Chương 18 (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Sau hôm đó, Cao An đánh Mông Giản một trận thừa sống thiếu chết, đến khi thầy đã dừng tay cậu cũng chẳng hề phát hiện, vẫn ôm chân thầy nằm bò như cũ, đau đến cả người run rẩy. Cuối cùng vẫn là thầy ôm cậu trở về giường, tự tay bôi thuốc, thay quần áo cho cậu, ngồi ở đầu giường, thay cậu dùng khăn ướt lau đi đôi mắt đã ướt nhòe vì đau đớn.

Lần này cậu nằm dưỡng thương đến một tuần, đến khi có thể miễn cưỡng đi lại, nói kiểu gì cũng không chịu quay lại giường nằm, thấy giường liền phát ngán.

Nhưng cũng may thầy không ép cậu, cũng không hỏi đến sai lầm ngày hôm đó nữa, dường như chỉ là một sai lầm bình thường, đánh rồi thì thôi.

Mông Giản do dự một chốc, bưng mâm trà nóng đến bàn thầy, ngượng ngùng, "Thầy ơi em sai rồi, lần sau em không vậy nữa ạ. Thầy xem... em nhận sai với thầy hay về viết kiểm điểm ạ?"

Cao An vẫn cúi đầu chỉnh lí bản thảo chủ trì tọa đàm ngày mai, đến đầu cũng không thèm ngẩng lên, "Thầy không rảnh đọc kiểm điểm của em."

Mông Giản gãi gãi đầu, không biết làm gì đành giả vờ dọn dẹp lại bàn làm việc của thầy vốn đã rất tinh tươm, trong dự đoán, một bàn tay gõ xuống đỉnh đầu, tuy không đau nhưng cực kì vang, mới khẽ kêu một tiếng đã nghe được tông giọng không mấy vui vẻ của thầy mình.

"Nếu em thật sự không có chuyện gì làm thì đi xem báo cáo, đọc luận văn, còn dám xao nhãng thì đem đến đây mà đọc, thầy xem em còn dám không chuyên tâm hay không."

Mông Giản chớp chớp mắt, dùng giọng vui vẻ đáp lời, kéo đôi chân không lành lặn lắm rời đi, không bao lâu sau lại chạy về, trên tay ôm một chồng tài liệu.

Cao An: "....Em làm gì?"

"Tới chỗ thầy đọc sách ạ!" Mông Giản ngồi xuống đối diện thầy, tâm tình vui vẻ thành thật.

Cao An không thèm để ý đến cậu, cúi đầu chuyên tâm xem bản thảo.

Hương trà quấn quýt nơi chóp mũi, thoang thoảng lượn lờ trong không gian tĩnh mịch.

"Thầy ơi..." Mông Giản buông quyển sách trong tay xuống, ngẩng đầu, "Giáo sư Ô* mở tọa đàm ngày mai, thầy có quen không ạ?"

*Ô Nghị Lăng, học trò của Lê tiên sinh Lê Tùng Tắc, mọi người xem lại Gia phả sư môn ở đầu truyện nhen.

"Cũng khá quen."

Cao An đáp ngắn gọn, bỗng ngước mắt nhìn cậu, "Hỏi làm cái gì, lại nghĩ ngợi lung tung gì trong đầu đấy?"

"Em không..." Mông Giản đứng thẳng dậy, thấp giọng giải thích, "Em đã đọc qua 'Bình Tây Tấn Lục cơ' của ngài ấy, cảm thấy đó là một vị học giả... rất ngầu."

Cao An nghe vậy chỉ gật đầu cười, "Quả vậy. Ngày mai sau khi kết thúc toạ đàm, thầy có mời vài vị giáo sư, có cả Ô lão sư nữa, đi uống trà nói chuyện, em cũng đi cùng đi, làm quen một chút."

Mông Giản hơi khom người, nói lời cảm tạ.

"Em đó... Chưa bao giờ khiến thầy an tâm được." Cao An bỗng dưng thở dài, nói một câu không đầu không đuôi, lại khiến Mông Giản sợ đến tay chân luống cuống.

"Thầy, em... em sai rồi." Mông Giản run rẩy, vô thức vò góc áo.

Cao An là người chính trực lại phúc hậu, mấy năm nay đi dự hội nghị khắp các trường đại học cũng kết giao được rất nhiều đồng nghiệp, mà hầu hết những đồng nghiệp đó đều trở thành bạn tốt của anh.

Hàn Di ở đại học Chính Pháp là như vậy, Đàm Biên ở đại học Công Nghệ là như vậy, mà Ô Nghị Lăng từ đại học sư phạm J lần này đến dự tọa đàm cũng là như thế. Nhưng nếu xét kĩ một chút, mối quan hệ giữa Cao An và Ô Nghị Lăng gắn bó hơn hai người còn lại rất nhiều.

Năm ấy Tuân Chuẩn tiên sinh làm thầy khắp thiên hạ, nhưng chỉ chân chính nhận hai người về nhà dạy dỗ, là Ông Cần Nguyên và Lê Tùng Tắc. Sau này tiên sinh chịu nhục tự sát, cũng chỉ vướng bận trong lòng hai vị đệ tử này. Dần dần, tình thế bình ổn, sóng triều thoái lui, Ông Cần Nguyên trở thành giáo sư có tiếng ở Viện Văn học đại học A, mà Lê Tùng Tắc là rường cột của Viện Văn học đại học sư phạm J, cũng không nhiều người biết tư tưởng cốt lõi vâng theo 4 câu Hoành Cừ* của Tuân tiên sinh đã theo hai vị đệ tử này, một nam một bắc lưu truyền thiên hạ, khích lệ vô số người đời.

*Vị thiên địa lập tâm/Vị sinh dân lập mệnh/Vị vãng thanh kế tuyệt học/Vị vạn thế khai thái bình.

Nói như vậy, Ô Nghị Lăng và Cao An lại là sư huynh đệ đồng môn đồng tông.

Hôm nay bạn bè gặp lại, Cao An đặt trước một phòng riêng trong tiệm trà, gọi một bình Cố Chử Tử Duẩn, lại khiến ba người còn lại bất ngờ.

Ô Nghị Lăng nhìn chàng thanh niên ngồi ngoan bên cạnh Cao An, cười híp mắt, "Bình trà măng tím này là đứa nhỏ nhà cậu gọi đúng không? Nhìn là biết không phải phong cách của cậu."

"Không phải." Cao An chậm rãi đáp, "Làm sao lại không phải là em gọi?"

Đàm Biên kịp lúc xen vào, "Ngoại trừ Lư Sơn Vân Vụ và Trà xanh Lục An, cậu còn biết loại trà nào khác à?"

Cao An nhíu mày thở dài, "Cậu đúng là nói không được lời nào hay, tên bình trà này cũng thật hợp với cậu, tổn.*"

*Tổn (损) trong tổn hại, hao hụt, đồng âm với từ Chuẩn () trong tên trà, nghĩa là măng, trúc, đều là [sǔn].

Đàm Biên còn chưa kịp nói gì, bên cạnh Cao An đã vang lên một trận ho khan, phút chốc hấp dẫn sự chú ý của cả bốn người. Chỉ thấy Mông Giản vốn luôn yên lặng ngoan ngoãn đang cúi đầu ôm eo run vai ho không ngừng, nước bọt văng đầy bên chân Cao An.

Mông Giản đương nhiên thấy được, nhưng trận ho này không biết sao cậu cũng không khống chế nổi, một lúc lâu sau mới đỏ mặt rưng rưng nước mắt, nhìn về phía thầy mình, "Thầy ơi... Lại mất mặt rồi..."

----

Trứng màu:

1.

Tiểu Mông: "Thầy ơi... Lại mất mặt rồi..."

Ô Nghị Lăng: "Thầy cậu không mất mặt, là chính cậu mất mặt."

Tiểu Mông: "Oa... Cũng cùng một nghĩa mà."

2.

Lê Tùng Tắc chính là người gọi điện mời Ông Cần Nguyên đến thành phố J trong phần trước, là sư thúc của Cao An.

3.

Về việc tại sao Lê Tùng Tắc lại đến thành phố J, trong truyện Dịch Thuỷ có một câu giải thích của Thẩm Thanh Thành: "Sư gia tự phạt đến phương Nam."

Ông Cần Nguyên và Lê Tùng Tắc đều là những đứa trẻ mồ côi cha mẹ vì chiến tranh, được Tuân Chuẩn nhận về dạy dỗ, nuôi nấng, vừa là thầy, vừa là cha. Sau này vì để không ảnh hưởng đến tương lai hai người, Tuân Chuẩn lựa chọn chịu nhục chịu oan, đến tận khi tự sát. Ông Cần Nguyên ở lại đại học A, cẩn trọng truyền đạo thụ nghiệp, đồng thời dạy ra một học trò giống ân nhân nhất, là sự báo đáp có phần cố chấp của ông. Mà Lê Tùng Tắc đến phương Nam, về quê hương của ân nhân, mang tri thức và tư tưởng của tiên sinh lưu truyền nơi đất mẹ, dạy ra nhiều thế hệ người trẻ thuần lương hiếu học, là cách báo đáp tốt nhất mà ông có thể nghĩ đến.

(phần này trong chương sau tác giả sẽ giải thích rõ hơn nhen).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro