Cửu Âm Chân Kinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Cuối tháng 4-2010, tại núi Oa Hình, xã Hứa Phường, huyện Sùng Nhân - Giang Tây, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện một ngôi mộ cổ. Căn cứ vào việc phục dựng bia mộ đã hư hại cùng các cổ vật thu nhặt được, các nhà khảo cổ xác định chủ nhân ngôi mộ này chính là Hoàng Thường - nhà chính trị, triết học, văn học nổi tiếng đời Tống.Thông tin này lập tức gây sốt dư luận ở Trung Quốc. Điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm là Hoàng Thường có đúng là tác giả Cửu âm chân kinh, bí kíp tuyệt học võ công mà Kim Dung đã viết hay không?

Sóng gió võ lâm

Cửu Âm Chân Kinh (九陰真經) là tên gọi của một bộ võ công lần đầu xuất hiện trong bộ truyện Anh Hùng Xạ Điêu( tiểu thuyết đầu tiên của bộ Xạ Điêu Tam Khúc ), qua lời kể của Lão ngoan đồng Chu Bá Thông cho Quách Tĩnh nghe lý do tại sao mình bị Hoàng Dược Sư giam giữ trên Đào Hoa Đảo . Theo lời kể của Lão ngoan đồng, người viết nên Cửu Âm Chân Kinh là Hoàng Thường mà nguyên nhân sâu xa là từ những thù oán của Hoàng Thường với giới võ lâm.

Trong Xạ điêu anh hùng truyện viết năm 1957, Kim Dung nói về xuất xứ của Cửu âm chân kinh như sau: Tương truyền Đạt Ma sư tổ của phái Thiếu Lâm lúc mới từ Tây Trúc sang Trung Quốc đã giao chiến với nhiều võ sĩ trung thổ và có thắng, có bại. Sau đó, ông lui về ở ẩn, quay mặt vào tường suốt 9 năm, thấu triệt được các tinh hoa võ học rồi viết thành bộ Cửu âm chân kinh.
Tuy nhiên, trong bản mới đã được sửa chữa, Kim Dung mượn lời Lão Ngoan đồng Châu Bá Thông, sư đệ Vương Trùng Dương - giáo chủ Toàn Chân giáo, cho rằng bí kíp Cửu âm chân kinh là do Hoàng Thường viết.

Hoàng Thường vốn là một quan văn trong triều dưới thời đại vua , theo lệnh của thu thập hết sách của Đạo Gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tàng (theo lời Chu Bá Thông thì việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông). Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường trở nên tinh thông Đạo học, ngộ ra được tầng sâu của võ công. Ông theo đó tu luyện cả nội - ngoại công, trở thành cao thủ võ lâm. Sau đó, theo lệnh của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh Giáo, do lính triều đình quá kém cỏi nên quân của Hoàng Thường bị đại bại, nhưng ông cũng giết được một vài cao thủ và sứ giả của Minh Giáo. Sau đó Hoàng Thường bị người thân của các cao thủ mà ông đã giết cùng lúc kéo đến hỏi tội, Hoàng Thường giết được vài người, nhưng do kẻ thù quá đông ông không chống nổi, kết quả là cả nhà Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù.

Ở nơi núi hoang, Hoàng Thường nhớ lại những chiêu thức võ công của các địch thủ để tìm cách phá giải.Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường xuống núi với ý định trả thù nhưng ông nhận ra tất cả các đối thủ đều đã chết hết, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nua, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm đạo lý thâm ảo của Đạo gia từ đó đúc kết thành bí kíp rèn luyện nội công căn bản, tiêu biểu đoạn mở đầu trong quyển Thượng có câu "Đạo của trời là cắt cái có thừa bù vào chỗ không đủ, cho nên hư có thể thắng thực, không đủ có thể thắng có thừa" lấy ý "Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt" từ Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp này.

Trước thời kỳ xảy ra những nội dung chính của câu chuyện trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu, có năm người võ công cao siêu nhất cùng đấu với nhau trên đỉnh Hoa Sơn để tranh nhau Cửu âm chân kinh gồm Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thấy Công, và Trung Thần Thông Vương Trùng Dương. Võ công củaVương Trùng Dương cao nhất và giành được Cửu âm chân kinh. Ông định đốt sách để tránh chuyện tàn sát trong võ lâm, nhưng lại tiếc công người xưa nên giấu quyển sách đi. Trước khi chết, ông đã giao cho Lão Ngoan đồng Chu Bá Thông là sư đệ của mình đi giấu hai quyển sách ở hai nơi nhằm tránh cho quyển sách rơi vào tay kẻ xấu.

Trên đường đi giấu sách, Lão Ngoan đồng bị vợ Hoàng Dược Sư đánh lừa, dùng trí nhớ siêu phàm đọc lại một lần nhớ hết quyển hạ. Bà về viết lại cho chồng, nhưng Hoàng Dược Sư chưa tu luyện thì bị học trò là cặp vợ chồng Mai Siêu Phong , Trần Huyền Phong lấy trộm quyển hạ trốn đi, luyện ra những võ công âm độc . Hoàng Dược Sư nổi giận đánh gãy chân các học trò còn lại và đuổi ra khỏi đảo Đào Hoa. Vợ Hoàng Dược Sư lúc đó mang thai cố gắng nhớ lại viết lại sách cho chồng nên bị kiệt sức và mất sau khi sinh con. Chu Bá Thông thấy vậy đến Đào Hoa đảo đòi sách và đánh nhau với Hoàng Dược Sư, thua trận bị nhốt trong động đá.

Vô tình từ những ân oán giữa Giang nam thất quái và vợ chồng Mai Siêu Phong khiến cho Quách Tỉnh có được nội dung Cửu âm chân kinh phần quyển hạ được ghi lại trên da bụng của Trần Huyền Phong. Khi Quách Tĩnh gặp Chu Bá Thông trên Đào Hoa đảo, Chu Bá Thông đã dạy choQuách thuộc lòng cả bộ Cửu âm chân kinh và cũng vô tình đó, Chu Bá Thông cũng luyện thành và trở thành một nhân vật võ công cao nhất. Một phần của Cửu âm chân kinh viết bằng tiếng Phạn được Nhất Đăng Đại Sư dịch lại sang Trung văn. Sau này, Quách Tĩnh trở thành một cao thủ nhờ tu luyện Cửu Âm Chân Kinh.

Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, Kim Dung viết rằng Hoàng Dung, con gái Đông Tà và là vợ Quách Tĩnh, khi biết thành Tương Dương không thể chống chọi nổi quân Mông Cổ bèn bí mật đúc kiếm Ỷ Thiên để giấu Cửu âm chân kinh cùng Hàng long thập bát chưởng - môn võ công tuyệt học của Bắc Cái Hồng Thất Công. Cùng lúc, Hoàng Dung cũng đúc đao Đồ Long để giấu bộ binh thư tuyệt học Vũ Mục di thư. Đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên cũng gây bao sóng gió trên võ lâm và cuối cùng, bí kíp Cửu âm chân kinh đã về tay giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ...

Khi đến bộ Thần Điêu Hiệp Lữ, Cửu âm chân kinh một lần nữa xuất hiện. Vương Trùng Dương trước khi chết đã ghi lại một phần nội dung Cửu âm chân kinh trong thạch động Hoạt tử nhân mà Dương Quá và Tiểu Long Nữ là hai người có duyên luyện được bí kíp này.

Cửu âm chân kinh được vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung giấu trong kiếm Ý Thiên , được Chu Chỉ Nhược luyện tập. Thành tựu nhất trong truyện có lẽ là cô gái áo vàng, hậu nhân của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.

Cuối tháng 4-2010, tại núi Oa Hình, xã Hứa Phường, huyện Sùng Nhân - Giang Tây, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện một ngôi mộ cổ. Căn cứ vào việc phục dựng bia mộ đã hư hại cùng các cổ vật thu nhặt được, các nhà khảo cổ xác định chủ nhân ngôi mộ này chính là Hoàng Thường - nhà chính trị, triết học, văn học nổi tiếng đời Tống.Thông tin này lập tức gây sốt dư luận ở Trung Quốc. Điều mà hầu hết mọi người đều quan tâm là Hoàng Thường có đúng là tác giả Cửu âm chân kinh, bí kíp tuyệt học võ công mà Kim Dung đã viết hay không?

Cửu âm chân kinh có thật?

Quyển Thượng chuyên ghi chép về các bí kíp rèn luyện nội công như:
Dịch Cân Đoán Cốt Thiên
Thu Cân Súc Cốt Thiên
Liệu Thương Thiên
Di Hồn Đại Pháp
Các bí pháp Bế khí, Điểm huyệt, Giải huyệt.

Quyển Hạ ghi chép gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể như:
Cửu Âm Thần Trảo
Bạch Mãng Tiên Pháp
Tồi Tâm Chưởng
Thủ Huy Ngũ Quyền
Loa Toàn Cửu Ảnh
Xà Hành Ly Phiên
Hoành Không Na Di

Dịch Cân Đoạn Cốt Thiên là nội công thượng thừa được ghi chép trong , có thể mở rộng kinh mạch, rèn luyện gân cốt, gia tăng nội lực, sinh lực trở nên dồi dào.

Năm xưa, Bắc Cái "Hồng Thất Công" công lực toàn phế, về sau tu luyện Dịch Cân Đoạn Cốt Thiên, công lực hoàn toàn khôi phục, hơn nữa còn cao hơn trước. Dịch Cân Đoạn Cốt Thiên có thể so sánh với Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự.

Thu Cân Súc Cốt Thiên Phần này nói về thuật thu gân rút cốt (làm gân cốt trở nên linh hoạt có thể thu thân nhỏ lại).

(Tại Đại hội Quân Sơn, Quách Tĩnh từng dùng cách này để tháo bỏ dây trói)

Liệu Thương Thiên là một trong các loại võ công ghi ở quyển thượng . Theo truyện Anh Hùng Xạ Điêu, "Liệu Thương Thiên" nói về dùng chân khí điều trị chân nguyên, chữa trị nội thương, nó cũng có thể dùng để tăng thêm công lực.

Di Hồn Đại Pháp là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong Cửu Âm Chân Kinh. Đây là loại võ công có thể ảnh hưởng đến tinh thần của đối phương điều khiển lý trí của họ, tựa như thuật thôi miên.

Các bí pháp Bế khí, Điểm huyệt, Giải huyệt.

Điểm huyệt thiên

Sách này chủ yếu nói về thuật điểm huyệt nhưng không có nói chiêu thức rõ ràng tỉ mỉ.

Giải huyệt bí quyết - Điểm huyệt thiên

Đây là bí quyết tự mình giải thông huyệt đạo khi bị đối thủ điểm huyệt hoặc lúc huyệt đạo bị tắc nghẽn, tức là có thể dùng phương pháp này để tự đả thông huyệt đạo.

Bế khí bí quyết

Luyện cái này có thể nhịn thở trong một gian dài.

Phi nhứ kính

Trong hồi 38 Cẩm nang mật lệnh của Anh hùng đại xà điêu truyện có nhắc đến Quách Tĩnh đã dùng chiêu này để hóa giải một chiêu của Âu Dương Phong.

Cửu Âm Thần Trảo

Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Cửu Âm Bạch Cốt Trảo vốn có tên là Cửu Âm Thần Trảo, là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong Cửu Âm Chân Kinh. Nổi danh nhất với võ công này là Hắc Phong Song Sát (Đồng Thi Trần Huyền Phong và Thiết Thi Mai Siêu Phong, 2 trong 6 đệ tử ban đầu của Đông Tà Hoàng Dược Sư). Ngoài Hắc Phong Song Sát ra chỉ có Dương Khang (đã bái Mai Siêu Phong làm sư phụ), Chu Chỉ Nhược phái Nga Mi và truyền nhân Thần điêu hiệp lữ (cô gái áo vàng trong Ỷ thiên đồ long ký) là có sử dụng võ công này.

Cửu Âm Bạch Cốt Trảo mà Chu Bá Thông truyền thụ cho Quách Tĩnh Chính là Cửu Âm Thần Trảo. Khi luyện Cửu Âm Thần Trảo thì chỉ dùng tay đánh vào vách đá để luyên tập, nhưng do Mai Siêu Phong cùng sư huynh Trần Huyền Phong ăn cắp được nửa quyển hạ Cửu âm chân kinh, sau đó tập luyện theo mà không hiểu yếu chỉ đạo gia trong khẩu quyết võ công nên khi luyện dùng tay đánh vào sọ người sống, khi luyện tập thường chất rất nhiều sọ người xung quanh nơi mình tập, từ đó được giới giang hồ gọi là Cửu Âm Bạch Cốt Trảo.

Quyển hạ Cửu Âm Chân Kinh viết: "Năm ngón phát kình, không gì cứng không phá được, chụp vào đầu óc như xuyên vào đậu hũ". Câu "Chụp vào đầu óc" ý là tấn công vào chỗ yếu hại của địch nhân, Mai Siêu Phong lại tưởng là phải chụp vào đầu người thật nên lúc luyện công cũng theo đó mà làm.

Yếu chỉ của bộ Cửu Âm Chân Kinh này vốn là đường lối học theo tự nhiên của Ðạo gia, xua quỷ trừ tà để trường sinh dưỡng mệnh, há lại dạy người ta luyện thành võ công hung ác tàn nhẫn như thế sao?

Bạch Mãng Tiên Pháp là một trong nhiều loại võ công ghi chép trong "Quyển Hạ" của Cửu Âm Chân Kinh. Loại võ công này là một loại tiên pháp (sử dụng roi), khi sử dụng dây roi uốn lượn như bạch mãng trườn ra khỏi động, có thể co dãn, linh động tự do, dùng để tấn công từ xa.

Tồi Tâm Chưởng là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong ,Cửu Âm Chân Kinh đây là một môn chưởng pháp vô cùng âm độc dùng để đả thương nội tạng của đối thủ, khi bị trúng chưởng này thì lục phủ ngũ tạng có thể đều bị phá hủy nhưng xương cốt thì không bị gãy.

Nổi danh nhất với võ công này là "Hắc Phong Song Sát", Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong, 2 trong 6 đệ tử ban đầu của "Đông Tà Hoàng Dược Sư".

Môn võ công này cũng xuất hiện trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, là võ công của phái Thanh Thành.

Thủ Huy Ngũ Huyền là một trong những võ công ghi chép trong Cửu Âm Chân Kinh.

Trong truyện Thần Điêu Hiệp Lữ, khi Tiểu Long Nữ dùng tả chưởng để đánh lại hữu chưởng của Âu Dương Phong, Dương Quá thấy nội công của sư phụ thua xa nghĩa phụ, nếu cứ tiếp tục đánh sẽ bị nội thương nên duỗi năm ngón tay ra đánh vào tay của Âu Dương Phong, đó chính là Thủ Huy Ngũ Huyền. Lúc đó Dương Quá mới họcCửu Âm Chân Kinh tuy chưa thành thục nhưng đã rất lợi hại, làm cho Âu Dương Phong cảm thấy tay tê buốt, toàn thân mất hết lực.

Loa Toàn Cửu Ảnh là một trong những loại võ công ghi chép trong Cửu Âm Chân Kinh.

Đây là một môn khinh công, bao gồm: thân pháp, bộ pháp, cương khí. Luyện thành có thể từ mặt đất phi bằng lên mấy trượng, còn có thể huyễn hóa ra chín thân ảnh dụ địch chiến thắng.

Xà Hành Ly Phiên là một trong nhiều môn võ công được ghi lại trong Cửu Âm Chân Kinh, đây là một môn thân pháp dùng để tránh né võ công. Môn võ công này dựa theo cách di chuyển của loài rắn mà sáng tạo ra, tuy nhiên khi dùng bộ thân pháp này phải lăn lộn vòng vòng trên mặt đất rất ảnh hưởng tới hình tượng nhưng vô cùng thực dụng.

Hoành Không Na Di là một loại khinh công ghi chép trong Cửu Âm Chân Kinh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro