01

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

*Mùa Thu năm 1442, Lê Thái Tông băng hà, Lê Bang Cơ - con trai thứ 3 của Lê Thái Tông lên ngôi khi chưa đầy 2 tuổi (Lê Nhân Tông) dưới rèm nhiếp chính của mẹ là Thái Hậu Nguyễn Thị Anh. Năm đó cũng là năm ra đời của một vị vua lỗi lạc - Lê Thánh Tông*
*15 năm sau. Năm Diên Ninh thứ 5* 

Một buổi tối như bao buổi tối khác tại Thái Miếu ở trấn Thanh Hóa, trong không gian mịch mù của đêm khuya thì vẫn còn một ánh đèn nào đó đang le lói. Tư Thành biết mẫu thân vẫn chưa đi nghỉ nên nhẹ nhàng gõ cửa và gọi:

- Mẫu Thân, là con đây.

- Con vào đi.

- Đã trễ rồi, sao con không đi nghỉ sớm để mai còn về Thăng Long.

- Con cũng định nói về chuyện này. Mẫu thân, mai con phải trở lại kinh rồi. Hay là sẵn dịp này, người về đấy một thời gian đi ạ. Hoàng thượng từ khi điều hành chính sự đến nay, con thấy Huynh ấy có vẻ mệt mỏi và buồn rầu. Nếu Người đến thăm Huynh ấy, huynh ấy sẽ vui lắm.

Sung viên ngồi ngây người ra một lúc lâu, trong lòng suy nghĩ sâu xa về chuyện gì đó, rồi bà quay sang Tư Thành:

- Vậy thì mai chúng ta lên đường.

- Chúng ta...mẫu thân. Người đồng ý về sao ạ?

- Sao vậy? Con còn hỏi nữa không khéo ta lại đổi ý cho đấy.

- Con chỉ hơi bất ngờ thôi ạ. Từ trước đến giờ người luôn tìm cách từ chối.

Tư Thành vừa nói vừa cười tít cả mắt, nắm lấy bàn tay của bà rồi nằm xuống ngay bên cạnh.

- Mẫu thân, giờ cũng đang rỗi, hay là người kể về sự ra đời của con đi. Con nghe nhiều người nói, nó rất đặc biệt nhưng con lại không có dịp được nghe.

Bà mỉm cười, dịu dàng nhìn Tư Thành, vuốt mái tóc của đứa con trai bé bỏng này, ôn tồn kể:

- Khi ta còn là Tiệp Dư của Tiên đế, lúc mang thai con ta có mơ thấy một giấc mộng. Ta mơ thấy mình đến chỗ Thượng đế, Thượng đế sai một tiên đồng xuống làm con của ta. Nhưng vị tiên đồng ấy chần chừ mãi không chịu đi, thượng đế giận lắm, lấy cái hốt ngọc đánh vào trán chảy máu. Sau khi qua giấc mơ đó thì ta sinh ra con. Con xem, bây giờ có phải trên trán con vẫn còn dấu vết lờ mờ đó không? 

Nghe đến đây, Tư Thành ngồi bật dậy, lấy cái gương vừa soi vừa sờ lên trán mình, quả đúng là như vậy:

- Đúng thật này thưa mẫu thân. Vậy con đích thị là Tiên đồng của thượng đế rồi.

Bà nghe thế liền bật cười, rồi kể tiếp:

- Nhưng mà năm con sinh ra cũng chính là năm xảy ra biết bao nhiêu biến cố. Nếu không có Quan Nhập nội hành khiển Nguyễn Trãi và vợ ông là bà Nguyễn Thị Lộ, thì có lẽ ta đã không được an toàn mà sinh con ra. Nhưng đáng tiếc rằng chúng ta không có được dịp để trả ơn cho ông ấy. 

- Chuyện của Vị Quan Nguyễn Trãi, con đã nghe rồi. Nếu đúng như vậy thì sao này con sẽ rửa oan cho ông ấy. Như vậy có phải là đã trả được ơn không ạ?

Sung viên bất ngờ trước câu nói này của Tư Thành, bà im lặng hồi lâu rồi mới nói tiếp:

- Con chỉ cần ngoan ngoãn nghe lời, bình an mà lớn lên, rồi cố gắng sống sao để trở thành một người vừa có tài, vừa có đức. Như vậy là đã coi như không uổng công ông ấy che chở cho con rồi.

- Mẫu thân nói cũng đúng. Phải rồi mẫu thân, nếu Tiên đế còn sống. Có phải Người sẽ thương con nhất không?

- Tại sao con lại nói như vậy?

- Bởi trong tất cả các hoàng tử và công chúa của tiên đế, chỉ có mình con là sinh ra ở ngoài cung. Những năm đầu cũng phải sống ở ngoài cung. Hơn nữa, con lại là đứa con cuối cùng của Người.

- Con ngốc quá, nếu Tiên đế còn sống, thì con chắc gì đã là người con cuối cùng. Bà cười.

- Hơn nữa, nếu Tiên đế còn sống, thì có lẽ là những năm đầu đời của con sẽ không phải sống ở ngoài cung rồi. Bà nhỏ giọng lại, bùi ngùi.

- Thôi trễ lắm rồi, con đi ngủ đi. Con đó, sắp nửa đêm rồi lại sang đây bắt ta kể chuyện chi không biết.

Tư Thành cười hề hề, rồi cúi đầu, đi về phòng.

***

*Giữa Bảo Quang điện nguy nga, lộng lẫy mà yên tĩnh của Kinh Thành Thăng Long là hình ảnh của một đấng quân vương đang khoát lên mình bộ long bào - chăm chú ngồi đọc sách. Đúng vậy, đó là vua Lê Nhân Tông, người mới được tự tay điều hành chính sự 5 năm, một thời gian không quá dài cũng không quá ngắn để ổn định lại đất nước sau khi Thái Hậu lui về hậu cung. Nhưng ít ai nghĩ được rằng một vị vua mới mười mấy tuổi lại có cuộc đời biết bao biến cố trong yên bình...*

- Bẩm Hoàng thượng, Sung Viên Ngô Thị và Bình Nguyên Vương xin được cầu kiến.

- Được, cho họ vào.

Từ ngoài cửa điện, xuất hiện hai dáng người bước vào. Một nam nhân tuổi trạc mười lăm, dáng điệu đường hoàng, bước đi một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn toát ra được khí thế khác người. Một nữ nhân bên cạnh tuổi độ tứ tuần, thấp hơn một chút, trông có vẻ nghiêm túc hơn từ cách đi đứng cho đến biểu cảm gương mặt.

- Chúng thần xin được Tham Kiến Hoàng Thượng.

Nghe tiếng, Nhân Tông vui mừng, gấp lại quyển sách đang đọc, từ tốn đứng dậy:

- Miễn lễ, mời ngồi.

- Đa tạ hoàng thượng.

- Sao hôm nay hai vị lại có thời gian đến đây thế?

- Thần nghe được dạo gần đây Người vì chuyện quốc sự mà không được khỏe, nên thần đã dẫn Tư Thành đến để thỉnh an Người.

- Trẫm vẫn khỏe, không có sao đâu. Đã phiền đến Sung viên lặn lội lên đây rồi.

- Hoàng huynh, ta thấy huynh có vẻ thiếu sức sống, Huynh nhớ phải giữ sức khỏe đấy.

- Tư Thành, mẫu thân đã dặn con không được gọi Hoàng Huynh, sao con vẫn không sửa.

- Sung Viên, người đừng trách đệ ấy, là Trẫm bảo đệ ấy gọi như vậy. Trẫm cùng đệ ấy lớn lên cùng nhau hơn 10 năm rồi còn gì xa lạ nữa đâu. 

- Hoàng thượng, dù có thân thiết mấy thì gọi thế là không nên ạ.

Nhân Tông bật cười, hướng về phía Ngô Thị:

-Sung viên, người quên rồi sao? Người là vợ của Tiên đế, thì cũng coi như là mẫu thân của Trẫm, Tư Thành cũng như là hoàng đệ ruột của Trẫm rồi. Người yên tâm đi, đây là lẽ thường tình. Được rồi, Trần công công, ngươi dẫn Sung viên và Thân Vương vào sau điện. Đây là dịp tốt, ta muốn dùng bữa với họ.

- Nô tài đã rõ, thưa hoàng thượng. Hai vị, mời.

***
Trên đường về cung, Sung Viên vẫn cứ cằn nhằn Tư Thành:

- Phận của con chỉ là một Thân Vương, con phải biết giữa mình. Thân Vương trong mắt mọi người là thứ không tốt lành gì, người ta cho con ăn học, cho ta canh giữ Thái Miếu, nhưng chúng ta không biết được người ta nghĩ gì. Nên con phải biết đề phòng một chút...

- Mẫu thân, con biết chuyện đó, biết rất rõ là đằng khác. Nhưng chúng ta vẫn sống vui vẻ đấy thôi. Người đừng nhớ đến những chuyện không vui trước đây nữa. Hoàng Huynh là người tốt, sẽ không có chuyện gì đâu.

- Ta biết Hoàng thượng là một người tốt, như Tiên Đế vậy. Nhưng xung quanh Người không phải đều tốt đâu, kinh nghiệm sống của ta nhiều hơn tuổi đời của con nhiều lắm, con nên nghe lời ta một chút thì hơn.

- Dạ, con biết rồi, con nghe lời mẫu thân, mẫu thân đừng suy nghĩ lung tung để tránh tổn hại đến thân thể quý báo này.

- Tên tiểu tử này, chỉ biết giỏi nịnh bợ.

- Con chỉ biết nịnh bợ Người thôi. Tư Thành vui vẻ đáp.

- Chỉ là một phi tần của Tiên đế và thân vương mà dám vui vẻ đùa nô chốn cung cấm như vậy sao.

Ngô Thị và Tư Thành vội vàng tắt đi nụ cười trên môi, cúi đầu hành lễ: 

- Tham kiến Hoàng cô cô.

- Miễn lễ. Ta nghe nói các ngươi lặn lội lên đây để đi diện kiến hoàng thượng?

- Bẩm, đúng ạ.

- Ta nói cho các ngươi biết. Nên tự phân biệt rạch ròi với nhau đi, người ta thân là vua, là người đứng đầu đất Đại Việt này, không phải như Khắc Xương hay Nghi Dân mà thân thiết được đâu, có đúng không, Tư Thành?

Tư Thành tức giận không trả lời, chỉ trừng mắt nhìn, tay vịn chắc lấy tay mẫu thân mình.

- Cháu trai, đừng nhìn ta như thế, ta sợ lắm.

- Hoàng cô cô, Người cao quý như vậy, một Thân Vương nhỏ bé như Tư Thành đây không dám nhận là cháu trai của Người đâu.

- Quả đúng là người đọc sách, dù chỉ mới 15 tuổi mà lời ăn tiếng nói mỗi tiếng đều quý quá đi. Nhưng nếu ta không lầm, ngươi một tiếng gọi Hoàng thượng là Hoàng Huynh, hai tiếng cũng Hoàng Huynh. Thế sao lại không nhận là cháu của ta.

- Xin Người đừng bận tâm đến nó. Nó vẫn còn nhỏ, ta sẽ dạy dỗ lại nó. Ngô Thị ngắt lời Tư Thành.
- Được vậy thì tốt. Thôi. Ta mang canh đến cho cháu của ta đây, kẻo nguội sẽ bị mất ngon.

Cả hai cúi người. Đến khi Hoàng cô cô đi mất, Ngô Thị nhìn Tư Thành một cách giận dữ.

- Mẫu thân, con thật không thể...

- Không thể cũng phải có thể. Ta dặn con bao nhiêu lần rồi con vẫn cứ bỏ ngoài tai. Con là học trò mà hành xử như vậy sao, là không nghe lời phụ mẫu sao. Nói rồi Ngọc Dao bước đi một mạch, bỏ lại Tư Thành đang bần thần ở phía sau...
***

 - Hoàng thượng, đã muộn rồi, Người nên về cung nghỉ ngơi ạ.

- Ta vẫn chưa xong việc thì làm sao đi nghỉ đây?

- Nhưng nãy giờ Người đã đi tới đi lui nhiều lắm rồi mà vẫn chưa xong việc sao ạ?

- Ngươi cũng biết Tư Thành nó rất thích đọc sách, mấy quyển ở phủ của nó chắc đã bị đọc đến mòn cả rồi. Nên ta muốn cho nó thứ gì đó hay ho mà mãi không thấy. 

Trần công công bật cười:

- Hoàng Thượng, sao Người không chịu nói với vi thần. Hai ngày nữa sẽ có một lượng sách mới được chuyển vào đây. Người về cung trước đi ạ, khi nào đến, vi thần sẽ mang đến cho Người.

- Được, rất tốt. Vậy, chuyện này ta nhờ ngươi.

- Hoàng thượng, người cũng ở đây ạ? Kinh diên sự Trần - một vị quan ở toàn kinh diên là nơi dạy học cho vua và hoàng thất.

- À, ta muốn xem một số quyển sách để cho người mang qua phủ Bình Nguyên vương.

- Bình Nguyên vương tuy còn trẻ tuổi nhưng là người học rộng tài cao, còn rất chăm chỉ. Nay lại được Hoàng Thượng ban cho sách, tương lai ắt hẳn sẽ là người tài.

- Đúng vậy, ta cảm thấy rất may mắn khi có một Hoàng đệ xuất chúng như vậy.

***
- Thân Vương, thần là Trần công công ở Bảo Quang Điện xin cầu kiến.

- Được, mời vào.

- Thân Vương, Hoàng thượng có gửi cho Ngài một số quyển sách, hi vọng Ngài thích nó.

- Là sách mới sao, tốt thật. Sách ở đây của ta sắp rã hết rồi. Đa tạ Trần công công.

- Hoàng thượng có bảo khi nào Ngài cần cứ việc đến tìm Hoàng thượng để lấy thêm ạ.

- Ta cũng muốn lắm, nhưng sau này có vẻ khó rồi.

- Sao lại khó ạ? Trần Công công thắc mắc.

- Trần công công, ông đợi ta một lát, ta muốn chuyển lá thư này cho Hoàng thượng. 

- Vâng, thưa Thân Vương.
***
- Tên tiểu tử này thường khi có việc nó điều đến tìm ta, sao hôm nay lại viết thư không biết nữa.
*Hoàng Huynh, chúng ta mặc dù không phải là cũng một người sinh ra, nhưng chúng ta cùng chảy trên người dòng máu của Tiên Đế. Đệ biết huynh và Thái Hậu rất thương yêu đệ, đệ cũng rất quý Huynh và Người. Nhưng thật sự mà nói thì chúng ta vẫn là khoảng cách giữa Thiên tử với Thân Vương, là khoảng cách vị trí đáng ngại nhất. Nên đệ sẽ nghe lời mẫu thân, hạn chế gặp Huynh một chút để tránh phiền phức cho cả hai chúng ta, đệ mong huynh sẽ hiểu. Tất nhiên tình cảm giữa chúng ta sẽ không có vấn đề gì cả.*

- Thật là...tên nhóc này....

- Hoàng Thượng...

Đọc xong lá thư, đôi mắt vị Quân Vương hiện lên một chút buồn và sâu lắng. Người biết Tư Thành là một người con rất có hiếu nên chắc chắn đã vì chuyện năm xưa khi Thái Hậu định tội mẫu thân mình mà giờ phải răm rắp nghe lời để giữ đạo hiếu. Biết thì biết rõ thế, nhưng thử hỏi nếu bị hoàng đệ mà mình yêu quý nhất, người cùng mình ăn, học, cùng mình lớn lên từ nhỏ dần tạo khoảng cách với mình thì có ai mà không buồn, huống hồ chi lại là người đứng đầu Đất nước, trăm công ngàn việc mệt mỏi chỉ mong có những phút giây bình yên bên người thân...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro