HPAGDQP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 1: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh quân đội và bảo vệ tổ quốc.

K/n chiến tranh: C/tranh là hiện tượng chính trị xh có tính l/sử có nguồn gốc sâu xa bắt nguồn từ chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX, là sự kế tục chính trị = 1 thủ đoạn khác (thủ đoạn bạo lực) of 1 g/c 1 nha nước nhất định

Nguyên tắc xây dựng  quân đội kiểu mới của Lê Nin:lê-nin kế thừa bảo vệ và phát triển li luận của cac mac,angen về quân đội và vận dụng thành công .

Trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp vô sản

Ngay sau khi cách mạng tháng 10 Nga thành công, các thế lực thù địch điên cuồng chống phá nước Nga xô viết. Để bảo vệ thành quả cách mạng, Lê-nin yêu cầu phải giải tán quân đội cũ và thành lập quân đội mới( Hồng quân) của giai cấp vô sản.Lê nin đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng quân đội kiểu mới: ĐCS lãnh đạo hồng quân tăng cường bản chất giai cấp công nhân: Đoàn kết thống nhất quân đội với nhân dân; chung thành với chủ nghĩa quốc tế vô sản; xây dựng chính quy; không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức; phát triển hài hòa các quân chủng, binh chủng; sẵn sang chiến đấu. Trong đó sự lãnh đạo của ĐCS là nguyên tắc quan trong nhất, quyết định đến sức mạnh, sự tồn tại, phát triển, chiến đấu, chiến thắng của Hồng quân.

Quân đội nhân dân VN mang bản chất của giai cấp  công nhân:

Với cương vị của người tổ chức lãnh đạo giáo dục và rèn luyện quân đội ta, chủ tịch HCM thường xuyên coi trọng bản chất giai cấp công nhân trong quân đội. Bản chất giai cấp công nhân liên hệ mật thiết với tính nhân dân trong tiến hành chiến tranh nhân dân chống thực dân đế quốc xân lược. Trong xây dựng bản chất giai cấp công nhân trong quân đội, chủ tịch HCM hết sức quan tâm đến giáo dục, nuôi dưỡng các phẩm chất cách mạng, bản lĩnh chính trị và coi đó là cơ sở nền tảng để xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện.

Quân đội NDVN được Đảng và chủ tịch HCM trực tiếp tổ chức lãnh đạo giáo dục và rèn luyện được nhân dân hết lòng yêu thương, đùm bọc, đồng thời được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của một dân tộc có hang ngàn năm văn hiến và lịch sử đấu tranh dựng nước gắn liền với giữ nước oanh liệt. Do đó ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình phát triển quân đội ta luôn thực sự là một quân đội kiểu mới mang bản chất cách mạng của giai cấp công nhân đồng thời có tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Người đã viết: “ Quân đội tat rung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sang chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của  Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”

Quan điểm của chủ nghĩa Mac-lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

a, bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yêu khách quan:

- Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp công nhân. Trong điểu kiện giai cấp tư sản nắm chính quyền, C-Mác và Ăngghen chỉ ra rằng: Giai cấp công nhân phải đấu tranh trở thành giai cấp dân tộc, khi ấy chính giai cấp công nhân là người đại diện cho Tổ quốc, họ có nhiệm vụ phải đầy lùi sự tấn công của bọn phản CM

- Xuất phát từ quy luật xây dựng CNXH phải đi đôi với quy luật bảo vệ TQ XHCN

- Xuất phát từ quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc. Le-nin chỉ ra rằng: Do quy luật phát triển khôg đều của chủ nghĩa xã hội có thể dành thắng lợi ko đồng thời ở các nước. Do đó trong suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là 2 chế độ xã hội đối lập nhau cùng tồn tại và đấu tranh với nhau hết sức quyết liệt

- Xuất phát từ bản chất âm mưu của kẻ thù và thực tiễn CM thế giới. Sự thắng lợi của CM XHCN, giai cấp tư sản trong nước tuy đã bị đánh đổ về mặt chính trị nhưng chúng vẫn chưua từ bỏ tham vọng muốn quay trở lại địa vị thống trị đã mất. Do đó chúng tím mọi cách liên kết với các phần tử phản động và chủ nghĩa TB bên ngoài hòng lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của giai cấp công nhân.

b. Bảo vệ tổ quốc XHCN là nghĩa vụ trách nhiệm của toàn dân tộc và toàn thể giai cấp công nhân, nhân dân lao động

c. Bảo vệ TQ XHCN, phải thường xuyên tăng cường tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển kinh tế xã hội

d. ĐCS lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Bài 2: XD nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân

Khái niệm QPTD :

QPTD là nền quốc phòng mang tính chất “của dân, do dân, vì dân”phát triển theo phương hướng toàn dân toàn diện độc lập tự chủ tự lực  tự cường và ngày càng hiện đại. kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước do nhân dân làm chủ nhằm giữ vững hòa bình ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc phản động bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN

Vị trí: Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa đẩy lùi đánh bại mọi âm mưu hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng TQ VN XHCN. Đảng ta đã khẳng định: “ Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng CNXH, chúng ta ko 1 chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng an ninh coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ”

Đặc trưng:

- Nền QPTD- ANND chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng

- Đó là nền quốc phòng an ninh vì dân của dân và do toàn thể  nhân dân tiến hành

- Đó là nền quốc phòng an ninh có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành

- Nền quốc phòng an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại

- Nền quốc phòng toàn dân gắn chặt với an ninh nhân dân

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc VN XHCN

- Xây dựng tiềm lực quốc phòng an ninh ngày càng vững mạnh:

Tiềm lực quốc phòng an ninh là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

+ Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần:

Tiềm lực chính trị tinh thần của nền quốc phòng toàn dân- an ninh nhân dân là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động tạo nên sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh

Biểu hiên: Ở năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý điều hành của nhà nước, ý chí quyết tâm của nhân dân, của các lực lượng vũ trang nhân dân. Sẳn sàng đáp ứng mọi yêu cầu thực hiện nhiệm vụ QP AN bảo vệ tổ quốc trong mọi đk hoàn cảnh tinh huống

Yêu cầu: xây dựng tinh yêu quê hương đất nước niền tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối với chế độ XHCN, xây dựng hệ thống chĩnh trị trong sạch vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, nâng cao cánh giác CM giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội. Thực hiện tốt giáo dục quốc phòng an ninh

+ Xây dưng tiềm lực kinh tế:

Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân là khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng an ninh

Biểu hiện: Được biểu hiện ở nhân lực, tài lực, vật lực của quốc gia có thể huy động cho quốc phòng an ninh và tính cơ động của nền kinh tế đất nước trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Tiềm lực kinh tế tạo sức mạnh vật chất cho nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác

Yêu cầu: Cần tập trung vào đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nên kinh tế độc lập, tự chủ. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phát triển công nghiệp, quốc phòng, trang bị kỹ thuật hiện đại cho quân đội và công an. Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với cơ sở hạ tầng quốc phòng không ngừng cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Có kế hoạch chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và duy trì sự phát triển của nền kinh tế.

+ Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ

Tiềm lực khoa học công nghệ của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là khả năng về khoa học công nghệ của quốc gia có thể khai thác huy động để phục vụ cho quốc phòng an ninh.

Biểu hiện: Ở số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất có thể huy động phục vụ cho quốc phòng an ninh và năng lực ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học có thể đáp ứng yêu cầu của quốc phòng an ninh

Yêu cầu: Phải huy động tổng lực các khoa học, công nghệ quốc gia trong đó khoa học quân sự an ninh làm nòng cốt để nghiên cứu các vấn đề về quân sự an ninh về sửa chữa cải tiến, sản xuất các loại vũ khí trang bị đồng thời phải thực hiện tốt các công tác đào tạo bồi dưỡng sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật

+ Xây dựng tiềm lực quân sự an ninh:

Tiềm lực quân sự an ninh của nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân là khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động tạo thành sức mạnh phục vụ cho nhiệm vụ quân sự an ninh cho chiến tranh.

Biểu hiện: Được biểu hiện ở khả năng duy trì và không ngừng phát triển trình độ sẵn sàng chiến đấu,năng lực và sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân nguồn dự trữ về sức người và sức của trên các lĩnh vực đời sống xã hội và nhân dân có thể huy động phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, an ninh cho chiến tranh

Ý nghĩa: Tiềm lực quân sự an ninh là nhân tố cơ bản là biểu hiện tập trung, trực tiếp sức mạnh quân sự an ninh của nhà nước giữ vai trò nòng cốt để bảo vệ tổ quốc trong mọi tình huống.

Yêu cầu: Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh cần tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện. Gắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quá trình tăng cương vũ khí trang bị cho các lực lượng vũ trang nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Bố trí lực lượng luôn đáp ứng yêu cầu chuẩn bị cho đất nước về mọi mặt, sẵn sang động viên thời chiến, tăng cường nghiên cứu khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân, bảo vệ tổ quốc hiện này và nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng an ninh nhân dân

Bài 4: Chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc VN XHCN

Câu 1: Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc

a, Mục đích đối tượng của chiến tranh bảo vệ an ninh Tổ quốc

- Mục đích của chiến tranh nhân dân

 Chiến tranh nhân dân VN là quá trình sử dụng tiềm lực của đất nước, nhất là tiềm lực của quốc phòng an ninh nhằm đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù với CM nước ta

Mục đích: Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa bảo vệ Đảng, nhà nước và nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa bảo vệ sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc bảo vệ an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa. Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

- Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc:

+ Đối tượng tác chiến: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động có hành động phá hoại, xâm lược lật đổ cách mạng, hiện nay chúng thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ để xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta và sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang, hành động quân sự can thiệp khi có thời cơ

+ Âm mưu thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta

Thực hiện đánh nhanh thắng nhanh, kết hợp tấn công quân sự từ bên ngoài và với hành động bạo loạn lật đổ từ bên trong đồng thời kết hợp với các biện pháp phi vũ trang để lừa bịp dư luận, lực lượng tham gia với quân đông, vũ khí trang bị hiện đại

Khi tấn công, thương trong giai đoạn đầu sẽ bao vây, phong tỏa, sau sử dụng hỏa lực đánh bất ngờ, ồ ạt

Khi tiến hành chiến tranh xâm lược, địch có điểm mạnh, điểm yếu sau:

Điểm mạnh: Có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế và tiềm lực, khoa học công nghệ, có thể cấu kết được với thực hiện phản động nội địa,thực hiện trong đánh ra ngoài đánh vào.

Điểm yếu: đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa chác chắn bị nhan loại phản đối.dân tộc ta có truyền thống yêu nước, chống xâm lược chắc sẽ làm  cho chúng ta bị tổn thất nặng nề, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của địch. Địa hình thời tiết nước ta phức tạp khó khăn cho địch sử dụng phương tiện

* Tính chất, đặc điểm của chiến tranh nhân dân VN bảo vệ tổ quốc

- Tính chất:

Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn diện lấy lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN

Là cuộc chiến tranh chính nghĩa tự vệ CM nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân và mọi thành quả của CM

Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại( về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự)

- Đặc điểm của chiến tranh nhân dân

+ Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, chúng ta tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc , nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, do vật chúng ta có thể tập hợp động viên và phát huy cao độ đông đảo được sức mạnh của toàn dân cả nước chung sức đánh giặc

+ Trong chiến tranh nhân dân ta phải bảo vệ được độc lập thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác cuộc chiến tranh mang tính chất độc lập, tự chủ, tự cường, dựa vào sức mạnh của chính mình nhưng đồng thời cũng được sự ủng hộ, giúp đỡ của cả loài người, tiến bộ trên toàn thế giới, tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia và quốc tế, dân tộc và thời đại để đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù.

+ Chiến tranh diễn ra khẩn trương, quyết liệt, phức tạp ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh.

+ Hình thái đất nước được chuẩn bị sẵn sàng, thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân được củng cố vững chắc có điều kiện để phát huy sức mạnh tổng hợp chủ động đánh địch ngay từ đầu và lâu dài.

* Quan điểm của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:

+ Tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực

Vị trí: Là quan điểm cơ bản, xuyên suốt thể hiện tinh thần nhân dân sâu sắc trong chiến tranh, khẳng định đây là cuộc chiến tranh của dân, do dân và vì dân với tinh thần đầy đủ nhất. Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.

Nội dung thể hiện: Trong điều kiện mới ta phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều để đánh thắng quân đội mạnh hơn ta gấp nhiều lần, Đảng ta ko chỉ dựa vào lực lượng vũ trang của toàn dân mà phải dựa vào sức mạnh của toàn dân tiến hành chiến tranh nhân dân , tòan dân đánh giặc.

+ Động viên toàn dân đánh giặc, chúng ta phải động viên và tổ chức quần chúng cùng lực lượng vũ trang nhân dân, trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù đánh địch bằng mọi vũ khí có trong tay bằng những cách đánh độc đáo, sáng tạo

+ Tiến hành chiến tranh toàn dân, đó là truyền thống đồng thời là quy luật giành thắng lợi trong chiến tranh của dân tộc ta chống kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta nhiều lân, tổ tiên ta đã tiến hành chiến tranh nhân dân để đánh thắng các triều đại phong kiến xâm lược cũng như dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược

- Biện pháp thực hiện:

+ Tăng cường giáo dục quốc phòng an ninh trong mọi tầng lớp nhân dân nhất là thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng

+ không ngừng chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện đặc biệt là chất lượng chính trị

+ Không ngừng nghiên cứu nghệ thuật quân sự, nghiên cứu các cuộc chiến tranh ở trên thế giới để phát triển nghệ thuật quân sự lên một tầm cao mới. Xây dựng tỉnh thành phố thành khu vực vững chắc

* Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt.

- Kẻ thù xâm lược của nước ta là nước lớn, có quân đông có trang bị vũ khí kỹ thuật cao có tiềm lực về kinh tế quân sự mạnh hơn ta nhiều lần. Chúng dựa vào sức mạnh quân sư, ưu thế áp đảo đối với ta để thực hiện đánh nhanh, giải quyết nhanh theo học thuyết tác chiến:  “ Không – bộ - biển “ nhằm đạt được mục đích chiến tranh xâm lược.

Vì vậy trước hết ta phải chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực đủ sức đánh được lâu dài, ra sức tạo thời cơ,  nắm vững thời cơ chủ động đối phó và giành thắng lợi trong thời gian cần thiết. Trên cơ sở đó ta mới dùng sức để rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng tốt. Ta kiến quyết ngăn chặn địch không cho chúng mở rộng để thu hẹp không gian của chiến tranh. Mặt khác cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để thắng địch trong điều kiện chiến tranh mở rộng

Bài 5: Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân VN

*Khái niệm: Lực lượng vũ trang nhân dân là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân VN dưới sự lãnh đạo của Đảng  và sự quản lý của nhà nước CHXHCNVN, có nhiệm vụ chiến đấu giành và giữ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả của cách mạng cùng toàn dân xây dựng đất nước. Là lực lượng xung  kích trong khởi nghĩa toàn dân dành chính quyền là lực lượng nòng cốt của quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.

- Nội dung chủ yếu của khái niêm: Là tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước CHXHCNVN

- Nhiệm vụ:

+ Chiến đấu giành và giữ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

+ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ những thành quả của CM.

+ Cùng toàn dân xây dựng đất nước

+ Là lực lượng nòng cốt trong khởi nghĩa dành chính quyền, xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân, chiến tranh nhân dân

* Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong

- Giữ vững và tăng cường sự lánh đạo của ĐCSVN với lực lượng vũ trang nhân dân

- Tự lực tự cương xây dựng lực lượng vũ trang.

- Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân lấy chất lượng là chính, lấy xây dựng chất lượng làm cơ bản:  Xuất phát từ quy luật chiến tranh nói chung và quy luật chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của chúng ta nói riêng. Quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua,  còn quy luật của chiến tranh giữ nước của dân tộc ta luôn phải đương đầu với kẻ thù hùng mạnh hơn vì vậy để đánh thắng địch ta phải mạnh hơn địch. Để mạnh hơn địch ta phải thể hiện bằng chất lượng, lấy chất lượng thắng số lượng đông của đối phương. Quan điểm này của Đảng ta kế thừa truyền thống lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh của tổ tiên. Xây dựng về chính trị làm cơ sở xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, là lực lượng nòng cốt đứng ở tuyến đầu của cuộc đấu tranh giai cấp gay go ác liệt đòi hỏi cán bộ chiến sĩ của lực lượng vũ trang nhân dân phải có tinh thần mưu trí sáng tạo bản lĩnh chĩnh trị vững vàng có lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, nhân dân và quân đội. Xây dựng lực lượng vũ trang lấy xây dựng về chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu trong chiến tranh nhân tố tự chủ tinh thần vô cùng quan trọng.

- Bảo đảm lực lượng vũ trang nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng thắng lợi

* Phương hướng và những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

-Phương hướng:

+ Xây dựng quân đội công an nhân dân theo hướng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại

+ Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu được huấn luyện và quản lý tốt bảo đảm khi cần có thể động viên nhanh chóng theo kế hoạch

+ Xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh rộng khắp, lấy chất lượng làm chính.

* Những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân:

+ Chấn chỉnh tổ chức biên chế: Tổ chức lực lượng vũ trang phải đạt được gọn, mạnh, sức chiến đấu cao.

+ Hiện nay tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân gồm:

~ bộ đội chủ lực, là lực lượng cơ động trên phạm vi cả nước và từng hương chiến lược có nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt địch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các địa bàn chiến lược quan trọng. Tổ chức lực lượng phải gọn, mạnh, cơ động có sức chiến đấu cao, bố trí gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong cả nước cũng như từng vùng chiến lược

- bộ đội địa phương, là lực lượng cơ động của từng địa phương

-  dân quân tự vệ

- bộ đội biên phòng

+ Nâng cao chất lượng huấn luyện giáo dục xây dựng và phát triển khoa học nghệ thuật quân sự.

+ Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí trang bị kỹ thuật của lực lượng vũ trang nhân dân

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ vũ trang nhân dân có phẩm chất, năng lực tốt

+ Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chính sách của Đảng, nhà nước đối với lực lượng vũ trang nhân dân

Bài 6: Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh .

1, Cơ sở lý luận của sự kết hợp

- Kinh tế quốc phòng an ninh là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia dân tộc độc lập có chủ quyền trong quá trình phát triển.

- Kinh tế quyết định tới nguồn gốc ra đời, mục đích sức mạnh của quốc phòng an ninh. Lợi ích kinh tế suy đến cùng cũng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn xã hội. Để giải quyết các mâu thuấn đoc phải có hoạt động quốc phòng anh ninh.

- Bản chất của chế độ kinh tế xã hội quyết định tới bản chất của     quốc phòng an ninh. Xây dựng sức mạnh quốc phòng anh ninh vì mục đích bảo vệ đem lại lợi ích cho mọi thành viên trong xã hội là do bản chất của chế độ XHCN quyết định.

2,  Nội dung kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh và đổi ngoại ở nước ta hiện nay.

a. Kết hợp trong xác định chiến lược phát triển kinh tế xã hội

b. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong phát triển các vùng lãnh thổ

Ý nghĩa: kết hợp phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố quốc phòng anh ninh theo các vùng lãnh thổ là sự gắn kết chặt chẽ, phát triển vùng kinh tế chiến lược, với xây dựng vùng chiến lược quốc phòng an ninh.

Yêu cầu: Các vùng chiến lược khác nhau có sự đầu tư xây dựng phát triển kinh tế quốc phòng khác nhau song việc kết hợp phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh ở các vùng lãnh thổ cũng như ở mỗi vùng tỉnh, thành phố phải được thể hiện trong những nội dung sau:

+ Kết hợp trong xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh của vùn cũng như trên địa bàn từng tỉnh, thành phố.

+ Kết hợp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, kinh tế địa phương với xây dựng các khu vực phòng thủ then chốt.

+ kết hợp trong quá trình phân công lại lao động của vùng, phân bố lại dân cư với tổ chức xây dựng, sản xuất bố trí lại lực lượng quốc phòng an ninh.

+ Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh tế với xây dựng các công trình quốc phòng quân sự.

+ Kết hợp xây dựng các cơ sở kinh tế vững mạnh toàn diện, rộng khắp với xây dựng các căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu cần kỹ thuật và hậu phương vững chắc cho mỗi vùng và các địa phương

c, Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu

1, Kết hợp trong công nghiệp

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của quốc gia cung cấp máy móc, nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác và cho chính nó cũng như công nghiệp quốc phòng, sản xuất sản phẩm tiêu dùng cho xã hội phục vụ suất khẩu, sản xuất ra vũ khí, trang thiết bị quân sự đáp ứng nhu cầu của quốc phòng an ninh

- Nội dung:

+ Kết hợp ngay từ đầu từ khâu quy hoạch, bố trí các đơn vị kinh tế của ngành công nghiệp. Bố trí một cách hợp lý trên các vùng lãnh thổ, quan tâm đến vùng sâu vùng sa, vùn kém phát triển, thực hiện CNH-HDH nông nghiệp, nông thôn.

+ Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng như cơ khí chế tạo, đóng tàu…

+ Phát triển công nghiệp quốc gia theo hương mỗi nhà máy, xí nghiệp vừa có thể sản xuất hang dân dụng, vừa có thể sản xuất hàng quân sự

+ Các nhà máy công nghiệp quốc phòng trong thời bình ngoài sản xuất ra hàng quân sự phải sản xuất hàng dân sự chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và suất khẩu

+ Mở rộng liên doanh, liên kết giữa các ngành công nghiệp nước ta( Bao gồm cả công ngiệp quốc phòng) với công nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới, ưu tiên ngành lĩnh vực có tính lưỡng dụng cao

+ Thực hiện chuyển giao công nghệ 2 chiều từ công nghiệp quốc phòng vào công nghiệp dân dụng và ngược lại

+ Phát triển hệ thống phòng không công nghiệp và phát triển lực lượng tự vệ để bảo vệ các nhà máy xí nghiệp trong thời  bình và thời chiến.

+ Xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp quốc gia phục vụ thời chiến, phục vụ thời chiến, thực hiện dự trữ chiến lược, các nguyên, nhiên vật liệu quý hiếm cho quân sự.

2, Kết hợp trong nông- lâm- ngư nghiệp

3, Kết hợp trong giao thong vận tải, bưu điện, y tế, khoa học công nghệ và giáo dục và xây dựng.

Bài 7: Nghệ thuật quân sự VN

1.Nội dung nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta

* Tư tưởng:

- Tích cực chủ động tiến công tiến công liên tục từ nhỏ đến lớn từ cục bộ đến toàn bộ từ từng địa phương lan tỏa đến toàn quốc, là yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi.

- Có tư tưởng tích cực chủ động tiến công với hành động tiến  công.

- Tích cực chủ động tiến công được thể hiện ở tinh thần cảnh giác tích cực chuẩn bị sẵn sang ứng phó với mọi tình huônngs giữ quyền chủ động đánh địch, chủ động tìm địch mà đánh.

* Kế sách:

- Khôn khéo mềm dẻo trong nghệ thuật đánh giặc là yếu tố cơ bản có tính quyết định thắng lợi trong chiến tranh giữ nước.

- Tránh chỗ mạnh đánh vào chỗ yếu.

- Tấn công liên tục từ nhỏ đến lớn từ cục bộ đến toàn bộ

- Vận dụng linh hoạt tư tưởng tích cực chủ động tấn công

- Tích cực chủ động tấn công ko có nghĩa là loại trừ phòng  ngự mà tổ tiên ta thực hiện “ phòng ngự thế công”

2. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc:

- Toàn dân đánh giặc là truyền thống và là nét độc đáo của nghệ thuật quân sự VN.

- Cả nước đánh giặc, đánh giặc rông khắp có lực lượng vũ trang của nhiều thứ quân làm nòng cốt ( quân triều đình, quân các phủ, lộ và dân binh làng xã)

- Thực hiện chia cắt bao vây, kéo mỏng lực lượng giặc ra mà đánh, đánh bằng mọi thứ vũ khí mọi quy mô với nhiều hình thức đa dạng làm cho giặc mệt mỏi lung túng “ tiến thoái lưỡng nam” sa lầy

- Biến chúng đông mà hóa it, mạnh mà hóa yếu

- Tạo ra thế có lợi cho ta nhằm phát huy sức mạnh toàn dân toàn diện, bám đất, bám làng, tìm giặc mà đánh

- Phát huy hết hiệu lực của cách đánh truyền thống nhỏ lẻ phân tán du kích và các loại vũ khí thô sơ của ta, hạn chế được ưu thế sức mạnh của địch

- Buộc định ko thể phát huy được cách đánh sở trường

3. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn lấy ít địch nhiều lấy yếu chống mạnh

- Dựa trên mối qh giữa thế và lực tạo thế có lợi, kết hợp “mưu thời thế lực”

- Nghệ thuật lập thế tạo thế trong chiến tranh là sản phẩm của nghệ thuật quân sự thế thắng lực.

- Sức mạnh của chiến tranh là sức mạnh tổng hợp, sức mạnh có sự chuyển hóa và phát triển chứ ko đơn thuần là sự so sánh tương quan lức lượng và phương tiện của mỗi bên tham chiến

- Đất nước ta đất ko rộng người ko đông trong lịch sử đánh giặc luôn phải đối đầu với những kẻ thù hung mạnh hơn ta gấp nhiều lần. ông cha ta lấy ít địch nhiều lấy nhỏ đánh lớn lấy yếu chống mạnh

4. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự ngoại giao binh vận:

- Quy luật trong chiến tranh là mạnh được yếu thua sức mạnh trong chiến tranh là sức mạnh tổng hợp có chuyển hóa và phát triển chứ ko đơn thuần là sự hơn kém về quân số, vũ khí trang bị cuuar mỗi bên tham chiến

- Để tạo ra sức mạnh thống nhất để tạo ra sứ c mạnh lớn nhất phải phát huy hết tiềm năng của con người và tiềm lực về vật chất,, phải kết hợp chặt chẽ các mặt trận đấu tranh: quân sự, ngoại giao, binh vận mỗi mặt trận có vai trò riêng phối hợp hỗ trợ lẫn nhau trong đó mặt trận quân sự có vai trò quyết định

* Cơ  sở hình thành nghệ thuật quân sự VN

1. Chủ nghĩa MLNin:

- Đảng CSVN  từ khi ra đời cho đến nay luôn lấy lí luận chủ nghĩa MLNin làm nền tảng tư tương và làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

- Là cơ sở để đề ra đường lối chủ chương trong chiến tranh giải phóng dân tộc cũng như bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay

2. Tư tưởng quân sự HCM

- Là sự tiếp thu va phát triển truyền thống đánh giặc của tổ tiên

- Là sự vận dụng linh hoạt lí luận chủ nghĩa MLNin và những kinh nghiệm quân sự của các nước trên thế giới vào thực tiễn cách mạng VN

- Tư tưởng quân sự HCM đã trở thành hệ thong tư tưởng quan điểm về qs đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật qs Vn từ khi có đảng lãnh đạo

3. Truyền thống nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên

- Đảng và nhân dân ta đã kế thừa những kinh nghiệm truyền thong nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên vào điều kiện cụ thể cảu chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc

- Những sử liệu quý trong kho tang nghệ thuật quân sự Vn là cơ sở để đảng ta vận dụng và kế thừa, phát triển hình thành phương châm phương thức cách đánh trong 2 cuôc kháng chiến chông pháp và mĩ.

* Khái niệm nội dung nghệ thuật quân sự VN từ khi đảng lãnh đạo

Khái niệm: nghệ thuật qs là lí luận thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh chủ yếu là đấu tranh vẽ trang gồm: chiến tranh qs, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. 3 bộ phận của nghệ thuật qs thong nhất, liên hệ chặt chẽ, tác động bổ sung cho nhau, trong đó chiến lược qs đóng vai trò quyết định chủ đạo chi phối nghệ thuật và chiến thuật, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật trở thành phương tiện tổng hợp những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra đồng thời tác động trở lại với chiến lược qs

+ Chiến lược qs

Khái niệm: chiến lược qs là lý luận thực tiễn đưa đất nước lực lượng vũ trang nhằm ngăn ngừa và sẵn sàng

Nội dung:

Xác định đúng kẻ thù, xác định đúng đối tượng chiến tranh

Đánh giá đúng kẻ thù.

Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc

Phương thức tiến hành chiến tranh: Tiến hành chiến tranh nhân dân sâu rộng kết hợp chặt chẽ tiến công và nội dậy, nội dậy và tiến công. Tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ để tiêu diệt địch tiến công địch bằng 2 lực lượng “ Chính trị và quân sự”. Đánh địch bằng 3 mũi giáp công “ Quân sự, chính trị và binh vận”. Tiến công địch trên cả 3 vùng: “Rừng núi, đồng bằng, đô thị “

4, Nghệ thuật chiến dịch:

Khái niệm: nghệ thuật chiến dịch là tổng thể các trận chiến đấu trong đó có các trận then chốt có tác động liên quan đến nhau chặt chẽ diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định dưới quyền chỉ huy thống nhất để nhằm hoàn thành nhiệm do chiến lược vạch ra

Sự hình thành phát triển chiến dịch VN được thể hiện ở các nội dung sau:

+ Nghệ thuật chiến dịch được hình thành trong kháng chiến chống thực dân Pháp

+ Chiến dịch mở màn đầu tiên là ở Việt bắc thu đông năm 1947

+ Kháng chiến chông Pháp quân ta mở trên 40 chiến dịch

5, Các loại hình chiến dịch: Chiến dịch tiến công, chiến dịch phản công, chiến dịch phòng ngự, chiến dịch tiến công tổng hợp, chiến dịch phòng không. Trong 5 chiến dịch tiến công là chủ yếu  

Quy mô chiến dịch: Trong 2 cuộc kháng chiến quy mô chiến dịch phát triển cả về số lượng và chất lượng cả về quy mô sử dụng lực lượng và địa bàn.

Cách đánh chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cách đánh chiến dịch của ta là cách đánh chiến tranh nhân dân, phát triển cao vận dụng cách đánh nhiều lực lượng kết hợp, nhiều quy mô tác chiên “ Đánh du kích, đánh trận địa phân tán và đánh tập trung hiệp đồng binh chủng” trong đó tác chiến hiệp đồng càng giữ vai trò chủ yếu trong 2 cuộc kháng chiến chiến dịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ do chiến lược đề ra.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro