iu vk :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x...............

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hai

đứa trẻ -(Thạch Lam)-

I, Vài nét khái quát

1, Xuất xứ:

- In trong tập "Nắng trong vườn" (1938)

- Phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương => 2 chị em là những nhân vật có thực ở cuộc đời. Dường như Thạch Lam đã chiu chắt, thâu lượm từ đời sống những kỷ niệm và dệt nên những trang thơ văn xuôi giàu xúc cảm.

=> Đó là thiên truyện "Hai đứa trẻ" (những cảm xúc, cuộc đời, những mảnh kiếp con người, những hy vọng: chân thực)

Trong quan niệm sáng tạo nghệ thuật, Thạch Lam nói: "Nghệ thuật trước hết là sự thành thực" và sáng tạo (không hoàn toàn là hư cấu mà là những rung cảm của cảm xúc trong tâm hồn).

Trước khi nhân vật mình rung động, chính Thạch Lam đã rung động để cảm nhận cái đẹp của cuộc sống, rung động để yêu thương, để thắp nên những ngọn lửa, ánh sáng của niềm hy vọng.

2, Kết cấu:

Ba thời điểm: - chiều muộn

- khi bắt đầu đêm

- đêm đã khuya

=> Những khoảnh khắc rung cảm của nhân vật Liên

3, Cảm nhận

Đọng lại trong long người đọc là một dư vị man mác của những mơ hồ, bâng khuâng, của những niềm rung cảm lặng thầm, của những hy vọng mong manh.

Nhân vật: Là một cô gái sắp lớn

Ngòi bút của Thạch Lam khám phá nét đẹp trong tâm hồn mơ mộng, tinh tế, cõ cái gì đó dè dặt, thầm lặng => phù hợp với cách cảm nhận của Thạch Lam và những xúc cảm trong thế giới nghệ thuật Thạch Lam.

Thạch Lam lựa chọn kiểu ngôn ngữ: độc thoại nội tâm

khác với ngôn ngữ đối thoại: rời rạc, ít ỏi

II, Phân tích

1, Bức tranh hiện thực về phố huyện nghèo và truyện của những kiếp người mỏi mòn

a, Khung cảnh chung của phố huyện

Cảnh chiều tà:

- 3 câu đầu:

"tiếng trống thu không": (âm thanh)

+ "từng tiếng một"=> như báo hiệu thời gian chiều đã muộn (dấu hiệu của thời gian)

=> không gian yên ả, yên bình nơi phố huyện nhỏ

=>Khi tiếng trống "từng tiếng một" vang lên, nó là nhịp điệu, giai điệu của thời gian chậm rãi. Nó điểm từng nhịp vào long người tạo gợi nên những khắc khoải hay u buồn trước khung cảnh chiều tà.

+ "vang ra gọi chiều" => sức ngân vọng của âm thanh

Âm thanh của chiều tà ngân vang trong không thời gian của phố huyện ; vọng thấu vào tâm hồn một cô gái sắp lớn, khơi lên những nốt nhạc u buồn.

Màu sắc:

+ "Phương Tây đỏ rực như lửa cháy"

+ "những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn"

Mây, hoàng hôn – đó là sự gỡ gạc trong vẻ gắng gượng trước khi tàn lụi hẳn. Phố huyện đẹp mà buồn.

+ "Dãy tre làng…đen lại…cắt hình rõ rệt trên nền trời" : sự hiện diện của bóng tối

bong tối như vươn lên từ mặt đất và có thể che lấp đi ánh sáng của hoàng hôn; phố huyện có lẽ ảm đạm hơn, u buồn hơn.

Hình ảnh dãy tre làng

đen lại, đổ bong l

ên trời là một nét bút tài hoa của Thạch Lam khi khắc hoạ bức tranh mực Tàu vừa cổ kính vừa nên thơ dân dã. Trong vẻ đẹp ấy vẫn gợi chút gì sâu thẳm lắm của những ưu tư thầm kín.

Bình:

Ba câu văn trôi đi trong giai điệu êm ả của chiều tà với những tiết tấu nhẹ nhàng mà đó chính là tiết tấu của thời gian.

- 2 câu tiếp:

"Chiều, chiều rồi": câu đặc biệt => ngắn => một chút gì như sự thảng thốt, ngỡ ngàng khi nhận ra chiều đến. Nó tựa như một lời cảm than cho bước đi dịu dàng hết đỗi của thời gian.

"một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào": sau khoảnh khắc ngỡ ngàng nhận ra là khoảnh khắc con người đắm mình miên man trong cái đẹp của chiều, đó là khoảnh khắc lòng người lắng lại nhưng tâm hồn đang căng mở tất cả các giác quan để cảm nhận cái đẹp của chiều từ những gì bình dị và thân quen nhất.

+ âm thanh ếch nhái: dân dã đến hoang dã

chất quê nhiều hơn chất phố, âm thanh ấy là tiếng nói, hơi thở của làng quê.

Thạch lam cũng như nhân vật của mình đã rất trân trọng sự sống xiết bao!

+ "kêu ran ngoài đồng ruộng" -> "theo gió nhẹ đưa vào": âm thanh dường như không được cảm nhận bằng thính giác mà phần nhiều được cảm nhận bằng sự nhạy bén của tâm hồn, bằng tình yêu và sự gắn bó hết đỗi với làng quê dân dã.

Một thứ HƯƠNG QUÊ lẫn vào, quyện hoà trong gió.

Kết luận: +nhìn

+ cảm nhận (Liên)

Đôi khi Thạch Lam chỉ dùng một chi tiết thôi đã đủ để phác thảo cảnh chiều tà:

"Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị"

Bóng tối là sự hiển hiện, phản chiếu nỗi u buồn của đời sống ngoại cảnh đang xâm chiếm đời sống nội tâm.

Nỗi buồn của ngoại cảnh đang lan toả trong tâm hồn Liên

Giữa con người và thiên nhiên, tâm hồn và ngoại cảnh có một mối giao cảm nhưng mối giao cảm ấy được miêu tả qua những diễn biến tế vi nhất của đời sống nội tâm.

Cảnh chợ tàn

"chợ họp giữa phố vãn từ lâu"

"hết" ("Người về hết")

"mất" ("tiếng ồn ào cũng mất")

Cái còn lại chỉ là những "rác bưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía" của buổi chợ.

Thạch Lam lựa chọn chi tiết "chợ" như một chi tiết tiêu biểu và đặc sắc để phản ánh diện mạo cuộc sống. Rác thải, những thứ rác dân dã nhất của buổi chợ làm nên cái vẻ quạnh quẽ, buồn tẻ của một cuộc sống nghèo khó.

"một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngãy lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này"

Mùi đống rác thải chợ quê nghèo quyện với mùi của cuộc sống cơ cực lam lũ làm nên "vị riêng của đất".

Đấy là đặc trưng của miền quê mà không dễ gì ai cũng cảm nhận được.

So sánh liên tưởng:

1. "Quê hương" của Tế Hanh:

Đã từng thấy nhớ mùi nồng mặn, là hương vị của biển cả đại dương; huơng vị mộc mạc, lam lũ, bình dị mà thiêng liêng.

2. Trong đời sống nghệ thuật của Thạch Lam, không ít lần nhắc tới hương quê:

- "mùi của lá tươi non phảng phất"

- "hương hoa hoàng lam dịu ngọt lan toả"

- "mùi bèo dưới ao"

- "mùi rơm rạ ướt"

Những thứ hương quê mộc mạc mà thanh khiết, cứ lan toa, len thấm, gợi thức trong tâm hồn con người.

Nếu như Liên – nhân vật của Thạch Lam trân trọng và nâng niu cuộc sống thì Thạch lam ko chỉ trân trọng sự sống mà còn trân trọng chính nhân vật mình, những tâm hồn thơ bé

Ngòi bút Thạch Lam đã khám phá những cái đẹp đang lồng chiếu trong nhau: cái đẹp miền đất quê hương qua những thứ hương quê dân dã và cái đẹp trong tâm hồn người dân phố huyện mà người đời rất dễ lãng quên.

Bài tập

: Viết 1 đoạn văn ngắn 6-10 câu về quê hương trong khung cảnh chiều tà.

(Ck e làm đi nha, ko thừa đâu:x…nhớ là chỉ đc phép dài hơn khoảng 1,2 câu thoy đếy:D)

BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG (Ở 2 khoảnh khắc đầu tiên: chiều và đêm)

Bóng tối và ánh sáng tồn tại như những hình tượng nghệ thuật và là phương thức Thạch Lam miêu tả hiện thực cuộc sống.

là phương thức phản ánh cs

là 2 mảng màu tương phản trong bức tranh hiện thực của phố huyện.

- Bóng tối:

+ Dẫn chứng 1: sắc màu của dãy tre làng đen lại và đổ bóng trên nền trời

+ Dẫn chứng 2: Trong đôi mắt của Liên, "bong tối ngập đầy dần"

+ Dẫn chứng 3: "một bên sáng một bên tối"

Chiều tàn: Bóng tối nhạt mờ, mới bắt đầu len lỏi vào ánh sáng

Trời bắt đầu đêm:

+Dẫn chứng 1: "Trời bắt đầu đêm. Một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát" => bóng tối hiện lên với chất thơ và sự dịu dàng của đêm phố huyện.

+ Dẫn chứng 2: " đường phố và con phố con dần dần chứa đầy bóng tối"

+ Dẫn chứng 3: "tối hết cả, ra sông, qua chợ, tối đen"

Một bóng tối dày đặc ; chiều sâu của bóng tối ("thăm thẳm")

Bóng tối loang tràn, bao phủ, trùm lấn không gian sống của con người

Bóng tối được miêu tả trong trạng thái động với một quá trình vận động của nó: quá trình xâm lấn, bao trùm sự sống.

Bóng tối ko chỉ đc nhìn bằng thị giác mà nó còn là ẩn dụ cho bong đêm của cuộc đời - một hiện thực tối tăm, nghèo khó, xơ xác của phố huyện.

Ý nghĩa:

- Bóng tối chính là gam nền của bức tranh hiện thực

=> Trong bong đêm ấy, những người dân phố huyện mòn mỏi, chìm lặng trong lây lất, lụi tàn, chông chênh.

- So sánh liên tưởng:

+ Thế giới nghệ thuật của Thạch Lam:

"bóng tối mấp mô những vết chân trâu" ("Cô hang xóm")

Bóng tối dày đặc, bao phủ khiến hai cô gái lạc loài nhớ về gia đình, tổ tiên ("Tối 30")

+ "Vợ nhặt" – Kim Lân

Hiện thực cs trước 1945 nhưng ko miêu tả rõ rang bong tối mà chỉ miêu tả ranh giới rất mong manh giữa sự sống và cái chết.

sống-chết

Âm thanh: thê thiết-tiếng quạ từng hồi

hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết

Tô đậm sự khắc nghiệt của hiện thực - những chết choc

+ Thạch Lam: người ta vẫn cảm thấy hiện thực ảm đạm bằng những dòng văn trữ tình, nhẹ nhàng nhất.

- Ánh sáng

+ Hình ảnh:

Chiều tàn: "phương tây đỏ rực", "mây ánh hồng"

những ngọn đèn "leo lét"

Chợ vãn (nhá nhem tối):

Đèn của chõng hàng chị Tí

Trong cửa hàng chị em Liên

Bác phở Siêu "ánh lửa"

những con đom đóm "lập loè, chập chờn", vầng sáng lấp lánh "nhưng khoảng cách từ mặt đất đến vũ trụ quá xa vời"(thiên nhiên)

Đặc trưng:

Ở phương Tây: sắc màu của sự gắng gượng

đèn: "leo lét"

Ánh lửa của hang phở bác Siêu: nhỏ bé chập chờn

chị Tí: "quầng sáng", "lay động chao đảo" => tưởng như sắp lụi tàn

Liên: vặn nhỏ, thưa thớt

"Hột, khe quầng,…": một loạt những tính từ gợi tả những nguồn sáng yếu ớt sắp lụi tàn ở nơi phố huyện nghèo.

Ý nghĩa:

- Thạch Lam dung nhiều chi tiết và câu chữ gợi tả sự hiện hữu của ánh sáng nhưng việc miêu tả một hình tượng ánh sáng như thế dường như chỉ để tô

đậm th

êm bong tối.

=> Ko đủ sức xua ép, dễ bị bong tối nuốt chửng

=> Ánh sáng hay bóng tối đều để khắc hoạ hiện thực nghèo khó, tăm tối của phố huyện.

- Mỗi ngọn đèn, ánh lửa là biểu tượng cho một thân kiếp con người

=> những thân kiếp nhỏ bé, lây lất, sắp tàn lụi, cũng sẽ chìm lặng mỏi mòn trong bóng đêm.

- Giữa bóng đêm cơ cực, mỗi người dân tự thắp lên một ngọn lửa như thắp lên nguồn hy vọng nhỏ nhỏi, mong manh; hơn thế đó có thể là mơ ước của họ.

- Dẫu ánh sáng chỉ là những niềm hy vọng mơ hồ, chỉ là những nguồn yếu ớt thì nó vẫn là cái

ĐẸP, chất thơ của cuộc sống

.

=> đó là điều đáng quý ở ngòi bút của một nhà văn lãng mạn

=> Có thứ ánh sáng khác toả rạng từ tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, trân trọng nâng niu con người của Thạch Lam => Ánh sáng trong tâm hồn Thạch Lam.

Kết luận: Hiện thực phố huyện tăm tối nghèo khó nhưng toát lên chất thơ:

BUỒN MÀ ĐẸP

Chú ý: Chất thơ:

Vẻ đẹp khung cảnh chiều tàn

Âm thanh ếch nhái

Hương quê

Những rung cảm của Liên

Ánh sáng

b. Những kiếp người mỏi mòn

Mấy đứa trẻ con nh

à nghèo

- "cúi lom khom": những đứa trẻ xuất hiện trong buổi chiều tàn với dáng điệu lom khom đầy cơ cực, lam lũ

- "nhặt nhạnh": chúng phải kiếm tìm một chút gì đó để cầm cự cho cuộc sống từ đống rác thải của buổi chợ.

Chị em Liên

- Gia cảnh:

+ "Thầy mất việc"

+ "mẹ làm hàng xáo"

+ "cửa hang bé xíu", "ngăn ra bằng giấy nhật trình"

+ Hàng chị em Liên bán chỉ là những vật dụng thường ngày nhỏ bé, ko đáng tiền

Khách hàng: "bà cụ Chi mua nửa bánh"

những người rất nghèo khó

Thạch Lam ko miêu tả những đứa trẻ với những trò chơi truyền thống, những buổi cắp sách đến trường mà cả ngày và đêm Liên và An đều phải tham gia vào cuộc sống mưu sinh.

Những đứa trẻ đáng thương bị đặt trên một "vũ trụ già", đối diện với một hiện thực tăm tối; làm dấy lên trong long người đọc và tâm hồn Thạch lam một nỗi day dứt âu lo, một niềm thương cảm về tương lai của những đứa trẻ.

Thạch Lam dường như đã bắc một cây cầu nối giữa người

đọc và những đứa trẻ

Mẹ con chị Tí

- Xuất hiện với cả một cái cửa hàng trên tay

- Với một thái độ uể oải, mệt mỏi, buồn nản trước cs ("chép miệng")

- Câu trả lời: "Ối chao, sớm hay muộn có ăn thua gì đâu" => là lời than thở, một tiếng thở dài của chị, cũng là của bao thân kiếp khác nơi phố huyện nhỏ bé này.

- Ngọn đèn: nhỏ bé, lay động, chao đảo, chỉ chực tắt.

- Thời gian: "ngày", "tối", "chiều nào cũng", "chập tối cho đến đêm"

=> cái nhọc nhằn của chị, chị phải chiu chắt, góp nhặt cũng để cầm cự trước cs mà thôi

- Khách hang: "lính lệ", "phu xe phu gạo", "giúp việc thầy thừa"

- Hàng bán: "bát nước chè", "điếu thuốc lào"

Bác phở Siêu

- "Tiếng đòn gánh kĩu kịt nghe rõ rệt"

=> gánh nặng cuộc đời đang đè lên đôi vai gầy của bác

- "chấm lửa nhỏ và vàng lơ lửng, mất rồi hiện ra"

=> kiếp người nhỏ bé, sắp lụi tàn, yéu ớt trong bong đêm.

- Hàng bán: phở => một món quà xa xỉ không ai đủ tiền mua.

Bà cụ Thi đi

ên

- xuất hiện với "tiếng cười khanh khách" - tiếng cười duy nhất trong tác phẩm - tiếng cười của người điên.

=> ko phải tiếng cười của niềm vui hạnh phúc, có lẽ nó ko khác gì tiếng thở dài của chị Tí bởi nó đang là "tiếng cười" của một thân kiếp đang tàn lụi dần.

+ vừa điên

+ vừa nghiện rượu

- Một cụ gìa nghiện rượu => có lẽ kiếp sống của con người này quá cơ cực và biết đâu họ điên cũng bởi vì quá cơ cực.

=> Phải chăng đây là một cách để vơi bớt đi những nỗi cơ cực đó trong cuộc đời.

- Dáng điệu: "đi lần vào bóng tối"

=> Dáng điệu ấy ko mang ý nghĩa tả thực như bề mặt câu chữ mà nó là hình ảnh ẩn dụ cho bước chân đang lần mò tìm kiếm lối đi trong bong đêm của cuộc đời.

- "Chị em Liên sững nhìn theo" => mang theo những dự cảm âu lo pha trộn niềm xót thương cho một thân kiếp con người.

Vợ chông bác xẩm

- Gắn liền với hình ảnh:

+ "một manh chiếu là không gian sống"

+ "một thau sắt để đằng trước"

+ "một thằng con bò ra đất nghịch rác bẩn"

một kiếp sống như cát bụi

-

Tiếng đàn bầu bật lên trong yên lặng: có thể xem đây là ngôn ngữ giao tiếp đặc biệt của vợ chồng bác xẩm

U buồn=> tất cả nỗi long u uẩn của vợ chồng bác xẩm trước cuộc sống này có lẽ đã gửi cả vào tiếng đàn. Chúng hoà chung như một khúc nhạc nao lòng cất lên từ sự sống nghèo khổ. Đó cũng là tiếng thở dài của vợ chống bác đang hào chung trong bao tiếng thở than khác.

=> tiếng đàn của vợ chông bác xẩm cũng là một món hang ế ẩm.

Kết luận:

Xã hội phố huyện với môt nhịp sống lặp lại, đơn điệu và nhàm chán (Lúc nào cũng chừng ấy con người trong bong tối, đến giờ ấy xuất hiện)

Cuộc sống quẩn quanh, tù túng, ngưng đọng như một vòng tuần hoàn

Ở phố huyện nhỏ bé này, con người ta nương tựa, bao bọc, che chở cho nhau bằng một niềm thương cảm lặng thầm.

Bởi tình người hết đỗi thiêng liêng, không dễ thốt nên lời nhưng nó như một ngọn lửa âm ỉ cháy mà sức ấm nóng của nó có thể sưởi ấm biết bao cõi lòng giá lạnh.

So sánh: Nam Cao – Chí Phèo: tình yêu thương con người với con người

Thị Nở đến với Chí bằng tình thương lớn hơn là tình yêu. Tình yêu của Thị - một người đàn bà dở hơi vụng dại đã cứu rỗi linh hồn con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

+ Thạch Lam: chỉ bằng việc xây dừng một niềm thương cảm lặng thầm đã đủ để họ - những con người cùng khổ cưu mang lẫn nhau.

2, Hình ảnh

đoàn tàu và khát vọng muôn thưở của con người (Đ

êm khuya)

Hình ảnh đoàn tàu đặt tỏng khung cảnh sinh hoạt phố huyện vào lúc 9h tối cũng tạo nên một nhịp điệu, sự lặp lại đơn điệu.

a. Chờ tàu

- Việc bán hàng chỉ là cái cớ, họ thức vì một lý do không thiết thực cho cuộc sống vật chất của họ.

- Được nhìn, được ngắm vẻ đẹp của đoàn tàu – "sự hoạt động cuối cùng của đêm".

=> có lẽ một ngày phố huyện trôi đi, sự hiện diện của đoàn tau lại là sự hoạt động duy nhất

=> Chị em Liên và những người dân phố huyện thức để mong được sống cùng nhịp sống sôi động và huyên náo của đoàn tàu.

- An buồn ngủ ríu cả mắt mà vẫn còn muốn nhìn thấy đoàn tàu bởi chỉ khi nhìn thấy hình ảnh đoàn tàu đi qua, người dân phố huyện mới thấy một ngày sống của họ trôi đi một cách tọn vẹn và có ý nghĩa nhất.

Sâu xa hơn, họ đã dồn gửi tất cả mơ ước và khát khao của mình vào việc hờ tàu. Cả phố huyện háo hức chờ đợi.

("Bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga lên tiếng: "Đèn ghi đã ra rồi!")

Những người dân phố huyện này đã phải chờ đợi bao lâu để đc cất lên tiếng reo ấy.

b. Hình ảnh

đo

àn tàu

Thạch Lam như một nhà quay phim mà ống kính của ông đặt ở những góc độ và những khoảng cách không gian khác nhau để đặc ta hình ảnh đoàn tàu và không gian.

- Từ xa:

+ "Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại trong đêm khuya kéo dài theo ngọn gió xa xôi"

+ No vẫn chỉ là một ngọn lửa ("như ma trơi") đã khác hẳn những ánh sáng "leo lét" tù mù nơi phố huyện.

+ "kéo dài…"=> âm thanh dịu dàng ; cái ngân vang của âm thanh – âm vang của KHÁT VỌNG

-

Đến gần:

+ "dồn dập, rít mạnh, ồn ào, rầm rộ" (âm thanh)

+ ánh sáng, hình ảnh:

"khói bừng sáng trắng"

"đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường"

"Đồng và kền lấp lánh"

"Cửa lấp lánh"

"Sang trọng và lố nhố"

>< âm thanh phố huyện

Huyên náo >< tịch mịch, yên tĩnh

"lố nhô" : một nhịp sống hết sức sôi động: đoàn tàu như một thế giới khác, một thế giới sang trọng và giàu có đối lập với phố huyện

Ánh sáng mạnh mẽ, tràn ngập >< bong tối trùm lấn, bao phủ

Ánh sáng đoàn tàu san sẻ cho phố huyện ; ánh sáng ấy soi tỏ khoảng cách xa vời giữa hai thế giới phố và quê, kỳ thú và đơn điệu, giữa động và tĩnh. Trong khoảnh khắc đoàn tàu di qua, Liên cũng như những người dân phố huyện thoát khỏi thực tại và lặng đi trong những mơ tưởng.

Những mơ tưởng trong tâm hồn Liên:

- Mơ về HN: (quá khứ) đoàn tàu xuất hiện như mọt vệt sao băng khơi thức trong cô một niềm hoài niệm về ký ức đẹp đẽ

=> cả một quá khứ sống dậy trong Liên với những "cốc nước lạnh xanh đỏ", "ánh sáng rực rỡ", "những âm thanh huyên náo"

=> Trong giây lát, Liên được sống cùng những kỷ niệm êm đềm nhất của tuổi thơ.

- Thực tại: sự tương phản giữa thế giới đoàn tàu và phó huyện => là những buồn thương

- Tương lai: Đoàn tàu là hình ảnh tượng trưng cho thế giới trong tương lai - một thế giới giàu có về ánh sáng và âm thanh

=> Những người dân phố huyện đáng thương, tội nghiệp bởi những khát vọng hết sức mơ hồ: Mơ ước về một tương lai tốt đẹp không gắn với những gì thiết thực cho cuộc sống của họ mà hình ảnh đoàn tàu chỉ tượng trưng cho khát vọng tinh thần. Hơn thế, đoàn tàu chỉ vụt qua phố huyện trong chốc lát như một ảo ảnh cũng giống như niềm hy vọng của họ chỉ chợt loé lên rồi lại tắt đi.

=> Cái đáng thương của người dân phố huỵện là họ mơ tưởng về một tương lai đẹp chỉ như một quá khứ đã đi qua bởi đoàn tàu chạy từ HN về cũng tức là chạy từ quá khứ của Liên chở những mơ tưởng về tương lai xa vời.

Bình luận:

1.Dẫu vậy, khoảnh khắc đoàn tàu đi qua phố huyện là khoảnh khắc đẹp nhất - khoảnh khắc đặc thù của tâm trạng nhân vật mà ở đó sợi dây liên hệ vô hình giữa quá khứ - hiện tại – tương lai, giữa nội tâm - ngoại cảnh, giữa sáng - tối, giữa tàn lụi - hồi sinh, giữa thực tại ngưng đọng – khát vọng tinh thần… đều trở nên hữu hình căng nhạy khiến ta cảm nhận đc nét đẹp trong tâm hồn của những con người nhỏ bé nơi miền quê quên lãng.

2. Lòng nhân ái của Thạch Lam:

Giống: -Thạch Lam đến, chia sẻ với những nôĩ đau bất hạnh của con người

- Ca ngợi, trân trọng nét đẹp tâm hồn con người

Khác: Thạch Lam thắp lên trong tâm hồn những nhân vật nhỏ bé của mình ánh sáng của niềm mơ tưởng, của khát vọng ko bao giờ lụi tắt!

- Vụt qua:

+ Khát vọng của những người dân phố huyện chỉ như một ảo ảnh, để lại một niềm nuối tiếc: "tiếng vang động của xe hoa đã nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa"

Hình ảnh cái đẹp của một ảo ảnh trong ánh nhìn dõi theo như muốn níu kéo của chị em Liên, là ánh nhìn như cố tìm lại âm thanh và ánh sáng của đoàn tàu.

+ Khi đoàn tàu đi qua, không khí yên lặng "lắng tai nghe ko tháy nữa", cả phố huyện ngập chìm trong bóng tối.

Chỉ còn:

 "tiếng trống cầm canh" "tiếng chó cắn" cả phố huyện ngập chìm trong bóng tối.

Bóng tối đã khép lại thiên truyện của Thạch Lam, cũng khép lại một ngày của phố huyện. Bóng tối ám ảnh, bám riết và đè nặng lên những kiếp sống của con người. Bóng tối chỉ chực nhấn chìm con người trong những cơ cực, mỏi mòn…khi tất cả đã chìm lặng trong bong tối.

So sánh:

"Tắt đèn" của Ngô Tất Tố: cánh cổng tương lai đã khép chặt nơi bong tối của chị Dậu.

"Chí Phèo" của Nam Cao…

Biểu hiện của bong tối với những số phận con người trước hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống. Còn đối với những người dân phố huyện, bong tối ấy sẽ qua, họ sẽ lại chờ đợi, thắp nên ánh đèn hy vọng, lại đc khơi thức những niềm mơ tưởng khao khát.

Ngày nào con người cũng nuôi dưỡng những ước mơ, ngày nào niềm hy vọng cũng loé lên trong giây lát.

Ngày hôm sau nối tiếp ngày hôm nay bằng bong tối và cũng là ánh sáng

Khát vọng trong tâm hòn họ là khát vọng muôn thưở, ánh sáng trong tâm hồn họ là ánh sáng bất diệt.

Đó là nét riêng độc đáo để ta nhận ra Thạch Lam trong "cái buổi chợ phiên văn chương phồn tạp của văn học 30-45".

III, Tồng kết:

1, Ngôn ngữ:

- Là thứ ngôn ngữ của cảm xúc, của những cảm giác mơ hồ, bang khuâng khó gọi thành tên

=> làm tăng yếu tố trữ tình trong tác phẩm của Thạch Lam (thơ văn xuôi)

- Lời đối thoại: rời rạc, những câu hỏi tủn mủn, lời đáp uể oải bởi: Ngôn ngữ trong tác phẩm là ngôn ngữ của đời sống nội tâm. Nó là ngôn ngữ của những tiếng nói thầm, của những ước mơ lặng thầm, những niềm rung cảm ko nói thành lời…kín đáo như tâm tư người con gái bắt đàu tuổi mới lớn. Đó có lẽ cũng là cái duyên của con người, cũng là cái duyên của văn chương Thạch Lam. (sâu lắng, ý vị)

Kết luận:

Những gì ta cảm nhận được là những kiếp sống mòn mỏi, những hiện thực nghèo khó, cái đẹp hay chất thơ toát lên, lan toả từ đời sống dân dã, mộc mạc và niềm khát vọng của con người… Cái đẹp của văn chương Thạch Lam đc khơi lên từ những rung động khẽ nhẹ trong tâm hồn.

Thạch Lam đã "đi sâu vào đời sống tâm hồn, tìm những cảm giác thành thực" và cứ nhẹ nhàng, cứ tự nhiên như thế, văn Thạch Lam như hương hoàng lam dc chưng cất từ những nỗi đời cứ ngan ngát, cứ lan toả và tan thấm trong ký ức người đọc.

Bài tâp:

(Ck e lưu ý đây là những đề rất có thể sẽ ra nên hãy làm thật kỹ nhé! :D đầu tiên phải biết cách lập dàn ý để tránh lạc đề và ko biết điểm nhấn, viết tràn lan mà ko hạn định được bởi thời gian thì có hạn. Lúc đọc đề xong anh nhớ luôn phải dành ít nhất 5-7 phút cho việc lập dàn ý sơ lược ngoài nháp nha :x)

Đầu tiên anh phải nhớ trong bất cứ bài văn nghị luận văn học nào cũng đều phải có kiến thức lý luận văn học.

Sau đây là một vài khái niệm cơ bản thường dung:

- Nguyên lý phản ánh của văn học : Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống

=> Tức là văn học phải đc xây dựng nên từ hiện thực, có điều nó đc viết dưới lăng kính của từng tác giả.

=> liên hệ đến 3 giá trị của văn học

+ Giá trị nhận thức

+ Giá trị thẩm mĩ

+ Giá trị nhân đạo

- Hình tượng nghệ thuật:

+ phản ánh hiện thực khách quan (GT nhận thức)

+ là nơi ký thác tâm tư, tình cảm và cách nhìn của tác giả

(trong các đề vd như "hãy phân tích hình ảnh đoàn tàu trong "hai đứa trẻ" để thấy được tấm long nhân ái của Thạch Lam trong thiên truyện" thì anh hãy nói cái ý nghĩa hình tượng nghệ thuật ở trên vào, sau đó áp dụng hình ảnh đoàn tàu vào 2 ý nghĩa của hình tượng nght đó…vd như: hình ảnh đoàn tàu phản ánh hiện thực j? Thạch lam muốn nói j qua hình tượng đoàn tàu??)

Cách lập dàn ý cho tất cả các bài văn NLVH:

(cho thân bài)

Gồm 3 phần:

- Giải thích

- Chứng minh

- Bình luận

A, Giải thích:

- Áp dụng kiến thức lý luận văn học vào hình tượng

- Ở nhiều dạng đề vd như người ra đề cho một lời phát biểu của ai đó và nói mình chứng minh thì anh phải giải thích từ cụ thể đến bao quát những từ, những ý trọng tâm trong lời phát biểu đó. Từ đó rút ra bài học hoặc kết luận

B, Chứng minh:

Chứng minh là phần để trả lời cho câu hỏi "Như thế nào?"

Tức là ở phần này mình phải nhặt dẫn chứng và gộp nó lại thành các luận điểm lớn theo yêu cầu đề bài

C, Bình luận: Khái quát ý tưởng lên một tầm cao mới

Có một số cách thông thường để bình:

1, Phản biện: đặt giả thiết cho những ý kiến trái chiều rồi từ đó chứng mình ý kiến trái chiều đó là sai

2, so sánh liên tưởng tới các tác phẩm và tác giả khác

3, khái quát hoá ý lên

4, Từ tác phẩm nói đến tác giả

(đây là dàn ý viết trong nháp, trong bài thi nó là phần thân bài và ko có những chữ "giải thích, chứng minh, bình luận" nhé:x)

Hì. Giờ thì anh đã nắm đc gần hết cách làm bài rồi đấy. Làm đề thôy <:D>. À quên, trước hết đầu tiên anh cứ tập lập dàn ý hoàn chỉnh cho tất cả các đề này. Sau khi đã hiểu thì anh hãy luyện viết thành những bài văn nhé. Nhớ bấm giờ đấy:D

Đề 1: Phân tích bức tranh phố huyện trong buổi chiều tàn của thiên truyện "Hai đứa trẻ"để thấy lòng nhân ái của Thạch Lam

Đề 2: Phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong buổi chiều tà nơi phố huyện khi trời bắt đầu về đêm để làm nổi bật bức tranh hiện thực về phố huyện nghèo và những kiếp người mòn mỏi.

Đề 3: Phân tích hình ảnh đoàn tàu và ý nghĩa biểu tượng của nó

Đề 4: Âm thanh trong tác phẩm "Hai đứa trẻ" cũng là một hình tượng nghệ thuật ẩn chứa nhiều ý vị sâu xa. Bằng những hiểu biết về tác phẩm hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Đề 5: Bóng tối và ánh sáng là những hình tượng nghệ thuật mang theo cách cảm nhận của Thạch Lam về cuộc sống, mang theo cả tấm long rân trọng và nâng niu con người. Hãy bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về diều đó.

Đề 6: Hà Nội trong con mắt Liên.

Đề 7: Phát biểu cảm nhận về nhân vật Liên trong thiên truyện.

Mỗi đề ở đây là một phần phạm vi kiến thức khác nhau ; ko phải bài nào cũng phân tích tràn lan cả tác phẩm, vừa mất thời gian vừa ko có chiều sâu và hệ quả là điểm ko cao^^!

Ck e thử làm đi nhé. :X xong rùi có thể lật ra sau này xem gợi ý cách lập dàn bài nha:D

Đề 1:

A, Giải thích:

- LLVH: Hình tượng nghệ thuật :

+ phản ánh hiện thực khách quan (GT nhận thức)

+ là nơi ký thác tâm tư, tình cảm và cách nhìn của tác giả

- Bức tranh phố huyện cũng là 1 hình tượng nght:

+phản ánh cuộc sống ảm đạm lây lất của những kiếp người nghèo khó lam lũ

+ tấm long nhân đạo của Thạch Lam

- Lòng nhân ái: yêu thương / Khổng Tử

B, Chứng minh

I, hiện thực phố huyện nghèo khi đêm xuống:

1, Cảnh chiều tà:

2, Cảnh chợ tàn:

3, Bóng tối và ánh sáng

4, những kiếp người

II, chờ tàu, tàu đến, đi qua

(trong bài phân tích đã có hết)

C, Bình luận

C1: Phản biện về tấm long nhân đạo của TL khi vẽ nên một bức tranh với gam màu tăm tối như thế?

C2: Bàn về lòng nhân ái của Thạch Lam:

- Mở rộng lòng mình, thoát ly khỏi giai cấp để đến với những cảnh đời, những mảnh đời.

- Đối với những đứa trẻ: niềm thương cảm xót xa cho tương lai chúng

- Với bà cụ Thi điên "sững sờ"=> nỗi âu lo và niềm dự cảm ko chỉ của chị em Liên mà còn của Thạch Lam với tất cả những người dân phố huyện này.

- Tiếng đàn bầu có lẽ đã vang lên trong tâm tưởng Thạch lam ko ít lần để rồi khơi lên một niềm cảm thương với những kiếp người mỏi mòn.

=> ko phải vô tình mà phố huyện nhỏ bé ấy khắc sâu vào tâm thức Liên và Thạch Lam mà bởi vì chính tác giả đã sống với nó bằng cuộc sống máu thịt cho nên dẫu phố huyện có ảm đạm, nghèo khó nhưng tỏng mọi khoảnh khắc rung cảm của nhân vật, hình ảnh quê hương vẫn hiện hữu , day dứt và mãi là niềm trăn trở của con người

*** Thạch lam đến để yêu thương chia sẻ: những biẻu hiện nhỏ nhất trong những chi tiết tầm thường nhất với ngôn từ giản dị nhất, đâu đâu cũng thấm thía, chan chứa tình người.

điều đó lý giải vì sao những câu chuyện của Thạch Lam tưởng như mờ nhạt, hời hợt nhưng vẫn đứng lại với thời gian.

- Chức năng LLVH: GT thẩm mỹ: chất thơ với những thứ hương quê thiêng liêng và tấm long nhân ái

- Quan niệm văn chương của Thạch Lam: "Đối với tôi văn chương ko phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên. Trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực làm cho long người thêm trong sạch và phong phú hơn"

+ Nam Cao: "Văn chương làm cho người gần người hơn"

1 tp mang gt nhân đạo là một tp có giá trị lớn lao.

Đề 2:

Làm tuơng tự đề 1. hình tượng nghệ thuật….v…v…

B, chứng minh: phân tích hết từ đầu nhưng bỏ đoạn xuất hiện đoàn tàu

C, Bình luận: Bình về điểm nhìn trần thuật của tác giả: một cô bé sắp lớn (Tại sao?)

- Một thế giới bí ẩn với những rung cảm lặng thầm

Ngồn ngữ là ngôn ngữ of nội tâm

=> Cái duyên của nhân vật Liên cũng là cái duyên của văn chương Thạch Lam

Đề 3:

A, Giải thích: giống đề 2

B, Chứng minh:

1, Từ xa

2, Đến gần

3, Lao vút vào đêm tối

(ở cả ba phần này luôn đan xen 2 yếu tố bong tối và ánh sáng)

C, Bình luận:

Đoàn tàu: -tương phản: phố huyện-> khát vọng

tương đồng: HN -> khát vọng và cũng là sự đáng thương của những kiếp người nhỏ bé

Đoàn tàu đi qua làm nên những xáo trộn, bừng thức trong tâm hồn người dân phố huyện-> chở khát vọng con người

Đề 4:

A, Giải thích:

- Nhận xét chung về âm thanh trong tác phẩm:

+ Xuất hiện nhiều lần và dày kín

+ Theo trình tự của thời gian và ở mọi khoảnh khắc của thời gian

Là dấu hiệu của thời gian

+ Khi cảm nhận âm thanh, Thạch Lam luôn bắt đầu từ sự nghe lắng của thính giác đến cảm nhận trong tâm hồn

âm thanh như một hình tượng nghệ thuật sống động có đời sống riêng mang những ý nghĩa khác nhau hết sức phong phú

LLVH: Hình tượng nghệ thuật…

B, Chứng minh:

1, Âm thanh của một bức tranh hiện thực ảm đạm nơi phố huyện

a, Tiếng trống thu không

b, Tiếng chõng nan lún xuống

c, Muỗi vo ve

d, đòn gánh kĩu kịt

e, đàn bầu

f, trống cầm canh

g, chó cắn

h, thở dài của chị Tí

i, tiếng nói trong tâm tưởng của Liên

2, Cái đẹp, chất thơ của cuộc sống

- Âm thanh tiếng ếch nhái

- còi đoàn tàu: xa, gần, vụt qua

3, Âm thanh của tiếng nói thầm: = những rung cảm lặng thầm kín đáo trong tâm hồn

- thương cảm

- cảm nhận cái đẹp + khát vọng

C, Bình luận:

C1: Tại sao Thạch Lam có thể khám phá nhiều ý nghĩa hàm ẩn của âm thanh đến thế?

bằng sự nhạy bén, tinh tế của nhà văn sống hết mình và trân trọng sự sống

C2: Âm thanh dường như là ngôn ngữ giao tiếp trong toàn tp

C3: Liên hệ:

- "Từ ngày mẹ chết" – Nam Cao

+ Nghe tiếng búa đóng vào quan tài: " âm thanh nặng nề khô khốc như ám ảnh vào tâm hồn trẻ thơ của Ninh"

+ âm thanh của tiếng búa dỡ nhà "nặng nề chát chúa" cũng ám ảnh vào tâm hồn trẻ thơ ấy hệt như tiếng búa đóng vào quan tài

Âm thanh nghệ thuật: là một thứ ngôn ngữ giao tiếp

đặc biệt, phản ánh hiện thực nông thôn Việt Nam trước CM tháng 8

Đề 5

:

A, Giải thích:

- Nhận xét chung: ánh sáng và bong tối:

+ trở đi/lại nhiều lần trong tác phẩm

+ tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau (ngọn đèn, ánh lửa, cả một đoàn tàu, ánh sáng của HN trong ký ức) (luỹ tre làng im lìm; bong tối len lỏi, và sau đó ngập đầy, thăm thẳm, mênh mang)

+ đôi khi bong tối và ánh sáng đc miêu tả gián tiếp qua âm thanh

+ tồn tại như những chỉnh thể nghệ thuật (có đời sống, ngôn ngữ, ý nghĩa riêng)

- LLVH: hình tượng nghệ thuật…

B, Chứng minh:

1. Bóng tối:

2, Ánh sáng

ở cả 2 phần đều có:

- Đặc điểm( biểu hiện)

- Ý nghĩa

(có trong bài phân tích)

- Nght khắc hoạ 2 hình tượng nght:

+Quan sát kỹ lưỡng và rất tinh tế:

Từ mặt đất -> bầu trời -> miêu tả ánh sáng

Đều miêu tả bong tối và ánh sáng trong quá trình vận động và phát triển

Miêu tả trong mối quan hệ tương phản đối lập để tô đậm, làm nổi bật nhau

C, Bình luận

- Lòng nhân ái của Thạch lam

- Nét đặc trưng của văn chương Thạch Lam

Lưu ý: nếu như ko giới hạn về thời gian thì phải bàn về bong tối và ánh sáng xuyên suốt cả bài

Đề 6:

A, Giải thích:

- HN có đc coi là 1 hình tượng nghệ thuật ko?

+ là hình ảnh với quãng đời đã qua của Liên

+ là niềm hy vọng

ký thác tư tưởng: vẻ đẹp con người và long nhân ái của TL

- LLVH: hình tượng nghệ thuật

B, Chứng minh:

HN xa vời – ko xa lạ

* Ko xa lạ vì:

- HN là quá khứ đẹp lưu giữ nơi sâu thẳm trong tâm hồn Liên => nuối tiếc, hoài niệm

- Ánh sáng, sắc màu, kỷ niệm:

+ Những cốc nước lạnh xanh đỏ

+ Những buổi đi chơi ở bờ hồ

+ Một thế giới ngập tràn ánh sáng

* Xa vời vì: nó là tương lai trong mơ tưởng của Liên

=> qua đoàn tàu: ánh sáng, nhộn nhịp, âm thanh (xa, gần, vụt đi) là những giây phút chứng tỏ 1 ngày đã trôi qua một cách có ý nghĩa

** HN là thế giới của chốn phồn hoa đô hộ, sang trọng

Là "bóng thức kinh kỳ"

HN như một vùng kỷ niệm đẹp đẽ cũng là hành trang trong cs để Liên vượt qua thực tại. HN trong tâm thức Liên như một món ăn tinh thần tiếp thêm sức mạnh…

C, Bình luận:

- Nhân vật của Thạch Lam ko bị chìm đi trong cái bong tối bế tắc đau khổ mà luôn biết khao khát, mơ tưởng, vươn lên bằng ánh sáng và hy vọng về những điều tốt đẹp.

=> VẺ ĐẸP ÁNH SÁNG NƠI TÂM HỒN

- Đặc trưng của văn chương Thạch Lam: hiện thưc+lãng mạn.

Phù, mệt wok:D

Cố lên nha ck e…hwaiting! :-*

Keep moving forward = never give up!

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro