II. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KẾT ĐỀ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KẾT ĐỀ

Có nhiều phương pháp kết đề mà dưới đây là những cái chính. Điểm giống nhau giữa các phương pháp là phần đâu của đoạn kết bao giờ cũng toát yếu rồi sau đó bạn tùy vấn đề mà: a) Mở rộng b)Ứng dụng, c)Chiết trung, d) Tương ứng.

A. Kết mở rộng.

Sau khi tóm tắc các đại ý các đều đã trình bày, bạn dựa vào điểm quan trọng nào đó rồi mỡ rộng cho thính giả một chân trời để họ hăng hái hành động.

Thí dụ đề: “ Nên tự tử không?”

Kết đề:

1) Tóm tắt: KHông nên tự tử xét về các phương diện bản thân, gia đình, quốc gia, nhân loại.

2) Mở rộng: Có nhiều người không tự tử hiểu theo nghĩa giết chết thân thể mình mà tự đầu độc mình bằng lười biếng, trụy lạc, bạn xấu, sách báo, phim ảnh, kịch trường đồi bại, tất cả vừa lôi đời họ xuống hố điêu tàn, vừa làm cho xã hội ngày một điêu vong.

B. Kết đã phá.

Là lối kết luận dựa vàolập trường minh chánh mà dứt khoát bài xích những điều ta sai lầm. Phần phản đối đi liền sau tóm tắt các điểm sái quấy và các điểm mà ta chủ trương.

Thí dụ đề: “ dê đội lớp cọp, thấy thỏ thì thích, thấy sói thì run”

Kết đề:

Tóm tắt: Tiểu nhân không có chân giá trị, dựa vào kẻ khác để kiếm ăn mà bạc nhược. Quân tử tự lập vị tha và can đảm.

Đả phá: Trong bất cứ lảnh vực nào, thứ người dê mà đội lớp cọp là sống trong gia đình là giá áo túi cơm, dùng trong xã hội là sâu dân mọt nước.

C. Kết ứng dụng.

Là lối kết luận làm nổi bậc giá trị thực hành của lý thuyết mà ta bàn.

Thí dụ đề: “ Nếu phải đường đời bằng phẳng hết

Anh hùng hào kiệt có hơn ai”

Phan Bội Châu

Kết đề:

1. Tóm tắt: Trên bàn cờ cuộc đời, anh hùng hào kiệt là những người hơn người ở chổ khắc phục mọi trở ngại để đi những nước khó khăn nhất.

2. Triết lý nổ lực nằm trong danh ngôn trên là kim chỉ nam hành động cho ta từ phương diện thể chất, tinh thần, tình cảm, siêu thăng đến xã hội.

3.

D. Kết chiết trung

Kết thúc vấn đề bằng cách nhận phải chăng, có những mục gọi là kết chiết trung. Tóm lại vấn đề xong, bạn nêu ra điểm nào nên theo, điểm nào pahỉ đã phá.

Thí dụ đề: “ Không thầy đố mầy làm nên”

1. Tóm tắt: Kế bên những hiểu biết do chính ta có nhờ bẫm phú, nhờ tự tìm kiếm, có biết bao nhiêu kiến văn mà ta nhờ kẻ khác chỉ dẫn.

2. Kết chiết trung. Trong cuộc sống mai hậu, để thành công ta phải có óc dồi dào kiến thức, bộ óc này tự ta luyện lấy một phần và phần khác ta phải nhờ kẻ khác giúp ta mới đủ htông minh đối phó với đời này mọi thứ đòi hỏi.

3.

E. Kết tương ứng.

Là mượn một danh ngôn nào đó để ;làm chổ dựa cho chủ trương mà ta mới vừa tóm tắt.

Thí dụ đề; “ Đã mang tiếng trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

Nguyễn Công Trứ

1. Tóm tắt: Mang danh nghĩa con người, phải làm cho đời mình có một ý nghĩa, một giá trị.

2. Tương ứng: Cũng vì quan tâm đến cái định nghĩa ấy của mỗi người trong kiếp nhân sinh mà Văn Thiên Tường nói câu bất hủ này đáng cho ta lấy làm khuôn vàng thước ngọc cho mình:

“ Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro