Oneshot 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HỨA VỸ THÀNH x HỨA VỸ KỲ

BichTran1012

' Ơi những ai còn cha, còn mẹ, hãy trân trọng từng phút, từng giây. Hãy bên cạnh mỗi khi họ cần, hãy ngồi lại cùng ăn bữa cơm, hãy vui đùa mỗi khi họ buồn.

Họ chẳng thể sống cạnh bạn mãi.

Hãy tạm gác những công việc ngoài kia, dành thời gian ít ỏi cuối tuần, về nhà ngồi lại tâm sự cùng họ. Hãy dành trọn cho họ niềm hạnh phúc.

Thời gian cứ trôi đi không ngừng lại, khoảnh khắc gần gũi cha mẹ ngày càng ít đi. '

...

Trên thế gian này, có người sẽ tự hào về gia đình của mình. Cũng có người sẽ mặc cảm, tự ti với hoàn cảnh của bản thân. Cuộc sống đôi khi không màu hồng như bao người vẫn nghĩ, đã từng có những người khi sinh ra đã không được may mắn, mẹ mất do một căn bệnh hiểm nghèo, người cha chẳng thể cho con mình cuộc sống như những gì mình hằng mơ ước. Khi đó bạn sẽ rất buồn, rất cần một sự an ủi nào đó để bù đắp.

Hứa Vỹ Kỳ cũng rất cần điều đó. Mẹ em là một người chịu thương, chịu khó. Đã vất vả, tần tảo nuôi con suốt cuộc đời này, nhưng số phận lại ban cho bà ấy một cái chết đầy đau đớn. Chỉ khi ấy, em mới hiểu thế nào là đau, là buồn. Chiếc khăn tang vẫn đeo trên trán, chẳng ai hiểu nỗi đau người bên trong, em và cha đau sót, buồn sầu vì thứ mang tên " Mất người thân ".

Tuy lấy đi người mẹ mà em yêu, nhưng trả lại cho em, một người cha rất thương con. Cha của em là một người đàn ông mẫu mực, không va vào những tệ nạn xã hội, cần cù làm việc để mai sau cho con một cuộc sống thật sung túc.

Cha em là người đàn ông đã qua tuổi tứ tuần. Hứa Vỹ Thành ông không phải là người cầm bút, cũng không phải là người cầm phấn. Ông làm công nhân cho một xưởng gỗ. Vẻ bề ngoài trông ông hơi lớn hơn với độ tuổi, bởi sự gian nan vất vả. Chỉ mới bốn mươi lăm, nhưng thời gian đã bào mòn ông theo năm tháng.

Phải vất vả kiếm từng đồng, từng cắt, phải dành dụm tiền cho con ăn học. Dành phần ngon cho con, dành những điều tốt đẹp nhất luôn luôn ưu tiên cho con.

Hứa Vỹ Kỳ luôn nhớ công cha đã nuôi mình cực khổ, nên em đã và đang thật sự cố gắng. Tuy em thua thiệt với bạn bè vì mọi mặt nhưng em chưa bao giờ tự ti vì cha mình. Trong mắt em, cha em là một người thật sự rất vĩ đại.

...

Hôm nay như mọi ngày, em đến trường, cha cũng đến trường, nhưng là trường đời. Hứa Vỹ Kỳ chưa bao giờ dám đòi hỏi gì cao sang ở cha, em biết cha mình phải vất vả thế nào. Những thứ em muốn mua nhưng em nghĩ về cha mình, thoáng lâu rồi cũng qua và không cần đến.

Hứa Vỹ Kỳ đang theo học tại một trường đại học danh giá. Trong lớp, những cậu học trò cùng trang lứa đều có cuộc sống sung túc. Riêng bản thân em, lại là con của một người công nhân ít học, nghèo khổ. Em chưa dám thổ lộ với ai rằng mình sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Có một sự thật rằng, chẳng ai được chọn cha mẹ mình hoàn hảo cỡ nào. Chẳng ai được viết cho cuộc đời mình một kịch bản. Nhưng sẽ được chọn và quyết định cho cuộc đời mình đi lên hay đi xuống.

Ngày nào cũng nhìn cha đến tận tối mới về, em vì thương, nên đã chịu khó xin việc phụ bếp ở nhà hàng. Một phần muốn có tiền để đóng học phí, một phần muốn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm để nấu cho cha những món thật đặc biệt.

Lúc đầu, Hứa Vỹ Thành vì không muốn con mình phải vừa làm, vừa học nên đã ngăn cản. Thấy nó chạy tới, chạy lui ông không kìm lòng. Nhưng ông đã thất bại bởi sự kiên quyết của em.

...

Hứa Vỹ Kỳ ngồi ở một góc, ánh sáng của trăng nhẹ soi chiếu người em. Thức ăn trên bàn đã nguội từ lâu, còn cha vẫn chưa về. Nhà chỉ có hai cha con, em thì làm về nhà trước hơn cha, phần nấu cơm sẽ do em.

Ngồi đợi cha với nỗi u tư rối bời. Hứa Vĩ  Kỳ còn phải chịu đựng nhìn cha cực khổ như vậy đến khi nào đây. Người công nhân ấy ngày càng gầy đi. Chẳng còn khỏe mạnh như lúc trước.

- Aizz xin lỗi nay ba về trễ quá. Con đợi lâu sao không ăn trước đi _ Thấy con ngồi một góc không trả lời ông tiến lại gần _ Hứa Vỹ Kỳ con có sao không? Có gì nói ba nghe đi.

- Dạ không sao, con chỉ suy nghĩ một xíu thôi ạ.
Em cảm nhận được bàn tay chai sần của cha chạm vào vai mình, nở một nụ cười cho cha an tâm.

Hứa Vỹ Thành nhẹ cười, chợt thở dài rồi xoa đầu con. Chữ buồn hiện rõ trên ánh mắt ông.

- Xin lỗi! Cha đã không cho con được cuộc sống như bao người. Phải bắt con chịu khổ rồi.

Em chợt buồn theo cha, nhưng vẫn nở nụ cười trấn an.

- Sao cha lại xin lỗi con, con rất tự hào khi được làm con của cha nữa là đằng khác_Em ngưng vài nhịp_Thôi đồ ăn nguội hết rồi, con đi hăm nóng rồi hai cha con mình ăn nha.

Hứa Vỹ Thành xoa đầu con mình mắng yêu.

- Mới nói với tui được mấy câu đã đòi đi, tổ cha nhà mấy người.

Em và cha cười lên vì một niềm vui nhỏ. Niềm vui của em nó đơn giản lắm, chỉ cần nhìn cha vui là em vui. Không cần những gì xa hoa.

...

Em đến trường với đầy sự quyết tâm trên gương mặt. Tuy nhà hơi xa với trường, nhưng em vẫn chọn bằng cách là đi bộ. Muốn đến được ngôi trường em theo học, phải đi qua công trường cha làm. Không muốn một ai biết cha mình làm công nhân nên em đã đi sớm hơn ông.

Hứa Vỹ Kỳ trên lớp rất chăm chú nghe giảng. Em được giáo viên sắp cho nơi gần cửa sổ, nhìn ra sẽ thấy công trường cha em làm. Nhìn cha cực khổ em càng thêm quyết tâm. Quyết tâm giành được ước mơ đang theo đuổi.

- Tối nay tụi mình đi chơi đi bây, ai không đi là hèn lắm nha.

Nhật Hạo, là một đứa nổi bật trong lớp. Nổi tiếng có số đào hoa, được mang danh con của chủ hãng Thép. Nhàn nhạt lên tiếng dò hỏi.

- Ừa đi, dạo này tao cũng chán lắm rồi.
Một cậu học trò ngồi bên cạnh em lên tiếng.

- Thằng kia, mày đi luôn cho đủ đội hình.
Nhật Hạo dùng tay đẩy mạnh vào đầu em, ra lệnh.

- Tao không muốn đi.
Em nhăn mặt quay lại nhìn người vừa đẩy mình. Thẳng thừng từ chối.

- Không muốn đi hay là không có tiền? Thôi để tụi anh đây bao cho haha.

Từng chữ rót vào tai em, nó như một gáo nước hất vào mặt. Đúng là em không có điều kiện để đi cùng chúng, nhưng đâu cần phải lăn mạ như vậy. Em im lặng, chỉ nhìn vào cuốn sách trước mặt.

- Thằng Hứa Vỹ Kỳ mà đi, tao sẽ cho tụi bây một bất ngờ, nó lớn lắm đó nha!
Nhìn thấy ánh mắt không bận tâm của em, tên nhóc tiếp tục lên tiếng.

Nghe vậy thật trong lòng em cũng đang rất tò mò muốn biết. Lâu lâu đi với tụi nó một bữa cũng chẳng có sao, hay đi để xem bất ngờ đó. Chắc cha sẽ không ngăn em, em đành gật đầu.

Đám bạn hẹn em lúc mười chín giờ, giờ này còn quá sớm, nấu cơm chiều cho cha rồi ngồi vào bàn học. Lấy cuốn tập của hôm nay đã chép, em đưa mắt vào từng dòng chữ nghiêng nghiêng.

Nó trông sắc xảo như từng đường nét trên khuôn mặt em. Trong cuốn tập này đều được em nắn nót từng nội dung chính. Nhân lúc chờ cha về, em gắng học thêm được vài ba dòng.

Học được nữa trang giấy, cha về đến. Nghe tiếng mở cửa em chạy ra mừng cha. Những mảnh bụi gỗ còn bám lại trên vai, mái tóc xen lẫn hai màu đen trắng, đôi tay chai sần đưa phủi đi lớp bụi. Thấy con trai đang nhìn mình cha nở nụ cười ấm áp.

- Nay gỗ hơi nhiều nên cha về trễ nữa rồi.

Em nghe cha cất tiếng chợt cười, mi mắt sụp xuống một bật.

- Cha! Con muốn nói một chuyện_Em ngưng lại quan sát ánh mắt của cha_ Nay con có hẹn với đám bạn đi chơi, cha cho con đi nha.

- Được chứ, lâu rồi con cũng không ra khỏi nhà, mà còn tiền không? Cha cho thêm.
Hứa Vỹ Thành tiến lại nhà bếp, rửa lớp bụi gỗ trên tay.

- Con vẫn còn, bởi tụi nó hẹn con bảy giờ tối nay, nên con đi thay đồ cho kịp nha cha.

Những cô cậu ngày nay khi nghe cha mẹ hỏi " Còn tiền không? Cho thêm " đều chung một cảm giác là vui sướng, nhưng với Hứa Vỹ Kỳ em thấy thương hơn. Thấy thương cha hơn, sử dụng tiền của cha như đang dùng mồ hôi, nước mắt của cha đổi lại vậy.

- Để con hăm nóng đồ ăn lại cho cha rồi con hẵng đi.
Em thay đồ bước ra, thấy cha vẫn còn đang cặm cụi làm gì đó, bước đến gần cha rồi nhẹ nói.

- Không cần đâu, con đi không kẻo trễ đấy.
Hứa Vỹ Thành nhanh giấu đi tấm gỗ không cho em thấy, nhẹ cười cho em không nghi ngờ.

Em thu hành động của cha vào tầm mắt, em hơi tò mò muốn biết cha đang làm thứ gì, nhưng lại bị cha xua đi. Em cất nỗi tò mò sang một bên, ra cửa chờ đợi.

Một chiếc ô tô bảy chổ lao tới, đạp thắng lại chổ em đứng. Trên xe có năm cậu thanh niên, tính luôn em là sáu. Nhìn qua là biết họ giàu hay không, chỉ toàn là đồ theo xu hướng hiện nay. Em hơi buồn vì bản thân mình.

Mỗi người một tiếng, họ tranh cãi, họ bàn về định đi đâu, nhưng em lại ngồi im lặng, chỉ lắng nghe chứ không tham gia bàn tán. Em ít nói nhưng chỉ khi ở bên cạnh cha em lại nói luyên thuyên.

Sau một hồi trên xe, họ quyết định đến hội chợ đêm ở gần trường. Khu vui chơi giải trí đông cứng, nơi nơi người đang bán những loại thức ăn, bán đồ thủ công. Em cùng họ đến một quầy hàng, là nơi bán xiên nướng, họ chia nhau ăn rồi đưa cho anh một xiên. Hứa Vỹ Kỳ nhận lấy phần mình.

Nhật Hạo và một số bạn trẻ khác lôi em đến một nơi bán chỉ toàn là đồ gỗ. Từng chiếc nan tre, kẹp gỗ được kết thành một chiếc xe đạp, trông rất tỉ mỉ. Nhưng chiếc xe ấy không được bày ra bán mà được chú hề cầm trên tay, rất quý trọng. Người bán được trang bị trên đầu một bộ tóc giả, màu được vẽ lên khắp khuôn mặt, mặc áo trông rất hài hước. Em đăm chiêu nhìn vào chiếc xe ấy rồi cất giọng hỏi.

- Chiếc xe ấy không bán sao?

" Chú Hề " chỉ lắc đầu không đáp. Nhưng trong ánh mắt ấy lại chứa một nổi khó tả. Em trông chú ấy rất quen mắt, có cảm giác rất thương. Em gặng hỏi thêm.

- Nếu bán cho tôi chú sẽ được số tiền rất cao đấy.

Chú ấy lại lắc đầu, không nói thành lời. Ngón tay chỉ xuống những đồ vật nhỏ bên dưới. Cương quyết không bán.

- Đã đến lúc cho tụi bây bất ngờ rồi.
Nhật Hạo lên tiếng, vẻ mặt rất đắc ý.

Chợt hắn ta gỡ chiếc tóc trên đầu " Chú Hề ", giằng co để giữ lại nhưng bất thành. Mái tóc hai màu đen trắng đập vào mắt em. Người ấy chợt cúi gầm mặt, không dám ngước lên.

Khuôn miệng em chợt nhẹ gọi " Cha". Chú ấy lắc đầu rất dức khoát, muốn trốn khỏi sự truy tố của Nhật Hạo nhưng chú không thể. Bị tay hắn giữ chặt lại, ném ánh mắt khinh bỉ.

- Đấy bất ngờ đây này, đây là cha của thằng Hứa Vỹ Kỳ, luôn tỏ ra mình thanh cao lắm, ai ngờ lại chỉ là một công nhân quèn bên xưởng gỗ thôi. Nay lại bị bắt gặp đi bán những đồ rẻ tiền.

Hứa Vỹ Kỳ như chết lặng, nhìn người ta sỉ nhục cha mình. Chưa dứt câu anh đã vun cho hắn một cái đấm vào mặt. Dùng tay túm lấy cổ áo, chưa vun thêm đã bị cha ngăn lại.

- Kỳ Kỳ cha dạy con thế nào? Dừng lại ngay. Đã cấm con đánh nhau từ năm lớp năm vậy mà bây giờ tái phạm.

Em như đứng thành tượng, hai phiếm má đỏ đến đáng sợ. Muốn đấm cho hắn ta chết đi. Cha bị hắn nói đến như vậy vẫn nhịn được, nhưng em thì không. Muốn dùng chính đôi tay này, bóp cổ hắn cho đến hơi thở cuối cùng.

Tay em vẫn còn siết chặt cổ áo hắn, vẫn nhất quyết không buông. Ánh mắt như muốn đốt cháy giai đoạn này. Nhật Hạo trong lòng chợt hoảng hốt. Hắn sợ ánh mắt khi em nhìn hắn.

Hứa Vỹ Thành không nhịn, nắm chặt tay em kéo ra. Vun cho em một cái tát. Mặt em bị lệch sang một bên, màu hồng đang dần chuyển. Tầm nhìn của mọi người trong hội chợ đều bị em và cha thu hút. Em bất ngờ, nhưng điều chỉnh mặt mình quay trở lại.

Cha em nói như vậy, em lại không chịu buông tha cho hắn, cha giận, cha tát em. Hứa Vỹ Kỳ trong lòng nổi lên một sự oan ức, em không giận cha. Đứng im chờ sự hững hờ.

Hứa Vỹ Thành đập chiếc xe đạp bằng gỗ trên tay mình, món quà ông đã định tặng cho em. Do hôm nay em xin đi chơi nên ông đã đem theo bên mình, bán đồ lặt vặt để thêm mớ tiền. Nhanh chóng lấy lại sự trầm tính lên tiếng.

- Về nhà rồi nói chuyện.

Em hoàn toàn nghe theo cha, cha đi trước, em đi sau. Bóng dáng người lớn mang theo sự oai hùng đi trước. Còn cái bóng của em, nó mang một sự rụt rè theo sau. Hôm nay em đã không nghe lời, làm cha phải giận.

Đường về nhà hôm nay thật ngắn, em mong nó sẽ dài thêm vài kilomet để đến nhà trễ hơn. Về đến nhà đồng nghĩa với việc em sẽ dày vò bản thân mình đến đau. Nhìn ánh mắt giận dữ của cha lúc nãy mà lòng sợ sệt.

Nhanh chóng chân em đã đặt bên trong phòng khách, mặt cúi không dám nhìn cha. Cha em nhẹ nhàng hỏi.

- Là con trai sao phải cuối đầu? Chẳng phải oai phong lắm sao?
Hứa Vỹ Thành dùng ít nước rửa đi lớp phấn khi nãy hóa thân.

- Cha!_Em thấp giọng gọi_Con xin lỗi! Làm cha giận con rồi.

- Giận gì chứ, sao cha dám giận con.
Ông vẫn đăm đăm rửa mặt, chỉ đối diện bới bức tường.

- Cha đừng nói vậy, con sai, cha đừng giận con...
Em ngước mắt lên, quan sát cha.

- Trời khuya rồi muốn gì mai nói nhé!
Ông dùng khăn lau dọn nhà bếp.

Ông muốn dùng đêm nay để suy nghĩ cho thấu, không thể dạy sai con mình được. Nhưng em đâu biết cha muốn cho mình cơ hội, cứ ngỡ cha đã giận mình đến không muốn mắng. Muốn để mặc mình lại.

- Cha ơi con xin lỗi, cha đừng giận con nữa, con sẽ ngoan hơn, sẽ không đi đánh nhau với người ta, sẽ...

Em chạy theo ôm chân cha lại, ngồi bệch xuống nền nhà, không muốn bị cảm giác bỏ rơi này lấn mờ lí trí.

Em dùng đôi mắt ngấn lệ ngước lên nhìn cha. Hứa Vỹ Thành nói với lòng, phải thật cứng rắn trong việc dạy con. Biết nó thiếu thốn đủ điều, đã vắng hơi ấm của mẹ, gia đình lại không có điều kiện.

- Con đứng dậy đi.
Đôi mắt đang hướng về một đường thẳng, chợt nhìn xuống thứ đang bám chân mình.

- Con xin lỗi, cha đừng giận con mà...con.
Hứa Vỹ Kỳ dùng hết sự thành khẩn.

- Có thật sẽ không đánh người?
Ông gỡ tay em ra, ngồi xỏm xuống đối diện với em. Dùng bàn tay hằn lên vài vết chai, gạt nhẹ nơi khóe lệ.

- Dạ con hứa...hứa mà.
Nhìn hành động của cha em cũng biết cha nguôi giận rồi. Như được bắt chiếc phao, anh nở nụ cười.

- Được rồi, cha cho con cơ hội cuối, lấy thanh gỗ đó qua đây.
Hứa Vỹ Thành đưa ngón tay về phía gác tủ.

Lấy thanh gỗ đồng nghĩa với việc cha sẽ đánh đòn em à? Biết cha thương mình cỡ nào, nên em không hư hỏng, chưa lần nào để cha bận tâm. Nay lại muốn đánh em, chứng tỏ em đã rất hư.

Em đưa mắt nhìn theo hướng tay cha, quay lại nhìn cha rồi cúi đầu. Cha đang chờ em quyết định. Được ba giây em đứng lên tiến lại gác lấy thanh gỗ lại cho cha. Là phần còn dư của xưởng, định đem về làm món quà nhỏ cho em, nhưng nay lại thành vũ khí sẽ đánh đỏ mông em.

Hứa Vỹ Thành hai tay mượn lực của đầu gối đứng dậy. Nhìn theo từng bước của con. Bước chân có đôi chút sợ hãi, nhưng vẫn vững.

Đưa thanh gỗ bằng hai tay cho cha, em cong khóe miệng.

- Con xin lỗi.

Cha em không đáp, vỗ vỗ tay vào chiếc ghế do chính tay ông đã đóng. Ngỏ ý muốn em nằm dài qua.

Đưa thân mình chườn qua ghế, tay khoanh lại đặt trước mặt, giấu mình vào bên trong. Chờ đợi từng đợt roi rơi xuống. Tim em như muốn nhảy khỏi lòng ngực, gắng điều chỉnh lại hơi thở.

Chát!

Dùng thanh gỗ nhịp lên mông em, tay đều đều nhưng không đánh xuống. Chợt thanh gỗ xé gió vun xuống. Âm thanh chát chua nghe mà xót. Em giật nãy mình, hơi rát lan dần ra. Từng ngón tay siết chặt lại.

Chát!

Lại một roi rơi xuống, roi này có vẻ đau hơn roi trước. Bởi cái đau từ roi đầu vẫn còn, lại thêm một lực mạnh hơn. Em nhăn mặt, chịu đựng vẫn không la.

Chát!

Thêm một roi rơi xuống phần giao nhau đùi và mông. Hứa Vỹ Thành dùng hết lực đánh xuống, nhìn con quằn quại chịu đựng. Em thật muốn bật ngồi dậy, roi thứ ba em chịu không nổi. Tuy muốn lấy tay che đi nhưng lại sợ cha. Sợ cha thất vọng, chỉ ba roi thôi đã muốn bỏ cuộc thì làm được gì.

Hứa Vỹ Thành không đánh con mình nữa, dừng tay lại xoa đầu nó. Dùng ánh mắt trìu mến, giọng nguôi đi phần nào.

- Điều cha muốn con nhớ sau này làm gì cũng phải suy nghĩ. Như lúc nãy nếu con đánh cậu ta thì được gì? Được cái nhìn khinh bỉ của người xung quanh sao?_ Ông ngừng lại vài giây_ Thay vì dùng nắm đấm sao con không thử dùng lời nói của mình. Đánh nhau không tốt.

- Con sai rồi.
Em nhìn cha với đôi mắt đẫm lệ, cùng tiếng nấc.

- Cha biết con xấu hổ, nếu biết con đến hội chợ cha đã không bán thêm ở đó. Và đã không làm con bẻ mặt.
Ông nhìn em, đôi mắt chứa nhiều nổi buồn.

- Không phải do cha, là do con quá tự ti, cha đừng nói như vậy.

Đỡ con dậy, đưa mặt con dựa vào vai mình, xoa nhẹ lưng con. Hành động này cha em ít hay làm, chỉ khi nhìn con khóc mới an ủi. Em nấc lên thành tiếng, tựa đầu vào vai cha khóc như một đứa trẻ.

Kết thúc một đêm được ở bên cạnh vai cha. Em trở lại làm chính mình, chửng chạc, trưởng thành không còn là đứa nhỏ khóc nhè như hôm qua.

Em xấu hổ ngồi vào bàn, chờ đợi sự nhục nhã. Biết rằng hôm nay bọn Nhật Hạo sẽ lại trêu trọc em. Nên cũng chẳng bỡ ngỡ gì. Tụi nó diễn lại cảnh anh biết cha mình là " Chú Hề " trong hội chợ buôn lời chế giễu.

Nhật Hạo còn tiết lộ rằng cha em chỉ là công nhân của một xưởng gỗ, chứ không phải danh giá gì. Hắn không ưa em, nhiều lần muốn làm em xấu hổ nhưng bất thành. Nay lại thành công, công kích em.

Muốn đấm vào mặt hắn, nhưng em sẽ không cãi lời cha. Sẽ không nông nổi. Em bỏ đi, ngồi ở một góc trong căn tin trường. Nơi vắng lặng, chẳng ai, chỉ mình em cùng với nổi sầu. Em suy nghĩ " Nếu chết đi sẽ có thể thay đổi mọi thứ không? Nhưng anh biến mất khỏi cỏi đời này, cha sẽ buồn và đau đớn như thế nào? "

Qua mười phút, hai mươi phút tiếng trống báo vào học, em vẫn ngồi ngơ đó. Chỉ ngồi một góc, không đi, không nói chuyện với ai. Không người bạn để tâm sự. Hai tay vò đầu, làm tóc rối xù. Em thật muốn bức chết bản thân mình.

Em ngồi suốt buổi học, lí trí bị lấn áp em đi lên lầu cao nhất của trường. Đứng nhìn từng đợt gió lùa qua. Ánh mắt nhìn xa xăm, rồi, chờ đợi một thứ vô hình.

Đã đến giờ em phải về nấu cơm cho cha, nhưng em vẫn còn đứng nơi đây. Linh cảm của cha luôn đúng, biết sẽ có chuyện, cha em chạy qua trường. Chạy khắp nẻo tìm em, nhưng không thấy bóng dáng em đâu.

Em bước chân tới, vòng chân qua rào cản, chỉ một giây thôi, nhìn ngắm lại thế giới tồi tệ này. Nhìn lại thứ tình cảm mà cha em đã trao.

Hứa Vỹ Kỳ lao mình xuống lầu, chợt bàn tay cha em nắm chặt lại. Cảm nhận tay mình đang được tay ai đó nắm em nhìn lên. Là cha, cha đến lôi anh trở lại thế giới này sao?

- Con làm chuyện ngốc nghếch gì vậy hả? Nắm chặt tay cha. Con mà buôn cha sẽ đánh nát mông con, có nghe không?

- Con xin lỗi! Chưa báo hiếu cho cha, nhưng cha ơi, thế giới này quá tệ bạc với con, thế giới này không công bằng, con đã cố gắng nhưng đổi lại là con số không. Con xin cha tha lỗi.

- Kỳ Kỳ con đi rồi cha biết sống cùng ai? Nếu muốn đi, cha đi cùng con, nếu ở lại con phải ở cùng cha. Cha sẽ theo con, dùng hết cuộc đời này để theo con, cha sẽ không, không bao giờ bỏ con một mình.

Ông siết tay em không buông, dùng chân trèo qua gào cản, rồi ôm rì lấy anh. Siết em vào lòng mình, giọt nước mắt được rơi giữa khoảng không vô định. Cha và em mỉm cười, cùng hướng đến một nơi khác. Tốt đẹp hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro