HUNK , Ozon, mưa axit

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

6. Trỡnh bày hiện tượng, nguyên nhân cơ chế tác động, tác động  tiêu cực và giải pháp giảm thiểu các vấn đề môi trường toàn cầu (hiệu ứng nhà kính, suygiảm tầng ôzon, mưa axit)

6.1.Trình bày về Hiệu ứng nhà kính (khái niệm, nguyên nhân/cơ chế, tác hại, biện pháp giảm thiểu)

*)Nhiệt độ Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh.

Năng lượng mặt trời chủ yếu là năng lượng của các tia sóng ngắn, dễ xuyên qua các cửa sổ khí quyển.

Bức xạ từ bề mặt trái đất là sóng dài có năng lượng thấp, dễ bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây sự hấp thụ bức xạ sóng dài của khí quyển là: CO2, bụi, hơi nước, khí CH4, CFC, N2O. Hiện tượng khí quyển hấp thụ các phản xạ sóng dài từ Trái đất có cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây xanh. Do vậy, gọi đó là hiệu ứng nhà kính.

*)Tác động tiêu cực của hiệu ứng nhà kính:

-Nhiệt độ tăng cao làm tan băng ở hai cực dẫn tới mức nước biển dâng cao sẽ làm nhiều vùng sản xuất lương thực, các khu dân cư, các vùng đồng bằng, đảo lớn bị nhấn chìm dưới nước; Nhiệt độ tăng cao do

+Một số loại khí hiếm có khả năng làm tăng nhiệt độ của Trái đất. Trong số 16 loại khí hiếm thì NH4 có khả năng lớn nhất, sau đó là N2O, CF3Cl, CF3Br, CF2Cl2 và SO2.

+Do hoạt động của con người: việc sử dụng năng lượng có tác động lớn nhất, sau đó là hoạt động công nghiệp.

-Nhiều HST bị mất cân bằng, làm cho tài nguyên mất đi khả năng tự điều chỉnh vốn có của nó.

-Khí hậu Trái đất sẽ biến đổi sâu sắc, toàn bộ điều kiện sinh sống của các quốc gia sẽ bị xáo trộn: hoạt động sản xuất nn, lâm nghiệp, thủy sản bị a/h nghiêm trọng.

-Nhiều loại bệnh tật mới: 

+tác động đến skhỏe con người: Nhiều loại bệnh tật đối với con ng sẽ xuất hiện khi thời tiết thảy đổi như dịch tả, cúm..

+Ngoài nhiêt độ các khí nhà kính còn gây ảnh hưởng lớn tới độ ẩm tương đối của không khí làm phát sinh nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh phổi, bệnh ngoài da.

-Ví dụ một số tác động của hiệu ứng nhà kính.

+Tác động đến rừng: sự nóng lên của Trái đất dẫn đến những thay đổi lớn ở các loài thực vật, động vật. Sự thay đổi điều kiện sinh trưởng tự nhiên có thể đòi hỏi những kế hoạch quản lý rừng, đặc biệt trong dinh dưỡng và các công nghệ lâm sinh khác.

+Tác động đến cây trồng: Hiệu ứng nhà kính gây tác động khác nhau đối với các loại cây trồng. Lúa mì và ngô có thể bị các stress độ ẩm do tăng quá trình bốc hơi nước và thoát hơi nước. Do nhiệt độ tăng cũng tăng sự phá hoại của sâu bọ.

+Tác động đến chế độ nước: Hiệu ứng nhà kính làm thay đổi chế độ nhiệt vì vậy chế độ thủy văn cũng thảy đổi. Mùa hè khô nóng sẽ kéo dài và quá trình rửa trôi ở miền khí hậu ôn hòa sẽ tăng lên. Đặc biệt là cường độ bốc hơi và thoát hơi nước tăng làm cho cây trồng bị thiếu nước.

*)Biện pháp: Giảm khí nhà kính: trồng cây xanh, xử lý các khí trước khi đưa ra MT

6.2.Trình bày về Thủng tầng Ozon (kn,nn, cơ chế, tác hại, biện pháp giảm thiểu)

Tầng ozon tập trung nhiều nhất ở tầng bình lưu ở độ cao H =25km so với bề mặt trái đất với nồng độ 5-10atm . Tầng này là tấm màn che bảo vệ sinh vật khỏi bị gây hại bởi tia cực tím (UV, được biết có thể gây ung thư và đột biến).

Khi tia cực tím chạm các phân tử ôzôn và sinh nhiệt. Như vậy tầng ozon là tầng có thể tái tạo, biến tia cực tím có hại thành nhiệt vô hại.

UV+O3 O+O2  O3+nhiệt.  Qtrình hình thành và phân hủy O3 luôn diễn ra song song nên chu kỳ tồn tại của O3 trong khí quyển rất ngắn. 

Tầng ozon được xem là cái ô bảo vệ loài người và thế giới động vật khỏi tia tử ngoại vì nó có khả năng hấp thụ trên 90% tia tử ngoại từ bức xạ mặt trời. O3 có khả năng hấp thụ sóng ngắn từ 240-320nm

-Tia tử ngoại có khả năng hủy hoại mắt; tăng bệnh ung thư da, xúc tác mạnh cho các phản ứng quang hóa ở tầng khí quyển thấp, tăng sương mù, mưa axit, thực vật mất dần khả năng miễn dịch, các vi sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. 

*)Phân hủy ozon: Ozon có thể bị phá hủy bởi các nguyên tử clo, flo, hay brom trong bầu khí quyển. Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là chlorofluorocacbon (CFC) đi vào tầng bình lưu và giải phóng bởi tia cực tím.

 C-F2-Cl2—(UV)— > C-F2-CL0+Cl0 

Qtrọng nhất là các nguyên tử clo được tạo thành như thế sẽ trở thành chất xúc tác hủy diệt các phẩn tử ozon, lấy đi một nguyên tử oxi tao thành ClO và để lại một phân tử oxy bình thường

Cl0+O3  Cl-O+O2

Tiếp theo một oxy nguyên tử tự do sẽ lấy đi oxy từ ClO và kết quả cuối cùng là một phân tử oxy và một nguyên tử clo, bắt đầu lại chu kỳ

ClO+O  Cl+O2   

Một nguyên tử clo đơn độc sẽ phân hủy ozon mãi mãi nếu như không có các phản ứng khác mang nguyên tử clo ra khỏi chu kỳ này bằng cách tạo nên các nguồn chứa khác như axit clohydric và clo nitrat (ClONO2), Phản ứng của nguyên tử clo trong các nguồn chứa này thông thường chậm nhưng được gia tăng khi có các đám mấy tầng bình lưu ở địa cực, xuất hiện trong mùa đông ở Nam cực, dẫn đến chu kỳ tạo thành lỗ thủng ozon theo mùa.

*)Nguyên nhân:

-Do sử dụng chất freon trong dung môi mỹ phẩm, sơn, tẩy rửa, bình cứu hỏa.. như CFC11, CFC12, CFC13;

-Do hoạt động của núi lửa sinh ra Cl2, HCL

-Một số khí khác sinh ra do hoạt động của con người: CO, CH4, Nox

-Các máy bay siêu âm khi bay ở độ cao lớn thải ra nhiều NOx

*)Biện pháp: Cấm sử dụng hay hạn chế sử dụng.

6.3. Trình bày về Mưa axit (khái niệm, nguyên nhân/cơ chế, tác hại, biện pháp giảm thiểu)

Lắng đọng axit là quá trình tự làm sạch của khí quyển diễn ra theo 2 quá trình phổ biến: ngưng tụ và mưa. Qua đó các chất ô nhiễm có thể hòa tan trong nước hoặc bụi có thể được đưa trở lại mặt đất. Khi khí quyển chứa các khí ô nhiễm mang tính axit như SO2 NO2, các khí hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit H2SO4, HNO3 và rơi xuống mặt đất theo các con đường khác nhau. Đó là qtrình lắng đọng axit gồm 2 hình thức

-Lắng đọng khô bao gồm các khí; hạt bụi và các sol khí có tính axit. Trong khí quyển các tạp chất tồn tại dưới dạng các sol khí, đây là những hạt bụi dạng rắn, lỏng hoặc khí có kích thước hạt đủ nhỏ để có thể lan truyền với khoảng cách rất xa.

-Lắng đọng ướt thể hiện nở nhiều dạng như mưa, tuyết, sương mù, hơi nước có tính axit.

*)Nguồn phát thải khí gây mưa axit.

-Đốt nhiên liệu hóa thạch

-Hoạt động giao thông vận tải

-Khí thải của một số ngành công nghiệp: sản xuất dầu mỏ, luyện gang

-Hoạt động của núi lửa (HCL, Cl2)

*)Anh hưởng của mưa axit:

-Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hòa tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì... làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người.

-Mưa axit ảnh hưởng xấu tới thủy vực: các dòng chảy do nước mưa đổ vào ao hồ làm độ PH giảm đi  các svật suy yếu hoặc chết.

-Mưa axit làm tăng độ chua của đất  tăng khả năng hòa tan của KLN trong đất  ảnh hưởng tới HST dưới đất. Ca, Mg  ảnh hưởng tới sự ptriển của cây trồng

-Mưa axit ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng: làm giảm tác dụng của lá cây và khả năng đề kháng sâu bệnh của cây trồng

-Mưa axit phá hủy vật liệu xd bằng kim loại như sắt đồng kẽm  làm giảm tuổi thọ công trình xây dựng.

*)Một số biện pháp

-Xử lý các khí trước khi đưa ra MT

-Trồng cây xanh

-Sử dụng vật liệu không ăn mòn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro