Hoi nhap kinh te

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Nội dung đường lối đối ngoại hội nhấp kinh tế quốc tế???

a. Mục tiêu, nhiệm vụ  và tư tưởng chỉ đạo

      Cơ hội và thách thức

Cơ hội

·     Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế  toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế

·     Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

Thách thức

·     Những vấn đề toàn cầu như phân hoá  giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia...gây tác động bất lợi đối với nước ta

·     Nền kinh tế Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia

·     Lợi dụng toàn cầu hoá, các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “ nhân quyền” chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta

Mục tiêu nhiệm vụ đối ngoại

·     Lấy việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế  thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế – xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc

·     Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

·     Kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

·     Phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế

·     Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Tư tưởng chỉ đạo

·     Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.

·     Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại

·     Nắm vững hai mặt hợp tác đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác

·     Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội

·     Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.  Xác định hội nhập kinh tế  quốc tế là công việc của toàn dân

·     Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế – xã hội; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tê quốc tế

·     Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

·     Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng  và Nhà nước

·     Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Ví dụ: thành tựu đối ngoại của nước ta trong những năm gần đây:

 Năm 2009:

·     Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được khẳng định qua các chuyến thăm song phương cũng như các cuộc gặp đa phương của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

·     Việt Nam tiếp nhận chức vụ Chủ tịch ASEAN năm 2010 với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động".v. Việt Nam tiếp nhận chức vụ Chủ tịch ASEAN năm 2010 với chủ đề "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động".

·     Các nhà tài trợ quốc tế cam kết hỗ trợ Việt Nam 8,064 tỷ USD tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2009. Đây là con số cam kết hỗ trợ cao kỷ lục từ trước tới nay.

·     Nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc và hướng tới đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha vừa là điểm nhấn đậm nét, vừa là bước đột phá trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Năm  2010:

·     Năm qua chúng ta đã đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh vai trò của khối ngày càng tăng cao trên trường quốc tế và các nước thành viên đang hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015

·     chủ tịch nước đã kể lại, tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc kiểm điểm 10 năm thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs), Việt Nam được biểu dương là một trong những điển hình trên thế giới về thực hiện MDGs

·     Tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế thông qua các diễn đàn LHQ, ASEM, WTO, G.20… đã trở thành tiếng nói xây dựng, được đánh giá cao.

·     Sự có mặt của Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, các vị Tổng thống và Thủ tướng nhiều cường quốc tại Hội nghị với chủ đề xuyên suốt: “Hướng tới cộng đồng ASEAN - Từ tầm nhìn đến hành động” cũng như các cuộc thăm chính thức Việt Nam của Tổng Thư ký LHQ, các Nguyên thủ và Thủ tướng các nước là một trong những thành công lớn của công tác ngoại giao của nước ta trong năm 2010.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro