How to Practice Toprock

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sự quan trọng của Toprock – Đầu tiên…cần phải hiểu được rằng “b-boyin” trước hết và quan trọng nhất là một thể loại nhảy (“dance”). Nếu bạn không biết phải nhảy như thế nào thì bạn đang có một cơ hội tốt để không bao giờ tiến xa được thêm nữa trong “breakin”. Toprock cũng còn quan trọng hơn nhiều so với cái vai trò là “dẫn đường cho các “move” khác của bạn.”Bạn phải nhớ rằng “bboyin” đã ra đời từ một vài năm trước cả khi những bboy đầu tiên ( The Nigga Twins là cái tên thường sẽ được nhắc đến đầu tiên) đặt chân lên sàn nhảy. Vậy thì những người đó đã làm cái gì? Họ “toprock”. Về cơ bản thì điều này nghĩa là không có bất cứ một định nghĩa nào về “foundation” của “bboyin’” mà thiếu đi “Toprock” cả. “Toprock” thực sự là một con đường vô cùng chắc chắn để chỉ ra cho bạn biết thế nào là nhảy và thế nào để “rock a beat”. Nó đồng thời cũng là đoạn mở đầu cho bất cứ “throwdown” nào bạn sẽ làm, vì vậy với số đông bboy thì đây chính là ấn tượng đầu tiên họ có khi nhìn bạn nhảy. Bạn có thể có “Toprock” cùi mà có các chiêu “blow-up” tốt cũng được thôi…nhưng tại sao bạn lại muốn như thế? Hãy khiến cho cả cypher và những đối thủ khác phải chú ý đến bạn ngay từ lúc bắt đầu. Trong một tổ hợp, nếu như bạn muốn chứng tỏ rằng mình có tất cả mọi thứ thì để trở nên hoàn hảo – bạn CẦN “Toprock”.

Một chú ý trong “Rockin’ the Beat”: việc “Rockin’ the Beat” là nhiều hơn so với chỉ cần dậm chân đúng “snare” (nhịp). Đấy mới chỉ là phương diện cơ bản của vấn đề. Hiểu đơn giản thì “rockin’ the beat” có nghĩa là bạn diễn tả âm nhạc qua từng bước nhảy của mình. Tôi không ám chỉ rằng chỉ mỗi “drum” (nhịp trống) không mà là tất cả các yếu tố khác nữa. “Drum”, “bass”, “horn” (tiếng kèn), “lyrics” (lời bài hát), tất cả mọi thứ. Dù sao thì đối với những người mới bắt đầu… hãy chỉ quan tâm đến “snare drum” (nhịp trống) thôi. Đó là thứ duy nhất quan trọng khi bạn mới bắt đầu tập. Cũng là cách thông dụng nhất mọi người vẫn dùng để đánh giá xem một bboy có “on beat” hay không. Một khi bạn đã khá hơn thì có thể tiếp tục “rock” với “horn”, “bass”, “lyrics” cũng như tất cả mọi thứ khác nữa.

Cấu trúc của bài hát: gần như tất cả các bài hát ở “the West” (miền Tây nước Mĩ) khi được sáng tác đều được sử dụng nhịp 4/4 – có nghĩa là sẽ có 4 “beat” mỗi khuôn nhạc ( vậy 1 khuôn nhạc = 4 “beat”). Lấy bài hát “Dance to the Drummer’s Beat” của Herman Kelly và Life làm ví dụ.  Nhịp “drum” luôn lặp lại với mỗi khuôn nhạc như thế này BOOM---BIP-BOOM-BOOM-BIP (BOOM = “bass drum”, BIP = “snare”). Hãy lắng nghe cả bài hát và gật gù đầu theo nó. Nếu như bạn nghe đúng “beat” thì bạn sẽ nhận ra rằng thời điểm mình gật đầu sẽ đúng vào đoạn “hi-hat” (- tìm hiểu thêm về trống) của trống. Sự thay đổi trong giai điệu sẽ thường xảy ra sau mỗi 4 khuôn nhạc, điều này rất quan trọng vì nó giúp bạn chủ động hơn trong việc nhận ra sự thay đổi đó kể cả là bạn chưa từng nghe bài hát đó bao giờ. Giờ hãy nghe “Dance to the Drummer’s Beat” lại từ đầu, sau khi tiếng kèn đầu tiên cất lên thì bắt đầu đếm kĩ số “beat”. Nhớ rằng tôi đã nói là sự thay đổi diễn ra cứ 4 khuôn nhạc 1 lần. Thông thường, những sự thay đổi nhỏ sẽ ở sau 8 – 12 khuôn nhạc và những cái lớn hơn sẽ là sau 16 – 32. Khi bạn đang đếm “beat”, hãy để ý có tiếng piano bắt đầu từ khuôn số 32. 16 khuôn sau đó thì nhịp “bass” thay đổi và sau 16 khuôn nữa thì bắt đầu có tiếng chuông. Được rồi, thế là đã đủ 32 khuôn nhạc kể từ sau tiếng piano đầu tiên… và chúng ta đã biết được tất cả các loại nhạc cụ được chơi. Bạn có đoán được cái gì kế tiếp ở 32 khuôn nhạc sau không? Ừ… có giọng hát cất lên. Nếu như mà giờ bạn nhảy theo nó..bạn đang tập những bước “toprock” cơ bản.. thay đổi chúng sau tầm 32 khuôn nhạc và thêm vào những cử động tay phức tạp để bắt kịp với tiếng piano. Rồi thì có thể làm “skip step” vào đoạn tiếng chuông và diễn hay giả vờ hát nhép lại khi bắt đầu có giọng ca sĩ hát. Tôi biết tất cả những thứ này nghe thì có vẻ cực kì rắc rối, nhưng thành thật mà nói thì tôi chỉ muốn cho mọi người biết được đâu là cái cần nghe khi mà bạn chỉ đang nghe một bài hát chứ không phải nhảy theo nó.

Hãy học cách “hiểu” nhạc và “hiểu” khi nào có sự thay đổi về giai điệu xảy ra. Nếu bạn “học” các bản nhạc chứ không chỉ nghe chúng để giải trí lúc rảnh rỗi thì việc bạn có được “giác quan thứ sáu” trong “toprock” là điều hoàn toàn có thể. Biết được lúc nào để thay đổi “style” và lúc nào không nên kể cả khi bạn chưa từng nghe bản nhạc đấy bao giờ.

Vậy thì loại nhạc nào tôi nên dùng để luyện tập? Đầu tiên và quan trọng là bạn cần phải tập với “beat” chậm ( tầm 95 – 115 bpm). Tại sao lại phải chậm?

Bạn cần phải học cách để bắt được “beat”. Việc này thì đối với “beat” càng chậm thì càng dễ và nó sẽ tạo ra khoảng thời gian cực thoáng để bạn thực hiện các bước mà không cần phải vội vàng để theo kịp “beat”.

Để học được kĩ thuật một cách đúng đắn nhất thì bạn cần phải chậm trước xong mới đến nhanh.

Khi bạn tập theo “beat” càng chậm thì càng dễ để giữ cho “toprock” của bạn “loose” (thoải mái). Điều đó dựa trên thực tế là bạn chỉ cần bắt vào các “snare” và rồi có thể thư giãn chứ không cần phải vội vã hay ép buộc gì. Cứ theo tiến trình như thế thì sự thư giãn này sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn bắt đầu với các”beat” nhanh hơn.

Thêm nữa, bạn nên tập nhảy theo “FUNK”. Trong “Funk” có hàng tá các yếu tố như “horn”, giọng hát, sự thay đổi “beat” .v.v.. mà thường không xuất hiện trong các thể loại khác. Còn chưa kể đến việc “funk” chính là xương sống của “bboyin’ ”. Nếu không phải vì sự có mặt của “break” (- tên gọi của loại nhạc) trong các bài nhạc kia thì “bboyin” sẽ không tồn tại. Nghe nhạc “funk” sẽ giúp bạn thêm vào cho “toprock” của mình yếu tố “soul”.

Một vài bài ưa thích của tôi khi tập “toprock” (theo thứ tự nhanh dần)

"Baby Don't Cry" - Third Guitar"Rocksteady" - Aretha Franklin"Talkin' Loud and Sayin' Nothing" - James Brown"Mind Power" - James Brown"40 Days" - Billy Brooks"Rock Creek Park" - The Blackbyrds"Get Up, Get Into It, Get Involved" - James Brown"I Believe in Miracles" - Jackson Sisters"Come Down" - Beginning of the End"The Mexican" - Babe Ruth"Razor Blade" - Little Royal"Woman" – Barrabas.

Tất cả những bài trên đây đều có nhiều yếu tố để bạn có thể tập “rockin’ ” như là lời bài hát,”horn”, guitars .v.v.. một khi bạn đã quen với cơ bản “step on the snare” (bắt nhạc theo nhịp “snare”).

Tôi cũng khuyên nên thêm vào Uprock Essentials mixes bởi Pjay71. Mặc dù về mục đích chính là để tập “Uprock” (hoàn toàn KHÁC với “Toprock”), nhưng chúng vẫn vô cùng phù hợp để tập “toprock” và có hàng tá các yếu tố khác nhau để bạn có thể học thêm.

Phương pháp để tập “Toprock” – “Toprock” thực sự không đòi hỏi bất cứ một điều kiện bắt buộc gì. Nó không đòi hỏi phải căng thật mạnh phần cơ nào hay phải tự tìm ra một kiểu đà hay lực phức tạp nào đấy như “powermove”. Nhưng không có nghĩa là “toprock”  không có độ khó.

Bất cứ khi nào bạn tập, hãy bắt đầu bằng cách nhún nhảy trên phần mũi bàn chân giống như kiểu boxing, lắc đầu qua lại, thả lỏng vai, vung vẩy phần cánh tay, và chậm rãi bước chân theo nhịp “snare”. Đừng có ép buộc bản thân quá. Cũng đừng tập trung quá làm gì. Đừng bận tâm đến tay bạn hay cái gì khác. Đừng có quá quan tâm đến từng bước cụ thể làm gì. Hãy chỉ học cách để thư giãn và dẫm chân theo đúng nhịp “snare”. Khi nào mà bạn càng thoải mái thì cơ thể bạn sẽ tự nhiên biết rằng nó phải làm gì tiếp. Đến khi đầu bạn bắt đầu gật gù và người thì “rock” một cách tự nhiên thì bạn đã sẵn sàng để bắt đầu chình hướng cả cơ thể theo ý muốn của mình.

.

Thử và cố để quen với việc dùng ngón chân của mình càng nhiều càng tốt. “Toprock” của bạn cần phải trở nên thích ứng dễ dàng hơn và cần phải sẵn sàng để có thể di chuyển ngay tức khắc khi muốn, vì vậy việc tập cho mũi bàn chân là vô cùng quan trọng, như vậy bạn có thể giữ cho người nhún nhẩy liên tục và luôn sẵn sàng để thay đổi các bước khác nhau cho phù hợp với nhạc. Nó cũng giúp cho bạn có các bước “transition” (các bước nối, chuyển giữa các move) từ  “toprock” vào “footwork”, “flip”, “freeze” hay bất cứ thứ gì khác trở nên nuột hơn. “Toprock” bằng cả bàn chân sẽ trông chậm chạp và làm bạn trông như kiểu khổ sở lắm mới bước được.

Khi tập một bước cụ thể nào đấy, kĩ thuật là điều quan trọng nhất. Bạn nên cố để “master” về “technique” (kĩ thuật) hết mức có thể chứ không cần bận tâm đến “style” riêng vào lúc này. Một khi bạn đã “master” cả về kĩ thuật và cách để “rock the beat”, thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với “toprock” của mình và từ đó “style” sẽ từ từ phát triển một cách vô cùng tự nhiên. Điều tồi tệ nhất để nói với những người mới tập là bảo học hãy tự tìm “style” riêng cho mình. Đối với bản thân tôi, phải mất đến 6 năm mới có thể chạm đến cái gọi là “style” riêng và điều này chỉ xảy ra khi tôi đã tập được thành thục kĩ thuật. 3 năm đầu tiên trong quá trình tập của tôi gần như là lãng phí chỉ vì cố đi tìm “style” riêng chứ không phải là tập kĩ thuật.

“The Rock”. Đứng thẳng. Lắng nghe bài nhạc. Gật gù đầu theo “beat”. Gật mạnh hơn một chút nữa. Cử động vai của bạn cùng lúc với đầu. Giờ thì đến phần ngực. Cả phần thân trên của bạn phải chuyển động đồng đều với “beat”.

Đây chính là “the Rock” và nó là một yếu tố để định nghĩa “toprock” của bboy. Đấy là sự khác biệt so với “salsa”, “house”, “the hustle” hay “the charleston” (tất cả đều là tên của thể loại nhảy góp phần tạo cảm hứng cho các bước trong “toprock”). Một vài bước như “Charlie rock” hay “Latin rock”  đều được lấy trực tiếp từ các thể loại trên và có sự khác biệt rất nhỏ, ngoại trừ một điều cốt yếu. “The Rock”.  Nếu như bạn định tập trung vào một thứ chuyên biệt nào đấy khi tập “toprock” thì hãy tập trung vào việc làm sao để trở nên thoải mái hơn khi “rock”. Bạn không cần phải tỏ ra thế này thế kia, không cần phải trông giống như là đang cúi chào hay đập đầu kiểu nhạc rock, nhưng sự thoải mái vẫn là thứ cần phải có ở đây. Tôi đã học được rất nhiều về định nghĩa của “the rock” từ

Y-Not, xem những video của Y-Not là một cách rất hay để hiểu được ý mà tôi đang muốn diễn đạt.

Sự khác biệt giữa “steps” (bước) và “style” ( Y-Not (RSC) đã dạy cho tôi một phần rất lớn trong những gì mà tôi biết về “style”):

Một “step” là một cách chuyển động cụ thể nào đấy của chân. Giống như “Indian step”, “March/Sailor step”, “Latin Rock” .v.v.. Nó đơn giản chỉ là “chân này bạn đặt vào đây, chân kia bạn đặt vào chỗ khác.” Đó là kĩ thuật.

Còn “style” là cách mà chính bạn làm những “step” đó. Tôi không nói về “style” riêng. Cái tôi muốn nói là cái “style” mà ai cũng có thể làm được, chỉ là một cấp độ nhỏ mà bạn đặt lên trước “style” riêng của bạn và của các “step” mà bạn đang làm. “Style” thuộc dạng một khái niệm cấp cao hơn mà tôi muốn tránh đi sâu vào nó trước khi bạn có thể làm tốt các mặt kĩ thuật, “steps” và âm nhạc. 

Có thể lấy “character style” ra làm ví dụ, đấy là khi bạn đóng giả hay làm lại y hệt các cử chỉ, động tác của các nhân vật hoạt hình, các nhân vật quan trọng trong cuộc sống. Cụ thể hơn nữa thì như “Popeye style”, bạn sẽ cần gồng cơ ở bắp tay lên rồi đi lại với dáng vẻ hùng dũng giống như Popeye vẫn làm sau khi ăn rau chân vịt. Nhiều các bboy như Doknock hay một vài cái tên khác có “style” giống với các nhân vật có trong phim hoạt hình.

Một ví dụ khác là “style” có tên “Bo Staff” từ Brooklyn. Nó sẽ giống như kiểu bạn tiến ra, hành động như thể trong tay đang cầm một cây gậy dài, sau đó bẻ nó làm 2 và rồi bạn giả như đang chiến đấu với đối thủ bằng 2 đoạn của cây gậy.

Còn có thêm “Drunken Style” (túy quyền) và hàng tá các loại khác nữa cũng có thể đem ra làm ví dụ. Nhưng chính bạn cũng có thể tự tạo ra cho mình một “style” riêng nếu như bạn đã hoàn toàn “master” những yếu tố tôi nói ở trên.

“Tôi đã tập “toprock” được tầm _ tháng và trông nó chả ra gì cả” :

Hãy có cái nhìn rộng hơn về “toprock”

Cũng có nhiều người than phiền rằng : “toprock” của tôi thảm hại quá”, mà trong khi đó mới tập được có 6 tháng (thường thì còn ngắn hơn nữa). “toprock” không phải là một “move”. Nó không phải về các lực hay thực hiện một cách máy móc các bước như “powermove” hay “freeze”. Nó là về “attitude” (thái độ, tư thế, dáng dấp) và “style”. Điều này cần thời gian… rất nhiều thời gian. Như đã nói ở trên, tôi phải mất đến 3 năm mới hiểu được vấn đề là phải trở nên thoải mái hơn khi làm các “step”, và 6 năm để thực sự cảm thấy hạnh phúc khi làm chúng. Giờ thì tôi đã chạm đến cái mốc 10 năm, và vẫn còn thấy rằng “toprock” của mình còn rất nhiều khía cạnh để phát triển thêm nữa. Phần lớn các bboy làm được điều này đều nói là cảm thấy điều tương tự khi tôi nói chuyện với họ. Còn trung bình thì có vẻ như cần đến ít nhất 2 - 3 năm để người ta có thể tự coi “toprock” của mình thuộc loại tốt.

Việc bạn đọc được những điều này và cảm thấy thiếu tự tin vào bản thân là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng bboy không phải là thứ gì đấy bạn chỉ cần học trong có vài năm mà hiểu được hết vấn đề. Nó là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì. Nếu như bạn hỏi những người đã tập được hơn 10 năm thì họ vẫn sẽ nói với bạn rằng họ vẫn đang tiếp tục học thêm về bboy. Theo tôi điểm mấu chốt là bạn cứ tiếp tục tập luyện với sự thoải mái trong tinh thần và đừng để bản thân cảm thấy nhụt chí.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro