4. Nội dung bảo vệ môi trường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Các nội dung bảo vệ môi trường của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

• CSPL: Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020.

• Các nội dung bảo vệ môi trường của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

- Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường với các nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu:

+ Không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường mới 

+ Giảm các nguồn hiện đang gây ô nhiễm môi trường

+ Giải quyết cơ bản các vấn đề môi trường tại các khu công nghiệp, lưu vực sống, làng nghề và vệ sinh môi trường nông thôn

+ Bảo đảm an toàn hóa chất, an toàn bức xạ, hạt nhân

+ Nâng tỷ lệ khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu

+ Giảm tác động lên môi trường từ khai thác khoáng sản

+ Nâng tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, tái chế, tái sử dụng, giảm dần sản xuất và sử dụng túi, bao gói khó phân hủy

+ Nâng tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được xử lý, tiêu hủy đạt quy chuẩn kỹ thuật, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy

. - Cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; đẩy mạnh cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường với các nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu:

+ Cải tạo, phục hồi hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông đã bị ô nhiễm, suy thoái trong các đô thị, khu dân cư

+ Xử lý, cải tạo các vùng đất bị nhiễm độc, tồn dư điôxin, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và các chất gây ô nhiễm khác

+ Phục hồi, tái sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn

+ Cải thiện chất lượng môi trường không khí trong các đô thị, khu dân cư 

+ Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực đô thị và nông thôn

- Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với các nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu:

+ Sử dụng tài nguyên đất hiệu quả và bền vững; khắc phục tình trạng mất đất nông nghiệp do chuyển đổi mục đích sử dụng, thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, giảm nhẹ tình trạng thiếu nước theo mùa và cục bộ theo vùng.

+ Hạn chế mức độ suy giảm nguồn lợi thủy sản 

+ Nâng tỷ lệ che phủ của rừng và nâng cao chất lượng rừng

+ Bảo vệ các vùng đất ngập nước tự nhiên, thảm cỏ biển, rạn san hô và các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù khác

+ Nâng số lượng, tổng diện tích và chất lượng các khu bảo tồn thiên nhiên

+ Kiềm chế tốc độ suy giảm số loài và số cá thể các loài hoang dã, suy thoái các nguồn gen quý, hiếm

- Xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với các nội dung, biện pháp hướng tới mục tiêu:

+ Lồng ghép nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển; nâng khả năng chống chịu, thích nghi của các hệ sinh thái, các công trình bảo vệ môi trường trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng

+ Góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Môi trường có phải là điều kiện quan trọng cho phát triển bền vững ở Việt Nam

+ Khái niệm phát triển bền vững: là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

+ Khái niệm môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

+ Muốn phát triển bền vững phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có ba yếu tố đóng vai trò là ba trụ cột để phát triển bền vững là: kinh tế, xã hội và môi trường.

Vì vậy, môi trường chỉ là một trong ba trụ cột, một trong ba điều kiện cho | nhất cho phát triển bền vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#horror