hsxv

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HỒ SƠ XIN VIỆC BAO GỒM NHỮNG GÌ ?

$0Người lao động khi đi xin việc cần đem theo bộ hồ sơ xin việc bao gồm 1. 01 Đơn xin việc$0 $0

2. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận tại địa phương).$0 $0

3. Các văn bằng như : bằng TN, bằng Anh văn, vi tính,... đều phải công chứng.$0 $0

4. Giấy khám sức khỏe, chứng minh thư, bản sao hộ khẩu,... phải có công chứng.$0 $

05. 04 Hình 3 x 4.$0 $0* Nếu đi xin làm việc tại công ty nước ngoài, cần chuẩn bị hồ sơ :$0 $01. Application job$0 $02. Curriculim Vitae$0 $03. A Copy of certificate$0 $04. Picture 3 x4$0 $0Các bằng cấp không cần chứng thực, ngoài ra Application form nêu rõ những khả năng của mình, những kinh nghiệm đã làm phải nêu ra rõ trong đơn

đơn xin việc (có trong bộ hsơ ng ta bán rùi)

giấy khai sinh (photo công chứng)

giấy khám sức khoẻ (đi khám làm chục tờ vào)

sơ yếu lý lịch viết tay xin dấu địa phương (xin một lúc chục cái vào)

bằng tn ĐH (bản sao công chứng)

bảng điểm bản sao công chứng nếu cần

chứng chỉ ngoại ngữ tin học (bản sao công chứng nếu cần) -> cứ cho vào

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

THƯ XIN VIỆC

Vị trí ứng tuyển: Chuyên viên kỹ thuật

Kính Gửi: Ban giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Truyền thông - Truyền hình 

(Chị:Nguyễn Thùy Linh - Phòng nhân sự)

Tôi tên: VŨ CÔNG THAO

Sinh năm: 19xx

Địa chỉ: A - B - C

Đang tìm một công việc theo khả năng chuyên môn và mang lại nhiều cơ hội thăng tiến lâu dài, trong một lần tình cờ đọc trên trang Kiếm Việc trực tuyến về thông tin tuyển dụng của quý công ty, lúc đó tôi biết đến Công ty TNHH Công nghệ Truyền thông - Truyền hình.

Sau một thời gian tìm hiểu qua kênh thông tin [Only registered and activated users can see links] , Tôi nhận thấy lĩnh vực mà công ty đang hoạt động là một lĩnh vực rất phù hợp với khả năng và sự hiểu biết của tôi.

Với mong muốn được nghiên cứu tìm hiểu thêm về kiến thức điện tử - viễn thông và đặc biệt là về lĩnh vực truyền hình mà công ty đang hoạt động và nghiên cứu cung cấp giải pháp và tích hợp ở Việt Nam, cũng như tạo cho mình một cơ hội mới. Nay tôi viết đơn này gửi đến quý công ty với nguyện vọng được vào làm việc tại Công ty TNHH Công nghệ Truyền thông - Truyền hình, Vị Trí: Chuyên viên kỹ thuật.

Với những kinh nghiệm có sẳn cộng với niềm đam mê công việc về lĩnh vực truyền Hình, tôi tin rằng mình sẽ đảm nhiệm tốt vị trí này.

Rất mong được sự quan tâm xem xét của Ban Lãnh Đạo Công Ty để tôi có cơ hội làm việc tại đây!.

Mọi thông tin về bản thân cũng như để quí công ty xét tuyển tôi xin gửi file lý lịch ứng viên đi kèm! ([Only registered and activated users can see links]!)

Xin chân thành cảm ơn!.

Kính thư,

Vũ công Thao

Di động: 090xyyyxxx

Địa chỉ: A - B – C

Ngày nay, khi thư điện tử, tin nhắn và Powerpoint đang thống trị chữ viết thì khả năng viết tay lại chính là “vũ khí” giúp chúng ta tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Một khảo sát về thái độ của nhà tuyển dụng với kỹ năng viết tay của ứng viên cho kết quả:

-          Một nửa các công ty cho biết kỹ năng viết tay tốt sẽ giúp ứng viên giành được điểm số cao.

-          Đa số công ty nói rằng một bức thư xin việc viết tay kém là nguyên nhân họ không tuyển dụng ứng viên đó.

-          Các công ty Mỹ đã phải chi đến 3,1 tỷ đô la hàng năm để nâng cao khả năng viết tay cho công nhân viên.

Một bức thư xin việc viết tay vẫn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

-          Không viết tắt: Viết tắt trong đơn xin việc khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn cẩu thả và thiếu tôn trọng người đọc, bạn không nghiêm túc với cơ hội xin việc này.

-          Màu mực truyền thống: Bạn có thể sử dụng màu xanh hoặc đen. Đừng choe choét với các gam màu nóng, rực rỡ như một lá thư kết bạn.

-          Dùng một loại mực và một loại bút: Tất nhiên, không nhất thiết phải lôi kéo sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng những cái titre đầu đỏ chói, được gạch chân hay đánh hoa thị. Tốt nhất, bạn nên sử dụng bút máy thay vì bút bi.

-          “Vở sạch chữ đẹp”: Lời răn của cô giáo tiểu học cho đến giờ vẫn không thừa đâu. Chả ai đủ kiên nhẫn ngồi “dịch” một lá thư xin việc viết bằng thứ chữ bác sĩ, tẩy xóa lung tung và nhòe mực.

-          Không nhất thiết phải theo form chung: Không giống như lá đơn đánh máy, lá đơn viết tay cho bạn nhiều cơ hội sáng tạo và thể hiện mình hơn. Bạn có thể viết theo những gì bạn nghĩ, nhưng cần tuân thủ những quy tắc chung và đừng quá sáng tạo đến lố bịch.

-          Giấy trắng A4: Đừng gửi cho nhà tuyển dụng một lá thư viết bằng giấy nền hoa chìm, có hương thơm; cũng đừng làm họ bật cười với một lá thư viết trên trang vở kẻ ô ly của học sinh tiểu học. Giấy trắng, khổ A4 là sự lựa chọn tối ưu.

Đơn xin việc của bạn có thể là mối liên lạc đầu tiên cho công ty. Công ty sẽ căn cứ vào đơn xin việc để quyết định bạn có phải là ứng cử phù hợp cho vị trí họ cần, và họ sẽ mời bạn tới phỏng vấn.

Vì vậy cần phải cẩn thận khi soạn đơn xin việc, bạn phải soạn đơn sao cho các thông tin phải rõ ràng và dễ đọc.

Bạn nên in đơn ra giấy kích cỡ phù hợp. Không nên dùng giấy tập cũ. Cố gắng soạn đơn xin việc một cách chuyên nghiệp bằng cách đánh máy hay bằng máy tính. Bạn nên ghi file vào đĩa mềm. Cách này sẽ giúp bạn năng động hơn khi bạn soạn các đơn xin việc khác.

Có rất nhiều cách viết đơn xin việc. Sau đây là một cách:

Bắt đầu là địa chỉ, số điện thoại liên lạc của bạn, và ngày viết đơn. Tên người bạn gửi đơn luôn phải là người có tên trong quảng cáo tuyển dụng. Nếu không có chi tiết tên người tuyển dụng, bạn cần viết lời chào cho phù hợp.

Nội dung :

* Viết về công việc, bạn đã thấy thông báo tuyển dụng ở đâu và khi nào

* Trình bày bất cứ thông tin nào về công việc bạn làm trước đây. Nếu bạn đã từng làm việc tương tự như việc đang tuyển dụng, hãy chắc chắn bạn trình bày việc này và nhấn mạnh về điều đó để gây chú ý.

* Cuối thư, bạn nên có các thông tin liên lạc của bạn, gồm cả số điện thoại liên lạc, địa chỉ email vv...

* Sau cùng bạn nên giải thích tại sao bạn là ứng cử phù hợp với công việc. Hãy làm cho người đọc có ấn tượng về bạn.

* Ký tên rõ ràng và tên đầy đủ của bạn ở dưới chữ ký nếu bạn gửi thư tay. Các thư được gửi bằng đường điện tử thường không cần ký trừ khi khi phải scan. Sau khi gửi thư điện thử, bạn có thể đồng thời gửi thư tay nếu người tuyển dụng yêu cầu. Nhưng phần lớn họ không yêu cầu điều này.

Luôn ghi nhớ:

* Trước khi viết đơn xin việc, bạn hãy cố gắng tìm hiểu về việc làm đó càng nhiều càng tốt.

* Hãy chuẩn bị những điều bạn sẽ viết trong đơn.

* Hãy viết đi viết lại nhiều lần cho đến khi bạn bằng lòng với nội dung đơn.

* Hãy chắc chắn bạn phải viết đúng ngữ pháp và kiểm tra chính tả vì người ta sẽ tìm ra nếu bạn viết lỗi.

* Soạn đơn bằng cách đánh máy hoặc bằng chương trình soạn thảo trên máy tính, nếu không bạn có thể viết tay thật đẹp. Cách trình bày trong đơn rất quan trọng.

* Hãy dùng loại giấy phù hợp để viết đơn.

* Nếu có thể, bạn gửi kèm với các thư giới thiệu và bằng cấp chứng chỉ liên quan. Giữ tất cả bản gốc. Nhưng đơn xin việc bạn phải gửi bản gốc, không gửi bản copy.

* Hãy thông báo với những người viết thư giới thiệu là bạn đang xin việc và với công ty nào. Người tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với họ trước khi quyết định mời bạn phỏng vấn.

* Luôn giữ một bản copy đơn xin việc của bạn.

* Phô tô vài bản lý lịch của bạn để mỗi lần gửi đơn xin việc bạn có thể kèm một bản lý lịch. Nếu có thể, hãy điều chỉnh lại lý lịch cho phù hợp với công việc bạn đang xin.

* Luôn cập nhật lý lịch của bạn.

Mẫu đơn xin việc :

(tên và địa chỉ của bạn)

Ngày....

(Tên và địa chỉ công ty bạn gửi đơn)

Thưa.......

Tôi gửi đơn này xin vào vị trí (tên vị trí) quảng cáo trên báo (trên báo và ngày).

Tôi đã tốt nghiệp đại học với bằng (tên bằng cấp) tại trường (tên trường). Tôi đã học các môn (tên môn học) và đạt kết quả (chi tiết kết quả để thu hút sự chú ý của người tuyển dụng). Hiện nay tôi đang làm (chi tiết việc bạn đang làm) (nếu hiện nay bạn không làm việc, hãy trình bày các công việc trước kia bạn đã làm). Tôi mong muốn tìm một công việc lâu dài và tôi có thể sử dụng các kiến thức tôi mới học.

Tôi xin gửi kèm lý lịch.

Tôi rất tự tin với trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc của mình, tôi có thể thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả và tôi có thể sẵn sàng phỏng vấn vào bất cứ lúc nào tiện cho ông/bà. Ông/bà có thể liên lạc với tôi qua (điện thoại liên lạc của bạn và địa chỉ email nếu có).

Kính thư,

***

Một đơn xin việc tốt, gây ấn tượng, lập tức làm cho người đọc bị cuốn hút, tò mò và muốn tiếp xúc với người viết nó. Nhà tuyển dụng không có thời gian đọc một lá đơn dài lê thê.

Họ sẽ thiếu thiện cảm nếu lá đơn trình bày xấu, viết sai chính tả và văn phạm. Lá đơn dù ngắn, song bạn cũng phải chứng minh là mình có hiểu biết về tổ chức, doanh nghiệp mà mình xin việc.

Cuối cùng, bạn phải ghi đúng tên người nhận. Ví dụ: Ông (bà X), Giám đốc nhân sự hoặc Trưởng phòng nhân sự. Tuyệt đối tránh cách viết: Kính gửi Xí nghiệp A, B... Viết như thế, nhiều khả năng đơn của bạn sẽ nằm lại ngăn kéo của bộ phận văn thư, hành chính.

Hình thức và nội dung một lá đơn xin việc thế nào?

Chỉ bao hàm trong một tờ giấy khổ A4. Nếu chữ viết của bạn đẹp, nên viết tay. Đó cũng là cách khoe ưu điểm của mình. Còn nhìn chung nên dùng máy tính, với cỡ chữ 13 hoặc 14.

Về nội dung, đơn xin việc giống như một bài văn, gồm 3 phần: mở, thân và kết.

Mở: Trình bày tại sao bạn lại biết có thông tin tuyển dụng của quý cơ quan. Chứng minh là mình hiểu về cơ quan ấy và trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của mình phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Thân: Nói rõ về học vấn, tay nghề và kinh nghiệm của mình, cũng như những lợi ích mà mình có thể đóng góp cho doanh nghiệp.

Kết: Xin được gặp người có trách nhiệm tuyển dụng để được trao đổi thêm hoặc dự phỏng vấn.

Bạn nên nhớ viết ngắn gọn, đủ ý, trình bày đẹp, sạch sẽ. Ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động. Địa chỉ người nhận rõ ràng.

***

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc

…………………….

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gởi: Ban lãnh đạo công ty XX

Tôi được biết quí công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở vị trí thông phiên dịch tiếng Nhật kiêm trợ lý Tổng Giám Đốc qua quảng cáo trên báo ABC đăng ngày xx/x/2006. Đây chính là công việc rất phù hợp với khả năng và kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình học tập và làm việc từ trước đến nay của tôi.

Thông qua mẫu quảng cáo, tôi được biết vị trí quí công ty đang tuyển dụng đòi hỏi kĩ năng nghe nói đọc viết tiếng Nhật, tiếng Anh tốt, sử dụng vi tính văn phòng thành thạo, cũng như khả năng tự tin trong giao tiếp. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học XX, khoa tiếng Nhật, trong đó các môn tiếng Nhật, tiếng Anh và vi tính văn phòng đã được chú trọng và đầu tư hàng đầu. Ngoài ra, về tiếng Nhật, tôi còn có điều kiện phát triển toàn diện mọi kĩ năng trong thời gian du học ở trường Đại học XX, Nhật Bản, và trong thời gian làm các công việc bán thời gian có sử dụng tiếng Nhật.

Tôi cũng hiểu ngoài những yêu cầu trên, vị trí quí công ty đang tuyển dụng còn đòi hỏi người có tinh thần đoàn kết, hòa đồng với tập thể, cũng như có khả năng làm việc trong môi trường có áp lực cao. Đây chính là những kĩ năng mà tôi đúc kết được qua quá trình học tập, làm việc từ trước đến nay ở Việt Nam cũng như ở Nhật Bản.

Vì những kĩ năng, kinh nghiệm nêu trên, tôi tin rằng tôi có thể đáp ứng được yêu cầu của quí công ty. Tôi cũng xin cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của quí công ty và hoàn thành tốt công việc được phân công.

Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ xin việc này, xin vui lòng liên lạc số điện thoại 0988xxxxxx.

Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào.

Tp.HCM, ngày… tháng… năm 2006.

     Người làm đơn:

 ***

Và đưới đây là một đơn mẫu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc 

………………………

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gởi: Ban lãnh đạo công ty lương thực Tp.HCM.

Tôi được biết quí công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàng, và vị trí quí công ty đang tuyển dụng đòi hỏi sự năng động, vui vẻ, nhạy bén và sáng tạo, nhiệt tình và trung thực, kĩ năng thiết lập giao dịch, khả năng tự tin trong giao tiếp.

Tôi hiện là sinh viên năm thứ hai, ngành “Khoa học bảo hộ lao động” (Hệ ĐH chính quy), khoa “Môi trường và Bảo hộ lao động” của trường đại học Tôn Đức Thắng. Trong quá trình học tập, tôi đã cố gắng phát triển toàn diện các kĩ năng giao tiếp và học hỏi, tham gia rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt trong môi trường đoàn, hội sinh viên, đúc kết kinh nghiệm trong thời gian làm các công việc bán thời gian.

Tôi hiểu ngoài những yêu cầu trên, vị trí quí công ty đang tuyển dụng còn đòi hỏi người có tinh thần đoàn kết nội bộ và hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình làm việc, hòa đồng với tập thể, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, cũng như có khả năng làm việc trong môi trường có áp lực cao. Đây chính là những kĩ năng mà tôi đúc kết được qua quá trình học tập, làm việc từ trước đến nay.

Vì những kĩ năng, kinh nghiệm nêu trên, tôi tin rằng tôi có thể đáp ứng được yêu cầu của quí công ty. Tôi cũng xin cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của quí công ty và hoàn thành tốt công việc được phân công.

Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ xin việc này, xin vui lòng liên lạc số điện thoại 0976 520 210.

Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào.

Tp.HCM, ngày 18 tháng 07 năm 2009.

       Người làm đơn:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----o0o-----

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: Ban tuyển dụng Công ty TNHH DOT VN

Tôi tên là: Hoàng Thị Ái Nhân - Sinh ngày: 07/04/1984

Quê quán: Câu Nhi – Hải Tân – Hải Lăng – Quảng Trị

Hiện ở tại: Tô Hiệu - Hòa Minh - Liên Chiểu - Đà Nẵng

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Công nghệ thông tin - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, tốt nghiệp khóa 2008.

Tôi được biết công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở vị trí: Nhân viên kỹ thuật. Đây là công việc rất phù hợp với khả năng và kinh nghiệm được đúc kết qua quá trình học tập và một năm kinh nghiệm làm việc của tôi. Vậy tôi viết đơn này kính trình lên công ty để xin được tuyển dụng.

Sau quá trình học tập và một năm làm việc trong ngành công nghệ thông tin, tôi đã có những kỹ năng, kinh nghiệm trong thiết kế, lập trình website, phần mềm ứng dụng bằng các ngôn ngữ như PHP, .Net, ... với các cơ sở dữ liệu MySql, Postgres, MS SQL,... và các kiến thức về mạng như: CCNA, MCSA, domain, hosting; Am hiểu sâu về Internet cũng như về kinh doanh thương mại điện tử, giao tiếp với khách hàng qua Internet hoặc trực tiếp; Quản trị và biên tập bài viết cho website.

Ngoài các kiến thức chuyên môn, tôi còn là người có tinh thần đoàn kết, hòa đồng với tập thể, có khả năng làm việc độc lập cũng như theo nhóm trong môi trường có áp lực cao.

Vì những kĩ năng, kinh nghiệm nêu trên, tôi tin rằng mình có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty. Tôi cũng xin cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của công ty và hoàn thành tốt công việc được phân công.

Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ xin việc này, xin vui lòng liên lạc: Điện thoại: 0988 522 729

 Email: [email protected]

Tôi xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào!

                                      Đà Nẵng, ngày 09 tháng 12 năm 2009

                                                Người viết đơn

                                                Hoàng Thị ái Nhân         

Những điều cần biết khi đi xin việc

Bước 1: Xác định được cơ hội việc làm. Bạn có thể tìm địa chỉ tuyển trên báo chí, đài truyền hình, các trung tâm giới thiệu việc làm. Ngày hội việc làm hay trong quan hệ cá nhân, cơ quan bạn thực tập. 

Bước 2: Phân tích công việc xem có phù hợp với mình không. Đọc kỹ mọi chi tiết về vị trí công việc hoặc hỏi người có kinh nghiệm. Cần phải tìm hiểu về cơ quan tuyển dụng trên niên giám điện thoại hoặc tổng đài 1080, nhưng tốt nhất là catalô của chính họ. 

Bước 3: Phân tích bản thân mình xem có phù hợp với công việc không. Tìm hiểu xem kiến thức, sở thích, tính cách, các điểm mạnh yếu, có đáp ứng được công việc không. Phải hết sức khách quan ở khâu này. 

Bước 4: Làm hồ sơ xin việc. 

Luôn phải dự trữ nhiều bộ hồ sơ khi cần xin việc tại các cơ quan khác nhau. Trên máy lưu mỗi hồ sơ vào một file riêng để dễ tìm, dễ nhớ. 

Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh, (nếu có yêu cầu). 

Đơn xin việc phải đánh máy (Ms. word), dùng kiểu chữ thống nhất trên A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc; tình trạng hiện tại của bản thân; sự quan tâm đến vị trí dự tuyển; mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ. 

Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ. 

Bước 5: Gửi hồ sơ xin việc 

Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến nộp, ở xa dùng thư bảo đảm. 

Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng xem hồ sơ của mình đã tới chưa. Kiểm tra, nếu bị thất lạc chuẩn bị ngay hồ sơ khác để khỏi mất cơ hội. 

Bước 6: Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các bước chuẩn bị sau

- Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận. 

- Phải biết mình gặp ai (tên chức vụ của họ). 

- Tốt nhất, từ hôm trước nên ghé qua địa chỉ tuyển dụng để hôm sau khỏi phải tìm. 

- Quan tâm đến tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng (nên dùng thời trang công sở). 

- Đọc kỹ hồ sơ xin việc, các văn bằng, thư giới thiệu. Dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể gặp. Nên "thực tập" trước với các bạn. 

- Để đối phó với những tình huống không dự kiến, phải bình tĩnh, nhanh nhẹn. Ví dụ: nếu người phỏng vấn hỏi về nhược điểm của bạn, bạn nên trả lời những nhược điểm nhỏ, ít ảnh hưởng đến công việc. Nếu được hỏi về mức lương thì bạn nên đưa ra một khoảng nào đó phù hợp. 

Bước 7: Tham dự phỏng vấn 

Đến sớm 20 phút để đề phòng những tình huống bắt trắc. Nếu phải chờ, nên tìm chỗ ngồi dễ nghe gọi tên, không nên uống nhiều nước hoặc nói chuyện quá ồn, tránh nghe điện thoại di động. 

Để tạo ấn tượng ban đầu, bạn nên bắt tay, lễ độ... Chỉ ngồi khi được mời. Ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn đồng hồ hoặc nhìn láo liên. Bình tĩnh; không trả lời hấp tấp hoặc làm ra vẻ hài hước; không tỏ ra tự kiêu và dùng tiếng lóng. Có thể hỏi lại những câu hỏi không hiểu, luôn kiểm soát để tránh trả lời mâu thuẫn. Khi có cả nhóm người phỏng vấn, nói để mọi người đủ nghe, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi. 

Nên nhớ rằng, hình ảnh luôn được coi trọng là có trình độ, trung thực, tự tin, có trách nhiệm, năng động, yêu công việc. 

Bước 8: Sau phỏng vấn: 

Viết thư cảm ơn về buổi phỏng vấn. Có thể gọi điện hỏi kết quả, thể hiện nhiệt tình và nhắc lại tên mình. 

Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn. 

Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội lần sau. 

Điều bạn luôn ghi nhớ là hãy luôn tự khẳng định "tôi có thể làm được". 

1. Tránh viết tắt

Những từ viết tắt thường được coi là thiếu chuyên nghiệp và gây khó chịu. Không có gì tồi tệ hơn khi phải đọc một hồ sơ xin việc đầy rẫy những câu văn cụt lủn hay các từ viết tắt.

Nên nhớ, một lá đơn xin việc hoàn toàn khác với một tin nhắn văn bản, vì vậy bạn hãy sử dụng từ ngữ và câu cú cho đúng ngữ pháp.

2. Thêm thông tin cá nhân không cần thiết

Nên tránh đề cập những gì liên quan đến sở thích và lợi ích cá nhân. Những thông tin không liên quan đến công việc dự tuyển thì không nên đưa vào nội dung đơn (ví dụ như cân nặng, chiều cao, màu mắt… tất nhiên điều này chỉ cần thiết khi bạn xin gia nhập… đội bóng rổ).

Đừng để người tuyển dụng có “lý do” loại bỏ bạn ngay từ khi đọc đơn xin việc của bạn chỉ vì những đặc điểm ngoại hình không hợp với họ.

3. Đừng trang trí đơn xin việc với những ảnh đồ họa/ tranh minh họa

Nhiều người cho rằng để được chú ý họ cần phải biến lá đơn xin việc của mình thành một “tác phẩm nghệ thuật”. Quan điểm này là sai lầm và thậm chí còn phản tác dụng, bởi nó có thể khiển người tuyển dụng coi bạn là nghiệp dư và thiếu nghiêm túc.

Xét cho cùng, nhà tuyển dụng chỉ muốn thấy kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích mà bạn đã đạt được, chứ đâu cần quan tâm đến lá đơn của bạn được trang trí như thế nào.

4. Tránh bộc lộ sắc thái tiêu cực

Đừng bao giờ bộc lộ sắc thái tiêu cực trong lá đơn xin việc của bạn. Nếu bạn từ bỏ công việc trước đây vì bạn ghét sếp cũ, đó là chuyện riêng của bạn. Đừng cố biện hộ, giải thích điều này vì trong lá đơn xin việc không thể đủ chỗ cho bạn trình bày đầy đủ lý lẽ xác đáng.

Hãy nhớ, mục đích của một lá đơn xin việc là để quảng bá khả năng của bạn. Đừng để người ta loại bạn ngay từ khi đọc thấy thái độ tiêu cực của bạn trong lá đơn xin việc.

5. Thiếu mốc thời gian cụ thể

Đừng bắt người đọc phải phỏng đoán. Đây sẽ là nguyên nhân làm mất điểm của bạn ngay từ khi bạn nộp đơn xin việc.

Hãy thêm các mốc thời gian cụ thể vào lá đơn. Chẳng hạn như: Bạn học Phổ thông vào năm nào? Bạn học đại học bao lâu? Bạn tốt nghiệp khi nào? Bạn gắn bó với công việc hiện tại trong bao lâu?...

Đừng để cho người đọc hồ sơ của bạn phải tự thắc mắc những điều này. Nếu không, ngay lập tức, đơn xin việc của bạn sẽ được “nằm gọn” ở thùng rác.

Hãy cố gắng trình bày đơn xin việc một cách xúc tích, liền mạch và không có những khoảng trống về thời gian. Lưu ý, đừng chỉ đề cập đến các năm khi bạn cần làm rõ khoảng thời gian: Ví dụ khi bạn nói: “tôi làm việc ở Mc Donalds từ năm 2006 đến 2008”, điều này thật khó xác định là trong bao lâu? Vì thế bạn cần nhấn mạnh rằng bạn đã làm việc ở đó 3 năm từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2010; hay chỉ làm trong hơn 1 năm, từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010?

6. Tránh viết dài dòng

Những lá đơn xin việc dài dòng dễ khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm. Hãy nhớ, những người đọc lá đơn xin việc của bạn thường không có đủ kiên nhẫn, nhất là khi họ phải cùng lúc đọc hàng trăm lá đơn. Bạn hãy viết vừa đủ là khôn ngoan nhất.

7. Không có thành tích, kinh nghiệm nổi bật

Rất nhiều trường hợp, ứng viên đã bỏ qua những chi tiết quan trọng nhất đối với một lá đơn xin việc, đó là những thành tích và kinh nghiệm nổi bật của mình.

Khi nhiều ứng viên dự tuyển vào cùng một vị trí công việc thì yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng phân biệt giữa một ứng viên xuất sắc và một ứng viên bình thường chính là những thành tích và kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự tuyển.

Hãy để nhà tuyển dụng hiểu rằng, bạn sẽ trở thành tài sản quý giá đối với công ty, khi bạn từng mang lại những giá trị đích thực cho công ty cũ.

Nêu ra được những kinh nghiệm và thành tích nổi bật của bạn chính là con đường ngắn nhất để lá đơn xin việc của bạn được xếp vào danh sách ứng viên hàng đầu của nhà tuyển dụng.

8. Loại bỏ các thông tin (thành tích) không phù hợp trong đơn xin việc

Mọi người ai cũng tự hào về những thành tích họ đạt được trong cuộc đời. Về thứ 2 trong nội dung chạy nước rút 100m vào năm đầu tiên của thời phổ thông chẳng hạn, nhưng thành tích này có phù hợp với nội dung lá đơn xin việc của mình không? Nó có làm tăng giá trị của bạn không? Hãy cân nhắc kỹ khi bạn muốn đưa “thông tin bổ sung” này vào lá đơn xin việc.

9. Tránh lỗi ngữ pháp và đánh máy

Trên thực tế, trung bình cứ 5 ứng viên là có 1 người mắc lỗi nghiêm trọng kể trên và đó sẽ là những lá đơn bị loại đầu tiên. Vì vậy bạn hãy kiểm tra chính tả, lỗi ngữ pháp thật kỹ, thậm chí bạn nên nhờ người khác đọc và rà soát hộ trước khi đưa đi nộp lá đơn này.

10. Tránh viết chung chung, đại khái

Có thể bạn nghĩ rằng việc dùng các tính từ như: “siêng năng”,“tỉ mỉ”, hoặc“cần cù” để miêu tả bản thân là một cách thông minh và an toàn, nhưng thực ra những tính từ đó được xem là các từ chung chung, đại khái.

Vì vậy bạn hãy tìm những từ cụ thể hơn để đáp ứng yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn.

(HTH)

Người lao động khi đi xin việc cần đem theo bộ hồ sơ xin việc bao gồm :

1. 01 Đơn xin việc

2. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận tại địa phương).

3. Các văn bằng như : bằng TN, bằng Anh văn, vi tính,... đều phải công chứng.

4. Giấy khám sức khỏe, chứng minh thư, bản sao hộ khẩu,... phải có công chứng.

5. 04 Hình 3 x 4.

* Nếu đi xin làm việc tại công ty nước ngoài, cần chuẩn bị hồ sơ :

1. Application job

2. Curriculim Vitae

3. A Copy of certificate

4. Picture 3 x4

Các bằng cấp không cần chứng thực, ngoài ra Application form nêu rõ những khả năng của mình, những kinh nghiệm đã làm phải nêu ra rõ trong đơn.

Hồ sơ xin việc năm 2012: Có gì mới?

(Dân trí) - Người tìm việc đã quá quen thuộc với việc chuẩn bị CV, từ những mục cần có đến độ dài phù hợp. Nếu chú ý cập nhật thêm một số khuynh hướng mới về hồ sơ xin việc năm 2012, quá trình tìm việc của bạn sẽ hiệu quả hơn.

“Mục tiêu nghề nghiệp” đã hết thời?

Trước giờ, các ứng viên luôn được khuyên là nên thêm phần “Mục tiêu nghề nghiệp” vào đầu CV, nhưng theo xu hướng mới, điều này là không cần thiết. Thay vào đó, bạn chỉ cần nhắc đến vấn đề này bằng một câu ngắn gọn trong thư xin việc (cover letter), quan trọng là phải nói rõ vị trí mà bạn đang ứng tuyển phù hợp như thế nào so với kế hoạch sự nghiệp tổng thể của bạn. CV và thư xin việc cần đi thẳng vào vấn đề bằng cách mở đầu với các thành tích trong công việc cũng như những tố chất cá nhân phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Số liệu mạnh hơn “lời vàng”

Sử dụng số liệu cụ thể và các chứng cứ cho thấy thành tích của bạn trong thời gian qua. Bạn nên ghi là “Tăng doanh số 35% thông qua chiến dịch tìm kiếm khách hàng” thay vì chỉ đại khái “Tăng doanh số trong khu vực tôi phụ trách”. Bạn không cần liệt kê quá nhiều công việc chung chung mà cần thể hiện sự sáng tạo khi mô tả những phần việc nằm trong trách nhiệm của mình, nhấn mạnh cách thức bạn đề ra ý tưởng mới cho sản phẩm – dịch vụ, quy trình, tăng tính hiệu quả cho công việc… Các nỗ lực trong công việc càng được quy ra thành số liệu cụ thể bao nhiêu thì bạn “định vị” càng tốt bấy nhiêu trong mắt nhà tuyển dụng.

Đầu tư cho thư xin việc 

Mặc dù một số nhà tuyển dụng cho rằng họ không mấy quan tâm đến thư xin việc vì đa phần các thư xin việc đều được “gọt giũa” quá khuôn mẫu, nhiều công ty khác lại khá chú ý đến phần này vì kinh nghiệm cho thấy các ứng viên ngày càng “lười” dành thời gian chăm chút cho thư xin việc, nhất là dùng cách viết và dẫn chứng phù hợp cho từng vị trí ứng tuyển cụ thể. Thật ra thư xin việc là cơ hội hoàn hảo để bạn tiếp thị kỹ năng của bản thân và làm nổi bật cá tính của mình trong mắt nhà tuyển dụng.

Do đó, khi viết xong một thư xin việc nào đó, đừng vội “rải” đều cho tất cả các công ty bạn muốn đầu quân. Hãy dành thêm ít phút để chỉnh sửa cho phù hợp với từng vị trí ứng tuyển khác nhau tại các công ty cụ thể, giải trình rõ kiến thức và kinh nghiệm hiện có của bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty.

“Làm bạn” với “từ khóa”

Nhiều nhà tuyển dụng thường đặt CV của ứng viên bên cạnh yêu cầu tuyển dụng để thử kiểm tra xem từ ngữ bạn sử dụng để nói về các kỹ năng của mình có giống như những từ khóa mô tả về “người tài” mà họ đang tìm kiếm hay không. Một số hệ thống tìm kiếm nhân sự cũng dựa trên các từ khóa để sàng lọc các ứng viên phù hợp. Do đó, bạn không cần dùng quá nhiều từ chuyên ngành hay sáo ngữ mà chỉ cần sử dụng lại những từ/cụm từ mà nhà tuyển dụng đã dùng trong yêu cầu tuyển dụng ở cả CV và thư xin việc của bạn là được.

Thử nghiệm các hiệu ứng hình ảnh

Ngày càng có nhiều ứng viên sử dụng các phương thức hiện đại để minh họa cho quá trình làm việc trước đây. Chẳng hạn như trang web Visualize.me trang bị cho người sử dụng các công cụ cần thiết để trình bày thông tin trong CV một cách độc đáo và nổi bật nhất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là bạn phải chọn một format dữ liệu quen thuộc để gửi đính kèm, sao cho các công ty dễ lưu lại trong hệ thống dữ liệu nhất.

Cẩn trọng nếu chọn video CV

Trong thời buổi thị trường lao động nhiều cạnh tranh, một số ứng viên thể sức sáng tạo không giới hạn để làm nổi bật tên tuổi mình trong mắt nhà tuyển dụng, chẳng hạn như làm CV theo kiểu video để các công ty dễ tìm kiếm khi google. Nếu chọn cách này, bạn cần lưu ý thể hiện rõ thực chất của mình, tức các kỹ năng mềm, trong video thay vì chỉ theo đuổi những kiểu thể hiện hào nhoáng bề ngoài.

Khai thác phương tiện truyền thông xã hội

Nếu bạn còn chưa biết sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá hình ảnh chính mình thì bạn rất dễ dàng bị “loại khỏi cuộc chơi”. Các nhà tuyển dụng không ngừng sử dụng các kênh khác nhau để đưa thông tin tuyển dụng đến ứng viên phù hợp, và bạn, với tư cách là ứng viên, cũng cần khai thác các kênh truyền thông xã hội sẵn có để nhanh chóng tiếp thị bản thân đến nhà tuyển dụng. Hãy sử dụng Twitter, Facebook và LinkedIn như là phương tiện để cập nhật các thông tin nghề nghiệp và liên kết với các đồng nghiệp hoặc người quen khác. Tuy nhiên, cần lưu ý giữ cho hồ sơ, hình ảnh trên mạng của bạn chuyên nghiệp và bảo mật một số thông tin nếu cần.

Nộp đơn nhiều lần

Khi đơn xin việc của bạn "đáp xuống" website của nhà tuyển dụng, website này sẽ tự động xếp nó vào cùng các lá đơn khác theo trình tự thời gian. Nếu trong ngày hôm đó lá đơn của bạn đến sớm nhất thì thật là may mắn, vì nhà tuyển dụng thường chỉ đọc một vài lá đơn nộp gần nhất. Còn nếu không, tên bạn rất dễ bị bỏ qua. Do đó, hãy thường xuyên nộp lại lý lịch và hồ sơ xin việc của mình để xác suất nhà tuyển dụng bỏ sót bạn là ít nhất.

Rõ ràng và nổi bật

Cách trình bày là rất quan trọng vì đọc trên màn hình khó hơn đọc trên giấy. Những thuộc tính kỹ thuật của Internet cho phép bạn sử dụng từ in đậm, từ gạch dưới hay đánh số các đề mục trên văn bản để làm nổi bật những điểm chính trên lý lịch của mình. Bạn cũng có thể chia email của mình thành nhiều đoạn ngắn ngăn cách bằng một hàng ngang dấu cộng (+) hoặc dấu hoa thị (*).

Chứng tỏ một phong cách làm việc chuyên nghiệp

Bạn có thể gửi một email đính kèm CV để đăng ký phỏng vấn, và vẫn có thể tiếp tục gửi email để tham dự phỏng vấn lần hai, nếu nhà tuyển dụng không có ý kiến phản đối.

Tuy nhiên, ngay ở đơn xin việc đầu tiên bạn nên trả lời đầy đủ các câu hỏi mà bạn nghĩ có liên quan đến bạn và công việc, để tránh cho công ty phải hỏi thêm.

Nếu email của bạn quá sơ sài và ngắn gọn, công ty phải gọi điện hay email đi email lại để hỏi thêm thì họ sẽ rất khó chịu. Trong email của mình, nếu bạn nghĩ rằng một vài thông tin của bạn có thể làm nảy sinh câu hỏi thêm thì bạn hãy trả lời luôn cả những câu hỏi đó.

Bạn có thể nhớ lại lần đi phỏng vấn cho công việc trước đây để giúp ích thêm.

Mặt trái của xin việc trực tuyến

Hãy xem xét mức tự do truy cập của mỗi site mà bạn nộp những thông tin cá nhân của mình vào. Có nhiều công ty không chủ trương bảo mật thông tin, do đó kho hồ sơ của bạn nộp vào sẽ trở thành thứ ai cũng có thể ngó qua và nằm ngoài sự kiểm soát của bạn.

Nếu vẫn muốn nộp hồ sơ vào một site có độ hạn chế thấp, tốt hơn hết là bạn không đưa địa chỉ và số điện thoại vào ngay trong email đầu tiên. Khi nào có phản hồi từ phía công ty bạn có thể gửi fax chi tiết hơn.

Bạn cũng có thể thuê một hộp thư bưu điện hay một hộp thư thoại trong thời gian tìm việc. Khi hồ sơ của bạn đã được chấp nhận, hãy huỷ những hộp thư này đi là xong.

Với những file đính kèm

Đừng attach những file không thật sự cần thiết. Khi gửi những file đính kèm quá lớn, bạn đã tự làm mất cơ hội đưa lá đơn của mình đến tay người tuyển dụng.

Công ty sẽ ngại mở những file đó ra vì sợ virus, hoặc có những công ty còn cài đặt hệ thống tự động xóa các file lớn đính kèm ngay khi email đến.

Nếu bạn muốn gửi kèm một số file, hãy nói rõ trong email là bạn attach những file có nội dung gì. Đồng thời, hãy chia nhỏ tài liệu của mình thành nhiều file đính kèm. Nhưng tốt hơn cả là bạn hãy gửi fax đến tận nơi nếu bạn có nhiều giấy tờ cần nộp.

Để chắc thắng khi xin việc qua mạng - Báo Phụ Nữ đưa tin về Tìm Việc Nhanh

Ngày càng nhiều nhà tuyển dụng duyệt hồ sơ qua email, qua trang web tuyển dụng trực tuyến. Tuy nhiên, trong hàng trăm hồ sơ gửi đến mỗi ngày, vẫn có rất nhiều hồ sơ bị loại ngay từ vòng đầu.

Bà Võ Diệu Hạnh (ảnh) - chuyên viên tuyển dụng Công ty cổ phần Tìm kiếm nhân tài ViNa (www.timviecnhanh.com) khuyên các ứng viên phải thể hiện sự chuyên nghiệp ngay từ dòng giới thiệu đầu tiên. 

PV: Bà có thể cho biết những sai lầm thường mắc phải của người xin việc khi gửi hồ sơ qua mạng? 

Bà Võ Diệu Hạnh: Chúng tôi thấy người lao động (NLĐ) viết đơn xin việc quá chung chung, mở đầu không ấn tượng. Họ thể hiện rất cẩu thả; người thì viết dông dài, người thì quá ngắn, có đơn chỉ ghi vài dòng: “Có chí thì nên, làm giàu không cần trí óc”... Những kiểu đơn này, chúng tôi sẽ loại ngay. Có nhiều NLĐ tự đánh giá thấp khả năng của mình, hoặc cố tỏ ra thông minh hay hài hước. Điều này luôn gây phản tác dụng. Vì vậy, bạn hãy tạo một lối viết thật chuyên nghiệp ngay từ nhập đề cho đến kết cục.

PV: NLĐ nên tìm hiểu những gì trước khi quyết định gửi hồ sơ xin việc qua mạng?

- Hãy làm theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, xem họ cần những thông tin, bằng cấp gì. Nhà tuyển dụng có lý do riêng khi đưa ra những yêu cầu như vậy. Cân nhắc và chuẩn bị kỹ những thông tin mà bạn chuẩn bị gửi.

PV: Làm sao để đơn xin việc nổi bật và thu hút nhà tuyển dụng?

- Bạn hãy tận dụng những từ ngữ chuyên môn, sử dụng một văn phong khoa học, ngắn gọn nhất. Hãy viết chính xác, trung thực những gì bạn có và những gì bạn kỳ vọng. Đừng nghĩ rằng nếu bạn có “nói quá” thì “ai biết đấy là đâu”. Bởi nhà tuyển dụng rất dễ dàng kiểm tra ra độ chính xác của thông tin bạn cung cấp. Như thế bạn vừa có thể phải làm một việc không đúng với chuyên môn và sở thích, vừa có nguy cơ gặp rắc rối về sự trung thực.

Cách trình bày hồ sơ trực tuyến rất quan trọng, vì đọc trên màn hình khó hơn đọc trên giấy. Bạn nên chia các đơn từ, lý lịch… của mình thành nhiều đoạn ngắn 

PV: Nhiều người rất ngại nói đến vị trí tuyển dụng, cũng như khả năng đóng góp cho công việc mới. Theo ý kiến bà thì sao?

- Đừng ngại khi nói đến những gì bạn có thể đem lại cho vị trí ứng tuyển cũng như lợi ích của công ty. Cách đánh giá về giá trị công việc là điều người  tuyển dụng hứng thú nghe. Hãy đưa ra một lý do để nhà tuyển dụng nhận bạn.

Hiện nhiều NLĐ chưa chú trọng việc gửi hình ảnh của mình kèm đơn xin việc qua mạng. Các bạn nên để lại số điện thoại để nhà tuyển dụng liên lạc với bạn. Các lỗi chính tả nói lên tính cách của bạn, do đó phải kiểm tra các lỗi chấm, phẩy, câu cú…  Đừng  bao giờ gửi cùng một thư xin việc đến tất cả những công ty tuyển dụng. Hãy tìm hiểu nhà tuyển dụng để có cách viết khác nhau đối với vị trí ứng tuyển. Nếu gửi hồ sơ qua email, đừng quên cảm ơn người nhận đã dành thời gian quan tâm và cân nhắc trường hợp của mình.

PV: Hiện nay, trên mạng có rất nhiều trang web tìm kiếm việc làm, bên cạnh những trang thông tin uy tín thì không thiếu những thông tin lừa đảo, bà có lời khuyên nào cho NLĐ?

Các bạn nên chọn những trang tuyển dụng có uy tín (qua báo chí, truyền hình, bạn bè, người thân). Không nên gửi hồ sơ xin việc vào những trang web mập mờ địa chỉ, số điện thoại và cơ quan chủ quản. Bởi rất có thể đó chỉ là những website tuyển dụng giả mạo được dựng nên nhằm mục tiêu ăn cắp thông tin cá nhân để sử dụng vào mục đích lừa đảo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro