III. TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.1. Xác định nhu cầu

Nhu cầu vật tư =  Khối lượng công việc  x    Định mức sử dụng

(nguyên liệu)            từng loại theo KH             trên 1 đv dt

3.2. Tổ chức bảo quản

Cần xây dựng một hệ thống kho chứa. Các kho chứa cần:

§  Để nơi dễ vận chuyển, cấp phát.

§  Có thiết bị bảo quản thích hợp

§  Bảo đảm an tòan

Quy định và thực hiện chế độ quản lý vật tư chặt chẽ áp dụng trách nhiệm vật chất trong quản lý, sử dụng vật tư sản xuất.

3.3. Tổ chức sử dụng (định mức tiêu dùng vật tư)

3.3.1. Khái niệm

Định mức tiêu dùng vật tư là lượng hao phí tối đa được tính theo đơn vị quy định về nguyên vật liệu được phép sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Theo quy cách, kết cấu, chất lượng, quy trình công nghệ nhất định. Trong điều kiện trang bị kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhất định ở kỳ kế hoạch.

3.3.2. Thành phần và cơ cấu của định mức tiêu dùng vật tư

Định mức tiêu dùng vật tư gồm 3 phần chính:

M = P + H1+ H2

- P: Hao phí có ích: tức là những hao phí được dùng và chuyển hòan tòan vào sản phẩm và hình thành nên những giá trị sản phẩm mới. Nó được tính theo thiết kế, theo công thức lý thuyết hoặc trực tiếp cân đo sản phẩm.

- H1: Hao phí trong quá trình công nghệ. Tức là những hao phí không tạo một giá trị sử dụng nào của sản phẩm nhưng do điều kiện sản xuất đòi hỏi phải có.

- H2: Hao phí khác. Ví dụ: Phế phẩm trong định mức hoặc do rơi vãi.

3.3.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến định mức tiêu dùng vật tư.

- Trình độ kỹ thuật

- Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất

- Các điều kiện tự nhiên của doanh nghiệp

3.3.4. Chỉ tiêu sử dụng vật tư

- Tỷ lệ thu thành phẩm: Được tính bằng số (%) giữa lượng thành phần thu được và lượng vật tư ban đầu dể tạo ra nó.

K1 = (T:N) x 100

K1: Tỷ lệ thu thành phầm từ vật tư ban đầu

T: Lượng thành phẩm thu được

N: Lượng vật tư ban đầu để tạo ra nó.

Chỉ tiêu này được sử dụng cho việc chế biến gạo từ lúa, dầu từ lạc, đường từ mía. Có 2 loại:

+ Tỷ lệ sử dụng vật tư kế hoạch là tỷ số giữa trọng lượng tinh (Diện tích, thể tích) của các chi tiết (sản phẩm) và định mức tiêu dùng vật tư tương ứng (M) dự kiến trong kế hoạch.

Kkh = (Ptinh : M) x 100

+ Tỷ lệ sử dụng vật tư thực tế là tỷ số giữa trọng lượng tinh (Diện tích, thể tích) của các chi tiết (sản phẩm) và lượng chi vật tư thực tế để sản xuất ra sản phẩm đó.

Ktt = (Ptinh : Ptt) x 100

Tỷ lệ sử dụng vật tư sử dụng cho ngành cơ khí, chế biến gốc và một số ngành khác.

+ Hệ số tiêu hao vật tư

Hth = M: Ptinh

3.3.5. Phương pháp định mức tiêu dùng vật tư

3.3.5.1. Phương pháp thống kê

Cơ sở: Dựa vào số liệu thống kê và tiêu dùng vật tư kỳ báo cáo

Các bước:

Bước 1: Thu thập số liệu về lượng thực chi nguyên vật liệu kỳ báo cáo.

Bước 2: Tính lượng thực chi nguyên vật liệu bình quân. Có 2 cách tính:

Cách thứ nhất:

Po: Lượng thực chi vật tư bình quân để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm kỳ báo cáo.

P: Lượng thực chi vật tư cho lầ quan sát thứ i

n: Số lần quan sát

Cách thứ hai:

Qi: Lượng sản phẩm sản xuất ra trong một lần quan sát thứ i.

Pi: Lượng thực chi vật tư cho lần thứ i

Bước 3: Xác định mức sử dụng nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch

Pmin < Mkh < P0

Biểu thức trên mới chỉ cho ta giới hạn để xác định. Muốn có mức chính xác cho kỳ kế hoạch phải dựa vào kết quả quan sát để xác định 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1:Nếu tổng số lần quan sát có lượng thực chi nguyên vật liệu nhỏ hơn lượng thực chi bình quân kỳ báo cáo chiếm quá nữa tổng số lần quan sát (n’ > n/2). Ta sẽ thấy số bình quân của những lượng thực chi nhỏ hơn lượng thực chi bình quân

Mkh = å P’j/n’

P’j: Lượng thực chi nguyên vật liệu ở lần quan sát thứ j nhỏ hơn lượng thực chi bình quân.

n’: Số lần quan sát có lượng thực chi nhỏ hơn lượng thực chi bình quân.

Trường hợp 2: Nếu số lần quan sát có lượng thực chi nhỏ hơn lượng thực chi bình quân chiếm thiểu số (mn’ < n/2) thì mức trong kỳ kế hoạch sẽ tính theo công thức:

Mkh  = {åP’j + Po (n - n’)} : n

3.3.5.2. Phương pháp phân tích theo yếu tố

Thực chất của phương pháp này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu, tính tóan cụ thể từng phần tiêu hao cho từng chi tiết, lập mức cho chi tiết rồi tổng hợp các mức chi tiết, xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu cho sản phẩm. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu liên quan: Bản vẽ thiết kế sản phẩm; các tiêu chuẩn của nhà nước, địa phương, ngành, doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm; quy trình công nghệ; Đặc tính và các tính chất vật liệu sử dụng. Các báo cáo về lượng thực chi nguyên vật liệu.

Bước 2:Phân tích và tính tóan từng phần tiêu hao nguyên liệu

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đển P, Hi, Hj rồi tính tóan cụ thể từng bộ phận trong cơ cấu của mức.

M = P + åHi + åHj

P: Được tính trên cơ sở bản thiết kế chi tiết của sản phẩm hoặc cân đo sau khi chi tiết được sản xuất ra.

Hi: Được tính toán trên tiêu chuẩn hao phí nguyên vật liệu dựa vào quy trình sản xuất ra sản phẩm.

Hj: Dựa vào kinh nghiệp hoặc tỷ lệ phần trăm so với P

Bước 3: Xác định mức cho kỳ kế hoạch theo công thức:

Mkh = P + åHi + åHj

3.3.6. phương pháp xác lập định mức tiêu dùng vật tư cho một số công việc.

3.3.6.1. Phương pháp định mức tiêu dùng nhiên liệu lỏng chi máy xay xát, máy bơm nước.

G = [(N x g) : 1000] x a

G: Định mức tiêu dùng nhiên liệu lỏng cho máy trong 1 giờ (kg/giờ)

N: Công suất của máy (CV)

g: Định mức tiêu dùng nhiên liệu lỏng cho 1 mã lực giờ (Gam/mã lực giờ)

a: Hiệu suất sử dụng máy

Ví dụ: Máy bơm nước 6K - 18 công suất máy nỗ 10 CV. Lưu lượng nước 160m3/giờ. Định mức tiêu dùng nhiên liệu lỏng cho 1 mã lực giờ là 250 gam. Hiệu suất sử dụng máy 0,8. Hãy định mức tưới cho 1 ha canh tác cấy 2 vụ lúa 2000m3.

G = [(10 x 250) / 1000] x 0,8 = 2 kg/giờ

Định mức tiêu dùng cho 1 ha:

(2 x 2000) : 160 = 25 kg

3.3.6.2. Phương pháp định mức tiêu dùng nhiên liệu lỏng cho ô tô.

Trong đó:

- Mc: Định mức nhiên liệu lỏng cần thiết cho việc vận hành.

- K1: Định mức tiêu dùng nhiên liệu lỏng khi xe chạy không tải. Đó là lượng nhiên liệu cần thiết để xe chạy liên tục trên đoạn đường tiêu chuẩn cấp 1 dài 100 km không có cầu phà gây trở ngại, không dừng đỗ làm giảm tốc độ kinh tế ổn định của xe, không chở hàng.

- K2: Định mức phụ cấp khi xe có tải. Đối với xe vận tải hàng hóa và xe chở khách, khi có tải được phụ cấp thêm nhiên liệu tính theo đơn vị khối luân chuyển  lit/1000 tấn - km hoặc lít/1000 hành khách - km của cấp đường tiêu chuẩn.

- K3: Định mức phụ cấp đặc biệt trong chuyến xe.

Các xe vận taỉ và xe ca trong chuyến quay vòng được cấp thêm một lượng nhiên liệu ấn định 0,2 lit cho mỗi lần xe họat động sau đây.

- Quay trở đầu xe

- Qua phà, cầu phao, cầu cáp họăc những cầu có khẩu độ lớn, có tín hiệu đi lại một chiều xe phải dừng đỗ, dồn dịch, chờ đợi.

- Xe dừng để phục vụ sinh họat cho lái xe hoặc hành khách.

- Xe tắt, mở máy để dồn dịch chờ đợi bốc xếp hàng hóa, hành khách lên xuống.

- Hệ số phụ cấp chênh lệch đường (a).

Do các mức thành phần đều quy định theo đường tiêu chuẩn (cấp 1). Khi xe chạy trên mặt đường thực tế được tính thêm lượng nhiên liệu chênh lệch này.

A = L1/L

L1: Tổng km được tính theo đường loại 1.

Tổng km cung đường thực tế xe chạy.

Ví dụ: Một xe trọng tải 4 tấn chở hàng trên quãng đường dài 100 km. Hệ số phụ cấp chênh lệch đường a = 1,2. Qua cầu phà có phụ cấp 4 lần. K2 = 1,5lít, K1 = 26 lít. Hãy định mức cho xe khi chở hàng 1 chiều và khi xe chở hàng 2 chiều?.

Đáp số: 70,56 lit và 77,76 lít

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro