Huyền thoại giang hồ: SơnVương TrươngVănThoại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Huyền thoại giang hồ: SơnVương TrươngVănThoại

Posted by NAD at 2/16/2009 11:51:00 PM

• Với 34 năm ngồi tù, trong đó có 32 năm khổ sai ở Côn Đảo, có lẽ Sơn Vương Trương Văn Thoại là người phải thụ án lâu nhất Việt Nam. Ko chỉ có thế, ông còn là một nhà văn được hâm mộ, một tên cướp khét tiếng trượng nghĩa và hào hoa. Cách Mạng tháng 8 thành công, ông trở thành Chủ tịch Ủy ban hành chính Côn Đảo. Nhưng do những tham vọng phiêu lưu, ông tự biến mình thành lãnh chúa của cái gọi là "Đảo quốc Côn Lôn" để sau đó lại tiếp tục sống hành chục năm sau song sắt, cho đến tận ngày sức tàn lực kiệt. Có thể nói, cuộc đời Sơn Vương là một lăng kính phản ánh khá trung thực và đậm nét về khí phách ngang cường trọng nghĩa, yêu tự do, ý chí quật cường hào sảng của người nông dân Nam Bộ. Quan trọng hơn hết, ông là một nhân chứng sống của nhà tù Côn Đảo suốt hai thời Pháp thuộc và Mỹ - Ngụy.

Hồi 1: KIẾP PHONG SƯƠNG ĂN QUÁN NGỦ ĐÌNH

Trước khi đổ ra cửa Tiểu, dòng chảy của sông Soài Rạp đột nhiên trở nên mạnh mẽ lạ thường. Từ nhiều đời, người dân làng Bình Nhị (Gò Công) vẫn tự hào bảo nhau: chính dư ba của trận Rạch Gầm - Soài Mút đại phá giặc Xiêm đã tiếp sức cho dòng sông tuôn ra biển lớn. Những câu chuyện truyền miệng hào hùng ấy đã hun đúc thêm cho những người nông dân xứ này một khí phách kiên cường, trượng nghĩa và trọng lẽ công bằng.

Ở trong làng, điền chủ Trương Đình Cung Anh là một người danh giá, được trọng vọng. Tuy giàu có và có học thức nhưng lòng ông vẫn luôn hướng về phía những người nông dân khốn khổ, luôn sẵn sàng giúp đỡ người nghèo và bênh vực kẻ yếu. Khi đã lớn tuổi, ông là thêm nghề bốc thuốc Nam giúp dân chúng quanh vùng.

Năm 1909, người con trai thứ năm của vị điền chủ hào hiệp này chào đời. Lần đầu tiên nhìn thấy mặt con, điền chủ Trương Đình Cung Anh đã đứng lặng hồi lâu. Trán rộng, nhân trung sâu, mắt sâu mũi khoằm, dáng dong dỏng, đứa bé mang tướng mạo một Kim Thánh Thán, hẳn sau này sẽ chọc trời khuấy nước nhưng có lẽ suốt đời lận đận. Ông đặt tên cho con là Trương Văn Thoại.

Ngày thôi nôi, trước vô số đồ chơi được bày trước mặt, cậu bé đã vồ lấy và nắm rất chắc hai tay hai món: một quản bút, một thanh gươm. Nét mặt vị điền chủ rạng lên nhưng ông vẫn ko ngăn nổi một thoáng rùng mình lo lắng.

Đến tuổi cắp sách, Thoại tỏ ra thông minh, sức học hơn hẳn bạn bè cùng lớp. Nhưng chỉ học hết chương trình Cours Supérieur (lớp Nhất tiểu học, khoảng lớp 5 hiện nay) đủ vốn tiếng Pháp để đọc sách Tây; cậu bé đã bỏ ngang, chuyển sang luyện võ và học thêm chữ Hán.

Thời gian còn lại Trương Văn Thoại vùi đầu vào sách, đọc toàn kiếm hiệp Tàu và tiểu thuyết Tây viết về những tên cướp nghĩa hiệp, từ Robin Hood của A. Dumas đến Carmen của Merimée. Đặc biệt, Trương Văn Thoại cực kỳ say mê nhân vật Bách-xi-ma lái ... "Khúc dồi" phóng như bay đuổi theo Hoàng Ngọc Ẩn đang cưỡi trên ... "Điếu Xì Gà" . Những nhân vật nổi loạn trong sách vở và truyền thống hào sảng, bất khuất của quê hương đã thắp dần lên trong lòng cậu bé một ước mơ cháy bỏng về lẽ công bằng và con đường giúp dân bớt bị bóc lột, hà hiếp. Nhưng giữa khi nước mất, ách đô hộ của thực dân Pháp đè nặng, Thoại chưa đủ sức nhìn thấy con đường sáng, chỉ ngọn lửa tang bồng hồ thủy trong lòng là ngày một cháy rực lên.

Cuối năm 1925, mới hơn 16 tuổi, Trương Văn Thoại đã quyết chí bỏ làng lao theo tiếng gọi giang hồ. Anh thanh niên giàu nghĩa khí đã bỏ ra hơn 6 năm trời lăn lộn khắp các ngọn núi Thị Vải, núi ông Trịnh, núi Mây Tào vùng Long Hải, Bà Rịa theo một Đại lão sư mai danh ẩn tích học võ và học đạo. Năm 1931, vị Đại lão sư viên tịch, Thoại hạ sơn về Sài Gòn, sống lăn lóc cùng giới thợ thuyền khốn khổ. Anh ở trọ trên căn gác gỗ rộng chừng 20m2 của tiệm may Nam Chấn Hưng ở số 2 đường Lefebre (nay là đường Hồ Tùng Mậu, quận 1). Ông Tư Chiêu, chủ tiệm Nam Chấn Hưng vốn là bạn bè của ông Trương Đình Cung Anh, cha Thoại. Ngoài sách vở, tài sản của Thoại chỉ có thêm một chiếc bao kiểu lính thủy bằng vải kaki. Ban ngày trải bao bên lề đường, Thoại hành nghề bán sách. Đêm, chắp thêm hai đoạn dây, bao kaki trở thành chiếc võng nóp cho kẻ giang hồ chợp mắt qua đêm.

Những năm đầu thập kỷ 30, lề đường De la Some (Hàm Nghi) được coi là nơi tập trung của đủ hạng người. Trên nhũng tấm đệm bàng 7 tấc, một dãy thầy bói sắp hàng, kính râm che mắt, bộ bài cáu bẩn xếp ngay ngắn trước mặt. Bên cạnh đám thầy bói là các văn nhân, chủ báo, cũng bày "sản phẩm" của mình trên những vuông chiếu trải cạnh lề đường. Trong số những người bán báo đó, Trương Văn Thoại đặc biệt chú ý đến một người: Ông Nguyễn An Ninh, chủ bút tờ La Cloche Fêlée (Tiếng Chuông zrè ) kiêm thủ lĩnh đảng Thanh niên cao vọng, hơn Thoại chẵn 10 tuổi. Cảm phục ý chí và sự nghiệp của Nguyễn An Ninh, Trương Văn Thoại đã dần dần bước vào nghiệp cầm bút, trở thành một cộng sự đắc lực của tờ La Cloche Fêlée và nhà cách mạng Nguyễn Anh Ninh. Theo chữ Hán, chữ "Thoại" được ghép bởi 3 chữ Sơn, Vương và Nhi. Bút danh Sơn Vương được Thoại khai sinh từ đó. Ngoài ra, Thoại còn ký tên khác là Trương Vạn Năng, tự bộc lộ ý chí và tham vọng của mình.

Chẳng bao lâu, tên tuổi Sơn Vương đã khá nổi danh trong nghề cầm bút. Những bài báo của ông thổi vào công luận một dư âm lạ, đầy màu sắc bình dân và nỗi cảm thông sâu sắc tầng lớp bần cùng.

Khoảng những năm 1932-1933, Sơn Vương Trương Văn Thoại - mới 23 tuổi - đã danh nổi như cồn ở khắp Sài Gòn - Chợ Lớn và vùng lục tỉnh, chủ yếu nhờ những tác phẩm trung thiên tiểu thuyết đăng tải trên báo. Có thể xem Sơn Vương như một người tiên phong có công trong việc cách tân nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Vẫn là tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình, song tác phẩm của Sơn Vương đã có sự thay đổi lớn lao về mặt hình thức. Nhân vật tướng cướp nghĩa hiệp cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo của Sơn Vương đã đoạn tuyệt hẳn với thanh gươm lưng ngựa, thay vào đó là các trang công tử lái xe hơi như bay, bắn súng lục bằng cả hai tay và ném tạc đạn ùng oàng. Đáng kể nhất là 3 cuốn: Luật rừng xanh, Chén cơm lạt và Tướng cướp hào hoa.

Rất đông nhà văn, nhà báo thế hệ sau đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của Sơn Vương, cả về khí phách chống cường quyền, áp bức, ủng hộ dân nghèo lẫn lối hành văn bình dân trong sáng và giản dị. Nhưng ít ai biết rằng, tất cả những nhân vật tướng cướp nghĩa hiệp ấy chính là hiện thân của tác giả Sơn Vương. Thay vì tìm tư liệu để viết, Sơn Vương đã tự ... tạo ra tư liệu . Trong hơn hai năm, từ 1931-1933, Sơn Vương đã đơn thương độc mã, gây ra hàng chục vụ cướp kinh thiên động địa nhăm vào các phú hộ, địa chủ gian ác khắp các vùng từ Đồng Nai đến Sài Gòn, Long An nhưng tung tích vẫn ko hề bị lộ. Người ta chỉ thầm ngưỡng mộ một Sơn Vương - nhà văn - cao gầy dong dỏng nói năng nhỏ nhẹ, thường ngồi trọn buổi sáng bên lề đường với một bộ xá xẩu bằng lụa Tân Châu để bán sách của chính mình.

Giữa năm 1933, Sơn Vương dời địa điểm bán sách sang lề đường Charner (Nguyễn Huệ). Tại đó, ông gặp gỡ và kết nghĩa huynh đệ với một thanh niên tên là Nguyễn Phương Thảo, người sau này nổi danh với cái tên Trung tướng độc nhã Nguyễn Bình - Tư lệnh các lực lương quân sự Nam Bộ những năm đầu cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp (1945-1954).

Nguyễn Phương Thảo thua Sơn Vương 6 tuổi, quê ở Yên Phú, Hưng Yên. 17 tuổi, Thảo bỏ dở năm thứ hai trung học xuống Hải Phòng, đáp tàu Pélican của hãng Messagering để "hành phương Nam" lập nghiệp. Vốn khâm phục chất hảo hớn của người Nam bộ , Thảo đã nhanh chóng làm quen và mê sách của Sơn Vương. Được một người thợ cũng chỗ trọ giới thiệu, anh đã nhanh chóng tìm được tác giả cuốn truyện yêu thích. Sơn Vương cũng tỏ ra cảm kích trước ý chí giang hồ của người bạn nhỏ tuổi, đồng thời cũng muốn làm quen với một tính cách Bắc nguyên gốc nên tiếp Thảo khá nhiệt tình. Gặp Thảo, Sơn Vương khen:

- Người phương Bắc mến mộ trời Nam, hai mươi năm sau tất có thêm một tay hảo hớn. Luôn miệng tấm tắc "kỳ ngộ! kỳ ngộ", Sơn Vương bỏ dở buổi bán sách kéo Nguyễn Phương Thảo sang một quán Chệt (quán ăn Tàu) ở đường Colonel Grimaud (Phạm Ngũ Lão) để đãi một chầu hủ tiếu xí quách. Đó là lần đầu tiên trong đời, anh thanh niên Nguyễn Phương Thảo biết đến vị cay của zượu. Nhưng Thảo chỉ uống 3 ly con, phần còn lại một mình Sơn Vương từ từ nốc cạn.

Mới vào Nam, việc làm chưa có, Nguyễn Phương Thảo ngỏ ý nhờ Sơn Vương tìm giúp. Sau một hồi suy tính, Sơn Vương khuyên người bạn vong niên sang Đa Kao mở tiệm 'giặt là' (từ miền Bắc) phục vụ cho đám công chức, thầy thông, thầy ký. Để có vốn cho Thảo mở tiệm, Sơn Vương quyết định đi ... CƯỚP, làm một vụ thật đậm ...

Để xác định con mồi, Sơn Vương đã ôm chiếc bao lính thủy ra góc đường De La Some, chỗ đối diện Nhà băng Đông Dương ngồi bán sách suốt nhiều buổi. Cuối cùng thì một con mồi lớn cũng đã lọt vào tầm ngắm của Sơn Vương. Cứ vào sáng thứ Sáu của tuần đầu tiên mỗi tháng, René Gaillard, Giám đốc hãng cao su Mimot lại cùng một tài xế và một vệ sĩ phóng chiếc Peugeot đến Ngân hàng Đông Dương để lĩnh bạc về phát lương cho công nhân, số tiền mỗi kỳ lên đến 50.000 đồng. Theo tính toán, Sơn Vương quyết định sẽ chặn xe cướp vali tiền khi tên Giám đốc quay trở về. Ông quyết định rủ Nguyễn Phương Thảo đi theo để biểu diễn cho xem, nhưng tuyệt đối lại ko nói một câu với "cậu bé" về kế hoạc đã định.

Đầu tháng 7 năm 1933, vụ cướp đã diễn ra đúng như kế hoạch. Sơn Vương "dụ dỗ" được Năm Đường, tài xế của một chủ Tây tham gia vào cuộc. Lợi dụng ông chủ và vợ con về Pháp nghỉ phép, Năm Đường đã "mượn" chiếc xe Clément Bayard của chủ và thay biển số theo Sơn Vương đi cướp. Xe chở Sơn Vương, Năm Đường và Nguyễn Phương Thảo chạy thẳng theo con đường đất đỏ dẫn về Tân Sơn Nhất (nay là đường CMT8). Đến một chiếc cầu nhỏ ở Bà Quẹo, Năm Đường cho xe quay lại, dừng ngay trên cầu, vờ hư xe lúi húi sửa.

15 phút sau, chiếc Peugeot của René Gaillard đã xuất hiện từ xa, cuốn bụi đỏ bay theo mù trời. Đến nơi, thấy cầu bị kẹt, Gaillard tức tối nhảy xuống la hét om sòm. Sơn Vương đầu đội nón nỉ, mang bộ complet trắng, nhàn nhã như một công tử Bạc Liêu ôn tồn tiến lại, nói bằng tiếng Pháp:

- Xin lỗi ông, xe tôi bị panne, ông chờ cho chút xíu.

Đang bực, Gaillard quát:

- Muốn sửa, đẩy qua chỗ khác!

Quát chưa dứt câu, Gaillard đã trợn mắt, bởi Sơn Vương trả lời rất xấc xược:

- Được thôi, phiền ông lại đẩy đi!

Nhưng hắn chưa kịp chửi thề, một họng súng đen ngòm đã xuất hiện ngay trước mặt, kèm theo là tiếng Sơn Vương quát khẽ:

- Giơ tay lên!

Theo phản xạ, cả chủ lẫn tớ trong xe đều giơ tay quá đầu. Điềm nhiên, Sơn Vương tiến lại bên chiếc Peugeot giật lấy cặp tiền vứt vào xe mình co Nguyễn Phương Thảo giữ. Ông còn tước luôn khẩu súng của tên vệ sĩ và quay lại nói với Gaillard mấy câu nhã nhặn:

- Phiền ông Giám đốc cho mượn đỡ một kỳ lương, tôi đang có việc cần xài.

Sơn Vương vừa nói, vừa vứt luôn khẩu súng trên tay vào xe của Gaillard và nhanh chân tót lên chiếc Clement Bayard giục Năm Đường chạy thẳng ...

Sau vài phút hoàn hồn, Renes Gaillard kịp nhìn lại, mới phát hiện ra rằng khẩu súng mà Sơn Vương "kỷ niệm" chỉ là khẩu súng giả. Cáu tiết, hắn quát tài xế phóng xe đuổi theo. Nhưng tốc độ của chiếc Peugeot cũ kỹ ko thể đua kịp tốc độ của chiếc Clément đời mới, máy rất mạnh. Đuổi đến Hoà Hưng thì địch thủ đã biến mất tăm dạng, Gaillard đành tiu nghỉu quay xe trở lại. Cách đó ko xa lắm, Sơn Vương cũng xách cặp tiền kéo Nguyễn Phương Thảo đang há hốc ngạc nhiên bước xuống, giục Năm Đường đưa xe về rửa và thay biển số. Sơn Vương và Thảo bao nguyên một chiếc xe thổ mộ, giong thẳng về gác trọ phía Sài Gòn.

Vụ cướp táo tợn được đồn lan khắp Sài Gòn chỉ sau đúng một ngày. Dân nghèo được một phen hả dạ, bởi kẻ bị trừng trị là một "thằng Tây" khét tiếng tàn ác. Giới lục lâm Sài Gòn - Lục tỉnh cũng thầm khen tác giả của vụ cướp - dù chẳng biết là ai - bạo gan và chơi rất bảnh, khiến tên chủ Tây vừa mất tiền vừa bẽ mặt. Nhưng với Sơn Vương, đó lại là tai hoạ và là vụ cướp cuối cùng trong cuộc đời ngang dọc.

René Gaillard - kẻ bị hại, vốn cũng xuất thân từ một tên cướp khét tiếng của đảo Corse và nước Pháp. Cùng với tên anh ruột là Charlles Gaillard, hắn đã gây ra hàng chục vụ cướp của giết người. Bị kết án chung thân khổ sai, hai anh em hắn đã tìm cách khoét vách ngục La Santé ở Paris và trốn sang Tân Thế Giới, tiếp tục gây tội ác. Được ít lâu, anh em Gaillard lại bị tóm cổ, thụ án khổ sai tại nhà ngục La Cayen - địa ngục trần gian của Pháp tại Nam Mỹ. Ngồi đó chưa ấm chỗ, chúng lại vượt ngục trốn vào Hoa Kỳ. Tại đó, René cùng anh tiến hành đánh cướp một xe chở bạc. Lần này, Charlles Gaillard bị bắn chết ngay tại trận. Còn lại một mình với một đống tiền, René Gaillard trốn sang Đông Dương, dùng một sô tiền ăn cướp được mua cổ phần của đồn điền cao su Terreves Rouges và nghiễm nhiên trở thành Giám đốc hãng cao su Mimot.

Tuy đã giã từ nghề thảo khấu nhưng trong huyết quản Gaillard, máu "đảo Corse" vẫn còn ngùn ngụt. Bị Sơn Vương cướp tiền và bỡn cợt, hắn ko chịu nổi. Gaillard tuyên bố: Thưởng 5000 bạc Đông Dương - một phần mười số tiền bị cướp - cho bất cứ ai tìm ra tung tích thủ phạm. Lúc này, Bazin - tên mật thám khét tiếng tàn ác sau này - đang là một cò tập sự ở bót Catinat. Y xua hết mã tà, lính kín dưới quyền ra sức điều tra, lùng sục, quyết giật cho được món tiền 5000 đồng mà Gaillard đã rêu rao.

Vốn thông minh, cáo già, lại rành tâm lý người Việt, Bazin rất quan tâm đến những chi tiết như nhỏ nhặt. Y nhanh chóng nhận ra rằng, loại xe hơi Clément Bayard, cả Sài Gòn chỉ có ko hơn 10 chiếc. Do đó, y liên tục gọi tài xế và chủ nhân của những chiếc xe hơi loại này lên làm "ăng kết". Bị tra hỏi quá nhiều lần, Năm Đường biết chắc sẽ bị lật tẩy nên hoảng sợ đã ra đầu thú, nộp lại 10000 đồng được chia sau vụ cướp đồng thời khai ra tên Sơn Vương.

Ngày 16/8/1933, Sơn Vương bị bắt.

Nhận được điện thoại của cò Bazin, tên giang hồ đảo Corse phóng xe tới bót Catinat ngay tức khắc. Được thưởng tiền, Bazin tỏ ra khá biết điều. Y bảo Gaillard:

- Giao nó cho ông một buổi, muốn làm gì thì tùy thích.

Cởi trần, xách roi gân bò vào phòng tra tấn, nơi Sơn Vương đang bị xích hai tay lên trần nhà, Gaillard nhìn đối thủ mảnh khảnh từ chân tay tới đầu và bảo:

- Mày cướp của tao 5 vạn, tao tính rẻ, cứ một ngàn đồng tao lấy lại một roi. Mày tính chịu được mấy roi?

Ko một chút sợ hãi, Sơn Vương cười và trả lời:

- Ông thích bao nhiêu cứ lấy bấy nhiêu. Bao nhiêu tôi cũng chịu, chỉ sợ ông mệt.

Điên tiết, Gaillard xông vào quật liên tiếp lên người Sơn Vương. Chỉ sau 5 roi, chiếc áo lụa của Sơn Vương đã bị xé nát, rách tơi tả. Nhưng Gaillard vẫn ko ngừng tay. Sơn Vương oằn oại gồng người vận khí chịu đòn nhưng ko hề hé răng kêu rên nửa tiếng. Đến roi thứ 16, Gaillard đã quá mệt, mồ hôi vã ra như tắm. Thấy mình mẩy Sơn Vương đã nát bét, máu tuôn ra như suối, nhưng vẫn ko nao núng, Gaillard bèn vứt roi, khen:

- Mày chịu đòn quá giỏi, tao thua. Số roi còn lại, tao cho mày nợ.

Khạc ra một bụm máu, Sơn Vương cười mà miệng sưng vêu, méo xệch:

- Khỏi, ông cứ lấy cho đủ. Nếu thiếu, tôi sẽ đi cướp của những thằng giàu như ông (để trả lại) chứ chẳng cần phải vay nợ ai hết, ông nên đáng tiếp đi, kẻo tiếc.

Đến đó, René Gaillard chỉ còn biết phục sát đất. Hắn đổi giọng:

- Ông đúng là gan dạ hơn dân đảo Corse. Tôi kính phục ông. Số còn lại, coi như tôi xoá nợ cho ông hết.

Bỏ ra khỏi phòng, Gaillard nói với Bazin:

- Tao ko kiện nữa, thả nó đi.

Bazin ngạc nhiên. Hắn bảo:

- Luật là luật, ông tha nhưng tôi ko tha.

Ko thuyết phục được Bazin, tên giang hồ đảo Corse tỏ ra khá áy náy với Sơn Vương. Hắn lại quay trở vào. Đứng trước mặt Sơn Vương hắn hứa:

- Để tỏ lòng kính trọng ông, ngày mở phiên toà tôi sẽ ko đến dự.

Và hắn đã giữ lời.

Một tháng sau, Sơn Vương bị Toà tiểu hình kết án năm năm khổ sai và bị đày ra Côn Đảo.

Hồi 2: 16 tháng 8 - ngày định mệnh!!!

Đến Côn Đảo, Sơn Vương bị tống vào banh II, buồng giam tù thường án. Vụ cướp táo bạo của Sơn Vương khiến đám thường phạm nể phục dù so với đa số bạn tù, ông ít tuổi hơn nhiều. Lẫn giữa đám đầu trộm đuôi cướp, Sơn Vương nổi trội hơn cả bởi là người có học, thuộc nhiều tích xưa chuyện cũ, lại giỏi tiếng Pháp. Vì vậy, mỗi lần có việc cần đề đạt gì với bọn gác ngục, cả buồng giam đều phải cậy đến Sơn Vương. Sau chưa đầy 1 tháng, Sơn Vương đã được coi như "sếp" buồng giam. Ở các buồng bên cạnh, nhiều chính trị phạm - cả tù Cộng sản lẫn tù Quốc dân Đảng - cũng có nhiều người từng quen biết Sơn Vương trong thời gian viết báo, in sách, đôi người còng tỏ ý ngưỡng mộ. Thấy ông có uy tín với bạn tù, lại nói năng nhỏ nhẹ, cử chỉ đĩnh đạc, bọn gác ngục cũng tỏ ra vì nể.

Cuối năm 1933, giám thị Nguyễn Văn Liễn (Vệ Liễn) quyết định tổ chức một cuộc thi chữ đẹp tại tù Côn Đảo. Kết quả, Sơn Vương giành giải nhất, đẹp hơn cả chữ của các thư ký trên đảo cùng dự thi. Vệ Liễn bèn vận động chúa đảo cho ông ra làm thư ký giúp việc tại Ty Ngân khố của tỉnh đảo Côn Lôn. Kể từ đó, Sơn Vương ko phải ngồi xà lim và làm khổ sai nữa. Ban ngày ông lo ghi chép giấy tờ ở Ty Ngân khố, buổi tối dạy bé Nguyễn Thị Kim Hoa, 9 tuổi, con gái Vệ Liễn học đến 9 giờ đêm. Sau đó, ông được cắp chiếu về ngủ cùng chỗ với các nhân viên của Ty Ngân khố.

Lúc mới ra đảo, ngoài Nguyễn An Ninh, Sơn Vương tỏ ra ngưỡng mộ các tù chính trị Quốc dân Đảng. Máu giang hồ của ông bị mê hoặc bởi gương trung liệt của Nguyễn Thái Học, và một số chiến công của Đảng này. Nhưng dù ở tù, những người Quốc dân Đảng vẫn thẳng tay khủng bố những người bất đồng chính kiến với họ trong đường lối đấu tranh cách mạng. Trước mắt Sơn Vương, Quốc dân Đảng đã tiến hành một số vụ ám sát, khủng bố ngay tại Côn Đảo chủ yếu nhắm vào tù Cộng sản. Trong khi đó, những người tù Cộng sản, dù rất căm giận vẫn ko hề tìm cách tra đũa. Ngược lại, họ vẫn đoàn kết, nhất trí, luôn tìm cách hòa giả những mối bất đồng, cố hàn gắn mối đoàn kết giữa tù Cộng sản và tù Quốc dân Đảng. Thần tượng cũ sụp đổ, lòng ngưỡng mộ của Sơn Vương dần dành hết cho số tù là Đảng viên Cộng sản. Lợi dụng công việc ở Ty Ngân khố, ông thường tìm cách chuyển giấy, mực vào và giúp những người Cộng sản liên lạc với nhau.

Năm 1936, nền chính trị nước Pháp biến động mạnh. Nội các Léon Blum và phong trào Mặt trận bình dân lên nắm chính quyền, tiến hành hàng loạt cải cách dân chủ ở Đông Dương, trong đó có cả việc đặc xá tù chính trị. Tháng 7/1936, một số tù nhân ở Côn Đảo được phóng thích. Sơn Vương cũng được xét trả về đất liền, tiếp tục thụ hình tại Hà Tiên.

Cạnh nhà tù ở Hà Tiên có một bungalow (nhà gỗ 1 tầng) dành cho các ông Tây bà đầm nghĩ mát. một hôm, tên Giám đốc bungalow người Pháp bị mất 200 đồng. Nghi cho một anh bồi người Việt lấy cắp, hắn đã tự tay tra khảo anh dã man. Anh bồi ko nhận bị tên Giám đốc tàn ác đã đốt đèn cầy và nhỏ sáp nóng vào mũi. Anh bồi chết, dân chúng kéo nhau biểu tình. Trong tù, Sơn Vương đã hô hào tù nhân đập phá khám và la ó dữ dội để ủng hộ. Vì vậy, chủ tỉnh Hà Tiên đã quyết định đày Sơn Vương ra đảo Phú Quốc.

Tội ác của thực dân Pháp đi đâu cũng gặp, tên Tây Đoan (quan thuế) kiêm quận trưởng Phú Quốc đã nhiều lần tác oai tác quái ức hiếp dân trên đảo. Biết chuyện, Sơn Vương đã âm thầm thu nhập tài liệu và viết bài, bí mật gửi về cho một số tờ báo ở Sài Gòn. Các báo cử người ra điều tra và đăng bài lên án mạnh mẽ. Tên Tây Đoan khát máu bị đuổi đi nơi khác. Tháng 2/1938, trùng ngày trùng tháng với ngày bị bắt, Sơn Vương được thả ...

Nhưng .....

Hình như định mệnh đã trói chặt cuộc đời Sơn Vương với ngày 16/8. Đúng một năm sau, ngày 16/8/1939, Sơn Vương lại bị tống vào tù. Lần này ông bị bắt vì một lý do hết sức quái gở. Tại ghi-sê bán vé của một rạp chiếu bóng ở Chợ Lớn, Sơn Vương bị một gã người Việt hung hăng đạp giày đau điếng. Ông đẩy hắn ra, tên này lập tức nhảy vào đánh Sơn Vương. Cáu tiết, ông xô mạnh, tên gây sự bật ngửa ra sau ngã chỏng gọng. Rất kô may, kẻ gây sự lại là ... sếp mật thám của bót Polo (Chợ Lớn). Bẽ mặt, hắn móc ngày tu huýt cho lên miệng thổi một hồi. Mã tà, lính kín lập tức bu lại, còng Sơn Vương dẫn về.

Xuất thân từ một võ sĩ đấm boxe (quyền Anh) có hạng, tên phó cò bót Polo cũng hung hăng kô kém gì sếp chánh. Bất cứ ai mới bị bắt, hắn cũng đòi phải ... cạch tay đôi. Thông thường, cuộc đấu chỉ dừng lại khi kẻ mới vào đã máu me bê bết và bất tỉnh nhân sự ... Vì vậy, người ta gọi hắn bằng biệt danh Cọp Lửa.

Thấy Sơn Vương mảnh khảnh nhưng có vẻ ngang tàng, Cọp Lửa hất hàm hỏi cộc lốc:

- Biết võ kô?

Sơn Vương cũng đáp cộc lốc:

- Chịu đòn được.

Cọp Lửa đòi đấu. Sơn Vương nhã nhặn từ chối:

- Đây là bót cò, đâu phải sàn boxe ở hội chợ? Nếu ông cò muốn, tôi đứng cho ông đấm.

Tên cò tức lắm, xông vào ngay. Sơn Vương kô đánh trả, chỉ xuống tấn vạn nội công chịu đòn. Đấm liên tục 10 phút, Sơn Vương vẫn kô nhúc nhích, Cọp Lửa đành ôm hai tay buốt nhức lỉnh sang chỗ khác.

Ra toà, Sơn Vương bị kết tội du đãng, bị đưa đi giam giữ tại Căng Pursat (Campuchia ). Nhờ giỏi ăn nói, Sơn Vương xin được một lưỡi cưa, cưa còn và trốn qua Thái Lan. Kô lâu sau, ông lại bị bắt khi tìm cách về lại Sài Gòn. Lần này ông bị kết án 10 năm tù vì tội vượt ngục, bị tống vào phòng 17 bót Catinat, nơi đặt máy chém. Đầu năm 1942, ông bị đày ra Côn Đảo lần thứ ha.

Hồi 3: Những năm sôi động

Giai đoạn 1942-1946, quần đảo - nhà tù Côn Lôn xảy ra rất nhiều biến động. Đặc biệt, quyền cai trị liên tục bị thay đổi. Tháng 9/1942, phát xít Nhật đã cho quân đổ bộ lên đảo lần đàu tiên, nhưng chúng chỉ ở lại ít hôm rồi rút. Ba năm sau, ngày 6/2/1945, tàu chiến Nhật đã chĩa đại bác vào quần đảo, yểm trợ cho một trung đội vũ trang đoor bộ lên, bất chấp sự phản đối của bọn Pháp trên đảo.

Đám lính Nhật đoor bộ tiến hành ngay việc khống chế đàu vô tuyến điện và tịch thu toàn bộ radio của bọn Pháp, ra sức tìm cách tiếp xúc với tù nhân, tiếp tế, cung cấp thông tin và truyền bá thuyết Đại Đông Á cho đám chính trị phạm thân Nhật. Kô dám công khai ngăn cản lính Nhật, lính Pháp đã tìm cách di chuyển nơi làm việc của đám tù thân Nhật, ngăn kô cho những cuộc tiếp xúc diễn ra. Bị chúng thẳng tay khủng bố, đánh đập dã man, những tù nhân thân Nhật đã bóng gió bắn tin đe dọa bọn giám thị người Pháp, đồng thời ấm ức chờ gió đổi chiều để có cơ hội tra thù.

Sáng ngày 9/3/1945, thêm hai tàu tuần duyên Nhật từ từ tiến vào Côn Đảo. Mặc cho đám lính Pháp ngơ ngác, bọn Nhật đã ngang nhiên chất lên bờ một số thiết bị, khí tài chiến tranh. Xong việc, hai chiếc tàu tuần duyên kô những kô rút lui, lại còng kê tất cả nòng pháo hướng thẳng vào đất liền. Đánh hơi thấy chuyện chẳng lành, đích thân Tyssery, Giám đốc Nhà tù Côn Đảo đã đến trại Nhật, yêu cầu được giải thích. Tên sĩ quan chỉ huy Nhật Bản ngang nhiên trả lời:

- Chúng tôi đưa hàng lên đẻ lắp đặt một trạm vô tuyến.

Đồng thời hắn ra lệnh:

- Mời ông Tysserry ở lại.

Thực chất bọn Nhật muốn giam lỏng Tyssery ko cho quay về. Ngay đêm đó, kô tốn một phát đạn, Nhật đã tước hết toàn bộ vũ khí của lính Pháp, chiếm giữ trại lính, dinh giám đốc, đài vô tuyến và toàn bộ vị trí phòng thủ trên đảo. Bốn ngày sau, Giám đốc Tyssery và viên đại úy chỉ huy lính Pháp ở Côn Lôn được tàu chiến Nhật đưa về đất liền. Quyền cai quản nhà tù, Nhật giao cho phó giám thị Hilaire đồng thời giữ nguyên bộ máy giám thị Pháp - Việt như cũ.

Chỉ sau đó ít hôm, máy bay đồng minh đã tiến hành nhiều đợt oanh kích Côn Đảo. Bom đạn Mỹ đã đánh sập Hải đăng hòn Bảy Cạnh, Nhà đèn, Sở lưới và một số cơ sở sản xuất trên đảo, giết chết hàng chục tù nhân đang lao động ở các khu vực này. Một số tù nhân đã lợi dụng lúc tình hình nhốn nháo, thoát ra khỏi vòng rào trại giam. Đám tù thân Nhật trong trại cũng bắt đầu trỗi lên phá phách, gây yêu sách.

Đòi hỏi của chúng đã được bọn Nhật đáp ứng bằng một hành động mị dân: trao quyền chuá đảo cho Lê Văn Trà - nguyên thư ký của Tyssery, đồng thời tiến hành cái gọi là "lễ trao tra độc lập" và biến quần đảo Côn Lôn (tiếng Pháp: Poulo Condore) thành cái gọi là "Quốc gia tự do Nông dân huynh đệ quần đảo Côn Lôn (Etat libre agricole et fratemel d' Archipel de Poulo Condore)". Trong buổi lễ, Lê Văn Trà đã kô tiếc lời ca ngợi công lao của quân đội Thiên Hoàng và Thống đốc Minoda. Sau đó, Trà đã công bố đạo dụ của Chính phủ Trần Trọng Kim về việc các chính trị phạm kể từ ngày này được Chính phủ Việt Nam trả lại tự do và được coi như mọi người khác trong nước. Nhưng thực chất, chỉ có 150 tù thân Nhật là được đi lại tự do và được phóng thích sau hai tuần. Những người khác, ngay sau buổi mít tinh đã bị xua trở lại, lại vào khám, tiếp tục bị giam giữ như cũ.

Ngay sau khi thoát cũi sổ lồng, bọn tù thân Nhật đã đi ngay vào cuộc trả thù những cai ngục Pháp - Việt. Chúng cũng thừa cơ hội khủng bố, hành hạ một số tù nhân Cộng sản, tù thường phạm dám công khai phản đối chúng. Để ủng hộ tù Cộng sản, Sơn Vương đã đứng ra vận động một số thường phạm, công khai âm mưu của bọ tù thân Nhật, đồng thời vạch mặt tuyên bố nếu đám này còn có hành động quá khích, họ sẽ đứng ra chống lại.

Giỏi ăn nói và có uy tín, Sơn Vương đã được khá đông thường phạm có lương tri ủng hộ. Do đó, bọn tù thân Nhật cũng chùn tay, kô dám đối xử tàn ác với những bạn tù khác. Mũi nhọn khủng bố của chúng dồn hẳn sang hươ'ng đám cai ngục cũ. Một số gác ngục hung hãn hồi trước như Toustou, Lantali, đã bị đánh trọng thương, phải vào nhà thương Côn Đảo điều trị. Sau này được những người Cộng sản kiên trì thuyết phục, kô ít người trong số họ đã ngả sang chủ trương liên minh giữa những người Cộng sản và các lực lượng dân chủ, tiến bộ chống phát xít, bình tỉnh đổi phó với các hành động khiêu khích của đám tù thân Nhật đang được chính quyền bù nhìn dung túng.

Thấy uy tín của khối Đại Đông Á đang bị rơi rụng dần, bọn Nhật trên đảo và chính quyền Le Văn Trà bèn tìm cách đối phó bằng cách thực hiện một số cải cách dân chủ. 8 chiếc ghe bầu được gửi từ đát liền ra đẻ rước đám tù thân Nhật thuộc các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo, Phật giáo về. Trên đảo, Trà cho mở lại trường tiểu học và ra tờ báo : "Tiếng nói tự do". Sợ tù Cộng sản sẽ biến tờ báo thành diễn đàn chống phát xít, Lê Văn Trà đã giao cho Sơn Vương phụ trách. Sau khi nhận chức chủ bút, Sơn Vương đã được đi lại khá tự do. Lấy lý do đảo đã được tự do, tù nhân cần và được quyền biết tin tức, Sơn Vương đã thuyết phục được Lê Văn Trà cho tù nhân được sửa lại một chiếc radio hỏng. Dù không muốn, song Lê Văn Trà cũng kô thể phản đối.

Dưới sự chỉ huy của Tôn Đức Thắng - người lính thợ nổi tiếng từng kéo cờ phản chiến trên biển Hắc Hải trong chiến tranh Thế giới lần I - một tốp thợ tù đã sửa chữa xong chiếc radio, sau đó sửa luôn được một chiếc cano hỏng. Qua sóng radio, tin CMT8 đã thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập đã khiến cả đảo hồ hởi reo mừng. Bọn gác ngục và bọn thân Nhật bắt đầu co vòi lại kô dám lộng hành.

Tối ngày 16/9/1945, tàu Phú Quốc và 32 ghe bầu chở theo 10 tấn gạo tiếp tế của CM đã cặp bến Cỏ Ống. Rạng sáng hôm sau, cờ đỏ sao vàng đã phất phới bay rực cầu tàu Côn Đảo. Tham tá Lê Văn Trà nộp con dấu của nhà tù cho chính quyền CM.

Sau một tuần lễ sửa chữa, đoàn tàu, thuyền lại quay mũi ra khơi. 1800 chính trị phạm được giải thoát đưa về đất liền. Đến đầu tháng 12/1945, Ủy ban hành chính Nam Bộ lại gửi một đoàn ghe ra Côn Đảo rước tù do đồng chí Văn Cừ làm trưởng đoàn. Ngày 11/12/1945, dưới sực chứng kiến của phái đoàn Văn Cừ, Lê Văn Trà đã đứng ra tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ trên đảo. 12 người trong đó có sáu giám thị sáu tù nhân đã được bầu vào bộ máy chính quyền mới. Ngày 15/12, Ủy ban hành chính mới của Côn Đảo chính thức được công bố, Sơn Vương Trương Văn Thoại chính thức trở thành Chủ tịch Ủy ban.

Ở cương vị mới mẻ này Sơn Vương tỏ ra là một vị chủ tịch năng nổ và có khả năng lãnh đạo. Ngay sau khi nhậm chức, Sơn Vương đã sốt sắng bắt tay ngay vào việc tổ chức lại sản xuất, từ thu họac lúa, đánh bắt hải sản đến khai thác củi, đá, làm vệ sinh ... Ông đã đề ra một số biện pháp khuyến khích lao động như chia một phần thành quả cho người làm ra sản phẩm. Mặt khác, việc lao động sản xuất dưới thời Sơn Vương lãnh đạo được coi như là bắt buộc, cả các thành viên Ủy ban lẫn các công chức, giám thị cũ cũng phải trực tiếp tham gia. Ông cũng tỏ ra kịp thời và chính xác khi xác định những việc cần làm cấp bách, giao đúng người đúng việc, từ tổ chức một tổ y tế vào núi tìm thuốc trị bệnh đến việc xuất tòan bộ vải vụn trong kho giao cho tổ phụ nữ may quần áo cộc cấp tốc để phát cho một số tù nhân thiếu thốn.

Giai đoạn đầu, uy tín của Sơn Vương khá cao. Khi phái đoàn Văn Cừ đón tù về đất liền ông đã đồng ý ở lại, tiếp tục cùng chính quyền mới khôi phục cuộc sống và trật tự của đảo, dù trong lòng rất nôn nao mong được trở lại đất liền. Ngoài tinh thần trách nhiệm, việc đồng ý ở lại Côn Đảo của Sơn Vương có một phần níu kéo của một lý do khác: TÌNH YÊU. Người tạo ra sức hút mãnh liệt ấy là Lệ Hoa, tức Nguyễn Thị Kim Hoa, con gái của Vệ Liễn và là cô học trò nhỏ tại đảo của Sơn Vương từ hơn 10 năm trước.

Hồi 4: ĐẢO QUỐC CÔN LÔN và NHỮNG THAM VỌNG PHIÊU LƯU

Công bằng mà nói, trong thời gian nắm quyền lãnh đạo quần đảo Côn Lôn, Sơn Vương đã làm được khá nhiều điều tốt đẹp, góp phần ổn định cuộc sống và giữ gìn an ninh trật tự trên đảo. Nhưng đó là chỉ giai đoạn đầu, khi những người Cộng sản còn có mặt. Ngay sau khi khi phái đoàn Văn Cừ trở về đất liền, kô còn ai kiềm giữ, bản chất lục lâm thảo khấu, anh hùng cá nhân trong con người Sơn Vương mới thật sự bộc lộ.

Đầu tiên, Sơn Vương cho sửa sang lại phần mộ của nhà Cách mạng Nguyễn Anh Ninh và tổ chức một lễ tế ká rình rang. Trước bàn thờ mới lập, khói hương nghi ngút, Sơn Vương tuyên bố:

- Từ nay, quần đảo Côn Lôn chính thức trở thành "quốc gia trung lập dân chúng quần đảo An Ninh" (Etat neutre des Insulaire de L' Archipel d' An Ninh).

Đồng thời, ông tự xưng là ... Quốc vương của "quốc gia" mới lập. Không ít người trên đảo tỏ ý kô phục, Sơn Vương tìm cách giải thích bằng cách tung ra luận điệu:

- Tên tôi là Sơn Vương, có nghĩa là "Vương" của đảo Côn Sơn, mệnh ấy do trời định.

Giải thích xong, Sơn Vương tuyên bố:

- Bất cứ ai chống lại mệnh trời người đó sẽ bị trừng trị.

Chưa hết, dù các ban bệ trên đảo đều được thành lập bằng con đường bầu cử, nhưng Sơn Vương vẫn cố tình biến nó thành một thứ triều đình. Mỗi một buổi họp, Sơn Vương chễm chệ trên chiếc ghế bành kê ở thềm cao, bá quan văn võ xếp hai hàng ngồi thấp phía dưới. Trước khi muốn báo cáo, mọi người đều phải tiến ra giữa hai hàng người chấp tay trước mặt Sơn Vương và mở bằng câu "Thưa thủ lãnh ..."

Sau ngày 15/12/1945, kô còn người tù chính trị nào ở lại, cả đảo chỉ còn lại toàng thường phạm cũ, cho nên triều đình phường tuồng của Sơn Vương kô bị ai phản đối. Nhưng, đám lưu manh cũng nhân cơ hội đó ngóc đầu dậy, hành hung sách nhiễu dân chúng trên đảo. Cảnh sát trưởng Nguyễn Thành Út vốn xuất thân là một tên du thủ du thực, bị kết án 10 năm khổ sai, đã nhiều làn ngang nhiên vào nà dân giở trò cướp bóc, trêu ghẹo phụ nữ. Biết chuyện, thay vì đưa Út ra kỷ luật công minh, Sơn Vương lại có cách xử sự quái chiêu và đẫm chất giang hồ. Trước văn võ bá quan, ông thẳng tay giáng cho Nguyễn Thành Út một tát tai và nsm ra lời thách thức:

- Tôi với anh giao đấu tay đôi. Nếu thắng, anh muốn làm gì mặc sức. Nếu thua, tôi sẽ chặt một cánh tay để anh khỏi làm bậy.

Tự lượng sức ko thắng nổi Sơn Vương, Nguyễn Thành Út đã dập đầu lạy như tế sao, xin Sơn Vương tha tội. Từ đó, nạn cướp bóc, sách nhiễu dân chúng mới lắng xuống.

Trở thành "quốc vương" của quần đảo, Sơn Vương bắt đầu nghĩ đến việc thực hiện giấc mơ của ông: cưới Lệ Hoa làm vợ ...

...

Tình thâm của Sơn Vương, con gái người gác ngục ko từ chối. Nhưng Vệ Liễn, cha cô thì vẫn khăng khăng cự tuyệt, ko chịu gã con gái cho "tên tù kẻ cướp". Thuyết phục mãi kô được, Sơn Vương đành phải lập kế. Ông cho hàng loạt đàn em thảo đơn tố cáo tội ác của giám thị Nguyễn Văn Liễn đối với tù nhân của chế độ trước. Lá đơn tố cáo với hàng chục chữ ký được đệ trình lên cho "quốc vương" yêu cầu minh xét. Nắm cớ, Sơn Vương sai Cảnh sát trưởng Nguyễn Thành Út bắt Vệ Liễn tống giam để "điều tra"

Cha bị bắt, Lệ Hoa hoảng sợ, vào gặp Sơn Vương khóc lóc năn nỉ xin thay cha chuộc tội. Chỉ đợi đến đó, Sơn Vương liền sai một tay Hội đồng dân biểu là Nguyễn Văn Đây (Hai Đây) vào khám gặp Vệ Liễn. Hai Đây vạch cho viên cựu giám thị rõ:

- Ông chỉ còn một con đường, gả cô Lệ Hoa cho Sơn Vương, nếu kô sẽ tử. Nếu gả con gái, ông nghiễm nhiên đã là nhạc phụ của chúa đảo, tất nhiên kô ai dám đụng đến ông, mọi tội lỗi xưa coi như xoá sạch.

Vệ Liễn suy nghĩ hồi lâu, sau đó xin được gặp con gái và đem toàn bộ thiệt hơn hỏi ý Lệ Hoa. Dù trong lòng cờ mở trống giong nhưng Lệ Hoa cũng vờ tỏ ra miễn cưỡng khi gật đầu, ko quên kèm theo lệ chảy hai hàng. Cô muốn tỏ rõ một sự hy sinh đành nhận lời bán mình chuộc cha cho thật giống Thúy Kiều, dù trong tim cô kô còn mơ ước nào lớn hơn là được làm vợ Sơn Vương.

Ngày 28/2/1946, đám cưới của Sơn Vương - Lệ Hoa được tổ chức. Lúc này trên đảo còn lại 200 bao gạo, một phần ba trong đó đã mục nát. Sơn Vương cho xuất một phần số gạo mục này ra xay bột làm bánh hỏi, bún, bánh bò rễ tre, nấu rượu và cho bắt heo quay là tiệc đãi khách. Để xứng đáng với địa vị một quốc vương, ông sai người dọn dẹp quét vôi trang trí lại ngôi nhà của chúa đải Hilaire để làm tổ ấm hạnh phúc đón dâu. Chiếc xe Jeep của chúa đảo cũng được sơn lại và kết hoa để làm xe rước dâu. Xe hoa chở cô dâu chú rể chạy lòng vòng khắp đảo suốt cả buổi sáng. Trẻ con trên đảo chạy theo la hét inh ỏi. Trên xe, Sơn Vương liên tục vẫy tay chào đám "thần dân". Đến tận sáng hôm sau, mọi người vẫn tha hồ ăn uống và nhảy múa. Có lẽ, đây là đám cưới lớn nhất có một không hai Côn Đảo.

...

...

Pháp tái chiếm Nam Kỳ, chiến tranh quay trở lại ...Côn Đảo bị cô lập và viễn cảnh bị Pháp tái chiếm đã kô còn xa xôi nữa ...

...

...

...ngày 25/3/1946, Sơn Vương đã tập trung dân chúng để nghe ông đọc một bài diễn văn xin nhường quyền cai trị lại cho những người Pháp trên đảo. Nhưng, những người Pháp có mặt đã kô nhận. Ông lại phái thêm 3 người về đất liền đi sứ, yêu cầu Pháp tiếp tế lương thực cho Côn Lôn, đồng thời xin cho mình một bộ đồ, 1 súng lục, 1 nón nỉ và 1 xe đạp. Giấc mơ "định bá đồ vương" trong tuyệt vọng đã teo lại thành vài món đồ vặt vãnh, song Sơn Vương cũng kô được toại nguỵên. Thay vì trả lời, quân Pháp đã tống giam 3 sứ giả của Sơn Vương vào bót Catinat và phái tàu ra tái chiếm Côn Đảo.

Ngày 8/4/1946, đại úy Gimbẻt chỉ huy ba chiến hạm chở 2 đại đội lính hỗn hợp gồm cả Pháp, Âu - Phi và lính bản xứ tiến vào Côn Đảo theo đường Bãi Nhà Thờ. Mờ sáng, nghe đại bác Pháp bắn lên bãi để dọn đường, Sơn Vương đã dẫn toàn bộ "triều đình" chờ sẵn ở bậc thềm trụ sở để nghênh tiếp. Nhưng, ông kô còn đủ thời gian để đọc bài diễn văn cuối cùng của đời mình. Theo lệnh của Gimbert, Sơn Vương và toàn bộ tù thường phạm còn lại (gồm 400 người) đã bị tống giam ngay tức khắc. Riêng Lệ Hoa và gia đình cô, Pháp vẫn cho tự do ở trên đảo.

Khi 3 chiến hạm Pháp vừa tiến vào Bãi Nhà Thờ, một tên Việt gian là Đinh Công Thành đã bí mật lẻn ra Sở Muối cung cấp tin tức và dẫn đường cho quân Pháp đổ bộ. Sơn Vương bị tống ngục, tên Thành mượn gió bỏ măng, đứng ra tố cáo ông là phần tử nguy hiểm, cần phải canh gác cẩn thận. Vì vậy, Sơn Vương bị quân tái chiếm đối xử hết sức tàn tệ, suýt nữa bị đem ra hành hình tại chỗ. Nhờ có Lệ Hoa và giám thị Toustou đứng ra xin giúp, ông mới tránh được cái chết đã kề gang tấc.

Vào tù, Sơn Vương lại gặp thêm một đại nạn. Bị tát tai sỉ nhục dạo trước, tên lưu manh Nguyễn Thành Út nung nấu chờ cơ hội trả thù ...

...Hắn đã kô ngần ngại bịa ra chuyện Sơn Vương đang giữ bản đồ kho báu của Gia Long giấu lại trên đảo khi chạy trốn quân Tây Sơn năm 1783. Tưởng thật, chúa đảo Gimbert và tên cò Pellier đã tra tấn Sơn Vương hết sức dã man để bắt ông khai nơi giấu bản đồ. Bị đánh đập quá đau, Sơn Vương đành nhận bừa là có kho báu và vẽ lại một tấm bản đồ ma. Vì tội đó ông lại bị thêm hàng chục trận đòn dã man khác.

Năm 1947, Sơn Vương bị điệu về Sài Gòn để hầu toà. Với hai tội danh mới là cưỡng hôn Lệ Hoa và chủ mưu giết ông già Quýt (trong men say trong ngày sau lễ cưới Sơn Vương đã sai đệ SÁT ông già Quýt bởi vì ông tố cáo Sơn Vương dùng quyền ép hôn Lệ Hoa & lãng phí) ... Sơn Vương bị án tù chung thân khổ sai. Sau đó, ông bị đưa ra lại Côn Đảo để thi hành án, trở thành tù nhân mang thẻ số 313C, giam tại hầm số 8, khu biệt lập lao 2. Vào tù, ông viết thư cho vợ Vệ Liễn (mẹ vợ Sơn Vương), yêu cầu bà thuyết phục chồng mình về Sài Gòn làm việc để Lệ Hoa có cơ hội tái giá, và quên hẳn mình đi. 6 tháng sau, Sơn Vương nhận được thư, một số nhu yếu phẩm và 2000 đồng do Lệ Hoa gửi người quen cầm vào. Sau đó, chim trời cá nước, cản hai bặt tin nhau cho đến tận cuối đời ...

Sáu năm sau, ngày 8/8/1953, trong một buổi được ra ngoài lao động, Sơn Vương đã bất ngờ chạm trán với Nguyễn Thành Út, kẻ đã vu oan giá họa cho ông trong chuyên "kho vàng". Lúc này, Út đã được bọn gác ngục cho làm "cặp rằng" để hành hạ tù nhân. Máu hận thù sôi lên đẩy Sơn Vương xông tới. Nắm chặt cổ áo tên chó săn đã vu oan giá hoạ cho mình, Sơn Vương bảo:

- Mày là con chó kô đáng sống. Nhưng nếu bây giờ tao giết mày, người ta lại bảo là tao trả thù kô quân tử. Thôi thì tao cho mày cơ hội cuối cùng, mày với tao quyết đấu. Muốn chơi bằng thứ vũ khí gì, mày hãy chọn đi.

Kô còn đường trốn tránh, Sơn Vương vừa quay lưng, Nguyễn Thành Út đã vớ ngày một khúc cây, từ phía sau nhắm thẳng đầu ông bổ xuống. Cú đánh lén kô đạt mục đích. Chỉ một cú xoay người Sơn Vương đã tước được vũ khí của tên lưu mạnh mạt hạng. Thuận tay, ông giáng cho hắn một gậy nằm quay đơ. Vốn căm ghét tên "cặp rằng" tàn ác, các tù nhân đã kô can thiệp để mặc cho Sơn Vương đập nát thây Nguyễn Thành Út... Vì tội mới, Sơn Vương lại phải nhận thêm một án chung thân khổ sai nữa. Theo quy định án chung thân hồi đó được tính là 32 năm. Tổng cộng, đời Sơn Vương đã 4 lần nhận án gồm 1 lần 5 năm, 1 lần 10 năm và 2 án chung thân khổ sai (32 năm). Tính tổng cộng, ông phải nhận mức án những 79 năm tù ...

Mãi cho đến năm 1968, sau đúng 34 năm ngồi tù (từ 1933), Sơn Vương mới được ân xá. Trước đó, năm 1967, tờ Tin Sáng và một số tờ báo đối lập ở Sài Gòn đã liên tục đăng bài điều tra về chế độ hà khắc, phát xít của nhà tù Côn Đảo. Cũng trong năm này, liên minh Thiệu - Kỳ đã đắc cử Tổng thống & Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hoà. Để mị dân, Thiệu - Kỳ hứa sẽ tìm hiểu và cải thiện điều kiện sinh hoạt ở Côn Đảo. Biết Sơn Vương ngày xưa từng là một nhân vật khác có tiếng tăm, trong khi hiện tại gần 60 tuổi, đã sức tàn lực kiệt, kô còn khả năng gây nguy hại cho bộ máy quyền lực Việt Nam Cộng Hoà, Thiệu - Kỳ quyết định giả thoát cho Sơn Vương, hòng lấy lòng dân chúng. Ngày 18/11/1968, ông được phóng thích. Thiệu - Kỳ đã điều hẳn một chiếc trực thăng quân đội bay ra đảo đón ông về.

Trở lại đời thường Sơn Vương được khá nhiều báo chí thời đó săn đón. Thiên phóng sự "Sơn Vương - Người tù thế kỷ" mà ông cho đăng feilleuton trên một số báo chỉ khiến dư luận ồn ào được một thời gian ngắn. Chiến tranh đang ngày một khốc liệt, người dân miền Nam còn nhiều chuyện đáng để quan tâm hơn một số phận Sơn Vương.

Bị cuộc đời quên lãng, Sơn Vương lặng lẽ lui về sống ẩn dật ở một ngôi nhà nhỏ trong con hẻm ngoằn ngoèo, này là nhà số 137/52 Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp.HCM. Tại đó, ông mưu sinh bằng nghề bốc thuốc Nam gia truyền. Căn nhà nhỏ có gác gỗ này do bà Phạm Thị Hoa - người vợ gá nghĩa lúc tuổi đã xế bóng - tậu cho ông. Năm 1978, Sơn Vương ly dị bà Hoa, tiếp tục gá nghĩa với Nguyễn Thị Tám, một người đàn bà thua ông 30 tuổi.

Thỉnh thoảng, một vài người khách, thường là nhà văn, nhà nghiên cứu sử học, những người có quan tâm đến lịch sử nhà tù Côn Đảo có ghé đến ngôi nhà nhỏ thăm hỏi Sơn Vương. Thời gian còn lại, ông sống trong cô độc kô bạn bè, ko gia đình và kô cả hồi quang quá khứ. Mỗi lúc có khách, ông già Sơn Vương ngày thường sống âm thầm, lặng lẽ lại tỏ ra hoạt bát hẳn. Trong những lúc hồi tưởng lại thời quá vãng, Sơn Vương thường tỏ ý tiếc nuối bởi thời trai trẻ dọc ngang kô gặp được cách mạng, kô đem được tài năng nhiệt huyết cống hiến cho dân tộc. Ông thường ngửa mặt than:

- Vì máu anh hùng cá nhân, đời tôi vĩnh viễn chỉ còn lại huyền sử quá gần tội lỗi, kô còn dịp để bước vào chính sử như sở nguyện.

Những lúc như vậy, Sơn Vương thường để khách ngồi lại một mình bên bàn trà, chạy xuống bếp, xách lên một con dao yếm. Vén áo, phơi bụng và vận công, Sơn Vương mạnh tay chém dao bình bịch vào bùng, mặc cho khách trợn mắt, tái mặt vì kinh sợ và thầm phục. Sau đó khẽ vuốt lại những đường lằn nổi đỏ trên khoang bụng, tay giang hồ tóc bạc nở một nụ cười buồn và tự huyễn hoặc mình, rằng:

- Bụng vẫn còn cứng!

Năm 1984, Sơn Vương trở lại quê nhà Gò Công và mất tại đó vào năm 1987 ...

Phần CUỐI: VÀ CHA VÀ CON VÀ ...

Giữa tháng 8/1999, hơn 12 năm sau ngày Sơn Vương mất, bằng những tư liệu về ông thu nhập trong nhiều năm, trên báo An ninh thế giới chúng tôi đã cho đăng một loạt tư liệu nhiều kỳ có tựa là: Quái Kiệt Sơn Vương và 32 năm ngồi tù khổ sai Côn Đảo. Chưa thật đầy đủ, song loạt bài cũng đã cung cấp cho người đọc được những nét chính về một nhân vật giang hồ kỳ lạ và khá độc đáo, một hình ảnh mang đậm cá tính phóng khoáng, kiên cường của người Nam Bộ những thập niên đầu của thế kỷ XX. Ít nhiều, loạt bài viết cũng có được khá đông đảo bạn đọc đón nhận với thái độ quan tâm thú vị. Một số bạn đọc sau đó còn nhiệt tình giúp chúng tôi tìm thêm tư liệu hình ảnh về nhân vật hòng hoàn thiện thêm bức chân dung độc đáo và khá lãng mạng của một tay giang hồ quái kiệt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#uewp