Hồn Ma Hiện Lên Từ Đáy Biển

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hồn Ma Hiện Lên Từ Đáy Biển

Khi nào mà các đại dương vẫn còn những lợi gân nối liền các phần khác nhau của Đế quốc Anh thì chúng ta vẫn sẽ không tránh khỏi những chuyện hoang đường. Vì linh hồn người ta tự để cho bị khuấy động bởi nước, cũng giống hệt như nước phải vâng theo mặt trăng và khi những con đường lớn của một đế quốc bị bao quanh bởi nỗi hỉêm nguy muôn thuở, cũng phong phú về những cảnh trí và âm thanh kỳ lạ, người ta phải có một tinh thần khá thâm hậu để giữ được thản nhiên trước những điều ác hại của chúng. Hiện nay nước Anh đang vươn ra rất xa bên ngoài chính quốc, khi mà ba ngàn dặm hải phận của mỗi mạn duyên hải làm thành cương giới mà nó đã đoạt được bởi cái búa, cái khuôn dệt và cái cuốc nhọn hơn là bởi những nghệ thuật của chiến tranh. Quả thật lịch sử đã đoán chắc với chúng ta rằng không một ông vua nào, không một đạo quân nào có thể cản đường của một người chỉ có hai đồng tiền trong két sắt nhưng biết rằng ở nơi nào y sẽ có thể biến hai đồng tiền thành ba đồng, và để hết trí thông minh vào việc đi tới nơi đã định. Và vì cương giới đã mở xa ra, trí thông minh của Anh Quốc cũng được nới rộng và tràn lan ra một cách đầy đủ trên khắp thế giới để cho tất cả mọi người thấy rằng những con đường của hải đảo có tính cách châu lục, giống hệt như những con đường của châu lục đều có tính cách hải đảo.

Nhưng để tới được chỗ đó, người ta đã phải trả một cái giá, và cái giá này cứ tiếp tục tốn kém hơn. Cũng giống như con quái vật thời xưa phải nhận được dưới dạng cống phẩm hàng năm một người trai trẻ, với đế quốc của chúng ta cũng thế, hàng ngày chúng ta phải hy sinh cái tinh hoa của thế hệ thanh niên của chúng ta. Guồng máy thì bao la và dũng mãnh nhưng nhiên liệu duy nhất làm cho nó vận hành là sinh mạng của dân Anh. Đó là lý do tại sao khi ở trong những giáo đường cổ kính màu xám chúng ta nhìn thấy những danh tính xa lạ: những danh tính mà cả những người xây các bức tường này cũng không biết, vì chính ở Peshawar, ở Umbellah, ở Korti, ở Fort Pearson mà những chàng trai trẻ chết, mà chỉ để lại phía sau họ truyền thuyết và một tấm biển. Nếu bên trên mỗi cái xác người Anh có một đài kỷ niệm được dựng lwn thì người ta sẽ không cần vạch ra cương giới, vì một sợi dây thừng của những ngôi mộ sẽ chỉ rõ làn sóng của dân Anh và Celtes đã vờ tới nơi nào.

Cả điều đó nữa, đồng thời với những khối nước nối liền chúng ta với thế giới, đã đóng góp vào những chuyện hoang đường mà chúng ta thấm nhuần. Khi mà bao nhiêu người đàn ông và đàn bà đã có ở phía bên kia đại dương những người mà họ yêu quý và những người này đang tiến lên dưới làn đạn của dân sơn cước hoặc trong những đầm lầy của bệnh sốt rét rừng, thì lúc đó tâm hồn đi vào sự giao cảm với tâm hồn, và những truyện ly kỳ nẩy sinh, những mộng mị, những sự linh cảm, những ảo tưởng trong đó một bà mẹ trông thấy con trai bà đang chết và bà ngất đi trong cơn tuyệt vọng, ngay cả trước khi cái tang của anh ta được loan báo cho bà. Mới gần đây khoa học đã chiếu cố tới vấn đề này và đã ban cho nó một cái nhãn hiệu, nhưng chúng ta đã biêt gì hơn nếu không phải là việc một linh hồn bị hành hạ và tới bước cũng đã có thể phóng qua mặt đất, vào một khoảng cách mươi lăm ngàn cây số, cái hình ảnh của tình cảnh đau buồn của y tới tận tâm trí của người thân cận nhất của y? Tôi không hề phủ nhận cái quyền năng đó, nhưng tôi nghĩ rằng cần phải khôn ngoan trong những vấn đề như vậy, vì ít nhất đã có một lần tôi biết rằng những điều trong khuôn khổ các định luật tự nhiên có thể hoàn toàn nằm ngoài những vấn đề này.

John Vansittart là hội viên thứ nhì của công ty Hudson et Vansittal, công ty xuất khẩu cà phê ở Ceylan ( Tích Lan). Ông vốn là người gốc Hà Lan, nhưng 100% Ăng-Lê trong lòng các phong độ. Đã nhiều năm tôi làm đại diện cho ông ở Luân Đôn. Khi ông tới Anh quốc để nghỉ ngơi ba tháng, ông nói với tôi để có những sự giới thiệu cho phép ông làm quen với đời sống ở thị thành và ở thôn quê. Ông đã rời khỏi các văn phòng của tôi với bảy bức thư trong túi áo. Trong một vài tuân, những bức thư ngắn từ nhiều nơi khác nhau gửi tới báo tin cho tôi biết là ông đã lấy được cảm tình của các bạn tôi. Rồi tôi được tin là ông đã đính hôn vơi Emily Lawson, thuộc ngành thứ của gia đình nhà Hereford Lawson, và gần như ngay sau đó họ đã thành hôn: sự tán tỉnh của một du khách chỉ có thể chóng vánh thôi, và cái ngay ông phải xuống tàu của công ty, một cái tàu buồn một ngàn tấn: đó sẽ là chuyến đi chơi tuần trăng mật của họ.

Thời đó là thời cực kỳ thuận lợi cho các nhà trồng cà phê ở Ceylan, họ đã chưa từng biết cái mùa khủng khiếp mà chỉ trong vài tháng thôi, nhưng đã làm lụi bại tất cả một cộgn đồng này nhờ ở sự dũng cẩm và kiên trì, sẽ lại dành được một thắng lợi thứ hai: quả thực những cánh đồng trà ở Tích Lan là một đại công trình của lòng dũng cảm của dân Anh, giống hệt như con sư tử ở Waterloo. Nhưng trong năm 1872 chưa có một đám mây nào đe doạ ở chân trời. Những hy vọng của các nhà trồng tỉa thật tràn trề, Vansittart trở lại Luân Đôn cùng với cô vợ trẻ đẹp của ông. Ông giới thiệu cô với tôi, chúng tôi cùng ăn bữa tối với nhau, và cuối cùng thì ông đồng ý rằng, vì các công việc củng đòi hỏi sự có mặt của tôi ở Tích Lan, tôi sẽ là bạn đồng hành của họ trên tau Eastern Star, mà sự nhổ neo rời bến đã được định trước vào ngay thứ hai sắp tới.

Tôi gặp lại ông vào buổi tối ngày chủ nhật. Ông đi vào trong nhà tôi với một vẻ băn khoăng và bực bội. Khi tôi bắt tay ông, tôi nhận thấy bàn tay ông nóng và khô.

- Ông Atkinson ạ, ông nói với tôi, tôi muốn ông bảo người nhà pha cho tôi một chút nước chanh và nước lạnh. Nói theo nghĩa đen, tôi đang chết khát đây, và tôi càng uống bao nhiêu thì tôi càng muốn uống nữa.

Tôi bấm chuông và gọi lấy một bình nước và những cái cốc.

- Ông đang bị sốt nóng lạnh, toi nói với ông, ông có vẻ đang khó ở đó.

- Không, tôi không cảm thấy khoẻ mạnh lắm. Tôi bị đau phong thấp ở lưng, và tôi ăn không ngon. Chính cài thành phố Luân Đôn chết tiệt này làm tôi nghẹt thở. Tôi không quen hít thở cái không khí mà bốn triệu buồng phổi cùng khuấy trộn lên cùng một lúc.

Ông vung vẩy hai bàn tay co quắp trước mặt ông: thật sự ông đã cho người ta một ấn tượng của sự ngột ngạt.

- Một khi ông ở trên mặt biển, ông sẽ cảm thấy khoẻ khoắn ngay.

- Đúng. Về điều đó thì tôi đồng ý với ông, Đó là việc cần thiết của tôi. Tôi không cần tới một vị y sĩ khác. Nếu ngày mai tôi không xuống tàu thì tôi sẽ phát ốm.....

Ông uống một hơi hết cốc nước chanh và ông xoa chỗ sống lưng bằng hai bàn tay ông.

- Người ta nói rằng điều đó sẽ tốt cho tôi, ông nói tiếp trong khi nhìn tôi với một con mắt rầu rỉ. Bây giờ tôi cần có sự giúp đỡ của ông, ông Atkinson ạ, vì tôi đang ở trong một hoàn cảnh tế nhị.

- Hoàn cảnh thế nào?

- Đây này, bà mẹ vợ tôi bị ngã bệnh và bà ấy đã đánh điện gọi vợ tôi tới bên giường bệnh của bà ấy. Tôi đã không thể đi theo vợ tôi (ông biết rõ hơn ai hết là tôi đã bị cầm chân lại ở đây ) và vợ tôi đành phải đi một mình. Bây giờ tôi lại vừa nhận được một bức điện khác nói là ngày mai vợ tôi không thể tới được, nhưng nàng sẽ bắt kịp con tàu ở Falmouth vào ngày thứ tư. Ông biết đó, chúng tôi sẽ đạu lại ở đó: nhưng Atkinson ạ, tôi thấy thật là khó cho người ta đòi hỏi một người phải tin vào sự huyền bí, và người ta sẽ nguyền rủa, nếu y không thể tin vào điều đó, người ta sẽ nguyền rủa y, ông hãy hiểu tôi đi!

Ông cúi xuống phía trước và khịt mũi làm như thể ông sắp khóc oà lên.

Lúc đó tôi nghĩ tới việc người ta đã nói rất nhiều với tôi về những tập tục ở hải đảo và về cách thức người ta uống rượu không pha ở đó. Chắc hẳn rượu đã là nguyên nhân của những lời nói khó hiểu này và của những bàn tay đang lên cơn sốt này! Tôi cảm thấy một sự lo sợ mạnh mẽ khi trông thấy một người trai trẻ cao quý như vậy nằm trong tay một con quỉ ghê tởm nhất trong số tất cả những con gái.

- Ông phải đi nằm nghỉ! Tôi nói một cách nghiêm nghị.

Ông dụi mắt như thể ông tìm cách tự làm cho mình tỉnh lại, và ông nhìn tôi với vẻ kinh ngạc.

- Tôi sẽ đi tới đó, ông nói với tôi một cách bình thản, lúc nãy tôi cảm thấy hơi choáng váng, nhưng bây giờ tôi đã hồi phục rôi. Này, tôi đang nói về về việc gì thế? À, dĩ nhiên là về vợ tôi rồi! Nàng sẽ xuống tàu ở Falmouth. Tôi tin rằng sức khoẻ của tôi tuỳ thuộc vào sự đi đường biển. Tôi cần có chút ít không khí trong lành trong phổi tôi để tôi có thể hoàn toàn bình phục. Do đó tôi xin ông hãy làm cho một việc với tư cách bạn bè, ông sẽ đí tới Falmuoth bằng xe lửa, phòng trường hợp mà chúng tôi tới trẻ, và lúc đó ông sẽ trông nom cho vợ tôi. Ông hãy tới khách sạn Royal; tôi sẽ đánh điện cho nàng là ông trú chân ở đó. Em gái của nàng sẽ đi theo nàng tới tận đó, như thế là mọi việc sẽ tốt đẹp.

- Rất vui lòng, tôi trả lời. Thật sự tôi không đòi hỏi gì hơn là được đi tới Falmuoth bằng xe lửa, vì từ đây tới Colombo chúng ta sẽ có nhiều thời gian thưởng thức biển cả. Tôi cũng nghĩ rằng ông có một nhu vầu khẩn thiết về sự thay đổi không khí. Nếu ở địa vị ông tôi sẽ đi nằm nghỉ ngay tức thì.

- Phải. Đêm hôm nay tôi sẽ ngủ trên tàu. Ông thấy đó một thứ sương mù còn lởn vởn trước mắt ông.

-....Mấy đêm nay tôi không ngủ được nhiều, tôi đã gặp mâu thuẫn với các nhà thần học....nghĩa là.....

Trong một sự cố gắng tuyệt vọng, ông kêu lên:

-....Bởi những sự hoài nghi có tính cách thần học...Xì! Tôi tự hỏi tại sao đấng tối cao toàn năng lại tạo ra chúng ta, tại sao. Ngài lại làm cho chúng ta ngu độn và gài những sự đau đớn lặt vặt vào sống lưng của chúng ta. Có lẽ là tối nay tôi sẽ khá hơn!

Ông đứng dậy và bám thấy cái lưng ghế của ông.

- Ông Vansittart! Xin ông hãy nghe tôi! Tôi nói với sự nghiêm trọng. Tối nay tôi sẽ mời ông ở đây với tôi, ông không ở trong tình trạng để đi ra ngoài được. Ông không đi ngay ngắn được. Ông đã uống những thứ pha trộn của rượu...

- Rượu hả?

Ông nhìn thằng vào mắt tôi với một cái nhìn ngớ ngẩn.

- Thường nhật thì ông chịu đựng khá hơn khi uống rượu mà.

- Ông Ankinson này, tôi thề với ông là đã từ hai ngày nay tôi không uống một cốc rượu, tôi không biết là tôi đã uống cái gì. Tôi giả thiết rằng ông nghĩ đó là hiệu ứng của rượu....

Ông nắm lấy bàn tay tôi và đặt nó lên trán ông.

- Lạy chúa tôi! Tôi kêu phải lên.

Ông có làn da mỏng như một dải nhung, dưới lớp da tôi cảm thấy như một lớp chi chít những miêng chỉ lụn vụn.

- Ông chớ lo sợ, ông nói trong lúc cười mỉm. Tôi đã mắc bệnh lở mụn nước rất tệ.

- Nhưng chuyện đó không dính líu gì tới bệnh lở mụn nước mà !

- Không, đó là Luân Đôn. Đó là việc thở hít cái không khí tệ hại đó. Ngày mai tôi sẽ mạnh khoẻ hơn nhiều. Trên tàu có một y sĩ, thế là tôi sẽ được săn sóc chu đáo. Bây giờ tôi sẽ đi đây.

- Không, tôi nói với ông trong khi bắt ông phải ngồi xuống. Việc đó sẽ là đưa sự đùa cợt đi quá xa đấy. Ông sẽ không nhúc nhích khỏi nơi này trước khi gặp một vị y sĩ. Hãy ở yên chỗ ông đang ngồi.

Tôi cầm lấy cái mũ và vội vã đi tới nhà một vị y sĩ ở ngay gần nhà tôi. Tôi đưa ông ấy về nhà tôi ngay lập tức, nhưng phòng khách của tôi trống không và Vansittart đã đi khỏi. Tôi bấm chuông, anh đầy tớ báo với tôi rằng vị quý khách đã sai gọi một cỗ xe. Ông ấy bảo người đánh xe đưa ông ấy đến bến tàu.

- Vị quý khách có vẻ ốm yếu không? Tôi hỏi.

- Ốm yếu à? Anh đầy tớ mỉm cười trả lời. Thưa ông không, ông ấy hát ầm ĩ!

Sự bào tin này đã không làm tôi yên tâm chút nào, nhưng tôi nghĩ rằng ông đi tới tàu Eastem Star, và có một y sĩ ở trên tàu, tôi không thể làm được gì nữa cho ông. Tuy nhiên, khi tôi nhớ tới sự khác nước của ông, nhớ tới hai bầnty nóng bỏng của ông, con mắt nặng chĩu của ông, những lời nói vô ý nghĩa của ông, và cuối cùng là cái trán lở lói bệnh cùi của ông, thì tôi đã mang theo lên giường nằm của tôi một ký ức khó chịu về người khách của tôi và sự tới thăm của ông ấy.

Sáng hôm sau, vào lúc mười một giờ, tôi đi tới bến tàu, nhưng tàu Eastern Star đã bắt đầu chạy xuôi dòng sông và đã fần tới Gravesend. Tôi đi với Gravesend bằng xe lửa, nhưng khi tôi tới nơi thì chỉ còn trông thấy các cột buồm của nó ở một khoảng cách khá xa, được mở đường phía trước bởi một lùm khói của một cái tàu kéo. Thế là tôi không có tin tức nào của ông bạn tôi nữa trước khi tới Falmuoth. Khi tôi trở về văn phòng của tôi, một bức điện tín đã đợi tôi. Bà Vansittart đã tới Falmuoth; buổi tối ngày hôm sau, chúng tôi gặp nhau ở khách sạn Royal, tại đó chúng tôi phải đợi tàu Eastern Star. Mười ngày đã trôi qua, chúng tôi không nhận được tin tức gì của con tàu.

Tôi sẽ không dễ dàng quên được mười ngày đó! Khi tàu Eastern Star rời khoti sông Tamise, một cơn bão lớn phát khởi; nó thổi trong gần cả một tuần lễ không ngừng nghĩ chút nào. Trên bờ biển miền nam, chưa bao giờ người ta thấy một trận bảo dài như thế và cuồng nộ như thế. Từ các cửa sổ khách sạn của chúng tôi, mặt biển hình như bị bao trùm trong sương mù. Gió đè một cách quá nặng nề lên những đợt sóng khiến cho mặt biển không thể vùng lên được: ngọn của từng đợt sóng đã bị ngắt đi ngay tức thì. Những đám mây, gió, mặt biển đều ùn ùn kéo về hướng tây. Ở giữa những thế lực hung hăng này, tôi chờ đợi hết ngày này qua ngày khác với sự bầu bạn duy nhất của một người đàn bà xanh xao và trầm lặng, mà cặp mắt phản ảnh sự kinh hoàng; từ sáng tới chiều, nàng cứ đứng dán mắt vào cửa kính, đăm đăm nhìn vào tấm xịt qua đó một con tàu có thể hiện ra. Nàng không nói gì cả, nhưng nét mặt nàng là một khúc bi ca dài dặc.

Sang tới ngày thứ năm tôi hỏi ý kiến một thủy thủ già. Ý tôi muốn được ngồi một mình với ông ấy, nhưng nàng đã trông thấy tôi mở lời với ông ấy, và nàng tới ngay tức thì, miệng hé mở và đôi mắt khẩn cầu.

- Khởi hành từ Luân Đôn đã bảy ngày rồi à? Ông ấy nói. Vậy là năm ngày trong giông bão. Này, biển Manche đã bị quét sạch bởi cơn gió này! Có ba giả thuyết, trận bão có thể bắt nó phải tìm nơi trú ẩn trong một hải cảng của Pháp. Điều này có thể là đúng.

- Không phải thế đâu! Ông ấy biết rằng chúng tôi đang ở đây. Lẽ ra ông ấy phải đánh điện cho chúng tôi.

- À phải! Vậy thì có thể là nó đã chạy ra khơiđể tránh bão, nếu đúng vậy thì lúc này chắc nó không ở xa Madere. Thưa bà, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra; bà có thể tin lời tôi nói !

- Và giả thuyết thứ ba?

- Tôi có nói với bà về một giả thuyết thứ ba à? Không, tôi nghĩ chỉ có hai thôi. Tôi không tin là tôi đã nói tới một giả thuyết thứ ba. Con tàu của bà đang ở một nơi nào đó ở giữa Đại Tây Dương, và chả mấy chốc bà sẽ có tin tức của nó, vì thời tiết săp thay đổi. Thưa bà, bà chớ lo lắng. Hãy đợi tới ngày mai, ngay từ buổi sáng bà sẽ có một bầu trời xanh, đẹp.

Người thủy thủ già đã tiên đoán đúng: ngày hôm sau trời quang đãng ngoại trừ một đám mây thấp bay ở phía tây, và đó là mảnh cuối cùng của cơn cuồng nộ của trận bão tố. Dù trời đã quang đãng chúng tôi cũng vẫn không có một tin tức nào về chiếc tàu thủy. Ba ngày bực bội, lo âu nữa đã trôi qua, rồi một thủy thủ tới trình diện ở khách sạn với một bức thư, tôi thốt lên một tiếng kêu vui mừng. Bức thư tới từ vị thuyền trưởng của tàu Eastern Star. Khi đọc qua mấy dòng đầu tiên, tôi đã muốn giấu nhẹm là thư đi, nhưng nàng đã giật lấy nó từ tay tôi.

- Tôi đã đọc đoạn đầu, nàng nói với một giọng bình thản. Vậy thì tôi có thể đọc chỗ tiếp theo.

Lá thư viết như sau:

” Kính thư ông, ông Vansittart đang ở trên tàu với bệnh đậu mùa, và chúng tôi đã bị đẩy ra quá xa mũi đất của chúng ta nên chúng tôi không biết phải làm sao: ông ấy đã phát cuồng và ông ấy không còn khả năng để ra lệnh cho chúng tôi. Theo những sự tính toán phỏng chừng của tôi thì chúng tôi chỉ còn cách Fanchal chừng bốn trăm hai mươi cây số thôi. Tôi cũng giả thiết là nên đi tới đó, đưa ông Vansittart vào bệnh viện, và đợi ông tới ở trong vịnh. Người ta nói với tôi là trong vài ngày nữa một tàu buồm sẽ từ Falmuoth đi tới Fanchal. Lá thư này sẽ được mang tới ông bằng sự môi giới của thuyền nhỏ Marian ở Falmuoth, phải trả viên thuyền trưởng của nó năm bảng. Kính chào ông. Jno Hines. ”

Nàng thật là tuyệt diệu, cô thiếu nữ vừa mới rời khỏi đại học này! Cũng trầm tĩnh và cương nghị như một bậc nam nhi vậy. Nàng không nói gì cả. Nàng mím chặt môi và đội mũ lên đầu.

- Cô đi ra ngoài à? Tôi hỏi.

- Vâng.

- Tôi có thể giúp gì cho cô không?

- Không, tôi đến nhà vị y sĩ.

- Sao?

- Phải. Để biết cách người ta điều trị bệnh đậu mùa.

Nàng loay hoay bận rộn súôt cả buổi tối. Sáng ngày hôm sau, chúng tôi xuống tàu đi Madere, trên chiếc tàu Róe ò Shảon. Gió biển thổi mười nút một giờ. Trong năm ngày chúng tôi chạy với tốc độ đều đặn, và chúng tôi đã tới nơi không xa hải đảo. Sang ngày thứ sáu gió nổi lên đột ngột, chúng tôi lâm vào tình trạng không nhúc nhích được như đi trên dầu nhớt.

Lúc mười giờ tối, Emily Vansittart và tôi cùng đứng tựa vào bao lớn bên phải của mạn cuối tàu; mặt trăng sáng rực đằng sau chúng tôi và chiếu xuống chân chúng tôi bóng đen của con tàu và bóng hai cái đầu của chúng tôi trên mặt nước lóng lánh như tấm gương. Từ chỗ bóng tối một con đường của ánh trăng trải dài ta và vừa đi xa, vừa tan rộng cho mãi tới chân trời hiu quạnh. Chúng tôi nói chuyện trong khi cúi thấp đầu xuống, chúng tôi nói dông dài về sự yên tĩnh, về cơ may của một cơn gió thuận lợi, về trạng thái của bầu trời, thì bỗng nhiên có một tiếng bõm trên mặt nước, như thể một con cá hồi vừa nhảy lên, và kìa, dưới ánh sáng trăng vằng vặc John Vansittart nhô lên từ dưới mặt biển và ngẩng đầu lên về phía chúng tôi.

Tôi chưa bao giờ thấy một vật gì rõ rệt hơn thế. Ánh trăng soi sáng ông ấy rõ mồn một, ông ấy ở cách xa chúng tôi tầm độ ba tầm chèo. Ông ấy có bộ mặt phồng lên lớn hơn là lần gặp mặt cuối cùng của chúng tôi, da ông có nhiều chỗ lốm đốm những vẫy đen; mặt và miệng ông mở lớn ra như thể một người vủa gặp một sự kinh ngạc lớn lao. Từ hai vai của ông, một chất trắng đục chảy xuống thành những dãi dài; một bàn tay của ông giơ lên gần tai, bàn tay kia thì gặp lại để ngang ngực ông. Tôi trông thấy ông vọt lên khỏi mặt nước, và trên mặt phẳng yên tĩnh của đại dương, những gợn sóng vẽ thành các vòng tròn cho mãi tới hông tàu. Rồi ông lại chìm xuống, và tôi nghe thấy một tiếng rập gẫy, một tiếng xé rách, như thể trong một đêm băng giá một bó củi khô nổ lép bép trong đống lửa bập bùng. Khi tôi nhìn lại tôi không còn trông thấy một chút dấu vết nào của ông đã xuất hiện. Tôi không thể nói là tôi đã đứng ở đó bao lâu cúi khom người trên các đầu ngón chân, một tay vịn chặt lấy cái lan can và tay kia đỡ lấy người đàn bà bất tỉnh. Tôi đã là một kẻ trái ngược hẳn với người hay nhạy cảm, lần này thì ít nhất tôi đạp chân lên boong tàu để biết chắc tôi vẫn còn làm chủ được các cảm giác của chính tôi, và đây không phải là sự sáng tạo điên khùng của một bộ óc hỗn loạn. Emily Vansittart run lẩy bẩy, mở mắt ra, nàng đứng dậy, hai tay tì vào cái lan can, nhìn ra mặt biển long lanh dưới ánh trăng; mặt nàng đã già đi mười năm trong một đêm hè.

- Ông có nhìn thấy ông ấy không? Nàng thì thào nói.

- Tôi đã nhìn thấy một vật gì.

- Đó là ông ấy! Đó là John! Ông ấy đã chết!....

Tôi ấp úng nói một vài lời có tính cách hoài nghi.

-...Chắc chắn là ông ấy vừa mới chết, nàng nói nhỏ. Ở bệnh viện Madère. Tôi đã đọc qua những truyện vào loại đó. Các yd nghĩ của ông ấy đều nghĩ tới tôi. Thị quan của ông ấy đã tới với tôi. Ôi John, người yêu quý của tôi, người yêu quý đã mất đi mãi mãi của tôi !

Nàng oà lên khóc nức nở: tôi đưa nàng về phòng của nàng và để nàng ở đó với nỗi lo buồn của nàng. Một cơn gió nhỏ bắt đầu thổi trong lúc ban đêm, và buổi tối hôm sau chúng tôi bỏ neo trong vịnh Fanchal. Tàu Eastern Star đang đậu gần đó, lá cờ kiểm dịch được treo cao trên cột buồm lớn và cờ hiệu của nó để rũ xuống.

- Ông trông kìa! Bà Vansittart nói với tôi.

Cặp mắt nàng khô ráo, nàng biết rằng không một giọt lệ nào trả lại được người chồng cho nàng. Trong lúc ban đêm chúng tôi nhận được giấy phép cho lên tàu Eastern Star. Viên thuyền trưởng, ông Hines, đợi chúng tôi trên boong, sẹ lo buồn và bối rối đã hằn lên trên bộ mặt da đồng của ông, và ông tìm những từ để loan báo hung tin: nàng ngắt lời ông.

- Tôi biết rằng chồng tôi đã chết, nàng nói, ông ấy đã chết tối hôm qua, vào lúc mười giờ, ở bệnh viện Madère, có phải vậy không?

Người thủy thủ nhìn nàng, sững sờ.

- Khồn, thưa bà. Ông ấy chết tám ngày rồi, ở trên biển và chúng tôi đã buột lòng phải thủy táng ông ấy ở đó, vì chúng tôi thấy mình đang ở một khu vực yên tĩnh và chúng tôi đã không biết khi nào thì chúng tôi sẽ tới bờ.

Đó là những sự kiện chính yếu liên quan tới cái chết của John Vansittart, cũng như về sự xuất hiện của ông ấy tại một nơi nào đó vào khoảng độ 35 bắc vĩ - tuyến và độ 15 tây kính tuyến. Một hồn mà hiện hình rõ rệt hơn thật ít khi xảy ra, do đó nó đã là đề tài của nhiều cuộc tranh luận, của nhiều bài viết. Nó đã được xác nhận bởi giới bác học và nó đã làm dầy thêm tập hồ sơ mới được mở ra gần đây về sự thần giao cách cảm. Về phần tôi, tôi chủ trương là sự thần giao cách cảm không có gì để nghi ngờ, nhưng tôi muốn rút trường hợp này ra khỏi tập hồ sơ và tôi muốn nói rằng chúng tôi đã không trông thấy sự xuất hiện của hồn ma John Vansittart, mà đúng là John Vansittart bằng xương bằng thịt, vọt lên từ đáy sâu của Đại Tây Dương dưới ánh trăng. Tôi luôn luôn tin rằng một sự ngẫu nhiên phi thường (Một trong các sự ngẫu nhiên rất ít có khả năng xảy ra này, tuy nhiên lại vẫn thường xảy ra ) đã làm cho chúng tôi đứng bất động bên trên chính ngay cái chỗ mà người đàn ông đó đã bị chôn vùi trên biển một tuần lễ trước. Về phần còn lại, vị y sĩ đã nói với tôi là quả tạ bằng chì không được cột chặt, và bảy ngày đã mang tới cho cái xác chết vài sự thay đổi nào đó có thể làm cho nó nổi lên mặt nước. Quả tạ đã làm nó chìm sâu xuống đấy biển. Nếu quả tạ tách rời ra xác chết có thể lại chồi lên mặt nước với sự đột ngột mà chúng tôi đã chứng kiến. Đó là lời giải thích của vị y sĩ. Tới chỗ muốn biết rõ ràng hơn nữa, tôi coi đó là phận sự của tôi, và nếu nhắc lại với bạn về cái tiếng động khô khan của sự rập gẫy, của sự xé rách, cũng như sự xao động trong nước biển. Những con cá mập kiếm ăn trên mặt nước, và chúng đông lúc nhúc trong miền này.

Sir Arthur Conan Doyle

 

 Trường Học Toàn Là Ma

 

Nhà ông Khương Bộ Lang ở phía nam sông Vị, có nhiều ma quỷ, thường nhát người ta, vì thế ông phải dời đi chỗ khác, bỏ nhà trống cho một lão bộc giữ cửa bên ngoài thôị Lão này bị ma làm chết. Thay thế mấy người khác cũng chết nốt, thành phải bỏ hoang.

Trong làng có Đào Sinh, tên Vọng Tam, tánh ưa phóng khoáng, thích chơi gái, nhưng uống rượu ngà ngà rồi bỏ về.

Bạn cố bảo mấy ả chạy theo lôi vào, chàng cười mà không cự tuyệt ở lại cách đêm song chớ hề đụng chạm tới bao giờ. Có lần ngủ đêm ở nhà ông Bộ Lang một nàng hầu đêm khuya đến tự hiến cho chàng, thế mà chàng khăng khăng chối từ, không chịu làm quấỵ Bởi thế, ông Bộ Lang càng trọng là người đứng đắn.

Có điều nhà nghèo, vợ lại mới chết, nhà tranh mấy gain, ẩm thấp nực nội khó chịu, bèn xin Bộ Lang cho ở tòa nhà bỏ hoang kiạ Bộ Lang nghĩ nhà ấy nhiều ma, cho nên từ chốị Chàng viết bài luận vô quỷ đưa cho ông xem, và nói:

- Ma có làm gì được mình mà sợ !

Bộ Lang thấy nài nĩ quá, đành chọ

Chàng dọn đến ở nhà giữa, mới chặp tối để quyển sách đó. về lấy đồ vật khác đêm đến, thì sách đã biến đâu mất rồi, liền nằm ngữa trên giường, lặng lẻ chờ coi sự biến.

Giây lát nghe tiếng giày đi lẹp kẹp, liếc nhìn có hai thiếu nữ từ trong buồng đi ra, đặt quyển sách vừa mất trên bàn. Một cô chừng hai mươi tuổi, một cô độ mười bảy, mười tám, đều đẹp tuyệt trần, đứng quanh quẩn bên giường, ngó nhau mà cườị Chàng làm thinh không nhúc nhích. Cô lớn co một chân lên gác trên bụng chàng; cô nhỏ bụm miệng cười khúc khích. Chàng nghe trái tim hồi hộp, dường như bồn chồn không làm sao cầm được, liền ngồi lên chửng chạc trong trí suy nghĩ đứng đắn trở lại rồi thì ngảnh mặt ngó lơ.

Cô lớn thò tay trái vuốt râu chàng, còn tay mặt gỏ nhẹ trên trán kêu lộp bộp, cô nhỏ thích chí, càng cười dữ. Bây giờ chàng vùng dậy quát tháo:

- Lũ quỷ sao dám hỗn xược thế à?

Hai cô hoảng sợ bỏ chạy mất. Chàng sợ bị quấy nhiễu cả đêm, ý muốn dọn về, nhưng đã lỡ nói cứng mất rồi, bỏ đi thì xấu hổ. Nghĩ vậy rồi khêu đèn sáng ngồi đọc sách, thoáng thấy bóng ma chập chờn trong xó tối, nhưng chàng mặc kệ.

Gần nửa đêm, để đèn mà ngủ, nghe như có người lấy vật gì nhỏ ngoáy vào lỗ mũi bắt hắt hơi bắn người lên, trong xó có tiếng cười sặc sụạ Chàng không nói chi, giả đò ngủ để xem còn làm trò gì nữạ Một lát, hé mắt dòm thấy cô nhỏ mon men đến nơi, chàng nhỏm dậy mắng rầm cả hai lui lủi trốn mất.

Chừng dỗ được giấc ngủ vừa thiêm thiếp, lại bị ngoáy lỗ taị Suốt đêm họ nghịch ngợm quấy nhiễu, hết trò này đến trò kia, mãi đến gà gáy mới yên. Lúc ấy chàng mới được ngon giấc, cả ngày không nghe không thấy gì lạ.

Đến mặt trời lặng trở đi, ma lại xuất hiện. Chàng bàn tính cách nấu cơm đêm, cho được thức luôn tới sáng. Cô lớn dần dà ngồi xếp bằng trên ghế xem chàng đọc sách, rồi thò tay bịt lấy sách, chàng giận chụp bắt, nàng vụt biến đị Chốc lại mò đến, chàng để tay chận trên sách mà đọc. Cô nhỏ lén đến sau lưng, đưa tay bưng lấy mắt chàng, rồi chạy vụt ra đứng xa xa mà cườị Chàng phát cáu điểm mặt nhiếc mắng:

- Con ma bắt tì kia, hễ tao bắt được thì giết chết cả đôi !

Nàng cũng chẳng sợ, nhơn dịp, chàng nói giỡn chơi:

- Cái trò lăn lóc trên giường, tôi không thiện nghệ đâụ Các cô chọc nghẹo làm chi, vô ích !

Hai cô mỉm cười day mình đi vô trong bếp, chia nhau chẻ củi nhen lửa, vo gạo nấu cơm hộ chàng. Chàng ngó và khen:

- Hai cô làm việc có ích như thế, không hơn là nghịch ngợm ư?

Cơm nấu chín rồi lại tranh nhau lấy thìa muỗng đũa chén bày trên bàn, chàng nói:

- Cảm ơn phục dịch, lấy gì báo đền được nhau đây?

Nàng cười đáp:

- Trong cơm có bỏ thuốc độc đó, coi chừng kẽo chết.

Chàng trả lời:

- Xưa nay tôi có thù oán gì hai cô, lẽ đâu hại nhau đến thế?

Chàng ăn hết chén cơm, hai cô dành bới chén khác bưng lại, bôn tẩu xăng xái, chàng thấy rất vuị

Ngày ngày thành ra quen thân, cùng người nói chuyện, hỏi đến tánh danh, cô lớn nói:

- Em là Thu Dung, họ Kiều; con bé kia Tiểu Tạ, họ Nguyễn đó.

Chàng tò mò hỏi đến nguyên do tại sao ở chốn này, Tiểu Tạ cười và nói:

- Anh này ngốc quá! Đến mình mẩy còn chẳng dám phô ra cho người ta xem, ai mượn anh hỏi tới dánh tánh cửa nhà, dễ thường muốn xin cưới đó sao?

Chàng nghiêm nét mặt, nói:

- Đối diện người đẹp, bảo tôi vô tình sao được? Có điều âm khí nặng nề, người ta đụng vào tất là phải chết. Vậy, không vui ở chung với nhau thì nên đi, nếu vui ở chung với nhau thì cứ ở, ai yên phận nấỵ Ví bằng tôi chẳng được thương yêu, thì làm sao tôi xâm phạm được tới hai cô, ví bằng tôi đáng được thương yêu, thì chắc hai cô không nỡ lòng nào vật chết một thằng cuồng sị Hai cô thử nghĩ như thế có phải không?

Hai nàng nghe nói, ngó nhau có vẻ động lòng, từ đó trở đi không nghịch ngợm tinh quái nữa, nhưng thỉnh thoảng vẫn chơi đùa thọc tay vào bụng chàng, có khi lột quần xuống tới đất, chàng không lấy làm lạ.

Một hôm chàng chép quyển sách chưa xong, thì có việc gấp phải đi, lúc trở về thấy Tiểu Tạ đang cúi mình trên bàn, cầm bút chép nốị Nàng trông thấy chàng về, ném bút xuống đất mà cười; chàng đến gần xem, chữ viết tuy còn xấu, nhưng hàng lối ngay ngắn, tấm tắc khen:

- Cô viết khá đấy; nếu thích học thì tôi sẽ dạy chọ

Đoạn, ôm nàng vào lòng, cầm tay dạy viết.

Thu Dung ở ngoài chạy vô, mặt hơi tái, như có vẻ ghen tức. Tiểu Tạ cười nói:

- Hồi em con bé, ông thân em đã dạy viết chữ song bỏ lâu ngày, giờ cầm bút như bỡ ngỡ mới tập vậỵ

Thu Dung chẳng nói gì, chàng hiểu ý, giả đò không biết, rồi cũng ôm nàng vào lòng, trao cây bút cho và nói:

- Tôi xem cô có viết được không nào?

Cầm tay nàng viết mấy chữ, đứng lên nói tiếp:

- Chữ cô Thu viết tố đáo để !

Bấy giờ Thu Dung mới hả lòng.

Liền đó chàng rọc hai tờ giấy làm nòng, cho hai nàng cùng tập viết, còn mình thì ngồi học với một ngọn đèn riêng, trong bụng mừng thầm ai cũng có việc làm, hết quấy rối nhaụ

Viết xong, hai nàng đem đến cho chàng sửa chữa phê bình.

Từ trước, Thu Dung vốn chưa từng đi học, cho nên chữ viết nguệch ngoạc bất thành tự. Sau khi nghe chàng chỉ bảo, nàng tự xét thua kém Tiểu Tạ, mặt có vẻ thẹn, chàng phải vỗ về yên ủi rất khéo, nhan sắc nàng mới tươi trở lạị

Hôm đó về sau, họ coi chàng như một thầy đồ, ngồi thì gãi lưng, nằm thì bóp cẳng, đã không dám lớn mặt, lại còn tranh nhau chiều chuộng.

Cách mấy bữa, Tiểu Tạ viết chữ coi ngay ngắn tốt đẹp, chàng buộc miệng khen mãi, Thu Dung tủi thân, nước mắt rưng rưng, chàng phải khuyên giải đủ cách mới êm. Nhân đó, chàng lấy sách ra dậy học, cả hai cùng thông minh lạ thường, chỉ dạy qua một bận là nhớ, không hỏi tới hai lần. Thầy trò thi nhau đọc sách ê a, thường khi suốt đêm tới sáng.

Tiểu Tạ lại dắt thằng em là Tam Lang đến thọ nghiệp. Cậu này mới mười lăm, mười sáu tuổi, mặt mày điển trai, đem dâng lễ nhập môn là cái móc bằng vàng.

Chàng để Tam Lang học chung một sách với Thu Dung. Từ đó, chàng làm như mở trường dạy học toàn ma, cứ tối đến, tiếng đọc sách vang rân cả nhà. Ông Bộ Lang nghe lấy làm mừng, thỉnh thoảng cho người mang gạo củi tới giúp đỡ.

Được mấy tháng Thu Dung với Tam Lang đều biết làm thơ, thường cùng nhau xướng họạ Tiểu Tạ ngầm bảo chàng đừng dạy Thu Dung, chàng ừ; Thu Dung ngầm cũng bảo chàng đừng dạy Tiểu Tạ chàng cũng gật.

Một hôm, gần tới khoa thi, hai nàng cùng khóc lóc sắp tiễn đưa chàng ứng thí, nhưng Tam Lang nói:

- Chuyến này thầy nên cáo bịnh đừng đi thì hơn. Không vậy, e gặp sự chẳng lành đó.

Chàng nghĩ sự cáo bịnh trốn thì là nhục, cho nên cứ đị

Nguyên trước, chàng làm thơ chê bai thời sự, đã được chạm tới một nhà quý phá trong bản hạt; lão này vẫn ghi mối thù, đêm ngày tìm cách làm hạị Nay lão đem tiền đút lót quan đốc học, vu chàng hạnh kiểm không tốt, bắt giam vô ngục dây dưạ Chàng hết sạch tiền túi, khải xin ăn quanh bạn đồng tù, trong lòng tự nghĩ mình đến chết khô ở chốn này, không trông gì được sống nữạ

Bỗng thấy một người thoáng vào chỗ giam, nhìn ra chính là Thu Dung đem cơm đến nuôi chàng. Hai người ngó nhau khóc thút thít, nàng nói:

- Tam lang từng lo thầy đi chuyến này gặp sự chẳng lành, nay đã quả nhiên. Tam lang cùng đi với em, nhưng hắn cầm đơn vào phá viện kêu oan rồị

Nói qua loa một hai câu rồi nàng đi ra, nội ngục chẳng ai trông thấy gì cả.

Hôm sau, quan Hình bộ đi ra, Tam Lang đón đường kêu là có chuyện oan khuất, quan chấp đơn và giữ cả người để xét.

Thu Dung lại vô ngục báo tin cho chàng, rồi trở ra đi dò thăm, luôn ba ngày không thấy mặt, cah'ng buồn lòng đói bụng, coi một ngày đằng đằng như một năm.

Chợt thấy Tiểu Tạ đến, mặt mài ủ rủ muốn xỉu, nói Thu Dung bữa kia ở đây về, đi qua miễu Thành Hoàng, bị Ông Phán quan mặt lọ nồi ở hành làng mé tây chạy ra bắt đi, ép nàng làm vợ bé. Nàng không chịu khuất , hiện đang bị giam kín. Em rong ruổi hơn trăm dặm đường, vất vả muốn chết, khi đến cửa bắc lại bị gai gia đâm vào giữa gan bàn chưn đau buốt thấu xương tủy, em bận sau em không tới đây được nữạ

Nói đoạn, đưa bàn chưn ra phô, máu còn đóng giây đóng cục; vội vã trao tay cho chàng ba lượng vàng, rồi khập khễnh biến đị

Quan Hình bộ xét vụ Tam Lang khiếu nại, thấy và chẳng có họ hàng thân thuộc chi với bị cáo mà tự nhiên thay mặt kêu oan, cho thế là sự trái nghịch, toan thét lính căng nọc đánh đòn. Tam Lang ngã xuống đất biến mất, quan lấy làm kinh dị, xem tờ khiếu nại, thấy lời lẽ tha thiết, liền gọi lính giải chàng đến trước mặt xét hỏi Tam Lang là người thế nàọ Chàng giả đò không biết. Quan biết chàng oan uổng, lập tức thả về.

Chàng về nhà suốt cả buổi tối chả thấy một người nào tới, mãi đến nửa đêm mới thấy Tiểu Tạ bước vào sầu thảm và hỏi:

- Tam Lang biến ở sân quan Hình bộ, lập tức bị thần áp giải xuống âm ty, Diêm Vương thấy và có nghĩa, đã phú cho đi thác sanh vô nhà giàu sáng rồị Còn Thu Dung thì vẫn bị giam cầm, em đầu đơn kêu Thành Hoàng, lại bị ngăn trở không được vô, giờ làm thế nào?

Chàng nghe nổi doá nắng chửi um sùm:

- Thằng quỷ lọ nồi, sao dám ỷ thế hiếp người như vậy kìa? Để mai tao đạp pho tượng nó mà chà thành đất bùn, lại điểm vào mặt Thành Hoàng hỏi tội lão, tại sao để cho thuộc hạ bạo tàn đến thê? Lào ta say sưa mê mộng không biết hay sao?

Hai người bi phẫn nhìn nhau, mãi tới gần hết canh tư, bỗng Thu Dung vụt đến, làm cho hai người mừng rỡ sửng sốt vô cùng. Thu Dung khóc và nói:

- Thật là vì chàng mà em phải chịu muốn vàn khổ nhục. Lão phán quan lọ nồi hàng ngày đưa dao gậy ra hiếp bức. Đêm nay tự nhiên thả cho em về nói rằng: "Ta không có ý gì khác đâu, chỉ vì thấy người đẹp mà thương yêu, nếu lòng chẳng khứng thì ta cũng chẳng nỡ ép nhau mãị Giờ tha nàng về, cảm phiền nói nhắn với ông Đào Thu Tào, chớ hiềm thù trách giận ta nghe".

Chàng nghe chuyện vui lòng hả dạ đôi chút. Nhân dịp cao hứng, muốn cùng ngủ chung một giường, nói rằng hôm nay vì khanh mà chết cũng cam. Hai nàng nhăn nhó và nói:

- Bấy lâu nhờ chàng dạy bảo, chúng tôi hơi biết nghĩa lý ít nhiều, nỡ lòng nào lấy sự yêu chàng để giết chàng cho đành?

Hai nàng nhứt định không chịu ngủ chung, nhưng nghiêng đầu bá cổ, tình thân mật y như vợ chồng. Vì có gặp tai nạn, ý nghĩa ghen tương của họ đà tiêu đi hết.

Một vị đạo sĩ gặp chàng ngoài đường, bảo chàng có quỷ khí; chàng nghe nói lạ, bèn ngỏ chuyện thật. Đạo sĩ nói:

- Ma đó tốt lắm, chớ nên phụ nó.

Rồi viết hai lá bùa trao cho chàng, căn dặn:

- Về trao cho mỗi cô ma một lá bùa này, để tùy theo phước mạng run rủi, hễ nghe ngoài cửa có tiếng khóc con gái, thì nuốt lá bùa chạy ra tức khắc, cô nào ra trước thì sống lạị

Chàng cảm tạ, đem bùa về trao cho hai nàng, căn dặn như lời đạo sĩ.

Hơn tháng sau, quả nghe ngoài cửa có tiếng khóc thương con gái, hai cô tranh nhau chạy rạ Tiểu Tạ lật đật quá, quên nuốt lá bùạ Khi thấy đám táng vừa đi ngang, Thu Dung chạy thẳng tới, chun vô quan tài, còn Tiểu Tạ không chun vô đặng, khóc lóc trở về.

Chàng liền ra xem, thì ra đám táng người con gái nhà giàu, họ Hác; ai nấy cùng trông thoáng thấy một cô thiếu nữ chun vô quan tài rồi mất, đều xầm xì bàn tán, cho là chuyện quái lạ. Giữa lúc đó, nghe trong quan tài có tiếng động, người ta bèn đỗ lại để mở ra xem, thấy Hác nữ đã tỉnh lạị Tang gia bèn xin tạm ký ở ngoài cửa nhà học của chàng, sai người canh giữ.

Bỗng nàng mở mắt, hỏi Đạo Sinh đâu? Hác gia lấy làm lạ, xúm lại gạn hỏi nguồn cơn, nàng đáp:

- Ta không phải là con gái nhà ngươi nữa đâụ

Rồi kể rõ sự tình đầu cuốị Hác gia không tin, muốn khiêng về nhà. Nàng không nghe, chạy tuốt vô nhà học, nằm lỳ không dậỵ Hác gia đành nhận diện ở chàng là chú rể, rồi kéo nhau đị

Chàng đến gần xem, tuy diện mạo có khác, nhưng vẽ kiều diễm không kém gì Thu Dung, mừng quá sở vọng cùng nhau nhắc chuyện bình sanh một cách niềm nở. Chợt nghe góc nhà có tiếng ma khóc hu hu, thì ra Tiểu Tạ đang khóc một mình trong xó tốị Hai người rất thương cầm đèn đến soi và kiếm lời yên ủi, thấy nàng vẫn khóc nức nỡ, áo xuống đẫm lệ, cứ thế cho tới gần sáng mới đị

Sáng ngày, Hác gia đem rương hòm y phục vào cho mấy người hầu hạ sang ở nhà chàng, nghiễm nhiên thành nhạc gia và gia tế vậỵ

Tối lại, chàng vô buồng vợ, thì Tiểu Tạ lại khóc thảm thiết, kéo luôn sáu bảy đêm khiến hai vợ chồng cùng xót thương cảm động, không thành lễ hiệp cẩn với nhau đặng. Chàng lo nghĩ nát ruột không tìm ra kế gì. Thu Dung nói:

- Đạo sĩ chắc là tiên, vậy mình lại đi tìm ông mà cầu khẩn, may ra ổng thương tình cứu giúp.

Chàng lấy làm phải, liền đi tìm đến Đạo sĩ, quỳ mọp xuống dất bày tỏ sự tình. Đạo sĩ một mực trả lời rằng không có phép gì giúp được. Chàng ai cầu mãi, Đạo sĩ cưới, nói:

- Anh chàng si tình này khéo làm rầy người ta thôị Nhưng, thật anh có duyên số với con ma đó nữa, thôi để ta ráng sức giúp chọ

Đạo sĩ liền theo chàng về nhà, dời ở riêng một gian tĩnh mịch, đóng cửa ngồi bên trong, bảo không ai được gọi hỏi gì cả. Luôn mười đêm ngày không hề ăn uống. Lén dòm, thấy ông ngồi thiếp như ngủ.

Một hôm mới tảng sáng, có một thiếu nữ vén màn bước vô, mắt sáng miệng tươi, vẻ rất kiều diễm, mỉm cười và nói:

- Tôi bương chải suốt đêm, mệt quá. Bị ngà ngươi đeo theo làm rộn, mà phải bôn tẩu hơn trăm dặm đường, mới tìm ra một tòa nhà tốt đặng vô nghỉ chưn. Đạo sĩ đi rước và cùng đến đâỵ Chờ nàng vô để giao phó thì xong.

Chặp tối, Tiểu Tạ đến, thiếu nữ vội vàng đứng lên đón, ôm chầm lấy nàng, tức thời hai người nhập chung vào một thân thể, rồi ngã gục xuống đất, cứng đơ.

Lúc ấy, Đạo sĩ từ trong phòng bước ra, vòng tay chào rồi đi thẳng.

Chàng cảm tạ, tiễn chưn ra tới ngoài; chừng trỏ vô thì nàng đã tỉnh, liền ôm đặt lên giường. Hơi thở dần dần điều hòa, nhưng vẫn ôm cẳng la đau, mấy hôm sau mới đứng dậy đi lại được.

Sau, chàng đi thi, được khôi nguyên ghi tên va danh sách sĩ tử. Có bạn cùng số là Thái Tử Kinh, nhơn việc đến nhà chàng, ở chơi mấy ngàỵ Tiểu Tạ qua thăm lối xóm trở về, Thái trông thấy, rảo bước theo dõị Tiểu Tạ kiếm đường tránh đi, trong trí thầm giận người khách vô lễ. Thái về nói với chàng:

- Có một chuyện quái lạ vô cùng, anh có cho phép tôi nói chăng?

Chàng hỏi chuyện chi, Thái đáp:

- Ba năm về trước, cô em gái tôi chết yểu, cách hai đêm thì mất thi thể, đến nay hãy còn ngờ vực khó hiểụ Mới rồi dòm thấy phu nhơn sao mà giống cô em tôi hết sức.

Chàng cười:

- Vợ tôi là người quê mùa, làm sao sánh được quý muội, nhưng tôi với anh đã là bạn đồng phả với nhau, nghĩa rất thân thiết, vậy để tôi cho nhà tôi ra chàọ

Nói đoạn vô nhà trong, bảo Tiểu Tạ lấy đồ tuẫn táng hôm nọ mà mặc, rồi ra chào khách. Thái thất kinh nói:

- Chính em tôi đấy mà.

Rồi khóc rưng rức. Chàng thuật chuyện gốc ngọn cho nghe, Thái mừng rỡ nói:

- Thế là em gái tôi chưa chết, tôi phải về liền, báo tin cho bà thân mẫu tôi yên lòng.

Mấy hôm sau, cả Thái gia kéo đến thăm, từ đó về sau, thường thường lui tới như Hác gia vậỵ

 

Người Đàn Bà Trong Trắng

 

Trăng lên quá đầu rặng thông, hơi rượu đã thấm lòng, nhà thi sĩ già ngỏ tâm sự với một chàng trẻ tuổi ngồi đối diện:

- Tôi phải nói thật rằng tôi tiếp anh đây không phải vì ngày trước thầy anh là bạn đồng liêu của tôi và tôi coi anh như con cháu đâu. Nhưng mà vì anh cũng theo đuổi văn thơ, muốn làm thi sĩ. Nếu không thì tôi đã mời anh xuống đồi hồi chiều như những người khác đến thăm tôi.

Con người khác với thú vật ở cái chỗ biết làm thơ anh ạ. Tôi còn nhớ mãi câu nói của thầy anh trong một bữa đối ẩm như hôm nay. Nếu không phải là thi sĩ thì có khi người ta có cái cảm giác thình lình trở nên một con vật, vì không có những phương cách để diễn tả lòng mình ra. Cho nên từ buổi từ quan về sống ở đây tôi không muốn đi lại với những con vật câm ấy. Người ta cho tôi là kiêu kỳ và ghét tôi, nhưng ở trên họ, tôi kể gì đến dư luận tuế toái của thiên hạ.

Đôi mắt long lanh của nhà thi sĩ già đã hơi hơi lờ đờ vì hơi men bốc lên. Những lời nói của ông càng thao thao như nguồn thơ tuôn tràn trong cơn cảm hứng:

- Anh có công lần mò lên đây để nói chuyện thơ và hỏi tôi về Lý Bạch? Đời Lý, tôi thích nhất ở chỗ:

Lý Bạch nhất đẩu thi bách thiên, Tràng An thị thượng tửu gia miên.

Thiên tử hô lai bất thướng thuyền, Tự xưng thần thị tửu trung tiên.

Uống một đấu rượu, làm trăm bài thơ, say ngủ tại quán rượu, vua đòi không tới và tự xưng rằng mình là một bậc tiên rượu. Sống như thế, coi cuộc đời như giấc chiêm bao, say cả ngày lẫn đêm - xử thế đại nhược mộng, hồ vi lao kỳ sinh, sở dĩ chung nhật túy - cái chết của Lý cũng vì thơ với rượu. Một bậc hào hoa như thế, ôm trăng mà chết là phải lắm.

Bình sinh Lý vẫn cho mình là trích tiên, sau khi chết, những đêm trăng sáng, thi sĩ hiện lên trên một chiếc thuyền nguy nga đề hai chữ "Thi Bá" qua lại ở dòng sông mà Lý đã chìm theo bóng trăng đáy nước. Những nho sĩ quanh vùng đều thất kinh lập ngay đền thờ một bên sông. Một hôm có một văn nhân say rượu đi ngang thấy thuyền Thi Bá hiện lên liền ứng khẩu hỏi:

Hà nhân giang thượng xưng thi bá?

Cẩm tú văn chương tá nhất quan?1 Thì trong thuyền có tiếng trả lời:

Dạ tỉnh bất kham đề tuyệt cú, Chỉ kinh tinh đẩu lạc giang hàn.

Đêm vắng không ngâm thơ vì sợ sao rơi, cái khẩu khí của Lý Bạch làm cho văn nhân thất kinh tỉnh rượu lủi đi mất.

Nhà thi sĩ già nói chuyện trên đây, ngày xưa là một vị quan thân ở triều đình Huế. Ông đỗ Cử nhân, làm đến chức Tham tri, gần tới Thượng thư, nhưng thình lình, trước sự ngạc nhiên của các bạn đồng liêu, ông từ quan về sống giữa cái đồn điền chè sau núi Thiên Thai với một người vợ bệnh tật sắp chết, một người lão bộc câm và một người đầu bếp đã làm lý thiện nấu ăn trong cung nội.

-------------------------------------------------------------------------------- 1. Ai người mặt nước xưng thi bá?

Dệt gấm thêu hoa thử một bài?

-------------------------------------------------------------------------------- Linh nhớ lại lúc ban chiều còn bỡ ngỡ lên con đường dốc đưa vào nếp nhà cổ kính, uy nghiêm của ông bạn với thầy mình, và bây giờ chàng đã trở nên thân mật với con người rất khó tính kia.

Tiệc rượu tàn, nhà thi sĩ già vào phòng trong để Linh nằm nghỉ ở liêu trai, giữa một biệt thự nề nếp làm theo kiến trúc ngày xưa. Cách trang hoàng có một vẻ quý phái cổ điển; hình như thuở còn đương chức ở Triều đình ông đã nghĩ đến những ngày sau này, lựa một chốn u nghiêm ở trên một cái đồi gần gũi những lăng tẩm đế vương.

Linh ngủ trên một cái sập gỗ chạm cẩn xa cừ, gần một cái cửa gương lớn trông xuống đồi chè, nương sắn và rừng thông. Hơi rượu thấm đượm, thứ rượu nếp uống mềm môi quên cả say, Linh mê man đi và tỉnh giấc vào quãng khuya. Trăng sáng qua cửa gương tuôn chẩy lên khắp người chàng một sự dịu dàng mơn man. Hương men tan, thấy khát, Linh dậy châm nến, rót nước uống một ly nước lạnh đựng trong một chiếc bình cổ. Nước mát ngọt thấm dịu cả lòng sau cơn say. Chàng phụt tắt nến, nhìn ra vườn trăng, bỗng rợn người lên, vì chợt thấy một người đàn bà ở sau cửa gương đang ngắm mình. Một hình ảnh lãng đãng như làm bằng sương khói, mong manh, huyền ảo dưới trăng xanh.

Linh vụt nghĩ đến chuyện hồ ly tinh hiện thành người để trêu cợt văn nhân. Chàng đứng lặng trong bóng tối nhìn ra. Cái hình ảnh mơ hồ cũng vẫn yên một chỗ, để lộ nửa thân hình trên cửa. Vừa kinh dị và bị kích thích, Linh nhảy đến mở cửa gương ra, nhìn xuống vườn nhưng không thấy bóng một ai. Gió đêm mát rượi rung động những lá cây lấp lánh trăng. Một luồng rờn rợn thấm qua da thịt. Linh vội khép hai cánh cửa gương lớn. Nhưng chàng vừa bước vào sập và nhìn ra lại thấy người đàn bà mơ hồ tinh quái hiện ra sau cửa. ánh trăng phủ lên da thịt nàng một mầu sắc chiêm bao, làn áo trắng choàng lấy thân người mảnh mai càng tăng thêm vẻ gần gũi mà xa xôi của con người lạ lùng. Linh thu hết can đảm, lại mở cửa ra nhưng lần này chàng cũng không thấy hình dạng một ai dưới trăng. Muốn tránh khỏi bị phá rối nữa, chàng đóng ngay cửa gỗ ở phía ngoài lại, rồi khép thêm lần cửa gương. Linh trở vào nằm nghĩ lan man, ngờ vực, băn khoăn. Tuy sợ nhưng chàng thấy một cảm mến thơ mộng đối với người đàn bà kỳ ảo hiện ra dưới trăng để trêu ghẹo mình. Linh muốn mở cửa ra để xem nàng có hiện đến nữa chăng, nhưng lòng ngờ ngợ có nên nằm im rồi ngủ thiếp đi.

Linh tỉnh dậy trong tiếng chim kêu và nắng vàng ban mai nhuộm rực rỡ các đồi cây xanh. Chàng khoan khoái chạy ra khỏi nhà, hít mạnh không khí mát mẻ và, trong một lúc, quên người đàn bà ẩn hiện đêm qua. Trọn buổi sáng, chàng đi thơ thẩn, để tóc bay dưới nắng, qua các đồi, vào rừng thông, nằm nghiêng mình trên một dòng suối con trong suốt đáy. Hình ảnh của chàng hiện trên mặt nước nhắc đến bóng người lãng đãng dưới trăng. Linh đưa hai tay vốc nước uống và hình ảnh chàng biến tan rồi hiện lại như sự ẩn hiện kỳ lạ của người đàn bà tinh quái đến trêu ghẹo chàng giữa đêm khuya. Sự vụt hiện, vụt biến của người sau cửa gương tắm trăng khiến Linh nghĩ lại tưởng chừng như mình đã thấy trong mơ. Có thể có một sự hiện hình của yêu tinh chăng? Nhớ tới đêm qua, lòng chàng ngờ ngợ không nhất quyết tự trả lời minh bạch được. Nếu có một người đàn bà thật tinh nghịch đến trêu mình thì cũng không thể vụt hiện, vụt biến một cách dễ dàng như thế? Linh đi quanh vòng không thấy có nhà cửa ai, ngoài túp lều tranh xa cách của mấy người dân làm việc ở đồn điền và một cái mộ của vợ chủ nhân cái biệt thự.

Bóng tối lại trong lớp nhà cổ kính và Linh đã bắt đầu cảm thấy một sự bí mật kỳ ảo bao trùm lấy mình. Nhà thi sĩ già vẫn uống rượu nhiều và nói chuyện thơ cổ điển phương Đông.

- ở một cõi thanh tịnh như đây, tôi chỉ có cái thú độc nhất là rượu với thơ, và cứ trăng sáng như mấy đêm nay thì thắp đèn sáp ong, đốt trầm lên mà đọc "Liêu trai chí dị" của Bồ Tùng Linh.

Lời nói như nhắc nhở Linh nghĩ đến sự trêu ghẹo yên lặng của người đàn bà dưới trăng. Chàng ngập ngừng tính đem việc ấy ra nói cùng chủ nhân nhưng lại thôi, để lắng nghe những lời đang nói say sưa của ông:

- "Liêu trai chí dị" là một áng kỳ thơ độc nhất vô nhị của á Đông. Cái sức mạnh tưởng tượng của tác giả kỳ ảo, quái dị mà thi vị, thâm thúy, trừ phi một hồn thi sĩ lạ lùng như người thì chẳng mấy ai có được. Có người cho rằng bộ "Liêu trai chí dị" là dâm thư nhưng phẩm bình như thế thì hồ đồ và hẹp hòi quá. Phải hiểu cái cốt cách thuần túy, huyền hoặc rồi khi ấy ta mới thấu nhận về đặc sắc, tuyệt diệu của áng kỳ thơ.

Nhà thi sĩ già đem sách ra lựa đọc mấy chuyện ma mà ông thích thú nhất rồi cáo về phòng nghỉ. Linh ngồi một mình yên lặng hút thuốc trong không khí thoang thoảng hương trầm. Chàng chờ đợi người đêm qua hiện tới. Tâm trí chàng đang mơ màng đến những lẽ huyền bí xa xôi, thì cùng một lúc với ánh trăng len lén tràn vào phòng, sau làn khói thuốc mờ Linh thấy hiện ra người đàn bà kỳ ảo, yên lặng sau cửa gương. Linh chợt rợn người lên nhưng bình tĩnh được liền, và ngồi yên để xem sự thể đi đến đâu. Chàng thu hết nhỡn tuyến nhìn hình ảnh vừa hiển hiện. Đó là một người như thực như hư, thanh thoát, tế nhị tắm trong màu trăng xanh huyền hoặc. Đôi mắt sâu xa và buồn rầu trên một khuôn mặt trắng nhợt nhạt như cẩm thạch. Nửa thân hình lộ sau cửa gương vẫn mặc chiếc áo lụa bạch đêm qua. Người đàn bà ấy đẹp một vẻ vừa thiên tiên vừa yêu tinh trong khung cảnh ảo huyền. Và nàng cứ lặng yên như thế, đăm đăm nhìn Linh. Chàng sợ mở cửa ra thì nàng lại biến như lần trước nên cứ ngồi lặng, ngại ngùng, rung động trước nhan sắc.

Một đêm trăng, một người đàn bà đẹp tự đâu hiện đến, tưởng chỉ có ở thời thái bình, cổ sơ, hay trong cảnh tưởng tượng của nhà thơ kỳ lạ mà thôi. Nhưng đây, ở trước mắt Linh, nàng đang lẳng lặng và huyền hồ như trăng xanh. Người đàn bà yêu tinh đã đến với chàng, và chỉ cách nhau có một lần cửa gương thôi. Linh có thể mời nàng vào và cầm lấy đôi tay dịu dàng của con người xinh đẹp, rồi thì việc có thể xảy ra như trong các chuyện lạ lùng, quái ảo Linh đã đọc, người đắm đuối khoái trá trong lòng yêu tinh.

Thế rồi Linh se sẽ nói dịu dàng:

- Em đã có lòng nghĩ đến, xin rước em vào đây trò chuyện.

Nàng vẫn yên lặng nhìn Linh không chớp.

- Hay là em cho phép tôi ra đưa em đi chơi dưới trăng.

Nói xong Linh vừa đứng dậy, đến mở cửa gương, gần như sát vào người nàng ở ngoài. Nhưng chàng rất đỗi kinh ngạc khi hai cánh cửa vừa mở toang thì không tìm thấy nàng đâu nữa. Linh trèo qua cửa sổ nhảy xuống vườn, chạy kiếm chung quanh cũng chẳng thấy tăm dạng. Cảnh đồi rừng trắng xóa dưới trăng tự nhiên đối với chàng nhuốm một vẻ huyền hoặc lạ thường. Tiếng nước suối chảy róc rách ở đồi bên như tiếng cười lanh lảnh của ai. Trăng xanh bát ngát rộng rinh.

Linh trở về phòng, để cửa gương mở rộng chờ người đàn bà kỳ ảo hiện đến là nhảy xổ ra nắm lấy tay. Chàng đã bị khiêu khích đến tức giận. Nhưng mà rồi Linh liệu có thể ôm lấy con người xinh đẹp vụt hiện, vụt biến đi không? Trăng sáng tỏ rõ soi vào chỗ Linh đứng trắng như hơi sương xuống ban mai. Chàng rùng mình, không rõ vì hơi lạnh của đêm khuya hay vì nhớ đến người đàn bà quái dị. Xa xa có tiếng gà gáy, tưởng lầm trăng sáng là vừng đông. Linh nghĩ rằng những cô hồn vất vưởng, những yêu tinh phải trở về cõi âm trước kẻo sợ trời sáng rồi chàng khép cửa ngoài lại, không để cho trăng tràn vào nữa, khiến nao nao trong người.

Sáng ngày ra, trong một lúc dạo chơi ngoài hiên, Linh thấy có một chậu hoa mẫu đơn để ở góc vắng, tự nhiên chàng liên tưởng đến câu chuyện trong "Liêu trai chí dị", linh hồn một cây hoa mẫu đơn lâu năm tu luyện hóa thành người đẹp sống với văn nhân. Linh có ý muốn đưa chậu hoa về phòng mình để thực nghiệm xem sao. Biết đâu người đàn bà trong trăng không phải là hiện thân của thứ hoa kiều diễm ấy. Linh lựa lời thân hỏi chủ nhân:

- Thưa bác, người xưa thường uống rượu ngắm hoa, bác thì chỉ uống rượu mà thôi, còn chậu hoa xinh đẹp kia lại cô độc ở ngoài.

Nhà thi sĩ già sờ lên mái tóc đã bạc lơ thơ trên vầng trán mênh mông, ngậm ngùi nói:

- Tuổi tác như tôi mà còn ngồi uống rượu trước hoa mẫu đơn thì là một sự quá lạm. Như Lưu Vũ Tích đời Đường, tôi chỉ sợ hoa kia biết nói sẽ nói rằng: Hoa mẫu đơn nở có phải vì bậc tuổi cao đâu? Chỉ tuổi trẻ như anh thì nên chơi, anh thích tôi sai mang vào để gần chỗ ngủ cho có bạn.

Đêm đến, sau bữa rượu thường lệ, nhà thi sĩ già sai người lão bộc đốt trầm lên rồi mang cây đàn bầu ra.

- Đã lâu tôi không đàn, hôm nay cao hứng tôi gảy cho anh nghe vài điệu. Cây đàn này làm bằng gỗ quan tài, tiếng kêu rất thanh và ấm, hồi còn làm quan tôi phải nài nỉ mới mua lại được của thầy Tôn út. Lão ta hết sức tiếc, vì theo lời lão thì cây đàn lâu đời bằng thứ gỗ đặc biệt ấy đem ra gảy ở bãi tha ma có thể gọi âm hồn về nghe.

Kể qua lịch sử cây đàn, nhà thi sĩ già bàn đến âm nhạc. Hồi còn đang tuổi phong tình, ông vẫn thường soạn những bài Nam bình, Nam ai cho đám ca nữ đêm đêm với giọng u trầm, đài các của tiếng Huế than vãn trên dòng sông Hương.

Thế rồi điệu Nam bình não nùng, ai oán vang động lên dưới tay nhà nhạc sĩ già rung rinh cả yên lặng. Dây tơ nhấn mạnh nức nở tuôn ra những giọt lệ âm thanh, trong suốt và nong nóng thấm đượm cả lòng người. Linh ngồi nghe sững sờ theo tiếng đàn tưởng có thể làm cho quỷ khóc. Bản Nam ai trổi theo, tha thiết hơn khiến chàng rưng rưng cả toàn thân. Điệu nhạc thổi một luồng ớn lạnh vào trong lòng chàng, nhà thi sĩ già mê man gảy tưởng chừng đứt dây tơ đồng. Và khi ngừng tay, chờ cho những sóng âm thanh bớt run rẩy trong không khí, ông nói:

- Về cây đàn bầu, người sành âm nhạc vẫn có một sự tin tưởng huyền hoặc là ai đã chơi nó hay thì cũng như mang một nghiệp dĩ vào thân. Nó là một thứ âm nhạc di lụy cho người chơi. Tôi không tin nhưng mà hồi mua cây đàn này về ít lâu, gảy đã được nhà danh cầm đế đô khen, thì nhà tôi qua đời, thành thử tôi cũng đâm ra ngờ ngợ.

Trăng lên đã cao, còn lại một mình, Linh lặng nhìn cây hoa mẫu đơn, trầm ngâm lạc lối trong những lẽ u huyền. Kiếp trước hoa là thiếu nữ và thật có một sự phục vãn trong kiếp luân hồi, hồn hoa lại hiện thành thiếu nữ chăng? Nhưng có phải người đàn bà đã hiện ra yên lặng trêu tức mình là hiện thân của hoa mẫu đơn? Trong khi Linh đang mơ màng thì trăng đã chênh chếch dọi vào. Và kỳ diệu thay, cùng với ánh trăng chảy vào phòng, người đàn bà hiện tới, như tượng trưng thuần túy của trăng xanh. Nàng có một thứ nhan sắc huyền ảo mà càng nhìn Linh càng thấy mơ hồ, nét mặt chập chờn như sương, thân hình như khói, hình như kết đọng bằng ánh trăng thủy tinh, có thể nhìn suốt qua người. Linh mải phân tích mê hoặc đắm hồn vào trong cái hình ảnh bích ngọc, xanh xao như trăng chiêm bao. Chàng đã gần như bị quyến rũ, rung rinh trước vẻ đẹp tế nhị có sức mạnh thấm thía như mùi hương bay lẻn vào hồn. Trong giây phút khoái trá, linh hồn bị cám dỗ, Linh cảm thấy chẳng những mình không rùng rợn mà trái lại còn thích thảng, say sưa.

Người đàn bà vẫn lặng yên, không một cử động se sẽ, không một lời nói nhếch đôi môi, không một chớp mắt, và nhìn Linh như thấu suốt tận đáy hồn. Linh bỗng rợn người lên hình như mình đã bắt đầu yêu con tinh. Người đàn bà uyển lãng, kiều lệ ấy chỉ có thể là một con tinh! Nghĩ sực đến những chuyện yêu tinh mê hoặc người để hút hết tinh khí, Linh bàng hoàng, hãi hùng, muốn vụt dậy chạy. Nhưng đôi mắt đen biếc, thăm thẳm vẫn nhìn như dán vào người Linh, giữ chàng ngồi yên một chỗ. Chàng đã trở nên như người bị thôi miên bởi nhan sắc huyền hoặc.

Trăng mỗi lúc càng sáng tỏ thêm lên và xa xa thấp thoáng tiếng gà gáy. Linh mừng thầm sắp thoát khỏi cái nhìn yên lặng ghê gớm của người đàn bà yêu tinh. ánh trăng chảy vào tràn khắp phòng, Linh ngồi như dính chặt trên chiếc ghế bành đối diện với cái hình ảnh kỳ ảo sau cửa gương. Tiếng gà theo nhau gáy từ xa vang lại, nhưng trong trăng sáng người đàn bà vẫn yên lặng, trước mặt Linh, không nhúc nhích, không nói năng, và chỉ nhìn chàng với đôi mắt ghê gớm như đôi mắt rắn thôi miên lấy chàng. Thời gian tưởng chừng như đứng lại, mạch máu trong người Linh băng giá cho đến khi chàng nghẹn ngào, se sẽ nói:

- Tôi xin hỏi nàng, yêu tinh hay là oan hồn, từ đâu lại và muốn điều chi thì hãy nói cho tôi biết.

Nhưng người đàn bà vẫn lạnh lùng như một hình ảnh chết và cứ đăm đăm nhìn Linh.

- Nàng vẫn nhất quyết lặng yên? Thì hãy ở đấy mà đợi mặt trời lên.

Sau câu nói văng vẳng của Linh người đàn bà cũng vẫn im lặng như một cái bóng trong trăng. Linh nhắm mắt lại để tránh khỏi cái nhìn ghê rợn của yêu tinh rồi mệt mỏi ngủ thiếp đi. Khi chàng giật mình mở mắt ra thì ánh trăng đã đi hết khỏi phòng và người đàn bà quái ảo sau cửa gương cũng đã biến đi. Linh ngả mình trên sập mê man.

Chàng thấy người đàn bà trong trăng lại hiện ra mở tung cửa gương vào, thướt tha bước đến ôm ghì lấy mình. Linh sờ vào người nàng thì cảm giác nhẹ mỏng dị thường. Nàng lôi cuốn Linh vào một cuộc ái ân sôi nổi rồi hút cạn tinh túy của chàng.

Linh hoảng hốt tỉnh giấc mơ, thấy mặt trời đã lên cao. Chàng còn bàng hoàng mê tỉnh, và đưa mắt nhìn đến cửa gương thì lại thấy thoáng bóng người đàn bà, nhưng rất mơ hồ, xa xôi. Linh dụi mắt và rất đỗi kinh ngạc khi đến gần nhận thấy rằng người đàn bà hiện ra ở trên mặt thủy tinh.

Trong lúc ấy, nhà thi sĩ già đi đến, nhìn vẻ mặt sửng sốt, bơ phờ của Linh trước cửa gương rồi nói:

- Tôi xin giới thiệu đó là hình ảnh nhà tôi, Trước sự ngạc nhiên của Linh, ông thong thả kể:

- Trước đây nhà tôi mắc bệnh bại đang thời kỳ còn xinh đẹp, về đây hơn hai mươi năm trời, ngày ngày ngồi trên chiếc ghế bành đặt trước cửa gương, nhìn xuống đồi ngong ngóng chờ tôi về. Thuở ấy tôi mải ham mê theo những người đàn bà khác, ít khi nghĩ đến người vợ cần đến sự thương yêu của mình. Tôi chỉ hối lại khi nhà tôi đã có phần yếu, tôi liền từ chức về đây, nhưng chẳng được bao lâu thì nhà tôi qua đời. Khi đã biết yêu thương thì đã chậm lắm rồi, tôi chỉ còn trong lòng một hình ảnh in trên mặt gương này mà thôi.

Nhà thi sĩ già nói xong rồi ngậm ngùi lui vào phòng trong. Linh bắt đầu hiểu rành mạch những việc đã xảy đến cho mình.

Người vợ kiều diễm của nhà thi sĩ ngồi in bóng vào cửa gương lâu năm, những chất lân tinh trên mặt thủy tinh phản chiếu ánh sáng dần dần thấm in lấy hình ảnh. Trăng xanh huyền hoặc dội qua mặt gương làm nổi cái hình ảnh người thiếu phụ lên. Linh đã ảo tưởng đó là một nàng yêu tinh hiện ra sau cửa. Chàng nhớ lại cứ mỗi lần mở cửa gương ra thì hình ảnh vụt biến mất rồi hiện ra khi đóng lại. Linh không ngờ hình ảnh ở trên mặt thủy tinh trong suốt, trí tưởng tượng mới bị xúc động đến cực điểm và trong trường hợp ấy, chàng đã lầm lạc vì ảo ảnh.

Sau cùng, Linh thấy người đàn bà kỳ ảo hiện ra ân ái với mình trong giấc mơ vì não cân đã bị kích thích dữ dội.

 

 Nụ Cười Của Người Đã Chết

 

Bert có một tính rất khó chịu, lúc nào cũng cười được, khiến nhiều lúc tôi rất ghét. Trong mười lăm năm chung sống với anh ta, phải có tới mười hai lần tôi tính đến chuyện giết anh ta. Tuy nhiên, tôi chưa thực hiện, bởi cũng không thể giết người nếu không có cớ gì hết. Nhưng rồi Bert đã tạo cho tôi một cái cớ.

Tối hôm ấy, anh ta về đến nhà, mặt cau có:

- Betty, hôm nay anh gặp một chuyện xấu xa. Jack biển thủ một số tiền của Hội! Sáng mai anh sẽ tố cáo với cơ quan cảnh sát.

Tôi giật bắn người. Jack là nhân tình của tôi. Anh là thư ký riêng cho Bert và được Bert trả lương hậu hĩ. Nhưng Jack thích tiêu xài. Nói cho cùng, đây là lỗi của Bert. Nếu như Bert không bủn xỉn thì tôi đã có đủ tiền để cho Jack số anh ấy cần.

- Nếu vậy anh ta sẽ ngồi tù mất - tôi kêu lên - Nhưng chiều chủ nhật anh đã đi Mehicô. Nếu anh làm cho Jack bị bắt ngày mai, thì trong hai tuần anh đi vắng, văn phòng Hội sẽ bàn tán chuyện này và anh lại không có nhà để thanh minh. Tốt nhất là để đến hôm anh về đã.

- Em nói chí lý - Bert nói rồi ôm bụng, nhăn mặt. Từ lâu anh đã bị đau dạ dày vì ăn uống không chịu giữ gìn - Thôi được, để hôm nào đi Mehicô về anh sẽ tố cáo cũng được.

- Từ nay đến hôm đi, anh đừng tỏ vẻ gì để Jack nghi, đúng không, Bert?

- Cũng lại rất chí lý. Em nói bao giờ cũng đúng - Và anh cười toe toét. Bert có thói lúc nào cũng cười được, dù chuyện chẳng đáng cười chút nào hết. - Thôi, anh đi ngủ đây. Tối mai lại có buổi chiêu đãi lớn. Và sẽ có mặt Gordon mới thú chứ!

Gordon là nghệ sĩ hề nổi tiếng, chuyên dẫn chuyện trên đài Tryền hình, chương trình hài hước: "Cứ tìm đi, bạn sẽ thấy!". Bert rất mê ông ta và không bỏ một buổi trình diễn nào của Gordon.

Bert lên gác rồi, tôi ngồi lại một mình trong phòng khách. Ôi, Jack yêu quý! Anh ấy cao lớn, đẹp trai và biết cách đánh thức dậy mọi dây thần kinh, mọi thớ thịt của tôi. Bert lại hay phải đi công việc ở nơi xa, cho nên Jack càng có nhiều dịp bù lại cho tôi những thời gian tôi phải chịu đựng với lão chồng vô duyên. Nếu Jack phải ngồi tù thì tôi mất đi niềm sung sướng tột cùng ấy. Chưa kể rất có thể Jack sẽ nói ra hết mối quan hệ dan díu với tôi để kiếm tìm lòng khoan dung của Bert. Khi ấy, dứt khoát Bert sẽ tống cổ tôi ra vỉa hè và tôi sẽ lại không có đồng xu trong túi y hệt hồi chưa lấy Bert.

Tôi nhấc điện thoại gọi cho Jack:

- Anh yêu - tôi cố nói rất khẽ - Tối mai anh đến em nhé. Bert phải đi dự chiêu đãi. Em có chuyện cần bàn với anh. Không, đừng hỏi em chuyện gì. Chỉ biết là rất hệ trọng. Rất, anh nghe rõ chưa? Rất hệ trọng cho hai chúng ta! Thôi, gặp nhau em sẽ nói.

Tôi đặt máy xuống trước khi Jack kịp hỏi thêm. Sau đấy, tôi ngồi vào bàn ghi ra giấy những suy nghĩ của tôi. Tôi có kinh nghiệm muốn suy nghĩ rành mạch, tốt nhất là ghi ra giấy rồi nhìn vào đó mà cân nhắc. Gạch xóa, thêm bớt một lúc, tôi đã vạch xong kể hoạch mà tôi tính sẽ thi hành vào tối Chủ nhật, là buổi tối theo dự tính, Bert sẽ ra ga để đáp máy bay đi Mehicô.

Tôi xé vụn mảnh giấy vứt vào giỏ giấy lộn rồi đi ngủ.

- o O o -

Đã đến chủ nhật. Chiều nay Bert sẽ ra ga xe lửa để ra thành phố, đáp máy bay đi Mehicô. Cũng sắp là lúc chấm dứt cuộc đời của anh ta. Tất nhiên Bert chưa biết gì hết, vẫn cười toe toét và đùa giỡn, kể chuyện tiếu lâm cho vợ nghe rồi lại tự mình cười rũ rượi.

Tôi làm bữa ăn tiễn chồng lên đường và Bert mời cả Jack để làm như không có chuyện gì. Tuy thỉnh thoảng Bert ôm bụng đau đớn, nhưng chỉ lát sau, đỡ đau, anh ta lại làm trò và cười vang. Anh ta kể cho tôi và Jack nghe về cuộc gặp với nhà hài hước nổi tiếng Gordon hôm trước cùng những câu nói cực kỳ hóm hỉnh của ông ta.

Jack có vẻ hồi hộp. Mồ hôi đổ trên trán và bàn tay anh nhiều lần run lên. Nhưng Bert không nhận thấy gì hết. Lát sau, Bert nói:

- Tôi xuống lấy xe đem ra đỗ ở cửa nhà nhé? Cẩn thận thế kẻo đến lúc nổ máy lại tắc tịt thì gay.

Anh ta cười lớn và lúc đã ra ngoài, tôi còn nghe thấy anh ta tiếp tục cười. Đúng là mình vớ phải thằng chồng vô duyên! Jack ngồi lại, thấm mồ hôi trán, nói giọng lo lắng:

- Betty! Chẳng lẽ không còn cách giải quyết nào khác nữa à? Ý anh muốn nói là nếu anh ngồi tù thì nhiều lắm cũng chỉ một năm thôi. Mà nếu anh nói khó với Bert thì có khi không phải ra tòa ấy chứ. Bert xưa nay tính tình rộng rãi, dễ tha thứ cho người nào tỏ ra ân hận.

- Anh yêu, em hiểu anh đang băn khoăn. Nhưng anh chưa biết lão chồng em đấy thôi. Lão thâm lắm. Lão không tha thứ đâu. Lão sẽ bắt anh phải chịu hình phạt cao nhất. Và khi anh đã ra tù, lão cũng còn tiếp tục trả thù. Với lại anh phải nghĩ đến em chứ. Dù một năm thôi em cũng không sao chịu nổi.

Tôi ôm anh. Hai đứa hôn nhau một lúc lâu, đê mê. Lúc buông tôi ra, Jack nói:

- Thôi được. Vì em, anh dám làm mọi thứ. Vả lại, cũng không còn cách nào nữa thật.

- Anh yên tâm, anh yêu. Em đã trù tính cặn kẽ cả rồi.

Bert quay lên. Tôi đã tập cách giấu kín tình cảm nên anh ta không biết gì hết.

- Em nhét lọ thuốc dạ dày vào vali của anh rồi chứ, Betty?

Tôi gật đầu và chợt nhìn thấy có vết bẩn trên áo, chắc là lúc ôm tôi hôn, trên tay đang cầm ly, Jack đã làm sánh rượu ra.

- Ôi, em phải thay áo mới được!

Nói xong, tôi chạy lên gác thay áo. Lúc tôi xuống thì Bert và Jack đã ngồi trong xe. Bert đang kể cho Jack nghe về một thư ký của anh ta ngày trước do thụt két đã phải ngồi tù sáu năm. Tôi biết Bert phịa, cốt để dọa Jack. Càng hay! Càng làm Jack quyết tâm giết Bert hơn.

Tôi cầm tay lái. Bert ngồi ghế trước bên cạnh tôi, còn Jack ngồi ghế sau. Dọc đường Bert liên tiếp kể chuyện tiếu lâm và ca ngợi tài hài hước của ông Gordon. Và chỉ mỗi mình anh ta cười ầm lên. Jack chỉ hơi mỉm cười, chắc trong lòng đang rất hồi hộp không còn bụng dạ đâu nghe chuyện hài hước.

Gần đến ga xe lửa, đến một chỗ hai bên là cánh đồng trống trải, tôi đỗ xe lại.

- Xe làm sao à? - Bert ngạc nhiên.

- Không, - tôi đáp - Nhưng hôm nay trời đẹp, ta ngắm phong cảnh một chút. Còn sớm. Cứ bao giờ thấy tàu đến, ta ra ga cũng kịp. Nghe báo tàu bao giờ cũng đến trễ, nửa giờ là ít.

- Em nói đúng, Betty! - Bert nói - Ôi anh nhớ lại một chuyện hài hước. Có một thằng cha chuyên môn nhỡ tàu, một hôm y...

Tôi không nghe. Tôi ngán đến tận cổ cái thói kể chuyện hài hước của anh ta rồi. Bỗng hai luồng sáng lóe lên từ phía xa. Tàu đến.

- Đi đi, em! - Bert giục.

- Đúng. Jack! - Tôi ra hiệu lệnh. Jack liền cầm khúc ống nước bằng kẽm quật mạnh lên đầu Bert. Bert thét lên, quay đầu lại nhìn, nhưng Jack quật luôn một đòn nữa và Bert gục hẳn. Tôi không ngờ chóng vánh đến thế. Đột nhiên, Jack kêu lên hoảng hốt.

- Ông ta chưa chết!

Tôi lắng nghe và đúng là có tiếng khò khè từ cổ họng Bert thoát ra, nhưng tiếng rên đã rất yếu. Tôi nói:

- Nhưng chỉ một lát thôi.

Đúng thế. Chỉ lát sau tiếng khò khè đã hết. Máu chảy xuống nệm, nhưng tôi đã chuẩn bị để sẵn một tấm khăn bông dày. Tôi lấy tấm khăn khác trùm lên đầu Bert, ấn đầu anh ta thấp xuống để người bên ngoài xe có ngó vào cũng không thấy.

- Đến ngôi nhà có ma! - Tôi nói và nổ máy. Vài phút sau, tôi quặt xe xuống con đường nhỏ và đi vào bãi lầy.

Chẳng là ở đây có một ngôi nhà tồi tàn giữa một khu vườn rộng, thuộc sở hữu của Bert. Đã có thời hai vợ chồng sống ở đây. Ngôi nhà có ma cho nên ít lâu sau tôi đòi Bert phải rời nơi đó. Từ đấy, ngôi nhà vẫn bỏ hoang và bây giờ đổ nát rất thảm hại. Trận bão năm ngoái lại làm đổ một cây to, rơi xuống đúng mái nên trông bây giờ càng thảm thương.

- Ta đào hố dưới tầng hầm chôn lão. Em có mang theo thuổng và cả cào để cào cho phẳng nắp mộ rồi.

Tôi đỗ xe, lôi xác Bert ra để tạm ngoài vườn, rồi dẫn Jack vào nhà. Lúc Jack đào xong huyệt, chúng tôi ra định khiêng xác Bert vào thì không thấy anh ta đâu. Chúng tôi hoảng hốt tìm xung quanh. Đột nhiên, Jack kêu lên:

- Nhìn này, Betty!

Tôi cúi xuống, thì ra một vỏ bao thuốc lá.

- Hay vừa có người đến đây và đưa Bert đi? - Jack hốt hoảng nói.

Tôi xem kỹ bao thuốc, bao ẩm và rõ ràng là bị vứt đây đây đã khá lâu.

- Nơi này thỉnh thoảng vẫn có người đến cắm trại chơi vì là hơi vắng vẻ. Nhất là mấy cặp nhân tình, mò đến đây cho kín đáo, có vậy thôi. Không có ai đến hết.

Chúng tôi tiếp tục tìm. Bỗng dưới ánh sáng chiều tà lúc trời sắp tối, tôi thấy một bụi cây động đậy. Tôi vội chạy đến. Bert trong đó, đang bò rất vất vả.

- Betty yêu quý - anh ta nói thều thào - Việc em làm vừa rồi đúng là hài hước. Nhưng anh chưa chết hẳn. Em phải làm lại vậy - rồi anh ta cười nhe cả răng.

Nhưng cũng đúng lúc ấy, anh ta giẫy một cái rồi bất động. Hai mắt nhắm lại, lăn ngửa ra đất. Tôi sờ mạch. Bây giờ thì Bert đã chết hẳn. Chúng tôi khiêng anh ta vào nhà, đưa xuống tầng hầm. Jack run lẩy bẩy. Anh ta rất sợ. Lát sau, chôn Bert xong, chúng tôi ra xe. Jack nhấc chai rượu tu một ngụm. Chúng tôi ra ga. Jack đem gởi va li của Bert và cặp giấy tờ vào ngăn "gửi hành lý". Làm thế, đến khi phát hiện Bert mất tích, cảnh sát sẽ nghĩ rằng Bert ra ga sớm, gửi hành lý để đi uống gì đó và mất tích ngoài phố.

- o O o -

Hôm đó là Chủ nhật. Mọi sự trót lọt một cách quá đơn giản. Nhưng đến ngày thứ ba, tôi nhận được một lá thư của Bert, đóng dấu bưu điện ngày thứ hai. Chỗ tên người gửi đề:

"Người đã quá cố Bert Willoughby. Tầng hầm. Ngôi nhà có ma."

Vậy là sao? "Quá cố" có nghĩa anh ta đã chết! Tôi luống cuống bóc phong bì. Và đây là nội dung lá thư:

"Betty thân yêu,

Chào em. Thay mặt những người đã chết, anh chào em và khen ngợi vụ giết người đầu tiên của em trên đời. Em là cô gái thông minh và can đảm, nhưng vì là lần đầu, chưa có kinh nghiệm, nên em làm chưa gọn lắm. Anh rất cảm ơn em là đã chấm dứt cho anh nỗi đau đớn liên miên.

Đau đớn gì à? Anh bị ung thư dạ dày và chỉ vài tuần nữa anh sẽ chết. Anh không nói với em vì nghĩ cũng chẳng để làm gì. Anh muốn được chết cho mau để khỏi phải chịu nỗi đau đớn kéo dài, mà đằng nào rồi cũng chết.

Anh biết em với Jack đã phản bội anh từ lâu và nhân dịp này anh tạo điều kiện cho em có cớ để giết anh. Anh phóng đại chuyện cậu ta ăn cắp tiền của Hội. Anh nghe lỏm điện thoại em gọi cho cậu ta. Anh cũng nhặt những mảnh giấy em tính toán kế hoạch giết anh mà em xé vụn và chắp lại để đọc. Anh rất mừng thấy kế hoạch của em chu đáo.

Lúc ra xe, thấy Jack vẫn còn ngập ngừng, anh đã bịa ra câu chuyện tên thư ký của anh biển thủ tiền công quỹ và bị tù sáu năm để khích cậu ta.

Cảm ơn em lần nữa, em yêu quý. Gởi lời hỏi thăm Jack.

Yêu em. Bert."

Tôi đang đọc đi đọc lại lá thư để hiểu hết ý nghĩa thật của nó, thì có tiếng gõ cửa. Cảnh sát vào và yêu cầu tôi đến Tòa án để quan chức ở đó thẩm vấn về cái xác của ông Bert Willoughby. Tôi sửng sốt và kinh hoàng. Tại sao họ lại biết được? Hay Bert, "người quá cố" đã gửi thư cả cho họ?

Thì ra trước hôm đi, Bert đã năn nỉ một quan chức cảnh sát hãy cố gắng xem chương trình "Hãy tìm và bạn sẽ tìm thấy" trên truyền hình vào tối thứ hai. Trong đó, ông Gordon nhà hài hước sẽ kể một câu chuyện tiếu lâm có nói đến một cái xác vô thừa nhận chôn dưới tầng hầm của "ngôi nhà có ma" gần con đường ra ga xe lửa!

Sau này, trước khi ra Tòa chịu án cùng với Jack, tôi còn được biết là chính Bert trước khi "đi Mehicô" đã khẩn khoản yêu cầu nhà hài hước diễn tiết mục đúng như Bert đã viết và đưa vào chương trình của ông tối Thứ hai! Và, tất nhiên lá thư cho tôi anh ta cũng viết từ trước và nhờ ai đó chiều thứ hai mới bỏ vào thùng thư!

Robert Arthur

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sky