Bài nhân điện ~ Vy Khanh ~ Bạch Hạc Quền

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Thiếu Lâm Tung Sơn

 Tuyết phủ trắng xóa một vùng hoang vu. Gió mây heo hút, cây cối trơ trọi. Thiên địa  tĩnh lặng, buốt giá, lạnh lẽo. Trước cổng, một nữ tử vận huyết y bước đến từ trong gió tuyết. Gương mặt tái đi vì lạnh nhưng vẫn không giấu nổi sự kiều diễm, tinh tế của từng đường nét xinh đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng. Khẽ nhìn lên, nàng nhẹ nhàng đưa tay hứng từng bông tuyết lạnh giá, đôi mắt nàng thoáng u sầu, trầm tĩnh.

*

Nàng vốn là một tiểu khất cái nhỏ bé, trong một lần xin ăn bị người ta đánh đến thừa sống thiếu chết. May mắn được một vị hòa thượng cứu giúp. Hắn trị thương cho nàng, sau lại chăm sóc nàng, dạy nàng võ công, bởi khi ấy nàng chỉ là một tiểu hài tử 15 tuổi. Mà tên cái tên Thích Tâm Ninh cho đến giờ nàng đều không thể nào quên. Thích Tâm Ninh vốn xuất thân từ Thiếu Lâm Tự, tuy trẻ tuổi lại có đức hạnh hơn người. Hắn đi khắp nơi hành thiện tích đức, phổ độ chúng sinh, lại chính là một lần kì ngộ kia gặp được nàng.

 Đứa trẻ này thông minh lanh lợi này làm hắn rất yêu thích. Chỉ là hắn không hài lòng khi nàng hay gọi hắn bằng cái tên " Ninh ca ca ". Chẳng qua nghe nàng gọi nhiều lần, hắn cũng không buồn nhắc nhở nữa. Nàng từng thắc mắc, tại sao hắn không ở trong chùa mà lại muốn phiêu bạt khắp nơi?! Hắn nói:

 " Phật ở trong tim. Chỉ cần trong lòng có Phật thì nơi đâu cũng là chùa. "

 Nàng khi ấy không hiểu chuyện hỏi lại hắn :

 " Có phải trong tim muội nếu có huynh, thì nơi đâu cũng là nhà?"

 *

Thích Tâm Ninh là người vừa ôn nhu nhưng cũng lại rất nghiêm khắc. Năm ấy, khi hắn mới dạy nàng Bạch Hạc quyền. Hắn từng bắt nàng phải tập đứng bằng một chân mấy canh giờ đến nỗi chân tê cứng, đêm không ngủ được vì nhức mỏi. Khi ấy, hắn sẽ vừa xoa bóp chân cho nàng vừa giải thích những câu hỏi ngô nghê của nàng.

" Ninh ca ca, sao ta có hai chân mà huynh lại bắt đứng bằng một ? "

" Sau này khi ra đấu, mình có hai chân, địch thủ đá gẫy mất một. Ðể quen thuộc dần với cái mất mát đó, ta phải đi vào tử trước đã, khi vào chỗ bí tử, trong cái thuật không có -sẽ có. Nó có sau khi người ta tạo cho nó có, mà vốn nó không có ! "

" Thật khó hiểu. Ninh ca ca, Hạc Quyền có phải ta bắt chước con hạc không a ? "

" Đúng vậy! Bạch hạc là một trong những loài chim có họ với sếu. Loại này cổ dài, chân dài, hình dáng thướt tha, dáng đi mềm mại uyển chuyển. Mỏ hạc dài, nhọn, cứng, thường được sử dụng như một thứ vũ khí bén nhọn để tấn công vào những yếu huyệt của đối phương. "

" Nga!!! Hạc Quyền là từ đâu a?! "

" Khi lâm chiến, vì hình tướng mảnh khảnh, lêu nghêu dễ bị tập kích từ nhiều góc độ. Nhờ khả năng thiên phú, hạc dùng chiến thuật di thân, chính là chiêu 'Bạch hạc dạ hành' để giữ khoảng cách an toàn giữa mình và đối thủ. Bạch hạc tượng trưng cho sự trường thọ, tư tưởng siêu thoát, tinh thần phóng khoáng, viên mãn đến độ an nhiên tự tại. Ta dạy muội bộ quyền này chính hi vọng muội độc lập, an nhiên tự tại, luôn có tư tưởng nhất quán của hạc. "

" Vậy Bạch Hạc Quyền có phải võ công lợi hại nhất thiên hạ không Ninh ca ca ? "

Hắn cười, đưa tay xoa đầu nàng:

" Cũng như các môn phái khác, hạc quyền về sau cũng chia ra nhiều ngành, nhiều phái, nhưng tựu trung chỉ có ba hệ phái trổi bật nhất là : Hồng hạc, Thanh hạc và Bạch hạc. Tính cách của ba hệ phái này thoạt nhìn thì như nhau nhưng chiến thuật thì khác biệt và hệ thống luyện tập cũng hoàn toàn khác biệt. Hồng hạc luyện tinh, chủ trương sử dụng chỏ, cước và gối, rất được ưa chuộng bởi môn phái Thiếu Lâm Hồng quyền của nhóm Hồng Hy Quan; Thanh hạc chuyên luyện khí, sở trường về cánh và mỏ; Bạch hạc luyện thần, cá tính độc lập, chuyên sử dụng cả cước, cánh lẫn mỏ, hệ phái này đến nay hầu như đã bị thất truyền. "

" Vậy ta nhất định sẽ luyện thật tốt Bạch Hạc Quyền sẽ không để nó thất truyền như Thanh Hạc Quyền. Ninh ca ca, ca mau kể thêm về Bạch Hạc Quyền đi ! "

" Mô phỏng theo cá tính của hạc, Bạch Hạc thường sử dụng hai thủ pháp căn bản : mỏ hạc và cánh hạc. Mỏ hạc được hình thành bởi ngón cái và bốn ngón tay chụm chặt vào nhau rất thuận tiện khi cần tấn kích những mục tiêu gần và mềm như mắt, màng tang, nhân trung, yết hầu. Cánh hạc là hai cánh tay hành giả vươn dài hoặc thu ngắn theo những động tác mềm mại, thuận ngược, dùng để tấn công một cách liên tục vào tay, chân, thân thể đối phương, khiến đối phương tê liệt hoặc lâm vào trạng thái bối rối, mất thăng bằng, từ đó để hở ra những nhược điểm. Đây chính là lúc hạc dụng kình lực để triệt tiêu đối thủ."

" Là như vậy sao ca?! " Nàng ngây ngô vươn hai cánh tay nhỏ trắng như tuyết đập tự cánh chim, nhưng nhìn lại giống như nàng đang vũ khúc. Thích Tâm Ninh mỉm cười nhìn sự ngây ngô của nàng, tiếp tục nói về Bạch Hạc Quyền.

" Song song với những sở trường nêu trên, cước hạc cũng không kém phần lợi hại. Mục tiêu công kích có thể kể từ đầu cho đến hạ bộ của đối phương. Ví dụ như ngọn Kim Tiêu cước, được bung ra thật nhanh như ánh chớp trong một khoảng cách rất gần, cộng với trọng lượng toàn thân đủ để nghiền nát nội tạng hoặc gây nên nội thương trầm trọng cho đối thủ. Hoặc qua thế Bạch Hạc Tùng Diệp, nhất cử nhất động của đối phương đều không thoát ra khỏi vòng kềm toả của bộ chân hạc. Hình ảnh đó có khác nào hình ảnh gót hạc bước nhẹ trên những lá vàng rơi rớt trước ngọn thu phong ? Rồi những thế Bạch Hạc Ðằng Vân, Bạch Hạc Quá Hải, Bạch Hạc Quy Sào, Bạch Hạc Phân Thủy, đều mô tả rõ ràng, tỉ mỉ cá tính linh hoạt của bạch hạc quyền và bạch hạc cước pháp."

" Thật thú vị ! Sau này ta nhất định hảo hảo luyện tập võ nghệ để cùng huynh đi khắp nơi hành thiện ! "Nàng nở nụ cười rạng rỡ như đóa hải đường xinh đẹp, hưng phấn nhìn hắn. Hắn lại tiếp tục giảng giải cho nàng.

" Ta như thấy rằng hạc tuy khoan thai, mềm mại, thanh thoát, nhưng khi lâm chiến nó trở nên lạnh lùng, bình thản trực diện, khống chế và triệt hạ kẻ thù. Khi giao chiến với địch, hạc mang tâm mình ra phân tranh thì hạc nhập vào cái cảnh giới ngũ hành để đối chất với quyền pháp, nhưng đây chỉ là cảnh giới giả của hạc vì hạc biết hạc có sẽ mất, nên hạc chuẩn bị cho cái không. Từ chỗ không có này, chẳng còn cảnh giới nào đối với hạc. Chân lý của hạc là không, không có gid phải lo lắng thái quá. Ðây chính là phép Bà La mật hiện hữu. Sắc tự chân không, không tự chân sắc. Ðường lối luyện tập này hướng người luyện đi, đứng, ngồi, tịnh, đều là không cả. Hạc quyền chủ trương đốn ngộ lúc đầu còn hơn để sau này bị vướng trụ. Người luyện phải học và luôn ghi nhớ hai điều : có không và bỏ. Ðiều khó nhất của hạc quyền là vừa học vừa xóa, xóa đây không có nghĩa là xóa bỏ tất cả, có nghĩa là xóa bỏ để tìm về cái gốc ban đầu, tựa như nhà Phật nói rằng : 'Sinh tử, luân hồi'. Hơi thở thanh lọc tư tưởng, tư tưởng dẫn khí, khí dưỡng thần. Thần khí có thể kết tụ ở đôi mắt, thần khí có thể kết tụ ở tay chân hoặc khi tư tưởng vượt ra ngoài phạm vi hữu hạn của thân xác thì đó chính là lúc ta chạm, bắt được không gian ba chiều, không gian của sự giác ngộ: có hay không. Tâm thức an định thì thần thức an nhiên tự tại. Thần thức an nhiên tự tại thì sẽ cai quản được mình, cai quản những đường kinh khí, lục phủ ngũ tạng, vì tư tưởng đi đến đâu thì khí đến đó - khí là sự trôi chảy liên tục của tư tưởng, khi tư tưởng bế tắc thì khí nghẽn - Khi thần thức cai quản được thân thì sẽ điều động được thân tâm, đưa đến chỗ rợp ràng, thân thủ tích cực liên quán. Một khi đã làm chủ được thần thức thì vào toàn khâu, ra toàn khâu. Vào được toàn khâu, ra được toàn khâu đó mới chính là bỏ. "

Khi hắn nói xong những lời này thì nàng đã dựa vào thành giường mà ngủ mất. Khuôn mặt nàng khi ngủ thánh khiết đến nỗi làm hắn si mê vì nó. Đặt nàng trở lại giường, kéo lại chăn cho nàng rồi hắn bước ra ngoài. Hắn là người của Phật gia, si mê một người là không thể. Hắn sợ nếu còn tiếp tục bên cạnh nàng, hắn sẽ từng bước, từng bước đi lạc.

 Bộ quyền đầu tiên mà nàng học chính là Bạch Hạc Quyền. Ấy vậy mà đã hơn tám năm nàng xa hắn. Nét ngây thơ ngày đó đều đã thay bởi sự kiên định và trưởng thành. Thích Tâm Ninh cũng không còn là người mà nàng hàng ngày lẽo đẽo theo sau rồi gọi một tiếng " Ninh ca ca "  ...

" Thí chủ, người đừng đến tìm ta nữa. "  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro