Sync 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Doyoung trở thành sinh viên âm nhạc hoàn toàn là do tình cờ. Dẫu chẳng định dùng đàn làm cần câu cơm, anh cũng đã bất tri bất giác gắn bó với chuyên ngành này tới năm thứ 3. Sau 3 lần kinh qua guồng quay của nhạc viện Hàn Quốc, giờ đây anh lại thấy mình chẳng biết nên làm gì tiếp theo. Làm nhạc công cello ư? Doyoung đã từng cân nhắc nhưng hiềm nỗi bản thân không đủ tài năng. Mở một studio cello thì sao? Anh chẳng đủ tài chính. Anh vừa chẳng có lí tưởng vừa thiếu thành tích. Tất cả những gì anh có chỉ là cái danh sinh viên khoa diễn tấu nhạc cụ dây. Thế nên anh tất nhiên cũng chẳng thể so bì với những du học sinh đã đạt được vô số giải thưởng ngoài kia. Vậy còn làm trái ngành...? Ngoài cello ra, anh chẳng nghĩ mình còn biết làm gì nữa. Còn dàn nhạc giao hưởng thì...

Nói vậy chứ Doyoung vẫn thích đàn cello và chơi cello nói chung. Nhưng diễn tấu cello thì lại là chuyện khác. Chính xác thì anh ghét thứ cảm xúc ập đến khi màn biểu biễn kết thúc. Vậy nên Doyoung không thích lên sân khấu với tư cách 1 nhạc công cello. Bởi lẽ, trình diễn là một vòng lặp bắt đầu bằng việc dốc hết tâm huyết trong khi luyện tập, tỏa sáng trên sân khấu rồi lặp lại.

Những lời ấy là từ một cuộc phỏng vấn với một ca sĩ pop nổi tiếng. Chà, chuyện đó cũng chẳng quan trọng gì. Dẫu sao thì giai đoạn cuối cùng ấy vẫn phải tồn tại thôi. Nhưng sao anh có thể chịu được cảm giác trống rỗng cuối cùng sẽ tồn tại trong lòng đây? Doyoung còn không nhớ lúc ấy mình đang nhai chuối sấy hay Nongshim Banana Kicks nữa. Dẫu vậy, anh vẫn nhớ rõ bản thân đã nghĩ rằng chí ít thì cũng sẽ không bao giờ gia nhập một dàn giao hưởng nơi mình phải đốt cháy tất cả những gì mình có cùng với đam mê của những người khác. Dù sao thì, đó là lí do tại sao dàn nhạc cổ điển cũng không được rồi.

Cái này không thích, cái kia cũng chẳng ưa, tất cả những gì còn lại là một Youtuber quay vlog đời sống sinh viên âm nhạc theo concept lãng tử?...

Bởi ở đời không ai biết trước điều gì mà. Tên kênh là Cello Culture Technology hay CCT. Không, không, gượm đã nào. Gác vụ Youtuber lại đã. Nhưng dường như đó giống như một kiểu CCTV ấy. Nên là, nhạc công cello Doyoung thường được gọi là Cherry Doyoung thì sao? Không, chuyện làm Youtuber cứ tạm gác lại đấy đã. Nhưng mình đã học tới năm thứ ba rồi. Nếu muốn tận dụng lợi thế là sinh viên âm nhạc thì không phải tôi nên bắt đầu càng sớm càng tốt sao? Đức tính cần thiết để trở thành một Youtuber tử tế là...

"Kimdo từ nãy tới giờ cứ hí hoáy viết gì thế?"

"Chịu. Từ lúc công bố lịch thi nhạc thính phòng (1) cậu ta đã như vậy rồi." 

(1) Nhạc thính phòng là nhạc để diễn tấu trong không gian nhỏ để phần biệt với nhạc thính phòng được trình diễn trong không gian lớn. Trong dàn nhạc thính phòng, mỗi nhạc công sẽ đảm nhiệm 1 nhạc cụ (ở dàn giao hưởng là các nhóm nhạc công cùng diễn tấu 1 nhạc cụ). Để diễn tấu nhạc thính phòng tốt cần hiểu được sự cân bằng giữa các giọng, tính cô đọng và sự tinh tế trong biểu cảm thông qua âm thanh.

À đúng rồi. Nhạc thính phòng! Doyoung ngẩng lên khi nghe thấy bạn bè cũng lớp nói về chuyện này. Trong cuốn sổ, dòng chữ "Một giọng nhạc vừa dịu dàng vừa hài hước" đã được viết lên mặt giấy.

"Chúng ta thật sự phải làm nhóm với sinh viên từ các khoa khác à?"

"Thế chắc giáo sư dùng từ đó để lấp đầy khoảng trống trên trang PPT đấy?"

Điều kiện: thành lập một nhóm ít nhất 2 sinh viên từ các khoa khác trong Đại học Nghệ thuật và Âm nhạc (khoa Piano, khoa nhạc cụ hơi, khoa bộ gõ, khoa âm nhạc dân tộc Hàn quốc, v.v.)

Sao tự nhiên lại thế? Doyoung bị sốc. Hiện tại khoa nhạc cụ dây cũng chỉ có từng đó người thôi (2), sao mà có thể nâng quy mô thực tế của nhạc thính phòng lên mức đó được? Rõ ràng là các giảng viên đã đồng lòng vẽ việc cho nhau. Doyoung đã kể nỗi lo lắng này (cùng với thuyết âm mưu) cho những người bạn cùng lớp của mình nhưng ngạc nhiên là chẳng ai để tâm tới. Chẳng ai ghét điều này cả. Không một ai hết.

(2) Cần phải giải thích một chút là nhạc cụ dây bao gồm phần lớn các nhạc cụ dây như violon, cello, violda, etc. Thường thì dàn nhạc thính phòng không chỉ có các nhạc cụ này cho phần giang tấu mà còn cần tới các nhạc cụ như piano hay kèn

"Chà, tớ sẽ hỏi một trong số các thành viên của dàn nhạc giao hưởng."

"Chắc là họ cũng đang trong cảnh ngộ như chúng ta thôi, nhưng nếu họ mà ngại thì sẽ hơi khó đấy."

Chẳng ai đồng cảm với anh cả. Họ cứ như đều là một nhóm người theo Satan giáo đội lốt sinh viên nhạc cụ dây... Lần đầu tiên trong đời anh hối hận đã không tham gia vào câu lạc bộ giao hưởng như những người khác. Chính xác là Doyoung đã làm gì trong khi những người khác đều đang hưởng thụ trạng thái okela ấy vậy?

Trước hết thì nếu phải chỉ ra đặc điểm của đại học ở thành thị thì đó là hệ thống mỗi người tham gia một câu lạc bộ. Doyoung thực sự chẳng hứng thú gì với việc đó, nhưng sinh viên không tham gia câu lạc bộ nào sẽ tự động được phân vào câu lạc bộ của khoa. Nhắc tới câu lạc bộ của khoa làm Doyoung nhớ tới hóa thạch mà anh đã gặp ở buổi gặp mặt tân sinh viên. Gã đó bảo anh rằng không cần phải uống vì cả nể đâu. Thế mà rồi lại đưa cốc cho anh và thì thầm rằng: "Anh rót cho chú tràn cả ra thế này mà chú không cạn là chú không phải rồi" Biết rồi khổ lắm, lại ép uống rồi đây này, hiểu mà. Doyoung đã lường trước đời sinh viên cực khổ phía trước, nhưng đó chính là lúc hiện thực tàn nhẫn ập tới. Dù sao thì anh cũng chẳng thể nào tham gia một câu lạc bộ khoa có hóa thạch bọ ba thùy từ tên cho tới chức vụ.

* Có thể bạn đã biết: hóa thạch bọ ba thùy trông như thế này:

(Nguồn: Báo Đại Đoàn Kết)

Vậy thì anh nên làm gì bây giờ? Lúc đó, Doyoung mới chỉ vừa trở thành người lớn và vẫn còn nhiều điều muốn thử. Anh chẳng bao giờ muốn phí phạm thời gian vào mấy câu lạc bộ. Rồi anh nảy ra ý tưởng rằng bản thân nên tham gia một câu lạc bộ đông thành viên. Vào đó chẳng khác gì sự tồn tại của kĩ thuật hồi sức tim phổi cả (ý Doyoung là nếu vào câu lạc bộ như thế thì chỉ tới lúc nguy cấp thực sự mọi người mới nhớ tới ảnh mà cũng không hữu ích lắm, giống như kĩ thuật hồi sức tim phổi phải tới lúc nguy cấp mới nhớ ra nhưng mà thường là cũng không hữu ích lắm ấy). Một nơi như vậy chẳng thể nào tổ chức những buổi diễn lớn được. Nếu sự lười nhác hằn rõ trên khuôn mặt chủ nhiệm câu lạc bộ thì còn tốt hơn. Dù sao thì tham gia câu lạc bộ thời đại học cũng chẳng dễ chịu gì. Cũng một thời gian rồi anh chẳng tới đó nên cũng không biết mọi việc dạo này thế nào rồi.

Kể ra thì dài như vậy nhưng tóm lại thì Doyoung chẳng có người bạn nào khác cả.

 "Chỉ là thời gian dự kiến thôi, nếu cậu muốn cùng tớ tham gia buổi diễn tấu nhạc thính phòng này~ Tớ chơi cello ấy~ Tớ viết được tới đây rồi"

 "À nhưng nếu mà định làm thế thì hi vọng năng lực của cậu cũng tương đồng... Chỉ nhìn thời khóa biểu dự kiến thì hơi khó..."

"À há"

"Nếu tính tình mà cũng hợp nhau thì tốt quá... Dù sao đây cũng là duyên phận..." 

"Ừm."  

"Chuẩn ..."

"Ước muốn thì vô tận mà anh."

Jungwoo, người đã bỏ cuộc với việc tham vấn cho Doyoung, tiếp tục nhai cơm. Doyoung đang chuẩn bị nói thêm rằng nếu anh chơi sáo hoặc kèn clarinet thì sẽ tốt hơn nhưng rồi lại bỏ cuộc và bỏ miếng thịt cốt lết vào miệng. Điều duy nhất mà ngôi trường quỷ tha ma bắt này cho anh được để đổi lấy kiến thức học thuật là thịt lợn cốt lết.

 "Nay anh muốn đi ăn nướng ba món với anh Taeyong không?"

 "Ôi thôi chết. Anh muốn đi lắm nhưng mà còn buổi diễn harpsichord (3) định kì của dàn nhạc Wiebke(4) nữa."

(3) Harpsichord là một loại nhạc cụ bộ dây phím cổ tương tự như piano, chơi bằng cách nhấn các phím trên một bàn phím. Khi một phím được nhấn, một cái búa nhỏ sẽ đập vào dây tương ứng và phát ra âm thanh

(4) Wiebke Weidanze là giáo sư harpsichord tại nhạc viện Nuremberg và một trong những nhạc công hàng đầu của dòng nhạc thính phòng.

 "Thật ạ? Thế thì đúng là không còn cách nào khác rồi nhỉ?."

 "Đừng có nói thế chứ. Lần sau có thời gian cùng đi ăn đi, mà nhớ tới xem anh diễn tấu hôm nay đấy nhé."

"Lần này bọn anh có vài đứa năm nhất được lắm, cũng có nhiều người tài chuyển tới từ những câu lạc bộ khác nữa."

"Ồ, anh quên mất. Em nghe bảo là mấy người đó thực sự có tài đấy. Vibrato trong dàn nhạc thì là đỉnh nhất trong số các Okedong của các trường đại học nội thành mà. Đã lâu rồi em chưa nghe nhạc cổ điển rồi. Chữa lành cuộc sống hằng ngày~ Và nghe tiếng đàn viola~ Nhỉ? Nhỉ?? Nhỉ??? Viola của anh ấy. Nhỉ?????"

"Em chỉ cần ăn mà không da thôi mà, nên sao mà phải làm tới thế cơ chứ?"

Doyoung cố đáp lời một cách hài hước, nhưng nghe những lời ấy, anh cảm thấy dường như mình muốn tới xem. Bản thân anh không muốn đổ mồ hôi nước mắt vào dàn giao hưởng nhưng anh thích bản thân màn diễn tấu. Sự hòa hợp và hoành tráng được tạo ra bởi từng ấy nhạc cụ sẽ chẳng thể nào thay thế được bởi bất cứ thứ gì khác. Kim Doyoung, người bị những lời tưởng chừng như một band nhạc diễn live hơn là một buổi hard sell của Kim Jungwoo lung lạc, cuối cùng cũng mở miệng. Em bao nhiêu tuổi rồi?

 Đó là lí do tại sao anh lại tới Khán Phòng 2 lúc 7 giờ tối vào tối cao điểm. Giờ anh không thể quay đầu về nhà để cuộn người trong chăn và bật Netflix lên nữa. Doyoung thở dài và rút lấy cuốn giới thiệu trên bàn. Khán phòng Yuchae là khán phòng lớn thứ hai trong trường. Wiebke là dàn nhạc vibrato có lịch sử lâu đời nhất trong số các dàn nhạc trong thành phố. Có lẽ đó là lí do vì sao dù chỉ là một câu lạc bộ của sinh viên thì khách từ ngoài vào vẫn thường lấp kín hầu hết các chỗ ngồi trong buổi diễn tấu. Trong ngành cũng có kha khá nhạc công diễn tấu nổi tiếng xuất thân từ dàn nhạc này, nên nhiều người tới đây để chứng kiến khởi đầu của thế hệ mới. Vì Doyoung mải đấu tranh xem có nên tới đây hay không nên có bị delay một chút nhưng khi đã tới đây rồi, anh cho rằng quyết định tới đây là hoàn toàn xứng đáng.

 Giai điệu quen thuộc và tiếng cymbal va mạnh vào nhau vang vọng khắp khán phòng. Có vẻ như concert đã bắt đầu. Chắc là mình đã lỡ mất Dvorak rồi. (A. Dvorak, Symphony no.9 'from the New World'.) Đó là một trong những bản nhạc cổ diển nổi tiếng nhất với công chúng. Tuy nhiên, bởi đây là một bản nhạc thường được diễn tấu, nó cũng phân loại năng lực nhạc công rất tốt.

 Wiebke luôn bao gồm bản này trong chương trình diễn tấu này tới nỗi cả những người không quen thuộc với nhạc cổ điển cũng phải biết ít nhất vài nốt. Người ta có thể cho rằng dàn nhạc làm vậy là để thu hút sự chú ý của công chúng nhưng sẽ nhận ra ngay khi cây gậy chỉ huy được vung lên. Sự tự tin khiến chuyện họ có bị so sánh hay không cũng chẳng còn quan trọng nữa. Sự hòa hợp độc nhất của dàn nhạc được tạo ra bởi hòa trộn đa dạng các nhạc cụ trong cùng một bản nhạc. Doyoung tự hỏi không biết khung cảnh ngoạn mục nào có thể được tạo ra ở một dàn nhạc sinh viên nơi mà hầu hết các thành viên tham gia vì sở thích thay thay vì một dàn nhạc chuyên nghiệp. Nơi này chỉ trở thành một đốm sáng nhỏ dẫn lối cho sinh viên chuyên ngành âm nhạc tham gia vào dàn nhạc giao hưởng.

 Tới khi anh vào bên trong khán phòng và tìm được chỗ ngồi phù hợp, bản nhạc mới đã được xướng lên. Trên sân khấu đang chơi khúc Mùa đông trong bản Four Seasons of Buenos Aires 'Invierno Porteno' (tạm dịch: bốn mùa của Buenos Aires, A. Piazzola). Ánh mắt Doyoung chầm chậm quét qua sân khấu và dừng lại ở một nơi. Đó là khuôn mặt quen thuộc của một nhạc công solo violon ngồi ngay cạnh nhạc trưởng. Đó là Yoon Se-eun, một người bạn học của anh ở khoa nhạc cụ dây.

 Se-eun là một nhạc công violin được trời phú cho tài năng và đã đạt nhiều giải ở cả quốc nội và quốc tế. Cậu ta có kĩ thuật tốt và rõ ràng là thể hiện kĩ thuật sử dụng thanh vĩ để nắm bắt nhịp điệu đưa đẩy của bốn mùa. Khác với Vivaldi, bản Four Seasons này đầy đam mê phối hợp nhạc cổ điển với jazz và thêm cả tango. Tiếng vĩ cầm của Se-eun đã mang tới bầu không khí độc đó, nguyên sơ và bùng nổ của bốn mùa. Nhờ vậy mà anh hoàn toàn không cảm nhận được sực thiếu vắng bandoneon (một nhạc cụ thường được sử dụng trong âm nhạc tango). Âm thanh từng được đánh giá là hơi mỏng nhưng sau khi nghe trực tiếp trong khán phòng, anh cho là không phải như vậy. Bởi cậu ta là kiểu người cực kì trọng kĩ thuật. Dù các giáo sư có ý kiến khác nhau về cậu ta, cậu ta vẫn luôn diễn tấu ở tầm ngoạn mục và không chứa bất kì yếu tố không cần thiết nào. Tiếng vĩ cầm xứng đáng được ngợi khen thật nhiều, và một tràng pháo tay nổ ra. Se-eun nhắm mắt và mỉm cười.

 Se-eun quay trở lại chỗ ngồi ở hàng violin đầu tiên, và một người cậu trai đẹp tới ngỡ ngàng bước ra từ vị trí của hàng kèn đồng phía sau. Người ấy nắm chặt trong tay chiếc kèn trumpet. Solo kèn trumpet à? Doyoung giơ cuốn chương trình lên. Là bản Concert ở âm đô trưởng cho Trumpet của E. Morales. Doyoung không thực sự thích âm thanh mạnh mẽ của các nhạc cụ bằng đồng nên không thường nghe các bản concerto dành cho nhạc cụ đồng lắm. Dù vậy, đây vẫn là lần đầu tiên anh xem, không phải bản này, mà là nhà soạn nhạc. Được soạn ra vào năm 2006, bản nhạc này là thứ âm nhạc đương đại hoàn hảo. Dù là một trong những bản được chọn cho một cuộc thi quốc tế, chỉ mới khoảng 3 năm kể từ lần đầu tiên nó được trình diễn ở Hàn Quốc. Giờ có phải lúc phù hợp để diễn tấu bản nhạc này không? Doyoung, người đã đọc qua hết những chú giải bổ sung, nhìn cậu trai kia thêm lần nữa.

Buổi công diễn đầu tiên. Chẳng ai chào đón thử thách và những màn diễn tấu khó nhằn, nhưng kiểu gì cũng phải có ai đó đi tiên phong thôi. Doyoung còn không động tới những bản mới được trình diễn không lâu, kể cả khi luyện tập sương sương chứ đừng nói tới diễn tấu. Anh thậm chí không tưởng tượng được cậu trai kia phải lo lắng tới mức nào. Cậu ta đã tìm xem màn diễn tấu của người khác biết bao lần rồi? Không, phải là cậu ta có thể tìm được bao nhiêu màn diễn tấu mới phải? Cậu có lo lắng liệu chơi theo cách này có đúng không hay diễn giải theo cách kia có phù hợp không? Anh đoán mình chỉ thuần túy là không muốn chơi những bản nổi tiếng và được đại chúng ưa chuộng như bản Concerto cho kèn Trumpet của Haydn (J. Haydn, Trumpet Concerto, khúc thứ 3), nơi mà anh chẳng thể biết khi nào dàn nhạc sẽ tiếp tục chơi. Mà kể cả có biết thì cũng chẳng có gì đảm bảo được nghệ sĩ độc tấu lần đó cũng là mình. Anh không dám chắc liệu mình có muốn trình diễn một bản nhạc như vậy, trên một sân khấu độc tấu mà anh còn không dám chắc mình sẽ có cơ hội tái diễn, hay không.

Cây gậy baton của người chỉ huy được nâng lên. Chẳng mấy chỗ, từng nốt âm ngọt ngào của dàn giang tấu vang vọng khắp khán phòng. Chiếc kèn trumpet được nâng đỡ bởi đôi tay vững chãi. Cậu trai kia hít một hơi sâu. Đôi môi người ấy hé mở vừa đủ để chỉ một luồng hơi đi qua, đưa lại gần ống ngậm.  

 Hít sâu, nhả hơi.

 Ngay khi đoạn độc tấu trumpet được thêm vào đoạn nhạc, Doyoung vô thức thả người tựa vào lưng ghế. Đây là lần đầu tiên anh nghe thấy một tiếng trumpet lãng mạn như vậy, như thể một âm điệu từ sâu bên trong một cảnh phim lãng mạn. Đôi lúc, những giai điệu phong cách jazz được thêm vào giai điệu du dương. Lúc khác, điệu nhạc nên thơ với cảm giác lãng mạn trước đó được tiếp túc. Cao trào của hồi, trên nền các âm điệu bass và cello, là tuyệt nhất. Giai điệu phong phú và đầy màu sắc khiến cho thần kinh anh nhạy cảm hơn. Dường như tất cả những xúc cảm mà cậu trai kia đang trải qua đã được truyền tải tới anh. Anh nối bước tiếng trumpet, chỉ sợ sẽ mất dấu. Dù đã cố để mắt tới cả những nhạc cụ khác nữa nhưng ánh mắt anh vẫn chẳng thể rời khỏi vị trí kia. Phải chăng độc tấu chính là như thế, dẫn dắt bất cứ ai đang lắng tai nghe về phía mình? Cứ mãi nghe những thanh âm độc nhất ắt sẽ sinh nhàm chán, nhưng tiếng trumpet của cậu trai nọ càng lúc càng trở nên mới mẻ hơn.

 Âm nhạc sớm kết thúc bằng một đoạn decrescendo (âm lượng nhỏ dần) và một đoạn lit (tốc độ giảm dần). Tiếng vỗ tay như sấm dậy. Doyoung vốn đang ngồi nhìn vô hồn về sân khấu mà quên cả vỗ tay, đột nhiên run rẩy và nhanh chóng mở quyển giới thiệu chương trình. Anh muốn tìm tên một người mình đã không thấy lúc đọc mô tả bản nhạc.

 Jung Jaehyun.

 Cái tên ấy lần nữa lọt vào mắt Doyoung. Phải tới khi Jaehyun trở về chỗ ngồi và tất cả các nhạc công cùng đứng lên đáp lễ những tràng vỗ tay Doyoung mới thả lỏng bàn tay đang vô thức nắm chặt vì căng thẳng. Chà, nhìn tay đổ cả mồ hôi này. Doyoung thầm nghĩ trong lúc nắm chặt rồi lại thả ra đôi tay ướt mồ hôi của mình. 

Mình muốn làm nhạc cùng Jeong Jaehyun.

------

Xin chào mọi người. Tiệm bánh cá đã (tạm) mở cửa trở lại và lợi hại (?) hơn xưa sau 4 tháng tạm nghỉ để tập trung cho cuộc sống cá nhân của chủ tiệm. Trước hết, tôi xin cảm ơn chị Et Cetera (em xin lỗi nếu viết sai tên chị) đã rec fic này và Cô Đào, admin page Trại thỏ trồng đào, đã dắt tôi vào con đường tìm fic trên Posttype. Cũng cảm ơn mọi người vì dù tôi sủi tận 4 tháng nhưng cũng không ai giục hay tìm tôi hỏi tội cả=)))) Tôi sẽ cố gắng update với tiến độ  1 chap/ tháng vì fic này khá dài và khó với tôi. Trong các khoảng nghỉ giữa, tôi định sẽ dịch và update 1 fic khác của Jaedo. Mọi người thấy sao thì hãy cmt cho tôi biết với (tôi rất hay lười nên pls hãy cmt cho tôi xin 1 tí động lực nhé). Nếu có lỗi (mà chắc chắn là sẽ có) thì cũng cmt cho tôi bt với nhé. 

Góc fun fact:

-  ai mới học các loại đàn dây cũng ít nhất 1 lần nhầm viola và violon, bass violin và cello. 2 loại đầu khác hẳn nhau, và 2 loại sau thì có dây mơ rễ má nhưng vẫn khác nhau nhé.

- Ngoài bản Dvorak được nhắc tới trong chap này, nếu bạn đang học và cần tỉnh người, tôi rcm  bản Tứ tấu đàn dây số 8 (String Quartet No.8 in C Minor) của Shostakovich (nghe mà tim đập chân run theo luôn) và 1812 Overture  của Tchaikovsky (nếu bạn nghe tiếng pháo nổ ầm ầm bên tai mà vẫn mệt thì tôi khuyên bạn nên đi ngủ luôn) 

Dù up fic này vào giữa đêm, vẫn mong mọi người sẽ không thức khyua mà dành tới mai rồi hẵng đọc. 






Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro