đi cùng đại đội, có lẽ ông ta nghĩ thiếu tá bí thư sẽ gây ảnh hưởng đến các quyết định của đại đội trưởng, hoặc lý do nào đó khác, tôi ko biết. Ngay sau đó chúng tôi bắt đầu các trận đánh tái chiếm 1 số vị trí mà quân Tập đoàn quân 65 đã để mất.

(*) Chỉ huy Hồng quân thời Nội chiến Nga, hy sinh trong chiến đấu và trở thành nhân vật chính trong 1 bộ phim cực kỳ nổi tiếng.

(**) Cũng là 1 chỉ huy Hồng quân huyền thoại thời Nội chiến.

6
ĐẦU CẦU NAREV


Tôi ko tham gia trận chiến tại đầu cầu Narev ngay từ đầu. Đầu tiên chỉ có đại đội của Matvienko với toàn bộ 3 trung đội, các trung đội trưởng là Bulgakov, Davletov và Karasev. Sau đó là trung đội súng trường chống tăng do Smirnov chỉ huy và trung đội súng máy của Sergeev. Tất cả lên tuyến đầu, tại đây mọi người được chuẩn bị để bắt đầu các trận đánh tái chiếm các vị trí đã mất. Yanin vẫn là đại đội phó. Sáng hôm sau, tôi ko nhớ rõ đó là ngày 18 hay 19/10, đại đội xông ra khỏi chiến hào mà ko có trận pháo chuẩn bị nào theo kế hoạch để mở 1 cuộc tấn công bất ngờ, chỉ trong quá trình xung phong mới có máy bay cường kích mặt đất yểm trợ. Đại đội xông lên nhanh tới mức bọn Fritz ko sao tránh khỏi 1 trận đánh giáp lá cà mà các shtrafnik muốn lôi chúng vào, theo những người tham gia, đó là 1 trận đánh ngắn ngủi nhưng rất tàn bạo. Đại đội phó Ivan Yanin kể cho tôi nghe về trận đánh trong đó anh bao giờ cũng "đi đầu mũi xung phong chính", tôi sẽ cố kể lại câu chuyện của anh ngay sau đây vì thượng uý Ivan Yanin sẽ chẳng thể kể lại câu chuyện này cho bất cứ ai nữa:

Khi các shtrafnik xung phong tới gần tuyến hào tiền tiêu của bọn Đức, Yanin là người đầu tiên ném lựu đạn xuống hào rồi lao xuống theo ngay sau khi quả lựu đạn nổ. Anh bắn nhiều loạt PPSh sang cả 2 bên, nhắm vào những tên Đức đang cố chạy khỏi tuyến hào. Bên cạnh anh là nhiều shtrafnik đang sử dụng lưỡi lê, báng súng và cả xẻng đào hào mà anh chỉ nghe thấy tiếng thịt bị xẻ và xương gãy răng rắc dưới những cú đánh của họ! Trận chiến giáp lá cà nóng bỏng và nhanh gọn tiếp tục từ trong chiến hào ra tới đằng sau, tới khi ko ai còn nghe thấy 1 hơi thở nào của bọn Đức. Những tên ở gần bị giết bằng lê, ở xa bị giết bằng súng.

Kết quả đợt tấn công với công đầu thuộc về Yanin, sĩ quan được yêu quí nhất đại đội, là toàn bộ tuyến hào đầu tiên của bọn Đức đã về tay quân ta. Đại đội ko dừng lại tại đó mà tiếp tục truy kích những tên lính bộ binh Đức đang bỏ chạy, chúng còn bị thêm những chiếc Shturmovik và tiêm kích ta ko kích. Quân dự bị Đức trong tuyến hào thứ 2 nổ súng, bắn cả vào các shtrafnik đang xung phong và quân của chúng đang chạy về vì các shtrafnik thực sự đã đuổi sát sau lưng những tên bỏ chạy. Bị kích thích bởi mùi chiến trận và sự thành công của trận đánh giáp lá cà vừa xong mà quân ta chỉ chịu thương vong ko đáng kể, các shtrafnik đánh bật luôn quân Đức khỏi tuyến hào thứ 2. Sau đó họ dừng lại theo lệnh của đại đội trưởng nhằm lấy lại hơi và nạp lại đạn. Bọn Đức tận dụng từng giây quãng thời gian nghỉ đó để tổ chức 1 cuộc phản kích với sự hỗ trợ của xe tăng và pháo tự hành, cũng là 1 loại tăng nhưng tháp pháo ko quay được. Theo những người tham gia, phải rất khó khăn mới chặn được cuộc phản công này, nhiều lúc ta và địch trộn trấu với nhau, nhiều cuộc đấu giáp lá cà diễn ra cùng lúc khiến ko ai biết bên nào kiểm soát tuyến hào. Chỉ sau đó 1 lúc mới biết các vị trí vẫn nằm trong tay ta.

Fedor Usmanov và tôi nằm trong lực lượng dự bị, chỉ có thể nghe tiếng động từ trận đánh gần đó và phấn khích chờ đến lúc người ta cần đến mình. Bất ngờ chúng tôi nhìn thấy tham mưu phó thứ 2 của tiểu đoàn, Valery Semykin, và 1 Ctrị viên mới về tiểu đoàn là trung uý Mirny xuất hiện, ngay sau đó chiếc jeep Willy của kombat phóng tới. Thì ra đại đội trưởng đã gửi thông điệp qua điện đài cho biết ông cần chúng tôi có mặt gấp tại trận địa. Vậy đấy, chúng tôi nghĩ, chắc tình hình ngoài đó thực sự nóng, vì vậy chúng tôi cần có mặt để thay thế ai đó vừa thương vong! Cầu cho đó chỉ là người bị thương chứ ko phải hi sinh! Cả 4 chúng tôi nhảy vào chiếc jeep và lái xe phóng đi như điên, ko thèm quan tâm nhiều đến đường xá đầy ổ gà ổ trâu. Chúng tôi phi với tốc độ như vậy ngay cả khi vượt qua những công sự nổi và những tuyến hào, chiếc jeep đơn giản là vọt qua tất cả chúng.

Khi chúng tôi đến nơi thì đại đội vừa đẩy lui 1 đợt tấn công của bọn Đức, 2 chiếc tăng còn đang bốc cháy ngay sau vị trí ta, ngoài ra cũng tại chỗ đó còn 1 cỗ pháo tự hành Đức trông có vẻ còn nguyên vẹn. Chúng tôi lao tới đúng lúc 1 tay súng trường chống tăng to lớn đang xông vào 1 nhóm lính Đức đang đứng cạnh mấy chiếc tăng cháy, có vẻ chúng muốn đầu hàng. Anh lính nắm khẩu súng trường chống tăng đằng nòng và xoay tít nó với vẻ hăm doạ, thứ vũ khí này dài tới gần 2m và nặng hơn 20kg. Anh ta gào thét gì đó và hình như định phang vỡ sọ mấy tên Đức hoặc hất chúng bay ra đâu đó. Lúc đó trông anh ta thật đẹp, y như người chiến binh Nga Vasily Buslaev trong phim "Alexander Nevski", người đã xẻ đôi hàng lính thập tự chinh Đức trên mặt băng hồ Chudskoe chỉ với 1 cây gậy. Người ta đã cho chúng tôi cùng nhiều người khác xem bộ phim này ngay trước khi tới đầu cầu Narev, vì vậy ấn tượng về nó vẫn còn tươi mới.

Nhiều lính ta đang chạy quanh cỗ pháo tự hành Đức. Bất ngờ nó động đậy, máy gầm lên, chiếc xe xoay ngược lại và nã đạn về phía quân Đức. Thì ra mấy tay cựu sĩ quan tăng của chúng tôi đã khởi động lại được con quỷ thép này mặc dù 1 bên xích của nó đã đứt. Tôi dám chắc nếu cỗ pháo tự hành còn đi được thì thể nào quân ta cũng nhảy vào nó để tiếp tục truy kích bọn Đức đang bỏ chạy. Lúc này phía trước chúng tôi, vì chúng tôi vẫn còn đang phóng xe thẳng về hướng đang có đánh nhau, các trung đội kiên cường của ta đang truy đuổi kẻ địch, bám sát theo đúng nghĩa đen những tên Đức đang rút lui. Chúng tôi được yểm trợ mạnh từ trên ko với những chiếc cường kích mặt đất Il - 2 Shturmovik mà chúng tôi thường gọi là "xe tăng bay" hay "vua chiến trường". Đó là người bạn tốt của các "nữ hoàng chiến trận" - cánh bộ binh. Bọn Đức gọi chúng là "Thần chết đen". Những chiếc máy bay này có thể bắn tên lửa và trang bị nhiều đại liên, chúng là nguồn động viên lớn với những người lính đang xung phong, vì vậy khoảng cách giữa các shtrafnik và bọn Đức đang bỏ chạy rút ngắn từng phút.

Chỉ vài phút sau thì 1 tai nạn bất ngờ xảy ra. Ko rõ trung đội trưởng Davletov đã vượt lên quá xa quân ta hay tay phi công Shturmovik ko phân biệt được giữa quân ta và quân Đức mà 1 loạt đại liên từ chiếc Shturmovik đã giết chết viên trung uý ngay tại chỗ. Ngay khi tôi gặp được đại đội trưởng và được biết về tai nạn thảm khốc này, tôi đã đề nghị và được chấp nhận trở về trung đội lúc này đang ko có người chỉ huy. Lúc này trung đội đã củng cố vững chắc vị trí của mình tại tuyến hào Đức tiếp theo, mọi người đều biết tôi vì tôi cũng tham gia huấn luyện họ cùng Davletov. Trung đội phó báo cáo thương vong, thật may là con số rất thấp, tuy nhiên cái chết của trung đội trưởng là 1 tổn thất lớn. Fedor Usmanov thay thế 1 trung đội trưởng khác bị thương nặng là Bulgakov.

Ngay sau đó chúng tôi đã phải chặn 1 đợt tấn công nữa, bọn Đức cố chiếm lại những vị trí đã mất, chúng đã vượt qua được cú shock đầu tiên nhưng ko thể tập trung đủ lực lượng, vì vậy quân ta đã đẩy lui được cuộc tấn công. Đã sắp hết ngày và đại đội trưởng hạ lệnh gìn giữ những thành quả thu được, củng cố vững chắc các vị trí chúng tôi đang có. Chúng tôi chuẩn bị vũ khí cho trận đánh đêm có thể xảy ra và sẵn sàng đẩy lui mọi cuộc phản kích đêm của bọn Đức. Chúng tôi nhìn thấy mấy căn nhà xây bằng đá, nhà có khung hoặc tầng 1 xây bằng đá trong khi những phần làm bằng gỗ đã bị phá huỷ, cần phải chiếm chúng vào sáng sớm mai. Đó là nhiệm vụ cuối cùng của quân ta trong giai đoạn đầu chiến dịch này.

Quân ta cần tiếp tế đạn và được ăn, chí ít là thực phẩm khô. Tôi ko thể giúp gì cho việc này nhưng đáng ca ngợi làm sao các sĩ quan hậu cần, những người trông ko giống các anh hùng trận mạc chút nào, đã mang đồ ăn tới vào buổi tối trong những chiếc phích. Chúng tôi ko được cấp tí rượu nào mặc dù lúc sáng rượu đã được cấp trong khẩu phần hàng ngày, trước khi cuộc tấn công đầu tiên bắt đầu. Ctrị viên mới, 1 trung uý với huy hiệu Cận vệ trên ngực áo, hoá ra là 1 tay cực kỳ dũng cảm và cởi mở, mọi người khoái anh ta ngay lập tức.

Đêm khá yên tĩnh. Các liên lạc viên nhanh chóng đặt đường dây nối giữa các trung đội và ban chỉ huy đại đội cũng như giữa đại đội với tham mưu tiểu đoàn. Có lẽ sự hiện diện của tham mưu phó thứ 2 (chuyên về thông tin liên lạc và mật mã) Valery Semykin đã giúp hệ thống thông tin được thiết lập nhanh chóng. Valery ko muốn ngồi ở ban tham mưu tiểu đoàn và nghĩ sự hiện diện của anh ở đây, tại đại đội, sẽ có ích hơn. Tất cả chúng tôi đều nhận được danh sách viết tay các mật danh, mật danh của tôi là 18, của đại đội trưởng là 12, con số 12 xướng lên nghe thật quen thuộc - Bug. Mật danh của tham mưu tiểu đoàn là Vistula, vì vậy thật thú vị khi nghe các cuộc đàm thoại trên điện đài: "Vistula, Vistula, tôi là Bug", y như chúng tôi đang kể lại các trận đánh trước vậy, ngay cả sông Narev cũng chỉ là 1 nhánh sông Bug mà chúng tôi vừa vượt qua. Sau này khi chúng tôi chuyển vị trí tới hết tuyến phòng ngự này tới tuyến phòng ngự khác, các mật danh đều được thay đổi. Tất cả đều theo lệnh của Semykin, anh ta có 1 khả năng vô hạn trong việc tưởng tượng ra những cái tên. Tôi viết chi tiết vậy vì sau này Valery còn thể hiện khả năng của mình trong nhiều vấn đề vượt xa 1 tham mưu hay 1 chuyên gia mật mã.

Đêm trôi qua thực sự hoàn toàn yên tĩnh. Bọn Đức ko mở 1 cuộc phản công nào. Có lẽ chúng cũng cũng cố vị trí của mình vì biết quân ta sẽ tiếp tục tấn công khi trời sáng. Tất nhiên chúng cũng nã cối và súng máy vào vị trí ta gây nên nhiều phiền toái. Tuy vậy các lính giác của ta ko nhận thấy động thái chuẩn bị nào của bọn Đức. Trong đêm đại đội trưởng đã giữ liên lạc bằng điện thoại với sở chỉ huy sư đoàn để phối hợp về thời điểm bắt đầu tấn công, tầm bắn của pháo và tín hiệu xung phong sáng hôm sau. Những ngôi nhà mà chúng tôi nhìn thấy còn cách khá xa, tôi đoán phải vài km, như vậy chúng tôi sẽ phải dàn quân tối thiểu 1,5km tính từ tuyến hào vừa chiếm được.

Đại đội trưởng quyết định cho dàn trận ngay trong đêm. Ko 1 tiếng động, lợi dụng địa hình và cây lá, quân ta đã vào vị trí sẵn sàng trước cả khi trận pháo kích bắt đầu và nằm đó đợi tín hiệu xung phong. Vì 1 số lý do tôi nhớ được là đêm đó ko có trăng, vậy là 1 lần nữa mặt trăng đã đứng về phe ta. Quân ta di chuyển đến vị trí xuất phát bằng cách chạy từng quãng ngắn trong thời gian nghỉ giữa các loạt đạn, bằng cách bò trên mặt đất, giấu mình trong thảm cỏ xám cuối thu. Chúng tôi đã kiểm tra balô từ tối để đảm bảo ko có gì gây tiếng động hay bỏ quên tại vị trí cũ. Nhờ vậy chúng tôi đã tới được khu vực xuất phát tấn công mà bọn Đức ko hề phát hiện thấy, nguỵ trang vị trí thật tốt khiến chúng ko thể tưởng tượng rằng chúng tôi đã ở rất gần. Ai nấy đầm đìa mồ hôi vì phấn khích và căng thẳng dù đang là cuối tháng 10, ban ngày ấm nhưng ban đêm rất lạnh. Vì vậy đến nơi mọi người đều run như cầy sấy dưới tấm áo choàng ướt đẫm, cả vì phấn khích chờ đợi cuộc tấn công lẫn vì hơi lạnh buổi sớm mai.

Ngay khi vừa hửng sáng, bầu trời đã bị xé toạc. Trận pháo kích bắt đầu bằng những loạt Katyusha trông như những ngôi sao chổi trên bầu trời buổi sớm. Tôi hơi sợ chúng lại hụt tầm lần nữa và rơi xuống vị trí quân ta như hồi ở sông Drut trên đất Belorussia, tuy nhiên lần này mọi thứ đều làm việc tốt. Pháo và cối tiếp tục bắn khoảng 10 phút nữa rồi những quả pháo hiệu màu đỏ bay lên trời ngay trước loạt Katyusha cuối cùng. Dường như những quả pháo hiệu đỏ đã ném tất cả chúng tôi lên khỏi mặt đất. Cuộc xung phong diễn ra trên toàn bộ trận tuyến đại đội với tốc độ nhanh nhất có thể, tiếp ngay sau trận pháo phủ đầu khủng khiếp khiến quân địch ko kịp lấy lại tinh thần sau cú sốc đầu tiên ngay cả khi quân ta đã xông vào tận trong hào. Ngay cả tay "thợ làm Ctrị" mới tới, cách chúng tôi thường gọi các Ctrị viên tốt bụng, cũng ko hề hô "Vì Tổ quốc, vì Stalin!" mà chỉ xung phong và làm tốt mọi việc với tư cách 1 người lính bình thường. Đúng như chúng tôi mong muốn, bọn Đức ko thể tưởng tượng được là quân ta ở quá gần và trận pháo phủ đầu ngắn đã lấy mất mọi cơ hội để chúng có chút thời gian chuẩn bị chống trả cuộc xung phong. Súng trường chống tăng và súng máy tạo hoả lực yểm trợ tốt cho quân xung phong, bắn chính xác vào từng cửa sổ nhỏ trên những căn nhà đá, lúc này giống như lỗ châu mai boongke. Hoả lực yểm trợ đó đã đảm bảo cho bước tiến nhanh chóng của đại đội những người lính trừng giới ko bị ngăn trở.

Chúng tôi đánh chiếm được mấy căn nhà ngay đợt tấn công đầu tiên và thu được 1 số lượng chiến lợi phẩm đáng kể gồm cả đạn dược và lương thực. Tình cờ đây cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy loại đèn mà bọn Đức dùng thay cho nến, nó gồm 1 hộp carton hoặc bình tròn nhỏ chứa paraffin, giữa có bấc đặt trong 1 cái đế đặc biệt. Loại đèn này thật thuận tiện, ko sợ lật, paraffin chảy ra cũng ko nhỏ giọt như nến thường, mùi rất thơm! Chúng tôi đã dùng những cây đèn này trong nhiều trường hợp, mặc dù đèn Katyusha mới là thứ được dùng nhiều hơn. Katyusha ở đây là những vỏ đạn pháo rỗng, miệng đập dẹt để cắm bấc vào, bấc thường là 1 sợi vải cotton. Dầu được trộn thêm muối cho khỏi nổ được đổ vào trong vỏ đạn theo 1 lỗ khoan đặc biệt. Đèn Katyusha sáng hơn đèn Đức nhưng tạo ra rất nhiều bồ hóng.

Bây giờ, nhiều năm sau chiến tranh, người ta vẫn hỏi tôi shtrafnik có bắt tù binh hay ko. Trong giai đoạn này chúng tôi đã bắt nhiều tù binh, trái với hồi trước. Nhiều tên Đức trong những ngôi nhà đá đã đầu hàng. Quân ta bao giờ cũng chỉ xông vào nhà sau khi đã quẳng lựu đạn vào, nhưng khi tập hợp tất cả bọn Đức còn sống sót lại thì chúng còn đông hơn cả quân số toàn đại đội cùng các trung đội phối thuộc cộng lại. Tôi nghĩ đây là trường hợp đầu tiên các shtrafnik bắt được nhiều tù binh 1 lúc đến thế. Chúng tôi tống tất cả chúng vào 1 căn nhà, thu vũ khí và sau đó là cả đồng hồ, đèn pin, hộp đựng thuốc lá và các tư trang khác coi như chiến lợi phẩm. Xong xuôi chúng tôi cắt vài lính gác ngoài cửa và chỉ chuyển chúng về ban tham mưu tiểu đoàn khi đêm xuống. Áp giải tù binh về tuyến sau là các shtrafnik bị thương nhẹ, các thương binh nặng ko thể tự đi bộ được khiêng về bằng cáng tự làm, chúng tôi bắt tù binh Đức khiêng. Sau này tôi được biết bọn Đức khiêng thương binh ta rất cẩn thận, có lẽ chúng cho rằng lính áp giải sẽ trừng phạt nặng nếu có bất kỳ điều ko hay nào xảy ra cho các thương binh.

Lúc này còn lâu mới tới tối. Đại đội trưởng lệnh củng cố thành quả thu được chứ ko rút về Volwark hay khu trại mà chúng tôi từng ở. Chúng tôi phải báo cáo hoàn thành nhiệm vụ, tình hình mọi mặt, và nhận các mệnh lệnh về các hành động tiếp theo. Tuy nhiên điện đài của chúng tôi cũng "bị thương" nốt, 1 viên đạn hay mảnh đạn gì đó đã bắn trúng nó, dù sao độ 10 - 15 phút sau đường dây liên lạc hữu tuyến cũng đã được thiết lập. Ai nấy đều nghe thấy tiếng: "Vistula, Vistula, tôi là Bug! Chúng tôi nghe rõ!" Tất cả đều cảm thấy nhẹ cả người khi đã kết nối liên lạc thành công.

Binh lính bắt đầu củng cố các cửa sổ bằng gạch và những thanh bê tông vương vãi trên sàn, nhờ vậy những căn nhà đã biến thành boongke. Có vẻ như chúng tôi đã giết và bắt sống toàn bộ quân Đức cố thủ trong mấy ngôi nhà này vì ko thấy tên nào bỏ chạy. Điều đó cũng có nghĩa là địch có 1 phòng tuyến thứ 2 cách đây 1 quãng và đang chuẩn bị 1 điều bất ngờ đáng ghét cho quân ta, nhất là khi tại đó chúng có các đơn vị nguyên vẹn và pháo binh chúng chắc chắn đã có đủ phần tử bắn cho khu vực chúng tôi đang đóng, có điều là chúng chưa bắn thôi. Bất ngờ giữa ko gian thinh lặng chúng tôi nghe thấy ngựa gõ móng và nhìn thấy xe nhà bếp quân ta, với ống khói nghi ngút, đang lao hết tốc lực về phía chúng tôi, trông y như xe súng máy của sư đoàn Chapaev thời Nội chiến! Đó là bữa sáng được chờ đợi đã lâu, kiêm luôn bữa trưa và có lẽ cả bữa tối, đánh xe là thượng sĩ Jacob Lazarenko, cánh tay phải của sĩ quan chỉ huy hậu cần tiểu đoàn. Lúc này đã sang buổi chiều nhưng có 1 quy định bất thành văn trong tiểu đoàn và có lẽ là trong mọi đơn vị tại tiền tuyến, đó là đừng có nói đến chuyện ăn uống trước cuộc xung phong sáng! Trước hết chúng tôi tin rằng xông lên với 1 cái bụng đầy anh ách là vô cùng khó khăn, thứ đến và đây mới là điều quan trọng nhất, sẽ có cơ hội sống sót hơn nhiều nếu bị thương vào bụng khi nó đang rỗng. Niềm hy vọng luôn giúp chúng tôi bình tĩnh, đem lại cho chúng tôi niềm tin và sự đảm bảo mạng sống dù là hão huyền!

Chúng tôi vừa ăn vừa củng cố vị trí, mỗi người được uống 1 cốc vodka. Rượu được rót ra từ những chai tiêu chuẩn nửa lít, cứ 5 người 1 chai. Ko hiểu cánh sĩ quan hậu cần làm thế nào mà mang được vodka đựng trong chai thuỷ tinh ra đây mà ko làm vỡ chúng trong cuộc phi xe ngựa băng đồng! Xe nhà bếp thường xuyên lao xuống những hố bom hoặc đạn pháo, nảy tưng tưng trên những con đường mấp mô, vậy làm thế nào mà những chai rượu này vẫn nguyên vẹn? Tôi thường xuyên nhắc tới việc cung cấp thức ăn tại tiền tuyến vì nó cũng quan trọng như cung cấp đạn dược, ko thể đánh giá thấp cả 2 hoạt động hậu cần này. Việc cung cấp đạn dược đảm bảo điều kiện kỹ thuật cho các chiến binh trong chiến đấu, trong khi điều kiện tâm lý và sức lực của họ hoàn toàn được quyết định nhờ việc cung cấp thức ăn. Tinh thần binh sĩ được quyết định bởi điều kiện tâm lý, mà tinh thần lại là thứ quan trọng nhất trong chiến thắng.

Hôm đó ko hiểu sao chúng tôi lại có được 1 quãng thời gian yên tĩnh! Ko súng bắn, ko tiếng đạn pháo hay cối, máy bay ko rít trên đầu. Chúng tôi hoàn thành việc củng cố các vị trí, cả các ngôi nhà, các tầng trệt xây đá sót lại, các chiến hào nối giữa chúng. Chúng tôi thậm chí còn có thời gian kéo xác lính Đức khỏi các căn nhà bị chiếm và đem chôn trong 1 đoạn hào quân Đức đào sẵn. Chúng đã tự đào huyệt chôn mình! Thậm chí còn có thời gian để nghỉ ngơi và ngủ 1 chút. Tuy nhiên cuối cùng 1 trận bão lửa của đạn pháo và cối đã phá tan hy vọng có được 1 đêm yên tĩnh.

Đại đội trưởng chưa kịp báo cáo tiểu đoàn trưởng thì dây thông tin đứt, chúng tôi ko còn cách nào liên lạc với tham mưu tiểu đoàn. Hình như 1 dây thông tin đã đứt ngay trong trận pháo kích trước đó và chúng tôi chỉ còn mỗi 1 dây thông tin nối "trung đội - đại đội - tiểu đoàn". Điều tồi tệ là cánh lính thông tin đã chỉ đặt mỗi 1 sợi dây thông tin giữa các máy điện thoại, sợi thứ 2 nằm dưới đất và chúng tôi phải cắm nó xuống đất khiến chất lượng âm thanh cực kém, nhưng dù sao cũng còn giữ được 50% tín hiệu đường truyền! Đến lúc này, khi chúng tôi đang cần cấp báo tình hình chiến trận có thể thay đổi từng phút thì chẳng còn cách liên lạc nào, ko điện đài, ko điện thoại! Valery Semykin ngồi bên máy bộ đàm, cố gắng khởi động lại nó.

Shtrafnik Kasperovich, 1 chàng Belorussia cao to tóc vàng thuộc trung đội tôi tình nguyện chạy đi tìm chỗ dây đứt. Tôi đã chú ý đến anh này từ trước trận đánh vì chúng tôi có rất ít "người bị vây" mà anh ta là 1 trong số đó. Anh ta thậm chí cũng chỉ có cấp bực cũ, ko còn tồn tại trong Hồng quân là quản đốc kỹ thuật, hay kỹ thuật viên quân đội cấp thấp. Anh ta lúc nào cũng có vẻ ít nói, ít hoạt động, nhút nhát và theo tôi nghĩ, chỉ quan tâm đến mỗi làn da mình. Vì vậy tôi hơi bất ngờ khi anh tình nguyện nhận nhiệm vụ nhưng cũng thực sự sung sướng khi thấy anh cuối cùng đã vượt qua được sự sợ hãi và chán nản. Tôi mừng cho anh. Tuy nhiên, 10 rồi 20 phút sau đường dây vẫn ko được nối lại. Sau 1 trận pháo kích kéo dài, bọn Đức tiếp tục bắn từng loạt vào các vị trí ta và cả khu vực sát phía sau mỗi 5 - 7 phút, và tôi nghĩ tay shtrafnik người Belorussia chắc đã bị giết giống như tay súng máy đã hun khói bọn Đức ra khỏi khu trại ở Belorussia. 1 lần nữa tôi lại nhớ đến thứ logic kỳ lạ của chiến tranh, tôi ko muốn lo lắng về chuyện đó, nhưng nó cứ hiện ra.

Đại uý Matvienko, đại đội trưởng, thúc giục lính thông tin cố khôi phục đường truyền càng nhanh càng tốt. Sau đó thượng uý Valery Semykin, tham mưu phó tiểu đoàn, quẳng toẹt máy bộ đàm mà anh đã cố sửa nhưng ko được đi, lao ra khỏi hầm chỉ với 1 câu: "Tôi sẽ đi!" và biến mất trong ánh chiều tà đang tối dần. Xin nói thêm 1 chút về Valery, anh có vẻ là người khó kiềm chế và dễ xúc động, nhưng rất có ý chí và luôn biết kiềm chế cảm xúc. Tuy có thể xúc động mạnh nhưng khả năng kiềm chế của anh còn mạnh hơn, vì thế trước mặt mọi người trông anh luôn bình tĩnh trong hầu như mọi tình huống. Khoảng 10 phút sau thì tay lính thông tin, người vẫn gào liên tục vào ống nói "Vistula, Vistula, tôi là Bug!" mà chẳng có kết quả gì, bất thần hét lên "Đã có tín hiệu!" Ngay lúc đó bọn Đức lại tiếp tục pháo kích.

Đại uý túm lấy điện thoại và sau vài giây đường truyền đã ổn định, đại đội trưởng kịp báo cáo tình hình, nhận 1 số lệnh, và rồi đường truyền lại đứt lần nữa. Rồi bất ngờ lại có tín hiệu và chừng 10 - 15 phút sau thì Valery quay về, anh ko tìm thấy tay shtrafnik đã ra trước mình. Anh đã tìm được 1 đầu dây đứt nhưng mãi ko tìm ra đầu kia. Thì ra 1 quả đạn pháo Đức đã bắn trúng đường dây khiến đầu kia văng ra xa. Bò dưới làn đạn pháo khắp 1 khu vực rộng, Valery hy vọng tìm thấy cả đầu dây thứ 2 và tay shtrafnik có lẽ đã chết hay bị thương. Anh sớm tìm được đầu dây kia nhưng ko thể nối chúng lại dù đã nắm được mỗi tay 1 đầu dây, khoảng cách giữa chúng quá lớn khiến tay anh phải căng ra. Valery hiểu rằng mỗi giây đều rất quý báu, khi loạt pháo kích tiếp theo diễn ra thì anh mới nối được đường truyền bằng cách ngậm 1 đầu dây giữa 2 hàm răng, đầu dây kia nắm trong tay, biến thân mình thành 1 phần đường dây.

Sau chiến tranh tôi đã đọc nhiều chuyện về những người lính hi sinh thân mình trong trận đánh trong đó có 1 trường hợp tương tự. 1 lính thông tin đã ngậm chặt 2 đầu dây vào miệng, nhưng anh ta đã hy sinh. Có nhiều điều tương tự trong chiến tranh.

Khi Valery cảm thấy cuộc điện đàm đã chấm dứt, anh mới lấy cuộn dây mà anh lúc nào cũng mang theo để phòng hờ nối 2 đầu dây lại và thậm chí còn dùng băng vải bọc lại mối nối. 1 lính thông tin thực thụ luôn mang theo 1 ít dây. Đúng là dân chuyên nghiệp! Khi chúng tôi hỏi làm sao anh biết được cuộc điện đàm đã chấm dứt, Valery trả lời anh có thể cảm thấy 1 luồng điện nhẹ xuyên qua cơ thể khi có đàm thoại và 1 luồng điện mạnh khi liên lạc viên cúp máy, có lẽ điều này chưa từng được biết tới. Valery Semykin đã được tặng Huân chương Dũng cảm vì hành động này. Chúng tôi vẫn là bạn của nhau cho đến tận giờ, sau 60 năm.

Nói về Kasperovich, thì ra hắn đã chạy khỏi chiến địa và đào ngũ. Hồi đó tôi còn ít kinh nghiệm và dễ bị lừa, tôi tưởng nhầm hắn là người tử tế dù đã có 1 trường hợp là Geft. Rất lâu sau tôi vẫn nghĩ Kasperovich mất tích trong khi làm nhiệm vụ, mãi tới tháng 1/1945 sau trận Warsaw hắn mới bị bắt ở đâu đó bên Belorussia và tống trở lại tiểu đoàn tôi.

Những trận pháo kích ngắn nhưng dữ dội kéo dài suốt đêm, và suốt đêm chúng tôi chờ đợi 1 cuộc phản công. Nhưng cuộc phản công chỉ bắt đầu vào sáng sớm, bọn Đức làm theo đúng bài bản cổ điển. Lại 1 trận pháo kích dữ dội nữa, nó chẳng làm gì được ai vì chúng tôi được bảo vệ vững chắc sau những bức tường dày, thậm chí ngay cả các tuyến hào cũng ko bị viên đạn nào bắn trúng. Trong khi trận pháo kích đang diễn ra, thiết giáp và bộ binh Đức tiến về phía chúng tôi tới khoảng cách đủ gần để ngắm bắn hữu hiệu vào các vị trí ta, tuy nhiên điều đó có nghĩa là quân ta cũng có thể bắn trả. Mặc dù vậy, đại đội trưởng vẫn hạ lệnh giữ im lặng, chỉ nổ súng khi nào thấy pháo hiệu khói màu đỏ. Chúng tôi chờ đợi quả pháo hiệu, đó thật là điều đáng sợ! Nhìn thấy kẻ địch đang tiến tới, ngón tay đặt trên có súng mà ko được bắn. Nhưng sau đó trên tuyến xuất phát tấn công của quân Đức xuất hiện thêm nhiều bộ binh đi sau 5 - 6 chiếc xe tăng, bọn bộ binh nấp sau những con quỷ thép đang chạy thẳng ra trước. Đây mới thực sự là những gì đại đội trưởng đang chờ đợi.

Ông bắn pháo hiệu và toàn bộ súng máy quân ta, cả trung liên lẫn đại liên của trung đội George Sergev, đều khai hoả. Hàng quân tấn công của bọn Đức mỏng hẳn đi trước mắt tôi. Súng máy và súng trường chống tăng tập trung bắn vào các lỗ quan sát trên những chiếc tăng đang tiến tới. Tên lái chiếc tăng đi đầu có lẽ bị mất phương hướng vì trúng đạn vào lỗ quan sát nên xoay ngang xe, phơi phần giáp yếu bên sườn ra trước các tay súng trường chống tăng quân ta. Nó bị hạ lập tức. Chiếc Panther bốc cháy và tổ lái chui ra. Thượng uý Sergeev nhảy khỏi hào, tay cầm súng lục chạy thẳng về phía bọn lính lái tăng, hô lên "Yểm trợ tôi!" với trung đội phó, 1 shtrafnik râu ria xồm xoàm với cái tên rất nổi tiếng Pushkin. Tôi ko hiểu sao cậu ta có thể phân biệt được tên sĩ quan giữa nhóm lính tăng Đức đều bận quân phục đen, nhưng Sergeev đã bắn nhiều phát về phía bọn Đức, chạy thẳng đến 1 tên trong số đó và đánh gục hắn, sau đó đè hắn xuống đất cho đến khi 1 số shtrafnik chạy tới.

Đó là bước ngoặt của trận đánh. Những chiếc tăng còn lại định quay lui, phơi sườn ra trước quân ta. Thêm 1 chiếc nữa bị hạ, số còn lại chạy mất. Đại đội trưởng phát tín hiệu "Xung phong!", các shtrafnik xông lên và trong cơn giận dữ giết sạch những tên bộ binh Đức nào còn chưa chạy kịp. Trong khi đó, George Sergeev và những người cùng xông lên với anh dựng tên lính tăng Đức dậy, thu vũ khí, thì ra hắn là 1 Hauptmann, tức là đại uý, chỉ huy tiểu đoàn tăng. Sergeev đã vớ được 1 tù binh đáng giá! Tên tù được gửi về hậu cứ dưới sự áp giải của tổ súng trường chống tăng đã hạ hắn và theo cách đánh giá thông thường, họ xứng đáng được cho ra khỏi tiểu đoàn trừng giới sớm kèm 1 số phần thưởng. Đó là cố gắng cuối cùng của bọn Đức nhằm tái chiếm các vị trí đã mất bên cánh này, chúng ko dám mở thêm cuộc phản công nào nữa. Trong khi đó, chúng tôi phát huy chiến quả và truy kích chúng thêm vài km nữa, chiếm được điểm xuất phát phía sau, có lẽ thuộc lớp phòng thủ thứ 3 của địch trong 1 ngôi làng cạnh thị trấn Serotsk mà chúng tôi có thể nhìn thấy rất rõ bên tay trái, rồi dừng lại.

Bọn Đức có thêm vài lần định tái chiếm các vị trí đã mất, nhưng có lẽ đó chỉ là các cuộc tấn công thăm dò nhằm tìm hiểu khả năng phòng thủ của ta và khả năng thắng lợi của chúng. Chúng tôi đẩy lui các cuộc tấn công đó 1 cách dễ dàng nếu so sánh với các trận đánh trước đây. 2 ngày sau, đại đội tôi được 1 tiểu đoàn bộ binh thay thế, thiếu tá tiểu đoàn trưởng có vẻ hứng thú với gốc gác các binh sĩ đại đội tôi hơn là tìm hiểu sức mạnh của địch trong khu vực này. Hình như họ ko có kế hoạch tiếp tục tiến, chúng tôi đã làm hết phần việc của họ. Đại đội tôi cũng như toàn tiểu đoàn trước đây đóng vai trò quả đám thép đập vỡ tuyến phòng ngự Đức rồi giao lại vị trí cho các đơn vị bình thường khác. Đó là số phận của chúng tôi. Tuy vậy, việc hoàn thành nhiệm vụ trong 3 ngày với thương vong tương đối thấp là 1 kết quả rất tốt. Đại đội ko chỉ tái chiếm được các vị trí đã mất mà còn tiến xa thêm 2 - 3km so với vành đai phòng thủ đầu cầu trước đây. Tất nhiên, lệnh cho ra nghỉ của chỉ huy Tập đoàn quân, tướng Batov, được các shtrafnik trong đại đội xem là sự thừa nhận họ đã tỏ ra dũng cảm, anh hùng, kiên quyết như 1 cựu sĩ quan. Các shtrafnik nghĩ họ sẽ được xá miễn và cho ra khỏi tiểu đoàn trừng giới dù ko bị thương, thậm chí có thể được khen thưởng nếu xứng đáng. Chí ít đó là điều mà 1 chỉ huy tập đoàn quân khác, tướng Gorbatov, đã làm, và cả tiểu đoàn đều biết chuyện này.

Khi đi qua mấy căn nhà đá quen thuộc, giờ là nơi đóng quân của ban chỉ huy hay các đơn vị hậu cần gì đó của tiểu đoàn mới lên thay, đại đội trưởng ra lệnh dừng lại nghỉ 1 lúc. Tôi đến bên mấy chiếc tăng bị hạ cùng vài sĩ quan khác để được tận mắt nhìn chúng thật gần, thật ngạc nhiên khi tại những chỗ giáp xe bị vỡ chỉ có phần bê tông bọc ngoài giáp là bị phá huỷ. Tôi nghĩ Hitler đã thôi ko dùng thứ giáp thép đáng khâm phục của hãng Krupp mà chuyển sang dùng thứ giáp Ersatz (phế phẩm) này cho xe tăng của hắn. Chắc chắn là tôi sai, nhưng đó là ấn tượng đầu tiên của tôi về những chiếc tăng rất được ca ngợi này của bọn Đức. (*)

Đại uý của tôi lại có lệnh toàn đại đội tập hợp thành hàng, ông cám ơn tất cả mọi người đã gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao. "Giờ ta hát 1 bài chăng?" Đó là câu kết thúc bài diễn thuyết ngắn của ông. Hoá ra tay politruk trẻ, trung uý Mirny, có chất giọng rất to và khoẻ. Ngay từ bước hành quân đầu tiên, chúng tôi luôn coi đó là 1 dấu hiệu tốt, anh ta đã bắt đầu hát bài hát nổi tiếng của cánh pháo binh: "Pháo binh, Stalin đã ra lệnh, Pháo binh, Tổ quốc đang kêu gọi." Hình như tay này phục vụ trong pháo binh trước khi về tiểu đoàn trừng giới. Các shtrafnik hào hứng hát theo và tiếp tục hát nhiều bài khác cho đến khi tới căn nhà của chỉ huy tiểu đoàn. Đại đội trưởng dừng tiểu đoàn trước nhà, ra lệnh "Nghiêm!" rồi bước vào trong báo cáo. Vài phút chờ đợi kombat Baturin kéo dài như vô tận, và rồi ông ta bước ra, bình thản như thường lệ, đại đội trưởng theo sau trông như 1 con chó vừa bị đòn. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều linh tính 1 điều gì đó tồi tệ.

Chẳng có lệnh "Nghỉ!" hay có lẽ ông ta chẳng hề chú ý đến việc cả đại đội đang đứng trong tư thế nghiêm, trung tá Baturin phát biểu 1 bài dài, đầy những lời sáo ngữ chung chung. Điểm chính của bài phát biểu là ông ta, kombat tức tiểu đoàn trưởng, thay mặt cho Tổ quốc cám ơn tất cả chúng tôi vì đã hoàn thành nhiệm vụ. Thay mặt chỉ huy Tập đoàn quân 65, và với danh nghĩa Tổ quốc, ông tập hợp chúng tôi tại đây để phục vụ trung thành và hiến dâng tất cả. Chúng ta sẵn sàng hy sinh mạng sống nếu điều đó là tốt cho Tổ quốc. "Chúng ta nhất định sẽ hoàn thành mọi nhiệm vụ mới mà Liên bang Soviet đề ra để đi tới chiến thắng," vân vân và vân vân. 1 số binh lính bắt đầu xì xào và cử động mặc dù chưa hề có lệnh nghỉ. Baturin cảm thấy binh lính đã đủ xúc động nên nhanh chóng kết thúc bài diễn văn bằng cách thay mặt chỉ huy Tập đoàn quân trao cho chúng tôi 1 nhiệm vụ mới. Đó là mở rộng cánh phải đầu cầu, 1 nhiệm vụ cũng "dễ dàng" như nhiệm vụ mà chúng tôi vừa hoàn tất. Tôi nghĩ tôi đã nghe thấy vài giọng nói bất bình, hy vọng ông ta biết nhiệm vụ vừa hoàn thành "dễ dàng" đến mức nào. Hay ông ta đã biết rồi? Bằng giọng yêu nước giả hiệu, kombat kết thúc bài diễn văn lâm ly bằng câu: "Tổ quốc đang kêu gọi những hành động anh hùng của các bạn!" Tôi nghĩ đó chính là lời bài hát "Tổ quốc gọi" mà chúng tôi vừa hát. Chúng tôi đã mời vận rủi tới, và thiêng thế chứ, nó đến thật!

Sự chán nản, niềm hi vọng cuối cùng bị đập vụn khi nhận thức rõ tình hình khiến các shtrafnik ăn tối mà ko ai buồn cười đùa hay trò chuyện. Ngay cả 100g vodka cũng ko làm họ lên tinh thần. Ngay sau bữa ăn, ko được nghỉ, đại đội lại buộc phải hành quân 15km để sang 1 khu vực mặt trận khác nằm bên cánh phải đầu cầu trước khi trời sáng. Chúng tôi vừa đi vừa chạy, và trước khi trời sáng khá lâu đã nhào được xuống các tuyến hào của Sư 37 hay Sư 108 Bộ binh gì đó, chao ôi, tôi ko thể nhớ nổi. Ai nấy đều nhễ nhại mồ hôi như những con ngựa sau cuộc chạy đua.

(*) Có lẽ tác giả đang nói tới zimmerit, 1 hợp chất phi kim loại được thêm vào giáp xe tăng Đức nhằm chống lại mìn chống tăng nam châm.

Mãi sau này, trong cuốn hồi ký của tướng Batov ?oGiữa các chiến dịch và các trận đánh? tôi mới đọc được những lời của chỉ huy Sư 108 Bộ binh. Ông viết: ?oTrận đánh tại đầu cầu Narev là 1 trong những trận khó khăn nhất đối với sư đoàn tôi trong suốt cuộc chiến?. Với tiểu đoàn tôi cũng vậy. Các trung đoàn bộ binh 444, 407 và 539 chiến đấu tại khu vực này nhưng tôi ko nhớ nổi đơn vị nào đã chuẩn bị trận địa cho chúng tôi trước cuộc tấn công và đơn vị nào thay thế sau khi chúng tôi thành công. Ngay cả sau này tôi cũng vẫn ko biết, tiểu đoàn trừng giới hoạt động hầu như độc lập hoàn toàn với các đơn vị khác.

Rất lâu trước khi trời sáng, ngay khi chúng tôi tới các tuyến hào là các đơn vị kia rời đi ngay, vì vậy bọn Đức ko nhận thấy có sự đổi quân. Điều duy nhất chúng tôi biết được từ những người đang rời khỏi hào là tuyến hào tiền tiêu quân Đức chỉ cách chúng tôi có 150m. Họ nói bọn Đức pháo kích dữ dội cả ngày lẫn đêm và vô số tên bắn tỉa cùng xạ thủ súng máy rình rập suốt ngày. Chúng tôi chưa được giao nhiệm vụ cụ thể nhưng đều hiểu mình có mặt ở đây ko phải chỉ để củng cố tuyến phòng ngự. Ngày hôm đó chúng tôi được nhận đạn dược bổ sung trong đó có rất nhiều lựu đạn tấn công RG ?" 42 và RPG ?" 43, chúng có tầm sát thương ngắn hơn loại lựu đạn phòng thủ F ?" 1. Những loại lựu đạn mới nhận được chế tạo để sử dụng khi di chuyển, tức là trong khi xung phong. Mỗi tiểu đội cũng được phát 1 quả mìn chống tăng RPG ?" 40, từ đó chúng tôi kết luận rằng có khả năng đụng độ với xe tăng Đức tại khu vực này.

Xin người đọc lưu ý 1 thực tế là tiểu đoàn tôi luôn được nhận những vũ khí mới với số lượng rất đầy đủ. Chúng tôi dùng loại tiểu liên mới PPS thay cho loại PPSh, chúng tôi cũng được trang bị loại súng trường chống tăng PTRS với hộp tiếp đạn 5 viên. Nhìn chung chúng tôi ko bao giờ cảm thấy thiếu vũ khí. Tôi phải viết điều này vì nhiều sách báo bây giờ nói rằng các shtrafnik hay bị tống ra trận mà ko có vũ khí, 5 hay 6 người mới có 1 khẩu súng trường, vì thế những người ko vũ khí chỉ mong người có vũ khí chết càng sớm càng tốt. Các đại đội trừng giới trực thuộc tập đoàn quân đôi khi có quân số lên tới trên 1.000 người, theo lời Vladimir Grigorievich Mikhailov, chỉ huy đại đội trừng giới Tập đoàn quân 64 kể cho tôi sau chiến tranh, vì vậy có khi ko mang theo đủ vũ khí cho tất cả. Nếu ko đủ thời gian chuẩn bị vũ khí cho đại đội trước khi thực hiện nhiệm vụ thì 1 số strafnik sẽ có súng trường còn số khác chỉ có lưỡi lê. Tôi sẵn sàng thề rằng điều đó ko bao giờ xảy ra ở tiểu đoàn trừng giới dành cho các sĩ quan. Chuyện cố tình tống các shtrafnik ra trận mà ko có vũ khí là nói láo. Tiểu đoàn tôi bao giờ cũng có đủ vũ khí, đôi khi còn là những thứ hiện đại nhất.

Binh lính đã dần bình tĩnh lại và sự bất mãn với kombat bắt đầu giảm bớt. Có lẽ kombat ko muốn hoặc ko dám đề nghị tướng Batov cho tiểu đoàn ra nghỉ và phóng thích những người đã chứng tỏ mình trong trận chiến. Trên hết tôi cảm thấy tiếc cho nhóm xạ thủ súng trường chống tăng, những người mà Baturin có vài lý do để ghét. Nhiều lần các đề nghị phóng thích và thăng thưởng của tôi đã bị ông ta trả lại. Tại sao tôi kể lại chi tiết điều này ư? Vì tôi vẫn còn bực Baturin về mấy vụ này, dù đã gần 60 năm trôi qua. Ngoài ra còn bởi các trận đánh sau đó đã phải trả giá bằng rất nhiều mạng sống của các sĩ quan có kinh nghiệm. Họ đã phải chiến đấu trong tiểu đoàn vì 1 số ?ohành vi sai trái?, tuy nhiên họ hiểu rõ sai phạm, can đảm và sẵn sàng hiến dâng mạng sống để chứng minh lòng trung thành với lời tuyên thệ và với Tổ quốc.

Dù sao tình hình ngày hôm đó cũng cho phép chúng tôi có thể ngủ 1 chút. 1 số ngủ ngồi, số khác thậm chí còn có thể nằm lăn ra trong những cái gọi là công sự nổi, thực chất là những hốc lớn đào vào thành hào. Trần công sự chỉ đắp đất, thứ đất pha cát dễ dàng đổ sập nếu có 1 vụ nổ gần đó. Trong các hốc rất nông khiến người ta chỉ có thể nằm hẳn xuống mới đủ kín đáo để nghỉ ngơi. Các trận pháo kích dữ dội mà đơn vị tiền nhiệm đã thông báo nã lên đầu chúng tôi rất sớm. Hình như bọn Đức tại khu vực này có rất nhiều pháo trong đó có cả loại cối phản lực 6 nòng thường gọi là Vanyusha (*). Chúng tôi gọi chúng là "lợn lòi" vì tiếng rít nghe giống tiếng lợn kêu. Đạn "lợn lòi" rơi gần như thẳng đứng xuống các tuyến hào khiến chúng rất nguy hiểm với những người ngồi trong hào khi nổ. Đó là lý do những người lính tiền nhiệm đào các hốc vào thành hào.

Tôi cần nhắc rằng các shtrafnik thường cố hết sức bảo vệ các chỉ huy của họ. Như đã từng nói, đại đội phó thượng uý Ivan Yanin là 1 sĩ quan cực kỳ dũng cảm, được cả đại đội khâm phục và yêu quý. Để giữ mạng sống cho Ivan trước những viên đạn "lợn lòi" 6 nòng, các shtrafnik đã kiếm 1 hốc cho anh và để cho thêm an toàn, họ đào rộng cái hốc ra để đủ chỗ cho 2 người nữa nằm kẹp 2 bên, che chở cho anh khỏi những mảnh đạn. Trong 1 trận pháo kích các strafnik đòi chui vào nằm cùng trong hốc để che chắn cho Yanin bằng chính thân mình họ, khi tất cả vừa nằm vào thì 1 quả pháo hạng nặng nổ ngay gần đó khiến cái hốc đổ sập, chôn sống cả 3 bên trong. Mọi người đào được người thứ nhất ra, rồi người thứ 2, cả 2 đều còn thoi thóp, nhưng đến khi đào được Yanin ra thì anh đã chết. Người sĩ quan dũng cảm nhất tôi từng biết, Ivan Yanin, đã chết ngạt dưới sức nặng của khối đất dù ko hề bị 1 vết thương nào. Anh ta chưa từng sợ đạn hay mảnh đạn và cũng chưa từng phải vào bệnh viện ngày nào. Đó cũng là 1 nghịch lý của chiến tranh.

Tất cả chúng tôi đều shock nặng vì cái chết bất ngờ của Yanin, theo chúng tôi đó là 1 cái chết hoàn toàn vô duyên. Mặc dù ở mặt trận những cái chết ko phải là chuyện gì bất thường nhưng đây thật là 1 cái chết ngược đời. Chúng tôi vĩnh biệt người đồng đội và gửi xác anh về tuyến sau chôn cất. Tham mưu trưởng tiểu đoàn Philip Kiselev tới hào vào buổi tối, đi cùng với tham mưu trưởng 1 tiểu đoàn bộ binh, nhiều sĩ quan khác cũng tới trong đó 1 số người chúng tôi ko biết. Philip chia buồn cùng chúng tôi và nói Ivan đã có 1 đám tang tươm tất. Tôi và tất cả binh lính, sĩ quan sẽ nhớ đến anh trong suốt phần đời còn lại.

(*) Cũng được biết tới dưới cái tên Đức là Nebelwerfer.

Nhiều năm sau tôi làm trưởng khoa ROTC trường Cao đẳng Cầu đường Kharkov, trường có nhiều sinh viên nước ngoài trong đó có người Ba Lan, vì vậy tôi có nhờ những bạn sống ở vùng Pultusk - Serotsk tìm hộ mộ Yanin nhân dịp nghỉ đông. Hồi đó dân Ba Lan vẫn còn đánh giá cao công lao của những người lính Soviet đã giải phóng họ khỏi bọn Nazi. Các sinh viên Ba Lan trở về sau kỳ nghỉ kể họ có tìm thấy 1 cái tên trong 1 nghĩa trang công cộng lớn ở Pultusk là "Yan Yanin, sĩ quan". Ko nghi ngờ gì nữa, đây chính là Yanin yêu quý của chúng tôi. Có điều tôi ko biết ngôi mộ có còn đến giờ ko, đã có quá nhiều hành động phá hoại tại các nước Đông Âu trong 1 thập kỷ nay...

Trở lại lúc đó, đại đội trưởng tập hợp tất cả các sĩ quan lại rồi báo cáo với Philip rằng ông có kế hoạch chỉ định tôi làm đại đội phó thay cho Yanin. Tôi sẽ vẫn kiêm nhiệm chức danh trung đội trưởng. Kiselev đồng ý với đề xuất và bảo tôi rằng anh ta sẽ yêu cầu kombat ra quyết định chính thức. Matvienko trao cho tôi khẩu súng bắn pháo sáng và túi pháo hiệu vốn là của Ivan. Tôi ko sung sướng lắm vì tất cả những chuyện này. Sau đó Kiselev giới thiệu các sĩ quan đến cùng anh. Họ nói chúng tôi sắp được hỗ trợ để tấn công các vị trí Đức, đánh chiếm các tuyến hào và giữ chúng cho đến khi lực lượng tăng cường tới. Lại 1 lần nữa đại đội tôi được "vinh dự" làm mũi nhọn tấn công, chọc thủng tuyến phòng ngự Đức, tái chiếm các vị trí mà đơn vị khác để mất. Nhiệm vụ lần này rất giống lần ở Rogachev, chúng tôi đã được hỗ trợ để đánh vượt sông Drut, rồi cũng chiếm các tuyến hào địch và giao lại cửa mở đó cho các đơn vị khác. Tuy nhiên ở trường hợp hiện nay thì ko có con sông nào trước mặt, sông Narev đã ở sau lưng, chúng tôi ko phải vượt nó mà là ngăn chặn bọn Đức làm điều đó.

Các sĩ quan hứa với chúng tôi trước khi đi là sẽ có công binh chiến đấu tới trước trận đánh để gỡ mìn phía trước nếu có mìn và sẽ có 1 trận pháo chuẩn bị mạnh trước khi xung phong. Khi tôi thông báo vắn tắt tình hình với các tiểu đội trưởng, tôi ko thấy họ có vẻ phấn khích với thông tin về trận pháo chuẩn bị và việc gỡ mìn. Vì vậy để khích lệ bản thân, tôi lệnh cho các tiểu đội trưởng thông báo cho mọi người về mấy tin vui này rồi báo cáo lại cho tôi hay tinh thần của các shtrafnik. Tôi cho tinh thần là 1 trong những yếu tố quyết định thành công của trận đánh. Tuy vậy trong tim tôi vẫn thấy hơi lo, tôi cảm thấy 1 điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra. Tôi cũng có suy nghĩ ngu ngốc rằng mình sẽ chết trong cuộc xung phong sắp tới. Tôi cố xua đuổi nó bằng cách tập trung suy nghĩ vào chỉ 1 điều, đó là làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ trước mắt. Tôi biết nó sẽ bắt đầu vào buổi sáng.

1 nhóm công binh chiến đấu quả thực đã đến sau nửa đêm 1 lúc để gỡ mìn (nếu có) phía trước trận địa đại đội tôi. Họ quay về sau chưa tới 1h, chỉ huy nhóm công binh nói với vẻ sung sướng là ko phát hiện thấy quả mìn nào. Tin này lan nhanh trong đại đội và khiến mọi người đều vui mừng. Các binh lính từ 1 trung đoàn bạn tới từ rất sớm mang theo những chiếc phích chứa bữa sáng cho chúng tôi nhưng họ phải trở về với những chiếc phích còn đầy đồ ăn vì hầu hết binh lính ko chịu ăn trước khi xung phong, đó đã là phong tục. Tuy nhiên ko ai từ chối uống 100g vodka, đó đương nhiên là 1 công cụ quan trọng để nâng cao sĩ khí và nhờ nó chúng tôi chờ trời sáng trong tâm trạng hoàn toàn khác. Cảm giác tồi tệ của tôi có vẻ đã biến mất khiến mọi thứ dễ thở hơn, thậm chí tôi nghĩ mình có thể đánh 1 giấc ngắn độ 20 - 25 phút.

Tôi thức giấc ngay khi tảng sáng, lúc đó có 1 trận pháo kích ngắn của bọn Fritz. Ngay sau đó 1 giao liên lao tới chỗ tôi hét: "Đại đội trưởng chết rồi!" Dù chưa kịp tỉnh táo hẳn nhưng tôi vẫn lệnh cho tay giao liên chạy gấp quanh các tuyến hào để thông báo cho mọi người biết tôi sẽ nắm quyền chỉ huy đại đội và chỉ định trung đội trưởng súng máy, thượng uý Sergeev, làm đại đội phó. Điều đầu tiên khiến tôi đau đầu là giờ đây tôi ko chỉ phải chỉ huy các shtrafnik mà còn cả các bạn tôi, các trung đội trưởng. Vì 1 số lý do tôi lập tức nhớ tới lời viên trung uý già Parshin, đại đội phó hồi còn ở Học viện, nói với đám trung uý mới tốt nghiệp chúng tôi. Tôi còn nhớ rõ từng lời ông nói: "Các bạn phải biết cách yêu cầu mọi người tuân lệnh. Làm việc này 1 cách kiên quyết, đúng đắn và hợp lý. Đó là phẩm chất chính của 1 chỉ huy thực sự. Hãy luôn tỏ ra uy quyền và kiểm soát người khác, nếu 1 viên chỉ huy mất kiểm soát, dù là chỉ trong khoảnh khắc, thì nên được thay thế bởi 1 người dưới quyền." Tôi vẫn ghi nhớ lời ông trong cuộc xung phong tiếp theo và trong suốt 40 năm quân ngũ, thật là 1 lời khuyên sáng suốt.

Khi tôi còn chưa kịp nghĩ ngợi thấu đáo mọi việc thì bất thần Katyusha và pháo khai hỏa! Những tiếng nổ bao trùm các tuyến hào Đức với mật độ cực kỳ tập trung khiến tôi tràn ngập trong 1 cơn sóng vui mừng. Tôi nghĩ mình đã thiếu tự chủ trước tai nạn của đại đội trưởng, 1 biểu hiện yếu đuối, vì vậy tôi hơi xấu hổ. Khoảng 15 phút sau trận pháo kích kết thúc bằng 1 loạt Katyusha dữ dội. 1 lần nữa phải nhắc lại tôi đã phấn khích thế nào khi những quả tên lửa bay qua đầu như những ngôi sao chổi rồi rơi xuống vị trí địch nổ tung, làm bốc lên những cột lửa và khói bụi khổng lồ. Chẳng còn nhìn thấy gì trong cơn bão lửa và sắt thép đó mặc dù chúng nổ rất gần, chỉ cách chỗ chúng tôi độ 150m. Ngay sau loạt Katyusha cuối cùng là những loạt đạn vạch đường màu đỏ rạch ngang bầu trời, ai đó phía sau hét: ?oTiến lên!? trước cả khi tôi có thời gian bắn 1 loạt pháo hiệu đỏ. Tôi thậm chí còn chưa nạp đạn vào khẩu súng bắn pháo hiệu! Tự nguyền rủa mình vì sự chậm trễ, tôi nhảy lên khỏi hào và nhìn thấy đại đội phó mới được chỉ định của tôi, trung đội trưởng súng máy Sergeev. Gần như cùng lúc với anh, dù chưa hề có định ước trước, toàn đại đội đều đứng lên khỏi hào. Tôi nhìn thấy mọi thứ rất rõ với tư cách mới lạ là đại đội trưởng, đứng cách hào vài mét để đảm bảo rằng mọi người đều tham gia xung phong. Đáp lại những tiếng hô thúc giục của các trung đội trưởng: ?oVì Tổ quốc! Vì Stalin!? các shtrafnik bất thần đồng loạt hô ngay khi đang xông lên: ?oVì bọn công tố viên xxxxxx!? Hình như họ coi các công tố viên chính là kẻ chịu trách nhiệm về tất cả những nỗi khổ sở của họ!

Tôi nhìn về phía trước và chạy lên nhập vào hàng quân xung phong. Được khoảng 50m thì bất đồ có gì đó nổ tung dưới chân nhiều lính ta, những đám khói bụi tung lên và quân ta ngã xuống hết người này đến người khác. Tôi nhìn thấy rõ chân của xạ thủ súng máy Pushkin nổ tung, 1 bánh xe súng máy bay lên trời và ko thể hiểu điều gì đang xảy ra. Người ta đã nói với chúng tôi rằng ko có bãi mìn, nhưng trông đúng như thể quân ta đang đạp phải mìn! Rồi tôi cũng nhận ra đó là những phát đạn giống như của súng phóng lựu Panzerfaust bắn ra từ thứ vũ khí mới gì đó có độ chính xác cao. Chắc đây là lý do chúng ko cần đặt mìn trước tuyến phòng thủ.

Mọi việc quá bất ngờ khiến tôi mất tự chủ 1 lúc, nhưng ngay sau đó tôi hiểu rõ những quả đạn ko bao giờ bắn 2 lần vào cùng 1 chỗ và chạy tới những nơi đã từng bị bắn trúng. Tôi chạy qua rất nhiều người bị bắn, thấy họ vẫn còn tỉnh và đang cố cầm máu, những dải băng quấn quanh chân họ đẫm máu trông thật đáng sợ. Tôi chạy ra phía đầu hàng quân mà ko kêu lên 1 mệnh lệnh nào hết, đó là điều vô ích. Tôi chạy về phía trước ko phải để lôi kéo người của mình theo mà là để thoát khỏi khu vực nằm dưới tầm đạn địch. Tất cả những người chưa bị thương đều cố lao tới chiến hào Đức, kết liễu những tên Fritz còn sống sót sau trận pháo phủ đầu đang định chống cự. Chúng tôi ko để tên Đức nào sống sót. Với 1 hàng quân thực sự chỉ còn rất mỏng, quân ta xông tiếp vào tuyến hào thứ 2 vì nó ở rất gần. Tôi ko cảm thấy sợ chút nào, chỉ có khao khát chiến thắng. Hình như pháo binh ta ko chỉ bắn cực kỳ chính xác vào tuyến hào đầu của bọn Đức mà cả tuyến 2 khiến cho trận chiến giáp lá cà ở đây diễn ra ngắn ngủi. Vài chỗ trong tuyến hào thứ 2 này thực sự bị lấp đầy bằng xác bọn Nazi. Chúng tôi có thể thấy thấp thoáng bọn Đức đang bỏ chạy ở xa phía trước, George Sergeev và các tay súng máy khác nã vào chúng những loạt đạn chính xác. Tôi nhận thấy đại đội chỉ còn rất ít người, vì vậy tôi dừng quân và hạ lệnh tất cả tập hợp. Khi điểm quân tôi như muốn khóc. Ivan Karasev và trung đội trưởng súng trường chống tăng mất tích trong khi George Sergeev đang đứng dựa vào khẩu súng máy với 1 chân băng bó.

Chỉ còn Fedor Usmanov và tôi là ko hề hấn gì, có lẽ chúng tôi chia sẻ số phận cùng nhau, cả 2 vừa trở về từ bệnh viện sau khi bị thương nặng. Sergeev nói vết thương của anh ta ?ochỉ là trầy da? và ở lại. Chúng tôi chỉ còn 15 người, 1 con số quá nhỏ so với hơn 100 người đã nhảy khỏi hào khi bắt đầu xung phong! Gần 9/10 quân số đã bị loại khỏi vòng chiến, tôi ko biết trong đó có bao nhiêu người chết! Phần lớn thương vong là tại nơi bọn Đức đã dùng thứ vũ khí gì đó mới chống lại quân ta. Tôi thấy các shtrafnik đang huýt sáo gọi đồng đội và ánh mắt họ đầy vẻ căm giận.

Chúng tôi đã thọc sâu được vào tuyến phòng ngự Đức 1,5km và ko thấy có quân địch trước mặt. Tôi quyết định đại đội cần phát huy chiến quả và ra lệnh: ?oTiến lên!?. Tuyến hào thứ 3 còn xa hơn tôi tưởng, sau khi tiến hơn 1km chúng tôi mới thấy nó, chúng tôi vui mừng vì quân địch ở đây khá yếu và chỉ bắn loạn xạ bằng súng cá nhân. Địa hình tại đây có nhiều khe hốc và lùm bụi nhỏ cho phép chúng tôi di chuyển nhanh từng quãng ngắn để tập trung tại tuyến xuất phát xung phong mà tôi chỉ định cạnh 1 cái cây đứng cô độc và 1 bụi cây lớn. Khi tất cả đã đến được tuyến xuất phát thì bọn Đức hoàn toàn mất dấu chúng tôi và ngừng bắn, hoặc có lẽ chúng đang chuẩn bị đẩy lui cuộc tấn công và đơn giản là đang chờ chúng tôi chồm dậy.

?oBất ngờ? là 1 cái gì đó rất hiếm khi dẫn tới 1 kết quả tốt đẹp trong chiến tranh! Tuy nhiên ?obất ngờ? chúng thôi nghe thấy tiếng động cơ của 1 đàn máy bay, những chiếc Shturmovik đang tới. Tôi lập tức nhớ rằng giờ ko phải là buổi sáng và các mục tiêu ko được đánh dấu rõ ràng như trên sa bàn ở học viện. Khẩu súng bắn pháo hiệu của tôi đã được nạp đầy đạn, các chỉ huy cấp dưới bao giờ cũng mang theo 1 túi đầy pháo hiệu, vậy là tôi bắn 1 loạt pháo hiệu về phía chiến hào Đức. Cánh phi công làm việc rất tuyệt, họ hiểu ý ngay và 1 loạt tên lửa phóng tới làm nổ tung tuyến hào Đức, thêm vào đó, cánh phi công chào mừng bọn Đức bằng những loạt đại liên. Khi bọn Đức còn chưa kịp lấy lại tinh thần sau cuộc tấn công của những chú ?ochim cắt Đỏ? là thời điểm tốt nhất để bắt đầu xung phong với toàn bộ phần còn lại của đại đội. Chúng tôi nhanh chóng vượt qua khoảng cách 50 ?" 60m tới tuyến hào Đức, quẳng lựu đạn vào rồi lao theo ngay sau tiếng nổ, kết liễu những kẻ sống sót. Lính súng máy cũng làm việc quá tốt khiến trận đánh giáp lá cà đã ko xảy ra vì chúng tôi đã giết sạch quân địch. Chúng ko cố chống cự, vài tên thậm chí đã ném vũ khí và giơ tay hàng nhưng chúng tôi ko dung tha, giết sạch cả những tên đã bị thương. Chúng tôi ko muốn chúng sống sót để phải giải về tuyến sau. Sự tàn bạo đó là có lý do và sau này được chứng minh là đúng trong những trận đánh tiếp theo. Chúng tôi đã trả giá đắt vì tha cho bọn Đức bị thương trong trận đánh vượt sông Oder, nhưng tôi sẽ kể chuyện này sau.

Nhảy được vào tuyến hào Đức xong, tôi ra lệnh củng cố tuyến hào mới chiếm được này nhằm đẩy lui các cuộc phản công có thể xảy ra. Sau đó tôi nhận thấy có 2 lính thông tin shtrafnik đang kéo dây liên lạc tới, lòng thầm cảm ơn tay chỉ huy thông tin tiểu đoàn, tất nhiên, đó là anh chàng Valery Semykin xuất sắc. Anh ta đã làm tất cả những gì tốt nhất để thiết lập hệ thống liên lạc trong tiểu đoàn. Ngay sau đó tôi báo cáo với tiểu đoàn phó, trung tá Aleksey Filatov. Tiểu đoàn có 2 phó, cả 2 đều là trung tá và đều tên là Filatov, 1 người là Aleksey, người kia là Mikhail, vì vậy chúng tôi thường gọi họ là cặp sinh đôi. Tôi báo cáo vị trí và lực lượng còn lại, ngoài các tay tiểu liên tôi còn 2 đại liên, 1 súng trường chống tăng và 2 trung liên nhưng gần hết sạch đạn. Chúng tôi cũng thu được của bọn Đức 1 số tiểu liên còn đầy đạn và 2 súng máy, số lựu đạn sau khi kiểm đếm cũng còn rất ít, chỉ 2 quả lựu đạn chống tăng và độ chục quả lựu đạn chống bộ binh. Thật khó mà đẩy lui được 1 cuộc phản công của bọn Đức.

Filatov nói chúng tôi đã chiếm được tuyến 2 của 1 khu vực phòng thủ cấp tiểu đoàn địch và chúc mừng tôi vì thắng lợi. Ông cũng khích lệ tôi bằng thông tin tôi sẽ sớm nhận được quân tăng cường, nhưng phải giữ vững được 2 ?" 3h nữa. 1 thông tin tốt khác là đại đội trưởng, đại úy Matvienko ko chết mà chỉ bị thương nhẹ vì sức ép, ông đang ở trạm phẫu tiểu đoàn và ko chịu chuyển đi đâu nữa hết. Tuy nhiên tôi được lệnh tiếp tục làm đại đội trưởng vì Matvienko đã được đề bạt làm tiểu đoàn phó thay thế ông Filatov kia. Ông ta đã rời tiểu đoàn trừng giới để làm chỉ huy cao cấp hơn trong 1 đơn vị bình thường. Tôi được chính thức chỉ định làm đại đội trưởng đại đội tiểu liên. Nhân đây tôi cũng nói thêm là Baturin ko bao giờ nói chuyện với các đại đội trưởng khi đang chiến đấu, lúc đó tôi bao giờ cũng phải nói chuyện với các tiểu đoàn phó hoặc tham mưu trưởng tiểu đoàn.

Vừa kịp kết thúc cuộc đàm thoại thì lính cảnh giới báo có 2 xe tăng và bộ binh địch đang tiến về phía chúng tôi từ phía chiến tuyến Đức. 2 quả lựu đạn chống tăng giờ đây thực sự là của quý, chúng tôi sẽ phải dùng chúng thật hiệu quả! Thật may là chỉ có 2 chiếc tăng. Chúng tôi chỉ phòng thủ 1 khu vực rất nhỏ trên tuyến hào. Chúng tôi có thể nghe thấy tiếng súng bên tay trái, có lẽ 1 đơn vị bạn cũng đang tấn công hoặc phòng thủ nhưng chúng tôi ko có liên hệ nào với họ. Cánh phải hoàn toàn hở. Hở sườn luôn dẫn tới tình thế vô cùng nguy hiểm cho bất kỳ đơn vị nào, với chúng tôi điều đó còn đúng hơn nữa. Vấn đề chính với chúng tôi bây giờ là ko được để cho bọn Đức vòng qua. Khi binh lính nhận ra có khoảng 1 trung đội bộ binh Đức tiến tới cùng 2 xe tăng, họ hiểu ngay điều gì sắp xảy ra dù chưa có mệnh lệnh nào. Tất cả shtrafnik đều có kinh nghiệm chiến đấu ở cấp sĩ quan mặc dù trong trận đánh này họ chỉ là lính trơn. Tôi ra lệnh mang cả 2 quả lựu đạn chống tăng tới rồi lệnh cho 1 shtrafnik to khỏe đứng cạnh để chịu trách nhiệm ném khi cần. Nhóm 2 người sử dụng khẩu súng trường chống tăng có người dẫn đầu chính là Buslaev, người đã hạ xe tăng Đức bằng khẩu súng này trong trận đánh ở cánh trái đầu cầu Narev. Toàn bộ các xạ thủ súng trường chống tăng khác đã hi sinh tại nơi bọn Đức bắn vào chúng tôi bằng thứ vũ khí bí mật mới siêu chính xác, chỉ huy của họ, thiếu úy Karasev cũng hi sinh tại đó.

May mắn thay, sau này tôi mới biết các sĩ quan đều chỉ bị thương và trở về tiểu đoàn sau vài tháng điều trị. Mặc dù tình thế đang hiểm nguy nhưng đầu óc tôi vẫn lấn bấn tìm lời giải cho thiệt hại nặng nề trước tuyến hào Đức đầu tiên. Càng ngày tôi càng thấy tất cả các điểm đều giống như 1 bãi mìn bình thường. Ký ức về trường hợp tệ hại của bản thân vẫn còn tươi mới. Tuy nhiên tôi cố loại bỏ suy nghĩ đó, các công binh chiến đấu đã nói ko hề có mìn! Cho đến tận cuối chiến tranh tôi vẫn còn buồn bực vì ý nghĩ đó và bị tra tấn trong sự nghi ngờ. Tôi có làm gì sai trong thiệt hại nặng nề đó ko? Tôi ko thể cảm thấy bình yên. Nhưng 6 tháng sau đó, đại tá Baturin đã tiết lộ bí mật cho tôi.

Chuyện đó xảy ra vào bữa tiệc mừng Chiến thắng của tiểu đoàn, trong Ngày Hòa bình Đầu tiên, sau khi Baturin tỏ ra thoải mái vì nốc khá nhiều vodka. Ông nói riêng với tôi rằng đại đội bị cố tình cho tấn công qua bãi mìn theo lệnh của tướng Batov. Tôi nghĩ, và điều này ko phải ko có lý do, rằng việc này phải có sự đồng ý của Baturin. Baturin cố gắng thanh minh rằng loại mìn gài tại đây ko thể gỡ được nhưng tôi ko tin chút nào, sau này Batov cũng kể trong hồi ký quân ta đã chịu tổn thất rất nặng tại khu vực đó của đầu cầu. Tất nhiên quyết định đó ko chỉ thiếu kinh nghiệm mà phải nói là ngu ngốc, tôi ko tin người ta có thể ngu đến thế, đặc biệt là khi đã có 1 vị trí rất cao, cũng như ko thể tin rằng người ta có thể hèn hạ và thiếu tư cách như vậy. Để giành được chiến thắng Batov đã giải quyết vấn đề ko thể gỡ bãi mìn bằng cách đơn giản là ra lệnh cho các shtrafnik xông qua đó. Chúng tôi bị lùa vào như gia súc, như 1 thứ phế phẩm mặc dù tất cả đều là các sĩ quan quý giá đã kinh qua chiến đấu, lẽ ra họ có thể tham chiến với tư cách là các sĩ quan góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh cho 1 đơn vị cỡ Tập đoàn quân 65.

Những suy nghĩ này đã làm tôi xao lãng đôi chút khi chặn đánh cuộc tấn công của quân thù. Rõ ràng là 1 chiếc tăng đang tiến thẳng về phía tôi, chiếc kia hơi chếch 1 chút về bên trái. Tôi giữ lại 1 quả lựu đạn chống tăng cho mình vì từng là người ném lựu đạn mẫu hồi ở học viện, quả kia đưa cho người lính đứng bên trái. Có 1 tuyến giao thông hào rất sâu dẫn từ bên cạnh chỗ tôi đứng về phía chiến tuyến Đức. Tôi lệnh cho nhóm xạ thủ súng trường chống tăng canh cả 2 chiếc tăng và nếu 1 trong 2 quả lựu đạn hạ được xe tăng thì phải tập trung bắn vào tiếp, hạ hẳn nó mà ko được quên chiếc kia. Như đã nói chúng tôi có loại súng trường chống tăng PTRS, tức là súng trường chống tăng Simonov với kẹp đạn 5 viên cho phép bắn liên tục mà ko cần nạp lại đạn sau mỗi phát, nòng súng dài làm tăng độ chính xác và sức xuyên giáp. Tôi có gợi ý cho xạ thủ bắn vào sườn và lưng xe tăng, nơi đó giáp yếu và có bình xăng cùng động cơ, tuy nhiên những lời gợi ý này ko cần thiết, xạ thủ súng trường chống tăng biết rất rõ tất cả những điều này.

Có lẽ bọn Đức vẫn hành động theo đúng chiến thuật tấn công cơ bản. Cách chiến hào quân ta chừng 50 ?" 60m bộ binh Đức từ sau xe tăng xông ra, đó là lúc các tay súng máy của Sergeev khai hỏa. Binh sĩ nổ súng chính xác, tiết kiệm đạn bằng cách bắn tiểu liên từng loạt ngắn hạ gục nhiều tên. Bọn Đức nằm rạp xuống trong khi xe tăng của chúng tăng tốc tiến về phía chúng tôi. Tôi nấp trong đường giao thông hào cách tuyến hào chính khoảng 15 ?" 20m, đó là 1 vị trí rất tốt, chỉ cách đường tiến của con quỷ thép chừng 10m. Có lẽ bọn lính tăng đã nhận ra quân ta trong hào nên chạy chậm lại, quay pháo sang hết bên trái rồi bên phải rà theo đường hào và bắn vào nhiều điểm, càng lúc càng gần tới vị trí thuận lợi cho tôi. Trong khoảnh khắc tôi đã có 1 cú ném chính xác cắt đứt xích chiếc tăng bằng quả lựu đạn. Tên lái tăng có lẽ cảm nhận được chiếc xe đã ko tuân theo sự điều khiển nên cố đánh lái mạnh sang trái, phía bên xích vẫn còn nguyên.

Tôi lại gặp may lần nữa, giống như nhiều lần khác trong suốt cuộc chiến. Với cú xoay, chiếc tăng đã phơi cả sườn phải lẫn lưng ra trước nhóm xạ thủ súng trường chống tăng và họ lập tức nã hàng loạt đạn xuyên giáp và đạn cháy vào lưng chiếc Panther khiến nó bùng cháy! 1 tên lính tăng cố thoát ra cửa nóc tháp pháo nhưng hắn bị 1 trận mưa những loạt tiểu liên quân ta phạt ngang sườn, bản thân tôi cũng bắn nhiều loạt tiểu liên vào hắn. Tên lính tăng Đức chết vắt mình trên cửa nóc, những tên khác trong tổ lái cố gắng mở cửa hậu và cũng rơi vào họng súng quân ta, cùng chịu chung số phận với tên đồng đội. Khi tôi lo lắng quay sang chiếc tăng thứ 2 thì thấy nó cũng đã bị hạ nốt. Thật vui mừng vì cả tay shtrafnik đã ném quả lựu đạn chống tăng thứ 2 và nhóm xạ thủ súng trường chống tăng đều sẽ được nhận Huân chương Chiến tranh Vệ quốc theo đúng những gì được ghi trong quy chế tặng thưởng Huân Huy chương, họ cũng sẽ được phục chức dù ko bị thương. Cùng lúc đó tôi nhận ra là mình cũng sẽ được thưởng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc vì hạ được xe tăng! Đó sẽ là dấu chấm hết cho bí mật nhục nhã mà tôi đã giấu gia đình và người yêu về tấm ảnh chụp với Huân chương của người khác.

Cùng lúc đó những trên Fritz sống sót, chỉ có rất ít trong số chúng thoát được như vậy, bò trở lại hào, ko dám đứng lên chạy. Tôi ra lệnh ngừng bắn để tiết kiệm đạn đề phòng bọn Đức mở đợt tấn công khác. Cứ mặc cho chúng bò đi: ?oNhững kẻ sinh ra để bò sẽ ko thể thắng 1 cuộc xung phong!? Đó là nhái lại 1 câu thơ nổi tiếng của Gorky (*). Có lẽ lính của tôi ko nghe hoặc hiểu mệnh lệnh đó ngay vì thỉnh thoảng họ vẫn tiếp tục bắn vào những tên Đức đang bò về, chúng nằm bất động trên chiến địa như thể bị những viên đạn đóng đinh xuống đất. Dây thông tin vẫn hoạt động, tôi nhấc điện thoại báo cáo cuộc phản công đã bị chặn đứng và 2 xe tăng Đức bị hạ. Thay cho câu trả lời, tôi nhận được 1 thông điệp động viên từ tham mưu trưởng tiểu đoàn Kiselev cho biết quân tăng cường đã gửi đi rồi. Họ sẽ làm gì nếu bọn Nazi tấn công lần nữa?

Tôi gọi tay shtrafnik đã ném quả lựu đạn chống tăng thứ 2 và nhóm xạ thủ súng trường chống tăng 2 người lại, may thay tất cả họ còn sống, thậm chí ko hề bị thương. Tôi viết 1 báo cáo về hành động anh hùng trong chiến đấu của họ rồi bảo họ tới ban tham mưu tiểu đoàn vì họ đã chuộc xong tội lỗi bằng sự dũng cảm thực sự trong chiến đấu và xứng đáng được khen thưởng. Tuy nhiên tôi đã ngạc nhiên và vui mừng khi nghe cả 3 người nói họ từ chối dời trận địa, tay xạ thủ súng trường chống tăng khổng lồ thậm chí còn có vẻ bực mình: ?oSau này ai sẽ chăm sóc khẩu súng của tôi?? Những người khác cũng từ chối bỏ đồng đội vì những lý do ấm ớ tương tự.

Tất nhiên tôi sung sướng được nghe những điều đó. Nếu tôi có 1 đại đội đầy đủ hơn trăm người, cho 3 người đi sẽ chỉ làm sức mạnh đại đội giảm 3%. Nhưng sau ngần ấy thương vong, giảm đi 3 người, 3 tay lê như Hồng quân thường gọi thời Nội chiến, có nghĩa là giảm đi 20% sức mạnh đại đội! Chắc cũng phải có tầm 5 người nữa bị thương, giờ nói ra nghe thật khó tin, nhưng lúc đó ko phải ai bị thương cũng nói ra. Tôi đã phải gửi về tuyến sau nhiều người bị thương quá nặng mặc dù họ phản đối vì ko muốn có điều gì ko hay khác xảy ra với họ. Khi nào quân tăng viện tới hay tốt nhất là quân tới thay thế vị trí, tất cả chúng tôi sẽ cùng chia sẻ niềm vui. Chỉ có rất ít shtrafnik chưa từng đổ máu, và thực tế là phần lớn sĩ quan tin rằng các shtrafnik xứng đáng được phục chức và tưởng thưởng vì sự kiên cường và dũng cảm mà họ thể hiện trong các trận đánh.

Tuy nhiên, vào lúc đó thì niềm vui của tôi vẫn còn quá sớm. Trung úy Mirny, Ctrị viên đã chiến đấu cùng chúng tôi ở cánh trái đầu cầu và được mọi người tôn trọng vì lòng dũng cảm, tới cùng với lực lượng tăng cường. Anh ta rất hiểu công tác tư tưởng trong binh sĩ được quyết định bằng thực tế trên chiến trường chứ ko chỉ bằng những bài diễn văn xáo rỗng ở hậu phương. Politruk của chúng tôi có vẻ buồn, anh biết mình mang tới tin xấu trên tờ lệnh của Baturin. Chúng tôi phải giao vị trí cho 1 tiểu đoàn bộ binh và lãnh trách nhiệm bảo vệ cánh phải của họ chứ ko được rút ra! 

Rõ ràng 1 tiểu đoàn bộ binh với hơn 200 quân sẽ có 1 quãng thời gian dễ dàng khi phòng thủ khu vực này hơn là 1 nhúm 20 shtrafnik vừa phải đánh chiếm vừa phải ngăn chặn các đợt phản công có xe tăng hỗ trợ của bọn Đức. Chúng tôi cảm thấy khó chịu vì phải giao lại vị trí đã phải đổi bằng vô số máu và mạng sống cho 1 đơn vị khác, nhưng đó là số phận của chúng tôi. Lệnh là lệnh. Viên đại úy chỉ huy tiểu đoàn bộ binh lên thay vị trí cho tôi xem cả trên bản đồ lẫn thực địa khu vực mà chúng tôi sẽ phải bảo vệ. Tuy nhiên trong giọng điệu và thái độ của anh ta tôi cảm nhận được suy nghĩ của anh ta về chúng tôi, sự kính trọng của anh ta với kết quả chúng tôi đã đạt được. Từ lời viên đại úy tôi hiểu chúng tôi sẽ ở trong tình trạng phòng ngự 1 thời gian dài, đó cũng chính là lúc tôi cùng các shtrafnik hiểu rằng chỉ huy tập đoàn quân, tướng Batov, sẽ ko giải thoát cho bất kỳ shtrafnik nào trừ phi họ rửa sạch tội lỗi bằng máu hoặc mạng sống. Chúng tôi đã phải phòng ngự ở đó hơn 1 tháng, nhận thêm quân và mất đi nhiều người bạn trong đó có nhiều người theo quan điểm của tôi là hoàn toàn xứng đáng được cho ra khỏi tiểu đoàn trừng giới. Tuy nhiên đó chỉ là quan điểm của tôi trong khi Baturin và Batov có quan điểm khác.

Nhiều nhà nghiên cứu và nhà văn sau chiến tranh cố mô tả các shtrafnik như những kẻ ?ochịu tội chết?, các đại đội và tiểu đoàn trừng giới là những đơn vị ?osinh ra để bị tiêu diệt? trong chiến tranh. Tuy nhiên trong suốt thời kỳ tôi ở Tiểu đoàn Trừng giới Phương diện quân, giai đoạn ở đầu cầu Narev có lẽ là lúc duy nhất có thể chứng minh cho luận điểm chính yếu của các nhà văn hậu chiến đó. Bản thân các shtrafnik cũng có quyền nghĩ như vậy khi ở đầu cầu Narev.

Tôi ko có quyền phán xét về khả năng lãnh đạo cũng như các đặc điểm khác của tướng Batov nhưng các chỉ huy cao cấp như Nguyên soái Rokossovski, Zhukov và Nguyên soái Công binh Kharchenko đều đã chỉ ra các mặt mạnh và yếu của chỉ huy Tập đoàn quân 65, Pavel Ignatovich Batov. Họ chỉ rõ rằng Batov thiếu sự quan tâm thích đáng với công tác trinh sát và tình báo, thiếu chú ý đến 2 bên sườn. Tính tự tin thái quá của ông thường dẫn tới thương vong nặng nề và ko cần thiết. Tất cả những điều này có vẻ hơi lạ, kể cả với tôi vì tướng Batov, 2 lần Anh hùng Liên Xô, có 1 kinh nghiệm chiến trường khổng lồ. Ông từng chiến đấu trong Nội chiến Tây Ban Nha và tham gia Cuộc chiến Mùa đông 1939 ?" 1940. Tuy vậy còn 1 điều lạ hơn nữa là Batov đã trải qua suốt cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại với tư cách chỉ huy Tập đoàn quân 65, chưa bao giờ được thăng chức, Tập đoàn quân của ông cũng ko được nhận các danh hiệu như Cận vệ hay Xung kích. Tôi cho cũng là logic khi cả Baturin và Batov đều ko xứng đáng với danh hiệu Batya, nghĩa là Bố, của các shtrafnik dành tặng như với cựu chỉ huy Osipov, mặc dù cả 2 đều có tên nghe rất giống cái nickname nồng ấm kia.

Trở lại thời điểm đó, tôi ko có thời gian cũng như ko có quyền tranh cãi về mệnh lệnh của các cấp chỉ huy. Trong thời chiến, 1 người lính, 1 sĩ quan thậm chí 1 viên tướng cũng ko có quyền nghi ngờ mệnh lệnh từ cấp trên chứ đừng nói là chống lệnh. Mọi hành động bất tuân thượng lệnh trong thời chiến đều có thể bị xem là tội phản quốc. Có nhiều ví dụ về hành vi chống lệnh, đó chính là 1 số trong các shtrafnik bị tống đến chỗ tôi, và ko ai trong số đó từng được xem là có lý do chính đáng. Đó là lý do tôi ngậm miệng và khuyên Fedor Usmanov ko lan truyền những vần thơ bất mãn mà 1 shtrafnik viết về Baturin và Batov. Dưới đây là những lời cay đắng về viên chỉ huy tập đoàn quân của chúng tôi:

?oVới ông, shtrafnik chỉ là miếng ghẻ chùi chân!
Ông chỉ giải phóng cho những người
Bị thương hoặc bị xe tăng nghiền nát
Số còn lại ông tống vào chỗ chết chắc!?

Trong những ngày khó khăn tháng 10/1944 đó, chúng tôi phải tập trung mọi sự chú ý vào việc tái bố trí các tuyến hào mà bọn Đức bỏ lại, khiến chúng phù hợp với việc phòng thủ hướng ngược lại, tức là chống lại bọn Đức. Điều đó có nghĩa là chúng tôi phải chuyển vị trí các công sự nổi, thiết lập lại lưới lửa súng máy, đào hốc chứa lựu đạn và đạn, đào các tuyến giao thông hào mới và nhiều việc khác. Có hàng đống việc phải làm ngay, đầu tiên chúng tôi đã có đường dây điện thoại, đây lại là nhờ có thượng úy Valery Semykin, anh lại 1 lần nữa ở trong hào cùng với chúng tôi để tự tay làm. Các sĩ quan dưới quyền anh đều ở ban tham mưu phần lớn thời gian trong khi anh lại muốn ở cùng chúng tôi dưới hào!

Tôi đã kể rất nhiều chi tiết thực tế trong đời chiến binh vì nghĩ những kinh nghiệm này có lẽ, xin Chúa đừng để nó xảy ra, chỉ còn hữu dụng với những người nghiên cứu lịch sử các thế hệ sau. Người ta có thể học nhiều điều về cuộc sống tại mặt trận. Đó là lý do tôi sẽ nói những chi tiết thực tế khác. Trong việc củng cố trận địa, chúng tôi phải đào những cái hố, tối thiểu là mỗi tiểu đội 1 hố, cách tuyến hào chính 20 ?" 30 m để làm cầu tiêu. Bao giờ hố đầy thì lấp đất lại và đào hố khác.

Lúc này đã là cuối tháng 10, đêm ngày càng lạnh, thỉnh thoảng còn có băng giá, sương muối màu bạc vẫn còn đóng trên mặt đất và lá cỏ rất lâu sau khi trời sáng. Tại khu vực phòng thủ của tôi chỉ có 1 căn hầm duy nhất, giao liên của tôi đã tìm ra nó và tôi ở đó cùng người phụ trách văn thư của đại đội. Nhân đây tôi cũng nói thêm là văn thư của tôi ko phải shtrafnik mà là lính thường, tên là Malkin, viết rất đẹp và có thể nghĩ ra những câu chuyện hết sức vui vẻ hoặc kinh dị. Cậu ta ko bao giờ tham chiến mà chỉ ngồi trông đống giấy tờ của đại đội. Sau đó tôi mời 1 người bạn vốn là trung đội phó cũ của tôi cùng vào ở trong hầm. Binh lính đào 1 căn hầm khác cho đại đội phó George Sergeev, là các chỉ huy đại đội, tôi và Sergeev ko được ở cùng nhau để ko bị giết cùng lúc nếu bị pháo bắn trúng hầm. Đại đội tôi giờ ko bằng 1 trung đội, mỗi trung đội chỉ có 8 ?" 10 người, vì thế khu vực mà chúng tôi phải phòng thủ có vẻ quá rộng. Tuy nhiên ko lâu sau chúng tôi đã bắt đầu nhận được quân tăng viện. Sau vài ngày người ta đưa tới độ chục lính mới, đại đội giờ đã có quân số tương đương 1 trung đội, thật tốt là nhờ đó tuyến phòng ngự đã được củng cố.

Tuy vậy tôi ngã ngửa khi thấy 1 trong 2 người của nhóm xạ thủ súng trường chống tăng trong số đó, tôi đã đề nghị thăng thưởng và giải thoát cho anh ta khỏi tiểu đoàn trừng giới vì thành tích hạ xe tăng. Đây lại là 1 biểu hiện ?othận trọng? của kombat. Cả Baturin và các sĩ quan NKVD của ông ta đều theo dõi chúng tôi sát sao, họ biết ai là người bắn xe tăng và ai là người nạp đạn vào khẩu súng trường chống tăng, vì vậy họ quyết định chỉ người bắn hạ xe tăng mới có công còn người nạp đạn thì bị từ chối cho phục chức và thăng thưởng. Tay shtrafnik cảm thấy bị xúc phạm và tôi cũng vậy. Tôi cũng thấy xấu hổ vì đã hứa rằng người lính nào mẫn cán và dũng cảm sẽ được thăng thưởng và cho ra khỏi đơn vị trừng giới. Tôi cũng thấy xấu hổ thay cho kombat, người thậm chí ko hề đến gần mặt trận, đã ko tính đến quan điểm của tôi, quan điểm của người đại đội trưởng tại mặt trận, người phải trực tiếp dẫn dắt người của mình với những lời cam kết đó. Vậy là tôi bắt đầu biết cách quan hệ với tân kombat, tức là ko hứa hẹn điều gì tốt đẹp hết vì cả các shtrafnik và tôi đều phải chấp nhận là nó sẽ chỉ dẫn tới chuyện bực mình.

Các trận đánh tái củng cố đầu cầu đã qua. Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, tăng gần gấp đôi kích thước đầu cầu. Chuẩn bị cho cuộc tấn công mới là công việc hàng ngày ngay từ khi bắt đầu phòng thủ, công việc này hoàn tất khác với hồi chúng tôi phòng thủ ở Belorussia. Valery Semykin mang tới 1 bảng mã mới để liên lạc qua điện thoại, trong đó thay vì các con số thông thường tôi được nhận mật danh là ?oAlexander Nevski?, George là ?oGeorge Saakadze? còn Fedor Usmanov là ?oSalavat Yulaev? (**). Kiểu mật danh này thật ko bình thường nhưng nó mang lại 1 niềm vui nho nhỏ.

Quá trình phòng thủ đầu cầu Narev là phần tiếp theo quãng đời chiến trận của tôi.

(*) Câu thơ của nhà văn, nhà thơ Nga nổi tiếng Maxim Gorky (tên thật là A. M. Peshkov, 1868 ?" 1936) là: ?oNhững kẻ sinh ra để bò sẽ ko thể bay?.

(**) Các chỉ huy nổi tiếng trong lịch sử quân sự Nga, Gruzia và Bashkiria.

7
PHÒNG THỦ NAREV


Tôi sẽ cố mô tả vắn tắt những sự kiện tiếp theo tại khu vực phòng thủ của mình trên đầu cầu Narev vì bọn Đức ko có thêm hoạt động nào. Phòng thủ là việc ko có gì mới đối với tôi. Quân của Tập đoàn quân 65 cũng ko có hoạt động gì, có lẽ chỉ huy Tập đoàn quân, tướng P. I. Batov đã thỏa mãn với việc đầu cầu và danh tiếng của ông được phục hồi. Cùng lúc đó chỉ huy Phương diện quân cũng đang phải khôi phục tuyến thông tin liên lạc với các đơn vị hậu cần và chuyển các mệnh lệnh tới cho binh sĩ đã chịu thương vong nặng nề. Người ta sửa chữa tăng thiết giáp và các chiến cụ khác, tích lũy đạn dược các loại để chuẩn bị cho đợt tấn công quy mô lớn tiếp theo, đó sẽ là 1 trong những cuộc tấn công chiến lược quan trọng nhất trong cuộc chiến mà sau này được gọi là Chiến dịch Vistula ?" Oder. Vậy là 1 lần nữa chúng tôi chuyển sang thế phòng ngự. Sau cuộc tấn công thứ 2 với thương vong lên tới 80%, đại đôi tôi chỉ còn chưa bằng 1 trung đội, thậm chí kể cả sau khi nhận quân tăng viện mới tới.

Trong những ngày đầu xây dựng tuyến phòng thủ tại khu vực do đại đội phụ trách, kombat gọi tôi trên điện thoại. Bằng giọng nghiêm khắc ko cho phép bất cứ ý kiến ý cò gì, ông lệnh cho tôi thiết lập 1 CSP, tức là cứ điểm cấp đại đội. Mệnh lệnh quá bất ngờ và ngớ ngẩn này khiến tôi chết điếng mất 1 lúc. Đây là kiểu bố trí phòng thủ cấp đại đội chỉ phù hợp với 1 đại đội có tối thiểu 3 trung đội với quân số gần với chuẩn biên chế. Trong 1 CSP, 2 trung đội sẽ ở tuyến hào đầu còn trung đội thứ 3 sẽ là thê đội 2. Theo cách này các CSP tạo thành trụ cột cho tuyến phòng thủ với chiều sâu lớn hơn nữa của cả tiểu đoàn với 3 đại đội. Trong khi đó chúng tôi thậm chí chưa có nổi 1 đại đội chứ đừng nói tiểu đoàn! Với lực lượng nhỏ bé của mình tôi ko thể thiết lập 1 CSP mà ko làm lực lượng trên tuyến hào đầu trở nên quá yếu, dù sao nó cũng đã quá mỏng rồi. Tôi nói tất cả những điều đó với Baturin, nhắc ông qua phone rằng tôi chỉ có thể thực thi mệnh lệnh nếu có thêm ít nhất 2 trung đội đầy đủ nữa hoặc nhận được đủ quân để thay thế số thương vong. Tôi hiểu rằng câu trả lời đó sẽ làm chỉ huy của mình ko bằng lòng, đó là nói theo cách nhẹ nhàng nhất, nhưng cái tính tôi nó thế.

Đúng như tôi đoán, trung tá trả lời với giọng the thé đầy giận dữ, dọa sẽ rút lại đề cử tôi cho chức đại đội trưởng. Tôi biết rõ rằng trước khi mình được chỉ định làm đại đội trưởng thể nào cũng phải có lệnh được ký chính thức từ cấp Phương diện quân, nhưng kombat cũng có thể hủy bỏ nó dễ dàng. Tuy nhiên khi đó tôi đã quá sôi tiết nên chỉ hỏi lại tôi sẽ phải trao lại quyền chỉ huy đại đội cho ai. Sau 1 quãng im lặng nặng nề kéo dài, Baturin nói với giọng giận dữ: ?oCứ chỉ huy đại đội tiếp đi! Tôi sẽ tính sổ với cậu sau!? Và 1 lần nữa, cứ như có 1 con quỷ trong người tôi, thay vì câu trả lời được mong muốn ?oRõ, thưa đồng chí trung tá!? tôi lại đáp trả thế này: ?oĐến đây, ra chiến hào này này, ông có thể tính sổ với tôi ở đây, ngay tại chỗ!? Baturin chưa từng có mặt tại các chiến hào tiền tiêu, ông ta mất hết bình tĩnh và gần như gào lên: ?oTôi tự biết tôi đang ở đâu và đi đến đâu!? Cuộc đàm thoại kết thúc.

Đại đội trưởng cũ thiếu tá Matvienko, giờ đã là tiểu đoàn phó, sau đó hỏi tôi: ?oSao cậu cứ kiếm thêm rắc rối thế? Đáng lẽ chỉ cần nói ?oVâng? rồi muốn làm gì thì làm!? Thế đấy, tôi phải thú nhận là chưa bao giờ có cái gọi là ?osự từng trải? kiểu đó! Mãi sau này tôi mới biết Baturin mới chỉ qua 1 khóa học chiến thuật ngắn hạn trước khi trở thành sĩ quan Ctrị rồi về tiểu đoàn tôi. Chắc ông ta đã học về CSP tại đó. Sau này, ngay trong lần đầu ông ta định chứng minh kiến thức về chiến thuật của mình, 1 thượng úy trẻ đã bất ngờ bóc mẽ mớ kiến thức về thiết lập phòng ngự của ông. Như tôi đã biết từ sớm, tân kombat nhớ rất tốt những điểm xấu. Trong nhiều tình huống suốt cả cuộc chiến tôi đã cảm nhận được sự soi mói của ông với mình, chính xác là tới tận khi chiến tranh kết thúc.

Trong khi đó, kombat đã được nhận Huân chương Bogdan Khmelnicky hạng nhất, có lẽ là cho ?onhững chiến dịch thành công? để khôi phục 2 cánh đầu cầu. Sau khi ông ta biết được Huân chương Bogdan Khmelnicky hạng 2 và Huân chương Alexander Nevski kém danh giá hơn, ông đã đề cử các huân chương này cho tất cả sĩ quan. Philip Kiselev kể điều này cho tôi và chúng tôi bắt đầu viết đề cử cho các trung đội trưởng. Chúng tôi đề cử George Sergeev Huân chương Alexander Nevski, Fedor Usmanov Huân chương Bogdan Khmelnicky hạng 2. Baturin bắn tin cho tôi rằng tôi cũng sẽ được đề cử Huân chương Alexander Nevski.

Vậy là tôi buộc phải kể cho Philip câu chuyện ngu ngốc về bức ảnh ?ongười sĩ quan với 2 huân chương chiến trận? và nhờ cậu ta nói với kombat cho tôi Huân chương Chiến tranh Vệ quốc, hạng nào cũng được, và tôi đủ điều kiện nhận nó vì đã hạ được xe tăng. Khi Baturin nhận được các đề cử tặng thưởng huân chương, ông đã từ chối ký bản dành cho tôi trong thời gian dài vì nếu làm thế cấp dưới là tôi sẽ nhận được phần thưởng cao hơn ông! Sau này Philip Kiselev kể cho tôi là cả Filatov và Matvienko đều ủng hộ đề cử tặng thưởng huân chương cho tôi, tôi cũng biết Philip đã kể cho Baturin chuyện tôi chụp ảnh với huân chương của người khác lúc ở bệnh viện. Nói ngắn gọn, cả 3 người họ đã phối hợp gây áp lực buộc kombat ký giấy đề cử. Baturin tự tay sửa đề cử Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất thành hạng 2 và kèm thêm 1 câu chua cay: ?oAnh ta ko thể xin tấm huân chương đó được mà phải kiếm lấy nó.? Cứ theo lời ông ta thì tôi đã ko thắng cuộc đấu tay đôi với chiếc xe tăng Đức ko bằng.

Khi tôi nghe được điều này, tôi hiểu rằng quan hệ công việc và cá nhân với kombat sẽ chỉ ngày càng xấu đi mà thôi. Tuy nhiên, tôi cũng đã nhận được Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng 2, và ko phải bản thân Baturin mà là tham mưu trưởng, thiếu tá Kiselev trao nó cho tôi. Cuối cùng, sự xấu hổ vì chụp ảnh với huân chương của người khác cũng đã được gỡ bỏ, chuyện này đã đầu độc các mối quan hệ và tra tấn lương tâm tôi trong nhiều tháng. Mặc cho mối quan hệ ngày 1 căng thẳng với kombat, tôi vẫn cảm thấy cực kỳ thỏa mãn. Ngay cả sự thiếu tiện nghi và vô số vấn đề khác của cuộc sống trong chiến hào phòng thủ cũng có vẻ ko còn quá kham khổ.

Tuy nhiên, tình hình tiếp tế đã trở nên hết sức tồi tệ, có lẽ vì các căn cứ hậu cần Phương diện quân chưa di chuyển theo kịp. Khẩu phần được nhận còn lâu mới gọi là đủ mặc dù đang phòng thủ nên chúng tôi ko phải tấn công, hành quân đến kiệt sức, xung phong hay trườn bò. Vậy là lính tráng quay lại với phong tục tiền tuyến là chia tất cả bánh mì, đường và mọi thứ đồ ăn khác có được. 1 người lính được lệnh chia bánh mì và đường thành những phần chênh lệch nhau, sau đó tiểu đội trưởng hay ai đó được chỉ định sẽ quay lưng anh ta lại, lấy mũ bịt mắt trong khi 1 người khác chỉ tay vào từng phần chia mà hỏi: ?oAi sẽ nhận phần này?? Anh chàng bị bịt mắt ko thể nhìn thấy các phần chia sẽ nói tên từng người và thế là đồ ăn được chia cho tất cả theo lời anh ta. Chẳng bao giờ có chuyện cãi lộn hay đánh nhau vì có người nhận được phần hơn vì các chỉ huy trung và đại đội chúng tôi cũng ăn cùng lính ở bếp dã chiến, tôi yêu cầu tất cả sĩ quan đều phải làm như vậy và nó trở thành thói quen rất nhanh. Tuy vậy chúng tôi chỉ chia khẩu phần phụ dành riêng cho sĩ quan giữa các sĩ quan với nhau. Ko có cơ hội kiếm thêm thức ăn từ thiên nhiên vì lúc này đã là cuối thu và sau đó thời tiết chuyển mùa đông rất nhanh. Chúng tôi chẳng kiếm được thứ gì ăn được trong rừng còn dân địa phương thì ko thấy ở đâu quanh đây. Trên tất cả những điều đó, chúng tôi có 1 vấn đề khác mà ko sao quen nổi, nó cực kỳ khó chịu.

Do đã chớm đông nên mọi người được phát mũ ấm, ai ko có áo choàng thì được phát áo choàng, các sĩ quan được nhận đồng phục mùa đông. Chúng tôi đặc biệt sung sướng vì được nhận áo trấn thủ da cừu. Cả binh lính và sĩ quan cuối cùng cũng được thay quần áo lót mới. Người ta ko cấp phòng tắm hơi dã chiến dù điều này đã được thực hiện ở Belorussia, vì thế chẳng ai có cơ hội tắm rửa trong thời gian dài. Có lẽ vì thế, hoặc vì quần áo lót và quân phục chưa được khử trùng trước khi phát, hoặc vì những thứ bọn Đức bỏ lại trong hào mà chúng tôi sớm bị tấn công bởi 1 kẻ thù khác: côn trùng. Nói cho ngắn, tất cả quần áo quân ta đều đầy rận.

Tôi gửi yêu cầu cấp phòng tắm hơi nhưng chẳng được ai ở ban chỉ huy tiểu đoàn nghe. Tuy thế chúng tôi lại được nhận 1 số lượng lớn quá mức cần thiết thuốc trừ sâu dạng bột, thứ chất diệt côn trùng phổ biến nhất thời đó. Chúng tôi đơn giản là rắc thứ bột này xuống dưới cổ áo và những chỗ có lông trên cơ thể. Cách này ko được dễ chịu cho lắm nhưng vài ngày sau chúng tôi đã có thể giũ những xác chết "quân thù" ra khỏi ủng và quần áo. Ko may là chúng sinh sản còn nhanh hơn số chết. Thật chẳng vui vẻ gì khi nói về chuyện này, lại còn viết ra nữa, nhưng tôi đã quyết định ko giấu điều gì trong hồi ký của mình!

Rút cục người ta cũng gửi tới 1 phòng khử trùng dã chiến đặt tại 1 thung lũng ko xa chiến hào, tên lóng kiểu lính tráng là máy giết rận. Vì chưa nhận được bộ phân phục thứ 2 để thay đổi nên binh lính phải cởi hết đồ để đưa vào máy và đứng chờ ngay ngoài trời lạnh với độc quần lót mặc trên người! Cánh sĩ quan chúng tôi giao cả những chiếc áo trấn thủ da cừu mà ko biết rằng chúng sẽ bị co rút lại khi bị máy xử lý trong nhiệt độ cao! Tuy vậy chúng tôi ko tiếc lắm vì ai cũng nghĩ những chiếc áo trấn thủ chính là 1 trong những lý do dẫn tới tình trạng rận rệp. Nhìn chung việc này đã giảm đáng kể tình trạng rận tấn công nhưng ko diệt trừ được hoàn toàn. Chúng tôi chỉ thoát khỏi giống côn trùng ký sinh này khi mùa đông tới, may thay năm đó mùa đông tới rất sớm. Đầu tháng 12 chúng tôi rời tiền tuyến rút về tuyến sau nhận quân thay thế. Chỉ tại đây, sau hàng loạt cuộc khử trùng, cạo lông toàn thân, tắm hơi tại cả nhà tắm dã chiến lẫn nhà tắm của dân, cuộc chiến chống côn trùng mới giành thắng lợi hoàn toàn. Tôi phải nói rằng người có đóng góp quyết định vào chiến thắng này là bác sĩ tiểu đoàn, Stepan Petrovich Buzun. Ông có được loại xà phòng K nổi tiếng diệt côn trùng rất hiệu quả, chỉ cần sát 1 lớp lên bề mặt da là xong, cách này được áp dụng trong thời gian dài. Dù sao chúng tôi cũng muốn thoát khỏi kẻ địch này 1 cách nhân đạo! Khi lại nhận được áo trấn thủ da cừu mới và sạch sẽ, chúng tôi đã sung sướng 1 lần nữa, nhưng chuyện này là mãi về sau.

Trở lại lúc chúng tôi vẫn còn ở trong các chiến hào, ngoài bọn rận chúng tôi còn phát ngán với bọn bắn tỉa Đức và những cuộc tấn công thăm dò tuyến phòng thủ thường xuyên xảy ra. Chúng thường bất ngờ pháo kích dữ dội, tiếp theo là 1 cuộc xung phong ngắn của bộ binh đôi khi lên tới cấp đại đội có thiết giáp yểm trợ. Trong 1 đợt tấn công như vậy tôi đã chứng kiến cuộc đấu giữa những khẩu pháo phòng ko bố trí ngay sau tuyến hào của tôi với xe tăng Đức. Những khẩu pháo bắn trực xạ rất chính xác khiến nhiều chiếc tăng bị hạ lập tức, số còn lại rút lui và cuộc tấn công của bọn Đức bị chặn đứng trước cả khi chúng tới gần được chiến hào quân ta. Sau vụ này tôi còn được chứng kiến rất nhiều cuộc đối đầu giữa pháo phòng ko với các mục tiêu mặt đất và chúng khiến tôi lúc nào cũng khâm phục họ. Các cuộc tiến công của bọn Đức có vẻ như chỉ để trinh sát nhằm phát hiện vị trí hoả lực ta và bắt tù binh mang về thẩm vấn.

Địch chẳng thu được kết quả nào tại khu vực trách nhiệm của chúng tôi nhưng tôi nghe đồn tại 1 số khu vực khác cố gắng của chúng đã thành công. Sau này tôi nghĩ việc ko chấp nhận thiết lập 1 CSP thực sự là điều tốt, nếu chỉ 1 phần cái đại đội gần như ko ra đại đội của tôi bố trí ở tuyến 2 thì ko biết ra sao. Chúng tôi có đủ hoả lực ngay trên tuyến đầu và bọn Đức chưa bao giờ đến gần được tầm lựu đạn. Tôi nghĩ bản thân Baturin cũng hiểu điều đó vì ko bao giờ ông ta còn đề cập đến vấn đề thiết lập CSP nữa. Ông ta cũng ko bao giờ kiếm được lúc nào để tính sổ với tôi dù chúng tôi vẫn nhận được quân bổ sung đều đều, giờ tôi đã có gần đủ 2 trung đội. Thượng uý George Vasilievich Razhev được chỉ định làm 1 trung đội trưởng trong đại đội, đó là 1 người vui tính và cởi mở, sau này chúng tôi còn phát hiện anh ta rất yêu rượu và đàn bà. Từ lúc này đại đội có sĩ quan chỉ huy các cấp toàn là thượng uý khiến cho cánh shtrafnik xuất thân Hải quân đặt cho biệt danh Đại đội Thượng uý.

Các trận pháo kích dữ dội thỉnh thoảng làm chúng tôi bị thương vong nặng. Người ta có thể bị giết hoàn toàn ko phải do ngu ngốc hay bất cẩn mà chỉ bởi bị đạn pháo hạng nặng rơi trúng hào hoặc những căn hầm sơ sài. Ko có rừng cây quanh đây khiến chúng tôi ko có gì để xây những căn hầm kiên cố hơn. Mỗi khi bị bắn trúng hầm hào chúng tôi thường phải đi thu nhặt từng mảnh vụn cơ thể đồng đội, trong 1 vụ như vậy trung đội trưởng mới được chỉ định George Razhev đã bị sốc sức ép nặng. Cậu ta ko nghe thấy gì mấy tuần liền nhưng từ chối rời tiền tuyến đi viện và vẫn chỉ huy trung đội mặc dù điếc đặc.

Tôi còn nhớ rõ cái chết của 1 shtrafnik tên là Kostya Smertin, cấp bậc trước đây của anh ta là trung hay đại uý gì đó, anh là 1 trong những lính quan sát của đại đội. Hôm đó tôi đang đứng cạnh anh ta trong hào để quan sát vị trí địch bằng ống nhòm. Tôi nghĩ mình đã phát hiện ra vị trí 1 tên bắn tỉa Đức được nguỵ trang rất tốt và cảnh báo Kostya về nó, dặn ko được ló ra khỏi hào vì chắc tên bắn tỉa đang rình bắn 1 trong 2 người chúng tôi. Dự đoán của tôi được chứng minh là đúng chỉ 1 giây sau, ngay khi ngồi xuống hào thì 1 viên đạn rít qua đầu tôi, vậy là tôi lại gặp may như vẫn thường xảy ra. Tôi ko kịp lệnh cho Smertin ngồi xuống, có lẽ anh ta muốn chớp thời cơ để nhìn xem tên bắn tỉa bắn ra từ đâu. Viên đạn thứ 2 bắn ra ngay sau phát đầu găm đúng giữa trán anh ta, phía trên lông mày 1 chút khiến anh từ từ sụp xuống đáy hào, ko phải ngã vật ra mà là ngồi xuống 1 cách rất nghiêm chỉnh. Đôi mắt anh ta nhìn lên và bắt đầu đảo lia lịa, đôi môi thều thào gì đó tôi ko thể hiểu nổi, gương mặt trở nên tái nhợt. Tôi quấn băng quanh vết thương rất nhỏ đó, máu ko chảy nhiều. Chúng tôi đã được học cách băng đầu và gọi nó là "mũ của Hippocrate". Đôi mắt đảo 1 cách kỳ lạ và những tiếng thều thào chấm dứt sau khoảng 1 phút, sau đó là 1 cơn co giật toàn thân rồi bất thần tất cả các cơ căng cứng lên và anh ta câm bặt. Vậy là anh ta đã chết, tôi vuốt mắt cho anh, người ko được may mắn như tôi.

Tôi cảm thấy rất tiếc cho anh vì 1 số lý do. Có lẽ vì tôi đã ko cảnh báo đủ mức, hoặc vì phút cuối cuộc đời anh đã diễn ra ngay trước mắt tôi. Tôi cũng ko nhớ nổi những lời cuối của anh. Tôi nhớ họ tên anh vì nó giống tên họ thời con gái của bà ngoại tôi, Smertina, nghĩa theo tiếng Nga là "con gái Thần Chết". Khi anh ta về trung đội tôi thậm chí còn thử tìm hiểu về gia đình anh xem chúng tôi có chút quan hệ họ hàng nào ko. Tuy nhiên bà ngoại tôi mang trong mình 1 chút dòng máu Khakassia và có khuôn mặt Châu Á điển hình với đôi mắt nhỏ sẫm màu và gò má cao trong khi chàng trai trẻ này lại là dân Yaroslavl với tướng mạo 1 người Nga thực thụ. Nhìn anh ta tôi tưởng tượng đến 1 hiệp sĩ Nga thời trung cổ. Đến tận bây giờ, tôi vẫn như nhìn rõ đôi mắt xanh của anh đảo rất nhanh, đôi môi trắng bệch cố nói với tôi những lời cuối cùng. Tôi đã nhìn thấy nhiều cái chết trong chiến tranh, nhưng cái chết này thì đặc biệt nhớ.

Liên quan đến chuyện này tôi muốn nói thêm là tiểu đoàn chúng tôi ko có thói quen đội mũ sắt. Câu nói "Cẩn thận là cha an toàn" có lẽ ko phổ biến với chúng tôi. Ai nấy đều nghĩ ko đội mũ sắt trông sẽ "cool" hơn dù biết thứ này lúc nào cũng có sẵn trong kho tiểu đoàn và các sĩ quan hậu cần đã đề nghị cấp cho chúng tôi nhiều lần. Tôi ko hiểu thói khinh thường mũ sắt ở tiểu đoàn tôi bắt nguồn từ đâu, nhưng nó có thật và ai đội mũ sắt sẽ bị xem như dấu hiệu của sự yếu đuối. Giờ tôi nghĩ các sĩ quan cũng góp phần vào thói quen ko thực sự tốt này bằng hành động của chính mình, nó đã tồn tại trong tiểu đoàn từ trước khi tôi tới. Tôi ko nghĩ 1 chiếc mũ sắt có thể cứu mạng Kostya Smertin, viên đạn bắn đúng giữa trán ngay trên chân mày và mũ sắt dù sao cũng ko thể bảo vệ được vị trí này. Dù sao thì sau cái chết của Smertin vẫn chẳng có ai đội mũ sắt cả. Có lẽ đó là điều ngu ngốc, nhưng nó đã xảy ra như vậy đấy.

Mùa đông đang tới và cuộc sống chiến hào của chúng tôi chưa có vẻ gì chấm dứt. Chúng tôi bắt đầu sắp xếp lại chỗ ăn ở theo cách tốt nhất có thể, đào thêm hốc nhưng nhỏ hơn cho chỉ 1 - 2 người vì vẫn còn nhớ rõ cái chết bi thảm của Ivan Yanin. Bằng mọi cách, bao gồm cả việc đột kích đêm vào 1 nhà kho đã bị phá huỷ trên khu phân tuyến dưới những loạt đạn súng máy Đức bắn theo chu kỳ, binh lính đã kiếm được 1 ít gỗ tấm và đôi khi cả 1 súc gỗ. Những thứ kiếm được theo cách rất nhiều rủi ro này cho phép chúng tôi xây dựng vài công sự sơ sài giống như cái tôi đang dùng làm sở chỉ huy đại đội. Những công sự này cho chúng tôi có cơ hội tránh mưa tuyết hay chỉ đơn giản là làm ấm người và hong khô quần áo đôi chút.

Tất nhiên chúng tôi ko thể sưởi ấm bên trong công sự đủ mức, nhưng chúng tôi có đào những cái hốc trên tường với đường thông lên mặt đất để dùng như ống khói. Trong cái lò sưởi sơ sài đó chúng tôi đốt bất cứ thứ gì có thể kiếm được: giấy bọc đạn súng trường, rơm rạ và những mẩu gỗ thu nhặt được vào ban đêm sau khi đã quan sát kỹ khắp khu vực suốt cả ngày. Chúng tôi còn đốt cả những bụi cỏ có thể đốt được mà chúng tôi cắt về trong đêm. 1 thứ khó tưởng tượng cũng được binh lính đem đốt khiến tôi phát sợ là những thỏi thuốc nổ TNT, tất nhiên là ko gắn kíp! Hoá ra TNT tan chảy ra trong lửa và cháy từ từ, tạo ra rất nhiều bồ hóng và chỉ chút ít hơi ấm. Tôi rất sợ sẽ có tai nạn nếu 1 thỏi thuốc nổ bị quăng vào lửa mà vẫn còn kíp, nếu thế thì ... Vì vậy sau khi biết cách sưởi này tôi đã lệnh cho các trung đội trưởng kiểm tra toàn bộ quá trình đốt 1 cách chặt chẽ nhất có thể. Chúa cấm cho bất kỳ thỏi thuốc nổ nào vào lửa nếu vẫn còn giấy dầu bọc ngoài!

Đương nhiên các công sự sơ sài của chúng tôi ko có cửa, lối vào chỉ được che bằng 1 tấm áo mưa lính plash - palatka, nó dày và ko cho ánh sáng lọt qua. Khi "lò sưởi" hoạt động mà muốn viết thư về nhà hay báo cáo, tôi phải dùng cách chiếu sáng nguyên thủy. Lúc này số đèn paraffin chiến lợi phẩm đã dùng hết, vì vậy Valery Semykin mách cho chúng tôi 1 cách chiếu sáng bên trong công sự. Anh ta cho chúng tôi nguyên 1 cuộn cáp điện thoại Đức bọc cao su và giấy dầu. Chúng tôi treo dây cáp lên trần công sự sao cho đầu này cao hơn đầu kia 1 chút rồi châm lửa vào đầu cao, ngọn lửa sẽ cháy từ từ lớp bọc cao su và giấy dầu từ đầu đến cuối sợi cáp. Cần phải kéo đầu trên đúng lúc để lôi thêm dây trong cuộn cáp lên. Nó ko cho nhiều ánh sáng lắm mà mùi rất khó ngửi, lại nhiều bồ hóng. Mỗi buổi sáng ra khỏi hầm trông chúng tôi như 1 lũ quỷ chui từ địa ngục ra và phải rất mất công mới lau sạch được tấm mặt nạ nhọ nồi kinh dị bằng tuyết và xà phòng. 1 cách lựa chọn khác là bôi xà phòng lên mặt rồi dùng dao cạo bồ hóng đi cùng với cả râu ria. Nhìn chung tôi ko nhớ nổi là có bao giờ rửa mặt được đủ sạch ko. Sẽ tốt hơn nếu có tuyết, thứ tuyết mới rơi sạch sẽ chứ chưa bị phủ đầy muội thuốc súng, đó là 1 niềm vui với chúng tôi!

Tôi tổ chức lễ sinh nhật trong chiến hào tại đầu cầu Narev, vậy là đã bước sang tuổi 21. Trong cuộc chiến tôi đã trưởng thành rất nhanh như thể đã trải qua 1 cuộc đời dài. Tất cả chúng tôi ko hề còn suy nghĩ như 1 người cùng tuổi bình thường. Có lẽ người ta đã đúng khi tính 1 năm phục vụ trong tiểu đoàn trừng giới tại tiền tuyến tương đương với 6 năm quân ngũ. Theo cách tính này tôi đã 27 tuổi, thật quá già sọm! Trung đội trưởng mới George Razhev bảo mặc dù còn trẻ nhưng tôi đã nhận được nickname vinh dự nhất là batya, tức là "bố", trong cánh shtrafnik. 1 số người thậm chí còn gọi tôi là shtrafbatya, tức "bố trừng giới", vì sự chăm lo của tôi dành cho binh lính. Tôi phải nói thật đó là để nịnh thôi. Thậm chí George và các sĩ quan khác trong đại đội, mặc dù thực ra tôi là người trẻ tuổi nhất trong số họ, cũng bắt đầu gọi tôi là "bố" trong các tình huống ko chính thức. 1 thời gian sau tôi nghĩ mình cần để cho râu mọc để trông có vẻ già hơn vì 1 shtrafnik lớn tuổi bảo tôi có "tuổi đời trẻ đến ức trơ trẽn". Tôi cũng hơi ngại Baturin biết chuyện nickname này, chẳng chóng thì chầy ông ta cũng biết và sẽ chỉ càng ghét tôi hơn thôi! Tuy nhiên đã ko có hậu quả nào xảy ra vì cái nickname của tôi, thậm chí cả osobist cũng ko có phản ứng gì, có lẽ bản thân osobist cũng ko ưa Baturin!

Có thông báo về việc lấy ngày 19/11 làm Ngày Pháo binh, gần trùng với ngày sinh nhật tôi, nhằm tưởng nhớ những người pháo thủ anh hùng trong Trận Stalingrad. Trong ngày này chúng tôi được nhận 1 khẩu phần vodka tiền tuyến, vì thế mọi người tổ chức tiệc sinh nhật tôi luôn. Tôi hân hạnh được đón tiếp Ivan Matvienko, đại đội trưởng cũ, tham mưu phó Valery Semykin, tham mưu trưởng Philip Kiselev và Alex Filatov, tất cả đều đến chúc mừng tôi với khẩu phần vodka của họ. Cùng với các đồng đội George Sergeev, George Razhev và cả Fedor Usmanov, chúng tôi tổ chức buổi sinh nhật trong tình bằng hữu tốt đẹp, trong ko khí anh em thực sự của cuộc sống nơi tiền tuyến. Chúng tôi nhắc tới Ivan Yanin và tất cả những người đã ngã xuống trong cuộc chiến dài và tồi tệ này, dù sao cũng đã thấy được hồi kết của nó. Hồi kết cuộc chiến có vẻ đã rất gần, ko giống như năm ngoái.

Ngay sau đó người ta mang tới cho tôi 1 bức thư "của vợ cậu" như tay quân bưu nói, tôi biết đó là thư của Rita. Chỉ 1 số ít bạn bè biết tôi vẫn gọi người con gái tôi yêu, Rita người Leningrad, là vợ. Tôi gặp và yêu cô 1 năm về trước và những bức thư tình dài lê thê của chúng tôi lúc đó vẫn chưa có điểm dừng. Chúng tôi vẫn tiếp tục đánh lừa hệ thống kiểm duyệt quân đội, đầu thư là danh sách "những người bạn" gửi lời chúc mừng sinh nhật tôi, qua đó tôi biết bệnh viện của cô đã phải di chuyển gấp tới Lochuv, 1 thị trấn Ba Lan nhỏ ngay gần chỗ tôi.

Đầu tháng 12 chúng tôi bất ngờ được rút khỏi tiền tuyến, nhanh chóng trao lại vị trí cho 1 đại đội bộ binh đầy đủ quân số và chuẩn bị để rời về tuyến sau. Hoá ra chỉ huy Phương diện quân, Nguyên soái Rokossovski, phát hiện "những tên kẻ cướp của ông" vẫn ở trên tuyến đầu suốt từ tháng 10, ông lệnh cho giải phóng tất cả sĩ quan shtrafnik đã phục vụ đủ thời hạn trong Tiểu đoàn Trừng giới, cả những người đã chứng minh tinh thần dũng cảm và kiên cường nữa. Niềm vui của chúng tôi đúng là vô hạn, đặc biệt là với những người được giải thoát. Giấy chứng nhận phục chức của họ đã có sẵn từ lâu, thật tiếc là Kostya Smertin và nhiều người khác đã ko sống được đến ngày vui này, họ đã chết khi chúng tôi đang phòng thủ đầu cầu Narev. Tôi cũng đã viết giấy giới thiệu cho Kostya từ lâu vì anh ta vừa dũng cảm vừa kiên cường trong 2 tháng thời hạn phục vụ tại tiểu đoàn trừng giới, và thời hạn đó đã kết thúc.

Chúng tôi nhanh chóng đóng gói số tư trang ít ỏi và ngày hôm sau bàn giao các vị trí phòng thủ cho đơn vị bạn. Mọi người tập trung tại sở chỉ huy tiểu đoàn đóng tại 1 căn nhà nhỏ nằm bên rìa 1 ngôi làng đã bị tàn phá gần như hoàn toàn. Tim tôi đập mạnh, đã có quá nhiều chuyện xảy ra trong 6 tuần qua! Tôi báo cáo quân số đại đội cho tiểu đoàn trưởng, giao cho ông ta các giấy chứng nhận được cho ra khỏi tiểu đoàn trừng giới của các shtrafnik. Trong lúc vui vẻ, tôi cũng xin phép rời tiểu đoàn độ 3 - 4 ngày để đi thăm vợ chưa cưới ở bệnh viện. Tôi ko giấu Baturin rằng Rita chưa phải là vợ tôi như tôi vẫn thường nói với mọi người khác trong tiểu đoàn. Tôi cũng thêm rằng trung đội trưởng súng máy George Sergeev sẽ thay khi tôi đi, trong các trận đánh vừa qua anh ta là phó của tôi.

Kombat do dự 1 lúc trước khi có quyết định về lời đề nghị của tôi, và tôi đã nghĩ ông ta sẽ ko cho. Sau đó ông nói cho tôi tên làng mà ban tham mưu tiểu đoàn, các đơn vị hậu cần, hỗ trợ và đại đội tôi sẽ phải tới và lệnh cho tôi có mặt ở đó sau 2 ngày nữa, giao lại đại đội cho thượng uý Usmanov tạm chỉ huy. Đương nhiên trong trường hợp này kombat đã đúng vì George Sergeev thuộc đại đội súng máy chứ ko phải đại đội tôi. Tôi sung sướng vì được cho phép mà ko gặp trở ngại gì và ko bỏ phí 1 giây, tôi xin giấy nghỉ phép rồi chạy ra khỏi nhà với chỉ 1 suy nghĩ trong đầu: "Phải đi thôi!" Thậm chí tôi ko có thời gian nghĩ ra kỳ phép này ngắn đến mức kỳ cục. Điều đó là có lý do!

Đã hơn 1 năm kể từ lần cuối cùng tôi gặp Rita ở Ufa. Sau đó tôi mới biết mình có thể gặp cô ngay tại mặt trận này! Tôi để lại 1 bản chỉ dẫn ngắn cho Fedor Usmanov, anh ta hiểu hoàn toàn, vồ lấy balô, trong đó đã có đồ ăn khô, bánh mì, đường, thịt hộp và các thứ khác, tôi chạy ngay tới con lộ gần nhất để xin đi nhờ xe. Sau khi tìm địa điểm trên bản đồ, tôi nhận ra rằng mình khá may mắn vì có thể tới Lochuv ngay trong ngày, chiếc xe đầu tiên dừng lại cho tôi lên cũng là 1 món quà của thần may mắn, nó đang về tuyến sau và có đi qua Lochuv! May quá đi mất!

Mặc dù chiếc xe thường xuyên dừng lại giữa đường nhưng tôi cũng đã đến được 1 thị trấn nhỏ vài giờ sau. Tôi chạy tới chiếc xe ngựa đầu tiên do 1 chú lính trẻ nhỏ thó cầm cương, quân phục cậu ta vì lý do nào đó ko có quân hàm, và hỏi cậu xem bệnh viện ở đâu. Cả ngày hôm đó tôi đã tưởng tượng ra đủ thứ nhưng đến lúc đó tôi mới biết trí tưởng tượng của mình còn kém xa so với thực tế. Với 1 chút khó khăn tôi nhận ra cậu nhóc chính là Stas, em trai Rita, người đã cùng Rita và mẹ bí mật ra mặt trận. Có vẻ cậu ta cũng nhận ra tôi và hỏi trước: "Anh muốn tìm Rita Makarievskaya phải ko?" Tôi nhảy bổ tới ôm chầm lấy thân hình nhỏ bé còm nhom của cậu, nhảy lên xe và cậu ta chậm chạp đánh xe đưa tôi tới bệnh viện. Tôi chỉ muốn nhảy khỏi xe để chạy bộ tới nơi cậu ta chỉ nhưng rồi chiếc xe đã tới 1 khu nhà. Stas chạy vào 1 trong những ngôi nhà đó nhưng ngay sau đó quay ra, với vẻ rụt rè, cậu bảo tôi Rita ko ra được vì đang bị sếp bệnh viện mắng, và bảo chúng tôi về nhà chờ.

Rita, Stas và mẹ ở trong 1 căn nhà biệt lập. Tôi những muốn nhận lời đề nghị này làm sao nhưng khắp người tôi đầy thứ côn trùng chết tiệt ko chỉ đầu độc cuộc sống ngoài tiền tuyền mà còn đẩy tôi vào tình thế thực sự dở khóc dở cười tại đây, trong ngôi làng này. Chỉ vì lũ rận mà tôi ko dám lên kế hoạch ngủ lại qua đêm mà chỉ muốn gặp người con gái tôi yêu nhất trên đời. Có lẽ vì mong nhớ điên cuồng và thực tế là tôi có biết Ekaterina Nikolaevna, mẹ Rita, từ trước nên tôi quyết định sẽ nói thẳng toẹt vấn đề ra với bà. Dù gì tôi cũng phải chờ Rita, ngay cả phải ngồi ngoài cửa trong 1 ngày rét mướt như hôm nay để được nói chuyện với cô, kể cả là ngoài cửa.

Chúng tôi về tới nhà, Ekaterina Nikolaevna nhìn thấy chúng tôi qua cửa sổ, nhận ra tôi và chạy ra. Có lẽ tôi đã đỏ mặt vì xấu hổ khi nghĩ tới việc sắp phải thú nhận, vì thế bà lập tức hỏi tôi với vẻ lo lắng rằng tôi có bị ốm gì ko. Tôi phải nói thẳng với bà về tình trạng của mình và rằng tôi chỉ xin được ngồi chờ Rita ngoài cửa thôi cũng được. Tuy nhiên bà hiểu mọi chuyện ngay lập tức và có 1 quyết định khác lạ: "Vào đi Alex, đừng có xấu hổ vì chuyện rận rệp. Ko may là chuyện này quá phổ biến ở mặt trận và nhiều thương binh đã đem về bệnh viện cái của này. Chúng ta sẽ làm ngay tất cả những gì cần thiết." Khi tôi bước vào nhà, bà lập tức lệnh cho tôi cởi bỏ quân phục rồi vào phòng Stas cởi nốt đồ lót, mặc tạm 1 tấm áo nhân viên y tế trắng. Tôi có thể nằm nghỉ 1 lúc chờ Rita về trong khi mẹ Rita bắt đầu cho tất cả quần áo của tôi vào nồi luộc trên bếp lò, sau đó còn là kỹ bằng 1 chiếc bàn là nóng đỏ. Tôi nằm trên giường mà ko thể tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra thế nào. Mặc dù đã nhiều đêm thiếu ngủ vì phải viết giấy giải phóng cho các shtrafnik, bàn giao vị trí và nhiều công việc trận mạc khác, tôi vẫn ko thể ngủ trước cuộc gặp gỡ quan trọng nhất cuộc đời mình!

Vài giờ sau Rita chạy vội về. Tôi nhảy khỏi giường trong bộ trang phục kỳ quặc, tấm áo blu bác sĩ rõ ràng là ko vừa cỡ tôi. Hình như mẹ Rita đã nói hết từ trước nên cô ko có vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi trong thứ quần áo này. Cô chỉ lao vào tôi và chúng tôi đứng ôm ghì lấy nhau như vậy 1 lúc lâu. Rita đã thay đổi rất nhiều! Mới có hơn 1 năm, nhưng trong chiến tranh nó dài như vô tận! Sau khi tôi rời Ufa cô đã trở nên chín chắn hơn nhiều. Bộ quân phục bạc màu đính cầu vai rất hợp với cô và cô đã lấy lại 1 phần trọng lượng đã mất trong những ngày đói kém vì Leningrad bị vây hãm. Thay vì thắt lưng lính cô đeo 1 thắt lưng sĩ quan, chắc của mẹ cô, 1 cái váy quân phục cotton bạc màu che đôi chân mảnh dẻ. Chúng tôi sướng đến phát điên và nói chuyện gần như suốt đêm, trong khi đó Ekaterina Nikolaevna đun sôi và là quân phục cho tôi ko mệt mỏi. Chúng tôi nhắc lại tất cả những lúc bên nhau kể từ lần đầu gặp gỡ, sau đó kể những chuyện đã xảy ra với mỗi người trong năm qua, cho đến tận buổi tối hạnh phúc đó. Cả Stas và Ekaterina Nikolaevna cũng góp chuyện và điều đó làm chúng tôi thêm gần gũi. Chúng tôi đã mơ đến giây phút này trong nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng.

8
LẤY VỢ


Chuyện tình của tôi bắt đầu vào 1 đêm hè ấm áp tại làng Alkino, cách Ufa ko xa. Ban nhạc trung đoàn tôi đang chơi điệu van trong phòng khiêu vũ. Nhảy nhót là thứ cuối cùng tôi nghĩ tới dù đang còn trẻ, mới 19 tuổi và là 1 trung uý vừa mới tốt nghiệp. Đó là vì 2 chiếc răng khôn đang mọc xuyên qua lợi tôi cùng lúc, cơn đau dai dẳng khiến tôi kiệt sức. Lúc đó tôi đang chúi đầu sau 1 cái rào để trốn khỏi phải nhảy như các sĩ quan trẻ giống mình, những người vừa đổi cầu vai lính với những khối vuông thành cầu vai sĩ quan với những ngôi sao. Bạn nhảy của họ là những cô gái hầu hết đều ăn diện trông rất đáng yêu, công nhân 1 trại bò sữa gần đấy. Các sĩ quan trẻ ko chỉ nhảy van rất điệu mà còn có hàng loạt cuộc hẹn hò với các cô gái vắt sữa. Tôi thấy có 1 cô gái tóc vàng mảnh khảnh ngồi lặng lẽ trên ghế dài, trông như sắp khóc, cô ăn mặc rõ ràng là ko phù hợp để đi khiêu vũ. Có thể tôi cảm thấy tội tội hoặc muốn làm điều gì đó cho quên đi cơn đau răng nên tôi bước đến bên cô và bắt đầu cuộc nói chuyện.

Tôi được biết cô tên là Rita, đến từ Leningrad, cô cùng mẹ và em trai được sơ tán từ đó tới Ufa. Cha cô, 1 kỹ sư xây dựng đã chết đói khi thành phố bị vây hãm. Tại Ufa, nơi Lenin từng sống thời trẻ, họ có nhiều họ hàng. Đoàn thanh viên thành phố lo cho những người sơ tán từ Leningrad. Để giúp cô gái mới tới thay đổi khẩu phần chết đói, họ gửi cô tới làm phụ trách 1 trại thiếu niên tiền phong tại Alkino, cạnh chỗ trung đoàn tôi đóng quân. Thay vì 1 bộ váy áo dạ hội đáng yêu, cô chỉ mặc 1 cái quần đi tuyết kỳ cục ko rõ màu gì và 1 chiếc áo blouse quá khổ, chân đi guốc gỗ quai da thay cho giày nhảy. Cô gái khốn khổ đang chực khóc vì thất vọng với bộ quần áo chẳng phù hợp chút nào với những giai điệu của ban nhạc quân đội, có lẽ cô cũng khóc vì thất vọng với bản thân mình nữa. Chúng tôi nói chuyện rất lâu. Cô bình tĩnh lại và cơn đau răng quá quắt của tôi có lẽ cũng giảm bớt đôi chút. Tôi đưa cô về tới tận cổng trại thiếu niên, tại đó 1 phụ nữ chừng 35 - 40 tuổi có vẻ giận dữ bắt đầu mắng cô vì đã để mặc những thiếu niên tiền phong nghịch như quỷ ko người chăm sóc. Tôi buộc phải bào chữa giúp cô và nhờ đó biết sếp của Rita. Có lẽ việc làm của tôi đã giúp được Rita ít nhiều vì bà lớn đã đối xử với cô tử tế hơn sau cuộc nói chuyện. Chúng tôi đồng ý hẹn hò vào ngày mai và tiếp tục nhiều ngày sau đó, tôi bắt đầu cảm thấy ko thể chờ đến mai để được gặp cô.

Trước đây tôi chưa từng ngại mọi loại công việc từ canh gác, làm bếp trở đi, thậm chí còn thực sự thấy thích những công việc tẻ nhạt đó. Tôi thích tỏ ra là người có trách nhiệm trong tiểu đoàn, dù chỉ với tư cách 1 lính canh hay thậm chí 1 anh nuôi. Nhưng từ khi gặp Rita tôi bắt đầu ghét tất cả những công việc dạng này vì nó làm giảm thời gian tôi có thể ở bên người con gái tôi yêu. Ở bên cô lúc nào cũng thú vị. Tôi đã nhanh chóng yêu cô ngay từ cái nhìn đầu tiên, yêu từ đầu đến chân. Nhưng 1 hôm cô ko đến chỗ chúng tôi thường hẹn nhau. Tất cả như sụp đổ. Nhưng tôi vẫn còn nhớ địa chỉ mà 1 lần cô viết bằng cành cây lên cát: "Ufa, phố Tsuryupa". Tôi phải đợi đến lúc có cơ hội. Ở Alkino chúng tôi có 1 câu nói vui: "Có tiền thì vui vẻ ở Ufa, hết tiền thì ra ngồi ở Chishmy." Chishmy là đầu mối đường sắt lớn gần nhất. Rồi tôi cũng có được 1 khoảng thời gian rỗi để đi Ufa tìm Rita. Vốn luôn là 1 anh chàng nhút nhát nhưng khi đó ko hiểu sao tôi có đủ dũng khí! Tôi tự giới thiệu mình với mẹ Rita và các cô dì vì đàn ông họ hàng của cô đã đi lính ngoài mặt trận hết và gây ấn tượng tốt với họ.

Tôi trở lại trung đoàn và vài ngày sau bị chuyển ngoài ý muốn từ Ufa tới 1 xưởng cưa bên sông Belaya gần đó để thu mua gỗ cho trung đoàn. Tôi mất 2 tuần ở đó. Trong thời gian này tình cảm của tôi với Rita trở thành tình yêu thực thụ với người con gái mỏng manh tóc vàng mắt xám đến từ thành Leningrad bị vây hãm. Lúc đó cô đã chuyển sang làm công nhân lắp ráp tại nhà máy sản xuất điện thoại Ufa, ngoài ra còn đi học làm y tá tại RSRC - Uỷ ban Chữ Thập Đỏ Nga. Chúng tôi dành phần lớn các buổi tối tại nhà hát Ufa xinh đẹp, các nghệ sĩ ở đây đều được sơ tán tới Ufa từ Moscow và Kiev.

Mẹ cô là bác sĩ quân y đã từng có kinh nghiệm chiến trường từ thời Nội Chiến và Chiến tranh Phần Lan, bà gia nhập 1 quân y viện mới thành lập, Rita cũng vào đó làm y tá. Cậu em trai 15 tuổi của cô, Stas nhỏ thó, cũng đang làm việc trong 1 nhà máy ở đâu đó nên đã có tem phiếu công nhân. Như 1 quý ông thực thụ, tôi cố tìm mọi lý do để mua thứ gì đó chiêu đãi Rita nhưng lúc đó thứ duy nhất có thể kiếm được ở Ufa mà ko cần tem phiếu là kẹo dính và 1 loại đồ uống thường gọi là "bánh mì rán" chẳng gợi lên cảm giác ngon lành tí nào. Mọi thứ tốt đẹp đã ko còn. Chuyến thu mua gỗ của tôi tại Ufa sớm kết thúc, tôi trở lại trung đoàn đóng tại Alkino, sau đó chúng tôi ít được gặp nhau. Ko lâu sau Rita báo cho tôi biết bệnh viện đã đủ người nên cô bị chuyển ra mặt trận 1 thời gian.

Tôi chạy tới gặp đại đội trưởng, thượng uý Nurgaliev, trong mắt chúng tôi ông là 1 sĩ quan kỳ cựu, khoảng 40 tuổi, bình tĩnh và vững vàng. Ông cho phép tôi tới Ufa trong 1 ngày nhưng phải trở lại trình diện ông vào buổi tối. Tôi chỉ vừa kịp thời gian tới nhà Rita gặp cô và gia đình, mọi người đang đóng gói số hành lý cuối cùng. Tôi giúp họ lên tàu, nhưng rồi khi đoàn tàu chuyển bánh tôi buộc phải nói câu "Tạm biệt" rồi quay về trung đoàn. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy Rita và mẹ cô, Ekaterina Nikolaevna, mặc quân phục, và đó cũng là lần đầu tiên tôi rũ bỏ được tính rụt rè để hôn lên môi người nữ chiến binh của riêng tôi, lau nước mắt và vội vã ôm lấy cô. Vì đã muộn nên tôi phải chạy sang 1 con tàu đang tới Alkino, nhảy lên ngay khi nó đang chạy và chúng tôi ko còn nhìn thấy nhau nữa.

Tôi ko thể cảm thấy thoải mái trong nhiều ngày sau đó, thêm vào đó, tôi khổ sở với ý nghĩ rằng 1 cô gái 18 tuổi như Rita mà vừa thoát khỏi thành phố bị vây hãm đã lại trên đường ra mặt trận, trong khi đó thì 1 thằng đàn ông trưởng thành gần 20 tuổi là tôi vẫn đang ở hậu phương dù cho nhiều sĩ quan đã ra mặt trận cùng các đại đội bổ sung mà chúng tôi đã huấn luyện xong. Trung đoàn trưởng, thiếu tá frontovik Zhidovich với vết sẹo dài điển hình trên má trái, 1 lần nữa bác bỏ yêu cầu được ra mặt trận của tôi bằng 1 mệnh lệnh ngắn gọn: "10 ngày cấm túc vì tội xin xỏ ko đúng lúc!" Cấm túc có nghĩa là ko được tới Chishmy hay Ufa nữa đồng thời bị trừ 25% lương tháng. Chúng tôi thường đùa rằng số tiền đó sẽ được đưa vào quỹ Quốc phòng. Mặc kệ các nguyên tắc, sáng hôm sau tôi lên gặp trực tiếp trung đoàn trưởng nhưng câu trả lời của ông thậm chí còn ngắn gọn hơn nữa: "Đừng vội! Tất cả chúng ta rồi sẽ ra đó." Tuy vậy số phận cũng mỉm cười với tôi sau cả chục lần đề đạt, người ta đang thành lập 1 nhóm sĩ quan cho trung đoàn sĩ quan dự bị quân khu để gửi ra mặt trận.

... Số phận con người ta đôi khi ko thể đoán trước được! Năm 1960 tôi đang là 1 đại tá dù đóng tại Kostroma thì phải tới quân y viện Yaroslavl để phẫu thuật cắt tuyến giáp. 1 thanh tra quân y tới kiểm tra xem tôi có còn phù hợp với việc phục vụ trong lực lượng dù hay ko. Tại quân y viện tôi đã gặp lại trung đoàn trưởng cũ, đại tá Zhidovich, trong bộ pyjama bệnh viện. Tôi nhận ra ông vì vết sẹo điển hình chạy qua toàn bộ má trái vòng từ thái dương tới tai, nhìn từ bên cạnh trông hơi giống 1 lọn tóc mai. Thật kỳ lạ, ông ko chỉ gọi đúng tên tôi mà còn lập tức nhận ra tôi chính là tay trung uý trẻ cứng đầu đã làm ông phát mệt vì những lời đề nghị được ra mặt trận liên tục. Hoá ra chính ông, cựu chỉ huy của tôi, cũng tình nguyện xin ra mặt trận nốt. Ông chỉ huy 1 trung đoàn bộ binh Cận vệ nhưng bị thương nặng ngay trận đầu, sau đó nằm viện mất nhiều năm rồi trở lại quân ngũ cho đến ngày về hưu tại Yaroslavl.

Tôi ở bệnh viện cho tới khi họ nhận ra tôi ko còn phù hợp với lực lượng đổ bộ đường ko. Chúng tôi đã có những buổi tối tha hồ ngồi ôn lại kỷ niệm về Alkino, kinh nghiệm trận mạc và cuộc sống sau chiến tranh. Ông kể cho tôi về số phận các trung đoàn phó hồi ở trung đoàn dự bị. Thiếu tá Rodin, 1 sĩ quan khoẻ mạnh đẹp trai, đã hy sinh trong lần thứ 2 ra mặt trận. Trung tá Neklyukov, con người lịch lãm với hàng ria con kiến trông như 1 đại diện điển hình của quân đội Nga Sa hoàng thời xưa trong con mắt các trung uý trẻ mới nhận quân hàm chúng tôi, ông đã quá già nên ko ra trận và giải ngũ ngay sau chiến tranh. Chúng tôi đã có nhiều thời gian ôn lại những kỷ niệm đẹp ở bệnh viện Yaroslavl ...

Trở lại năm 1943, sau khi Rita rời Ufa chúng tôi bắt đầu chuyển sang quan hệ qua thư, chính xác là thư tình. Qua những bức thư của cô tôi biết được cô đã tới Tula, bệnh viện cô đặt tại phố Krasnoperekopskaya. Mãi sau này khi tôi đã ở mặt trận Rita mới cho biết bệnh viện của cô đã trở thành 1 bộ phận cơ hữu của Phương diện quân Belorussia. Số phận đã mỉm cười khi để chúng tôi vào cùng 1 Phương diện quân khiến chúng tôi có cơ hội gặp nhau 1 lần nữa, 1 lần cho mãi mãi. Giống như nhiều chàng trai trẻ đang yêu khác, tôi có nguồn cảm hứng mạnh mẽ để sáng tác những bài thơ và đã viết nhiều bức thư cho người yêu toàn bằng thơ.

Thậm chí bây giờ, nhiều năm sau chiến tranh, tôi vẫn tin rằng tình yêu của chúng tôi chính là linh vật giữ cho tôi sống sót. Nó dẫn dắt tôi thoát khỏi những nguy hiểm chết người mà tôi luôn phải đối mặt trong cuộc chiến, thôi thì đủ loại đạn, mìn, xe tăng, bom ... Tôi ko thể ko nói đến 1 "bài kiểm tra" mà Rita đã bắt tôi vượt qua. Hồi hè năm 1944 cô đã viết cho tôi 1 bức thư nói cô đã từng lập gia đình và thậm chí đã có con. Tôi trả lời nếu tất cả đã là quá khứ thì chẳng ảnh hưởng gì đến tình yêu của chúng tôi hết, và con của cô sẽ là con chúng ta. Tôi đã suýt tin vào bức thư đó dù ko hiểu chuyện lấy chồng có con đó xảy ra như thế nào và vào lúc nào. Cô rời Ufa vào tháng 8 và từ đó đến lúc nhận thư chưa được 1năm. Ngay cả khi gặp nhau ở Lochuv câu hỏi đó vẫn còn treo lơ lửng trên đầu tôi dù tôi ko hỏi han hay có ý nghi ngờ tình yêu của cô dành cho tôi, hoặc của tôi dành chô cô. Sáng sớm hôm sau, chưa hề ngủ chút nào, tôi mặc lại bộ quân phục đã được giặt là tinh tươm để bắt đầu chuyến đi tới ngôi làng đã định và để kombat khỏi phải bực mình. Chậm trễ ko phải thói quen của tôi.

Tôi mở bản đồ ra nghiên cứu và tìm thấy có 2 ngôi làng nhỏ tại vị trí cần tới, Buda Pritocka và Buda Kuminska, cả 2 đều nằm gần tuyến đường cao tốc nối Warsaw với Brest. Kalushin thì tôi đã biết từ hồi ở bệnh viện còn Rembertuv nằm ở ngoại ô Warsaw, phía đông sông Vistula. Tôi chỉ 2 ngôi làng đó cho Rita, tôi nghĩ mình sẽ ở đó 2 - 3 tuần hoặc lâu hơn. Theo lệnh của chỉ huy Phương diện quân, Nguyên soái Rokossovski, đó là nơi chúng tôi sẽ giải thoát cho các shtrafnik hoàn thành nhiệm vụ tại tiểu đoàn trừng giới. Có thể sau đấy chúng tôi sẽ nhận được quân bổ sung, bố trí họ vào các đơn vị chiến đấu và huấn luyện họ cho các trận đánh mới. Rita nói bệnh viện của cô, tôi nghĩ cũng như các bệnh viện khác, có 1 nhóm nghệ sĩ nghiệp dư, và vì cô là cựu sinh viên trường balê Leningrad nên cô trở thành người đứng đầu nhóm nhảy. Trong giai đoạn chiến sự tạm lắng này bệnh viện ko có nhiều thương binh, vì thế nhóm nghệ sĩ nghiệp dư có thể tổ chức những chuyến "lưu diễn" tới các đơn vị đóng gần đó cũng đang nghỉ ngơi và nhận quân bổ sung. Các chuyến "lưu diễn" này do ban Ctrị Phương diện quân tổ chức, và ai biết được, chúng tôi nghĩ, có thể nhóm nghệ sĩ sẽ làm 1 chuyến lưu diễn ở đâu đó gần chỗ tôi dù trong suốt cuộc chiến tiểu đoàn trừng giới ko bao giờ được các nghệ sĩ viếng thăm. Giả thiết này sau đó đã được chứng minh khi đoàn ca nhạc được xếp lịch tới thăm thị trấn Sedlec, phía đông Kalushin.

Như người ta thường nói trong trường hợp này: "Tôi biết rồi!" Cuối ngày hôm đó tôi đã tới được 2 ngôi làng mà kombat chỉ và gặp Ctrị viên tiểu đoàn mới, thiếu tá Kazakov. Ông được chỉ định thay thế trung tá Rudzinski, người được cựu kombat là đại tá Osipov lấy khỏi tiểu đoàn. Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy nhiều Ctrị viên mới tới trong thời gian gần đây ko bao giờ đến các chiến hào tiền tiêu. Khi tôi trình diện kombat, ông chỉ lẩm bẩm mấy tiếng tỏ vẻ hài lòng, thậm chí ko buồn hỏi tôi đã đi đâu và như thế nào trong "kỳ nghỉ", và ra lệnh cho tôi bố trí đại đội tại làng Buda Pritocka. Tôi tới làng, tại đó tôi gặp Fedor Usmanov, George Razhev và trung đội trưởng súng máy trực thuộc đại đội súng máy George Sergeev, lúc này vẫn còn được "phối thuộc" vào đại đội tôi nên cũng đóng trong làng. Đại đội trưởng súng trường chống tăng Pete Zahumennikov, bạn cũ của tôi, và trung đội trưởng cối Michael, hay như tên thường gọi là Musya Goldstein cũng ở trong làng.

Thực tế là tất cả các chiến hữu lại 1 lần nữa ở bên tôi. Giao liên của tôi là cựu đại uý già Nikolai, ko may tôi ko nhớ được họ của ông. Ông tìm được căn nhà của 1 người Ba Lan độc thân tên là Krul, vì 1 số lý do tôi vẫn nhớ tên họ này. Tay Ba Lan rất tự hào với dòng họ của mình, nó ko có nghĩa là thỏ (tiếng Nga là krolik) như lúc đầu tôi tưởng mà có nghĩa là vua - korol. Ngôi nhà trông ko đẹp nhưng có phòng rộng đủ để tổ chức các buổi họp "hội đồng quân sự đại đội" như cách nói của Fedor Usmanov. 2 phòng nhỏ hơn dành cho tôi và giao liên. Pan (địa chủ Ba Lan) Krul vì lý do nào đó sống đời đơn chiếc ko vợ con nhưng lại có cả tá nông dân cả đàn ông lẫn đàn bà làm việc cho mình. Họ ko bị tống sang Đức làm lao động khổ sai như tôi thường thấy ở Belorussia hay Ukraina. Sau đó đến tầm tháng 12/1944 chúng tôi nhận thấy có nhiều thỏ rừng chạy trên ruộng, vậy là tôi quyết định trổ tài thiện xạ để đãi mình cùng bạn bè 1 bữa thịt thỏ.

Từ hồi trung học tôi đã là 1 trong những học sinh đầu tiên hoàn thành các bài tập bắn vượt tiêu chuẩn đạt danh hiệu "Thiện xạ Voroshilov" hạng 2. Khi mới tốt nghiệp trung uý, trong 1 buổi hướng dẫn ban đầu tại trung đội tân binh mà tôi được giao huấn luyện, tôi đã chứng minh cho 1 người lính bắn tồi rằng khẩu súng trường của anh ta ko bị lỗi bằng cách dùng khẩu súng đó bắn trúng 1 cục sứ cách điện dùng cho cột điện tín ở khoảng cách 100m, đứng bắn ko bệ tì. Cục sứ cách điện vỡ tan từng mảnh khiến sợi dây điện treo lủng lẳng trước cặp mắt ngạc nhiên của binh lính. Nói thực là chính tôi cũng shock khi nhìn thấy kết quả phát đạn đó vì hiểu rằng mình đã nêu 1 ví dụ xấu trước lính tráng, đáng ra tôi ko nên làm hỏng đường dây thông tin hoặc làm tổn hại thanh danh của chính mình. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bắn trượt?

Vậy là vào ngày 14/12/1944, 1 trong những ngày quan trọng nhất đời tôi, vào khoảng 4h chiều, sau bữa trưa vừa dở vừa ít tôi đã dùng khẩu súng ngắn TT của mình thay vì 1 khẩu Nagant để săn thỏ rừng và hạ được 1 con sau vài lần bắn. Tôi trở lại trại lính cùng với chiến tích săn bắn đó và gặp Nikolai đang giúp cởi áo khoác cho 3 nữ binh sĩ trẻ, Rita yêu quý của tôi là 1 trong số đó! Đi cùng Rita là 1 cô gái Tatar mảnh dẻ với thân hình và khuôn mặt Châu Á xinh đẹp tên là Zoya Farvazova và 1 nghệ sĩ chơi harmonica tên là Lusya Pegova. Cả 3 cô gái đều còn trẻ, khuôn mặt ửng đỏ vì lạnh, và đều thích thú được gặp chúng tôi! Tôi đã thông báo với cả tiểu đoàn rằng Rita là vợ tôi, có lẽ đó là lý do ko ai khác ngoài chính bản thân tôi ngạc nhiên vì thấy cô có mặt tại tiểu đoàn. Tôi sung sướng phát điên!

Bạn bè tôi trong tiểu đoàn chạy ào tới và quyết định tổ chức 1 ?ođám cưới tiền tuyến?, như vậy quan hệ hôn nhân ?ophi chính thức? của chúng tôi sẽ được chứng thực bằng 1 lễ cưới. Tôi hơi lo về phản ứng của Rita, nhưng cô nhìn 2 cô kia rồi đồng ý. Nikolai đã lột da con thỏ xong và bắt đầu nấu ragu với rất nhiều hành mỡ. Món ăn thật tuyệt dù chưa ai trong chúng tôi từng được ăn ragu thỏ rừng đúng nghĩa, điều duy nhất chúng tôi biết là 1 câu đùa như thế này: ?oĐể có món ragu thỏ rừng bạn cần ít nhất là 1 con mèo, nhưng thỏ nhà thì ngon hơn.?

Tin tức về đám cưới của tôi lan ra các bạn bè với tốc độ ánh sáng và tất cả đều tập trung tới phòng họp của ?ohội đồng quân sự?. Cả tham mưu trưởng Philip Kiselev cùng 2 tiểu đoàn phó Ivan Matvienko và Aleksey Filatov, người chúng tôi vẫn gọi là Alex dù thực tế ông hơn tôi cả chục tuổi, đều tới dự đám cưới. Có lẽ lý do khiến chúng tôi coi Filatov như bạn cùng trang lứa là vì tính tình cởi mở vui vẻ cùng khuôn mặt trẻ hơn tuổi của ông. Mọi người nhanh chóng tập trung đầy đủ và sẵn sàng nhập tiệc. Vài người mang tới chút đồ ăn dành dụm từ khẩu phần sĩ quan, số khác mang tới thịt lợn muối hoặc hun khói trong khi Valery Semykin ko hiểu bằng cách nào mà lấy được 1 khoanh tướng pho mát Mỹ từ sĩ quan hậu cần Seltzer. Thứ vodka Ba Lan tuyệt hảo Monopolka và thậm chí mấy chai vang ngoại cũng xuất hiện trên bàn. Có lẽ các sĩ quan đã giữ nó cho các trường hợp đặc biệt tỷ dụ như đám cưới tiền tuyến của tôi. Tôi nhìn Rita hết lần này đến lần khác. Trông cô hơi rụt rè nhưng dễ dàng tiếp chuyện với các bạn tôi, rõ ràng cô đã sẵn sàng đóng vai trò 1 cô dâu. Đến lúc này tôi đã đi đến kết luận rằng cuộc hôn nhân trước đây là 1 chương ko hay ho gì trong quá khứ của cô và giờ đây cô đã sẵn sàng trở thành người vợ thực sự của tôi. Có lẽ mẹ cô, Ekaterina Nikolaevna, cũng đã chúc phúc cho lần đi bước nữa quan trọng này của đời cô.

Đám cưới của tôi vừa vui vừa huyên náo. Chúng tôi có 2 tay chơi harmonica, Lusya chơi rất hay còn Musya Goldstein cũng rất tài. Chúng tôi cũng có máy quay đĩa cùng đĩa hát các bài Rio ?" Rita, Ly Champagne sủi bọt và Sóng Amur, những bài hát nhắc tôi nhớ lại phòng khiêu vũ ở Alkino. Phòng của Pan Krul quá nhỏ nhưng chúng tôi vẫn nhảy múa. Đám cưới vô tiền khoáng hậu của chúng tôi ko kéo dài lâu, 2 cô gái Lusya và Zoya hiểu rõ tình thế tế nhị hoặc đã có ăn ý với nhau từ trước nên bắt đầu đứng dậy xin về, nại rằng họ được lệnh phải trở về đoàn ca nhạc trước nửa đêm. Ko 1 lý do hay ho nào có thể giữ họ ở lại, chúng tôi thậm chí còn cố nói rằng họ ko nên đi khi đêm đã quá khuya thế này.

Thật bất ngờ là George Razhev, 1 anh chàng rất đáng yêu, đã phải lòng Zoya Farvazova và cực kỳ choáng váng khi nghe được rằng cô sẽ ko ở lại. 2 cô gái mỏng manh nhưng dũng cảm ko hề ngại đi bộ xuyên rừng ra đường cao tốc để xin đi nhờ xe mặc dù lúc đó chúng tôi ai cũng ngại những hành động khiêu khích của quân Armeja Krajowa Ba Lan, những người đã thất bại tức tưởi trong cuộc nổi dậy Warsaw. George Razhev có vẻ như đã phát điên vì Zoya, anh ta thao thao về lần bị sức ép đạn pháo mới đây, uống ko ngừng như mọi người khác nhưng ko muốn nhìn thấy các cô gái đi mất. George Sergeev, 1 chàng trai kiệm lời và đáng tin cậy, lãnh nhiệm vụ đưa các cô gái ra đường cao tốc, vẫy 1 chiếc xe đang trên đường tới Sedlec, nơi các cô gái cần tới.

... Dù sao vào năm 1984 tôi cũng đã tìm được George Razhev trong số những bạn chiến đấu cũ, anh viết cho tôi ngay trong bức thư đầu tiên như sau: ?oTất nhiên tôi nhớ cậu, thậm chí là rất rõ. Tôi nhớ cái đầu quấn băng của cậu sau trận đánh ở Oder, nhớ cái bao súng ngắn của cậu đeo trễ tới tận đầu gối. Chỉ cậu mới có cái mốt đó trong toàn tiểu đoàn! Tôi nhớ Rita trong buổi tiệc tại căn lán Ba Lan đã làm tất cả chúng ta trở nên gần gũi. Và tất nhiên, tôi cũng nhớ cô gái đã cho tôi ra rìa và bỏ đi.?

Nhiều chuyện đã xảy ra với George Razhev, tất cả đều liên quan tới rượu và đàn bà. Anh ta đúng là 1 gã tay chơi. Nói về chuyện ?obao súng ngắn đeo trễ tới tận đầu gối?, tất cả các sĩ quan ko cứ gì lớp trẻ, đều cố theo 1 mốt nào đó của cánh lính tuyến đầu trong khả năng có thể và sự cho phép của thượng cấp. Theo gợi ý của nhiều shtrafnik cựu Hải quân tôi đã đeo bao súng ngắn theo "kiểu Hải quân" và thực sự tin rằng nó thuận tiện hơn trong chiến đấu. Thậm chí kombat Baturin, người chúng tôi luôn xem như 1 cụ khốt, và người cháu họ ông ta là Ctrị viên trẻ tuổi đẹp trai Kazakov cũng phá vỡ quy tắc mặc quân phục thông thường. Thay vì đội mũ lông mùa đông thì 2 người toàn đội mũ kubanka, kiểu mũ lưỡi trai truyền thống của lính Cossack, với chóp đỏ giống kiểu mũ papakha dành cho cấp tướng. Chúng tôi, những sĩ quan trẻ, nhìn thấy và cũng làm cho mình 1 cái mũ kubanka, đã có sẵn thợ may và các nguyên vật liệu cần thiết. Nó cũng chỉ giống như mốt đi ủng làm từ áo mưa lính plash - palatka trong mùa hè vừa qua ...

Trở lại lúc đó, tiệc cưới của chúng tôi đã kết thúc và các bạn bè nhanh chóng ra về để cho chúng tôi quãng thời gian riêng tư lâu nhất có thể. Trong khi mọi người đang ăn tiệc Nikolai đã chuẩn bị giường cưới vì ông chân thành tin rằng chúng tôi đã thực sự là vợ chồng. Ngược lại tôi cũng chân thành tin rằng mình ko phải người đàn ông đầu tiên trong đời cô, như cô từng viết trong thư cô thậm chí đã có cả con! Nhưng tôi tự nhủ sẽ trở thành người chồng mới, người chồng thực sự của cô. Tôi rất shock khi biết cô đã nói dối cả về chuyện lấy chồng lẫn có con. Tất nhiên tôi ko còn là trai tân, nhưng là 1 sĩ quan tôi đã thề rằng mình sẽ ko làm bất kỳ cô gái nào mất tân cho đến khi nào chiến tranh kết thúc. Nếu có chuyện đó thì nó sẽ chỉ có thể xảy ra sau 1 đám cưới. 1 người có thể bị giết trong chiến tranh khiến cho 1 cô gái trở thành bất hạnh, thậm chí goá bụa. 1 cô gái nên giữ danh dự và sự trong trắng. Đó là quan niệm phổ biến trong các sĩ quan thời đó, mặc dù quan niệm về danh dự phụ nữ này đôi khi bị xem là cổ hủ trong môi trường "mọi rợ", "hoang dã" và "vô giáo dục" như ngoài mặt trận. Tôi vừa bực vừa vô cùng sung sướng vì Rita yêu quý của tôi đã thực sự muốn và thực tế đã trở thành vợ tôi. Ko giống như 1 "PPZh" (vợ hờ sĩ quan), đó ko phải 1 mốt nhưng khá phổ biến trong những năm chiến tranh đầy hiểm nguy, Rita đã trở thành người vợ thực sự, người bạn chiến đấu, người chị em tay trong tay đi cùng tôi suốt cuộc đời, và là mẹ của những đứa con tôi sau này. Chúng tôi đã sống hạnh phúc bên nhau trong chính xác là 52 năm.

... Chuyện xảy ra vào ngày 14/12/1996, cũng vào 1 buổi tối mùa đông như 52 năm trước, tôi đã nói lời vĩnh biệt Rita trước huyệt mộ. Rita của tôi đã trải qua 2 cơn đau tim và ko thể qua khỏi lần thứ 3. Vào năm 1996 chúng tôi đã có 2 con trai, 4 cháu trai và 1 chắt gái xinh xắn. Cái chết cuối cùng đã bắt kịp Rita, y tá chiến trường trong Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, sau 50 năm kể từ Ngày Chiến thắng. Nó cũng đã đến với nhiều bạn chiến đấu của tôi, lúc đó đã có hơn chục cựu binh tiểu đoàn trong số những người mà tôi tìm lại được qua đời ...

Trở lại năm 1944, chiến thắng vẫn còn ở phía trước và ko ai trên mặt trận biết mình có sống được để thấy ngày đó ko, dù ai cũng mong như vậy. Tháng 12/1944, sông Vistula đóng băng cùng thủ đô Ba Lan Warsaw cũng như toàn bộ vùng đất Ba Lan phía bên kia sông Vistula vẫn còn nằm dưới gót giầy phát xít. Những trận đánh đẫm máu vẫn còn ở phía trước, nơi đó có đường biên giới nước Đức phát xít. Câu khẩu hiệu "Hãy tiêu diệt con quỷ phát xít ngay tại hang ổ của nó" nghe vẫn còn xa vời với chúng tôi. Vượt sông Oder hay Công phá Berlin còn xa vời hơn nữa.

Rita bắt đầu đóng gói đồ đạc để trở lại đoàn văn công nghiệp dư của cô vào sáng ngày 15/12. Cô lo nếu mình ko có mặt, vì cô là người dẫn đầu nhóm múa, sẽ làm ảnh hưởng đến buổi biểu diễn đầu tiên của đoàn dù cô ko biết khi nào nó bắt đầu. Tôi nói với vợ (tôi cực kỳ sung sướng và tự hào khi nói từ này!) rằng hãy hượm đã rồi tới chỗ kombat để giới thiệu cô với Baturin và nhờ ông chứng thực đám cưới của chúng tôi, tức là đóng dấu vào chứng minh thư sĩ quan của tôi và chứng minh thư Hồng quân của cô. Khi chúng tôi đến chỗ kombat, tham mưu trưởng Philip Kiselev bảo tự anh cũng có thể làm việc đó nhưng kombat lúc nào cũng giữ con dấu tiểu đoàn bên mình, ko chịu tin tưởng vào ngay cả tham mưu trưởng. Điều này trái với phong tục nhà binh thông thường. Vì vậy Philip phải đi báo cáo đề nghị của tôi. Sau vài phút 1 cái bụng tròn như quả bóng bằng thịt ló ra từ sau cánh cửa khép hờ, tiếp theo là toàn bộ thân hình Baturin xuất hiện trên ngưỡng cửa. Cả 2 chúng tôi đứng lên chào ông và như tôi thấy, ông chỉ liếc nhìn lại 2 chúng tôi 1 cách thô lỗ, thay vì lời chúc mừng ông ta nói huỵch toẹt: "Tôi ko có phòng đăng ký hôn nhân nào ở đây. 2 anh chị sẽ đăng ký mối quan hệ của mình, nếu nó là đứng đắn, sau chiến tranh." Ông ta bỏ đi luôn và còn ngoái lại nói với tôi rằng: "Và nếu anh còn sống."

Tôi thực sự thấy khó chịu, tất nhiên bạn ko thể phàn nàn hay bật lại các quyết định nghiêm khắc thái quá của thượng cấp ngoài mặt trận cũng như trong môi trường quân đội nói chung. Tuy nhiên sự khiếm nhã có chủ ý, sự thiếu quan tâm tới cấp dưới có thể gây đau đớn hơn cả 1 viên đạn địch. Đòi hỏi hoàn thành tốt nhiệm vụ, thậm chí dù điều đó là tàn nhẫn, là cần thiết trong quân đội, đặc biệt là trên mặt trận, nhưng ko phải là trong trường hợp này! Nó rất giống thói cửa quyền tại các cơ quan hành chính. Tôi đành phải bỏ qua chuyện này, có thể làm gì được cơ chứ, nó sẽ bị coi là bất tuân thượng lệnh tại tiền tuyến. Tuy nhiên đến khi tôi áy náy liếc nhìn sang Rita, tôi đã thực sự ngạc nhiên! Trông cô vẫn hạnh phúc, ánh mắt lấp lánh và nụ cười vẫn nở. Tôi ko thể kiềm chế bản thân nên đã hôn lên đôi môi xinh đẹp của cô, thầm nghĩ cô thật là 1 cô gái mạnh mẽ, ở bên cô mọi thứ với tôi trở nên dễ dàng, thậm chí kể cả trong những tình huống khó khăn nhất đời!

Phil Kiselev, các tiểu đoàn phó Matvienko và Filatov ôm hôn cả 2 chúng tôi và bắt chặt tay. Valeri Semykin lúc này cũng bất thần xuất hiện và nói đại khái như này: "Thôi nào, mấy đứa õng ẹo (tôi nhớ chính xác từ này!) Hãy sống yêu thương chan hoà thật lâu sau Chiến thắng nhé!" rồi ôm hôn cả 2 chúng tôi. Cậu ta còn gọi chúng tôi là "bọn õng ẹo" cả trong những bức thư sau chiến tranh. Cám ơn cậu, người bạn chiến đấu của tôi! Những lời tốt đẹp xuất phát từ trái tim đó đã xoá bỏ ấn tượng xấu vì sự khiếm nhã của Baturin và làm tôi hết muốn bật lại ông ta. Những lời nói đó đã đi theo chúng tôi cả trong quãng đời ngắn ngủi ngoài mặt trận lẫn quãng đời dài sống trong hoà bình sau chiến tranh, nó chỉ chấm dứt sau hơn 50 năm.

Sau sự cố khó chịu với kombat, chúng tôi chạy về căn nhà nơi vừa trở thành phòng cưới của tôi. Chúng tôi lấy balô của Rita, trong đó có tất cả trang phục biểu diễn cần thiết, 1 bộ váy áo kiểu nông dân Ukraina rất đẹp, 1 đôi ủng dài kiểu gopak và 1 bộ trang phục Digan lấp lánh cùng 1 số tư trang khác. Sau đó chúng tôi chạy xuyên rừng ra đường cao tốc để vẫy xe đi nhờ đến Sedlec. Cảm xúc của chúng tôi đã hoà vào làm 1. Rita là 1 người lính và tôi muốn để cô đi càng nhanh càng tốt để thượng cấp khỏi phải phát điên lên vì cô. Nhưng tôi còn muốn ở bên cô thêm vài phút hơn. Có thời gian để làm cả 2 việc đó và vài phút sau Rita đã vẫy khăn tạm biệt tôi từ trên thùng 1 chiếc xe tải trước khi biến mất ở khúc ngoặt con đường.

Tôi trở về nhà Pan Krul và gặp bác giao liên Nikolai, ông đã thu dọn đồ đạc cho tôi cùng cả chiếc máy hát và các đĩa hát. Ông báo cáo chúng tôi đã được chuyển tới ngôi làng cạnh đó, Buda Kuminska, ông cũng nói thêm đó là lệnh của kombat. Tôi ko hiểu ngay được lý do của việc thiên chuyển này, nhưng lệnh bao giờ cũng là lệnh. Thì ra việc đó chỉ để kombat được dễ dàng hơn khi tất cả các đại đội trưởng đều ở cùng 1 chỗ, mặc dù các trung đội trưởng mới ở đâu vẫn ở đó. Có vẻ như lý do là để ông ta đỡ phải thường xuyên gửi các giao liên đi và quản lý các đại đội trưởng chúng tôi được dễ dàng hơn. Về cơ bản đây là 1 quyết định đúng.

Tôi rời khỏi ngôi nhà ko được mến khách cho lắm của Pan Krul mà ko có cảm xúc gì đặc biệt và được phân vào ở trong 1 căn nhà đẹp của 1 bà già Ba Lan, nó đặc biệt ngăn nắp so với 1 ngôi làng thời chiến. Cô con gái lớn Stefa 17 tuổi lau dọn nhà cửa rất kỹ lưỡng và hăng hái. Đó là 1 cô gái vui tươi xinh đẹp với đôi má phính và thân hình quyến rũ. Khi tôi tập trung tất cả các trung đội trưởng của mình lại để thông báo vắn tắt tình hình, tôi để ý thấy George Razhev nhìn cô rất lạ. Trong suốt thời gian tôi ở trong làng, cậu ta tìm đủ mọi lý do để tới và cố bắt chuyện với Stefa mong kiếm được chí ít là 1 buổi đi dạo cùng nhau. Nhưng Stefa là 1 cô gái đoan trang và có để ý đến tôi vì tôi là khách trọ chính và là thượng cấp của tất cả đám sĩ quan. Tôi để ý thấy là dân Ba Lan bao giờ cũng đặc biệt chú ý tới những người có địa vị. Stefa thậm chí còn đan găng tay ấm và chuyển nó cho tôi qua Rita trong 1 lần cô đến thăm tôi.

Tôi đã nhắc đến mối quan hệ đàn ông đàn bà trong chiến tranh nhiều lần, chúng có số phận cũng như hậu quả rất khác nhau, tôi ko có ý định tổng quát hoá. Tôi thấy các cuộc hẹn hò ngoài mặt trận thường ko dẫn tới những tình cảm thực sự sâu sắc mà chỉ đơn thuần là "tiếng gọi của xác thịt". Thật đáng tiếc cho nhiều phụ nữ khi đàn ông ra trận hết và cho đàn ông vì ko có người phụ nữ nào làm bầu bạn trong nhiều năm. Ngay cả trong những câu chuyện tưởng tượng cũng chẳng ai biết được 1 người đàn ông khoẻ mạnh có thể sống sót qua trận đánh tiếp theo ko. Lòng trắc ẩn là thói nhi nữ thường tình, và nó càng mạnh mẽ hơn trong chiến tranh. Vì vậy tôi có thể hiểu được George khi anh ta ko hẹn hò được với cô gái Ba Lan trẻ đẹp Stefa thì lập tức chuyển hướng sang 1 cô gái Nga. Đó là 1 cô "người hồi hương" theo cách chúng tôi vẫn gọi những phụ nữ trở về từ trại tập trung của bọn Đức. Cô tên là Stafa, người gầy còm đói ăn, ít hẫp dẫn và đáng chú ý là đang có mang. Khi biết được cô ta đã sống cùng George 2 ngày, tôi đã yêu cầu George quan hệ an toàn để tránh khả năng lây bệnh cũng như phải cẩn thận vì cô đang có mang thai. Cậu ta đốp lại thế này: "1 người no xôi chán chè thì làm sao hiểu được 1 người đang đói." George lớn hơn tôi 3 tuổi nên tôi ko cố giảng đạo đức cho anh ta trong vấn đề này dù có lý do để làm điều đó. Tôi biết tôi chưa có quyền phán xét chuyện tình cảm, và nói thật ra là tôi cũng có tránh được đâu.

Bà chủ nhà và cô con gái xinh đẹp Stefa chào đón Rita hết sức nồng hậu. Họ thết đãi Rita với 1 sự kính trọng đặc biệt, tôi đoán họ xem cô là Bà Đại Uý Phu Nhân Nga vì thấy họ gọi cô là "Pani Kapitana". Khi Rita đi, tôi 1 lần nữa lại đưa cô ra tận đường cao tốc và 1 chiếc xe đã sớm mang cô đi, giống như lần trước.

Ngay trước khi cuộc tấn công vào Warsaw mà chúng tôi mong mỏi từng ngày bắt đầu, Rita lại đến thăm tôi lần nữa vào tháng 1. Mẹ cô, Ekaterina Nikolaevna, là vị bác sĩ đáng kính và bản thân Rita cũng là 1 y tá tốt và tận tâm tại bệnh viện, cả 2 đều được trưởng khoa phẫu thuật đánh giá cao. Tôi đoán đó chính là lý do khiến cô có thể xin nghỉ phép đi thăm tôi nhiều lần. 1 lý do khác có lẽ là do bệnh viện đang thiếu thương binh trong giai đoạn chiến trận tạm lắng này. Trong bất kỳ trường hợp nào, tôi nghĩ việc cô lập gia đình sẽ được bệnh viện đánh giá nghiêm túc chứ ko như kombat Baturin của tôi. Chỉ 1 thời gian rất ngắn sau chuyến viếng thăm cuối cùng của Rita tới Buda Kuminska, tiểu đoàn tôi đã bước vào trận tấn công nhằm hướng Warsaw. 

9
CHIẾN DỊCH VISTULA - ODER


"Mày là 1 thằng may mắn, Alex ạh!" Đó là lời ông ngoại Daniel dân Siberi nói với tôi. Tôi nhớ đến câu nói này vào cái hôm từ Lochuv ra đường cao tốc để tới mấy ngôi làng Ba Lan đã được kombat chỉ cho. Bản thân ông ngoại tôi cũng là người may mắn, theo lời ông kể, hồi trẻ ông đã săn gấu bằng giáo 18 lần, và lần nào cũng cực kỳ thành công. Tôi vẫn còn nhớ lần tới thăm ông khi còn nhỏ, làng ông sống tên là Sagdy - Biru nằm giữa rừng taiga, cách Birobidzhan ko xa. Đang đi săn thì ông chạy về nhà đúng lúc tôi đến, ông nhanh chóng đóng ngựa vào cỗ xe trượt tuyết rồi quay trở vào rừng taiga và ngày hôm sau quay về với 1 con hổ bị giết nằm phủ kín cỗ xe, đuôi kéo lê theo con đường tuyết. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy 1 con hổ thực sự, và đã chết. Vì vậy tôi đoán tôi được thừa hưởng sự may mắn từ ông ngoại.

Trời vẫn còn sáng khi tôi tới chỗ mấy ngôi làng Ba Lan và dễ dàng tìm được sở chỉ huy tiểu đoàn, tại đây tôi bắt gặp nhiều gương mặt quen thuộc của các sĩ quan tham mưu và hậu cần cùng thứ mùi thơm ngon của đồ nướng, đúng là đã đến giờ ăn tối. Người đầu tiên tôi gặp là tham mưu trưởng Phil Kiselev, nhờ đó tôi biết kombat Baturin ở đâu để tới báo cáo, sung sướng vì mình có mặt đúng giờ và ko phải chịu trừng phạt vì trình diện muộn. Tôi đã từng kể trong chương trước về nơi tôi và kombat gặp nhau. Tại đây, trong chính những ngôi làng này, cuộc đời trước và sau lễ cưới tiền tuyến của tôi đã diễn ra, cùng với đó là chiến thắng cuối cùng trước lũ rận, điều cũng cực kỳ quan trọng với tất cả chúng tôi. Chúng tôi bận rộn với việc phóng thích các shtrafnik và tổ chức các đơn vị mới. Tôi mất nhiều thời gian để viết cho kombat hoặc sĩ quan Ctrị của ông là thiếu tá Kazakov giấy thiên chuyển shtrafnik, thứ giấy tờ quan trọng nhất đối với họ, và viết lại các giấy thiên chuyển nào bị xem là chưa hoàn hảo hoặc kém thuyết phục.

Tổ chức các đơn vị mới cũng được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Để các sĩ quan đại đội ko quá rảnh, kombat lệnh cho chúng tôi nhận shtrafnik bổ sung vào đồng thời tất cả các đại đội. Chúng tôi buộc phải tổ chức các trung đội dù chúng quá ít người. Sau đó chúng tôi mới lại đưa tất cả vào 1 đại đội dưới sự chỉ huy của người có tư cách nhất trong việc dẫn dắt binh lính trong chiến đấu. Ko chỉ mình tôi cho rằng thiếu sót lớn nhất của quy trình này là các trung đội trưởng sẽ ko biết rõ nhau. Mối quan hệ này là rất quan trọng trong chiến đấu! Nhưng lệnh là lệnh.

Nhiều người trong chúng tôi đoán rằng Baturin đưa ra quy trình kỳ cục này để ngăn các sĩ quan có nhiều thời gian chia sẻ sự bất mãn thái độ của kombat với các binh sĩ. Ông ta đã cho mọi người thấy thái độ của mình trong chiến dịch tấn công ở đầu cầu Narev. Tất nhiên cũng ko thể chấp nhận việc các sĩ quan có quá nhiều thời gian rảnh để xả stress trong giai đoạn chiến sự tạm lắng sau các trận chiến ác liệt kéo dài. Đặc biệt là khi xét đến thực tế nhiều sĩ quan đã xả stress bằng bimber, loại cuốc lủi Ba Lan mà dân sở tại có rất nhiều. Các sĩ quan có thể trao đổi mọi chiến lợi phẩm như đồng hồ, bật lửa, thuốc lá v.v... với dân Ba Lan, vậy là ai nấy đều tích trữ nhiều nhất có thể thứ độc dược bimber này trong người. Trong tiểu đoàn ko có nhiều con nghiện, nhưng than ôi, cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ. Thông thường chúng tôi có nhiều thời gian để làm mọi việc, nghỉ ngơi, viết thư, tán gẫu về ý nghĩa cuộc đời đặc biệt bao gồm cả cuộc đời tân kombat. Tất nhiên ko có những đêm ca hát như hồi ở Belorussia, tâm trạng mọi người ko phù hợp với việc hát hỏng khi đang chờ đợi 1 đợt tấn công mới mà có vẻ như nó sẽ ko hề dễ dàng hơn các trận đánh trước đây chút nào.

Trong khi tiểu đoàn vẫn còn đóng ngoài khu vực có chiến sự, tân kombat tổ chức 1 hình thức ăn uống mới cho các sĩ quan. Trước đây tất cả chúng tôi ăn cùng mâm cùng nồi với binh lính, chỉ có khẩu phần phụ thêm dành riêng cho sĩ quan là khác với lính. Từ thời điểm này, tất cả sĩ quan sẽ ăn riêng trong 1 cái gọi là "căng tin" đặt trong 1 căn phòng nhỏ hơn 1 chút. Đồ ăn của chúng tôi cũng được nấu riêng nhưng tôi ko thấy nó khác nhiều với đồ ăn trong bếp dã chiến đại đội, tuy nhiên chúng tôi ko còn ăn bằng bộ dụng cụ ăn nhếch nhác của lính nữa mà được ăn bằng bát đĩa nhôm. Tất nhiên cũng có vài thứ tiến triển, tay sĩ quan tiếp phẩm tháo vát và đầy nghị lực Moses Seltzer thỉnh thoảng cũng đa dạng hoá thực đơn cho chúng tôi băng cách phục vụ thêm sữa tươi.

Thì ra trung tá Baturin của chúng tôi có 1 điểm yếu, đó là sữa. Trong khi chúng tôi chiến đấu trong những trận đánh ác liệt để mở rộng đầu cầu Narev, ông ta đã xoay sở để có được 2 con bò sữa và lúc nào cũng đem theo chúng từ nơi này đến nơi khác. Nhờ vậy thỉnh thoảng chúng tôi nhận được chút cà phê sữa hay trà sữa từ bàn ăn "quý tộc" của ông. Kombat và các tiểu đoàn phó được phục vụ ăn uống từ 1 bếp riêng, và họ cũng ko ăn cùng các sĩ quan còn lại. Tuy nhiên hầu hết các tiểu đoàn phó, ngoại trừ các sĩ quan Ctrị và hậu cần, đều muốn ngồi cùng các sĩ quan thường như chúng tôi. Tôi ko nghĩ kombat thực sự nhạy cảm về đường tiêu hoá, ngoại trừ chuyện sữa, nhưng luôn tỏ ra hoàn toàn xa cách và ko bao giờ ăn cùng chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi đã chấp nhận sự kỳ cục này 1 cách thích hợp, có lẽ việc này thực sự là cần, chúng tôi khó có đủ tầm đánh giá. Cựu kombat Osipov ko bao giờ cố giữ khoảng cách với chúng tôi nhưng điều đó ko làm mất tư cách hay sự phục tùng của chúng tôi trước ông.

Chúng tôi để ý thấy 1 trong các sĩ quan Ctrị là đại uý Vinogradov cũng ăn cùng kombat và sĩ quan Ctrị riêng của ông ta là Kazakov. Nhiệm vụ của anh ta trong tiểu đoàn là sĩ quan tuyên huấn, chúng tôi cũng có cả loại sĩ quan này trong quân đội! Đó là 1 sĩ quan gày còm ốm o và trông hơi lôi thôi, giọng hơi the thé và khi nói thường phác thêm những cử chỉ hơi có vẻ ngớ ngẩn, vừa nói vừa vung tay loạn xạ, thường làm các sĩ quan khác ko ưa hoặc khó chịu. Tất cả những cái đó làm hại cho công việc của anh ta, khiến những lời tuyên truyền của anh ta thường gây hiệu quả hoàn toàn ngược lại. Vinogradov đúng là 1 kẻ mị dân, hoàn toàn vô dụng trong tiểu đoàn, anh ta ko chỉ khiến các sĩ quan tiền tuyến ko ưa mà còn gần như ác cảm đến mức căm ghét. Những lời giảng đạo ngu độn của anh ta trong mọi trường hợp đều làm người ta phát cáu và chỉ muốn làm ngược lại. Thí dụ anh ta thuyết giáo chúng tôi ko chỉ nên bỏ uống khẩu phần vodka Narkom mà cả trà đặc, bỏ thuốc lá và chớ nghĩ tới đàn bà. Các sĩ quan công khai tỏ ra xem thường bài giảng đạo đức đáng chán đó, hay bài "thuyết pháp của Ctrị viên" như cách họ thường gọi. Và để làm cho Vinogradov phát điên, trước mặt anh ta họ công khai uống trà đặc và kawa Ba Lan, vừa uống vừa hút thuốc lá mù mịt trong khi tay thì vấn thuốc mahorka!

Chúng tôi luôn lấy làm lạ ko hiểu Baturin kiếm đâu ra thứ sĩ quan này. Có lẽ hắn vốn là 1 trong các thuộc cấp trước đây của ông ta, những kẻ trốn trong hậu phương suốt cuộc chiến, cũng giống như chính Baturin. Vinogradov thậm chí chưa có nổi Huân chương Quân công, loại phần thưởng chiến trận cấp thấp nhất, và tay sĩ quan xa lạ này thường ăn trưa cùng kombat. Chúng tôi nghĩ họ đã từng phục vụ quân đội ở cùng 1 chỗ hoặc đâu đó gần nhau, có thể họ chỉ là những người hết sức bình thường. Thôi thì có thể gạt Vinogradov sang 1 bên, nhưng sự gần gũi của Baturin với hắn ko làm cho ông có được sự kính trọng của cánh sĩ quan chúng tôi.

... Nói chuyện xảy ra sau đó 1 chút, tôi phải kể về "công việc" của Vinogradov ngoài những lời nói xuông, nó chẳng phù hợp chút nào với đạo đức hay những bài giáo huấn của anh ta. Khi đợt phát hành Công trái diễn ra ngay trước khi chiến tranh kết thúc, tôi nhớ là hôm mồng 3 hay mồng 4/5 gì đó, tay sĩ quan tuyên huấn đã làm cả đám sĩ quan phát nản. Hắn đoan chắc với mọi người rằng mỗi người sẽ phải đăng ký mua Công trái với số tiền tối thiểu là 3 tháng lương, coi như đó là "1 hành động cần thiết cho Chiến thắng gần kề". Tất cả chúng tôi đều làm đúng như vậy để đóng góp cho Quỹ Quốc phòng. Đến khi chúng tôi hỏi sĩ quan phụ trách kinh tài tiểu đoàn Kostya Pusik về số tiền Vinogradov đóng thì hoá ra hắn chỉ đăng ký có 1 tháng lương. Đó mới là bộ mặt thật của tay politruk sĩ quan tuyên huấn. Để hoàn tất bức tranh về hắn, ngay trong ngày đầu tiên sau Chiến thắng, "vị thánh đạo đức" của chúng tôi đã là người đầu tiên trong tiểu đoàn bị phát hiện nhiễm bệnh hoa tình. Sau hắn còn nhiều người nữa bị! Thánh thật! Nhưng tất cả những chuyện đó sau này mới xảy ra, tức là sau tháng 1/1945 ...

Như đã nói, chúng tôi đã bắt đầu tổ chức và huấn luyện các đơn vị. Mỗi đại đội gồm nhiều trung đội với cực kỳ ít quân, tôi đã từng nói về mặt mạnh và mặt yếu của quy trình tổ chức này. Đương nhiên tôi đoán ko ai có lý do, ngoại trừ Vinogradov, để hoàn toàn ko uống rượu, đặc biệt là vào lúc chúng tôi thường xuyên có những lý do "hợp lý" để tổ chức tiệc tùng, ai đó được thưởng huân huy chương hay thăng cấp chẳng hạn. Thỉnh thoảng chúng tôi còn tổ chức những lễ sabantui (*) như cách Fedor Usmanov vẫn gọi, đó là cách nói cực kỳ lịch sự để có lý do tiêu thụ khẩu phần rượu cấp phát thảm hại cùng với số quốc lủi Ba Lan bimber khó ngửi. Chúng tôi thỉnh thoảng lại tự chiêu đãi mình bằng lý do này khác. Có rất nhiều nhà máy tinh chế cồn ở Ba Lan, và dân Ba Lan đã có nhiều thương vụ tốt đẹp bằng cách bán cho quân ta thứ rượu cồn tệ hại đó với giá cao ngất. Theo đúng quy luật, chúng tôi uống cả thứ của nợ đó, nó có thể coi như loại rượu "hạ cấp" khi pha thêm nước và do đó chúng tôi đơn giản là uống nó cùng với nước lã. Trong các trường hợp như vậy chúng tôi đổ đầy rượu cồn vào 1 cốc và đặt cạnh 1 cốc đầy nước. Thỉnh thoảng chúng tôi còn đùa bằng cách bí mật đổ đầy cả cốc thứ 2 cũng bằng rượu cồn. Các bạn có thể tưởng tượng tình trạng của 1 người vừa uống thứ "nước lửa" bỏng rát và định hoà loãng nó bằng cách lập tức uống thêm nước lã nhưng lại nhận được cùng cảm giác rát bỏng trong cổ họng. Tuy nhiên kẻ bày ra trò đùa luôn phải có trách nhiệm cầm sẵn 1 cốc nước để cứu giúp nạn nhân đúng lúc.

1 tháng trước, vào ngày 18/12, tôi bước sang tuổi 21. Chỉ huy mới của Phương diện quân là Nguyên soái Zhukov, người vừa thay thế Nguyên soái Rokossovski, đã ký lệnh thăng cấp tôi lên đại uý, tờ lệnh này chắc đã được chuẩn bị trước từ thời người tiền nhiệm của ông. Chúng tôi lập tức tổ chức lễ mừng cầu vai đại uý mới của tôi cũng như nhiều sĩ quan khác vừa được thăng cấp. Chúng tôi cảm thấy rất buồn vì Nguyên soái Rokossovski đã rời khỏi Phương diện quân Belorussia 2, chúng tôi yêu Nguyên soái gần như con yêu cha.

Lúc này quân bổ sung đang tới dần dù số lượng ko lớn. Có lẽ tình hình mặt trận tạm lắng và việc thiếu các chiến dịch lớn ko cho phép các toà án binh "đào tạo" thêm nhiều shtrafnik cho chúng tôi. Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên chúng tôi được nhận 1 loại shtrafnik hoàn toàn khác, đó là các cựu sĩ quan đã bị tuyên án từ hồi đầu chiến tranh, thậm chí là trước đó, và từng thụ án trong phần lớn thời gian tại nhà tù hoặc trại cải tạo. Theo chúng tôi thấy, họ ko bị tống ra mặt trận dưới sự áp giải của lính canh như những tù thường phạm bị đưa vào các đại đội trừng giới độc lập dành cho lính. Thay vào đó họ tới chỗ chúng tôi chỉ khi tự họ tình nguyện, tuy vậy vẫn có vài lính canh áp giải. Cả đất nước đã nhận thấy ngày chiến tranh kết thúc đang đến gần, nhiều tù nhân vẫn còn cảm nhận được lòng yêu nước và hiểu rằng Chiến thắng mong đợi đã lâu chắc chắn sẽ tới, và nhờ vậy họ có thể được phóng thích. Nhiều người thậm chí còn hy vọng sẽ được xoá án nhân dịp Chiến thắng.

(*) Sabantui - Lễ hội dân gian của người Bashkyria để mừng vụ mùa bắt đầu. Đây cũng là 1 thành ngữ để chỉ bất kỳ 1 lễ hội vui vẻ nào.

Những người ngồi tù ko phải chiến đấu và chết trong chiến tranh như hàng triệu người dân, vì thế họ sẽ có 1 khoảng thời gian khó khăn để tái hoà nhập cộng đồng trong 1 xã hội đã bị chiến tranh thiêu huỷ nhưng đã đánh bại kẻ thù trong 1 cuộc chiến đẫm máu kéo dài 4 năm. Thật khó khăn cho những người tù phải sống suốt cuộc chiến sau song sắt trong khi những người thân ra trận và chết vì Tổ quốc. Hàng triệu người đã hiến dâng mạng sống cho chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít, vì thế cũng là logic khi nhiều cựu sĩ quan yêu cầu được đổi quãng thời gian ngồi tù còn lại lấy việc được cho ra trận, dù với tư cách shtrafnik. Chỉ có rất ít người được cho cơ hội này, số còn lại thì ko, họ vẫn liên tục được bổ sung tới cho đến tận khi chiến dịch Berlin bắt đầu.

Về cơ bản việc tổ chức và huấn luyện trong đại đội được tiến hành thường xuyên. Huấn luyện chiến đấu là 1 công việc căng thẳng, bình thường trong quá trình huấn luyện chúng tôi phải đặc biệt chú ý đến những người kém về khả năng bắn súng và hành quân. Trong số các shtrafnik có nhiều cựu sĩ quan hậu cần, ko quân, xe tăng ... thuộc dạng này. Chúng tôi còn phải chú ý hơn nữa đến những cựu sĩ quan tù nhân, họ yếu hơn người bình thường, nhiều người thậm chí ko thể vác súng được lâu dù chỉ là cầm nó trong tay như 1 lính gác. Mỗi trung đội chỉ có 7 - 10 người, vì vậy các trung đội trưởng có cơ hội huấn luyện riêng cho từng shtrafnik. Họ dùng các shtrafnik đã có kinh nghiệm bộ binh làm người kèm cặp. Về cơ bản các học viên đều hiểu câu nói nổi tiếng của Suvorov về "công nghệ dành chiến thắng", câu nói "tập luyện vất vả, chiến đấu dễ dàng" trở thành 1 slogan chính xác đối với trường hợp của họ. 1 số shtrafnik trước đây từng cho rằng mình là "kẻ bỏ đi" thì nay bắt đầu hiểu ra họ sẽ ko bị sử dụng như bia đỡ đạn. Họ biết họ đang được huấn luyện chiến đấu 1 cách bài bản để tiêu diệt quân thù được hiệu quả hơn đồng thời bảo toàn được mạng sống của chính mình. Điều này giúp họ thấu hiểu sự cần thiết phải tập luyện hết sức vất vả, như chúng tôi vẫn nói "tập đến lòi cả ruột ra". Thường chúng tôi ko cần bắt buộc ai tập luyện, tuy nhiên ban tham mưu tiểu đoàn vẫn quản lý chặt quá trình huấn luyện, các tiểu đoàn phó và chỉ huy các bộ phận lúc nào cũng ở cùng các đại đội và trung đội.

Việc huấn luyện là vất vả ko chỉ với các shtrafnik mà cả với chúng tôi, những sĩ quan của họ. Khoảng thời gian này chúng tôi phát hiện được 1 chỗ tốt để làm bãi tập bắn, tại đây chúng tôi bắn đạn thật bằng tất cả các loại súng nhỏ và cho súng trường chống tăng tập bắn vào 1 khẩu pháo tự hành Đức đã bị bắn cháy vứt lại đó. Thậm chí chúng tôi còn bố trí cả 1 khu vực rộng bên cạnh làm trường bắn súng cối, gần 1 cánh rừng. Mỗi khi có cuộc bắn đạn thật, khu vực bắn được canh gác khắp xung quanh để các pháo thủ súng cối câu đạn vào.

Nhìn chung người ta có thể phát ghen tị với tài tháo vát và tính nhẫn nại của các chỉ huy đơn vị và bộ phận trong tiểu đoàn. Động cơ chính tất nhiên ko phải do sự kiểm tra gắt gao của các tham mưu và chỉ huy tiểu đoàn mà bởi mong muốn ko phải dẫn dắt những người lính thiếu huấn luyện trong trận đánh. Đương nhiên đó ko phải lỗi của họ. Các đại đội trưởng cũng rất hăng hái học cưỡi ngựa, ai mà biết được khi nào chúng tôi cần đến nó chứ? Việc này bắt đầu khi 1 sĩ quan tiểu đoàn ko biết kiếm đâu được mấy con ngựa tốt cùng đầy đủ yên cương. Kombat nhiệt tình ủng hộ vụ này như thể ông ta từng phục vụ nhiều năm trong lực lượng kỵ binh. Baturin chọn cho mình 1 con ngựa đực màu hồng rất đẹp và thuần. Tôi được 1 con ngựa đốm xám còn non, rất hiếu động và cứng đầu cứng cổ, nó thường xuyên bị phân tâm, tai luôn ngoe nguẩy và hay nhe hàm răng to tướng ra để tỏ ý bất mãn. Khi tôi nhìn thấy tài cưỡi ngựa của kombat, mặc dù bụng to nhưng ông nhảy phóc lên yên cái 1 và cho ngựa dựng đứng 2 chân trước mặt chúng tôi, tôi đã lần đầu tiên ghen tị với khả năng của ông. Nhờ đó tôi trở nên say mê luyện cưỡi ngựa dù biết mình sẽ ko bao giờ sánh kịp kombat.

Tôi phải nói rằng hoá ra đó là 1 việc khó. Những ngày đầu với những bài tập đầu tiên vừa chán vừa ko có kết quả. Sau 2 đến 3h, tức là quy trình huấn luyện của cả 1 ngày, toàn bộ "khu vực tiếp giáp yên ngựa" trên người tôi đau như dần. Nhưng tôi đã đặt mục tiêu cho mình, vì vậy tất cả những ngày sau đó, dù ko còn chút hứng thú nào tôi vẫn tiếp tục cưỡi ngựa. Do ko hiểu gì về sự khác nhau giữa nước kiệu và nước đại cũng như sự thiếu hụt nhiều kỹ năng khác, đôi khi tôi đã làm cả ngựa lẫn người thực sự kiệt sức. 1 trong các shtrafnik dưới quyền tôi có lẽ từng là kỵ binh đã nhận ra sự thiếu hụt trong kỹ năng cưỡi ngựa cùng tất cả những khó khăn tôi đang gặp phải trong quá trình tập luyện nên đã tình nguyện làm thầy giáo dạy tôi. Anh ta cho ngựa ăn 1 cách thành thạo và dạy tôi nhiều bài học, sau đó con ngựa bắt đầu nghe lời tôi 1 cách bình tĩnh hơn. Đồng thời tôi cũng cảm thấy ổn hơn với cái yên và bàn đạp. 1 thời gian ngắn sau, ngay trước ngày đầu năm mới 1945 Rita đã thu xếp được 1 "kỳ nghỉ" vài ngày để qua thăm tôi và khi cô biết tôi đã có 1 "phương tiện di chuyển cá nhân" của riêng mình, cô xin được cưỡi thử. Mặc dù Rita suốt đời chưa từng ngồi trên lưng ngựa, trước sự kinh ngạc của tôi, cô đã điều khiển con ngựa cứng đầu rất ổn và tỏ ra rất thích cưỡi nó.

Chúng tôi tổ chức tiệc mừng Năm Mới 1945 trên 1 cái bàn chung. Kombat, các tiểu đoàn phó, chỉ huy các bộ phận, sĩ quan đơn vị các cấp, tóm lại là tất cả những người ko phải làm nhiệm vụ đều có mặt. Đó là lần đầu tiên chúng tôi có 1 buổi tiệc tùng lớn đến như vậy, lần duy nhất sau này có 1 buổi tiệc lớn đến thế là vào Ngày Chiến thắng 9/5/1945. Đó là ngày hoà bình đầu tiên sau cuộc chiến đã làm tất cả chúng tôi mệt mỏi nhưng cũng đã trở nên quen thuộc, mặc dù 2 điều này nghe có vẻ trái ngược.

Tuy nhiên lúc này thì Ngày Chiến thắng vẫn còn xa. Trước mặt chúng tôi là trận đánh khó khăn vì Warsaw, con đường chông gai tới biên giới nước Đức phát xít, và tiếp đó là tới Berlin. Ko ai biết được ai sẽ đi được tới tận cùng cuộc chiến và ai sẽ nằm lại trên đất Ba Lan hay Đức. Tôi viết vội mấy bài thơ về các chiến hữu cho lễ mừng Năm Mới và chúng được hoan nghênh nhiệt liệt. Thậm chí Baturin, người cực kỳ thích được tán dương cũng vỗ tay ủng hộ tôi. Thì ra hôm đó còn là ngày sinh nhật Peter Smirnov, người vừa trở về từ quân y viện, Alex Shamshin, người vừa cùng tên vừa cùng tuổi với tôi, và cả tiểu đoàn phó Ivan Matvienko, cả 3 đều sinh gần trùng với ngày đầu năm mới. Đó chính là Lễ Mừng Năm Mới 1945, năm mà tất cả chúng tôi đều biết chắc chắn sẽ là Năm Chiến thắng!

Như ta biết sau này, Stavka (Tổng hành dinh - Bộ Tổng tư lệnh) đã lên kế hoạch mở chiến dịch giải phóng Warsaw cùng toàn bộ phần đất Ba Lan vẫn còn nằm dưới ách phát xít vào ngày 20/1. Tuy nhiên trong bức thư của mình, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã thúc giục Stalin mở cuộc tấn công từ sông Vistula càng sớm càng tốt nhằm chuyển hướng quân Đức ra khỏi Ardennes, tình thế của quân Đồng Minh Phương Tây tại đó đang rất khó khăn. Stalin đáp ứng lời yêu cầu trợ giúp đó và Stavka đã chuyển ngày bắt đầu Chiến dịch Vistula - Oder lên 12/1. Thực tế là chỉ vài ngày sau Năm Mới, chúng tôi đã bắt đầu cấp tốc tập hợp các trung đội nhỏ nằm rải rác thành 1 đại đội dưới sự chỉ huy của Ivan Beldugov. Đó là 1 sĩ quan thấp đậm tóc vàng, mặt to trán rộng, trông có vẻ cực kỳ điềm tĩnh nhưng cứng rắn và sắc sảo.

Các sĩ quan đầy kinh nhiệm của tiểu đoàn trừng giới đã nhanh chóng tổ chức các trung đội trong đại đội. Họ là đại uý Visily Kachala, thượng uý Alex Shamshin, cùng với đó là viên thượng uý mới tới Alexei Afonin, 1 người khiêm tốn và vui tính trông có vẻ rất trẻ so với chúng tôi nhưng hoá ra lớn hơn tôi và Shamshin 4 tuổi. Alexei có đôi vai rộng, người thấp và chắc nịch, cực kỳ dai sức. Càng gặp khó khăn là anh ta càng tỏ ra cứng rắn đến mức lỳ lợm, binh lính dưới quyền luôn lên tinh thần nếu có 1 người chỉ huy như vậy. Khi tôi biết anh ta rõ hơn thì hoá ra chúng tôi cùng tốt nghiệp Học viện Lục quân Viễn Đông 2 tại Komsomolsk trên sông Amur. Chúng tôi đã leo trèo cùng 1 quả đồi, 1 ngọn núi, ăn tại cùng 1 căng tin và gác cùng 1 ngôi nhà. Tuy nhiên anh ta tốt nghiệp trung uý trước tôi 1 thời gian. Alex biết rõ về Viễn Đông, nhờ vậy chúng tôi trở thành những người bạn gần gũi. Anh đã phục vụ tại vùng Hồ Khasan ngay sau các sự kiện năm 1938 (*), sau đó là trong các đơn vị thuộc Phương diện quân Viễn Đông, và sau khi tốt nghiệp Học viện anh đến với Phương diện quân Trung tâm. Anh bị thương nặng trong trận Kursk và người ta đã đưa anh tới tận Novosibirsk để điều trị, sau 1 thời gian dài trị thương anh tốt nghiệp 1 khoá học chỉ huy đại đội và rốt cuộc được gửi tới Tiểu đoàn 8 Độc lập Trừng giới này làm trung đội trưởng.

Tôi luôn nghĩ mình chính là tay trung uý chưa hề có kinh nghiệm chiến đấu đầu tiên được chỉ định làm đại đội trưởng trừng giới năm 1943. Tôi đoán đó là do sự nhầm lẫn của ai đó, và kombat Osipov đã sửa chữa sai lầm này bằng cách để tôi dẫn dắt trung đội trinh sát. Tuy nhiên Alex lớn tuổi hơn tôi và đã có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, từng bị thương và đã hoàn tất khoá đào tạo đại đội trưởng cũng vẫn chỉ được làm trung đội trưởng. Anh ta ko phải trường hợp duy nhất. Bạn tôi Peter Zagumennikov cũng về tiểu đoàn trừng giới làm trung đội trưởng sau khi đã chỉ huy 1 đại đội bộ binh và bị thương. Rõ ràng là người ta cố kiếm những sĩ quan đã được thử lửa và có kinh nghiệm để chỉ huy các sĩ quan bị đưa vào Tiểu đoàn trừng giới, tôi là 1 trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, như người ta thường nói: "Cách suy nghĩ của các tướng lĩnh luôn khó hiểu!"

Chúng tôi chỉ có rất ít thời gian để tập hợp các đơn vị lại với nhau, lúc này tất cả các điểm yếu của việc huấn luyện ko tập trung và chia lẻ đội hình bộc lộ. Sáng sớm ngày 11/1 đại đội hành quân bộ đến đầu cầu Magnushev đã được quân ta đánh chiếm từ mùa hè năm ngoái, nó nằm trên bờ tây sông Vistula, phía nam Warsaw. Đại đội vượt sông bằng 1 chiếc cầu gỗ đã cũ trong đêm, dưới ánh trăng thượng tuần. Băng trên sông trông như thể đã bị 1 lưỡi cày khổng lồ cày qua suốt từ bên này sang bên kia sông, đó là dấu vết của những trận pháo và ko kích. Đại đội các shtrafnik bắt đầu tấn công từ đây hôm 14/1 cùng với những người lính Tập đoàn quân 61, như vậy là chiến dịch tấn công chiến lược Vistula - Oder đã mở màn.

Tôi ko hiểu sao Beldugov ko hề có 1 đại đội phó nào, khác với Matvienko đã từng có Yanin làm phó. Tôi được lệnh đi cùng đại đội với tư cách đại đội trưởng dự bị. Đây là 1 sự thay đổi, 1 cách tổ chức mới của kombat Baturin. Theo cách này tôi ko tham chiến cùng đại đội mà bố trí bên cạnh cùng giao liên và 2 shtrafnik để có thể nắm đại đội trong trường hợp cần thiết. Thật hết sức bất tiện và phi lý, tôi lúc nào cũng cảm thấy mình vô dụng hoặc kém cỏi. Thà tôi bị hạ cấp xuống làm đại đội phó còn hơn ở cùng đại đội mà chẳng có vai trò gì, chẳng đóng góp gì.

Đầu tiên đại đội nhận nhiệm vụ chiếm 1 quả đồi. Tại đây bọn Đức đã đẩy lùi mọi cố gắng tấn công của quân ta bằng 1 hoả lực "bão lửa". Cả Beldugov và tôi đều đi đến kết luận rằng chúng tôi sẽ tận dụng 1 con suối nhỏ với nhiều bụi rậm 2 bên bờ đổ ra sông Pilica. Tôi nhớ cái tên này vì đọc lên nghe hơi giống họ của tôi. Chúng tôi sẽ vòng qua ngọn đồi đen đủi đó để tấn công từ sau lưng. Beldugov trao nhiệm vụ này cho trung đội trưởng Vasily Kachala, anh ta đã vòng qua quả đồi mà bọn Fritz ko hề hay biết và làm chúng kinh ngạc với 1 cuộc tấn công từ sau lưng. Đó là 1 cuộc tấn công với nhân tố chính là sự bất ngờ và điều đó quyết định toàn bộ kết quả. Toàn bộ đơn vị hoặc sẽ bị giết sạch trên sườn đồi phủ băng trống trải, hoặc chiếm được "ngọn đồi chó chết" đó! Trận đánh diễn ra cực nhanh, ngay khi bọn Đức phát hiện và chuyển hoả lực sang bắn về phía sau, Beldugov đã cho toàn đại đội xung phong vỗ mặt. Ngọn đồi bị chiếm, trung đội đầu tiên lên tới đỉnh là trung đội của Alex Afonin. Thương vong vẫn còn rất thấp và quân ta đã có thể tới bờ sông Pilica.

Nhiều năm sau tôi được biết 1 người lính Long kỵ trẻ thuộc Sư đoàn 5 Kỵ binh tên là Konstantin Ksaverievich đã nhận được phần thưởng nhà binh đầu tiên là Huân chương Chữ thập Thánh George (**) vì đã tham gia vào cuộc đột kích táo bạo qua sông Pilica, tên thật của người lính này là Rokossovski. Thật tiếc là lúc đó chúng tôi chưa biết điều này.

(*) Những trận đánh ác liệt đã diễn ra giữa quân đội Soviet và quân Nhật tại vùng Hồ Khasan vào tháng 7 - 8/1938 (giống hệt những trận đánh trên sông Khalhin - Gol), và người Nhật đã thua te tua. Kết quả của 2 cuộc xung đột này là 1 trong những lý do chính giữ cho người Nhật ko tham chiến trong những năm Liên Xô khó khăn nhất. Vì vậy chiến tranh Xô - Nhật đã chỉ bắt đầu vào tháng 8/1945.

(*) Tên thường gọi của Huân chương "Ghi nhận sự xuất sắc trong chiến đấu" của Nga.

Sau khi ngọn đồi bị chiếm, toàn bộ các đơn vị thuộc trung đoàn mà đại đội tôi nhận nhiệm vụ trợ chiến đã tham gia vào cuộc tấn công. Ngay sau đó toàn bộ Sư 23 Bộ binh, đơn vị mà đại đội tôi phối thuộc, cũng bắt đầu tấn công về hướng Warsaw. Họ tới ga Wlochy ở ngoại ô phía nam thủ đô Ba Lan vào sáng sớm ngày 16/1. Sau đó đại đội tôi được cho ra nghỉ, các đơn vị bộ binh được xe tăng yểm trợ vẫn tiếp tục cuộc tấn công và giải phóng hoàn toàn Warsaw ngày 17/1. Tất nhiên chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm, chúng tôi đã vượt qua mọi nẻo đường để đến được Warsaw nhưng vinh dự đánh chiếm thành phố lại được trao cho người khác. Tôi đoán có ai đó nghĩ rằng sẽ là sai trái nếu để các shtrafnik giải phóng thủ đô Ba Lan, dù chỉ là 1 phần nhỏ. Điều này cũng giống như ở Rogachev và Brest. Tại đây 1 lần nữa chúng tôi đã ko được phép tiến vào thành phố đẹp nhất châu Âu theo đánh giá của nhiều người, thủ đô đầu tiên của 1 nước phương Tây được giải phóng. Chúng tôi chỉ được xem là phương tiện hỗ trợ cho thành công của các đơn vị khác, điều đó giải thích tất cả.

Chúng tôi chỉ được phép ngắm thành phố xinh đẹp này vào cuối ngày 18/1, đi theo sau đội hình Sư 23/Tập đoàn quân 61. Ấn tượng đầu tiên là thành phố bị tàn phá thảm hại. Đó là kết quả cả do cuộc nổi dậy thất bại của người Ba Lan lẫn do kế hoạch tàn phá 1 cách có hệ thống của người Đức đối với tất cả những công trình xây dựng đẹp nhất. Chúng tôi trông thấy những dòng chữ tiếng Nga viết trên tường hay biển báo dọc đường đại khái là "Đã gỡ mìn" hoặc "Đã kiểm tra, ko có mìn" cùng với tên người công binh chịu trách nhiệm dò mìn. Khi tới phố Marhsalkovskaya chạy thẳng vào trung tâm thành phố, chúng tôi thấy có nhiều nhóm công binh cùng với chó đang tiếp tục công việc nguy hiểm là quét mìn cho thành phố. Lũ chó đánh hơi chất nổ, tôi nghĩ việc này rất khó khăn vì cả thành phố vẫn còn tràn ngập mùi thuốc súng và dynamite. Sau vụ này tôi mới biết ko chỉ có chó cứu thương hay chống tăng (*) mà chúng còn là trợ thủ trung thành của binh chủng công binh vẻ vang.

Tới đây chúng tôi bị 1 trong các đội tuần tra mới được thành lập trong thành phố chặn lại, họ ko cho phép chúng tôi đi ra khỏi bề rộng mặt đường của con phố xinh đẹp này. Sau đó thì con đường bị 1 toà nhà đổ và mấy cỗ xe tăng Đức cháy chắn ngang, phần tiếp theo của thành phố vẫn còn chưa được dò mìn. Chúng tôi rẽ phải ra bờ sông Vistula, tới gần 1 cây cầu gãy chúng tôi thấy 1 toà nhà có thiết kế đặc biệt bị phá huỷ nặng nề, trên mặt tiền còn đọc được hàng chữ Ba Lan "Ngân hàng Phát hành Ba Lan". Chúng tôi ko hiểu "phát hành" có nghĩa gì nhưng biết đây là 1 ngân hàng, vì ko có lính canh và cửa mở nên chúng tôi quyết định bước vào.

Lạy Chúa lòng lành, có vô khối tiền đủ loại nằm ngay trên sàn! Tiền zloty Ba Lan đựng trong những bao to tướng hoặc vung vãi trên sàn, tất cả đều có 1 lỗ xuyên qua, có lẽ bọn Đức muốn số tiền này trở thành ko thể tiêu được. Chúng tôi thấy cả những tấm giấy in tiền mới in 1 mặt và loại tiền Reichsmark dùng tại những vùng quân Đức chiếm đóng. Chúng tôi nghĩ số tiền này sẽ chẳng bao giờ còn dùng được nữa nhưng 1 số người tỏ ra nhiều kinh nghiệm hơn, họ lèn tiền đấy túi và sử dụng nó trong rất nhiều vụ mua bán với dân Ba Lan. Hoá ra rất nhiều người bị tiền ám ảnh, họ đoan chắc rằng thứ giấy in tiền 1 mặt là loại tiền Ba Lan mới. Trong 1 số trường hợp, 1 số "kẻ tháo vát" đã dùng nó mua được ko chỉ đồ ăn mà cả những thứ có giá trị như đồ trang sức. Khi nhìn thấy những người tích trữ tiền có những thương vụ thành công tôi thấy tiếc vì mình quá nhát, tôi đã ko lấy 1 tờ tiền nào dù chỉ để làm kỷ niệm. Tuy nhiên tôi ko ghen tị với những "kẻ may mắn". Ra đến bờ sông, chúng tôi chỉ cười vì đã vứt bỏ hàng triệu bạc và dẫm hàng triệu bạc khác dưới chân. Sau chuyến du hành trên bờ sông, chúng tôi tập trung tại điểm tập kết phía tây Warsaw. Trên mỗi bước đi chúng tôi đều thấy sự tàn phá mà bọn phát xít đã làm để biến những phần chính của thành phố Warsaw thành 1 đống đổ nát. Các sĩ quan và shtrafnik đã tham chiến ở Stalingrad đều so sánh sự đổ nát của 2 thành phố này với nhau.

Ko rõ vì tôi chẳng đóng vai trò gì trong trận đánh vì Warsaw hay vì Baturin tự nhận ra (có thể có ai đó gợi ý) rằng việc chỉ định tôi làm "đại đội trưởng thay thế" là vô lý, vậy là ông ta đã lệnh cho tôi và nhiều sĩ quan khác di chuyển độc lập. Mỗi người được cho biết điểm đến và thời gian phải có mặt. Tôi ko nhớ hết tên các địa điểm mà tôi đã đi qua bằng nhiều cách khác nhau, nhưng căn cứ vào Giấy của Tổng tư lệnh Stalin chứng nhận đã tham gia giải phóng nhiều đô thị Ba Lan khác nhau, con đường tôi đi đã qua các địa điểm Sohachew - Lowich - Skernevice - Tomashuw - Konin - Lencica.

Bọn Fritz vẫn tiếp tục chạy cả vì những đòn đánh dữ dội của quân ta lẫn vì danh tiếng của Nguyên soái Zhukov, nay đã trở thành chỉ huy Phương diện quân của tôi. Bọn Đức cũng sợ cái tên Rokossovski ko kém. Cuộc rút lui của chúng sau khi mất Warsaw giống như 1 cuộc tháo chạy tán loạn, do đó có nhiều toán quân Đức đáng kể rớt lại phía sau quân ta, trốn trong rừng và tiếp tục chống cự. Quân ta đã phải trả giá bằng rất nhiều người để quét sạch bọn này. Tôi và các đồng đội cùng nhiều người khác phần lớn đi bằng cách vẫy xe đi nhờ, thường là xe tải và đôi khi cả xe ngựa của dân Ba Lan. Đám ngựa mà mấy tay sĩ quan chúng tôi mất rất nhiều thời gian chăm sóc vì nhiều lý do đã ko còn được sử dụng, chưa từng có ý tưởng nào của tân kombat tỏ ra vô dụng đến thế. Nhiều lần các xe quân sự ko chịu dừng khi chúng tôi vẫy, vì vậy chúng tôi phải sử dụng 1 biện pháp khác chắc ăn hơn để dừng họ lại, tức là nã 1 phát súng ngắn vào lốp xe. Tất nhiên, "phương thức vẫy xe đi nhờ" này rất nguy hiểm, nếu bắn phải thứ gì đó ko phải lốp xe thì rất có thể chúng tôi sẽ bị đưa ra toà án binh. Tuy nhiều vì 1 số lý do chúng tôi ko ngán toà án binh. 1 lần 1 viên thiếu tá đã nhảy khỏi chiếc xe bị chúng tôi bắt dừng theo kiểu đó, súng lăm lăm trong tay và gào lên doạ tống chúng tôi vào tiểu đoàn trừng giới vì cái trò bậy bạ này. Tôi bèn cho ông ta xem chứng minh thư sĩ quan với chức danh đại uý Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8, ông ta điếng người, nhưng sau đó chúng tôi làm hoà và ông ta đưa chúng tôi an toàn tới nơi chúng tôi cần.

Tôi thích đứng trên thùng xe tải cho gió thổi vào mặt . Má và môi tê đi vì hơi lạnh gợi nhớ đến vùng Viễn Đông thân thương với những mùa đông tuổi thơ. Hồi học cấp 2 ở Obluch cách nhà 40km tôi cũng thường đi về bằng tàu hoả với cửa mở toang.

Khoảng ngày 20 - 21/1, tôi đã tới thị trấn Kutno. Ban tham mưu tiểu đoàn đã đóng sẵn tại đây cùng các đơn vị hậu cần với xe ngựa và xe tải. Thị trấn trông có vẻ rất ấm cúng, nó hoàn toàn chưa bị chiến tranh đụng tới như những vùng đất của Tổ quốc tôi. Thật ko thể tưởng tượng được là hệ thống điện và cấp thoát nước ở Kutno vẫn hoạt động. Có lẽ bọn Đức định để dành thị trấn này cho 1 việc gì đó hoặc do chúng tháo chạy quá nhanh nên ko kịp tàn phá. Bù lại có rất nhiều biển báo với hàng chữ "Pst!" hoặc "Im miệng!" với hình vẽ ngón trỏ đặt trên môi. Chúng tôi thậm chí còn thấy cả những poster và biển chỉ đường có nội dung tương tự: "Đừng nói gì!", "Kẻ ba hoa sẽ gặp phải bọn gián điệp" v.v...

(*) Quân đội Soviet huấn luyện được 1 số lượng đáng kể chó cho mục đích vận chuyển giấy tờ và đạn dược cũng như sơ tán thương binh khỏi trận địa bằng xe trượt tuyết. 1 số chó cũng được sử dụng có hiệu quả cho mục đích chống tăng.

Tôi tình cờ được ở trong 1 căn nhà sạch sẽ ngăn nắp với mái ngói đỏ và tường rào chắc chắn. Căn nhà thuộc sở hữu của 1 bác sĩ thú y địa phương và vợ là 1 phụ nữ trẻ đẹp vốn là bà con họ hàng, cô ta chỉ phòng cho tôi rồi đề nghị tôi đi tắm. Thật sung sướng! Có cả xà phòng thơm và khăn tắm dày có lông! Ko phải thứ khăn tắm quân đội phát vừa nhẹ vừa có lỗ mà tôi vẫn phải dùng để tắm! Cô chủ nhà đặc biệt quan tâm chú ý đến căn phòng được giao cho tôi với giường êm nệm ấm, 1 cái ghế sofa, 1 bàn làm việc rộng có đèn bàn chụp màu xanh lá khiến ko khí trong phòng hết sức ấm cúng.

Tôi hỏi xem các sĩ quan khác trong đại đội đang ở đâu. Vậy là ngoài George Razhev và Fyodor Usmanov, người ta mới gửi tới đại đội tôi thêm thiếu uý Kuznetsov. Anh ta mới tới tiểu đoàn, là người khá điển trai nhưng hơi lùn và gầy. Anh từng có biệt danh "châu chấu" vì vóc người thấp bé, giọng nói cao và yếu, dễ đỏ mặt y như 1 cô gái. Tôi muốn tìm hiểu thêm về anh ta, đặc biệt là khi tôi ko muốn ở 1 mình trong ngôi nhà này với 1 cô chủ nhà quá dễ thương, chồng cô vừa đi đâu đó vì công việc. Cũng cần có quyết định sớm vì tay Don Juan của đại đội George Razhev cũng đề nghị được ở cùng tôi, tôi biết cậu ta đã để ý đến cô chủ xinh đẹp và việc cậu ta ở cùng có thể kết thúc bằng 1 vụ scandal hay quấy rối. Vậy là tôi từ chối đề nghị của Razhev, nại rằng tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về "châu chấu".

Chúng tôi ở lại Kutno vài ngày, tại đó người ta kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về 1 kobeta, tên thường gọi 1 loại phụ nữ trẻ Ba Lan. Đó là 1 cô gái xinh đẹp, thân hình rất hấp dẫn đã sống như vợ chồng với 1 sĩ quan Đức thuộc đội trừng giới Waffen SS. Cô sống với hắn với mong muốn trở thành 1 bà lớn trong thị trấn nhỏ này và thậm chí đã có 1 đứa con với tay sĩ quan Waffen SS. Đứa con trai 2 tuổi tóc đỏ nhưng lác mắt. Nhưng tên sĩ quan Đức đã tháo chạy về phía tây mà ko mang cô đi cùng với đứa con. Tôi đã nhìn thấy đứa bé đó, người ta vẫn gọi nó là "đồ chó" hay "đồ con hoang Fritz" chứ ko gọi tên. Lòng căm thù với bọn Waffen SS, giống "Aryan thượng đẳng", trong chúng tôi là rất mạnh mẽ đối với bất kỳ tên Đức nào, đó là thực tế.

Tôi hiểu hồi đó tôi đã cư xử sai trong 1 số trường hợp, nhưng lòng căm thù đã cắm rễ rất sâu trong suy nghĩ mỗi người, ko thể khác được. Tôi có thể nhắc lại 1 số khẩu hiệu, thí dụ "Bạn ko thể tiêu diệt kẻ thù nếu ko biết cách căm thù chúng bằng cả trái tim" hay "Nếu kẻ địch ko đầu hàng, chúng phải bị tiêu diệt". Tất tật poster, báo chí, phim ảnh, thậm chí cả phát ngôn công khai mạnh mẽ của Ilia Erenburg và nhiều nhà văn nổi tiếng khác cũng đều có mục đích "Giết bọn Đức!" Vì thế chúng tôi đã học được cách căm thù và tiêu diệt chúng. Tất nhiên chúng tôi hiểu chỉ nên giết những kẻ đã đến đất nước tôi, Tổ quốc tôi với gươm và lửa, nhưng 1 cách logic, lòng căm thù của chúng tôi mở rộng với mọi người Đức, mọi thứ liên quan đến nước Đức ngoại trừ những thứ chúng tôi thu lấy làm chiến lợi phẩm hợp pháp. Tuy nhiên nhiều binh lính vẫn ko muốn đổi những chiếc thắt lưng vải bạt lấy thắt lưng Đức có khoá nhôm chỉ vì nó khắc chữ "Gott mit uns!", tức là Chúa ở bên ta.

1 sự kiện khác đã xảy ra ở Kutno là người ta đã tóm được tay shtrafnik Kasperovich ở Belorussia, hắn là kẻ đã đào ngũ ở Narev khi xin được đi sửa đường dây điện thoại hỏng. Vậy là vào tháng 1/1945, vì 1 số lý do hắn lại tới tiểu đoàn tôi. Tôi đoán có lẽ ai đó muốn tổ chức 1 phiên toà án binh đối với hắn và 1 cuộc xử bắn công khai mà hắn đáng được hưởng, đó sẽ là 1 tấm gương cho mọi shtrafnik khác. Tôi nghĩ tất cả chúng tôi, cả sĩ quan chỉ huy và shtrafnik cựu sĩ quan, lúc đó đều đoán thế.

Vì ko thể để kẻ đào ngũ ko có người canh gác, kombat quyết định tống hắn lên gác mái căn nhà ban tham mưu tiểu đoàn đang ở. Lính canh cũng là 1 shtrafnik, anh ta đã bị nghiêm khắc cảnh báo về hình phạt sẽ phải chịu nếu tự mình ra tay xử lý tên đào ngũ, bất kể với lý do gì. Kasperovich tin vào khả năng của mình, hắn bắt đầu chọc tức anh lính canh bằng cách làm ra vẻ định trốn. Hắn phá thủng 1 lỗ trên mái nhà và nhặt ngói ném anh lính. Anh lính nhịn được 1 lúc rồi bắt đầu cố đưa tên đào ngũ vào quy củ, cuối cùng hết chịu nổi, anh ta nã 1 viên đạn vào vai làm hắn bị thương. Người ta phải chuyển tên tù bị thương tới quân y viện dã chiến gần đó và cắt người canh gác, thậm chí ngay cả những năm chiến tranh ác liệt nhất người ta vẫn tin rằng ko thể xét xử hay hành quyết tù nhân đang bị thương hay ốm. Lúc hắn ở quân y viện đã ko có phiên xét xử nào hết, và tôi ko rõ cuối cùng đã có chuyện gì xảy ra với hắn, nhiều sự kiện khác đã cuốn tôi khỏi câu chuyện này.

Giữa tháng 2, kombat giao nhiệm vụ cho tôi tới chỗ các đơn vị hậu cần vẫn còn đóng trong mấy ngôi làng Ba Lan mà chúng tôi đã ở trước chiến dịch tấn công Warsaw. Ko hiểu sao Baturin lại lệnh cho tôi làm việc này, đây là 1 hình thức giải buồn, nó giúp tôi thoát khỏi vị trí kẻ xa lạ trong đại đội của Belgudov. Nhiệm vụ của tôi là đưa tận tay cán bộ các đơn vị hậu cần đang đóng rải rác mệnh lệnh tập hợp tới chỗ ban tham mưu. Sau đó tôi nhận ra 2 con bò sữa vẫn còn đó và tôi giúp đánh về vì thiếu chúng đại tá cảm thấy rất khó ở. Tôi ko rõ ông có bị loét dạ dày hay bệnh tật gì khác ko nhưng tôi hiểu việc đưa 2 chú bò sữa về là 1 phần quan trọng trong nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên kombat ko phải lo về chuyện tôi sẽ đích thân đánh bò dẫn đầu đoàn xe hậu cần, có đủ xe tải để chở tất cả đồ của tiểu đoàn cũng như tư trang của các sĩ quan, kể cả chiếc harmonica của Michael Goldstein và máy quay đĩa cùng đĩa hát của tôi.

Tôi truyền lệnh trực tiếp cho thượng sĩ Fermanyuk, đưa cho anh ta bản đồ chỉ đường tới Kutno. Sau đó tôi quyết định tới thăm Rita ở quân y viện, ko cần sự cho phép của kombat, tự tôi chịu trách nhiệm việc này. Tôi hy vọng tối thiểu là gặp được cô vì quân y viện vẫn đóng tại Lochuv mặc dù chiến tuyến đã tiến xa về phía tây. Tuy nhiên mọi thứ ko diễn ra như tôi mong đợi, Rita lao tới ôm chầm lấy tôi và bất ngờ hỏi có thể đi cùng tôi tới tiểu đoàn trừng giới ko. Có lẽ cô đã bàn với mẹ về việc này và thật ngạc nhiên, Ekaterina Nikolaevna ủng hộ nó. Tôi ko rõ kombat Baturin sẽ phản ứng ra sao nhưng vẫn đồng ý 1 cách nước đôi vì nghĩ lãnh đạo quân y viện sẽ khó mà để Rita đi. Thật quá sức ngạc nhiên, sếp quân y viện, đại uý quân y Nisonov nhận lời ngay lập tức và nồng nhiệt chúc mừng chúng tôi về đám cưới tiền tuyến vừa qua. Gần như ngay lập tức sau đó ông xúc tiến việc thiên chuyển vợ tôi, lệnh cho nhân viên thảo các giấy tờ cần thiết. Như Rita nói, việc để chúng tôi về với nhau thật dễ dàng và ko có gì trở ngại dù thoạt nhìn có vẻ rất rắc rối. Cô đã nói với mẹ và sếp quân y viện rằng sẽ theo chồng tới bất cứ đâu và bằng bất cứ giá nào. Và họ hiểu quyết định của cô!

Thế là xong, 1 tấm vé nghỉ mát, thực chất là 1 tờ lệnh "trình diện tại nơi phục vụ mới, đơn vị số 07380". Ngay trong ngày Rita đã đóng gói xong hành lý thành 1 túi lớn để sẵn sàng cho "tuần trăng mật tại tiểu đoàn trừng giới". Cô thầm thì dặn dò vào tai mẹ và cậu em trai, hôn tất cả các bạn gái, vẫy tay với 1 đám đông đầy phấn khích ra tiễn đưa cô gồm các bác sĩ, y tá và cả 1 số thương binh cho đến khi có xe cho chúng tôi đi nhờ. Chúng tôi ra ga và vui mừng biết rằng nhiều đoàn tàu đang chuẩn bị ra tiền tuyến, điều duy nhất phải làm là trèo lên 1 toa hàng trống, và tiến về phía tây, ôm siết lấy nhau để chống lại cái lạnh, ko cần biết điều gì đang chờ đợi ở cuối cuộc hành trình. Tôi liên tục kiểm tra bản đồ để xem tên mỗi nhà ga đi qua có trùng với nơi chúng tôi cần tới ko. Thật may mắn, chúng tôi đã đi đúng hướng, tuy nhiên đoàn tàu ko đến được ga Kutno vì nơi đó chưa được sửa xong, vì vậy chúng tôi tiếp tục hành trình bằng ô tô.

Ban tham mưu tiểu đoàn ko còn đóng tại vị trí cũ, nó đã chuyển đi nơi khác. May sao Fermanyuk cũng tới cùng lúc dẫn theo đoàn xe tải của tiểu đoàn. Chúng tôi nhận tin tức về đường đi của ban tham mưu tiểu đoàn từ sĩ quan quân quản địa phương và tiếp tục chuyến hành trình cùng nhau. Qua bản đồ chúng tôi thấy biên giới nước Đức đã rất gần. Đó là hang ổ của con quái vật đã hành hạ đất nước tôi suốt 3 năm, và giờ là lúc nó phải trả giá cho những tội ác của mình. Mặc dù tất cả đã chờ đợi thời điểm này từ nhiều tháng nhưng nó vẫn gây bất ngờ cho chúng tôi, khi đang đi qua 1 cây cầu đơn sơ bắc ngang 1 dòng sông bình thường chúng tôi nhìn thấy 1 tấm biển lớn: "Nó đây, nước Đức đáng nguyền rủa!" Ngay sau khi vượt cầu, chúng tôi nhìn thấy 1 tấm biển chỉ đường đúng tiêu chuẩn Đức ghi hàng chữ: "Berlin, còn nhiều km". 1 con dê già chết đóng băng đông cứng bị buộc vào tấm biển, 1 chân trước chỉ về hướng Berlin trên có treo 1 tấm bảng gỗ ghi dòng chữ tiếng Nga: "Đến Berlin!!!"

Chúng tôi phóng thêm 1 đoạn thì thấy nhiều cỗ xe đang đứng trước lối vào 1 ngôi làng, rất nhiều quân nhân cũng đang ở đó. Chúng tôi dừng xe xuống đi bộ, tôi cùng Rita và Fermanyuk, để hỏi xem có thể đi xe tiếp được nữa ko. Khi bước lại gần, chúng tôi chết lặng vì 1 cảnh tượng kinh khiếp: 5 - 6 xác phụ nữ trần truồng nằm bên vệ đường, trong đó 1 đứa trẻ vị thành niên và thậm chí 1 cô bé mới độ 6 - 7 tuổi. Có lẽ đó là 1 gia đình, tất cả đều nằm ngửa, xác họ bị ấn xuống đất và là phẳng. Có nhiều vết xích trên mặt đất, có lẽ nhiều cỗ xe tăng đã cán qua họ, hoặc 1 chiếc cán qua nhiều lần. Có vẻ như 1 lính tăng Soviet đã quá căm thù người Đức vì những tội ác họ gây ra với đất nước ta, hoặc anh ta trả thù cho chính những người thân trong gia đình mình đã bị giết. Dù sao những xác chết này đã nằm 1 cách quá ngay ngắn, chắc họ bị bắn trước rồi mới bị đặt ra đường cho xe tăng cán.

Rita quay mặt đi, vùi đầu vào vai tôi, người cô run lên trong tiếng khóc cố kìm nén. Tôi túm lưng cô đẩy trở lại xe tải và cố làm cô bình tĩnh lại nhưng cô chỉ nhắc đi nhắc lại 1 câu trong tiếng thổn thức: "Tại sao? Tại sao lại làm thế? Tại sao?" Tôi nghĩ tay lính lái tăng đúng là 1 con quỷ, đây ko còn là báo thù mà là 1 hành động trả thù phi nhân tính, ko thể bào chữa cho 1 hành động như vậy! Tất nhiên mỗi người chúng tôi đều mất đi nhiều người thân vì chiến tranh, cũng như mỗi đôi ủng Đức đều vấy máu, tất cả đều biết sự tàn ác của bọn SS, những kẻ tra tấn và giết hại phụ nữ, trẻ em, thiêu sống và treo cổ họ. Ko ai có thể quên hay tha thứ cho những tội ác đó dù là sau nhiều thế kỷ nữa, nhưng chúng ta ko phải bọn phát xít, chúng ta ko nên hành động giống như chúng!

Chúng tôi đi qua cái nơi ghê rợn đó, phóng xe xuyên qua 1 cánh đồng đang tan băng. Chúng tôi cứ đi trong im lặng 1 lúc lâu, Rita vẫn tiếp tục thổn thức, tôi suy nghĩ mông lung về cảnh tượng kinh khủng vừa thấy. Đương nhiên chúng tôi căm ghét bọn phát xít ko giới hạn và việc rũ bỏ lòng căm thù đó ra khỏi mỗi trái tim là cực kỳ khó khăn, đặc biệt là khi cuối cùng chúng tôi đã ở trên đất nước của kẻ thù. Nó đây rồi, nước Đức đáng nguyền rủa. Cái biên giới này đã ở trong tiềm thức chúng tôi 1 thời gian dài, nhiều người đã chết trước khi tới được nó trong các trận đánh ở Belorussia và Stalingrad, ở Ukraina và Ba Lan. Những người chết vẫn mong đợi chúng tôi tới được đây. Họ đã nằm lại khắp đầm lầy, rừng rú, dưới đáy sông hay trên những cánh đồng phủ tuyết. Ai biết có bao giờ tìm lại được thân xác họ ko? Họ chẳng bao giờ biết chúng tôi đã tới được "nơi khởi nguồn của lũ quỷ". Chúng tôi nhớ lại tất cả những đồng đội đã ngã xuống ngay thời điểm tiến vào đất địch và muốn nói với họ: "Các bạn cũng đang vượt qua đường biên giới này cùng chúng tôi. Nếu ko có sự cống hiến của các bạn tới tận hơi thở cuối cùng, chúng tôi đã ko thể ở đây." Chúng tôi cũng nhớ tới những lời thề đọc bên mộ các đồng đội: "Báo thù!" Niềm khát khao, quyết tâm vĩnh cửu của chúng tôi, Chiến thắng, đã đến gần, lời thề của chúng tôi đã thành hiện thực. Nhưng chúng tôi ko muốn kiểu báo thù "hoang dã" như vừa nhìn thấy.

Thật khó mà kiềm chế 1 đội quân đã chiến đấu gần 4 năm ko có những hành động tàn bạo. Nhưng chúng ta ko chiến đấu chống người dân Đức mà là quân đội Đức, kẻ đã gây chiến và là lũ tội phạm đã giết chết hàng triệu người dân Soviet vô tội, cả người già, phụ nữ và trẻ em! Chúng ta chiến đấu để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và quân đội của nó mà hiện thân là thứ học thuyết "Trật tự mới" (Neue Ordnung) phi nhân tính và đẫm máu của Hitler. Chúng tôi còn nhớ câu nói: "Những tên Hitler đến rồi đi nhưng nước Đức thì còn mãi". Tuy nhiên tôi đoán rằng các trường hợp trả thù "hoang dã" như vừa thấy ko phải ít khiến Stavka - Bộ chỉ huy tối cao buộc phải ban hành 1 mệnh lệnh nghiêm khắc với những hình phạt cứng rắn lên tới mức tử hình để ngăn lòng căm thù với bọn Nazi đổ lên đầu các thường dân Đức hiền hoà. Như chúng tôi thấy lúc đó, mệnh lệnh này đã có tác dụng ngay lập tức, ai cũng có thể nhận ra điều này qua thực tế là nhiều người đã bị tống vào tiểu đoàn trừng giới của tôi vì tội cướp bóc dân thường và nhiều tội khác chống thường dân Đức.

Tiếp tục câu chuyện, tôi phải nói rằng phần lớn các sĩ quan bị trừng phạt này chưa từng giết được tên Đức nào trong chiến đấu nhưng lại tỏ ra rất hung hăng trong cư xử với các thường dân Đức. Sự cám dỗ thực sự nằm ở việc nắm giữ những sinh mạng Đức! Ko như ở mặt trận, nơi ko biết ai giết được ai, hậu phương này là nơi người ta có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn mà ko có rủi ro tới tính mạng. Trong những người bị tống vào tiểu đoàn trừng giới vì tội ác chống thường dân có nhiều sĩ quan hậu cần, 1 số thậm chí sau ngày Chiến thắng. Đó là những gì thực sự đã diễn ra.

Chúng tôi tiếp tục hành trình trong im lặng, ai nấy đều chìm trong suy nghĩ. Nhiều ngôi làng bị bỏ trống, cư dân địa phương bỏ trốn theo lời tuyên truyền láo toét của Goebbel hoặc bị buộc phải di tản. Chỉ sau khi có lệnh bảo vệ thường dân và ko còn nơi nào để chạy họ mới treo những mảnh vải trắng lên cửa sổ để xin hàng còn bây giờ, tại đây, trên phần đất Đức phía đông sông Oder này chỉ còn rất ít dân địa phương. Chúng tôi thấy ngày càng nhiều người tị nạn trở về từ các trại giam Đức, kiệt sức và áo quần xác xơ.

Chúng tôi bắt kịp sở chỉ huy tiểu đoàn sau khi đại đội của Beldugov vừa bị ném vào 1 trận đánh chống phản công tại Stargard. 1 lực lượng Đức mạnh định chọc thủng vòng vây tại đó từ hướng Đông Pomerania, chúng đang bị Phương diện quân Belorussia 2 của Nguyên soái Rokossovski bao vây. Quân địch đã thay đổi được cán cân lực lượng theo hướng có lợi cho chúng trong thời gian ngắn. Ngày 17/2 bọn Đức mở 1 chiến dịch phản công dữ dội từ Stargard khiến quân ta trong đó có Tập đoàn quân 61 buộc phải rút lui. Đại đội của Beldugov 1 lần nữa bị ném vào trận đánh ngăn chặn các cuộc xung phong của bọn Đức trong đội hình Sư 23/Tập đoàn quân 61, đơn vị từng chiến đấu trên đường tới Warsaw. Nguyên soái Zhukov ném vào 1 lực lượng tăng cường mạnh đập tan sức kháng cự của bọn Nazi và hội quân với Rokossovski, sau đó quay trở lại tấn công vào ngày 1/3. Cùng lúc đó đại đội trừng giới đã kết liễu số quân địch còn lại ở Stargard, giải phóng thành phố. Tôi đã ko về kịp để tham gia vào các trận đánh đó nhưng theo lời các sĩ quan khác kể lại, đó là 1 trận đánh ác liệt kéo dài nhiều ngày tương tự như các trận đánh tiêu diệt địch trong vòng vây ở Brest. Quân địch tại đây cũng liều lĩnh như ở Brest, chúng ko còn cơ hội nào nhưng thương vong của quân ta cũng cao.

Tôi tới xem thành phố Stargard khoảng hôm 10/3. Đó là 1 thị trấn lớn giống như nhiều thị trấn Đức đã được bọn Nazi biến thành cứ điểm kháng cự. Thị trấn gần như đã bị phá huỷ hoàn toàn. Trước đó tôi đã gặp kombat để báo cáo các đơn vị hậu cần tiểu đoàn đã tới nơi, ko có mất mát gì. Tôi ko nhắc tới mấy chị bò vì muốn chờ cho kombat tự hỏi nhưng kombat ko hỏi gì thêm. Tôi đoán ông ta hiểu "ko mất mát gì" có nghĩa là bò cũng còn nguyên. Tất nhiên tôi tận dụng lúc ông ta đang có tâm trạng tốt để báo cáo rằng vợ mình đã được quân y viện thiên chuyển về tiểu đoàn. Tôi giới thiệu Rita với ông và cô đã báo cáo với đầy đủ nghi thức nhà binh nghiêm túc rằng cô đã được bàn giao về đơn vị ông, đồng thời trao cho kombat các giấy tờ. Tôi lập tức đề nghị kombat, cốt để ông ko có thời gian phản ứng, giao "hạ sĩ Makarievskaya về trạm phẫu tiểu đoàn dưới sự chỉ huy của đại uý quân y Buzun". Có lẽ Baturin ko chờ đợi việc này nên chỉ nhún vai. Sau đó ông lệnh cho tôi chuyển lời tới Stepan Petrovich Buzun, giao ông này chịu trách nhiệm về Rita. Ơn Chúa! Mọi thứ rất tốt đẹp.

Đại đội của Beldugov co lại 1 cách đáng kể sau trận Stargard và như 1 con thú đang liếm láp các vết thương. Họ nhập vào thê đội 2 của Sư 23, theo sau những đơn vị thiết giáp tiến về hướng sông Oder, trực chỉ Stettin. Họ hành quân ngay sau các trung đoàn bộ binh, lúc nào cũng trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu như những gì đã xảy ra ở Stargard. Kombat lại tìm ra 1 việc làm mới cho tôi, đó là lập 1 đại đội nữa từ các shtrafnik đang tới để có thể thay thế hoặc tham gia cùng đại đội đang chiến đấu vào thời điểm cần thiết.

1 phần ban tham mưu tiểu đoàn và các đơn vị hậu bị thay đổi vị trí 2 - 3 ngày 1 lần tuỳ thuộc vào tốc độ tiến lên của mặt trận, trạm phẫu tiểu đoàn cũng thuộc nhóm này. Trong khi đó phần còn lại trong đó có y sĩ Ivan Demenkov đi cùng đại đội của Beldugov. Đó là lý do bác sĩ chính của tiểu đoàn Stepan Petrovich rất hoan hỉ khi có được 1 y tá giàu kinh nghiệm trong trạm phẫu, ông đặc biệt quan tâm đến cô trong nhiệm vụ mới vì nó rất khác với nhiệm vụ tại 1 quân y viện đóng cố định. Tại đây cô phải làm quen với việc băng bó thương binh trên chiến địa.

Tiểu đoàn tiếp tục hành quân theo sau các sư đoàn thuộc thê đội 1 Tập đoàn quân 61, đôi khi gần bắt kịp cả các đơn vị tiền tiêu còn thường là ở cách 5 - 6km phía sau. Khoảng ngày 15/3 khi sư đoàn đi đầu dừng lại vì gặp phải sức kháng cự mạnh của địch thì chúng tôi đã đến ngoại ô Altdamm, thị trấn nằm trên bờ đông sông Oder đối diện với Stettin. Tại đây tôi nhận lệnh chuyển quân trong đơn vị mình cho đại đội của Beldugov, đơn vị của tôi ko phải là 1 đại đội đầy đủ mà tốt nhất nên gọi là 1 bán đại đội vì chỉ có 1 trung đội rưỡi. Ở đây cần lưu ý rằng tôi vẫn gọi đại đội theo tên của đại đội trưởng. Tôi ko nhớ số chính thức của đại đội nhưng những con số này ko có ý nghĩa gì vì chỉ có mỗi 1 đại đội này chiến đấu trong suốt giai đoạn đó.

Theo Alexei Afonin, 1 trong các trung đội trưởng của đại đội Beldugov, viết cho tôi trong bức thư năm 2002, bán đại đội của tôi bắt kịp đại đội Beldugov vào lúc rạng sáng tại khu vực ngay sát ngoại ô Altdamm. Tại đó các shtrafnik chuẩn bị tấn công thị trấn. 1 trung đội rưỡi mà tôi vừa mang tới cũng đã được trang bị đầy đủ và nhanh chóng được phân vào các trung đội gần như ko còn người của đại đội chính. Trung đội của Châu chấu - thiếu uý Kuznetsov, được nhập nguyên vẹn trong khi bản thân anh được thay thế Alexander Shamshin đang bị thương. Đây là lần thử lửa đầu tiên của Kuznetsov. Như tôi biết sau đó, đây cũng là cuộc thử lửa đầu tiên của Rita, chắc bác sĩ Buzun đã cử cô ra tiền tuyến. Chính Buzun cũng ra tuyến đầu nốt và thiết lập trạm phẫu ngay tại chỗ, biến các y sĩ và y tá trên thực tế trở thành 1 bộ phận của đại đội.

1 lần nữa tôi lại vô công rồi nghề vì ko nhận được mệnh lệnh gì thêm sau khi đã bàn giao bán đại đội của mình. Theo lẽ tự nhiên trong điều kiện chiến đấu liên tục, và cũng vì Rita đã ở bên tôi nên tôi tự ra 1 quyết định. Tôi làm ra vẻ tình nguyện nhận vị trí chỉ huy dự bị, vai trò tôi đã đóng trong trận đánh chiếm ngoại ô Warsaw. Beldugov sung sướng đồng ý với quyết định của tôi, nhờ vậy tôi được xếp ở ngay cạnh đại đội trưởng và trung đội của Alex Afonin, trong khi trung đội của Kuznetsov bố trí bên phải. Ivan Beldugov thông báo ngắn gọn cho tôi về nhiệm vụ tấn công vào các vị trí Đức, vượt qua chiến tuyến mà các đơn vị bộ binh sư đoàn đang bố trí. 1 lần nữa tôi đã được dẫn đầu xung phong, đập tan sức kháng cự của địch trong 1 trấn chiến đô thị.

Altdamm là 1 thị trấn với 1 con phố lớn duy nhất chạy dọc bờ sông, 2 bên là những căn nhà xây bằng đá. Phần phía đông thị trấn đang ở trước mặt chúng tôi với những căn nhà và sân vườn nằm trên con phố chính. Chúng tôi nhanh chóng chiếm được nó, "chỉ bằng 1 hơi", mặc dù bọn Đức kháng cự mạnh mẽ và quân ta thương vong đáng kể. Ivan Demenkov băng bó thương binh và chuyển họ về "tuyến sau" cách khu vực xung phong chừng 50 - 60m, trong 1 mảnh sân. Rita là trợ lý của anh, cô chạy nhanh và kỹ thuật, thỉnh thoảng trườn bò giữa những người bị thương.

Bên kia phố, bọn Đức bắn loạn xạ vào chúng tôi bằng súng trường và súng máy từ vô số cửa sổ tầng hầm đã được chúng biến thành những lỗ châu mai. Hoả lực tiểu liên và súng máy dữ dội của chúng đã ghim chặt đại đội tôi ở bên này con phố. Beldugov gửi 1 giao liên tới trung đoàn thuộc sư bộ binh mà chúng tôi đang phối thuộc đề nghị gửi tới vài khẩu 45mm chống tăng để bắn trực xạ vào các mục tiêu nhưng vì 1 số lý do các khẩu pháo đã ko bao giờ tới. Có lẽ người ta ko kiếm được khẩu pháo nào ở quanh đây. Cố gắng của chúng tôi nhằm tiêu diệt những ổ súng máy bằng lựu đạn ko đem lại kết quả. Khoảng cách tới các lỗ châu mai quá lớn khiến rất khó ném trúng, mà chúng tôi cũng ko muốn tiêu phí lựu đạn. Nã đạn súng trường chống tăng từ các cửa sổ vào chúng cũng ko đem lại kết quả mong đợi.

Tôi cảm thấy chán nản vì nghĩ đại đội mình ko được giúp đỡ và người của mình ko thể làm gì được trong tình thế này. Tôi cũng ko dám chắc các ngôi nhà bên này phố đã ko còn địch. Điều gì sẽ xảy ra nếu đại đội xung phong qua phố mà bị bọn Đức bắn súng máy từ sau lưng? Tôi cũng như đại đội trưởng Ivan Beldugov đều phải nhanh chóng tìm kiếm 1 lối thoát và cả 2 cùng đi đến kết luận là phải kiểm tra lại các ngôi nhà đã chiếm được trước đã. Beldugov lệnh cho Kuznetsov dẫn 1 phần trung đội đi kiểm tra các căn nhà và việc đó đã ko vô ích, trên tầng 2 và gác mái của 1 số căn, họ đã phát hiện và tiêu diệt cả 1 mạng lưới hoả lực súng máy được bọn Đức bí mật cài lại.

Đang lúc đó tôi lại thấy Rita đang bò về phía mình, tôi cảm thấy rất khó ở, chỗ của cô ấy là giữa các thương binh chứ ko phải nơi đạn bay súng nổ như hoả ngục này! Tôi gọi cô, vẫy tay, sau đó là huýt sáo cùng đủ mọi cử chỉ ngu ngốc khác nhưng cô vẫn ko nghe thấy! Tôi muốn cô biết rằng đây là vị trí rất nguy hiểm nhưng cùng lúc cũng thấy thích thú và tự hào vì có người vợ ko hề sợ tuyến đầu! Tôi nghĩ giờ ko còn phải xấu hổ khi xin với Baturin cho Rita về tiểu đoàn trước khi có sự đồng ý của ông.

Cuộc kiểm tra thành công các ngôi nhà bên này con phố khiến chúng tôi thấy rõ việc đánh giá tình hình là cần thiết và phải được tiến hành đúng lúc. Tuy nhiên nó sẽ chỉ có tác dụng với các trận đánh sau này còn bây giờ chúng tôi vẫn phải quyết định xem làm thế nào mà chiếm được những căn nhà bên kia đường. Đúng lúc đang lúng túng vì ko biết làm thế nào, có lẽ vì tôi còn thiếu kinh nghiệm chiến đấu, thì Alex Afonin và shtrafnik Yastrebkov bò đến chỗ tôi. Yastrebkov vừa mới được chuyển vào đây từ bán đại đội của tôi. Họ đề xuất 1 phương án cực kỳ liều lĩnh mà với tôi có vẻ như là 1 ý tưởng hoàn toàn ko thể thực hiện được. Ý tưởng đó là để cho Yastrebkov mang theo toàn bộ số lựu đạn còn lại rồi giả làm "1 tên đào ngũ" chạy thẳng sang bên kia đường. Sau khi đã qua được bên kia, anh ta sẽ nép mình vào tường để bọn Đức ko thể bắn được từ các lỗ châu mai, sau đó quẳng 1 - 2 quả lựu đạn vào mỗi cửa sổ để diệt lưới súng máy đang ghim chặt đại đội tôi xuống đất. Để bọn Đức tin rằng anh đúng là 1 tên đào ngũ, anh sẽ ló hẳn ra cho chúng thấy và hô "Nicht schiessen!" (Đừng bắn! - Maseo) Khi anh ta giơ tay lên trời tất cả chúng tôi sẽ bắn vào anh nhưng nhắm lên hơi cao để chắc chắn là sẽ bắn trượt.

Tôi ko chịu đồng ý ngay, ko phải vì ko tin tay shtrafnik, anh ta đã tình nguyện nhận 1 nhiệm vụ gần như chắc chết và chúng tôi hiểu rõ anh. Chắc anh ta ko thấy có cơ hội nào trong tình thế này. Tôi nhớ hồi anh còn ở trong "bán đại đội" của mình và tin anh là 1 người trung thực, đã có nhiều kinh nghiệm bộ binh trước khi bị tống vào tiểu đoàn trừng giới. Anh từng là đại đội trưởng bộ binh và có 3 huân chương chiến đấu trên ngực áo. Khi tôi thành lập đại đội, anh được cử làm tiểu đội trưởng và đã chứng tỏ khả năng cũng như tài tháo vát nhiều lần.

Tôi đoán trong chiến tranh ko ai là ko sợ phải nhận 1 viên đạn hay 1 mảnh đạn vào người. Tuy nhiên tôi nghĩ trong tình thế này tay shtrafnik, 1 cựu sĩ quan với quan sát tỉnh táo của 1 người chỉ huy đã cảm thấy trách nhiệm cá nhân của mình trong việc giải quyết trận đánh. Chắc chắn anh đã rất quan tâm lo lắng cho chiến thắng của trận đánh đến mức sự an toàn của bản thân trở nên ko còn quan trọng. Tôi nhận thấy 1 số sĩ quan đồng đội cũng có những suy nghĩ kiểu này, ví dụ như Yanin, Semykin, Sergeev và nhiều người nữa, chính tôi thỉnh thoảng cũng suy nghĩ như vậy. Có lẽ Yastrebkov cũng thế. 

Dù sao tôi cũng ko thể đồng ý với đề xuất vì ko phải là chỉ huy trực tiếp, vì vậy tôi đề nghị Afonin trước hết hãy thông báo ý tưởng với đại đội trưởng. Sau khi được chấp thuận còn phải giải thích chi tiết nhiệm vụ cho các trung đội khác nữa để mọi người đều nắm rõ mưu kế và bắn vào "tên đào ngũ phản bội" y như thật, đồng thời bắn cả vào các lỗ châu mai địch.

Chúng tôi thu thập được 2 túi mặt nạ phòng độc đựng đầy lựu đạn để đưa cho Yastrebkov, anh lèn chúng vào trong balô. Chọn 1 thời điểm tốt, anh bò tới trước, nhảy vọt lên, ném khẩu tiểu liên đi và giơ cao 2 tay cầm 1 mảnh vải trắng, hét to hết mức có thể: "Nicht schiessen! Nicht schiessen!" Vừa chạy vừa nhảy hết bên này sang bên kia, trồi lên hụp xuống, anh đã tới được căn nhà bên kia đường, trong khi đó toàn đại đội nổ súng vào "kẻ đào tẩu". Tất cả chúng tôi đều lo lắng cho người lính dũng cảm! Ko hiểu đó có phải 1 ý tưởng điên rồ ko? Hoặc liệu anh có chết vô ích trước khi đến được mục tiêu ko? Và rồi tất cả đều cực kỳ sung sướng khi thấy anh đã tới được căn nhà bên đường, nép mình vào tường. Vừa kịp lấy hơi, anh đã dán mình vào tường theo đúng nghĩa đen để từ từ tiến tới ô cửa sổ gần nhất, ném liên tiếp vào đó 2 quả lựu đạn, và ngay sau khi chúng nổ anh chạy tới ô cửa sổ tiếp theo. Cứ thế anh di chuyển qua hết cửa sổ này tới cửa sổ khác, tiêu diệt từng ổ súng máy Đức chết chóc.

Ngay sau đó pháo hiệu đỏ lóe sáng báo hiệu cuộc xung phong của đại đội bắt đầu. Trung đội của Afonin chồm dậy đầu tiên, tiếp đó là toàn bộ phần còn lại của đại đội đều xung phong. Các shtrafnik lao qua con phố chó má, làm câm miệng lưới hỏa lực súng máy Đức vẫn còn tiếp tục bắn trả, bao vây các tòa nhà ko cho bọn Đức tẩu thoát. 1 số tên cố trốn trong các nhà kho hoặc chạy xuyên qua vườn ruộng ra sông Oder. Thành công ngoài sức tưởng tượng! Trung đội của Afonin phát hiện 1 ngôi làng nhỏ gần đó, tại đây có 1 trung đội Fritz đang trên đường tới Altdamm cứu đồng bọn đang bị đại đội của Beldugov tiêu diệt. Trung đội trưởng Afonin nhanh chóng nhận rõ tình hình, anh bố trí trung đội để chặn ngang đường. Các shtrafnik trước hết chặn lũ phát xít lại, sau đó buộc chúng đầu hàng. Đó là 1 trường hợp bắt tù binh hiếm thấy của shtrafnik, khoảng 20 tên Đức đã bị bắt sống.

Gần như ngay sau đại đội trừng giới, các đơn vị của trung đoàn thuộc sư 23 đã tấn công trên khu vực của họ và chiếm được thành phố vào giữa trưa. Các đơn vị bộ binh củng cố trận địa phòng ngự trên bờ sông Oder trong khi đại đội trừng giới đã hoàn thành nhiệm vụ được cho ra nghỉ. Altdamm đã được giải phóng! Đó là ngày 20/3.

Thương vong của quân ta là đáng kể. Như Rita nói với tôi sau đó, cô đã phải băng bó và sơ tán nhiều thương binh khỏi chiến địa. Khi tôi hỏi cô chính xác là bao nhiêu cô trả lời: "Em ko biết, em ko đếm." Tôi bèn hỏi thượng uý quân y Ivan Demenkov và được biết Rita đã sơ tán được khoảng 20 thương binh. Tốt đấy, Rita, em đã ko phạm sai lầm nào. Tôi tự hào về em! Sau này Rita kể cô cũng chứng kiến màn kịch "trá hàng" và lo lắng cho người lính shtrafnik quả cảm.

Ban tham mưu tiểu đoàn đến khi đêm xuống. Kombat lệnh cho Beldugov giải thoát các shtrafnik đã tỏ ra xứng đáng được cho ra khỏi tiểu đoàn và bàn giao phần còn lại của đại đội. Vậy là tôi sẽ trở thành sĩ quan tiếp theo dẫn dắt đại đội trong các trận đánh sắp tới. Tôi ko hiểu sao các đại đội trưởng khác ko bao giờ xuất hiện tại các trận đánh, nhưng lệnh là lệnh. Tôi sớm nhận ra sau các trận đánh ở Narev, Baturin đã đặc biệt "ưa thích" tôi. Chúng tôi được chuyển tới ngoại ô Altdamm, tại đây chúng tôi bắt đầu tái tổ chức đại đội, 1 công việc thường lệ.

Tôi đã có chút thời gian rảnh. Tôi chọn 1 căn nhà nhỏ cho riêng mình và ở đó cùng Rita. Afonin, Kuznetsov và tất cả các sĩ quan khác của tiểu đoàn đều ở quanh đó. Ko phải tất cả xác chết của bọn Đức đều đã được đưa đi hết. Lúc này đã là cuối tháng 3, đã có nắng ấm nên chúng tôi ko mặc áo khoác và áo trấn thủ da cừu nữa mà chỉ mặc kubanka nhưng vẫn đội mũ mùa đông chứ ko đội mũ lưỡi trai hay pilotka.

Rita trông đằm thắm, xinh đẹp hơn hẳn, thậm chí còn hơi mũm mĩm, mãi sau này mới biết cô đã có thai. Tôi từng hỏi cô có sợ tuyến đầu ko, cô trả lời:

"Sợ, nhưng em cố ko nghĩ đến nó."

"Em có dám giết 1 tên Đức, 1 người còn sống, tại đây, trên mặt trận ko?"

"Em nghĩ là có, ko biết nữa."

Thế là tôi đưa cho cô khẩu súng ngắn Browning chiến lợi phẩm mà chúng tôi vẫn gọi là súng dành cho quý bà. Tôi đề nghị cô thử bắn vào 1 xác lính Đức nằm chết trong rãnh bên đường, chúng tôi bước tới gần và cô bắn vào cái xác mà gần như ko cần ngắm. Bụng xác chết tóp lại và 1 luồng hơi kinh tởm xì ra, mùi của cái xác này ko được thơm tho cho lắm. Sau đó Rita bảo: "Nếu cần phải làm thì thà em bắn 1 tên địch sống còn hơn. Sẽ ko trượt đâu."

Chúng tôi cũng được chú ý nhờ các hoạt động có hiệu quả trong chiến dịch Vistula - Oder. Đại uý Ivan Ivanovich Beldugov nhận được huân chương chiến đấu danh giá nhất lúc đó là Huân chương Cờ Đỏ. Afonin và Kuznetsov nhận Huân chương Alexander Nevski còn shtrafnik Yastrebkov được Huân chương Danh dự hạng 3. Hơi tiếc vì anh đã ko được nhận Huân chương Dũng cảm như đề xuất của Beldugov, ko hiểu ai đã gợi ý hay bản thân tự nghĩ ra mà Baturin đã chỉ đề xuất tặng 1 huân chương chỉ dành cho lính trơn là Huân chương Danh dự cho Yastrebkov, 1 người đã sắp được phục chức sĩ quan. Nhiều người khác cũng được thăng thưởng, tôi ko nằm trong danh sách cán bộ đơn vị nên đương nhiên ko nhận được gì. Tuy nhiên Rita được nhận Huân chương Xuất sắc trong Chiến đấu từ bác sĩ tiểu đoàn Stepan Buzun khiến cả 2 chúng tôi đều cực kỳ sung sướng.

Vài ngày sau chúng tôi được biết trận tuyến của Phương diện quân Belorussia 1 đang thu hẹp dần để chuẩn bị cho cuộc tấn công quyết định vào Berlin. Chúng tôi sẽ phải di chuyển xa hơn về phía nam. Trong khi tôi đang tổ chức đại đội để chuẩn bị hành quân thì chỉ huy Phương diện quân Belorussia 2, Nguyên soái Rokossovski, bất ngờ đến thăm sở chỉ huy tiểu đoàn. Ông là 1 vị nguyên soái nổi tiếng hay đến thăm binh lính ngay tại mặt trận. Tại đây, ông cũng đến thăm 1 khu vực mà Phương diện quân Belorussia 2 của ông sẽ tiếp quản. Hoặc có lẽ vì ông biết "những tên kẻ cướp của Rokossovski" đang đóng ngay tại đây và muốn đến thăm, đây chính là lý do chúng tôi muốn tin. 1 lần nữa tôi đã ko gặp may, cũng giống như hồi ở Zhlobin, chẳng hiểu sao tôi đã ko có mặt để gặp gỡ vị tướng nổi tiếng. Tuy nhiên Rita đã kể lại những gì đã xảy ra.

Vấn đề là đã có nghiêm lệnh ko được đưa phụ nữ vào tiểu đoàn trừng giới, và nó do chính Rokossovski đưa ra. Ngay khi vị tướng bước ra khỏi xe, 1 người đàn ông cao to đẹp trai, ông đã quát: "Cái gì thế này? Phụ nữ làm gì ở đây? Vợ 1 đại đội trưởng àh? Thế thì có khác gì? Tống cổ cô ta ra khỏi đây ngay!" Trong khi ông quát lác thì trong xe còn 1 người phụ nữ khác! Gương mặt xinh đẹp của cô đã nổi tiếng cả nước qua các bộ phim, và cô ta đang cười. Rita quyết định đối đầu với vị Nguyên soái, cô đã làm mọi thứ để được ở bên tôi trong những lúc khó khăn nhất, cô nói: "Có 1 người phụ nữ nữa ở đây, bên cạnh tôi, thưa đồng chí Nguyên soái." Cô chắp 2 tay trước mặt như đang cầu nguyện và Rokossovski chợt liếc thấy cái bụng đã to thấy rõ của cô, ông phẩy tay và nói: "Thôi được, cô có thể ở lại, trung sĩ ạh."

Sau đó tôi được biết đại đội sẽ tham gia vượt sông Oder tại khu vực phía bắc đầu cầu Kuestrin, nơi Phương diện quân Belorussia 1 vừa chiếm được. Chúng tôi nhanh chóng được chuyển tới đó.

10
VƯỢT SÔNG ODER TỚI BERLIN


Sau 1 cuộc hành quân dài đến kiệt sức, chúng tôi đã tập trung tại 1 ngôi làng Đức nhỏ xinh đẹp cách sông Oder vài km. Trong làng hầu hết là những căn nhà đá 2 tầng, ko có dân làng nào ở lại, tất cả đã chạy qua bên kia sông. Ko thấy ngôi làng bị huỷ hoại gì, người Đức bỏ lại tất cả, đồ đạc, giường có đệm êm như phải có tại mỗi ngôi nhà Đức, thậm chí cả dao kéo. Nói tóm lại tiện nghi của chúng tôi là rất thoải mái, thậm chí xa xỉ. Tất cả sĩ quan đại đội ở chung trong 1 căn nhà 3 - 4 phòng. Rita và tôi có 1 phòng, các trung đội trưởng, thượng sĩ và sĩ quan văn thư trong các phòng còn lại.

Cánh hậu cần nhanh chóng thiết lập căng tin sĩ quan theo đúng phong cách của Baturin bên cạnh nhà. Rita và tôi lúc nào cũng phải ngửi mùi thức ăn nồng nặc. Rita trở nên rất kén cá chọn canh và 1 số loại đồ ăn khiến cô phát ốm. Sau cuộc viếng thăm của Nguyên soái Rokossovski, người đã chú ý đến vòng eo ngày 1 lớn của cô, chúng tôi ko còn nghi ngờ gì về việc cô sắp làm mẹ. 1 cảm giác mới chưa từng biết đến lớn dần lên trong tôi. Sau đó thỉ cả tiểu đoàn đều biết Rita sắp có em bé và các sĩ quan đều đưa hết cho cô số cá trích ngon nhất trong khẩu phần mỗi người vì Rita bắt đầu thèm ăn mặn. Bác sĩ tiểu đoàn Stepan Buzun đến thăm chúng tôi 1 lần và lập tức ra lệnh, căn cứ vào tình trạng đang mang thai của Rita, ông cấm cô làm việc trên tuyến đầu mà chỉ được phụ giúp ông tại trạm phẫu tiểu đoàn. Ông thêm rằng sẽ đề nghị tiểu đoàn trưởng phê chuẩn lệnh này.

Sau khi ổn định chỗ ở trong làng và biết được kombat cùng ban tham mưu ở đâu, chúng tôi phát hiện ra có phụ nữ sống trong cùng nhà với kombat. Đầu tiên chúng tôi nghĩ ông ta sống cùng 1 phụ nữ Đức đã ở lại ko chạy. Đó là 1 phụ nữ thấp nhỏ hơi mập nhưng khuôn mặt rất xinh. Sau này chúng tôi mới biết đó là vợ Baturin, ko phải "vợ chiến trường" hay "vợ doanh trại" như trong quân đội thường hay có mà là vợ thực sự. Ko hiểu bằng cách nào mà Baturin đã đưa được vợ từ Nga sang tận đây dù bà ko phải sĩ quan hay quân nhân. Chúng tôi biết có nhiều sĩ quan cao cấp chia sẻ với vợ mọi khó khăn nguy hiểm trên chiến trường. Nhiều người đã thấy nữ nghệ sĩ nổi tiếng Serova trong xe Nguyên soái Rokossovski, lúc đó họ đang hẹn hò nhau. Sau chiến tranh tôi được biết vợ tướng Gorbatov cũng ở cùng ông trong suốt cuộc chiến. Điều kiện sống của tiểu đoàn trưởng khi tiểu đoàn chỉ còn chiến đấu với mỗi 1 đại đội cũng cho phép ông mang vợ theo. Tôi cảm thấy khá dễ thở. Từ lúc này Rita và tôi đã ko còn là đối tượng bị ghen tị duy nhất trong đám sĩ quan, và Baturin cũng đối xử với chúng tôi tử tế hơn hẳn.

Trong lúc này việc xây dựng đội ngũ và huấn luyện chiến đấu tại đại đội vẫn tiếp tục. Tất cả đều hiểu việc vượt con sông lớn cuối cùng nằm giữa chúng tôi với Berlin, thủ đô nước Đức phát xít, sẽ là trận đánh quyết định cuối cùng. Tiểu đoàn vẫn còn đủ nhân lực để tới Berlin. Đó là lý do tôi muốn nói đến mức nhiều nhất về từng chi tiết những người đã cùng tôi đi đến tận cùng cuộc chiến chết chóc này, tất cả những gì còn lại trong trí nhớ già cỗi của tôi.

Như đã nói, trung đội súng máy được phối thuộc vào đại đội tôi dưới sự chỉ huy của George Sergeev, anh được 1 trung đội trưởng khác của đại đội súng máy là thượng uý Sergey Sisenkov hỗ trợ. Tôi đã nói nhiều về George Sergeev và những gì liên quan đến cá nhân anh. Có vẻ như anh luôn tìm ra những vị trí nguy hiểm nhất trong trận đánh và có mặt tại đó để ko 1 tên Đức nào có thể ngờ được. Đó là thứ logic kỳ cục để sống sót trong chiến tranh của anh. Anh ko điên mà dũng cảm. Đó là sự kết hợp giữa tính toán lạnh lùng, sự cương quyết và những kỹ năng chiến thuật. 2 đồng sự của anh trong đại đội súng máy, Sergey Sisenkov và Sergey Piseev, đều là những học trò tốt. Họ cố bắt chước George trong mọi việc và dù ko phải lúc nào cũng thành công, họ vẫn thường xuyên hành động đơn giản theo cách bắt chước người đồng đội. Tôi rất sung sướng vì có được Sergeev, người sĩ quan đáng tin cậy, bên mình.

Trung đội trưởng thứ nhất của tôi lúc đó lại 1 lần nữa là George Vasilievich Razhev. Anh đã trở thành 1 người dễ nổi nóng, mất tự chủ và rất khó giữ bình tĩnh. Tôi cũng nhận thấy anh bắt đầu uống nhiều rượu, điều đó khiến quan hệ giữa chúng tôi trở nên căng thẳng. Cách cư xử của anh buộc tôi phải xem xét lại vấn đề kỷ luật quân đội. Tất nhiên tôi đi đến kết luận rằng kỷ luật, sự tuyệt đối tuân lệnh thượng cấp dù cấp hàm của anh ta là gì, cũng là thực sự cần thiết. Tuy nhiên điều đó ko đồng nghĩa với việc tuân lệnh mù quáng và triệt tiêu sáng kiến cá nhân. Sự phục tùng phải xuất phát từ trong tâm với mong muốn hoàn thành nhiệm vụ 1 cách tốt hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, nó ko phải là vì chỉ huy mà vì chiến thắng trước kẻ thù. Chiến thắng ko chỉ đến nhờ sự tuân phục theo kiểu "làm bất kỳ điều gì bạn muốn" mà còn bởi sự chủ động làm những gì cần thiết. Về cơ bản tôi vẫn quản lý được, dù có khó khăn, những sĩ quan bất kham như George Razhev.

Trung đội trưởng thứ 2 của tôi là trung uý mới tới Chaika, hơi mập, đầu to, chiều cao trung bình, trông khá già mặc dù mới chỉ 35 tuổi. Anh ta có mái tóc bạc đến bất thường và trụi ở nhiều chỗ, đôi mắt xanh sắc sảo và lông mày mảnh, giọng nói nhẹ nhàng có vẻ ko hợp với 1 sĩ quan. Giọng anh lúc nào cũng bình thản và chậm rãi trong khi từ ngữ thì rất thuyết phục và đầy sức nặng. Anh ta lập tức được chọn làm bí thư chi bộ đại đội, chi bộ gồm các đảng viên thuộc số cán bộ cơ hữu đại đội, đó là các chỉ huy, các thượng sĩ và sĩ quan văn thư. Ai cũng thấy Chaika có đầu óc sắc sảo và tính cương quyết ẩn sau vẻ ngoài có vẻ rất bình thường.

Thiếu uý Yuri Semenov có khuôn mặt to trông như của trẻ con vì có rất nhiều tàn nhang, như thể ai đó lấy sơn xám chấm lên mũi và má cậu ta vậy. Cậu ta chưa có kinh nghiệm chiến đấu và nhiều khi tỏ ra sợ hãi nhưng tôi chưa từng thấy cậu hoàn toàn mất tự chủ bao giờ.

Đại đội phó, hay còn gọi là đại đội trưởng dự bị theo kiểu của Baturin, là đại uý Nikolai Aleksandrovich Slautin. Anh từng là chỉ huy đại đội 2 bộ binh, đơn vị chưa bao giờ được thành lập, người lùn tịt, tròn quay như 1 cái thùng gang 16kg mặc dù ko ai dám gọi anh là béo. Đại uý gây ấn tượng rằng đúng anh ta làm bằng gang thật, đặc biệt là nắm đấm. Tính khí anh bền bỉ, ít lời và hơi thô lỗ. Trong trường hợp ko đủ từ ngữ anh sẽ tuôn ra những lời tục tĩu hoặc dùng đến nắm đấm nặng cân của mình thay cho lý lẽ. Anh ko đóng vai trò thực tế nào trong đại đội mặc dù lúc nào cũng ở đây. Tôi hiểu anh ta sẽ ko tham gia cuộc vượt sông Oder vì chỉ được bố trí để thay thế tôi trong trường hợp cần thiết. Có 3 khả năng cho trường hợp cần thiết đó là tôi bị thương nặng, bị giết hoặc bị chìm nghỉm xuống sông Oder. Mong ước duy nhất của tôi là anh ta sẽ ko cần phải thay thế tôi! 

 George Yemelyanovich Kuzmin là chỉ huy trung đội súng trường chống tăng phối thuộc vào đại đội tôi. Từ khi anh tới đại đội đã có 3 người tên George, vì vậy nhận nickname là "Đại đội 3 George". Anh hơn tôi đúng 1 tuổi nhưng trông già hơn nhiều vì tính tình cực kỳ nghiêm túc. Tuy vậy anh cũng là người rất biết đùa.

Tôi chưa từng có kinh nghiệm về việc làm thế nào để sử dụng 1 trung đội trang bị nặng như trung đội súng trường chống tăng trong 1 trận đánh vượt qua sông rộng. Mỗi khẩu súng trường chống tăng cần 2 người. Dù sao cũng vẫn còn thời gian để nghiên cứu cách sử dụng họ. Các trung đội phó được chỉ định từ các shtrafnik, như thường lệ họ đều là các cựu sĩ quan cùng ngạch chống tăng, ko may tôi chỉ còn nhớ tên mỗi 1 người trong số đó. Đó là 1 người Gruzia cao lớn, có nụ cười đẹp và kinh nghiệm trận mạc khổng lồ, tên anh ta là Gaguashvili hoặc Gogashvili gì đó. Có 1 chi tiết hài hước là anh ta đã chiến đấu suốt 4 năm chiến tranh chưa hề nghỉ phép, chỉ có 3 lần bị thương phải nằm viện, như anh nói: "Khi Goga nằm viện thì Shvili chiến đấu và khi Shvili nằm viện thì Goga chiến đấu."

Tôi còn nhớ rất rõ 1 shtrafnik khác người thấp đậm, mặt tròn với đôi mắt híp điển hình của người gốc Á, anh ta khoẻ như 1 con bò đực và bình tĩnh như 1 con voi. Tôi cũng nhớ có 1 shtrafnik nữa da sẫm màu, mắt đen, luôn cạo râu cẩn thận khiến khuôn mặt ánh lên màu xanh và mang 1 vẻ tốt bụng điển hình. Anh ta đúng là mẫu người lính hành động và cương quyết, mặc cho vẻ ngoài tốt bụng. Anh ngay lập tức nắm rõ trung đội trong lòng bàn tay và trợ giúp đắc lực cho viên trung đội trưởng còn ít kinh nghiệm là thiếu uý Semenov.

Tôi nhớ có 1 tiểu đội trưởng, 1 cựu đại uý có cái tên thú vị Redki. Anh ta được chỉ định làm tiểu đội trưởng chỉ vì tính tình cực nhộn. Anh lúc nào cũng kể chuyện và đùa cợt về các trận đánh từng tham gia và những chuyến phiêu lưu thời còn là thường dân, ai cũng có thể nhận ra những chỗ phóng đại và bịa đặt trong những câu chuyện đó. Lúc đó tôi ko chú ý đến việc này vì nghĩ tính tình vui nhộn sẽ giúp anh ko ngã lòng trước nghịch cảnh.

Khi đại đội đã tổ chức gần xong, các shtrafnik mới tới đã ko còn làm xáo trộn số lượng mỗi trung đội nữa thì 1 shtrafnik già với cái tên lạ tai Putrya bị đưa tới. Ông quá gầy gò ốm o khiến cho việc gửi ông ra tiền tuyến thật là kỳ cục, trông ông rất già dù tuổi chưa tới 50. Tôi đã có 1 buổi nói chuyện dài với ông và được biết người ta đưa ông về tiểu đoàn sau nhiều năm ở tù. Ông vốn là "Quản đốc kỹ thuật bậc 2", 1 cấp bậc đã bị loại bỏ từ năm 1943, phụ trách 1 kho quân đội lớn gần Moscow. Ông bị kết tội ẩn lậu 1 số xà phòng để ngoài sổ sách, kiểm tra viên đã phát hiện 1 thùng đầy xà phòng mà Putrya đã lấy đi 1 số để đổi lấy bánh mì cho gia đình đông đúc của mình. Theo luật thời chiến, ông bị kết án nhiều năm tù. Lương tâm ông đã cắn rứt suốt chừng ấy năm vì đã trải qua chiến tranh trong xà lim chứ ko phải ngoài mặt trận! Vậy là ông xin vào tiểu đoàn trừng giới. Ông nói thà chết ngoài trận tiền cho đất nước còn hơn sống với cái mác tội phạm, kẻ định làm giàu bằng cách ăn cắp xà phòng dành cho những người lính. Rút cục người ta đã đổi thời hạn ngồi tù còn lại của ông thành 1 thời hạn ngắn trong tiểu đoàn trừng giới.

Trong đại đội tôi trước đây đã có nhiều cựu tội phạm, họ bị chuyển tới từ các nhà tù hoặc trại cải tạo, càng về cuối chiến tranh số này càng nhiều. Tôi định chọn lấy 1 người trong số đó, hắn còn khá trẻ và từng phục vụ tại bếp ăn trại cải tạo, để làm anh nuôi đại đội. Tôi ko ngạc nhiên với đôi tay gần như phủ kín hình xăm cùng thứ ngôn ngữ và bộ dạng cực kỳ gangster của hắn. Hắn thuyết phục tôi rằng trước chiến tranh từng làm đầu bếp tại 1 nhà hàng ở miền nam Nga và có thể nấu 1 bữa tối tươm tất chỉ với đồ ăn lính.

Thế rồi Putrya đến, ông có đôi mắt buồn của 1 người đã chuẩn bị để chết, đôi tay gầy gò như cẳng chân chim khiến tôi nghĩ ông ko thể nâng nổi 1 khẩu trung liên chứ đừng nói đại liên hay súng trường chống tăng. Vậy là tôi quyết định để ông làm anh nuôi thay vì tay shtrafnik xăm trổ kia, điều đó sẽ khiến ông đỡ phải đối mặt với những hiểm nguy. Thêm vào đó, tôi chọn ông còn vì ông ko biết bơi, giống như tôi. Bạn phải nhìn vào đôi mắt ánh lên niềm vui của ông mới hiểu được, 1 hy vọng mới đã nhen nhóm trong nụ cười mà ông cố nén lại. Tôi còn nhớ câu nói cửa miệng mà Putrya thích nhắc lại trong mọi tình huống: "Khẩu phần khô của bạn còn ngon hơn bánh của khối người khác!"

Tay cựu tù xăm trổ đã ko kìm được sự tức giận khi bị tôi chuyển tới trung đội của Chaika. Lần đầu tiên trong quãng thời gian phục vụ tại tiểu đoàn trừng giới tôi đã phải nghe 1 lời đe doạ. Hắn nói: "OK, đại uý, để xem ai sẽ ăn đạn trước." Tôi chưa bao giờ là 1 người quá tự tin, tuy nhiên tôi có thể quyết định hoặc cự tuyệt nếu cần thiết và những lời nói của tay cựu tù chỉ làm tôi thêm tin tưởng vào sự đúng đắn trong quyết định của mình. Khi bạn làm việc gì và chịu trách nhiệm về nó thì đừng do dự, chỉ sau khi hoàn thành nó hẵng phân tích tình thế, tìm cách làm tốt hơn và suy nghĩ về những sai lầm. Tuy nhiên hồi đó tôi ko nghĩ nhiều về sự cố nhỏ này, theo quan điểm của tôi đó ko phải 1 lời đe doạ mà giống 1 mong muốn hơn.

Nhìn chung mọi người trong tiểu đoàn đều nhận thức được sự gian khổ trong nhiệm vụ sắp tới. Họ có vẻ buồn bã và căng thẳng, thậm chí chán nản, về sự thiếu chắc chắn của trận đánh đang đến gần, vào lúc chiến tranh đã gần đi đến hồi kết. Đó là 1 phản ứng tự nhiên. Ai cũng biết điều gì đã xảy ra, nhiều người đã chết nhưng chúng tôi vẫn may mắn còn sống, nhưng ai biết được ngày mai sẽ mang tới điều gì. Cánh chỉ huy chúng tôi cũng hiểu mình cần xung trận bên cạnh binh lính ngay cả trong 1 trận đánh tự sát, và tôi lại còn là người dẫn dắt họ. Tất nhiên, tất cả họ đều nghĩ chính tôi, với kinh nghiệm và khả năng của mình, sẽ là người quyết định cao nhất đối với tương lai của họ. Nhưng cũng ko có gì nghịch lý khi tôi lại có 1 suy nghĩ gần nhưng hoàn toàn ngược lại, đó là mạng sống của tôi phụ thuộc vào việc họ sẽ chiến đấu và thực hiện các mệnh lệnh của tôi như thế nào. Đó chính xác là lý do tại sao tôi rất chú ý đến việc huấn luyện binh sĩ thao tác các loại vũ khí và đảm bảo họ luôn có tình trạng sức khoẻ tốt. Phải thừa nhận rằng tất cả chúng tôi đều có suy nghĩ hết sức lo lắng khi chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng mà chúng tôi gọi là "đòn trừng phạt" dành cho kẻ thù.

 Tôi ko nhớ nhiều shtrafnik nhưng có nhớ 1 cựu đại uý phi công có cái tên lạ tại Smeshnoi. Anh ta cao, tóc vàng, còn khá trẻ và có khuôn mặt nông dân an phận điển hình. Tôi biết vợ anh cũng đang ở ngoài mặt trận, làm sĩ quan cơ yếu cho 1 bộ tham mưu cao cấp. 2 con anh sống với bà trong 1 thị trấn nhỏ đâu đó bên Nga. Viên đại uý này là 1 frontovik thực sự với 3 Huân chương Cờ Đỏ và từng là phi đội trưởng. Anh ta bị tống vào tiểu đoàn trừng giới vì dẫn phi đội đi lĩnh máy bay mới rồi bay thẳng ra tiền tuyến từ nhà máy, 1 trong các phi công dưới quyền Smeshnoi đã phạm sai lầm làm máy bay mất điều khiển và đâm xuống đất, máy bay bị phá huỷ và phi công hy sinh.

Smeshnoi hết sức cố gắng luyện tập, trong những ngày huấn luyện tập trung kỹ năng bộ binh, anh ta tập xung phong cự ly ngắn và trườn bò cho đến lúc ngã lăn ra đất, "cho đến lúc chân tay gãy rời ra" như cách anh ta nói. Anh là người kiên trì và bền bỉ, chịu khó học hỏi và cố gắng trong mọi việc. Mặc dù được bố trí vào trung đội tiểu liên nhưng anh đã học cách sử dụng súng trường chống tăng và súng máy rất thành thạo. Anh muốn biết mọi thứ cứ như thể anh sẽ cần tất cả các kiến thức và kỹ năng đó trong trận chiến. Thậm chí anh ta học cả cách sử dụng Panzerfaust chiến lợi phẩm, bắn thử vào xác 1 chiếc xe tăng Đức cháy. "Bạn phải học mọi thứ. Ko có kỹ năng thậm chí bạn ko thể đóng nổi 1 chiếc giày!" Anh ta nói vậy. Có vẻ như viên đại uý này làm việc 24h/ngày. Anh ta cũng nói nên trao tất cả khẩu phần ăn cao cấp của phi công cho cánh bộ binh, anh bảo phi công có nhiều điểm khác biệt, nhưng so với 1 người lính bộ binh họ chỉ bị đòi hỏi về mặt thể chất tương đương 10%. Anh mô tả sự khác nhau trong cuộc chiến giữa 1 phi công với 1 bộ binh: "Bạn chỉ việc cất cánh bay tới nơi cần tới rồi làm mọi việc tuỳ theo tình hình. Và chỉ thế thôi! Còn ở đây, trên mặt đất này, bạn phải thực sự đổ rất nhiều mồ hôi cho chỉ riêng việc đến mục tiêu!"

1 lần vợ anh, cũng là 1 đại uý, đến thăm tiểu đoàn 1 cách hoàn toàn bất ngờ. Tôi cố bố trí cho họ 1 khoảng thời gian riêng tư. Sau đó cô ta nói chuyện với tôi bằng giọng mềm mỏng, cố gắng giữ bình tĩnh trước những khó khăn hiện hữu. Cô ko xin tôi tha mạng cho bố của các con cô mà chỉ đề nghị 1 điều là hãy cứu sống anh ta nếu bị thương. Tôi nhớ rõ người phụ nữ khiêm tốn và quảng đại đó, khâm phục cô vì quyết định xa con ra tiền tuyến để được gần gũi với người chồng cô yêu và góp phần vào chiến thắng chung. "Rita thân yêu của ta cũng giống người phụ nữ này", tôi nghĩ vậy.

Chỉ có mỗi đại đội tôi luyện tập vất vả cho các trận đánh sắp tới, các đơn vị khác trong tiểu đoàn ko cần, vì thế các sĩ quan có thời gian làm việc khác. Lúc này đã có nghiêm lệnh cấm cướp bóc thường dân Đức nhưng chúng tôi lại được phép gửi đồ về nhà. Các sĩ quan ko bận rộn với việc chuẩn bị vượt sông đều cố kiếm các thứ đồ hợp pháp gửi về nhà. Cánh sĩ quan trẻ chúng tôi thì ko có thời gian, mà chúng tôi cũng ko cần tất cả những thứ đó. Cánh trẻ có suy nghĩ cực kỳ bất cần, nhiều người chỉ nghĩ đến trận đánh sắp tới. Chúng tôi luôn phải kìm nén suy nghĩ này, thậm chí sau đó, khi chiến tranh đã chấm dứt mà chúng tôi vẫn còn rất hăng hái dù cho có bị thương hay những vất vả tích tụ suốt những năm chiến tranh. Chỉ cần 1 giấc ngủ sâu là chúng tôi lại tràn đầy năng lượng. Chúng tôi chỉ hơi buồn khi nhớ về những cánh rừng Nga, về Đất Mẹ, về những người mẹ, người chị vẫn còn ở đó. Nhưng ngay cả nỗi nhớ nhà cũng bị chìm lấp dưới gánh nặng chính là làm sao để chuẩn bị những gì tốt nhất có thể cho trận đánh sắp tới.

Phần còn lại của tiểu đoàn có nhiều thời gian hơn cho những việc khác, những trò đùa rất phổ biến trong thời chiến chẳng hạn. Tôi đã từng kể mình ko thể hiểu sĩ quan đặc vụ Smersh Gluhov làm gì, nhưng vào mùa xuân năm 1945 đó, anh ta bắt đầu quan tâm mỗi lúc 1 nhiều hơn tới việc săn lùng các đồ lưu niệm Đức. Anh ta tịch thu súng ngắn Đức của các sĩ quan, cả huân huy chương Đức, hộp đựng thuốc lá chạm trổ, thậm chí cả các thanh chocolate Đức. 1 lần có 1 nhóm nhỏ sĩ quan tụ tập ngồi nghỉ hút thuốc, trung đội trưởng quân quản thượng uý Slava Kostik nhận thấy Gluhov đang tới. Vậy là Kostik rút trong túi ra 1 cái hộp tròn rồi làm ra vẻ đang ăn thứ gì đó rất ngon lành. Gluhov bước lại thật và hỏi Kostik đang ăn gì bằng giọng xin xỏ, Kostik giấu cái hộp sau lưng rồi trả lời là anh còn nhiều loại kẹo rất độc đáo nữa nhưng sẽ ko chia cho ai hết. Tất nhiên điều đó chỉ kích thích sự thèm muốn của Gluhov và anh ta bắt đầu nài nỉ Kostik chia cho ít kẹo. Rốt cuộc Kostik làm ra vẻ rất miễn cưỡng mở chiếc hộp, bên trong có nhiều vật gì đó nho nhỏ bọc trong giấy thiếc. Gluhov sung sướng nhót 1 cái, gỡ giấy bọc rồi bỏ tọt vào mồm. Bạn phải nhìn thấy khuôn mặt nhăn nhúm của anh ta khi nhai thứ "chiến lợi phẩm" đó! Anh ta nhổ toẹt nó ra với vẻ ghê tởm, giận dữ hỏi: "Cái quỷ gì thế này?" Mọi người cười lăn lộn trong khi Kostik trả lời tỉnh queo: "Đó là 1 viên thuốc trị lòi dom của Đức, đáng lẽ anh phải dùng nó bằng đường đút đít, sếp ạh!" Tôi ko rõ mối quan hệ giữa 2 người này vì cả 2 chỉ toàn ở ban tham mưu tiểu đoàn, công việc của họ cũng tương tự nhau, có khi họ là bạn thân ko chừng, nhưng sau trò đùa tai quái này Gluhov ko bao giờ đề nghị ai chia kẹo cho nữa, kể cả đó là 1 thanh chocolate Đức đã mở.

Lúc này những ngày huấn luyện chuyên sâu đang trôi qua rất nhanh, đại đội lớn mạnh dần. Chúng tôi đã có khoảng 120 người, tức là gần 40 người/trung đội, chưa kể các trung đội súng trường chống tăng và súng máy phối thuộc. Các toà án binh cũng cực kỳ bận rộn! Chúng tôi thực hành bắn đạn thật, hành quân và các bài tập chiến thuật khác từ sáng tới tối. Ban ngày trời ấm nên chúng tôi bỏ áo khoác chỉ còn mặc áo trấn thủ, tuy vậy vẫn đội mũ kubanka lệch theo mốt thời đó. Cả Baturin và Ctrị viên của ông, thiếu tá Kazakov, cũng chỉ bỏ kubanka nhiều ngày sau Chiến thắng, khi cả 2 được lệnh lên báo cáo tại sở chỉ huy của Nguyên soái Zhukov. Tất nhiên gần như tất cả chúng tôi đều theo mốt này mặc dù các sĩ quan đều có mũ mùa đông đã được phát từ lâu để thay cho mũ calô và mũ lưỡi trai.

1 vụ việc ko rõ ràng đã xảy ra với George Razhev. Baturin bất ngờ thay anh ta bằng trung uý Sergey Piseev, người mà ai cũng biết là 1 tay lắm mồm và ăn nói dễ nghe. Thực ra tôi sung sướng với tin này vì ngày càng xung đột với Razhev, vì nhiều lý do khác nhau. Vậy là đại đội tôi ko còn là "Đại đội 3 George", thay vào đó lại có 3 sĩ quan tên Sergey. Mãi sau này tôi mới biết lý do thực sự của việc Razhev bị thiên chuyển.

 1 thiếu tá đến từ sư đoàn mà chúng tôi sẽ chiến đấu trong khu vực của họ, tôi nghĩ đó là Sư 234, cũng thuộc Tập đoàn quân 61 của tướng Pavel Alekseevich Belov. Chúng tôi được biết 1 nhóm trinh sát nhỏ của sư đoàn này đã bơi sang bờ đối diện và hoàn thành công việc trinh sát 1 cách hết sức chuẩn mực. Nhóm trinh sát trở về mà ko bị thiệt hại gì và viên chỉ huy, 1 thượng sĩ, được đề nghị tặng thưởng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô. Nhiều sĩ quan bắt đầu nói đến chuyện nếu chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ và sống sót thì cũng có cơ hội nhận được phần thưởng quân đội danh giá nhất đó. Lúc đó chúng tôi đã biết trong các trận đánh vượt các con sông lớn như Dnepr và Vistula, nhiều binh lính và sĩ quan đã được tặng thưởng danh hiệu cao quý này.

Người ta bảo sẽ đem ra sông đủ số thuyền chèo tay cần thiết được bọc kỹ bằng hắc ín vào đêm trước cuộc vượt sông. Những chiếc thuyền này do 1 tiểu đoàn công binh chế tạo, họ cũng có trách nhiệm bắc 1 cây cầu ngay sau khi chúng tôi thiết lập được đầu cầu. Đương nhiên tôi lại 1 lần nữa lo lắng vì vẫn chưa biết bơi nhưng sau đó bình tĩnh lại vì thực tế là ko ai lệnh cho tôi phải bơi qua sông Oder. Mùa xuân đã đến, trời ấm, băng trên sông Oder đã tan từ tháng 2 nhưng nước vẫn rất lạnh, khoảng +5 độ C. Các thông tin khác về con sông cũng làm chúng tôi e ngại, độ sâu trung bình của nó là 10m nhưng vào mùa xuân, tức là hiện nay, thì còn sâu hơn. Dù sao với tôi thì 10m hay hơn cũng chẳng khác nhau nhiều. Chiều rộng sông Oder tại khu vực này là khoảng 200m, tốc độ dòng chảy trên 0,5m/giây. Chúng tôi tính toán tốc độ tương đối của thuyền đi trên sông, thậm chí lấy kích thước thật 200m trên mặt đất để đo. Từ kết quả tính toán thời gian vượt sông, chúng tôi tính được dòng chảy sẽ đẩy mình đi lệch bao xa và nhờ vậy chọn được hành trình cho mình. Dòng chảy sẽ chỉ đẩy đi khoảng 100 - 150m! Chúng tôi cũng vui mừng vì biết rằng tại khu vực này con sông chỉ có 1 dòng chảy duy nhất, nó sẽ chỉ phân thành 2 dòng ở cách đây khoảng 5km về phía hạ nguồn.

Đặc điểm và những khó khăn trong nhiệm vụ trở nên rõ ràng hơn khi thời điểm vượt sông tới gần. Tôi nhận thấy đã có trăng non nhưng đêm vẫn còn rất tối. Tôi đoán các chỉ huy sẽ chọn thời điểm trời tối nhất, khoảng giữa 10 và 20/4, để vượt sông. Đó chính xác là những gì đã xảy ra. Ngay sau đó chúng tôi được lệnh sẵn sàng vào ngày mai và đêm 14/4, đại đội hành quân bộ với đầy đủ vũ khí đạn dược tới bờ sông Oder.

1 đại uý, phái viên của sư đoàn, là người dẫn đường cho chúng tôi trong bóng đêm. Anh nghiêm khắc nhắc nhở chúng tôi ko hút thuốc, ko bật đèn, 1 tí cũng ko được. Đó là lần đầu tiên mà ko chỉ trung đội trưởng, cả tiểu đội trưởng cũng được nhận đèn tín hiệu với 2 màu xanh đỏ. Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy mọi tín hiệu trong chiến đấu đều dùng đèn hiệu thay vì pháo sáng như trước. Chúng tôi cũng có pháo sáng nhưng sẽ chỉ sử dụng chúng tại đầu cầu, chỗ đất mà chúng tôi đặt chân được xuống đầu tiên.

Chúng tôi hành quân vội vã, theo sau viên đại uý nhanh nhẹn dáng người mảnh dẻ, những người cuối hàng thậm chí phải chạy mới theo kịp. Ko ai nói gì. Tất cả đều im lặng, suy nghĩ về những gì đang chờ đợi phía trước. Trước khi tới được sát sông Oder, viên đại uý phát tín hiệu "Dừng!" bằng cách nháy đèn đỏ trước 1 khu nhà lớn. Anh ta tập trung các trung đội trưởng lại, cho phép mọi người hút thuốc nếu được các dãy nhà kho che chắn, ko có thì dùng áo mưa plash - palatka hoặc tay áo nguỵ trang mà che. Rồi anh dẫn đám sĩ quan chúng tôi xuống 1 con hào gần đó, tại đây có 1 viên thiếu tá khoác áo choàng, tay chống gậy, anh ta vẫn còn đang trong quá trình hồi phục vết thương, đó là phái viên ban tham mưu sư đoàn. Ngoài ra còn 1 viên thiếu tá nữa, kombat của 1 tiểu đoàn các "tay súng" như cách chúng tôi vẫn gọi các đơn vị bộ binh trang bị súng trường.

 2 viên thiếu tá giải thích nhiệm vụ, binh sĩ sẽ phải xuống ngay tuyến hào này, bỏ lại vũ khí nặng tại đây. Họ sẽ mang xuồng tới từ hẻm núi gần đó, nhờ chúng mà người của tôi sẽ, như viên thiếu tá chống gậy nói: "Chiếm lĩnh mặt sông Oder". Cứ 4 người 1 xuồng. Khi tôi hỏi tại sao ko mang xuồng ra từ trước, anh ta trả lời: "Bọn Đức sẽ bắn thủng xuồng ngay, chúng bắn sang phía ta rất thường xuyên!" Bọn Đức cũng tự xác nhận điều này bằng 1 cuộc pháo kích ngắn nhưng dữ dội ngay khi đại đội tôi vừa xuống hết tuyến hào. Ơn giời là chúng tôi đã xuống hào vì nếu còn ở sau dãy nhà kho nhất định quân ta sẽ bị thiệt hại nặng. Trong hào ko có ai bị trúng đạn. "Giờ thì bọn Fritz sẽ ngừng bắn trong độ 3h. Các anh phải tận dụng khoảng thời gian này để nhận xuồng," thiếu tá nói.

Người ta điều cho mỗi trung đội 1 người dẫn đường, các trung đội trưởng phân phó đơn vị vào các xuồng. Sẽ mất 2h để mang xuồng tới, giấu sau dãy nhà kho. Tuy nhiên xuồng quá nặng và 1 số cần tới 6 người mới vác nổi, các shtrafnik khoẻ mạnh nhất được giao quay lại vác nốt số xuồng còn lại. Viên thiếu tá kombat nói anh ta dành cho tôi 1 chiếc xuồng đặc biệt có mái chèo, viên thượng sĩ và nhóm trinh sát của anh đã dùng chính chiếc xuồng này trong nhiệm vụ của họ và trở về an toàn, vì vậy đây là chiếc xuồng may mắn!

Sau lưng chúng tôi, bầu trời phía đông đã chuyển sang màu xám. Trong suốt những năm chiến tranh, dù ở Belorussia hay như lúc này là ở Đức, chúng tôi vẫn dùng giờ Moscow, vì vậy tại đây mặt trời mọc chậm hơn Moscow 3h. Phải sau 6h trời mới bắt đầu sáng. Tôi hỏi viên kombat địa phương về việc trinh sát 2 bờ sông. Phía bên này sông có thể nhìn thấy rõ ràng từ bên phía bọn Đức vì bờ sông thấp hơn. Vì vậy quân ta phải bò sát đất khi vượt qua những đoạn giao thông hào đã bị những trận pháo kích trước đây phá huỷ. Cuối cùng chúng tôi cũng đã tới được tuyến hào được đào ngay trên bãi sông, nó ko đều, nhiều đoạn rất nông.

1 cây cầu đường sắt bắc qua sông nằm bên phải chúng tôi, nó ngay lập tức làm tôi chú ý. Căn cứ vào bản đồ, tuyến đường sắt này dẫn tới 1 thành phố khá lớn, tên tôi ko nhớ rõ lắm, hình như là Frankfurt trên sông Oder. Tôi nghĩ có thể dùng 1 trận pháo kích hoặc ko kích vào các vị trí phòng thủ xung quanh cầu của bọn Đức, sau đó chúng tôi có thể xông qua cầu để thiết lập 1 đầu cầu. Nhưng viên kombat đoán được suy nghĩ của tôi và bảo: "Cây cầu này chính là 1 cái bẫy mìn khổng lồ của bọn Đức". Thế là xong, chẳng còn con đường nào khác cho chúng tôi, chúng tôi sẽ phải vượt qua con sông Đức chó chết này bằng xuồng chèo tay!

Tôi nghiên cứu địa hình thật kỹ và bố trí các trung đội trong tuyến hào, đồng thời ra lệnh ko mang trung đội súng trường chống tăng theo. Tôi lệnh cho trung đội này yểm trợ quân ta từ bờ bên này, bắn vào các boongke Đức và các ụ hoả lực khác nếu chúng xuất hiện. Sau khi suy nghĩ 1 lúc, tôi cũng ra lệnh tương tự với trung đội súng máy. Loại súng máy Goryunov và Maxim mà chúng tôi được trang bị đều rất nặng, những chiếc "chiến hạm" của chúng tôi có thể chìm nghỉm dưới sức nặng của khẩu súng và xạ thủ.

Trung đội trưởng súng trường chống tăng George Kuzmin có lẽ đã vui mừng khi nghe lệnh này mặc dù anh ko hề thể hiện điều đó. Ko chỉ mừng cho bản thân, anh ta cũng nên mừng cho cả trung đội vì đó toàn là những người khoẻ mạnh và dũng cảm nhất. Trung đội trưởng súng máy cũng giữ sự im lặng tương tự 1 lúc nhưng sau đó đề nghị tôi để đại đội phó thay vị trí anh ta, còn anh ta sẽ dẫn tối thiểu 2 - 3 khẩu đội súng máy vượt sông. Anh ta ướm hỏi tôi, gần như thì thào: "Anh hoàn toàn chắc chắn vào quyết định đấy chứ?"

Tôi tính toán vị trí tiếp đất trên bờ bên kia và vui mừng được biết nó hoàn toàn phù hợp với tính toán của ban tham mưu sư đoàn. Khu vực mà họ lệnh cho chúng tôi đổ bộ nằm chếch khoảng 150m về phía hạ nguồn so với nơi chúng tôi đang đứng. Tôi lệnh cho 2 trung đội súng máy và súng trường chống tăng di chuyển sang cánh phải tới vị trí đối diện với nơi chúng tôi sẽ thiết lập đầu cầu.

Tới giờ tôi vẫn ko hiểu sao đại đội phó của tôi lại được bố trí ở ban tham mưu tiểu đoàn. Nhưng lúc này anh ta và Sergeev đang ở bờ sông và theo lệnh tôi 2 người sẽ ở lại bờ bên này. Vì vậy tôi chỉ định trung uý Piseev làm đại đội phó trong quá trình vượt sông, chí ít thì anh ta cũng đã có 1 chút kinh nghiệm chiến đấu. Chúng tôi ngồi cả ngày trong tuyến hào thứ 2, đối với các shtrafnik hôm đó gần như 1 ngày nghỉ, họ chỉ có mỗi việc kiểm tra vũ khí trước trận đánh, nhiều người lăn ra ngủ bù cho những đêm ko ngủ trước đó và có thể cả sau này. Cánh chỉ huy chúng tôi thì có nhiều việc hơn, cả ngày chúng tôi tìm hiểu bờ sông phía ta, xác định các vị trí để vác xuồng ra sông, thiết lập hệ thống tín hiệu v.v... Tất cả đều được làm cùng với viên thiếu tá từ ban tham mưu sư đoàn. Đêm nay khá tối, 1 vài nhà máy đang bốc cháy gần đó, bọn Đức vẫn liên tục bắn pháo sáng lên trời.

Đến nửa đêm thì trời hoàn toàn tối đen, sau 1 trận pháo kích khác của bọn Đức, các trung đội trưởng lệnh cho binh lính vác xuồng ra sông, tin tưởng vào tính đúng giờ nổi tiếng của người Đức. Lính các trung đội súng máy và súng trường chống tăng cũng tới dù chưa cần thuyền ngay, họ chỉ muốn giúp cánh bộ binh đỡ phải quay lại hẻm núi lần 2. Chúng tôi cũng cần thêm người để phòng hờ. Khoảng 3h sáng thì các thuyền đã sẵn sàng trên bãi sông bao gồm cả chiếc mà viên thiếu tá dành riêng cho tôi. Đó là 1 chiếc xuồng thực sự nhẹ, làm bằng nhôm, mái chèo cũng bằng nhôm, chính là chiếc mà viên thượng sĩ đã dùng trong nhiệm vụ trinh sát vừa qua. Đây đúng là 1 "chiếc thuyền của những người anh hùng" dù có nhiều lỗ đạn trên mình, chúng đều đã được bịt lại cẩn thận. Chiếc xuồng làm tôi có thêm sự tự tin.

Những chiếc xuồng gỗ thì rất nặng. Có lẽ người ta đã phải đóng chúng rất vội từ gỗ còn tươi, dù sao cũng đào đâu ra gỗ khô tại mặt trận này. Xuồng được trát kín bằng hắc ín, đây quả là 1 thành tựu trong điều kiện chiến trường. Binh lính cẩn thận giấu chúng dưới những hố đất hay lỗ đạn pháo, hoặc sau những gò đụn. Họ chăm lo cho chúng như thể đó là hy vọng cuối cùng cho sự sống sót. Mỗi nhóm tay chèo đều nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực của mình, tìm đoạn đường phù hợp nhất cho việc vác xuồng ra sông. 1 số xuồng ko có mái chèo và kể cả có thì cũng ko thuận tiện lắm, vì vậy nhiều người quyết định dùng xẻng đào hào thay cho mái chèo, thứ này thì tất cả đều có.

Tôi nghĩ mọi người chúng tôi đều có cảm giác ghen tức hay đố kị. Lại 1 lần nữa đám bộ binh thường ở lại phía sau trong khi các sĩ quan shtrafnik được nhận vinh dự đi đầu đánh chiếm đầu cầu. Từ đó sư đoàn có thể tiếp tục thẳng tiến tới Berlin, hoàn tất cuộc chiến dài hơi. Gần như chắc chắn là chúng tôi sẽ ko thể tới được bờ bên kia nguyên lành. Nhóm trinh sát của viên thượng sỹ đã vượt sông 1 cách bí mật, ko cần để lộ mình và sau đó cũng lặng lẽ trở về, còn chúng tôi sẽ phải tấn công ồ ạt lên bờ bên kia.

 Chính xác như vậy, đây ko phải lần đầu tiên! Chúng tôi lại phải trông mong vào vận may! Chí ít thì vài 3 người trong đại đội hơn trăm mạng của tôi cũng sẽ có may mắn qua được bờ bên kia, và đó sẽ ko phải trường hợp duy nhất các shtrafnik ko hoàn thành nhiệm vụ! Ngay cả khi họ chiếm được 1 đầu cầu dù là nhỏ nhất, họ cũng còn phải giữ vững nó cho đến người cuối cùng. Các shtrafnik ko có đường về, ko có gì ngoài mặt sông sau lưng họ, mọi thứ đều ở phía trước. 1 vài người lính đơn lẻ chẳng thể làm gì trong trận chiến, nhưng nếu có tối thiểu 1 trong 3 trung đội của tôi chiếm được 1 chỗ đứng chân thì tôi đã có thể 1 lần nữa nói rằng đó là 1 chiến thắng!

Viên kombat đi cùng chúng tôi gần như cả ngày nhưng tôi ko gặp trung đoàn trưởng mặc dù đầu cầu này được đánh chiếm là để giao cho trung đoàn của ông ta. Ông ta chỉ gửi tới 1 điện đài và 2 điện đài viên, cả 2 đều là lính thường chứ ko phải shtrafnik. Họ được lệnh theo sát tôi để chuyển tải các thông tin về quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong thâm tâm tôi đã định sẵn "thuỷ thủ đoàn" cho "chiếc thuyền của những người anh hùng", đó là giao liên của tôi, 2 điện đài viên và 1 shtrafnik có thể sử dụng điện đài, anh ta và giao liên sẽ chèo thuyền. Tôi muốn họ kiểm soát tốt tốc độ để ko tụt lại sau các trung đội.

Các trung đội trưởng gửi các giao liên tới từ trước. 1 trong số họ báo cáo lực lượng dự bị đã được bố trí 1 chỗ an toàn trong 1 căn hầm kiên cố. Tôi rất ngạc nhiên vì chưa từng ra lệnh gì liên quan đến việc để 1 bộ phận làm dự bị. Tôi hỏi lại anh đang nói về lực lượng dự bị quái nào thế? Thì ra ý anh ta nói tới tiểu đội của tay cựu sĩ quan Hải quân vui tính Redki, tiểu đội này thuộc trung đội mà nay do Piseev chỉ huy sau khi Razhev ra đi. Đây là tiểu đội gồm phần lớn là cựu sĩ quan Hải quân và tôi đặc biệt hy vọng vào đơn vị này. Cánh Hải quân có tiếng là những người lính kiên cường! Tôi lệnh cho tay giao liên dẫn tôi tới hầm và khi tôi bước vào, bật đèn pin, tôi thấy cả đám cựu sĩ quan Hải quân ở trong đó cùng với tay tiểu đội trưởng. Khi tôi hỏi ai đã chỉ định anh làm chỉ huy lực lượng dự bị và đó là thứ dự bị kiểu gì, tay tiểu đội trưởng bắt đầu bốc phét, đại khái là hắn đã báo cáo việc này với Sergey Piseev. Có lẽ lúc này vẻ can đảm và vui tính của hắn đã bay đâu mất, thay vào đó là vẻ e sợ thường gặp khi nói những lời phét lác rành rành. Mọi lời nói láo đều hèn hạ và ko thể chấp nhận hay tha thứ trong thời chiến, nó có thể làm phí phạm rất nhiều máu mà trong nhiều trường hợp là máu của người khác chứ ko phải của bản thân kẻ dối trá.

Khi những người còn lại trong hầm nhận thấy điều gì đang thực sự xảy ra, 1 shtrafnik thường được gọi là moryak (thuỷ thủ) Sapunyak vì có cái tên rất vần với công việc của anh ta, đã bật ra tiếng chửi: "Thằng con hoang! Đồ chó!" Rồi tự tin nói thêm: "Đồng chí đại uý! Loại chó má này trong Hải quân sẽ bị xử bắn tại chỗ. Hãy để chúng tôi tự xử lý hắn." Tôi nhận ra tất cả những người này giờ mới biết mình bị lừa, họ đã bị sử dụng làm bình phong cho sự hèn mạt và phản bội của 1 thằng khốn. Căn hầm xấu xa giờ tràn ngập những tiếng chửi rủa tục tĩu. Tôi lập tức tịch thu vũ khí của Redki, cách chức tiểu đội trưởng và chỉ định anh chàng Sapuniak lúc này vẫn còn đang nộ khí xung thiên thay thế. Sau đó tôi rút súng lục khỏi bao và lệnh cho Redki ra khỏi hầm. Lúc này tôi vẫn còn chưa nghĩ ra sẽ làm gì với hắn hay sẽ viết báo cáo thế nào về trường hợp này, ai sẽ giải hắn về ban tham mưu tiểu đoàn? Tôi muốn có 1 toà án binh để xử lý vụ này.

Ai mà ngờ được chứ! Ngay khi hắn vừa bước ra khỏi hầm thì 1 quả đạn pháo Đức bay tới nổ tung dưới chân hắn, giết chết tại chỗ tên dối trá hèn hạ. "Chúa có mắt!" Tôi nghĩ, và cảm thấy sung sướng vì hắn đã bước ra đầu tiên chứ ko phải tôi hay 1 shtrafnik thuỷ thủ khác. Thứ đến, tôi sung sướng vì ko còn phải lo chuyện sẽ phải làm gì với hắn. Có lẽ những suy nghĩ thế này thật tàn nhẫn, nhưng tôi thừa nhận là đã nghĩ vậy. 1 shtrafnik ra khỏi hầm để xem xét xác chết của Redki thậm chí còn nói: "Con chó đã nhận cái chết xứng đáng với 1 con chó!" Tôi ko trách anh ta. Trong trường hợp này số phận đã tự trừng phạt tên phản bội định chuồn khỏi trận chiến bằng 1 lời nói dối. Trong cái đêm hung hiểm đó chúng tôi vẫn còn chưa biết cái gì đang chờ phía trước.

Sau nửa đêm thì tôi đã hoàn toàn trở lại bình tĩnh sau sự cố kể trên và những vấn đề khác. Sai lầm của tôi là đã ko nhận rõ được chân tướng 1 thuộc cấp. Qua các giao liên, tôi ra lệnh mang xuồng xuống sông. Các shtrafnik nhảy khỏi hào chạy tới chỗ giấu những chiếc xuồng, lợi dụng bóng tối trong 1 đêm ko trăng. Họ nằm im bất động hoặc náu mình dưới những lỗ đạn pháo mỗi khi có 1 quả pháo sáng Đức bắn lên. 1 số chiếc xuồng đã bị trúng mảnh đạn pháo Đức, binh lính cố bịt các lỗ thủng mà họ sờ thấy bằng đủ thứ vật liệu kiếm được, thậm chí là từ 1 mảnh cắt ra từ áo choàng hay áo trấn thủ. Chúng tôi đã có 1 số người chết hoặc bị thương vì pháo kích, đó là lý do tôi đã ra lệnh đào hầm. Đúng như tôi đoán, lệnh chuẩn bị hạ thuỷ xuồng đến trước bình minh rất lâu, khi đó chúng tôi chỉ còn phải "nhổ neo".

Lại có giao liên tới mang theo 1 thông điệp cho biết chúng tôi sẽ bắt đầu vượt sông 5 phút sau khi trận pháo dọn bãi bắt đầu, tín hiệu là đèn xanh. Trận pháo kích bắt đầu vào 5h30 sáng, nó ko kéo dài và sẽ chấm dứt ngay sau khoảng thời gian đủ để chúng tôi vượt sông. Sau đó pháo sẽ chuyển làn bắn vào sâu trong tuyến phòng ngự Đức theo yêu cầu của chúng tôi được thông báo qua radio. Tuy nhiên những điều ko may thì thường nằm ngoài kế hoạch.

Tôi cầu trời cho có sương mù trên sông, dù ít thôi cũng được, để bọn Đức ko nhìn thấy chúng tôi và khai hoả ngay khi bắt đầu vượt sông. Trận pháo phủ đầu diễn ra ngay trước bình minh, từng loạt đạn pháo gầm lên làm tất cả đều sung sướng, ngay sau đó những chiếc xuồng đầu tiên đã xuống nước. Lệnh của tôi là càng chạy nhanh thì bọn Đức càng có ít cơ hội bắn vào quân ta, thật là những lời ngu ngốc và ko cần thiết, xuồng nào cũng chạy cực nhanh. Có sương mù nhưng nó chỉ che phủ 1 phần mặt sông, và cũng chỉ trong 1 khoảng thời gian ngắn. Đêm nay là đêm thứ 3 hay 4 của tuần trăng, 1 mảnh trăng lưỡi liềm chỉ xuất hiện khi bình minh bắt đầu, đó là 1 điềm tốt với chúng tôi.

Pháo và súng máy Đức bắn dữ dội, súng trường chống tăng và súng máy phía sau tôi cũng bắn dữ dội ko kém. Chúng tôi có thể nhìn thấy những viên đạn vạch đường bay sát ngay trên đầu, chúng cũng làm chúng tôi lên tinh thần y như trận pháo phủ đầu vậy. Lúc này tôi chưa biết tại sao chúng tôi ko được yểm hộ đường ko, chỉ mãi sau này khi chiến tranh đã kết thúc tôi mới biết toàn bộ ko quân lúc đó đang phải hỗ trợ cho đòn đánh chính của Phương diện quân tại đầu cầu Kuestrin.

Dòng nước lạnh đen ngòm như sôi lên vì những tiếng nổ, nuốt chửng những chiếc xuồng và người bơi xung quanh chúng. Sau này tôi mới biết 1 số xuồng đã chở quá nặng và bắt đầu chìm chỉ vì trọng lượng của 4 người mang vũ khí ngồi trên, vì vậy các shtrafnik phải bỏ lại vũ khí trên thuyền rồi nhảy xuống bơi bên cạnh, bám vào thuyền để chống lại cơn chuột rút dưới dòng nước lạnh như băng. Tôi ko biết có bao nhiêu người đã sống sót và bơi qua được dòng sông lạnh giá hoặc bao nhiêu người chết chìm khi chưa hề phải nhận 1 viên đạn Đức nào. Những chiến binh dũng cảm đó vẫn tiếp tục bơi dọc bờ sông phía Đức nhưng họ bơi quá chậm và dòng chảy đẩy họ đi xa khỏi đầu cầu. 1 số người bỏ cuộc và để mặc cho dòng nước cuốn trôi, 1 số khác cũng trôi nhưng với mặt úp xuống, họ đã chết đuối.

Tôi chỉ có thể chú ý đến số xuồng vẫn có người bên trên còn thấy được trên mặt sông, trong sương mù và ánh sáng mờ nhạt lúc tảng sáng. Mọi người cuống cuồng chèo bằng mái chèo, xẻng đào hào và cả bằng tay. Nước như sôi lên vì những tiếng nổ, những loạt đạn và nhịp chèo của họ. 1 số người ko còn cả mũ pilotka, ko phải vì nóng mà vì đã dùng nó để bít những lỗ thủng trên xuồng.

Chiếc thuyền nhẹ của tôi chạy nhanh hơn những chiếc khác và thậm chí trước cả khi tới được bờ bên kia, tôi đã ra lệnh cho các điện đài viên phát tín hiệu chuyển làn pháo. Cùng lúc đó tôi nhận ra thuyền mình đang nằm trong ống ngắm của 1 tên Fritz, có lẽ là 1 tay bắn tỉa. Tay điện đài viên thét lên vì trúng đạn vào vai. Tôi cảm thấy cú đập của 1 viên đạn vào mũi xuồng làm bằng nhôm, mảnh của nó bay ra làm trầy cổ tay trái tôi. Binh lính trên các xuồng bắn trả lên bờ, tôi thậm chí còn thấy có 1 khẩu súng máy đang bắn từ 1 trong các xuồng!

2 hoặc 3 xuồng đang cập bờ thì bị pháo Đức bắn trúng ngay trước mắt tôi, cả thuyền lẫn người bay tung lên trời. Ơn Chúa, chiếc thuyền súng máy ko bị trúng đạn. Bọn Đức bắn vào quân ta cả bằng Panzerfaust. Tôi ko biết có bao nhiêu xuồng đã bị bắn chìm ở giữa sông vì chỉ nhìn ra đằng trước. Nhiều xuồng đã cập được vào bờ, binh sĩ xông lên, che ngực và bụng bằng xẻng đào hào lúc này được dùng như 1 tấm khiên nhỏ, vừa chạy vừa nã tiểu liên. Chúng tôi đã chiếm được những mét đầu tiên trên bờ sông phía địch. Nhưng sao chỉ có ít thuyền, ít người thế này! Tất cả chỉ độ 20 người! Khi tôi nhìn lại sau lưng thì ko thấy có thêm xuồng hay người nào trên mặt nước nữa. Điều đó có nghĩa là chỉ có ngần này người vượt được sông. Những người khác ra sao rồi? Ko lẽ họ chết hết? Ko thấy có 1 trung đội trưởng nào trên bãi sông cùng với tôi. Điều gì đã xảy ra với tất cả bọn họ? Với 2 trong số 3 trung đội trưởng thì đây là trận thử lửa đầu tiên, trong khi Sergey Piseev đã trở thành người hỗ trợ đắc lực cho tôi nhờ đã có kinh nghiệm trận mạc. Ai đó có thể đã đọc câu "nước sông nhuộm đỏ vì máu" trong các sách về chiến tranh, tôi cũng có thể tưởng tượng rằng con sông này đã trở thành màu đỏ, hay chí ít là hồng vì máu của gần 100 binh sĩ dưới quyền tôi, nhưng trong ký ức của tôi nó chỉ có 1 màu đen kịt.

Khi nhảy khỏi xuồng lên bờ, tôi hét lên với điện đài viên: "Gửi thông báo là ta đã lên bờ." Anh ta gào lên trả lời: "Tôi ko thể! Radio bị phá huỷ rồi!" Tôi bèn rút súng bắn pháo hiệu ra bắn 1 quả đạn xanh lên trời. Đó là tín hiệu để quân ta biết rằng chúng tôi đã làm được và đang chiến đấu tại đầu cầu. Đó cũng là lúc 1 lần nữa tôi thấy tiếc vì ko thấy ko quân đâu cả dù trời rất trong và mọi thứ có thể nhìn được rõ ràng. Bờ bên kia nhìn rất rõ, cũng có nghĩa là quân ta bên đó nhìn rõ chúng tôi. Quả pháo hiệu cũng là tín hiệu cho súng trường chống tăng và súng máy của đại đội tôi chuyển hướng sang 2 cánh và vào sâu bên trong bờ. Tôi nghĩ đang có 2 - 3 chiếc tăng Đức hiện ra từ hướng đó.

 Từ lúc này, trên bờ trái các sự kiện diễn ra liên tiếp với tốc độ ánh sáng. 1 quả đạn pháo hoặc Panzerfaust Đức rít lên lao về phía tôi. Đại uý phi công Smeshnoi chạy như bay từ cánh trái sang cánh phải, gào lên gì đó mà tôi ko thể nghe thấy. Tôi cũng để ý thấy cựu sĩ quan Hải quân Sapunyak với quân phục mở phanh để lộ chiếc áo lót thuỷ binh kẻ sọc ngang. Anh ta lao về phía trước khiến ko chỉ các cựu sĩ quan Hải quân mà cả những người khác đã lên được bờ cũng lao theo. Số còn lại thì chạy theo sau phi công Smeshnoi trong đó có tôi. Cả 2 nhóm nhỏ quân ta đều xông lên. Tôi ko nghe được quân ta có hô "Hurrah!" hay những câu chửi tục tĩu ko dù thấy mồm ai cũng ngoác ra. Các shtrafnik đã tiêu diệt được nhóm cảnh giới tiền tiêu Đức trong tuyến hào đầu tiên, phía ta cũng mất 1 số người. 3 - 4 người ngã lăn ra đất ngay trước tuyến hào Đức, chỉ cách độ 2 - 3m. Phi công Smeshnoi có lẽ đã để ý đến 1 tên Đức mang Panzerfaust từ lúc còn ở dười xuồng nên lao thẳng về phía hắn. Tên Đức có lẽ bị shock trước kiểu chạy lao cả người tới của anh, hắn bắn Smeshnoi nhưng trượt, thế là hắn nhảy khỏi hào chạy tháo thân. Nhưng Smeshnoi đã hạ được hắn bằng 1 loạt tiểu liên. Tôi bắn pháo hiệu đỏ đồng thời huýt sáo để phát tín hiệu dừng, cần phải cho quân ta có chút thời gian thở lấy hơi và nạp lại đạn. 3 chiếc tăng Đức mà chúng tôi đã nhìn thấy từ xa vẫn tiếp tục tiến lại.

Tôi đếm được còn 13 người mình trong hào. Chúng tôi vẫn tiếp tục bắn đuổi theo bọn Nazi đang bỏ chạy. Quân số quá ít, nhưng dù sao ta cũng đã kiểm soát được mẩu đất này! Giờ nhiệm vụ của chúng tôi là giữ lấy nó dù lực lượng quá yếu. Tôi có thể thấy nhóm bộ binh Đức sau những chiếc tăng sắp phản công. Ta có thể giữ được ko? Chúng có bao nhiêu tên? Bất thần 1 chiếc tăng Đức khựng lại và xì khói. Thì ra Smeshnoi đã thu lấy khẩu Panzerfaust của tên Đức và dùng nó hạ chiếc tăng. Làm tốt lắm! Việc anh ta học sử dụng thứ vũ khí này đã ko vô ích. Thêm 2 phát Panzerfaust nữa bắn trúng chiếc tăng thứ 2. Phát thứ nhất làm tháp pháo của kẹt cứng, phát sau làm cả chiếc tăng bùng cháy. Quân ta đã nạp lại đạn xong và bắt đầu bắn dữ dội vào những tên bộ binh Đức đang xông tới từ sau những chiếc tăng. Nhiều tên bị giết, số còn lại quay lui.

Lúc này binh lính đều hành động tự phát ko theo sự chỉ huy của tôi hoặc có thể họ hiểu sai 1 cử chỉ nào đó của tôi là tín hiệu tấn công, vậy là tất cả nhảy lên khỏi hào xông lên tiếp. Tôi nhìn thấy Smeshnoi trong số họ. Bọn Đức đang tháo chạy, nhiều tên vứt cả súng nhưng ko tên nào giơ tay hàng. Tôi nghĩ chúng cho rằng việc đầu hàng những tay hung thần Nga này là vô dụng, và chúng đã đúng. Bất ngờ khi người anh hùng phi công của chúng tôi đang chạy qua xác 1 tên Đức thì hắn chồm dậy nã cả băng đạn MP vào lưng Smeshnoi, thì ra hắn đã giả chết hoặc chỉ bị thương. Hắn bắn cho đến khi bị tôi hạ bằng 1 tràng dài tiểu liên.

Tôi chạy tới chỗ viên phi công, lật anh ta lên và thấy anh đã bất động, đôi mắt xanh của anh phản chiếu bầu trời buổi sáng, bầu trời mà anh đã rất yêu và vì nó anh nguyện dâng hiến cả cuộc đời cho lực lượng ko quân. Ngực anh đã bị phá nát, miệng mở to như thể đang hô tiếng hô chiến thắng. Cả 1 loạt đạn đã chấm dứt cuộc đời con người dũng cảm, trái tim anh ngừng đập ngay lập tức. Tôi vuốt mắt cho anh, cảm nhận hơi ấm vẫn còn trên cơ thể anh. Tôi ko thể ở lại bên anh dù rất muốn. Giờ tôi mới hiểu lời đề nghị của 1 số binh lính trong các trận đánh trước đó muốn kết liễu những tên Nazi bị thương. Ko bao giờ được để kẻ địch còn sống.

Nhưng tôi cần phải quyết định ngay nên làm gì. Chúng tôi đã chiếm được tuyến hào thứ 2. Tôi chỉ còn lại có 12 người, thêm tôi nữa là 13, ko tính mấy điện đài viên lúc này vẫn còn ở dưới xuồng trên bờ sông. Tôi 1 lần nữa ra tín hiệu "Dừng!" và quát to những mệnh lệnh bố trí phòng thủ. Tôi quyết định gửi 1 thông điệp cho tay kombat qua các điện đài viên, 1 trong 2 người đó chưa hề bị thương. Ko có radio thì tôi cũng chẳng cần họ làm gì nữa. Tôi cũng ko rõ khi nào người ta mới gửi 1 cái radio mới cho tôi. Tôi quyết định gửi 2 - 3 shtrafnik bị thương nặng theo các điện đài viên quay về. Tôi nhanh chóng viết báo cáo ngắn rằng đã chiếm được tuyến hào thứ 2, đang chốt giữ tại đó với 13 người, và nói thêm: "Chúng tôi cần yểm trợ đường ko." Ko còn 1 trung đội trưởng nào, tôi chỉ định shtrafnik Sapunyak làm phó. Tôi cũng báo cáo đại uý Ko quân Smeshnoi đã hi sinh trong trận đánh "sau khi đã thể hiện lòng dũng cảm vô hạn và chủ nghĩa anh hùng ko gì sánh kịp." Tôi viết rõ chức danh của anh là ĐẠI UÝ KHÔNG QUÂN. Smeshnoi đã trả giá đủ để phục chức, bằng máu của anh! Ko may là tôi ko nhớ tên đầu của anh, hình như Valentin hay Viktor gì đó.

Sau khi quyết định xong, tôi lệnh sơ tán 2 shtrafnik bị thương nặng xuống xuồng để chuyển họ về hậu phương cứu chữa. Họ sẽ ko thể sống sót nếu còn ở đây. Trước khi mang những thương binh ra bờ sông, tôi đang cúi xuống xem xét anh chàng điện đài viên bị thương thì bất ngờ, lại bất ngờ! Ko phải nghe mà là tôi cảm thấy 1 tiếng nổ lớn bên tai phải và tôi lập tức rơi tõm vào 1 vực thẳm ko đáy. Mãi sau đó khi tỉnh lại tôi mới nghĩ chuyện toàn bộ quá khứ của bạn hiện ra như 1 ánh chớp trong khoảnh khắc trước khi chết là nói láo. Chẳng có gì giống thế cả. Thứ duy nhất tôi nghĩ đến lúc đó là mình chết rồi. Thế đấy. Sau này tôi được biết mình trúng 1 viên đạn vào đầu như giấy chứng thương đã ghi: "Bị thương vì đạn xuyên vào thái dương bên phải trong trận đánh tại sông Oder ngày 17/4/1945." Tôi nghĩ 1 tay bắn tỉa Đức đã chơi tôi cú này.

Có lẽ những người đứng quanh tôi thấy tôi vẫn còn sống. Họ khiêng tôi từ dưới nước lên và băng sơ cứu vết thương. Tôi đoán vậy vì cả người ướt sũng khi tỉnh lại. Sau đó họ đặt tôi lên xuồng quay sang bờ bên kia. Thật buồn cười là những người quan sát từ phía bờ bên ta lại giải thích những gì nhìn thấy theo cách khác, họ nói với Rita là tôi "đã chết". George Sergeev cũng bị thương và quan sát trận đánh qua kính tiềm vọng nói: "Tôi nhìn thấy rất rõ. Anh ấy ngã nhào xuống nước. Anh ấy hy sinh rồi." Anh nuôi Putrya của tôi nói với Rita: "Con gái ạh, vậy đấy, chính mắt ta trông thấy. Cậu ấy ngã xuống nước và cái xuồng kéo lê cậu ấy đi."

Thực ra đúng là tôi ngã xuống nước nhưng người của tôi lập tức nhấc tôi lên xuồng. Tôi ko biết gì khi tỉnh lại, chỉ thấy mặt trời ở trên cao và nắng ấm. Mặt trời ấm áp có lẽ là lý do khiến tôi sớm tỉnh lại. Tôi định xem đồng hồ thì nhận ra tay mình đầy máu, tôi đã ko có thời gian băng nó lại lúc ở trên đầu cầu. Chiếc đồng hồ đã hỏng khi 1 viên đạn bắn trúng xuồng tôi lúc đang đổ bộ, nó dừng lại đúng thời điểm đó. Nhờ mặt trời còn đang ở trên cao, tôi nhận ra mình đã rời đầu cầu được 2 tiếng mà chiếc xuồng vẫn còn trôi rất gần bờ trái, nó đã bị dòng nước cuốn đi cách vị trí chúng tôi vượt sông khoảng 5km.

Anh lính điện đài bị thương đang cố chèo bằng 1 tay thay vì mái chèo. Cả 2 mái chèo đã rơi mất ở đâu đó. Điện đài viên thứ 2 đã chết. 1 trong 2 shtrafnik bị thương cũng đã chết, người kia bị thương ở bụng đang cầu xin chúng tôi vứt anh xuống nước hay cho 1 phát đạn vì đằng nào cũng ko thể cứu sống được anh ta, mà anh thì ko muốn chết trong đau đớn. Tôi hiểu rõ anh nhưng cũng nhớ rằng "lúc nào cũng còn hy vọng" và ko thể để mất lý trí dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Tôi cố hết sức khuyên nhủ anh, thậm chí còn nói nhiều hơn vì chúng tôi vẫn còn gần như ở sát bờ bên địch.

 Lúc này tôi đã định thần lại và có thể nhìn rõ. Kiểm tra bản đồ là vô dụng vì chiếc xuồng đã trôi ra xa khỏi khu vực có trong bản đồ. Tôi đã có thể thấy chỗ con sông tách thành 2 dòng chảy, chúng tôi đang trôi tới gần rìa phải của dòng chảy bên trái sông Oder. Đó là 1 hòn đảo, có lẽ khá nhỏ, nhưng ai đang kiểm soát nó? Ko hiểu nó đã về tay quân ta hay vẫn còn trong tay bọn Đức? Tôi có 1 cái còi Đức gắn vào 1 chiếc compa nhỏ và tay tôi tự động mò tìm nó, dù nó chẳng có tác dụng gì trong trường hợp này.

Tôi cùng với điện đài viên bị thương đã chèo xuồng được vào bờ đảo, chúng tôi thậm chí còn kéo được mũi xuồng lên bãi sông phủ đầy lau lách từ mùa hè trước để nó ko bị dòng nước cuốn đi. Sự căng thẳng làm tôi mệt lả. Tôi lệnh cho anh điện đài viên kéo xuồng lên càng cao càng tốt còn mình thì đi trinh sát, thực ra là bò, để xem con sông Oder và số phận đã mang chúng tôi đến với bạn hay thù. Tôi bảo anh điện đài viên rằng nếu nghe thấy tiếng súng nổ thì có nghĩa là tôi gặp chuyện rủi rồi. Tôi quyết sẽ ko đầu hàng nếu hòn đảo vấn nằm trong tay bọn Đức. Tôi nói trong trường hợp đó tốt nhất anh hãy cho xuồng trôi đi tiếp, rồi chắc chắn anh sẽ gặp được quân ta. Tôi biết điều mình nói đó là hão huyền, nhưng đó là điều tốt nhất tôi có thể làm với anh. Tôi cũng lệnh cho anh canh chừng người shtrafnik bị thương, ko để anh ta nhảy xuống nước hoặc vuốt mắt cho anh ta nếu cần. Người lính trả lời anh ta hiểu mệnh lệnh của tôi.

Tôi khó nhọc bò đi, thỉnh thoảng bị cạnh lau lách cứa rách thịt. Hòn đảo rất ẩm ướt, phủ đầy những bụi lau và có những cây nhỏ trụi lá. Có vẻ như tôi đã bò rất lâu, cả người như bốc cháy vì cơn sốt, nhiều khi tôi quá mệt và phải nằm lăn ra. Chúa mới biết tôi đã bò quãng đường 1 vài trăm mét đó mất bao lâu, và khoảng cách đó lúc này mới xa xôi làm sao. Thế rồi tôi thấy ngay trước mặt 1 công sự nổi lên trên 1 đoạn hào, trên đó có đặt 1 cái mũ sắt Đức. "Thế đấy. Ko may rồi," tôi nghĩ. Dù sao tôi cũng vẫn quyết định bò tới với ý nghĩ: "Mình sẽ ko bỏ cuộc."

Trong khi bò tới đoạn hào, tôi để ý thấy đạn pháo bay qua đảo từ cả 2 phía, điều này làm cho trí não đờ đẫn của tôi có chút hy vọng. Tôi rút khẩu súng ngắn TT ra, lên đạn và tiếp tục bò tới. Đầu tiên tôi định sẽ tự sát nếu gặp bọn Đức trong hào nhưng sau nghĩ lại, tôi quyết định sẽ dành viên đạn đầu tiên cho tên Đức đầu tiên mình gặp, viên thứ 2 mới dành cho tôi vì tôi ko muốn bị bắt. Những năm chiến tranh đã qua khiến tôi hiểu rằng ko thể chấp nhận để bị bắt, nó sẽ chỉ đem lại 1 cách chết chắc chắn kiểu khác mà thôi.

Vậy là chỉ còn cách cái công sự 3m, rồi 2m, rồi 1m, rồi nửa mét. Tôi đã có thể nhìn thấy căng tin Đức ở 1 nhánh hào, nhưng ko nhìn thấy tên Đức nào để cho hắn ăn đạn. Thêm 1 cú chuồi tới nữa và bất thần, 1 chiếc mũ mùa đông gắn sao đỏ của quân ta thò ra khỏi công sự! Ngôi sao màu đỏ chứ ko phải màu kaki như loại chúng tôi thường dùng. Sau đó thì mọi việc diễn ra như trong 1 đoạn phim quay chậm, dưới chiếc mũ tôi thấy khuôn mặt đẹp đẽ vô ngần của 1 người lính Uzbek, hay Kazakh, hay Kalmyk gì đó với gò má cao và đôi mắt híp điển hình của người Châu Á. Có lẽ anh ta cũng phát hoảng khi nhìn thấy khuôn mặt 1 đại uý Soviet đầy máu, tay cầm súng lục đang bò tới từ phía địch. Vừa nhìn thấy tôi là anh ta đã bỏ chạy ngược lại theo đường hào, trong khi đó tôi vẫn bò tới trong 1 cố gắng cuối cùng để lăn xuống hào và 1 lần nữa bất tỉnh nhân sự.

Tôi tỉnh lại thì thấy mình đã được khiêng vào trong 1 căn hầm. 1 sĩ quan cũng là đại uý đang ra lệnh cho y tá băng đầu cho tôi. Tranh thủ khi vẫn còn đang tỉnh, tôi cố nói với anh rằng trước hết hãy tìm chiếc xuồng trên bờ đảo, tại đó đang có 1 sĩ quan bị thương nặng (tôi bảo tay shtrafnik là sĩ quan) và 1 điện đài viên cũng bị thương. "Hãy giúp họ!" Người ta thậm chí còn lau mặt cho tôi rồi mới băng lại cẩn thận. Viên đại uý trấn an tôi và bảo cả 2 người bị thương đã được băng bó và gửi về bờ bên ta trên 1 chiếc thuyền. Người ta hứa sẽ sớm chuyển tôi đi nhưng chưa thể làm ngay vì bọn Đức đang pháo kích khu vực này. Tôi đã hoàn toàn tỉnh lại, tâm trí sáng láng 1 cách kỳ lạ, ko hiểu đó là do hậu quả của cơn mê trước đó hay do người ta đã cho tôi ăn pelmeni! Đến giờ tôi vẫn ko biết rõ đó là ảo giác hay sự thực.

Chiều tối hôm đó, khi mặt trời đã ngả sang bờ tây sông Oder, cơn sốt của tôi đã trở nên ko thể chịu nổi và người ta đưa tôi xuống thuyền. Tôi nhớ có 1 thượng sĩ để ria trên thuyền và anh ta chèo rất mạnh. Thực tế đoạn sông này nằm dưới tầm đạn Đức và 1 viên đạn thậm chí đã làm chân tôi trầy nhẹ, nhưng nó ko làm tôi quan tâm lắm. Tôi ko nhớ người ta đã mang tôi vào 1 trạm phẫu như thế nào, 1 lần nữa tôi lại bất tỉnh và chỉ tỉnh lại khi đã ở trong quân y viện, lúc đó người ta đang băng lại vết thương cho tôi. Tiếp đó tôi lại ngủ suốt và chỉ tỉnh lại hoàn toàn khi Rita tìm thấy tôi trong quân y viện.

Tôi sẽ kể lại câu chuyện này theo những gì Rita kể cho 1 nhà báo.

Rita đang xuống cầu thang căng tin thì nghe được tiếng George Sergeev, anh ta cùng các sĩ quan ở đó ko nhìn thấy cô. Theo cô biết, anh ta đã được bố trí để vượt sông và hôm qua cô đã nói lời tạm biệt anh. "Tôi thấy rõ ràng. Cậu ấy ngã úp mặt xuống nước. Cậu ấy đi rồi, đi rồi. Tôi biết nói sao với cô ấy đây?" Chỉ sau đó Rita mới hiểu tại sao Misha Goldstein, bạn chung của 2 vợ chồng tôi, lại đòi cô đưa khẩu súng ngắn cho anh, đúng hơn là ép cô: "Đưa nó cho tôi, tôi cần tháo hết đạn ra! Cứ đưa đây!"

Rita ko khóc. Cô ko đơn giản là 1 phụ nữ đang nghe về cái chết của chồng mình mà cô là 1 trung sĩ. Cô cố hết sức đi đứng ngay ngắn và bình tĩnh ra khỏi căng tin. Khi bước ra ngoài, cô thấy lực lượng tăng cường đang lên xe tải, trong đó có đại đội trưởng "dự bị", người thay thế cho tôi Nikolai Slautin. Anh ta đang ra trận để thay tôi, đại đội trưởng đã hy sinh. Thế là cô chạy đến xe tải, bám vào thùng xe cầu xin: "Các bạn, các bạn tốt, hãy cho tôi theo, giấu tôi vào đâu đó. Tôi phải nhìn thấy anh ấy lần cuối!" Binh sĩ nhấc cô lên thùng xe, giấu cô giữa những người khác trong khi chiếc xe phóng ra bờ sông Oder dưới làn đạn pháo và cối Đức.

Sông Oder đang rực cháy. Bờ bên kia, nơi mà Rita biết tôi đã sang được cùng 12 người nữa, đó là tất cả những gì còn lại của đại đội, cũng đang bùng cháy dưới hoả lực dữ dội của bọn Đức. Bờ bên này sông cũng đang cháy, khắp nơi đầy mảnh đạn và những quả đạn pháo Đức vẫn đang nổ tung xung quanh.

 Ngay trên bờ sông Rita gặp Putrya, ông già mà tôi luôn cảm thấy rất tiếc vì bị tống vào tiểu đoàn trừng giới chỉ vì mất mấy bánh xà phòng. Putrya khóc kể: "Con gái ạh, thế đấy. Ta tận mắt nhìn thấy cậu ẫy ngã nhào xuống nước và chiếc xuồng kéo lê cậu ấy đi." Bất ngờ Rita quyết định: "Nếu chiếc xuồng đã kéo lê anh ấy đi thì tại sao sau đó anh ấy còn kêu được? Vẫn còn 1 tia hy vọng!" Cô bắt đầu bò dưới làn đạn pháo từ hố đạn này sang hố đạn khác, hỏi mọi người mà cô gặp xem họ có thấy "1 đại uý to cao đẹp trai ria mép đen" ko? Rita đã ở 2 ngày 2 đêm dưới những hố đạn pháo đó, cô đã có thể ra khỏi đó sớm hơn, nhưng trong nhiều hố đạn cô gặp những tiếng kêu cứu: "Chị ơi, chị ơi, giúp tôi!" Cô lại băng bó những người bị thương rồi mới bò tiếp, hỏi han tiếp để rồi cuối cùng được trả lời: "Cao to đẹp trai ria mép đen hả? Họ đã mang anh ấy tới tiểu đoàn quân y. Ko rõ anh ấy có thoát được ko vì bị thương nặng vào đầu."

Thế là cô đứng dậy, ngay dưới làn đạn, và chạy tới 1 chiếc xe tải đang xếp thương binh lên, 1 lần nữa lại bám vào thành xe. Cô ko dám xin 1 chỗ trên thùng xe vì các thương binh thậm chí còn phải đứng bám vào cửa cabin lái, nhiều người khác còn đang chờ được đưa đi. Đi bộ có thể đồng nghĩa với mất tôi, vì thế cô bám vào thùng xe bằng đôi tay của 1 cựu nữ sinh trường ballet, đôi tay gầy của 1 cô gái đã sống sót qua cuộc phòng thủ Leningrad, cô đã bám như vậy để đi suốt 3km. Bám vào thùng xe bằng tay, cô ko chỉ phải mang trọng lượng bản thân mà còn cả con chúng tôi vượt qua chiến địa, nó đã hoài thai trong mình cô được vài tháng. Đứa bé được sinh ra ngay sau Ngày Chiến thắng, hôm đó chúng tôi đã khắc tên mình lên tường toà nhà Reichstag, Alexander và Margarita Pylcyn.

Cô mất rất nhiều thời gian để tìm tôi trong tiểu đoàn quân y vì chẳng có sĩ quan "đẹp trai với ria mép đen" nào ở đó. Nếu nhìn vào gương, thậm chí cô còn ko nhận ra cả chính mình. Mái tóc cô đã chuyển màu muối tiêu dù chỉ mới 20 tuổi. Tôi bị băng kín mít như 1 xác ướp và cô nhận ra tôi chỉ nhờ vào đôi môi. Lúc đó tôi vẫn còn đang bất tỉnh và ko nhận ra nụ hôn của cô. Rita đã ở gần 2 tuần trong quân y viện, trong ký ức tất cả những ngày đó trộn lẫn vào nhau thành 1 ngày dài vô cùng khó khăn mà cô ko thể nhớ nổi 1 chi tiết hay 1 khuôn mặt nào. Chỉ biết là nhờ những việc cô làm trong 2 tuần khủng khiếp đó mà cô đã được nhận Huân chương Sao Đỏ. Rita chỉ còn nhớ mỗi 1 điều là vào ngày cuối cùng cô đã hiến máu bằng cách truyền trực tiếp, sau đó thì ngất luôn. Tôi tỉnh lại vào tối hôm đó, vì 1 số lý do tôi đoán biết được Rita đang ở bên tôi.

Có lẽ tôi tỉnh lại được là nhờ sự chăm sóc của cô, nhờ cảm nhận được sự đau khổ, quan tâm lo lắng trong từng ánh nhìn của cô đối với tôi. Tất nhiên, tôi ko ngạc nhiên lắm và nghĩ: "Vợ mình còn ở đâu khác được nữa cơ chứ?" Mặc dù lúc đó tôi vẫn chưa biết mình đang ở cách sông Oder bao xa và đã bao lâu. Con sông đã trở thành nấm mồ tập thể cho gần như cả đại đội tôi. Họ đã muốn được sống đến ngày chiến tranh kết thúc biết bao nhiêu, muốn được tẩy rửa vết nhơ và vứt bỏ cái mác shtrafnik biết bao nhiêu, muốn được trở lại làm 1 sĩ quan bình thường vào Ngày Chiến thắng mong đợi đã lâu biết bao nhiêu. Con sông chắn ngang đường tới Berlin này cũng tí nữa trở thành nầm mồ của chính tôi.

Suy nghĩ về nấm mồ tập thể đó bám riết lấy tôi rất lâu. Tất nhiên ko ai muốn nằm lại 1 miền đất xa lạ để sau khi chết những người thân thuộc ko thể đặt hoa lên mộ. Còn tệ hơn nữa là chết chìm dưới con sông sâu thẳm xa lạ này. Tôi đã cố gắng thoát khỏi số phận nghiệt ngã đó và sung sướng làm sao, 1 lần nữa tôi lại gặp may đến mức ko thể tin được. Khi tôi biết được làm thế nào mà Rita tìm tới đây được, tôi cũng vẫn ko ngạc nhiên lắm. Tôi chỉ thêm khâm phục sự thuỷ chung, lòng dũng cảm và cương quyết mà cô 1 lần nữa chứng tỏ trong hoàn cảnh khó khăn. Vài ngày sau tôi đã có thể đứng dậy trong khi Rita vẫn làm việc suốt ngày đêm trong quân y viện, chỉ dành cho tôi 1 khoảng thời gian ngắn.

Tại quân y viện này, tôi đã ngạc nhiên trước ý chí độc nhất vô nhị của 1 thương binh. Cũng như tôi, anh ta bị thương vào đầu. Những thương binh cùng phòng nhận thấy anh ta suốt ngày lấy ngón tay gõ vào thành giường làm bằng gỗ dù vẫn đang bất tỉnh. 1 thương binh khác, có lẽ là 1 liên lạc viên, nhận ra anh ta dùng mã Morse để chuyển đi 1 thông điệp dù vẫn đang bị thương nằm bất động. Ai đó khuyên hãy dùng mã Morse trả lời anh ta rằng đã nhận thông điệp để anh ta giữ im lặng, anh liên lạc viên bèn vỗ vào tay anh để nói thông điệp đã nhận được và người thương binh đang bất tỉnh dừng lại thật. 15 phút sau thì tim anh ngừng đập. Anh đã bị thương vì trúng đạn cối và suốt từ lúc đó tới khi chết, anh đã cố gắng truyền đi thông điệp để hoàn tất trách nhiệm của mình. Anh đã hoàn thành nhiệm vụ và chỉ sau đó mới chịu chết, khó có thể tưởng tượng được sức mạnh ý chí nào đã giữ anh sống cả ngày hôm đó!

Trong năm đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc đã có rất nhiều cuốn sách xuất bản về đề tài chiến tranh. 1 trong số đó tôi đã đọc thấy mô tả chi tiết đúng như trường hợp này khiến tôi phải đi đến kết luận là tác giả đã ở cùng quân y viện với tôi hoặc chí ít là ai đó đã kể lại cho anh ta câu chuyện khó tin này. Tôi nghĩ đây là 1 trường hợp độc nhất vô nhị.

Vài ngày sau tôi bắt đầu nói với Rita về chuyện trở lại tiểu đoàn cùng tôi. Trước hết tôi ko muốn cô bị xem như 1 kẻ đào ngũ vì cô đã chạy khỏi tiểu đoàn đi tìm tôi mà ko báo cáo ai! Thứ 2 tôi muốn cô báo cho ban tham mưu tiểu đoàn biết tôi đang ở đâu, thứ 3 tôi muốn biết điều gì đã xảy ra với mảnh đất mà chúng tôi đã trả giá rất đắt để có được nó, và thứ 4 tôi muốn đề nghị họ đưa tôi về! Tôi muốn trở lại đơn vị trước khi chiếm Berlin! Tôi ko biết Rita đã giải quyết thế nào với tiểu đoàn để được bố trí vào bệnh viện này, nhưng chúng tôi lập tức tới gặp bác sĩ giám đốc quân y viện để xin cho tôi ra viện.

Rita biết ông rất rõ, đó là thiếu tá quân y Borovikov như tôi đã kiểm tra trong giấy chứng thương của tôi. Ông vừa mới trao Huân chương Sao Đỏ cho Rita nên cô hùng dũng lôi tôi tới văn phòng ông. Thật ngạc nhiên, ông đồng ý ngay lập tức và nói ông rất tin tưởng giao tôi cho 1 y tá giỏi như Rita, sau đó viết giấy ra viện cho tôi luôn. Chúng tôi chỉ mất có vài giây chuẩn bị hành lý, bước ra khoảnh sân ngập nắng kiếm 1 cỗ xe ngựa 4 bánh tao nhã có giảm sóc đang đứng chờ với 1 chú ngựa non rất thuần đã đóng sẵn vào xe. Ko bỏ phí 1 giây, chúng tôi nhận bánh mì và đồ hộp cho 2 ngày từ sĩ quan hậu cần rồi lên đường.

Chuyến du hành thật là vừa ý. Tôi ko biết có bao giờ được đi 1 cách vui vẻ thảnh thơi với 1 người đánh xe duyên dáng đến thế này nữa ko! Tôi ngạc nhiên vì Rita có thể điều khiển chú ngựa 1 cách dễ dàng làm sao dù cô chưa từng làm việc này. Trên đường cô cho tôi biết những tin tức mới nhất về tiểu đoàn. Tin quan trọng nhất là đầu cầu vẫn được giữ vững, sau khi tôi bị thương các shtrafnik đã tiếp tục đẩy lùi được 2 - 3 cuộc phản công của bọn Đức. Đến tối công binh đã đặt được cầu phao cho bộ binh và pháo hạng nhẹ và hơn chục tay shtrafnik anh hùng của tôi đã được tiếp viện bởi chính những người đã cho Rita đi nhờ tới bờ sông Oder. Các đơn vị bộ binh đang mở rộng đầu cầu mà đại đội tôi thiết lập được.

 Trước đó đã có lúc Rita từ quân y viện về tiểu đoàn, mới đầu ko ai tin là tôi còn sống, mọi người đều nghĩ tôi đã hy sinh. 1 số bạn bè còn bí mật nói với Rita rằng ban tham mưu tiểu đoàn đã chuẩn bị sẵn 1 giấy chứng tử và 1 đề nghị truy tặng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô cho tôi. Cảm giác của tôi thật lẫn lộn. Tất nhiên điều đó thật là hay, nhưng tôi vẫn còn sống nên tôi muốn nhận phần thưởng cao quý này khi đang tại ngũ chứ ko phải truy tặng. Tuy nhiên người xứng đáng với danh hiệu cao nhất này hơn tất cả chúng tôi là đại uý shtrafnik Smeshnoi! Kể cả nếu anh ta trở thành shtrafnik duy nhất của Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8 nhận danh hiệu này thì cũng là 1 biệt lệ tuyệt vời! Tôi nghĩ anh xứng đáng với danh hiệu đó với sự hy sinh anh dũng của mình.

Dù sao thì thực tế điều sung sướng nhất với tôi vẫn là mình còn sống và mẹ tôi sẽ ko phải nhận giấy chứng tử cho đứa con trai cuối cùng còn lại này. Bà chẳng cần tôi được truy tặng 1 phần thưởng nào sất. Vậy là tôi đang rong ruổi trên cỗ xe ngựa êm ái này trong 1 ngày xuân nắng đẹp, cây cối nở hoa 2 bên đường thật rực rỡ! Cảnh vật xung quanh chúng tôi đẹp tới mức đôi lúc chúng tôi quên mất là đã có chiến tranh! Thỉnh thoảng chúng tôi gặp 1 nhóm phụ nữ, đàn ông, thậm chí cả trẻ em vừa mới được giải thoát khỏi các trại lao động khổ sai Đức. Những con người đói khát, kiệt sức nhưng trên môi nở nụ cười rạng rỡ và ánh mắt vui vẻ. Nhiều người vẫy tay với chúng tôi và gào to tiếng cám ơn.

Tới 1 chỗ mà tôi ko rõ là ở đâu thì chúng tôi vượt 1 chiếc cầu phao bắc qua con sông quỷ quyệt Oder, lúc này nó đã yên tĩnh hoàn toàn. Tôi hỏi Rita xem chúng tôi đang đi đâu và làm thế nào mà tìm được tiểu đoàn tôi, cô trả lời cô biết đường vì tham mưu trường Philip Kiselev đã cho cô 1 tấm bản đồ ghi tuyến đường mà tiểu đoàn sẽ đi, tuyến đường này được vạch bằng bút đỏ trên bản đồ, dẫn tới 1 thị trấn Đức nhỏ. Tới đó nếu ko tìm thấy tiểu đoàn chúng tôi sẽ hỏi sĩ quan quân quản địa phương để nhận các chỉ dẫn tiếp theo.

Tôi ko định mô tả chi tiết chuyến du hành này. Chúng tôi rời quân y viện ngày 28/4 và theo tôi nhớ là bắt kịp tiểu đoàn vào ngày 1/5 tại đâu đó gần thị trấn Freienwalde, ngoại ô phía bắc Berlin. Chỉ có 1 chi tiết quan trọng nhất là trong chuyến đi, qua mỗi căn nhà tôi đều thấy gần như mọi cửa sổ đều treo 1 mảnh vải trắng, dấu hiệu đầu hàng. Vài đứa trẻ Đức đã xuất hiện trên phố và người lớn phải kêu chúng vào nhà mỗi khi có xe tải hay xe tăng ta chạy qua.

Thỉnh thoảng chúng tôi gặp 1 hàng dài tù binh Đức mệt mỏi âu sầu với vài lính Soviet áp giải. Dân địa phương nhìn họ bằng con mắt buồn bã. Vì lý do nào đó, tôi ko thấy 1 người Đức nào đưa thức ăn cho tù binh Đức như những phụ nữ Ukraina và Belorussia đã làm với tù binh ta khi họ bị giải về Đức. Có lẽ mỗi quốc gia có quan niệm riêng về lòng nhân đạo.

Chúng tôi đã quyết định nghỉ qua đêm tại 1 thị trấn nhỏ và chọn 1 căn nhà trông có vẻ tử tế nhất vì quân đội ko bố trí tại đây. Ko thể nói rằng những người Đức tỏ ra vui mừng khi gặp chúng tôi nhưng có lẽ chúng tôi là những binh sĩ Soviet đầu tiên ở lại đây. Các thường dân Đức xem việc cho chúng tôi ở lại như 1 trách nhiệm, và họ thực hiện trách nhiệm đó 1 cách chính xác và nghiêm túc như khi làm mọi việc khác trong đời.

Chúng tôi ở trong căn phòng được họ giao cho, trong đó có mọi thứ cần thiết, bàn ghế và 2 chiếc giường đôi trải đệm lông chim dày. Trên 1 chiếc bàn nhỏ màu tối có đặt 1 cái chậu cùng 1 bình kim loại đựng nước để rửa tay. Người Đức thường ngủ trong những chiếc giường trải đệm lông chim dày nhưng với chúng tôi nó quá nóng. Chúng tôi chưa từng ngủ trên loại đệm này và thích trải 1 tấm mền bình thường hơn.

Tôi nhờ bà chủ nhà đun nước pha trà. Bà già Đức mặt lạnh tanh gật đầu tỏ ý hiểu thứ tiếng Đức còn lâu mới được coi là hoàn hảo của tôi. Bà chỉ nói "Jawohl" (Vâng - Maseo) rồi đi. Sau này trong thời gian phục vụ tại Đức tôi nhận thấy Jawohl là 1 trong những từ cửa miệng trong giao tiếp của người Đức. Trong lúc đó chúng tôi dỡ gói đồ ăn, mở 1 hộp dăm bông Mỹ và đặt 1 ít đường lên bàn. Bà chủ nhà bưng lên 2 cốc nước nóng và khi nhìn thấy đường bà hỏi chúng tôi có muốn uống cafe ko. Nhìn ánh mắt thèm khát của bà ta chú mục vào mấy viên đường trắng tinh, chúng tôi hiểu bà mời cafe ko đơn thuần vì lòng mến khách. Tất nhiên chúng tôi thoả thuận với nhau đưa bà 1 nửa số đường mình có, có lẽ bà ta ko ngờ tới sự rộng rãi quá mức này và khuôn mặt lập tức trở nên sống động, bà ta đổi giọng hoàn toàn và liên tục nói: "Danke, Danke schon" (Cám ơn, cám ơn nhiều), thậm chí còn cúi đầu cảm ơn. Sau này tôi mới biết nước Đức đã lâu ko còn đường thực sự, họ phải dùng đường hoá học thứ phẩm thay thế. Sáng hôm sau bà chủ nhà chủ động mang cho chúng tôi 2 cốc cafe nóng khi chúng tôi chuẩn bị ăn sáng. Tuy nhiên đó cũng là thứ cafe thứ phẩm, dù sao hương vị nó cũng khá ngon vì rất giống với thứ cafe tôi thường uống hồi ở Viễn Đông, làm bằng lúa mạch và quả đầu, thứ quả mà mẹ tôi đã dùng để làm bánh nướng trong những năm đói kém. Việc này cũng là bù đắp cho lòng mến khách của bà ta.

Chúng tôi cho ngựa ăn chút yến mạch, cám ơn bà chủ nhà rồi đi. Số yến mạch này chúng tôi tìm thấy trong 1 cái bao để dưới ghế, và Rita bảo chắc Valery Semykin và Moses Seltzer đã lo vụ này. Suốt cả ngày chúng tôi đi qua những hàng tù binh Nazi, nhiều tên trong số đó là tự ra hàng, cả những đám người mới được giải phóng khỏi các trại lao động khổ sai Đức. Xe tăng và pháo tự hành cùng những chiếc xe tải chở đầy lính ta thì đi vượt qua chúng tôi. Vì 1 số lý do ko người lính nào muốn gây chú ý khi gặp 1 nữ trung sĩ trẻ đi với 1 đại uý đầu quấn băng, chẳng ai hô "Báo động ko kích! 1 chiếc "khung ảnh"!" Có lẽ họ đang lo lắng, Berlin vẫn kháng cự, và họ đang tới đó.

Chúng tôi nghỉ đêm thứ 2 trong 1 thị trấn nhỏ ko khác nhiều so với những thị trấn khác. Nếu 1 căn nhà chưa bị chiến tranh phá huỷ, nó cũng gần như chìm ngập giữa khu vườn nở đầy hoa bao quanh. Nhà được xây chủ yếu bằng đá, lợp ngói đỏ. Điều kiện sống của cư dân rất tốt, nhưng họ lại còn muốn tốt hơn nữa nên đã ủng hộ Hitler và chính sách "Tiến về phía Đông" (Drang nach Osten) của hắn. Giờ là lúc họ trả giá cho việc này.

 Chúng tôi dậy từ sớm và nóng lòng đi tiếp, vì vậy sau bữa sáng chóng vánh chúng tôi lại tiếp tục hành trình và vài giờ sau đã tới thị trấn cuối cùng được đánh dấu trên bản đồ. 1 ông già Đức mà chúng tôi gặp đầu tiên chỉ chỗ ban quân quản địa phương. Thật ngạc nhiên khi hoá ra sĩ quan quân quản thị trấn này là 1 sĩ quan tiểu đoàn tôi, anh bạn cũ Petr Zagumennikov! Tất cả đều vui mừng, Petr thậm chí còn đề nghị uống mừng cuộc gặp gỡ này nhưng vì việc này đã bị bác sĩ nghiêm cấm và Rita cũng cấm tôi uống rượu nên tôi đành từ chối. Chúng tôi ngồi vài giờ với Petr, dùng bữa sáng lần thứ 2. Petr giải thích anh ta chỉ được chỉ định làm sĩ quan quân quản địa phương tạm thời và sẽ sớm có 1 sĩ quan quân quản chuyên nghiệp tới thay thế, khi đó anh sẽ quay lại tiểu đoàn. Anh cầm bản đồ của chúng tôi chỉ ngôi làng mà ban chỉ huy tiểu đoàn trừng giới đang hướng tới.

Chúng tôi nhận lương thực bổ sung và cỏ khô cho "cỗ xe 1 mã lực" rồi tiếp tục hành trình. Đã gần tới nơi nên chúng tôi quyết định ko dừng nghỉ qua đêm để sớm được về với tổ ấm của mình, Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8. Chúng tôi đi suốt đêm trên đường trong tiếng ngựa gõ móng đều đều. Sáng hôm sau chúng tôi đã tới 1 ngôi làng và nhìn thấy 1 tấm biển trước 1 nhà thờ, nó làm bằng gỗ, đẽo bằng rìu từ 1 tấm biển chỉ đường Đức trên ghi dòng chữ Nga "07380 (số hòm thư đơn vị tôi), gia đình nhà Baturin".

Ko nghi ngờ gì nữa, chúng tôi đã gần về đến nhà! Hôm nay là ngày lễ 1/5! Tuy nhiên trên đường phố ko có ko khí lễ hội, với người Đức hôm nay chỉ là 1 ngày thứ 3 bình thường, đầy lo lắng và căng thẳng vì họ biết rằng Berlin đang ở vào những giờ khắc cuối cùng. Đang có giao tranh ác liệt tại khu vực toà nhà Reichstag, trên mỗi khuôn mặt Đức đều thấy rõ nỗi buồn, nhiều người mặc áo tang, có lẽ là để cho những người thân chết trận. Chắc họ đã biết tin Hitler và Goebbel tự sát, mặc dù chúng tôi còn chưa biết tin này.

Theo biển chỉ đường chúng tôi đã tới ngoại ô phía bắc Berlin, tại đây có nhiều khu nhà nghỉ mát mùa hè. Mọi vườn cây đều xanh tốt, cây cối nở đầy hoa nhưng hương thơm của chúng ko át được mùi súng đạn. Người ta ko chỉ thấy dấu vết của những trận đánh trước đó mà còn ngửi được mùi khói súng theo gió bay tới từ Berlin. Thậm chí còn có thể cảm nhận được thứ mùi hơi ngòn ngọt của thuốc nổ TNT và mùi hôi thối của xác chết phân huỷ, thứ mùi đã ám ảnh chúng tôi rất lâu sau chiến tranh, cả lúc thức lẫn lúc ngủ.

Chúng tôi nghe thấy tiếng nổ đầu nòng của đại bác, như thể đang có 1 trận sấm sét gần đây vậy. Hàng đàn máy bay hướng tới Berlin hết đợt này đến đợt khác, thành phố này đang đến ngày tàn. Như chúng tôi được biết từ sĩ quan quân quản Petr, trận công phá thành phố đã bắt đầu từ 26/4. Đường tới Berlin thật là dài và gian khổ. Những chiến thắng dễ dàng chỉ tạo ra những kẻ thắng cuộc kiêu ngạo. Chúng ta lại 1 lần nữa làm nên chiến thắng với thiệt hại khủng khiếp, sự anh dũng vô song, vắt kiệt sức mình và sẵn sàng hy sinh tất cả. Những người còn lại chúng tôi đã được nhận phần thưởng quý giá nhất: sống sót. Phần thưởng chung cho mọi người là máu của chúng ta đã ko đổ ra vô ích. Ngay từ ngày chiến tranh bắt đầu chúng ta đã có niềm tin ko gì lay chuyển nổi rằng "Chính nghĩa thuộc về chúng ta, kẻ thù sẽ bị tiêu diệt và chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta."

Chúng tôi đã tới sở chỉ huy tiểu đoàn trừng giới thân yêu trong tâm trạng lạc quan và suy nghĩ minh triết như vậy. Tâm trí kích động khiến tim tôi đập nhanh và tôi bị 1 cơn nhức đầu bất thường hành hạ. Các sĩ quan tại sở chỉ huy nhìn thấy và họ nhấc bổng cả 2 vợ chồng xuống đất theo đúng nghĩa đen, ôm ghì lấy chúng tôi chặt đến mức tưởng gãy xương, hôn hít và lắc lắc đôi tay. Fillip Kiselev đã nhận ra sự mệt mỏi của chúng tôi, Rita bảo anh rằng chúng tôi đã đi suốt đêm để mong được về tiểu đoàn. Anh nhìn thấy khuôn mặt tái nhợt và mồ hôi lấm tấm trên trán tôi nên lệnh cho mọi người để chúng tôi yên. "Các cậu sẽ nghe tin tức mới sau!" Kiselev đột ngột nói và thêm, "giờ cần vụ của cậu sẽ là "cựu" trung uý Putrya, ông ta đã tình nguyện xin chân này từ mấy hôm trước."

 Qua câu nói này tôi hiểu Putrya đã được phục hồi danh dự, mặc dù sau này tôi được biết Baturin ko sẵn lòng ký quyết định giải thoát cho ông với lý do ông chưa hoàn thành đủ thời hạn 1 tháng tại tiểu đoàn trừng giới, đó là mức án được quy đổi từ số thời gian ngồi tù còn lại. Thật đúng là con người nguyên tắc!

Vị cựu trung uý sung sướng đưa tôi xuống tầng hầm 1 căn nhà kiên cố được phân cho chúng tôi. Phòng ốc đã sẵn sàng. Ông đã giặt sạch cả khăn mặt và chuẩn bị mọi thứ cần thiết để chúng tôi tẩy rửa cơ thể sau 1 chuyến hành trình dài. Ngay sau đó, Putrya phục vụ bữa trưa với 2 cốc sữa đầy. Hoá ra ông đã lo lắng chờ đợi chúng tôi về suốt 24h qua.

Sau bữa trưa tôi nhận thấy cơn đau đầu đã giảm bớt, vì vậy tôi quyết định tới báo cáo cho Baturin rằng mình đã về để khỏi vi phạm nghi thức quân đội. Cùng với nhiều sĩ quan khác, Baturin được phân 1 căn hộ trong 1 toà nhà lớn, tuy nhiên căn hộ của ông được trang hoàng đẹp hơn và có nhiều đồ đạc hơn. Có lẽ đây từng là hầm tránh bom cao cấp dành cho các quan chức Nazi địa phương. Có nhiều toà nhà kiêm hầm tránh bom như vậy, có lẽ các quan chức sợ 1 quả đạn pháo bay lạc tới. Sẽ an toàn hơn khi ở trong 1 căn hộ như vậy. Sau này tôi biết việc vào ở trong các căn hộ này là lệnh của kombat.

Kombat nghe bài báo cáo trình diện chính thức của tôi vẫn với vẻ xa cách và lạnh lùng. Ông ko nói 1 lời đánh giá nào về những việc tôi làm trong trận đánh chiếm đầu cầu mà chỉ bảo tôi hãy nghỉ ngơi và tối nay mang vợ tới chỗ ông. Tôi hơi shock trước sự chào đón lạnh lùng đó và quay ra cửa đi thẳng, vẫn ko nghe thấy ông nói thêm lời nào. Việc này cũng giống như lần tôi trở về từ bệnh viện ở Warsaw mùa hè vừa qua, tuy nhiên khi đó chúng tôi chưa hiểu gì về nhau còn bây giờ, chúng tôi đã cùng nhau làm quá nhiều việc ở Narev và nhiều nơi khác. Tôi nghĩ đây chỉ là lối đối xử với cấp dưới của ông, nó ko phù hợp chút nào với suy nghĩ của tôi về 1 "thợ làm Ctrị" hay Ctrị viên, công việc mà Baturin từng làm.

Rita, George Sergeev và George Razhev cùng 1 số sĩ quan khác đang chờ tôi, trong số đó có cả 1 trợ lý của Kiselev là Nikolai Gumenyuk. Anh ta phụ trách việc khen thưởng và đang chờ tôi ngoài cửa, bước lại gần tôi 1 chút như thể muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi và bỏ đi ko nói lời nào, có vẻ như anh muốn tìm cách nói chuyện riêng với tôi nhưng ko thể tìm được phút nào.

Tôi ko buồn ngủ chút nào nhưng vẫn cố nghỉ 1 chút và cảm thấy khá hơn. Rita đã sửa soạn xong cho cuộc viếng thăm Baturin tối nay. Cô chuẩn bị cho tôi bộ quân phục diễu binh vốn nằm vô dụng trong đống tư trang của tôi đã lâu, khâu quân hàm vào cổ áo. Sau đó cô là phẳng quân phục của cô, đính vào đó tấm Huân chương Sao Đỏ mới nhận được ở quân y viện và Huy chương Giải phóng Altdamm. Hôm nay là ngày lễ 1/5, Baturin đã nhân dịp này để tổ chức 1 lễ mừng và mời chúng tôi. Nhiều tin đồn lan truyền rất nhanh rằng ko giống như lễ mừng Năm Mới, buổi tiệc này sẽ chỉ gồm những người gần gũi với kombat.

Khi chúng tôi đến ngoài kombat và vợ còn có thêm Ctrị viên Kazakov, các tiểu đoàn phó, gần như toàn thể ban tham mưu tiểu đoàn, George Sergeev và George Razhev, bác sĩ tiểu đoàn và bí thư chi bộ đại đội Chaika. Chaika cũng bị thương trong trận đánh vượt sông Oder nhưng đã cố lên được bờ, anh từ chối đến quân y viện và giống như George Sergeev được bác sĩ tiểu đoàn Stepan Buzun chữa trị. Ngoài ra còn 1 số người nữa mà giờ tôi ko nhớ.

Như việc nó phải thế, kombat là người đầu tiên nâng cốc. Ông nói rất lâu về ý nghĩa của ngày 1/5 rồi mới chuyển đề tài sang trận đánh trên sông Oder vừa qua. Giờ tôi mới biết chỉ còn đúng 4 người ko bị thương trong số các shtrafnik đã cùng tôi thiết lập đầu cầu, trong số đó có Sapunyak, người đã nắm quyền chỉ huy sau khi tôi trúng thương. Thật sung sướng khi nghe điều đó! Baturin nói 4 người này đã được giải thoát mà ko cần "rửa sạch tội lỗi bằng máu" và được gửi trở lại đơn vị hoặc 1 trung đoàn sĩ quan dự bị nào đó. Kèm theo bài diễn thuyết tràng giang đại hải ko phù hợp với bàn tiệc này chút nào, kombat còn nói thêm về chuyện thăng thưởng. Trước nhất là Đại uý Smeshnoi được đề nghị truy tặng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô. Tiếp đó là tôi được đề nghị tặng Huân chương Cờ Đỏ và thăng 1 cấp với "1 ngôi sao to thay cho tất cả đống sao trên cầu vai hiện nay của cậu". Kombat cho thấy ông quả thật là con người kỳ lạ và phức tạp.

Đại uý Nikolai Gerenuk kể lại câu chuyện cho tôi nghe theo cách đơn giản hơn. Đầu tiên đề nghị truy tặng Sao Vàng Anh hùng Liên Xô được chuẩn bị cho tôi nhưng sau Baturin được Rita cho biết tôi vẫn còn sống và sẽ trở về từ quân y viện. Vậy là ông lập tức ra lệnh đổi đề nghị tặng thưởng "theo nguyện vọng của đại đội trưởng" sang Smeshnoi. Tôi nghĩ có lẽ kombat cho rằng với tiểu đoàn trừng giới chỉ nên truy tặng phần thưởng quân đội cao quý nhất này, hoặc cũng vẫn như trước đây ông ko muốn ai trong tiểu đoàn được phần thưởng cao hơn ông. Lúc này ông đã có Huân chương Cờ Đỏ, tôi đoán ông cũng sẽ có thêm 1 tấm nữa cho trận Oder.

1 sự cố bất ngờ xảy ra trong buổi tiệc đêm đó. Sau bài diễn văn mọi người bắt đầu uống mừng sự trở lại của tôi và nói họ đã nhớ tôi đến thế nào, Rita tìm kiếm tôi ra sao và tình yêu của chúng tôi mới vĩ đại làm sao. Đúng lúc đó 1 người bạn tôi đứng dậy nói với 2 sĩ quan đang nói chuyện với nhau: "Các anh thậm chí còn ko đáng được nhắc tên ở đây!" Theo lời anh thì 2 sĩ quan này đã thoả thuận với nhau xem ai được quyền "an ủi" Rita trước. Như Rita kể lại sau này, tôi đã tái mặt và bất tỉnh ngay tại chỗ, mọi người phải đỡ. Thực ra lúc đó tôi ngất vì 1 cơn đau đầu dữ dội đột ngột. Tôi đã uống 1 chút mặc dù việc này bị bác sĩ nghiêm cấm. Tôi ko uống vodka hay rượu mạnh nhưng có làm tí cognac Pháp để mừng việc mình "hồi sinh", thứ rượu này có rất nhiều trong đống chiến lợi phẩm.

Người khơi mào vụ scandal vẫn là George Razhev, anh ngày 1 trở nên nóng tính và ưa đánh lộn. Anh đã uống rất nhiều thậm chí trước cả buổi tiệc này của Baturin. Trí tưởng tượng bệnh hoạn của anh được hâm nóng bằng rượu đã bóp méo 1 câu nói thành 1 hình ảnh truỵ lạc gây hiểu lầm cho chính anh. 2 tay sĩ quan kia cuống quýt giải thích họ cũng rất buồn vì cái chết của tôi và thoả thuận sẽ an ủi người goá phụ trẻ đang mang thai thế nào thôi. Tính cho đến những ngày chiến tranh kết thúc đó George đã gây vô số vụ scandal với cả sĩ quan chiến trường lẫn sĩ quan tham mưu. Tất cả các vụ đó đều bắt đầu khi George đang say. Ngay hôm sau anh ta bị thiên chuyển khỏi tiểu đoàn.

 Tuy nhiên việc thiên chuyển Razhev đã được kombat ra quyết định từ trước, người bất ngờ được thay thế anh là Sergey Piseev. Việc này được giải thích bằng 1 bức thư của cha Razhev, 1 đại tá giữ chức vụ cao trong Tập đoàn quân Xung kích 5 lúc này đang tiến công ở phía nam chúng tôi theo hướng từ đầu cầu Kuestrin. "Ông bố tốt bụng" chắc đã được con trai cho biết tiểu đoàn trừng giới đang chuẩn bị vượt sông Oder, vì vậy ông gửi 1 bức thư đề nghị chỉ huy Tiểu đoàn 8 Trừng giới Độc lập ko để con mình tham chiến trong trận đánh cuối cùng này, cậu ta đã từng bị thương, bị sức ép đạn pháo, ko đáng để cậu ta bị giết vào đúng lúc chiến tranh kết thúc. Tất nhiên ai cũng hiểu suy nghĩ của người cha, mọi bậc sinh thành đều muốn bảo vệ con mình. Ông biết Razhev có thể được thay thế vì chúng tôi có đủ sĩ quan cho 4 đại đội nhưng chỉ có 1 đại đội tham chiến.

Vụ scandal cuối cùng này của Razhev đã vượt quá khả năng chịu đựng của 1 người vốn trầm tĩnh như Baturin và George bị chuyển khỏi tiểu đoàn về đơn vị của cha mình ngay sáng hôm sau. Anh ta đi mà ko nói lời tạm biệt với bất kỳ ai, tôi nghĩ anh quá xấu hổ. Nhiều năm sau chiến tranh khi tôi tìm kiếm những bạn chiến đấu cũ trong Tiểu đoàn Trừng giới, tôi đã tìm thấy anh ở Penza, chúng tôi duy trì quan hệ thư từ với nhau cho tới khi anh mất. Quãng đời sống cùng nhau trên mặt trận, mọi hiểm nguy mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau mạnh hơn những ký ức tồi tệ về các vụ scandal như vụ anh ta đã gây ra trong lễ mừng ngày 1/5/1945 ở Berlin. Sau đó 1 thời gian tôi ko nhận thêm được bức thư nào của anh, thêm vài năm nữa tôi nhận 1 bức công thư từ cục quân nhu Penza trả lời câu hỏi của tôi: "Đại uý George Razhev (đã nghỉ hưu) mất ngày 14/5/1993, an táng tại Nghĩa trang Danh dự Penza". Có lẽ anh đã chỉ "suy sụp" khi ở tiểu đoàn trừng giới còn sống suốt quãng đời còn lại 1 cách tử tế.

Trong suốt thời gian đó sở chỉ huy tiểu đoàn đã nhiều lần di chuyển tới các vị trí khác nhau xung quanh Berlin. Những đơn vị nhỏ bé còn lại ko phải nhận thêm nhiệm vụ nào nữa dù chúng tôi vẫn nhận thêm shtrafnik bổ sung. Chiến tranh đã đến hồi kết nhưng các toà án binh vẫn hoạt động, có lẽ họ đang vội vã hoàn thành nốt kế hoạch đề ra.

Chúng tôi đã có 1 buổi chia tay cảm động với ông già tốt bụng Putrya, ông rời đơn vị với nước mắt trên mi và nỗi buồn thực sự trong mắt. Ông sẽ về ban nhân sự Phương diện quân hoặc 1 trung đoàn sĩ quan dự bị nào đó. Ông rời tiểu đoàn trừng giới với tư cách trung uý, tôi thậm chí đã biếu ông quân hàm của tôi, đã gỡ bớt đi số ngôi sao tương ứng (!). Ông được phục viên ngay sau ngày Chiến thắng và tôi sung sướng vì đã góp phần cứu đời ông, chắc chắn ông ko thể sống sót trong trận vượt sông Oder.

Cần vụ đầu tiên của tôi đã hy sinh tại đầu cầu Oder, sau đó Putrya thay thế và nay ông đã rời tiểu đoàn. Theo lệnh của kombat tất cả các sĩ quan đều sẽ có cần vụ tuyển từ các shtrafnik, tôi nhận 1 đại uý pháo binh tên là Sergey làm cần vụ cho mình. Tôi ko nhớ chính xác họ anh, hình như là Kostryukov, dân Moscow, tóc vàng, chiều cao trung bình, vẻ mặt lịch sự, sinh trưởng trong 1 gia đình có học. Anh ta chơi piano rất giỏi và đã được học hành tốt về âm nhạc và văn chương. Tôi ko nhớ rõ anh ta đã làm gì sai quấy ngay trước ngày chiến tranh kết thúc để đến nỗi bị tống vào tiểu đoàn tôi.

Vậy là những người mới tới đã ko phải tham chiến dù chúng tôi vẫn huấn luyện họ 6 - 7h mỗi ngày. Số phận của họ thật tốt, gần như ngay sau Ngày Chiến thắng họ được xá miễn. Sergey cho tôi địa chỉ nhà ở Moscow, trong lần nghỉ phép đầu tiên cuối năm 1946, trên đường về Viễn Đông, Rita và tôi đã lần đầu tiên ghé qua Moscow và tới thăm anh ở phố Kropotkinskaya. Tại đó có Cung Soviet đang xây dở và Nhà thờ Chúa Cứu thế. Sergey ko có nhà, dù từng phải vào tiểu đoàn trừng giới nhưng anh vẫn tiếp tục phục vụ trong quân đội ở đâu đó ko xa Moscow. Dù chỉ gặp những người thân của anh nhưng mọi người cũng thật vui vẻ và cảm động, họ đều đã biết chúng tôi qua những câu chuyện của anh.

Berlin thất thủ ngày 2/5, trước Ngày Chiến thắng đúng 1 tuần như chúng tôi biết sau này. Hôm 4/5 Baturin và Kazakov bằng cách nào đó đã kiếm được giấy phép cho tất cả chúng tôi vào Berlin thăm toà nhà Reichstag. Lại 1 lần nữa, giống như ở Rogachev, Brest hay Warsaw, chúng tôi đã ko được tham gia trận tấn công thành phố dù đã góp sức vào cuộc tiến công đó bằng rất nhiều mạng sống. Giống như ở Warsaw, chúng tôi đi vào Berlin chỉ như những du khách.

Phải mất rất nhiều thời gian mới tới được toà nhà Reichstag, trong nhiều trường hợp các con phố bị chặn bởi những toà nhà đổ hay xác tăng pháo. Ko hiểu sao tham mưu trưởng Philip Kiselev lại ngồi cùng xe với Baturin và bằng cách nào đó đã tìm được đường đi giữa thành phố xa lạ bị phá huỷ này. Berlin, thủ đô của Đế chế thứ 3, gây 1 ấn tượng u ám với tất cả chúng tôi ko chỉ bởi sự tàn phá của chiến tranh mà còn bởi hầu hết phố xá đều thẳng tắp đến mức nhàm chán, toàn bộ quy hoạch thành phố đều chính xác từng ly từng tí đến phát rầu.

Những dãy nhà hiện ra trước mắt chúng tôi với vẻ đáng ngờ, các cửa sổ hầu hết đều đã mất kính, 1 số có treo 1 mảnh vải trắng trông như những lá cờ tang, đó là dấu hiệu đầu hàng. Phía sau những cửa sổ còn giữ được kính hay được che tạm bằng thứ gì đó khác cuộc sống vẫn tiếp diễn. Nhiều cánh cửa đã mất cùng với cả mảng tường xung quanh khiến căn nhà trông như hàm răng móm của 1 cụ già. Những phần tường còn lại đều xám xịt bẩn thỉu. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng thấy có người đang nhìn qua cửa sổ hay xuất hiện trên phố, trông họ cũng mệt mỏi và xám xịt. Phần lớn họ là phụ nữ, người già hay những đứa trẻ hiếu kỳ, giống như tại khắp các quốc gia khác.

Thỉnh thoảng chúng tôi đi qua 1 đám Volkssturm hay Hitlerjugend vị thành niên, tất cả trông đều thảm hại, chúng đang được áp giải tới điểm tập trung tù binh. Chúng đã hy vọng bảo vệ được Đế chế của chúng khi nó đã ở bên bờ vực sụp đổ, nhiều kẻ đã bỏ mạng chỉ vì ý tưởng điên loạn của tên Fuehrer rồ dại. Nhiều tên khác cố trốn trong các toà nhà, thay quân phục bằng đồ dân sự để hoà lẫn vào đám đông dân chúng.

Tôi còn nhớ chúng tôi vào thành phố theo đường qua sông Spree và bị tắc đường trước 1 cây cầu gãy. Những khung cầu thép vẫn còn nằm dưới nước và nhờ đó chúng tôi qua được sông, tới thẳng quảng trường trước toà nhà Reichstag. Chúng tôi đi thẳng tới toà nhà, còn cách 1 quãng đã ngửi thấy mùi khói bốc ra từ những đám cháy vẫn còn âm ỉ. Khói vẫn còn đang bốc ra từ vài cửa sổ trên toà nhà khổng lồ đen xạm. Trông nó chẳng có vẻ lộng lẫy chút nào! 1 lá cờ đỏ, cờ Soviet của ta, đang tung bay trên khung thép của mái vòm vốn được ốp kính! Đó ko chỉ là 1 lá cờ bình thường, đó là Ngọn cờ Chiến thắng!

 Cầu thang lớn và những hàng cột trước mặt tiền đầy vết đạn. 1 trung uý trẻ bước ra gặp nhóm sĩ quan chúng tôi, Baturin nói gì đó với anh ta. Ông bảo chúng tôi chờ rồi vào trong với viên trung uý. Ngay sau đó viên trung uý quay ra bảo chúng tôi được phép vào. Chỉ có vài binh sĩ tại tiền sảnh khi chúng tôi vào, kombat đang đứng cùng 1 viên đại tá vừa lùn vừa gầy, khác hẳn vóc người mập mạp của Baturin. Viên đại tá gầy nhẳng đang kể chuyện gì đó cho Baturin kèm với những cử chỉ sống động.

... Như sau này tôi được biết viên đại tá đó là chỉ huy trung đoàn đã tấn công toà nhà Reichstag và sau đó được chỉ định luôn làm sĩ quan quân quản toà nhà. Số phận đã đưa tôi gặp lại ông 30 năm sau, khi đó tôi là trưởng khoa ROTC Học viện Cầu đường Kharkov đang hướng dẫn học viên tại Cherkassy, Ukraina. Trước khi các học viên tuyên thệ, tôi được giới thiệu tới chào Anh hùng Liên Xô, đại tá Fedor Matveevich Zinchenko. Cả khuôn mặt và bộ dạng ông trông rất quen, và khi ông tự giới thiệu là chỉ huy trung đoàn đánh chiếm toà nhà Reichstag, tôi lập tức nhận ra ông chính là vị sĩ quan quân quản đầu tiên của toà nhà này ...

Trở lại năm 1945, khi chúng tôi bước vào toà nhà Reichstag, mọi tường, cột và các cấu trúc khác đều bị tàn phá nặng nề và ám đầy khói, mọi bề mặt đều phủ đầy chữ ký của các binh sĩ Soviet. Hôm đó mới là 2 ngày sau khi toà nhà này thất thủ nhưng các bức tường đã phủ đầy các thông điệp dài ngắn đủ kiểu mà vì hết chỗ người ta phải viết cả ở độ cao đến khó tin. Các dòng chữ được viết bằng phần, gạch hoặc than.

Petr Zahumennikov, người đã trở lại từ quân y viện, giúp tôi đặt 1 tảng bê tông cạnh tường để tôi trèo lên, Rita và Petr đỡ 2 bên để tôi khỏi ngã. Với 1 mẩu gỗ cháy dở, 2 vợ chồng tôi ghi chữ Viễn Đông - Leningrad - Berlin lên rồi ký tên. Rita khi đó vẫn ghi họ mình là Makarievskaya, cô ko còn cơ hội nào để sửa lại chữ ký trên tường toà nhà Reichstag nữa.

Chúng tôi bỏ túi vài mảnh vữa và gạch đá làm kỷ niệm, để cho bản thân và cho cả những người ko tới đây được, cả con cháu sau này nữa. Tiếc là tôi đã ko giữ được chúng, cũng giống như cái thìa cong gập vì đạn trước đây. Thậm chí cả viên đạn xuyên vào mông tôi được lấy ra sau chiến tranh tôi cũng ko còn, nó được phẫu thuật lấy ra tại Brest 1 năm sau khi xuyên vào.

Vì 1 số lý do, hồ đó chúng tôi ko muốn lưu giữ bất cứ kỷ vật gì liên quan đến cuộc chiến ghê rợn này. Chiến thanh với chúng tôi như 1 vết thương, cả thể xác lẫn tinh thần, ký ức về chiến tranh đã quá đủ cho suốt phần đời còn lại.

Chúng tôi chờ đợi sự kiện nước Đức đầu hàng hết ngày này qua ngày khác. Tôi phải nhắc lại 1 bài thơ tôi viết từ năm 1944 trong đó có đoạn: "Tiếng reo mừng Chiến thắng sẽ vang lên như sấm tháng 5!" Vậy mà mùa xuân đã sắp hết, tháng 5 đã bắt đầu nhưng Chiến thắng chưa tới. Tham mưu phó Valery Semykin đặt đường điện thoại cho Baturin, các tiểu đoàn phó, Kiselev, Rita và tôi cùng 1 số sĩ quan khác. Các điện đài viên được lệnh sẽ thông báo chúng tôi ngay khi có tin Chiến thắng.

Thời khắc đó đã đến vào đêm 8/5! Ít phút sau nửa đêm 1 điện đài viên lao vào phòng tôi gào lên: "Chiến thắng, chúng đầu hàng rồi! Hurrah!" Lễ mừng Chiến thắng bắt đầu còn trước cả khi chúng tôi kịp mặc quần áo. Mọi người đều nã súng lục, súng tiểu liên, súng máy lên trời. Tôi thậm chí còn nghe thấy cả những tiếng "bang" rất to của súng trường chống tăng. Thứ duy nhất chúng tôi ko dùng để bắn chỉ thiên khi đó là súng cối. Hàng trăm ánh chớp đủ màu sắc, kích cỡ phóng lên trời cùng với khói mù mịt. Đạn vạch đường bắn đầy trời từ mọi hướng. Ko cần phải tiết kiệm đạn nữa! Ai nấy đều ôm chầm lấy nhau hôn hít, nhiều người khóc, chẳng ai cần xấu hổ vì những giọt nước mắt hạnh phúc.

Chúng tôi thậm chí còn nghe thấy cả tiếng đại bác bắn từ ngôi làng bên cạnh, nơi có 1 đơn vị pháo binh đang đóng. Chắc họ bắn đạn ko đầu chứ nếu là đạn thật thì ko hiểu nó sẽ rơi xuống đâu? Tôi nhớ đã tự hỏi mình rằng ko hiểu tất cả số đạn đang được bắn lên trời này sẽ rơi xuống đâu? Mặc dù đây là đất Đức nhưng là khu dân cư sống dày đặc. Lấy gì đảm bảo 1 viên đạn ko rơi trở lại trúng người đã bắn nó ra hay 1 thường dân Đức hiền hoà? Đương nhiên tôi ko muốn ai bị giết vì màn pháo hoa trong cái đêm ko ngủ mừng hoà bình đó.

Đến sáng sớm thì chúng tôi đã bắn sạch đạn và tập trung tại sở chỉ huy, Baturin và Kazakov bước ra trước đám sĩ quan và kombat tuyên bố đúng giữa trưa giờ Moscow, tiệc mừng chiến thắng sẽ được tổ chức cho toàn tiểu đoàn. Ông cũng yêu cầu chuẩn bị bàn riêng cho cho các shtrafnik.

Mọi người đều diễn thuyết, có cái dài, có cái ngắn nhưng tất cả đều nói về niềm vui Chiến thắng và nỗi đau mất mát cùng hy vọng hoà bình hạnh phúc trong tương lai. Mọi bài diễn thuyết đều kết thúc bằng 1 lần nâng cốc và sau đó là uống 100%. Có lẽ đó là lý do chúng tôi ko để cốc uống trà trên bàn mà thay vào đó là chén hạt mít chỉ dùng trong thời bình. Ko hiểu người ta kiếm đâu ra thứ chén này? Tuy nhiên vẫn có nhiều sĩ quan thực sự xỉn. Có lẽ Baturin cũng vui vẻ quá mức và bất ngờ gọi tôi ra nói riêng về chuyện tôi đã bị nghi ngờ trong 1 thời gian dài như thế nào.

Thì ra tướng Batov quả thực đã lệnh cho đại đội tôi tấn công qua bãi mìn. Mặc dù tôi đã có câu trả lời chắc chắn với mối nghi ngờ này nhưng nó vẫn tra tấn suy nghĩ của tôi. Ko hiểu tướng quân có ra lệnh này theo đề nghị của Baturin ko? Tin này làm tôi bị shock, tôi lại đau đầu kinh khủng và ngất xỉu. Cả lần này tôi cũng nghĩ mình ngất vì đã uống quá nhiều dù bị Rita theo dõi nghiêm ngặt để ko ai rót vodka vào cốc của tôi. Cô chỉ rót cho tôi ít vang nhẹ vốn được bác sĩ Stepan Buzun đưa cho cô để đặc biệt dành riêng cho tôi. Có vẻ như nhiều người chưa uống nhiều lắm, những bài diễn văn của họ vẫn nhạy bén và tràn đầy hy vọng.

Chúng tôi đã mơ ước về cuộc sống hoà bình sau chiến tranh thậm chí từ rất lâu trước ngày Chiến thắng. Chúng tôi đã vẽ nên những bức tranh lạc quan nhất về tương lai. Tôi nghĩ điểm chính trong mọi suy nghĩ đó là được trở về nhà, tất nhiên là với những người vẫn còn nhà mà về. Giờ đây, rất nhiều năm sau cái ngày Chiến thắng đầy nắng đó, tôi nhìn lại quãng đời sau chiến tranh. Chúng tôi đã làm việc vất vả, có đủ con, cháu và cả chắt. Vậy mà buồn làm sao Tổ quốc vĩ đại của chúng tôi đã bị huỷ hoại và tan vỡ làm nhiều mảnh năm 1991, chẳng phải do cuộc xâm lăng nào! Tổ quốc vinh quang mà vì nó biết bao người đã hiến dâng mạng sống trong WW2!

Dù sao thì cuộc chiến tranh tang tóc, ghê rợn và kéo dài nhất đó đã qua. Cái gì tiếp theo? Số phận chúng tôi sẽ ra sao? Ko phải tất cả sẽ được về nhà, vẫn còn cần quân đội. Nhiều sĩ quan, mà với tiểu đoàn trừng giới là hầu hết sĩ quan còn lại, vẫn phải tiếp tục phục vụ quân đội. Tham mưu các cấp đều đã nhận được lệnh và bố trí sĩ quan. 1 số được giải ngũ, số còn lại vẫn tiếp tục phục vụ, 1 số trong đó sẽ còn phải chiến đấu và chiến thắng nước Nhật!

Sau này tôi biết được kombat Baturin đã đánh giá xác đáng về chất lượng chỉ huy chiến đấu của tôi trong bản giới thiệu cho đơn vị mới, tuy nhiên ông viết thêm rằng tôi "ko có quan hệ tốt với binh sĩ". Có lẽ ý ông là tôi đã dành 1 phần quỹ thời gian cho vợ! Mặc dù chính tôi mới là người có được nickname âu yếm "bố" trong đám shtrafnik nhưng ông ta vẫn thêm 1 câu kết như vậy. Ngoài ra trong bản giới thiệu của ông có đoạn như sau:

"Là 1 sĩ quan dũng cảm và cương quyết, đọc trận đánh tốt, chịu được gian khổ, sức khoẻ tốt. Có khả năng tổ chức phối hợp giữa các đơn vị nhỏ và các đơn vị phối thuộc, kiên cường cả về thể chất lẫn tinh thần, chăm chỉ học tập nâng cao kiến thức. Đề nghị giữ lại quân đội với chức vụ tiểu đoàn trưởng bộ binh."

Vậy là tương lai của tôi đã được quyết định cho dù Baturin chẳng bận tâm đến việc nghe nguyện vọng của bản thân tôi. Tôi ko bực vì chuyện này vì đề nghị giữ tôi lại quân đội phù hợp với mong muốn của tôi. Dù sao khi còn là 1 Hồng quân trẻ được gửi vào Học viện, tôi đã từng tự nhủ: "Tốt thôi! Mình sẽ phục vụ quân đội 1 cách "nồi đồng cối đá", tức là càng lâu càng tốt!" Vậy là tôi đã phục vụ quân đội 40 năm, từ 1941 đến 1981, 1 cách trung thành và ngay thẳng.

 11
CHIẾN THẮNG!

Ngày hoà binh đầu tiên, dù ai nấy đều hạnh phúc, vẫn phủ bóng đen trong suy nghĩ của tôi với việc Baturin thừa nhận đã cố tình đưa đại đội tôi vào bãi mìn. Tôi cảm thấy suy sụp vì thương xót cho những người đã hy sinh tại đó. Giờ họ đang nằm cùng nhau trong nấm mồ tập thể trên mảnh đất ngoại quốc xa lạ, dưới 1 bầu trời xám xịt xa lạ, việc họ chiến đấu chống kẻ thù sẽ chỉ còn tồn tại trong ký ức vĩnh cửu và niềm tiếc thương vô hạn của chúng tôi, những đồng đội và người thân. Vâng, tất cả chúng tôi đều biết lệnh đã ban ra thì phải theo ko được ý kiến gì hết, đặc biệt là trong thời chiến. Tuy nhiên chúng tôi cũng hiểu chính xác rằng 1 mệnh lệnh cần được đưa ra 1 cách hợp lý, có tính toán và trên hết là phải có tình người, kể cả trong chiến tranh.

Dân Đức đã dần làm quen với thực tại mới. Họ chấp nhận thực tế rằng "Đế chế ngàn năm" đã sụp đổ và ko bao giờ khôi phục nổi. Chúng tôi cũng bắt đầu chú ý tới phong tục tập quán của họ, 1 số trong đó hoàn toàn trái ngược với cách hiểu của chúng tôi về văn hoá và đạo đức. Ví dụ, mặc dù đã quen với tất cả những bất tiện của cuộc sống tiền tuyến, chúng tôi vẫn cho rằng tè trước mặt người khác là ko tốt, dù là vào 1 gốc cây hay tô hô. Vậy mà thật kỳ quặc, chúng tôi đã thấy cả đàn ông lẫn đàn bà Đức làm vậy.

1 trường hợp khác, ông chủ căn hộ chúng tôi ở biết rằng vợ tôi đang mang bầu. 1 đêm ông ta gõ cửa phòng chúng tôi và sau khi tôi nói "Ja, bitte!" (Vâng, xin mời vào), ông ta bước vào cùng 2 cô con gái vị thành niên. Ông ta bảo "Bà Thiếu tá" đang mệt và cần được ngủ, vì vậy tôi nên qua đêm với 1 trong 2 cô con gái ông. Có lẽ đó chỉ là 1 trò khiêu khích, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy bị xúc phạm và chuyển đi ngay sáng hôm sau.

Về cơ bản người Đức khiến chúng tôi ngạc nhiên vì sự vô đạo đức và ko biết xấu hổ là gì của họ. 1 ngày nắng ấm có mấy người bạn tôi tới, họ vừa có 1 chuyến thăm thú khu vực xung quanh Leipzig và rủ chúng tôi ra hồ bơi và tắm nắng. Khi tới nơi chúng tôi thấy cái hồ rất đẹp và định dọn tới ở. Có rất nhiều người tốt sống ở đây, đặc biệt là có nhiều thanh niên Đức. Chúng tôi thấy có nhiều căn lều nhỏ dựng đây đó và đoán nó dùng để tránh nắng hay thay đồ bơi. Nhưng rồi chúng tôi nhận ra có những cái chân thò ra khỏi nhiều căn lều và căn cứ vào vị trí cũng như nhịp chuyển động của chúng, chúng tôi hiểu chính xác đó là 1 cặp đôi Đức và họ đang làm gì, gần như hoàn toàn công khai. Chúng tôi cảm thấy kinh tởm và rời hồ ngay lập tức, chuyện đó là vào khoảng 1 năm sau Ngày Chiến thắng.

1 số sĩ quan ta sống ở ngoại ô Berlin tháng 5/1945 cũng ko tỏ ra tốt đẹp cho lắm. Ví dụ 1 lần chúng tôi được chuyển tới 1 căn hộ mới, chủ nhân của nó là 1 nhà quay phim của xưởng phim Defa nổi tiếng nước Đức, khi tới nơi chúng tôi nghe thấy có tiếng chó sủa rất to ở tiền sảnh. Chúng tôi biết trong nhà ko có chó và rất ngạc nhiên. Khi bước vào trong, chúng tôi thấy Nick Slautin, lúc này đã là thiếu tá, đang đứng trước mặt toàn thể gia đình chủ nhà cùng các đầy tớ trong tình trạng say xỉn và sủa như chó. Tôi lay anh ta, đá vào chân và trước khi tôi kịp hỏi anh đang làm cái trò gì thế, tự anh ta đã giải thích rằng anh ta đang chứng minh cho đám người Đức này Goebbel là loại "chó" nào.

Thường dân Đức nói chuyện với chúng tôi với vẻ dè dặt và tỏ ra lo lắng, tôi ko thể nói rõ được nhưng có thể kể tóm tắt 1 bộ phim, ví dụ tốt nhất về chính sách tuyên truyền của Goebbel. Ctrị viên Kazakov đã kiếm được 1 bản copy bộ phim này, 1 cuốn phim ghê tởm được làm theo đúng ý tưởng của Bộ Truyền thông Đức. Vấn đề là sự dối trá càng quá quắt thì lại càng có nhiều người tin. Dù đã rất lâu rồi nhưng lương tâm và đạo đức vẫn ko cho phép tôi kể chi tiết những gì đã thấy trong phim, nó là 1 bộ phim màu.

Trước hết, tất cả binh sĩ Soviet trong phim đều có 1 ngôi sao đỏ to tướng trên mũ và 2 sừng trên thái dương. Họ hiện lên trên phim như những tên đồ tể giết hại thường dân Đức bằng lưỡi lê hoặc bằng cách đập đầu vào cạnh tường, nhiều thứ khác còn kinh khủng hơn nữa. Mọi thứ trong phim được làm y như thật. Cuốn phim kinh dị kéo dài 20 phút này là 1 lời giải thích rõ ràng cho việc dân Đức sợ hãi bỏ chạy qua sông Oder đi càng xa càng tốt.

Ngay sau Ngày Chiến thắng, 1 nhóm sĩ quan Nga tổ chức ăn mừng việc gì đó, 1 người đã hỏi xin bà chủ nhà 1 cái đĩa nhỏ. Từ đó được đọc bằng thứ tiếng Đức "tan nát" của anh ta nghe giống như là 1 đĩa trẻ con. Bà chủ nhà rú lên lao về phía đứa bé vì nghĩ tay sĩ quan đang muốn xin đứa bé đặt trên đĩa. Ko may là chẳng có gì thú vị trong chuyện này. Chắc người phụ nữ đã đã xem cuốn phim tệ hại đó hoặc ai đó kể cho chị ta. Nó khiến chúng tôi phải tỏ ra hết sức lịch sự và khoan dung nhằm xoá bỏ ấn tượng mà bộ máy tuyên truyền Nazi ghê tởm đã tạo ra trong suy nghĩ người dân Đức.

Trở lại đêm 1/5, sau khi ngất xỉu trong bữa tiệc của Baturin tôi đã bị sốt suốt 3 ngày. Hôm đi thăm toà nhà Reichstag tôi đã đỡ nhưng đến hôm 9/5 tôi lại sốt, mặc dù ko ngất nữa nhưng tôi vẫn mê man suốt cả ngày. 2 - 3 hôm sau mọi thứ mới trở lại bình thường. Cơn sốt đã tra tấn tôi suốt mấy ngày đó dù tôi ko uống 1 giọt rượu mạnh nào. Sau đó những cơn sốt cứ quay lại sau mỗi 7 - 9 ngày. Rita kể lại khi đi tìm tôi trong quân y viện, có bác sĩ đã nói: "Bị thương vào đầu àh, vậy thì anh ta sẽ sốt, thường là do nhiễm trùng. Tốt hơn cô nên tìm anh ta trong nhà xác ..." Bác sĩ tiểu đoàn tôi cũng ko hiểu nổi điều gì đang xảy ra.

Tôi cố ko làm gì kích thích để cơn sốt trở lại và nghĩ nó ko phụ thuộc vào rượu. Thậm chí khi chúng tôi, những người đã tham gia trận đánh vượt sông Oder, nhận huân chương nhờ trận này, tôi cũng ko uống ngụm rượu nào trong bữa ăn mừng. Các trung đội trưởng đều nhận Huân chương Alexander Nevski hoặc Bogdan Khmelnicky (*), tôi và Nikolai Slautin, người thay thế tôi trong trận đánh, được nhận Huân chương Cờ Đỏ Chiến đấu (**). Ai nấy đều muốn những tấm huân chương sáng bóng lên, vì thế họ định bọc phần oxite màu đen trên đó bằng thuỷ ngân lấy từ 1 chiếc nhiệt kế bị đập vỡ cho mục đích này. Tuy nhiên Huân chương Cờ Đỏ chỉ có 2 chỗ màu đen, đó là cái liềm và cái búa, còn toàn bộ nền là men trắng, những chỗ còn lại mạ vàng. Những người nhận các loại huân chương khác cũng muốn tấm huân chương của mình trông đẹp hơn. Nhưng thuỷ ngân khi tiếp xúc với lớp mạ vàng đã lập tức biến lớp mạ này thành màu bạc lờ nhờ, vậy là tôi có 1 tấm huân chương mạ bạc thay vì vàng.

Tôi đã phải bọc phần mạ bạc này bằng sơn màu đồng với ý định làm cho nó trông giống với màu nguyên thuỷ. Chỉ đến khi đi học tại Học viện Quân Sự Leningrad mới có người chỉ cho tôi viết thư gửi Soviet Tối cao Liên Xô đề nghị đổi cái cũ hỏng lấy 1 tấm huân chương mới. Nói thật là tôi ko mong sẽ được như ý, nhưng 1 tuần sau tôi đã nhận được 1 bức Công thư do Chủ tịch Soviet Tối cao Liên Xô Nikolai Mikhailovich Shvernik ký. Bức thư giới thiệu tôi mang huân chương tới Sở Đúc tiền Leninrad đồng thời lệnh cho Giám đốc Sở sửa nó, "số quý kim tiêu tốn vào việc này sẽ được lấy từ kho dự trữ của Soviet Tối cao". Tôi giao tấm huấn chương và 5 ngày sau nhận lại nó, trông nó hoàn toàn mới, thậm chí cả phần mạ vàng và phần búa liềm màu đen. Tôi thậm chí đã ko dám chắc nó là tấm huân chương của mình, nhưng khi nhìn hàng số dập trên mặt trái, tôi vẫn thấy vết trầy rất dễ thấy của tấm huân chương cũ còn nguyên. Đó là tấm huân chương "yêu quý" của tôi có được trong trận Oder, đến giờ nó vẫn lấp lánh với đầy đủ lớp mạ trên quân phục tôi.

Bác sĩ tiểu đoàn Buzun thông báo cho kombat rằng cần cho tôi đi viện gấp vì 1 căn bệnh chưa rõ. Họ đưa tôi tới thị trấn Neu - Ruppin, có 1 bệnh viện tại đó. Sau vài ngày mà chẳng có thêm cơn sốt nào, họ cho ra viện với chẩn đoán viêm nhiễm sau hôn mê, như họ giải thích thế nghĩa là viêm nhiễm trên vỏ não là kết quả của sự chấn động sau khi tôi bị thương. Như thực tế chứng minh, đó vẫn ko phải lý do chính dẫn tới những cơn sốt kỳ quái này! Tới tháng 6, những cơn sốt tồi tệ của căn bệnh chưa được biết tới đã khiến cơ thể tôi suy nhược thấy rõ. Tiểu đoàn bắt đầu giải thoát cho các shtrafnik đã được lệnh xá miễn nhân dịp Đại Thắng, thậm chí cả những người chưa hề tham chiến.

Tôi báo cáo kombat xin được đưa vợ về Leningrad, nơi cô từng sống trước chiến tranh, hoặc về Rembertuv ở Warsaw, nơi quân y viện cũ của cô từng đóng và mẹ cô, 1 thượng uý quân y, vẫn còn đang phục vụ tại đó. Đường sắt đã hoạt động và tàu tốc hành Moscow - Berlin chạy rất đúng giờ. Kombat chấp nhận đề nghị này, có lẽ để đỡ phải mang gánh nặng trách nhiệm với căn bệnh kỳ quái của tôi. Các giấy tờ cần thiết được làm nhanh chóng và ngày hôm sau kombat giao chiếc jeep Willy của ông cho tham mưu trưởng Kiselev chở tôi ra ga Silesian, Berlin. Valery Semykin và Vasily Tsigichko xin ra tiễn nhưng kombat ko chịu để quá nhiều người lên chiếc jeep của ông.

(*) Các loại huân chương dành cho sĩ quan trong chiến tranh này được đặt theo tên các tướng lĩnh Nga và Ukraina tài ba. Alexander Nevski được xem như thần hộ mệnh của quân đội Nga, đã đánh bại quân Thập tự chinh Thuỵ Điển trên sông Neva năm 1240 và quân Hiệp sĩ Teutonic trên mặt hồ Peipus đóng băng năm 1242. Bogdan Khmelnicky lãnh đạo quân Ukraina trong cuộc chiến tranh dành độc lập trước người Ba Lan và đã nhiều lần đánh bại quân Ba Lan.

(**) Cách gọi tên Huân chương Cờ Đỏ thường dùng để phân biệt với Huân chương Cờ Đỏ Lao động (có từ năm 1928) trao cho các thành tích đặc biệt về công nghiệp, khoa học, quản lý Nhà nước hoặc đời sống xã hội.

 Lại 1 lần nữa chúng tôi phóng xe qua Berlin, thành phố ko có nhiều thay đổi kể từ tháng 5/1945 ngoại trừ việc những đống đổ nát trên phố xá đã được dọn sạch, ko còn cờ trắng trên cửa sổ và đã có nhiều người đi trên đường hơn. Chúng tôi thường xuyên bắt gặp những bếp dã chiến quân ta đang cung cấp đồ ăn cho người già và trẻ em. "Vậy đấy," tôi nghĩ, "Hồng quân đâu có "nướng" trẻ em Đức mà là cho chúng ăn. Dân chúng đang đói, họ kêu gào chen lấn xung quanh những bếp dã chiến".

Philip tìm đường giữa thành phố khổng lồ này 1 cách dễ dàng ko thể tưởng, anh quyết định lái xe qua Cổng Brandenburg theo đại lộ Unter Den Linden nổi tiếng. Chúng tôi nhanh chóng tới ga và đến gặp ban quân quản. Tất cả vé tàu đã bán hết, chỉ còn vé đặt sẵn. Đây là số vé do ban tham mưu của Nguyên soái Zhukov đặt, nếu họ ko cần nữa thì mới được bán 1h trước khi tàu chạy, đã có rất nhiều sĩ quan trẻ đứng trước quầy vé, 1 cáo thị dán trước cửa sổ quầy cho biết các sĩ quan cấp tướng và người sở hữu Sao Vàng Anh hùng Liên Xô sẽ được phục vụ trước (*), tiếp đó là các sĩ quan cao cấp. Ko thấy vị anh hùng hay viên tướng nào quanh đó nên chúng tôi bước luôn lên hàng đầu! Mong sao sẽ có tối thiểu 2 vé thừa! Tuy nhiên vài phút trước khi cửa quầy mở, 1 thượng sĩ pháo binh với Sao Vàng và 2 hàng huân chương trên ngực xuất hiện. Tim tôi chìm xuống tận dạ dày, điều gì sẽ đến nếu chúng tôi ko mua được vé? Tuy nhiên mọi thứ đều tốt đẹp. Viên thượng sĩ mua được vé đầu tiên, sau đó là chúng tôi và thêm 2 - 3 sĩ quan nữa. Thật là sung sướng! Đoàn tàu đã chờ sẵn trong ga, mọi người đã lên gần hết. Vài người nhanh chóng đỡ chúng tôi lên tàu và chúng tôi tạm biệt họ, cũng có thể là vĩnh biệt. Vậy là chuyến hành trình bắt đầu.

Đoàn tàu nhanh chóng tăng tốc trong khi chúng tôi vẫn còn đứng trên hành lang. 1 cửa sổ mở toang vẫn ko làm át đi mùi Đất Mẹ trong ko khí, chúng tôi gần như đã đứng trên đất nước mình. Viên thượng sĩ với Sao Vàng Anh hùng đứng bên cửa sổ cạnh đó. Bất đồ tôi nhận thấy khi ko còn ai khác trong khoang, ko còn ai theo dõi nữa thì anh ta tháo luôn Sao Vàng và mấy hàng huân huy chương trên áo ra, ném tất cả qua cửa sổ! Nhận thấy vẻ sửng sốt và bối rối của tôi, anh ta bước lại và kể toẹt câu chuyện của anh ra: "Thậm chí cả anh, 1 đại uý cũng có thể ko kiếm được vé lên tàu, rất nhiều sĩ quan khác cũng đang phải ở lại vì ko có vé, vậy 1 thượng sĩ nhỏ nhoi như tôi làm sao mà kiếm được 1 vé trong khi vợ tôi ở Moscow đang sắp sinh. Tôi là 1 thợ rèn của pháo binh, vì thế tôi đã làm rởm ngôi Sao Vàng này và cả dãy huân huy chương, trong đó có cả 1 chiếc theo mẫu Huân chương Lenin (**). Thật may là ko ai hỏi giấy chứng nhận những danh hiệu đó ở quầy vé. Thế là tôi đã ở đây, trên chuyến tàu về thẳng nhà. Giờ tôi chẳng lo người ta kiểm tra giấy tờ gì nữa. Tự tôi có thể thoả thuận với lương tâm về trò bịp bợm này." Tôi có thể hiểu sự táo tợn và cương quyết của anh, thậm chí còn hiểu rất rõ nữa là khác vì chính tôi cũng đang đưa vợ đi đẻ.

Những đợt vận chuyển quy mô lớn đã bắt đầu, binh lính được tàu hoả đưa tới Viễn Đông để hoàn tất cuộc chiến chống Nhật hoặc phục viên về Moscow và các thành phố khác. Nhiều người hẳn còn nhớ những sự kiện này qua tài liệu và phim ảnh, ví dụ như phim "Ga Belorussia" (***), chúng tôi thì đã tận mắt chứng kiến tất cả những chuyện đó. Chúng tôi đã thấy rất nhiều người đi lậu, thậm chí họ ngồi cả trên nóc toa tàu Berlin - Moscow, họ ko muốn bỏ tiền mua vé và đợi chuyến sau vì đang vội về nhà sau quá nhiều năm xa cách. Ai cũng nhận thấy hệ thống đường sắt Đức rất tốt, nhiều điểm giao cắt được thay bằng cầu vượt, đường ô tô nằm trên đường sắt. Những cây cầu vượt này gây nguy nhiểm cho những người ngồi trên nóc toa, 1 tai nạn như vậy cũng đã xảy ra trên chuyến tàu của tôi. 1 người lính ở ngay trên nóc toa của tôi vì cũng muốn về nhà sớm, có lẽ anh ta đã ko chú ý đoàn tàu đang tới gần 1 cây cầu vượt và đã đứng hoặc đi bộ trên nóc toa. Đầu anh ta đập vào cầu và thân thể bay ra khỏi đoàn tàu, chết ngay. Có lẽ trưởng tàu đã phát hiện thấy và đoàn tàu dừng lại. Tuy vậy sau đó đoàn tàu vẫn đi tiếp với 1 vết máu chạy dài bên sườn. Thật là 1 cảm giác cực kỳ khó chịu khi thấy người lính đã sống sót qua chiến tranh mà lại ko thể sống sót trở về nhà, cảm giác này khiến chúng tôi buồn mất 1 lúc lâu.

Chúng tôi sớm vượt qua sông Oder và sau đó là biên giới nước Đức. Sự tương phản giữa thường dân nước Đức bại trận và nước Ba Lan mới được giải phóng thật rõ ràng! Tại mỗi ga mà đoàn tàu dừng lại dù chỉ trong vài phút, cả đám người bán hàng lập tức vây kín nó theo đúng nghĩa đen. Họ bán đủ thứ từ đồ ăn thức uống đến đồng hồ, bật lửa, giày và các loại quân phục Đức. Trong giàn hợp xướng những lời rao có thể nghe thấy "mleko zimne, kawa goronza" tức là sữa lạnh và cafe nóng; "zapalki, bibulki" là bật lửa và giấy cuốn thuốc lá. Cũng nghe thấy cả "bimber" và "Monopolka" nhưng hiếm hơn. Dân Ba Lan gạ mua bán mọi thứ, hình như toàn thể dân chúng sống quanh các ga, làng mạc và thị trấn đều trở thành con buôn, thật khó nói nhóm nào đông hơn, trẻ con, trẻ vị thành niên, đàn ông hay đàn bà, tất cả đều bị cuốn vào cơn lốc thử thời vận và săn tìm lợi nhuận. Họ sử dụng tất cả các loại tiền, zloty Ba Lan, mark Đức hoặc Reichsmark, rouble Liên Xô. Tình trạng vẫn tiếp tục cho tới tận Warsaw.

Chúng tôi nhận thấy tại Warsaw đoàn tàu sẽ chỉ dừng lại ga Rembertuv 1 - 2 phút. Chúng tôi cũng ko cần nhiều thời gian để xuống tàu vì chẳng có nhiều hành lý, Rita chỉ có vài bộ váy bầu. Đoàn tàu vượt sông Vistula, trông nó thật đẹp và yên bình, trên cây cầu đã được sửa lại, qua Praga, ngoại ô Warsaw nằm trên bờ trái sông Vistula và vài phút sau đã tới Rembertuv, điểm cuối chuyến hành trình của chúng tôi.

(*) Các anh hùng Liên Xô và người được tặng thưởng Huân chương Danh dự (cả 3 hạng) có nhiều đặc quyền trong xã hội Nga, trong đó có quyền ko cần xếp hàng tại bất kỳ cửa hàng hay cơ quan nào.

(**) Huân chương Lenin là huân chương quân đội cao quý nhất của Liên Xô, được trao tặng cùng với Sao Vàng Anh hùng Liên Xô.

(***) Các đoàn tàu chở đoàn quân chiến thắng trở về ga Belorussia tại Moscow.

Đó là 1 ngày nắng đẹp giữa tháng 6. Chúng tôi hỏi sĩ quan quân quản tại ga vị trí quân y viện và anh ta thậm chí đã lệnh cho 1 xe tuần cảnh chở chúng tôi đi, vì vậy chúng tôi ko cần tìm địa điểm. Trước khi chiếc xe tiến vào toà nhà lớn của quân y viện người ta đã nhận ra chúng tôi và cả 1 đám bạn gái của Rita chạy ra đón. Tôi lập tức nhận ra Lusya Pegova và Zoya Farvazova, những người đã dự đám cưới tiền tuyến. Bác sĩ mổ Mira Gurevich cũng ở đó cùng 1 số cô gái nữa nhưng ko thấy Ekaterina Nikolaevna đâu. Đám chị em vui nhộn đó tình nguyện tổ chức 1 meshkanne cho chúng tôi theo cách nói của dân Ba Lan, tức là 1 buổi gặp mặt thân mật, mọi người đều rơm rớm nước mắt.

Có lẽ mẹ Rita đã biết chúng tôi đang đến qua thư, vì thế đã có sẵn 1 phòng bày biện rất đẹp dành sẵn cho chúng tôi tại ngôi nhà Ekaterina Nikolaevna đang ở. Stas, em trai Rita đã ko còn ở đây, cậu ta tròn 18 tuổi hồi tháng 5 và đã đi nghĩa vụ quân sự tại 1 cơ sở huấn luyện tân binh dã chiến đâu đó bên Đức, cậu đã chuyển từ đánh xe ngựa sang xe tải vì đã học lái xe trong thời gian rảnh hồi còn ở quân y viện. Trong những ngày chiến tranh cuối cùng, cậu đã chiến đấu ở đâu đó trên mặt trận gần Elbe vài ngày trước khi hội quân với lực lượng Đồng Minh tại đó, với tư cách lái xe hoả tiễn Katyusha. Cậu đã lái cỗ xe tới vị trí bắn và khi nó khai hoả, như sau này cậu kể, cậu đã sợ thực sự, tuy nhiên chính loạt đạn đó đã khiến cậu có quyền được xem là đã tham chiến trong WW2!

Cả nhà quyết định Rita sẽ ở lại quân y viện cho đến khi nào mẹ cô còn phục vụ tại đó. Đủ ngày đủ tháng cô sẽ sinh nở tại đây luôn, dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ quen biết và đích thân bà ngoại tương lai. Tôi lại lên cơn sốt 3 ngày sau khi tới Ba Lan và cũng bị đưa vào quân y viện này luôn nhưng chẳng bác sĩ nào biết được đó là bệnh gì. Lại 1 lần nữa, sau 2 - 3 ngày mê man nhiệt độ của tôi đã trở lại bình thường. Tôi cảm thấy kiệt sức, các cơn sốt càng lúc càng làm tôi thấy khó khăn hơn.

Có 1 bệnh viện nữa, ko phải ngoại khoa như bệnh viện này, mà là nội khoa đóng trong 1 thị trấn cách Rembertuv ko xa. Tôi nhớ thị trấn đó tên là Vesela Gura. Họ giới thiệu cho tôi 1 chuyên gia từ bệnh viện đó là Pilipenko, 1 trung tá già tóc muối nhiều hơn tiêu với hàng ria rậm. Ông khám tôi rất kỹ và làm mọi xét nghiệm máu cần thiết rồi mang mẫu bệnh phẩm đi. Sau vài ngày vị bác sĩ quay lại với kết luận: "Bệnh nhân đã nhiễm bệnh sốt rét nhiệt đới!" Thật là 1 tin động trời, ko hiểu tôi đã nhiễm căn bệnh này từ nơi nào trên quả đất này khi mà nơi xa nhất về phía nam tôi từng đặt chân tới là Ufa? Quá trình truy tìm nguyên nhân đã xong, ơn Chúa, người ta đã biết tên bệnh và bắt đầu điều trị tích cực.

Tôi phải chuyển tới quân y viện nội khoa nơi người ta bắt đầu điều trị chuyên sâu với những mũi tiêm chống sốt rét và chống bệnh thiếu máu là kết quả của bệnh sốt rét. Binh sĩ bị đủ mọi thứ bệnh đều được mang tới đây. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ 1 lần người ta đang mang cả 1 đám cả sĩ quan lẫn binh lính bị ngộ độc rượu tới. Hậu quả thật thảm thương. Nhiều người bị mù hẳn, số khác chết. Đó là khoảng 1 - 2 tháng sau chiến tranh. Thật cay đắng với những người sẽ phải sống trong mù loà cũng như người thân của những người chết, tất cả chỉ vì họ ko thể từ chối sự cám dỗ khi muốn uống 1 thứ gì đó mạnh hơn.

Khi thể trạng cho phép, tức là giữa các cơn sốt của căn bệnh ngoại lai mà may là còn chữa được này, tôi lại tới thăm Rita lúc này đang chuẩn bị làm mẹ. Thể trạng tôi tốt dần lên từng tí một, các cơn sốt nhẹ dần và ít dần đi. Tôi được biết các nhân viên quân y viện của Rita đều rất tốt, cô lại tiếp tục làm việc tại bệnh viện và nhận tem phiếu lương thực ở đây, hồi đó việc này rất quan trọng.

1 học viện quân đội Ba Lan đóng cạnh quân y viện, ban nhạc quân y viện cũng tham gia vào đó. Có lẽ theo phong tục của Woisko Polsko (Quân đội Ba Lan - Maseo) họ còn bắt buộc phải học cả khiêu vũ cổ điển và thường tổ chức các đêm vũ hội. Rita thỉnh thoảng lại xin tôi đưa cô tới đó, tất nhiên tôi lo cho cô và ko chịu nhưng thật kỳ lạ, mẹ cô lúc nào cũng đứng về phía cô và thế là tôi buộc phải đồng ý. Trong 1 đêm khiêu vũ như vậy, 1 sĩ quan Ba Lan khá già đã mời Rita nhảy điệu nhảy rất phổ biến mazurka. Ông ta quì 1 chân trước cô và đặt lưỡi kiếm trước mặt, bạn nhảy sẽ phải nhảy hoặc bước qua lưỡi kiếm đó. Bạn phải thấy khuôn mặt sung sướng của Rita khi hoàn thành bước nhảy đó 1 cách cực kỳ tao nhã mới hiểu. Ông bạn nhảy cúi rạp xuống chào cô khi điệu nhảy kết thúc, hôn tay và nói lâu lắm rồi mới được nhảy với 1 bạn nhảy giỏi đến thế. Rita cực kỳ hạnh phúc và tự hào, đỏ cả mặt, nhưng khi về đến nhà cô nhận thấy quá trình sinh nở đã bắt đầu mặc dù như vậy là quá sớm so với tính toán của chúng tôi.

 Đêm đó Rita đã sinh hạ đứa con trai đầu lòng tại quân y viện Rembertuv. Chúng tôi đã phải chạy bộ tới viện xuyên qua cả thị trấn. Mẹ cô, Ekaterina Nikolaevna là bác sĩ phụ trách việc đỡ đẻ, bác sĩ phụ đỡ đẻ là Mira Gurevich. Bé chỉ nặng hơn 1kg chút. Tất nhiên việc sinh sớm ko phải hậu quả của điệu nhảy marzuka mà là cả 1 quá trình Rita và "ông nhóc" trong bụng đã phải trải qua trong chiến tranh, đặc biệt là trên mặt trận. Chiến tranh rõ ràng ko phải 1 bà đỡ tốt.

Đầu tiên chúng tôi muốn đặt tên con là Arkadi để nhớ tới kombat Osipov, vị chỉ huy đầu tiên của tôi trên chiến trường và là vị chỉ huy được yêu quí nhất. Tuy nhiên sáng hôm sau Rita nước mắt lưng tròng nói với tôi đêm qua cô đã mơ thấy cha. Ông đã chết đói khi Leningrad bị vây hãm, vì thế cô muốn đặt tên đứa con trai đầu lòng là Sergey để tưởng nhớ cha mình. Tốt thôi, tôi chẳng có lý do gì để phản đối. Con trai chúng tôi cũng dần có được cân nặng và chiều cao bình thường. Trong khi đó, ngay sau khi tôi có con, người ta đã quyết định phẫu thuật lấy viên đạn vẫn nằm trong người tôi suốt 1 năm qua ra, từ hồi tôi bị thương ở Brest. Ca phẫu thuật thành công dù viên đạn đã bắn trúng 1 vị trí cực kỳ bất tiện là mông tôi, khiến tôi ko thể ngồi hay nằm ngửa. Họ đã lấy viên đạn ra khá dễ dàng, chỉ cần gây tê cục bộ, tuy nhiên cơ thể tôi đã yếu nhiều do hậu quả của bệnh sốt rét dai dẳng và phản ứng lại 1 cách khó lường. Khi vừa bước ra sân quân y viện, tôi gần như ngất xỉu, thái dương và mặt vã mồ hôi lạnh và tôi chỉ vừa đủ sức để đứng vững. Thật may là có cái ghế dài cạnh cửa và tôi ngồi xuống đó, các nhân viên bệnh viện đi qua cho tôi ngửi "nước đái quỷ" và vài viên thuốc, nhờ đó tôi mới trở lại bình thường.

Căn bệnh sốt rét dần khỏi, các cơn sốt hiếm dần và ko nặng, ko làm tôi mê man nữa, tôi đã có thể và cần phải trở về tiểu đoàn. Tôi còn có 1 nhiệm vụ là phải khai sinh cho con và làm giấy hôn thú cho cuộc hôn nhân của mình. Tôi tới ban quân quản Warsaw với hy vọng sẽ nhanh chóng hoàn thành các thủ tục giấy tờ đó nhưng họ giải thích cho tôi rằng Lãnh sự quán Soviet đã được mở tại Warsaw và tôi cần chứng thực mọi vấn đề dân sự tại đó.

Tôi tìm thấy cơ quan này và nhận ra phải có mặt đủ 2 vợ chồng người ta mới cấp hôn thú, và muốn làm khai sinh cho con thì phải mang theo giấy chứng sinh. Vài ngày sau tôi quay lại Lãnh sự quán trong bộ quân phục oách nhất, huân huy chương lấp lánh đầy ngực trên chiếc xe của giám đốc quân y viện. Thủ tục đăng ký kết hôn lập tức trở nên đơn giản và nhanh chóng ko ngờ. Chẳng cần nhẫn, chẳng cần bản nhạc "Wedding March!" của Mendelssohn, tôi vẫn được đóng dấu "đã kết hôn" vào các giấy tờ cùng giấy chứng nhận kết hôn cho 2 vợ chồng và giấy khai sinh cho con. Tấm giấy khai sinh được ghi nơi sinh là "Warsaw, Ba Lan".

Đó là giữa tháng 9/1945. Tôi biết khi chiến tranh kết thúc, các Tiểu đoàn Trừng giới sẽ ngừng tồn tại nên quay về Berlin gấp. Tôi ko tìm thấy tiểu đoàn tại đó vì nó đã bị giải tán. Tôi đi sang Postdam tới sở chỉ huy GSOTG - Quân Soviet đồn trú tại Đức, vào ban nhân sự và được đại tá Kirov giải thích về trường hợp của mình cũng như đọc bản giới thiệu tôi cho đơn vị mới mà cựu kombat đã viết: "Thiếu tá Pylcyn là 1 sĩ quan đầy triển vọng, thích hợp để giữ lại lực lượng vũ trang". Tay thiếu tá này khi đó mới chưa đầy 22 tuổi.

Đại tá Kirov bới tìm đống giấy tờ, nhún vai rồi bảo tôi vì lý do nào đó tôi ko được đề cử huân huy chương nào nhân dịp kết thúc chiến tranh. Tôi nhận thấy mình chỉ được thêm Huy chương Vượt sông Oder và Huy chương Đã tham chiến trận Berlin. Đại tá nói thêm huân chương chỉ được trao cho các sĩ quan đã phục vụ tiểu đoàn trên 12 tháng tính đến Ngày Chiến Thắng và có mặt khi tiểu đoàn giải tán. Lúc này tôi đã có 4 huân chương và 1 Huy chương Dũng cảm nên ko thấy tiếc lắm, chỉ nghĩ rằng câu nói "xa mặt, cách lòng" sao mà đúng thật. Baturin đã nhân dịp này báo thù thói cứng đầu của tôi.

Tại ban tham mưu tôi gặp Vasily Nazykov, anh ta từng là thượng sĩ phụ trách hồ sơ nhân sự tiểu đoàn và nay đã lên trung uý, phục vụ tại ban tham mưu GSOTG. Anh ta xác nhận suy đoán của tôi, cho tôi biết khi thiếu tá Matvienko, cựu đại đội trưởng của tôi, nêu đề cử tặng huân chương cho tôi, Baturin đã gạt đề cử đó sang 1 bên, nói rằng tôi đã có những huân chương rất cao quý rồi. Khi các cựu sĩ quan tiểu đoàn trừng giới tập trung nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Chiến thắng, tướng Kiselev, vốn là tham mưu trưởng tiểu đoàn Philip của chúng tôi, đã kể lại chuyện Ctrị viên Kazakov. Khi Kazakov nhận Huân chương Chiến tranh Vệ quốc theo đề cử của kombat, anh ta đã tới ban Ctrị Phương diện quân làm phiền họ với yêu cầu thưởng thêm 1 Huân chương Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, thật đúng là 1 sự xúc phạm tất cả những người khác trong tiểu đoàn. Anh ta chẳng quan tâm đến chuyện đó, ngay sáng hôm sau anh ta rời tiểu đoàn tới đơn vị mới mà ko từ biệt ai.

Quay lại lúc đó, đại tá Kirov nói với tôi ở Postdam: "Chẳng có chỗ nào để bổ nhiệm anh làm tiểu đoàn trưởng bộ binh vì rất có thể tiểu đoàn đó sẽ được giải tán ngay ngày mai. Cũng đã quá muộn để đưa anh tới Viễn Đông tham chiến chống Nhật. Tôi nghĩ với anh chiến tranh ở châu Âu này cũng đã là quá đủ." Đại tá đề xuất tôi nhận nhiệm vụ tiểu đoàn phó 1 tiểu đoàn quân cảnh độc lập trực thuộc ban quân quản Leipzig, 1 trong những thành phố lớn nhất có khu vực quân Soviet chiếm đóng tại Đức. Như tôi biết sau này, trước khi chính phủ Đức được tổ chức với đầy đủ chức năng, toàn bộ việc quản lý hành chính tại Đức nằm trong tay Ban Quân quản Soviet tại Đức (SMAG) nằm ngay trong ban tham mưu GSOTG và có chi nhánh tại 1 ban có trách nhiệm quản lý đất đai liên bang tại Saxony.

 1 thời gian sau, tôi nhận thấy hầu hết bạn chiến đấu cũ đều nhận công việc sĩ quan quân quản 1 thị trấn hoặc 1 làng hay 1 nhà ga. Công việc của họ là quản lý về mặt Ctrị, hành chính và kinh tế địa phương, nói đúng ra là họ phải làm việc như 1 quan chức địa phương. Tôi ko có gì phản đối việc được bố trí về tiểu đoàn quân cảnh, thậm chí còn thấy thoải mái vì nó là 1 tiểu đoàn độc lập giống như Tiểu đoàn Trừng giới trước kia. Điều đó có nghĩa là tiểu đoàn sẽ có quyền hoạt động như 1 trung đoàn trong khi tôi với tư cách tiểu đoàn phó có quyền hành như 1 tiểu đoàn trưởng ngoài mặt trận, điều đó hoàn toàn phù hợp với mong muốn của tôi. Tôi tới Leipzig ngay hôm sau và đã phục vụ vài năm tại đó.

Tiểu đoàn Quân cảnh Độc lập có trách nhiệm canh gác các cơ sở quân sự và công nghiệp cũ cùng các trạm điện tại Leipzig. Tiểu đoàn cũng phải canh gác các trụ sở quân quản, tuần tiễu đường bộ và đường xe lửa trong thành phố. Tham gia với các đơn vị quân đội bình thường khác trong việc truy tầm nhưng tên Waffen SS, SD (*) và Wehrmacht vẫn còn lẩn lút trong rừng. Tôi có thể kể 1 trường hợp điển hình khi bắt được mấy tên Đức và phát hiện ra cả 1 kho vũ khí bí mật, phải mất 20 chuyến xe tải Studebaker mới chở hết số vũ khí đó ra khỏi kho. Sau khoảng 1 năm phục vụ tại tiểu đoàn quân cảnh, tôi được thăng chức làm sĩ quan chính quy cao cấp về các hoạt động phối hợp tại ban quân quản thành phố.

Tôi phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước chỉ huy quân quản thành phố, đại tá Borisov. Tôi ko biết tin đồn này có đúng ko, nhưng chúng tôi thường nghe kể rằng cựu chính uỷ quân đội hạng nhất này từng bị giáng chức xuống làm hạ sĩ quan sau sự cố ở Kerch. Tuy nhiên sau đó ông vẫn leo lên được đến đại tá. Ông là người cực kỳ chu đáo và tốt bụng, được tất cả các thuộc cấp kính trọng. Mùa hè năm 1947 ông bị triệu hồi về Moscow gấp, tại đó ông bị đưa ra toà vì lý do nào đó và phải vào trại cải tạo ở Siberia trong 1 thời gian dài. Có lẽ đó vẫn là hậu quả tiếp theo của vụ Kerch. Việc trừng phạt và trấn áp 1 cách máy móc vẫn còn. 6 tháng sau, đầu năm 1948 khi tôi đang phục vụ tại Thành Đội Moscow thì tìm gặp được gia đình Borisov, vợ ông vẫn còn nhớ tôi khi ở Leipzig. Mọi người kể ông bị cách tuột mọi cấp hàm và hiện làm văn thư cho ban quản lý trại cải tạo. Tôi ko biết phần đời còn lại của vị cựu chính uỷ, cựu đại tá, cựu chỉ huy quân quản 1 trong những thành phố lớn nhất nước Đức sau này ra sao.

Tôi được phân 1 căn hộ mới gần trụ sở ban quân quản tại số 24 phố Montbestrasse, đây vốn là 1 lâu đài của 1 nhà buôn Đức giàu có đã chạy sang phía tây. Tôi cũng được cấp 1 ô tô loại Opel Super 6 và 1 người lái xe. 1 trong các nhiệm vụ mới của tôi là đưa đón các vị khách quan trọng tới Leipzig, nhờ đó tôi được gặp những người nổi tiếng hồi đó như Nguyên soái Thiết giáp Pavel Alekseevich Rotmistrov, Nguyên soái Semen Mikhailovich Budenny và "Nguyên soái Chiến thắng" George Konstantinovich Zhukov.

Tôi gặp Zhukov lần đầu khi ông tới Leipzig săn hươu, khi đó tôi vẫn còn là tiểu đoàn phó quân cảnh. Tôi được lệnh canh gác khu rừng nơi xe của Zhukov và các sĩ quan hộ tống đỗ. Tôi được thấy ông ở khoảng cách 10 - 15m, ông ko to lớn như tôi tưởng, thậm chí là hơi thấp nhưng khoẻ mạnh và rất nhanh nhẹn. Ông ko mặc quân phục Nguyên soái mà mặc jacket da và quần bình thường, đi ủng lính, nếu trí nhớ của tôi còn tốt, ông đội 1 kiểu mũ da lưỡi trai khá đặc biệt.

Chúng tôi ko nhìn thấy hươu nhưng biết nó ở gần đấy vì nghe thấy nhiều tiếng súng. Sau đó đám thợ săn tập trung lại chỗ để xe mang theo 2 con hươu chết. 1 trong số thợ săn là kombat khi đó của tôi, thiếu tá Milstein tới báo cáo với Nguyên soái lúc này trông có vẻ ko vui. Mặt Nguyên soái đỏ gay, ông nhìn chằm chằm viên thiếu tá và gào rất to khiến tất cả chúng tôi đều nghe thấy, đó là 1 câu chửi tục và 1 câu mà tôi còn nhớ rõ: "Tôi tới đây để săn hươu chứ ko phải để ăn thịt nó!" Sau này kombat kể cho tôi nghe rằng phát đạn của Zhukov đã ko thành công cho lắm, ông bắn vào con hươu đang chạy đúng lúc nó lấp sau thân cây, sau đó con hươu chạy mất, trong khi các sĩ quan chỉ đi để phụ cho ông đã bắn được 2 con. Kombat Leonid Milstein đã lãnh nhiệm vụ xin với Nguyên soái được tặng ông 1 con, rõ ràng nhiệm vụ đó đã ko hoàn thành!

Chỉ huy GSOTG là Nguyên soái Zhukov, ko lâu sau đó thay bằng Nguyên soái Vasily Sokolovski, ông này vừa mới được thăng cấp lên Nguyên soái, trước đây ông là tham mưu trưởng của Zhukov. Việc thiên chuyển Nguyên soái Zhukov bất ngờ và việc chỉ định Sokolovski thay thế đã làm nảy sinh nhiều tin đồn. Các tin đồn đó nhanh chóng biến mất khi Zhukov được nhận Sao Vàng Anh hùng Liên Xô lần thứ 3, tuy nhiên nó vẫn kịp lây lan như 1 tiếng sét giữa trời quang! Chúng tôi đã được nghe vài câu chuyện mơ hồ về quan điểm "sai trái" với các Đồng Minh phương tây. Tuy nhiên ngay sau đó tôi đã được gặp Nguyên soái Solokovski và ông khiến chúng tôi tin rằng đó là 1 người thay thế tốt cho Zhukov. Tôi cũng đã gặp Chánh Công tố Liên Xô Andrei Vyshinski khi ông đang trên đường tới phiên toà Nuremberg xét xử những tên tội phạm Nazi đầu sỏ. Tôi từng nghe nhiều câu chuyện về ông từ tay cựu phi công shtrafnik trước đây chiến đấu trong sư đoàn ko quân do đại tá Vasily Stalin chỉ huy.

Gần 1 tháng sau khi đại tá Borisov bị triệu hồi, tôi bị điều về 1 ban quân quản cấp 2 tại 1 thị trấn nhỏ tên là Debeln theo lệnh của lãnh đạo thành phố Leipzig. Hầu hết sĩ quan quân quản các quận huyện trong thành phố cũng bị thiên chuyển. Tôi ko biết điều đó có liên quan đến số phận của Borisov ko nhưng nghĩ lý do chính của sự thay đổi này liên quan đến tân chỉ huy quân quản, đại tá Litvin. Sự căng thẳng lập tức xuất hiện trong quan hệ giữa chúng tôi. 1 lần tôi được mời tới dự buổi meeting giữa các sĩ quan quân quản và kombat, người tôi sẽ thay thế sau khi ông ra đi. Tôi ko nhớ rõ tại sao nhưng đã ko kịp thay quần chẽn và ủng quân phục mà vẫn mặc nguyên như thế tới dự meeting, thậm chí còn ngu tới mức lên ngồi ngay hàng đầu. Đại tá Litvin tới tham gia meeting, ngồi ghế chủ toạ, trước mặt là 1 cái bàn lớn phủ len đỏ, sau lưng là tấm ảnh Stalin. Litvin nhận thấy tôi mặc quân phục ko đúng và bắt đầu nhiếc móc. Ông bảo tôi ko phải sĩ quan vì đi ủng lính và chỉ những thằng ngu mới mặc quần chẽn, đại khái thế. Tôi khoái trá nhìn và nghĩ ko hiểu ông ta làm thế nào để kết thúc bài khiển trách nếu liếc lên tấm ảnh Stalin, trong ảnh Stalin cũng mặc quân phục với quần chẽn trùm cả ra ngoài ủng lính, mặc dầu trong phần lớn trường hợp tôi thấy trong ảnh Stalin đi ủng dài. Vậy là tôi bắt đầu nhìn chăm chú, ko phải vào thượng cấp mà vào tấm ảnh Tổng Tư lệnh. Rút cục thì đại tá cũng chú ý tới hướng nhìn của tôi và bất thần dừng bài thuyết giáo, sau đó giận dữ ra lệnh cho tôi: "Ngồi xuống!"

Ông ta ghét tôi từ sau vụ đó. Thậm chí khi tôi được Chính phủ Ba Lan đề nghị tặng thưởng huân chương vì đã tham gia giải phóng Warsaw và nhiều thành phố Ba Lan khác, đích thân Litvin đã gạch tên tôi khỏi danh sách. Đó là cách ông ta trả thù tôi, tôi ko được nhận Huân chương Virtuti Militari dù rất nhiều bạn bè được nhận.

1 thời gian dài sau khi chuyển tới Debeln tôi ko có việc gì làm. Em trai Rita, Stanislav làm lái xe cho trung đoàn trưởng Katyusha tại 1 thị trấn gần đó, vì thế chúng tôi thường tổ chức bữa tối tại chỗ tôi hoặc chỗ trung đoàn trưởng, thiếu tá Gilenkov, người đã trở thành bạn tốt của tôi. Đầu tháng 12/1947 có lệnh chuyển tôi về Moscow và ko lâu sau chuyến tàu thân thuộc Berlin - Moscow đã đưa chúng tôi về phía đông, trở về mảnh đất Liên Xô yêu thương.

(*) SD - Sicherheitsdienst - Quân cảnh SS

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro